31 thg 5, 2022
Tuyệt tác Cấm Sơn: Hạ Long trên cạn của Bắc Giang
Được ví như vịnh Hạ Long trên cạn, hồ Cấm Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang mang trong mình một vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, mộc mạc, trữ tình.
A Lưới - "Đà Lạt thu nhỏ" trong lòng xứ Huế
Vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế) sở hữu nhiều cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ và những nét văn hóa bản địa độc đáo.
Về An Giang thưởng thức đu đủ đâm "siêu" ngon, bán cả nghìn đĩa mỗi ngày
Cả con đường đu đủ đâm có hơn chục hàng quán nhưng tiệm của chị Néang Srây Ny luôn đông khách nhất. Mỗi ngày chị bán khoảng 200 đĩa đu đủ đâm, riêng lễ, Tết tăng lên cả nghìn đĩa.
Con đường gỏi đu đủ
Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia, thế nhưng người dân biên giới ở huyện Tri Tôn, An Giang đã học hỏi món ăn dân dã này và biến thành đặc sản "vạn người mê".
Nằm cách thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, An Giang) gần 2km, sóc Phnom Pi thuộc xã Châu Lăng được mệnh danh là con đường đu đủ đâm của miền Tây vì nơi đây tập trung hơn 10 quán đu đủ đâm từ đầu đường đã ngửi được hương thơm thức ăn lan tỏa. Trong đó quán đu đủ đâm Rina được đánh giá là quán ngon và đắt khách nhất "con đường đu đủ đâm".
Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia, thế nhưng người dân biên giới ở huyện Tri Tôn, An Giang đã học hỏi món ăn dân dã này và biến thành đặc sản "vạn người mê".
Nằm cách thị trấn Tri Tôn (huyện Tri Tôn, An Giang) gần 2km, sóc Phnom Pi thuộc xã Châu Lăng được mệnh danh là con đường đu đủ đâm của miền Tây vì nơi đây tập trung hơn 10 quán đu đủ đâm từ đầu đường đã ngửi được hương thơm thức ăn lan tỏa. Trong đó quán đu đủ đâm Rina được đánh giá là quán ngon và đắt khách nhất "con đường đu đủ đâm".
30 thg 5, 2022
Bản Mạ - Từ bản nghèo biệt lập đến điểm check-in "hút" khách ở Thanh Hóa
Từng là một bản nghèo nằm biệt lập bên dòng sông Chu, bản Mạ (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) ngày nay trở thành điểm du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch ghé thăm.
Xuất hiện trên bản đồ du lịch ở miền Tây xứ Thanh mới vài năm trở lại đây, bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân) như một "làn gió mới" góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo.
Bản Mạ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km về phía Tây, nơi đây có 55 hộ dân với 238 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái.
Xuất hiện trên bản đồ du lịch ở miền Tây xứ Thanh mới vài năm trở lại đây, bản Mạ (thị trấn Thường Xuân, huyện Thường Xuân) như một "làn gió mới" góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện nghèo.
Bản Mạ cách thành phố Thanh Hóa khoảng 60 km về phía Tây, nơi đây có 55 hộ dân với 238 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Thái.
Về Cần Thơ nhớ thăm vườn dâu Hạ Châu thơm ngọt
Mùa này về Cần Thơ hay các tỉnh miền Tây, du khách sẽ được đi thăm những vườn sầu riêng, chôm chôm, măng cụt… trái trĩu cành. Đặc biệt, đến Cần Thơ bạn sẽ được trải nghiệm vườn dâu Hạ Châu đặc sản của huyện Phong Điền.
Gõ cửa “kho báu” ở miền Tây xứ Thanh
Về miền Tây xứ Thanh, chúng ta như lạc vào xứ sở của đại ngàn xanh thẳm ngút tầm mắt của núi rừng trùng điệp nối liền một dải từ huyện Thạch Thành lên đến Mường Lát. Và nơi đây, còn có một pho sử thi được truyền từ đời này sang đời khác, một không gian văn hóa truyền thống gắn liền với nhiều di tích, danh lam thắng cảnh nổi tiếng, như Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Bá Thước), Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Quan Hóa), Bến En (Như Thanh), thác Ma Hao (Lang Chánh), động Bo Cúng và núi Lá Hoa (Quan Sơn), thác Mơ, suối cá Cẩm Lương (Cẩm Thủy), thác Mây, thác Voi (Thạch Thành), thác Trai gái, Khu di tích lịch sử văn hóa Cửa Đặt (Thường Xuân), cửa khẩu quốc tế Na Mèo (Quan Sơn)...
