Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhà cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

30 thg 1, 2024

Biệt thự cổ Hà Nội thu hút người yêu thích văn hoá đến tham quan

Ngày thứ hai mở cửa, căn biệt thự số 49 Trần Hưng Đạo thu hút người yêu thích văn hoá đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử, kiến trúc cổ.


Chiều 27/1, theo ghi nhận của phóng viên, khách đến tham quan căn biệt thự cổ số 49 Trần Hưng Đạo bắt đầu đông từ 16h. Tuy nhiên, lượng khách không lớn, trung bình chưa đến 20 người tham quan bên trong biệt thự một lúc.

Đây là biệt thự Pháp đầu tiên của Hà Nội được trùng tu bài bản, kỳ vọng trở thành trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ. Công trình có tổng diện tích 993 m², trong đó có 400 m² mặt sàn, còn lại là thảm cỏ, lối đi.

Hiện tại, khách đến tham quan biệt thự không phải mua vé. Tuy nhiên, nhiều người phàn nàn việc không có bãi đỗ xe, phải để trên vỉa hè, dưới lòng đường.

17 thg 10, 2023

Bên trong ngôi nhà cổ 130 tuổi đặc biệt nhất Hà Nội

Nằm lặng lẽ trên một con phố cổ tấp nập người qua lại, ngôi nhà số 87 Mã Mây (Hà Nội) từ lâu vẫn là điểm tham quan, trải nghiệm được nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế ưa thích tham quan và tìm hiểu lịch sử.

Nằm lọt thỏm giữa phố Mã Mây (Hà Nội) nhộn nhịp, nhà cổ số 87 gây bất ngờ với du khách bởi những giá trị lịch sử còn lưu lại. Ngôi nhà này được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX trên tổng diện tích đất 157,6 m², dài hơn 28 m, mặt tiền 5 m.

2 thg 10, 2023

Ngôi nhà cổ độc nhất vô nhị, tổng thống muốn mua cũng không bán

Ông Nguyễn Đình Hoàn, chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất xứ Quảng cho biết: Ngôi nhà của mình đã ở bốn thế hệ, trước đây ông Ngô Đình Diệm đích thân đến mua nhưng gia đình không bán.

Ba lần mua không được

Tìm về làng cổ Lộc Yên, thôn 4, xã Tiên Cảnh (Tiên Phước, Quảng Nam) hỏi nhà ông Nguyễn Đình Hoàn, chủ nhân ngôi nhà cổ đẹp nhất xứ Quảng. Ngôi nhà này được nhiều nhà nghiên cứu và giới sưu tầm khẳng định là độc nhất vô nhị về kiến trúc, họa tiết.

Từ đầu làng một người dân bảo: “Các chú định mua nhà ạ! Vào ngắm thì được, chứ bỏ cả gánh vàng ông cũng không bán mô”. Người này nói tiếp: “Trong chế độ cũ, ông Ngô Đình Diệm đích thân đến mua nhà nhưng ba của ông Hoàn cũng không bán. Sau này lên tổng thống, ông Diệm nhiều lần nhờ người mua nhưng cũng không được”.

15 thg 8, 2023

Những ngôi nhà cổ ở làng Lộc Yên

Một trong số 8 ngôi nhà cổ còn lại của làng Lộc Yên. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Làng Lộc Yên tọa lạc trong một thung lũng đẹp ở vùng trung du thuộc xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây hiện còn lưu giữ được 8 ngôi nhà cổ có niên đại từ 100 đến 150 năm trở lên. Nhà được làm chủ yếu bằng gỗ mít, loại cây ăn trái có nhiều ở địa phương, thiết kế theo kiểu nhà ba gian hai chái truyền thống của người Quảng Nam. Trải qua thời gian những ngôi nhà cổ ở Lộc Yên vẫn được bảo tồn nguyên vẹn mang vẻ đẹp của thời gian và dấu ấn văn hóa của người xứ Quảng, tạo thành điểm đến ưa thích của du khách gần xa. Tháng 9/2019, Lộc Yên được xếp hạng di tích quốc gia và là một trong 4 làng cổ đẹp nhất Việt Nam.