Động Bo Cúng - Kỳ quan thiên nhiên hấp dẫn
Động Bo Cúng với khung cảnh kỳ vĩ, thực sự là điểm đến hấp dẫn du khách khi ngược ngàn về với miền Tây Thanh Hóa.
Theo hướng Quốc lộ 217, chúng tôi về với mảnh đất Sơn Thủy, huyện Quan Sơn. Nơi đây nổi tiếng với danh lam - thắng cảnh động Bo Cúng, lễ hội Mường Xia gắn với vị tướng quân Tư Mã Hai Đào, có núi Pha Dua quanh năm mây mù bao phủ gắn với câu chuyện tình đẹp của đôi trai gái mảnh đất Mường Xia. Sau lời giới thiệu về mảnh đất và con người Sơn Thủy, Chủ tịch UBND xã Lữ Văn Tiên đưa chúng tôi vào thăm động Bo Cúng.
Thành cổ Quảng Ngãi bên bờ sông Trà
Thành cổ Quảng Ngãi nay chỉ còn trong sử sách và câu chuyện kể của các bậc cao niên. Đây là thành cổ có thời gian thiết lập và xây dựng cách đây hơn 200 năm.
Tòa thành tồn tại gần 140 năm
Thành cổ Quảng Ngãi tọa lạc tại nội ô TP. Quảng Ngãi ngày nay, trước đây thuộc làng Chánh Lộ, năm 1876 là xã Chánh Mông, tổng Nghĩa Điền, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Thành được chuyển lên từ tòa thành thời Gia Long ở hai làng Tân Quan và Phước Lộc (ở xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa ngày nay) từ năm 1807. Đến năm 1815, thành được xây dựng xong.
Tòa thành tồn tại gần 140 năm
Thành cổ Quảng Ngãi tọa lạc tại nội ô TP. Quảng Ngãi ngày nay, trước đây thuộc làng Chánh Lộ, năm 1876 là xã Chánh Mông, tổng Nghĩa Điền, huyện Chương Nghĩa, phủ Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Thành được chuyển lên từ tòa thành thời Gia Long ở hai làng Tân Quan và Phước Lộc (ở xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa ngày nay) từ năm 1807. Đến năm 1815, thành được xây dựng xong.
Thác Thần Mặt trời tại Đà Nẵng đã được chế tác kỳ công như thế nào?
Không chỉ hội tụ tinh hoa điêu khắc của gia tộc lừng danh Frilli, Thác Thần Mặt trời (Helios Waterfall) tại Sun World Ba Na Hills (Đà Nẵng) còn ẩn chứa rất nhiều “mật mã” độc đáo, hứa hẹn ghi dấu ấn trên bản đồ du lịch thế giới.
28 thg 5, 2022
Ăn vặt thả ga, nhậu lai rai cả ngày không hết món ngon ở Phan Thiết
Không chỉ có những đồi cát trắng, những cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, đến Bình Thuận nếu chưa thưởng thức hết các món ngon ở Phan Thiết chắc chắn bạn sẽ còn phải quay lại đây nhiều lần.
Cách TP.HCM khoảng 210km, thành phố biển Phan Thiết hấp dẫn du khách bởi: biển xanh, cát trắng, nắng vàng; với nhiều địa điểm đẹp như: đồi cát Bàu Trắng, suối Tiên, bãi đá Ông Địa hay làng chài Mũi Né…
Bánh căn ở Phan Thiết được bán cả ngày. Loại bánh này được làm từ bột gạo, đổ vào khuôn đất và nướng đến khi căng phồng. Trong ảnh là một quán bánh căn bán về đêm trên đường phố Phan Thiết - Ảnh: HÀ MẠNH
Cách TP.HCM khoảng 210km, thành phố biển Phan Thiết hấp dẫn du khách bởi: biển xanh, cát trắng, nắng vàng; với nhiều địa điểm đẹp như: đồi cát Bàu Trắng, suối Tiên, bãi đá Ông Địa hay làng chài Mũi Né…
Check-in mùa lúa chín 'Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An'
Tuần lễ du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" đang được diễn ra sôi nổi tại mảnh đất cố đô Ninh Bình, với nhiều hoạt động hấp dẫn như biểu diễn múa rối nước, hát chèo, hát xẩm, các làn điệu dân ca 3 miền…
Vào thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6, sau những ngày mưa kéo dài, không khí như được thanh lọc, cỏ cây xanh tươi, đó cũng là lúc Ninh Bình bước vào mùa lúa chín vàng. Đây là thời điểm khu du lịch Tam Cốc - Tràng An nổi tiếng ở Ninh Bình đẹp nhất trong năm, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Ngày 21-5 khai mạc Tuần du lịch "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An" tại tỉnh Ninh Bình - Ảnh: BÙI TRƯỜNG CHUNG
Vào thời điểm cuối tháng 5, đầu tháng 6, sau những ngày mưa kéo dài, không khí như được thanh lọc, cỏ cây xanh tươi, đó cũng là lúc Ninh Bình bước vào mùa lúa chín vàng. Đây là thời điểm khu du lịch Tam Cốc - Tràng An nổi tiếng ở Ninh Bình đẹp nhất trong năm, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
4 cung đường không thể bỏ qua khi đến Hà Giang
4 cung đường trải nghiệm trên vùng cao nguyên Đồng Văn vừa được ngành du lịch tỉnh Hà Giang đầu tư nhằm phục vụ du khách thập phương khám phá vẻ đẹp vùng rẻo cao sau dịch COVID-19.
Cao Bằng - viên ngọc xanh của núi rừng Đông Bắc
'Trước khi đến Cao Bằng, tôi chưa biết nhiều về vùng đất này. Đến đây, tôi như bị choáng ngợp bởi sắc xanh, núi xanh, cỏ xanh và nước cũng xanh. Có lẽ vì thế, mà Cao Bằng được người ta đặt cho cái tên mỹ miều là viên ngọc xanh'.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Nguyễn Thị Yến (Yến Vi Vu, sinh năm 1999) cho biết, dù đã được đi qua 26 tỉnh thành phố trên khắp Việt Nam, nhưng hành trình 3 ngày 2 đêm khám phá Cao Bằng vẫn để lại trong cô nhiều ấn tượng sâu sắc về cảnh đẹp, món ngon và sự nhiệt tình, thân thiện của người dân nơi đây.
Chuẩn bị cho chuyến đi Cao Bằng từ cuối năm 2021, nhưng do dịch bệnh nên nhóm bạn trẻ phải dời lịch đến tháng 5 này
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Nguyễn Thị Yến (Yến Vi Vu, sinh năm 1999) cho biết, dù đã được đi qua 26 tỉnh thành phố trên khắp Việt Nam, nhưng hành trình 3 ngày 2 đêm khám phá Cao Bằng vẫn để lại trong cô nhiều ấn tượng sâu sắc về cảnh đẹp, món ngon và sự nhiệt tình, thân thiện của người dân nơi đây.
27 thg 5, 2022
Chả cốm – nét tinh hoa của ẩm thực Hà Thành
Nguyên liệu làm chả cốm gồm cốm tươi, nước mắm, đường, thịt lợn…
Khi đến với Hà Nội, du khách không thể bỏ qua những món ăn liên quan đến cốm như chè cốm, bánh cốm nhưng đặc biệt hơn cả đó là món chả cốm. Đây là món nổi tiếng trong thế giới ẩm thực của người Hà Thành bởi lẽ món ăn này là sự kết hợp tinh tế giữa vị ngọt đậm đà của thịt và vị dẻo thơm của hạt cốm bên trong làm bất cứ ai cũng khó có thể từ chối.
Những bàn xoay gốm khổng lồ ở bảo tàng gốm Bát Tràng
Bảo tàng gốm Bát Tràng – một công viên triển lãm gốm sứ mới xuất hiện gần đây tại làng gốm Bát Tràng.
Lấy cảm hứng từ những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau, Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt được xây dựng giữa lòng làng gốm cổ Bát Tràng. Công trình tọa lạc tại số 28, thôn 5, làng cổ Bát Tràng, có diện tích 3.300 m², nằm ở làng cổ Bát Tràng, Tp Hà Nội- cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 15km kế bên sông Bắc Hưng Hải, con sông đào nổi tiếng của Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương. Công trình do Văn phòng kiến trúc của kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào thiết kế từ năm 2018.Công trình có tổng số vốn đầu tư ước tính 150 tỷ đồng. Theo đơn vị thiết kế chia sẻ, công trình lấy cảm hứng từ hình ảnh những khối bàn xoay vuốt gốm giao thoa với nhau. Ở một góc khác, người nhìn có thể liên tưởng đến hình ảnh Lò Bầu cổ của người Bát Tràng xưa.
Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt
Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.
Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.
Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.
Hội An – thành phố di sản hấp dẫn đặc biệt
Đình Vĩnh Phong, nơi ghi dấu hành trình mở đất
Đình Vĩnh Phong (thị trấn Thủ Thừa, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An) là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia, nơi ghi dấu quá trình dựng làng, lập ấp của vùng đất Thủ Thừa, gắn liền với nhân vật lịch sử ông chủ chợ - Mai Tự Thừa.