Lộc Yên là vùng đất "sinh sau đẻ muộn" trong tiến trình di cư mở cõi về phương Nam của chúa Nguyễn. Làng Lộc Yên được hình thành vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18 khi các dòng họ từ vùng Thanh Nghệ theo chân chúa Nguyễn vào mở đất dựng làng ở các vùng đồng bằng ven biển miền Trung rồi từ đó có nhu cầu khai hoang mở rộng địa bàn cư trú về phía Tây xứ Quảng Nam mà thành.

4 thg 6, 2023

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở xã Đại Đồng (Thanh Chương) không chỉ là di tích lịch sử, nơi thờ tự linh thiêng, mà còn là một công trình nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Nhà thờ họ Nguyễn Như ở làng Đại Định, xã Đại Đồng khởi dựng từ thế kỷ XVII, đến thế kỷ XIX được con cháu xây dựng lại với 2 tòa bái đường và hậu cung. Sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo, nhà thờ vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Hiện bên trái nhà thờ còn có nhà tưởng niệm Bà mẹ Việt Nam anh hùng Phan Thị Sửu và liệt sĩ Nguyễn Như Dần. Ảnh: Huy Thư

11 thg 4, 2023

Khám phá ngôi nhà Tây độc đáo gần trăm tuổi trên đỉnh đồi


Sau gần 1 thế kỷ tồn tại, ngôi nhà Tây trên đỉnh đồi ở xã Thanh Liên (Thanh Chương) đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, sự an toàn của người dân.

3 thg 3, 2023

Bình yên nơi nhà cổ hơn 200 năm tuổi ở Đà thành

Ngôi nhà cổ có tuổi đời hơn 200 năm dù nằm ở vùng ngoại ô, cách trung tâm TP.Đà Nẵng gần 20 km nhưng du khách vẫn tìm về để đắm mình trong không gian cổ kính, bình yên.

Nhà cổ mang tên là Tích Thiện Đường, nằm nép mình thơ mộng bên bờ sông Túy Loan (tại thôn Thái Lai, xã Hòa Nhơn, H.Hòa Vang, TP. Đà Nẵng). Từ lâu, Tích Thiện Đường trở thành điểm tham quan, hấp dẫn du khách đam mê vẻ đẹp cổ xưa cũng như nét bình yên ở thôn quê.

Cổng vào Tích Thiện Đường.  Ảnh: Hữu Tú

18 thg 9, 2022

Nhà đốc phủ Hải ở Gò Công

Tại ngôi nhà ngày nay được biết đến với tên gọi nhà Đốc Phủ Hải, bà Trần Thị Sanh đã gặp Trương Định - vị thủ lĩnh chống Pháp lỗi lạc...

Tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, nhà Đốc Phủ Hải được coi là dinh thự cổ tráng lệ và nổi tiếng bậc nhất tỉnh Tiền Giang. Phía sau công trình này là một câu chuyện lịch sử đặc biệt mà không phải ai củng biết đến.

1 thg 8, 2022

Khám phá nghệ thuật kiến trúc điêu khắc nhà thờ họ hàng trăm năm tuổi

Nhà thờ họ Bùi đại tôn ở xã Thanh Yên (Thanh Chương) không chỉ là di tích lịch sử quan trọng, mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc.

Được biết họ Bùi làng Xuân Bảng là một dòng họ nổi tiếng đất Thanh Yên, đã trải qua gần 400 năm tồn tại phát triển với 17 đời, phát triển thành 3 chi, 4 nhánh và nhiều phái nhỏ. Đây là dòng họ có truyền thống khoa bảng, nhiều người đậu đạt. Nhà thờ đại tôn họ Bùi được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII, hiện nay có 3 công trình chính là nghi môn, hạ đường và thượng đường.