Đình vừa thờ Thành Hoàng bổn cảnh như bao đình làng khác, vừa là nơi thờ phụng ông Mai Tự Thừa - người đặt nền móng cho Thủ Thừa ngày nay. Khoảng thế kỷ thứ XIX, ông Mai Tự Thừa đến vùng đất Thủ Thừa khai hoang. Tại rạch Cây Gáo, bờ Nam kênh Trà Cú, thấy đây là khu vực giáp nước, nơi các dòng chảy gặp nhau, thuận tiện cho xuồng, ghe dừng đỗ nên ông dựng căn quán nhỏ buôn bán. Dần về sau, khu vực này trở nên đông đúc, hình thành một khu chợ (tiền thân chợ Thủ Thừa ngày nay), thành làng, lập ấp. Làng mới có tên là Bình Thạnh. Ông Mai Tự Thừa hiến căn quán nhỏ của mình lấy đất làm đình thờ Thành Hoàng (tiền thân đình Vĩnh Phong ngày nay), một biểu trưng cho làng xã ngày ấy.
Đình Vĩnh Phong nhìn từ bên ngoài
Đình vừa thờ Thành Hoàng bổn cảnh như bao đình làng khác, vừa là nơi thờ phụng ông Mai Tự Thừa - người đặt nền móng cho Thủ Thừa ngày nay. Khoảng thế kỷ thứ XIX, ông Mai Tự Thừa đến vùng đất Thủ Thừa khai hoang. Tại rạch Cây Gáo, bờ Nam kênh Trà Cú, thấy đây là khu vực giáp nước, nơi các dòng chảy gặp nhau, thuận tiện cho xuồng, ghe dừng đỗ nên ông dựng căn quán nhỏ buôn bán. Dần về sau, khu vực này trở nên đông đúc, hình thành một khu chợ (tiền thân chợ Thủ Thừa ngày nay), thành làng, lập ấp. Làng mới có tên là Bình Thạnh. Ông Mai Tự Thừa hiến căn quán nhỏ của mình lấy đất làm đình thờ Thành Hoàng (tiền thân đình Vĩnh Phong ngày nay), một biểu trưng cho làng xã ngày ấy.
Mùa trâm lộc của trời
Đến hẹn lại lên, khi tiết trời chuyển sang hè, mấy cơn mưa đầu mùa ghé qua, ấy là lúc những trái trâm chín rộ. Mùa trâm còn được nhớ đến qua bài đồng dao quen thuộc: “Trời mưa lâm râm. Cây trâm có trái. Con gái có duyên…” văng vẳng suốt thời thơ ấu của rất nhiều người.
Mùa này, trâm mọc tự nhiên theo các tuyến đường; trâm chín bày bán khắp chợ, từ thành thị đến nông thôn. Loại trái vừa bình dân, vừa mang giá trị “đặc sản” của tuổi thơ, bởi ngày xưa bẻ ăn thoải mái, đâu ai mua - bán như bây giờ…
Giữa phố thị đông đúc, một rổ trâm cũng đủ làm điểm nhấn, khiến người đi đường đang lướt xe vội phải ngoái nhìn. Cái màu tím lịm nổi bật, từng trái no tròn căng bóng chẳng lẫn vào đâu được. Hình ảnh đó khơi gợi cảm giác chua chua, ngọt ngọt, kèm theo chén muối ớt giã nhuyễn khi thưởng thức. Mùi vị của trâm được gói ghém vào ký ức của người đam mê quà vặt quê nhà, hễ nhắc tới là thèm thuồng.
Mùa này, trâm mọc tự nhiên theo các tuyến đường; trâm chín bày bán khắp chợ, từ thành thị đến nông thôn. Loại trái vừa bình dân, vừa mang giá trị “đặc sản” của tuổi thơ, bởi ngày xưa bẻ ăn thoải mái, đâu ai mua - bán như bây giờ…
Giữa phố thị đông đúc, một rổ trâm cũng đủ làm điểm nhấn, khiến người đi đường đang lướt xe vội phải ngoái nhìn. Cái màu tím lịm nổi bật, từng trái no tròn căng bóng chẳng lẫn vào đâu được. Hình ảnh đó khơi gợi cảm giác chua chua, ngọt ngọt, kèm theo chén muối ớt giã nhuyễn khi thưởng thức. Mùi vị của trâm được gói ghém vào ký ức của người đam mê quà vặt quê nhà, hễ nhắc tới là thèm thuồng.