23 thg 2, 2022

Ngôi nhà hơn 300 năm tuổi của người Nùng ở Xín Mần

Ngôi nhà cổ to lớn, bề thế, tuổi đời hơn 300 năm tại xã Nàn Ma có vóc dáng khác lạ so với căn nhà nhỏ, giản dị thường thấy của người Nùng ở Xín Mần (Hà Giang). Hơn thế, nhịp sống đậm chất văn hóa truyền thống ở nơi đây đem đến rất nhiều cảm xúc cho những người đến được nơi này.

Nằm cách trung tâm xã Nàn Ma khoảng 3km, ngôi nhà cổ bề thế này được xây theo kiểu nhà “pháo đài”. Lưng dựa vào núi, mặt ngôi nhà hướng về phía Nam nhìn ra thung lũng nơi có những thửa ruộng bậc thang uốn lượn. Nhà có vàng sẫm là màu thời gian của những bức tường trình đất lâu đời. Nét đẹp nguyên sơ, mộc mạc từ vật liệu xây dựng truyền thống của bà con dân tộc ở vùng cao tô điểm cho ngôi nhà thêm phần ấn tượng.

Toàn cảnh ngôi nhà nhìn từ trên cao.

10 thg 2, 2022

Ngôi nhà 140 tuổi của ông hội đồng giàu nức tiếng Cà Mau xưa

Được xây dựng cách đây khoảng 140 năm, ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh ở TP Cà Mau (Cà Mau) vẫn còn gần như nguyên vẹn kiến trúc.

Đặc biệt, khi bước vào trong ngôi nhà du khách cảm thấy rất mát mẻ.

Ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh được xây dựng hơn 1 thế kỷ nằm nép bên bờ kênh Xáng ở ấp 2, xã Tắc Vân.

Ngôi nhà của hội đồng Lâm Canh tọa lạc tại ấp 2, xã Tắc Vân, TP Cà Mau. Dù đã có đôi phần xuống cấp nhưng ngôi nhà vẫn giữ được kết cấu chính, với kiến trúc mang đậm dấu ấn người Hoa. Nhà đang được cháu, chắt của ông Lâm Canh trông coi.

3 thg 12, 2021

Bên trong những ngôi nhà cổ hơn 300 năm ở Nghệ An


Nhiều vùng quê ở Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi. Những ngôi nhà cổ nép mình sau lũy tre là chốn đi về của biết bao thế hệ.

28 thg 5, 2021

Bí ẩn nhà cổ ở Há Súng

Khi nói về các kiệt tác kiến trúc nổi tiếng tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) du khách thường nghĩ tới Dinh thự vua Mèo hay dãy Phố cổ Đồng Văn và Phố Cáo. Nhưng căn nhà cổ của dòng họ Vừ ở thôn Há Súng, xã Lũng Táo là cái tên được dân đam mê du lịch, yêu khám phá nhắc tới nhiều nhất bởi còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

Thôn Há Sùng nằm khuất nẻo sau một dãy núi cách đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc không xa. Từ Dinh thự vua Mèo, đi theo đường lên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú khoảng 4km thì rẻ phải, đi tiếp khoảng 1,5km trên con đường nhỏ trải bê tông vòng vèo, dốc đứng là đến được Há Súng.

Căn nhà cổ bề thế của dòng họ Vừ được dựng trên một gò đất hình mai rùa giữa bốn bề núi đá. Cửa hướng nhìn thẳng ra một võng núi hình mắt ngựa. Theo quan niệm truyền thống của người Mông, khu đất ấy rất đắc địa để dựng nhà.Trước nhà là một dãy bậc đá dài dẫn thẳng lên cửa chính. Đứng trước căn nhà cổ, ai cũng sẽ trầm trồ trước công trình kiến trúc đồ sộ, khác biệt với tất cả các căn nhà khác trong vùng. Bức tường mặt trước, phần dưới xây bằng những tảng đá lớn được gọt đẽo kỹ càng. Phần trên đá là tường trình đất dày. Chính giữa có cửa chính trang trí cầu kỳ, trên cao hai bên là hai cửa sổ nhỏ. Bức tường này là phần nhô cao nhất, như một lá chắn vững chắc bảo vệ cho toàn bộ căn nhà.