Trái cây mùa mưa Bảy Núi
Khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện, cũng là lúc các loại đặc sản, như: Bơ sáp, dâu, hồng quân, trâm rừng, mãng cầu ta… thương hiệu Bảy Núi vào mùa chín rộ.
26 thg 5, 2022
Trà ướp hương xứ B’lao
Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp quan trọng phát triển mạnh nhất vùng đất Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cây trà không những đã giúp cho người dân có cuộc sống ổn định hơn mà còn tạo ra một nét văn hóa riêng cho vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió.
Nếu như ở phía Bắc cây trà được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ thì ở phương Nam vùng đất Lâm Đồng lại được mệnh danh là xứ sở của cây trà, với tên gọi trà B’lao. B’lao là tên gọi cũ của vùng đất Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Cây trà đầu tiên xuất hiện ở Cầu Đất, Lâm Đồng vào năm 1927. Người Pháp thấy vùng đất này thích hợp với cây trà nên đã đem giống trà Bạch Mao trồng ở đây. Sau đó theo quá trình phát triển, cây trà có mặt ở Di Linh và Bảo Lộc vào những năm 1930. Cây trà làm quen với đất B’lao từ những đồn điền của người Pháp rồi sau đó là sự ra đời của các trang trại, rẫy trà của các hộ gia đình.
Cù Lao Thới Sơn (Cồn Lân) – Điểm du lịch sinh thái miệt vườn lý tưởng ở Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh có thế mạnh về loại hình du lịch sinh thái miệt vườn trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, cù lao Thới Sơn với hệ sinh thái đặc trưng tiêu biểu của vùng sông nước Miền Tây là một địa danh du lịch Tiền Giang không thể bỏ qua.
Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ví như những viên ngọc quý của sông Tiền. Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê bốn mùa, trở thành điểm đến du lịch Miền Tây lý tưởng.
Cù Lao Thới Sơn trên bản đồ
Cù lao Thới Sơn hay còn gọi là cồn Lân, thuộc ấp Thới Hòa, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ví như những viên ngọc quý của sông Tiền. Bao phủ khắp cồn là một màu xanh bát ngát, cùng hệ thống mương rạch chằng chịt, đất đai màu mỡ, cây trái xum xuê bốn mùa, trở thành điểm đến du lịch Miền Tây lý tưởng.
Cồn Phụng – Khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre
Bến Tre là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa quanh năm cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt trĩu nặng phù sa. Với những vườn cây ăn trái sum suê, những vườn dừa bạt ngàn xanh mát, Bến Tre đã thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước mang đậm cái tình của bà con nơi đây. Trong đó Cồn Phụng, là một trong những điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng nhất.
Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
Cồn Phụng – Bến Tre
Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.
Cồn Quy – Điểm du lịch hấp dẫn của xứ dừa Bến Tre
Là vùng đất được phù sa bồi đắp nên Bến Tre có nhiều cồn cù lao, mỗi cồn nổi có một vẻ đẹp riêng và những hào sản độc đáo khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến Cồn Quy. Điều khiến du khách thích thú là ở cồn Quy là đến nay nơi đây vẫn còn giữ nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo hàng, theo lối, nên rất thoáng mát và đẹp mắt.
Cồn Quy nằm dọc theo dòng sông Tiền thơ mộng, ở giữa xã Tân Thạch và Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cồn Quy cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 23km, bạn thuê tàu du lịch xuôi theo dòng sông Tiền khoảng 30 phút là tới Cồn Quy. Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Quy du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông nước miệt vườn đặc trưng, cùng nghe những làn điệu đờn ca tài tử say đắm lòng người.
Vị trí Cồn Quy trong cồn Tứ Linh trên bản đồ
Cồn Quy nằm dọc theo dòng sông Tiền thơ mộng, ở giữa xã Tân Thạch và Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cồn Quy cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 23km, bạn thuê tàu du lịch xuôi theo dòng sông Tiền khoảng 30 phút là tới Cồn Quy. Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Quy du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông nước miệt vườn đặc trưng, cùng nghe những làn điệu đờn ca tài tử say đắm lòng người.
Mùa lúa chín, sen nở ở Đồng Tháp
Được mệnh danh là "đất sen hồng" của miền Tây, Đồng Tháp còn hấp dẫn du khách nhờ cảnh đẹp của những đồng lúa cò bay thẳng cánh.
Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu đất đai phì nhiêu, hoa màu tươi tốt. Trong đó, Tháp Mười là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh, với những cánh đồng trải dài dường như vô tận.
Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, sở hữu đất đai phì nhiêu, hoa màu tươi tốt. Trong đó, Tháp Mười là huyện có diện tích trồng lúa lớn nhất tỉnh, với những cánh đồng trải dài dường như vô tận.
Cây bằng lăng hút khách ở Bình Thuận
Cây bằng lăng ở xã Hồng Liêm bung hoa tím đẹp lạ thường, thu hút đông người dân và du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh mỗi ngày.
Mấy ngày nay, cây bằng lăng được cộng đồng du lịch đánh giá "đẹp nhất Việt Nam" nằm kề quốc lộ 1A ở thôn Liêm Thái, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc bắt đầu bung nở, tím rực. Người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ xô về đây chiêm ngưỡng nét đẹp độc đáo có một không hai của cây bằng lăng này.
Phở vịt - bữa sáng lạ miệng ở Hà Nội
Phở vịt là đặc sản của người Lạng Sơn, được du nhập về Hà Nội, trở thành món ăn đổi bữa cho buổi sáng.
Phở vịt dùng bánh phở to bản và mỏng. Mỗi bát phở gồm những miếng thịt vịt quay chặt nhỏ với lớp da nâu bóng nhìn bắt mắt được bày biện đẹp mắt. Tô điểm là những miếng lạp xưởng vịt, thái lát mỏng.
Vịt sau khi làm sạch, rửa với rượu để khử mùi hôi. Phần da được phết một lớp nước sốt mang màu vàng óng của mật ong, hoặc mạch nha trộn xì dầu. Bụng vịt được nhồi nhân rồi khâu và ướp trong vài tiếng cho ngấm gia vị trước khi đem quay. Thành phẩm khi chín có màu nâu cánh gián.
Phở vịt dùng bánh phở to bản và mỏng. Mỗi bát phở gồm những miếng thịt vịt quay chặt nhỏ với lớp da nâu bóng nhìn bắt mắt được bày biện đẹp mắt. Tô điểm là những miếng lạp xưởng vịt, thái lát mỏng.
Vịt sau khi làm sạch, rửa với rượu để khử mùi hôi. Phần da được phết một lớp nước sốt mang màu vàng óng của mật ong, hoặc mạch nha trộn xì dầu. Bụng vịt được nhồi nhân rồi khâu và ướp trong vài tiếng cho ngấm gia vị trước khi đem quay. Thành phẩm khi chín có màu nâu cánh gián.
Về Nam Định: Chiêm ngưỡng nhà thờ, tắm biển Quất Lâm, ăn nem Giao Thủy, nếm nước mắm Sa Châu...
Không nổi tiếng về du lịch như Hải Phòng, Quảng Ninh… nhưng ai về “xứ sở nhà thờ” Nam Định cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kiến trúc của các công trình tôn giáo và hương vị của ẩm thực, tình người nơi đây.
Thảo nguyên Đồng Lâm 'thay áo mới' mùa nước nổi, đẹp như cổ tích
Cách Hà Nội khoảng 120km, Đồng Lâm (Hữu Lũng, Lạng Sơn) là địa điểm lý tưởng cho một chuyến dã ngoại nhẹ nhàng những ngày cuối tuần.
Thảo nguyên Đồng Lâm được biết đến như một địa danh mới trong bản đồ du lịch phía Bắc Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình với thảm cỏ xanh mướt, hồ nước trong vắt, được bao quanh với những vách núi đá hùng vĩ.
Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với diện tích khoảng 100ha, địa danh này từng được ví như Mông Cổ của Việt Nam.
Toàn cảnh của thảo nguyên Đồng Lâm mùa nước nổi, nơi được ví như Hạ Long trên cạn
Thảo nguyên Đồng Lâm được biết đến như một địa danh mới trong bản đồ du lịch phía Bắc Việt Nam. Nơi đây sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, hữu tình với thảm cỏ xanh mướt, hồ nước trong vắt, được bao quanh với những vách núi đá hùng vĩ.
Đồng Lâm thuộc xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Với diện tích khoảng 100ha, địa danh này từng được ví như Mông Cổ của Việt Nam.
Rủ nhau check-in ‘quạt gió’ đồi chè Cầu Đất
Khoảng 17 chiếc “quạt gió khổng lồ” nổi bật trên nền xanh của bầu trời và cây cỏ tại đồi chè Cầu Đất, Xuân Trường, Đà Lạt khiến bất cứ ai đến đây đều muốn rút điện thoại ra và chụp “1.001” tấm hình “sống ảo”.