17 thg 5, 2021

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ – Ngôi nhà cổ đẹp nhất Trà Vinh

Nhà cổ Cầu Kè hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Kỳ tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm trong danh sách những ngôi dinh thự đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Du lịch Trà Vinh, đến thăm nhà cổ Cầu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khắc, hội họa tuyệt mỹ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ 20.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ

Nhà cổ ông Kiệt – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Tiền Giang

Làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang lâu nay vốn nổi tiếng bởi có hàng chục căn nhà cổ trên trăm năm tuổi với lối kiến trúc độc đáo. Trong số này, căn nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt ở ấp Phú Hòa là đẹp nhất được mệnh danh là “Cửu đại mỹ gia” của Việt Nam.

Ngôi nhà cổ ông Kiệt tọa lạc ở số 22 tổ 1, ấp Phú Hoà ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái xanh mát.

14 thg 2, 2021

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ – Ngôi nhà cổ đẹp nhất Trà Vinh

Nhà cổ Cầu Kè hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Kỳ tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm trong danh sách những ngôi dinh thự đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Du lịch Trà Vinh, đến thăm nhà cổ Cầu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khắc, hội họa tuyệt mỹ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ 20.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ

8 thg 1, 2021

Người Trường Lưu giữ gìn nhà cổ!

Trầm lặng giữa vùng văn hóa Trường Lưu, nhiều ngôi nhà cổ ở xã Kim Song Trường (Can Lộc - Hà Tĩnh) vẫn được mỗi thế hệ người dân gìn giữ, trân trọng như những báu vật vô giá...

Ngôi nhà hơn 300 tuổi của gia đình ông Nguyễn Huy Thản đã được thay mái ngói

Trong quần thể rất nhiều những dấu vết cổ xưa còn hiện hữu ở thôn Xuân Phượng, nhiều người dân đặc biệt ấn tượng với ngôi nhà cổ hơn 300 năm tuổi của ông Nguyễn Huy Thản - một trong những ngôi nhà có độ luổi lâu đời nhất nằm trong khuôn viên vườn hoa cụ Thám (Thám hoa Nguyễn Huy Oánh).

7 thg 1, 2021

Nhà cổ trăm tuổi giống dinh Vua Mèo

Diện mạo khá tương đồng với Dinh thự vua Mèo, ngôi nhà cổ Há Súng đang gây hiếu kỳ về giá trị kiến trúc và nguồn gốc lịch sử.

Cách ngã ba Sà Phìn (Đồng Văn, Hà Giang) chưa đến 3 km, ngôi nhà cổ thuộc thôn Há Súng khuất sau một thung lũng đá tai mèo của xã Lũng Táo. Với diện mạo khá tương đồng với Dinh thự vua Mèo nổi tiếng, ngôi nhà đang thu hút nhiều chú ý bởi giá trị kiến trúc đặc sắc và những dấu hỏi về nguồn gốc, lịch sử của nó.
Thôn Há Súng cách Dinh thự vua Mèo Vương Chính Đức chỉ 3 km, từ ngã ba Sà Phìn đi lên hướng cột cờ Lũng Cú. Nếu không chú ý, du khách sẽ rất khó vào được thung lũng này.

14 thg 9, 2020

Bảo tồn ngôi nhà cổ của cụ Nghè Tân

Ngay giữa lòng TP Hải Dương hiện còn ngôi nhà của cụ Nghè Tân. Đây là căn nhà duy nhất của quan lại thời phong kiến còn sót lại và đang được các thế hệ làm bảo tàng Hải Dương gìn giữ. 