Vốn đã là địa điểm săn mây "hot" nhất ở Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Sự xuất hiện thêm của những chiếc "quạt gió" khổng lồ càng khiến nơi đây trở thành tọa độ "nóng" hơn trên bản đồ các điểm "nhất định phải check-in" tại Đà Lạt của giới trẻ.
Sự có mặt của những chiếc "quạt gió" khổng lồ làm không gian vốn đã đẹp tại đồi chè Cầu Đất lại càng thêm đặc biệt - Ảnh: ĐỒNG NGÔ
Vốn đã là địa điểm săn mây "hot" nhất ở Đà Lạt, đồi chè Cầu Đất thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình. Sự xuất hiện thêm của những chiếc "quạt gió" khổng lồ càng khiến nơi đây trở thành tọa độ "nóng" hơn trên bản đồ các điểm "nhất định phải check-in" tại Đà Lạt của giới trẻ.
24 thg 5, 2022
Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô
Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Lô Lô có từ rất lâu. Đó là một phong tục đẹp, giàu bản sắc, có tính chất giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Lô Lô tin rằng mọi vật đều có linh hồn, và họ có niềm tin về sự tồn tại của linh hồn, về mối liên hệ giữa người đã chết và người sống cùng chung huyết thống. Cùng ý thức tôn trọng cội nguồn, đức tính hiếu thảo của người Lô Lô cũng góp phần hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Người Lô Lô quan niệm tổ tiên, ông bà, cha mẹ…những người đã sinh ra mình có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại. Không những thế, tổ tiên còn có công bảo vệ làng xóm, phù hộ quê hương để bản làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo phong tục, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị hình người để thờ cúng. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở sát vách của gian giữa nhà, đối diện cửa chính. Trên đó có những hình nhân bằng gỗ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Người Lô Lô thường cúng tổ tiên vào tháng chạp hằng năm. Người ta có thể cúng tại nhà trong phạm vi gia đình. Còn khi làm lễ cúng tại miếu làng thì tất cả các gia đình trong bản sẽ đóng góp lễ và cùng tổ chức.
Người Lô Lô quan niệm tổ tiên, ông bà, cha mẹ…những người đã sinh ra mình có công tạo dựng nên cuộc sống hiện tại. Không những thế, tổ tiên còn có công bảo vệ làng xóm, phù hộ quê hương để bản làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo phong tục, khi gia đình có người chết từ 3 đến 4 năm, người con trưởng trong gia đình sẽ lập bàn thờ tổ tiên và rước hồn lên bàn thờ, lập bài vị hình người để thờ cúng. Bàn thờ tổ tiên được đặt ở sát vách của gian giữa nhà, đối diện cửa chính. Trên đó có những hình nhân bằng gỗ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Người Lô Lô thường cúng tổ tiên vào tháng chạp hằng năm. Người ta có thể cúng tại nhà trong phạm vi gia đình. Còn khi làm lễ cúng tại miếu làng thì tất cả các gia đình trong bản sẽ đóng góp lễ và cùng tổ chức.
Ma Bó - Ma Nới: Cung đường mới cho những tâm hồn ưa khám phá
Bạn là người yêu thích trekking, nếu cung đường Tà Năng - Phan Dũng đã trở nên quá nhàm chán, có một cung đường mới toanh nối liền hai nền văn hóa của dân tộc thiểu số Churu và dân tộc thiểu số Raglay sẽ không làm bạn thất vọng.
Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.
Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.
Bạn thích đạp xe, leo núi, chạy bộ hay bơi? Địa hình Ma Bó có thể đáp ứng được hết cho những tâm hồn ưa phiêu lưu thám hiểm
Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.
Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.
Măng Đen hoang sơ - nốt nhạc trầm lắng giữa núi rừng Tây Nguyên
Nếu yêu thích những điểm du lịch mới mẻ, hoang sơ, bạn không thể bỏ qua Măng Đen - mảnh đất với những rừng thông bạt ngàn, những ngọn thác hùng vĩ và con đường đất đỏ chân phương.
Măng Đen hay còn gọi là Đắk Long - một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, nằm ở phía Đông tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất đồng bào dân tộc Mơ Nâm sinh sống, với ý nghĩa là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Họ đặt tên cho nơi đây là T’măng Deeng (tiếng của người Mơ Nâm). Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Măng Đen.
Ánh bình minh rạng ngời trên mảnh đất Măng Đen
Măng Đen hay còn gọi là Đắk Long - một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, nằm ở phía Đông tỉnh Kon Tum. Đây là vùng đất đồng bào dân tộc Mơ Nâm sinh sống, với ý nghĩa là vùng đất bằng phẳng rộng lớn. Họ đặt tên cho nơi đây là T’măng Deeng (tiếng của người Mơ Nâm). Đây cũng là nguồn gốc của cái tên Măng Đen.