Chính diện ngôi nhà cổ của cụ Nghè Tân 

Ngôi nhà độc nhất

Về sự xuất hiện của ngôi nhà này, qua một số khảo cứu và hội thảo, nhiều đánh giá của các nhà sử học đều nghiêng về giả thuyết: do tài đức của mình nên cụ được vua ban tiền làm nhà. Vì chán cảnh quan trường, cụ đã bán nhà cho một viên quan ở huyện Gia Lộc để lấy tiền công đức, phục dựng miếu làng Thượng Cốc, rồi bỏ đi ngao du.

Ngôi nhà 5 gian được làm bằng gỗ đinh, gỗ lim đã được phục dựng và trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh gần 30 năm qua thể hiện tâm huyết của các thế hệ cán bộ bảo tàng. Đây là một di sản quý không phải nơi nào cũng gìn giữ được. Đặc biệt hơn đó còn là ngôi nhà của quan lại phong kiến duy nhất còn giữ lại được ở Hải Dương.

Để phát hiện, gìn giữ và mang về phục dựng ngôi nhà ở Bảo tàng tỉnh là một cố gắng rất lớn của những cán bộ bảo tàng. Khi phát hiện ngôi nhà của cụ Nghè Tân, ông Tăng Bá Hoành đang là Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Cách đây gần 30 năm, khi có kế hoạch phục dựng các gian nhà của tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu, ông cùng đồng nghiệp đã chắp nối nhiều thông tin và đã phát hiện ra ngôi nhà cổ ở thôn Phúc Mại, xã Gia Tân (Gia Lộc). Qua một số thông tin chắp vá của chủ nhà và các cứ liệu lịch sử, các cán bộ bảo tàng khẳng định ngôi nhà gắn liền với chủ nhân đầu tiên của nó, đó là cụ Nghè Tân. 

23 thg 7, 2020

Ấn tượng ngôi nhà hơn 100 tuổi ở Phương Hòa

Ẩn mình trong khu vườn rộng gần 15.000 m2 dưới tán nhiều cây cổ thụ tại đường Mai Xuân Thưởng (phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum), ngôi nhà sàn bằng gỗ của gia đình cụ Nguyễn Thượng (1866 – 1962) mang vẻ đẹp cuốn hút đến khó tả đối với những người lần đầu đặt chân tới đây. Ngôi nhà đến nay đã hơn 100 năm tuổi và là công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp giữa kiến trúc nhà ở của người Pháp, người Bình Định và người Ba Na.

“Nếu yêu thích sự hoài cổ, thích hòa mình trong không gian xanh tĩnh lặng và đặc biệt muốn tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của làng Phương Hòa thì ngôi nhà cổ của gia đình cụ Nguyễn Thượng là một địa điểm lý tưởng”, anh bạn công tác bên Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã giới thiệu với tôi như vậy trong một lần trò chuyện về lịch sử của những ngôi làng bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa.

Từ lời giới thiệu đó, tôi tìm về thôn Phương Hòa để được ngắm ngôi nhà cổ ấy. Được biết, ở thôn Phương Hòa, đây là ngôi nhà có tuổi đời hơn 100 năm duy nhất được bảo tồn và gìn giữ cho đến thời điểm hiện tại. Gặp anh Vũ Hữu Đức - người đang trông coi ngôi nhà và cũng là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thượng ngay đầu cổng nhà, anh liền dẫn tôi đi tham quan ngôi nhà và khu vườn. Rảo bước cùng anh Đức trên lối đi rợp bóng tre xanh dẫn vào ngôi nhà, tôi cảm nhận được sự khác biệt của nơi đây so với phần còn lại của thành phố, không gian yên tĩnh đến lạ thường.


Ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thượng ở làng Phương Hòa (thành phố Kon Tum) đến nay đã hơn 100 năm tuổi. Ảnh: ĐT