22 thg 5, 2022
Cảnh tượng hùng vĩ trên đèo Cả
Đèo Cả là một cung đường gắn với những thắng cảnh tuyệt vời mà du khách không nên bỏ qua trong hành trình khám phá Phú Yên.
Thực hư về nấm mộ khổng lồ của Cao Biền trên đất Phú Yên
Cho đến nay, người dân Phú Yên vẫn lưu truyền câu ca dao về cái chết của Cao Biền trên mảnh đất quê hương: “Cao Biền táng tại Đồng Môn...".
Đến Cây đa Tân Trào chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa
Đến Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), ngoài tham quan căn lán nhỏ nơi Bác Hồ đã ở, làm việc, chụp hình lưu niệm tại cây đa, du khách nay đã còn có thể trải nghiệm chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa.
Tuyên Quang nổi tiếng là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng… Đến với Tuyên Quang hoặc trên hành trình tham quan Đông Bắc, Tây Bắc, du khách thường không thể bỏ qua Di tích quốc gia đặc biệt Cây đa Tân Trào (H.Sơn Dương).
Tại khu di tích này, du khách sẽ được tham quan Lán Nà Nưa - nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Tuyên Quang nổi tiếng là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng… Đến với Tuyên Quang hoặc trên hành trình tham quan Đông Bắc, Tây Bắc, du khách thường không thể bỏ qua Di tích quốc gia đặc biệt Cây đa Tân Trào (H.Sơn Dương).
Tại khu di tích này, du khách sẽ được tham quan Lán Nà Nưa - nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.
20 thg 5, 2022
Họ Võ và buổi đầu khai khẩn xã Tân Mỹ
Dòng họ Võ vốn từ Thuận An (cách TP.Huế khoảng 9km) từ hồi đầu thế kỷ XIX vào Nam lập nghiệp, mang theo khát vọng đến vùng đất mới. Khi đó, ông Võ Văn Hay, bà Võ Thị Phụng, ông Võ Văn Sót và người cháu họ Võ Văn Sáng cùng đoàn lưu dân làm cuộc Nam tiến. Thuở đầu, Tổ họ Võ ở Tân Mỹ (ông Võ Văn Sót) cùng ông Võ Văn Hay và bà Võ Thị Phụng dừng chân ở xóm Bà Giã (hiện là ấp 1 và 2, xã Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi, TP.HCM). Về sau, bà Võ Thị Phụng cưới ông Lý Thiện (ở Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh), sinh ra người con gái tên Lý Thị Thiên Hương (tức Bà Đen - Linh Sơn Thánh Mẫu mà người trong họ vẫn còn lưu truyền gương liệt nữ được người đời tôn kính, phượng thờ).
Theo lời kể của ông Lê Văn Thạnh (SN 1945, ấp Chánh, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), ông Võ Văn Sót từ Phước Vĩnh An, do tránh việc bắt lính nên dời cư đến quê vợ (bà tổ Phạm Thị Hiệp) ở ấp Dừng (Thái Mỹ), sau đó về thôn Tân Mỹ. Thuở ấy, ở xứ này, dân cư thưa thớt, rừng hoang nước độc, đất đai hoang hóa, cây cối um tùm chưa được khai phá. Để tránh bắt lính (cũng có lời kể cho rằng, ông và các con với cháu ruột Võ Văn Nhâm tham gia chống thực dân Pháp dưới trướng Trương Công Định nên phải dời về Tân Mỹ lẩn trốn), ông cải họ từ Võ sang Lê cho ông và hai người con là Lê Văn Đặng, Lê Văn Được. Chỉ con trai đầu Võ Văn Lượm giữ nguyên họ Võ vì quá tuổi bắt lính (hoặc vì ông Võ Văn Lượm muốn giữ dòng chính họ Võ dẫu nguy hại tính mạng). Việc cải họ vẫn còn uẩn khúc nhưng tin chắc vì biến cố thời cuộc khiến họ Võ về Tân Mỹ khai khẩn, tham gia mở làng dựng đình, đáng là bậc “tiền hiền” địa phương.
Theo lời kể của ông Lê Văn Thạnh (SN 1945, ấp Chánh, xã Tân Mỹ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), ông Võ Văn Sót từ Phước Vĩnh An, do tránh việc bắt lính nên dời cư đến quê vợ (bà tổ Phạm Thị Hiệp) ở ấp Dừng (Thái Mỹ), sau đó về thôn Tân Mỹ. Thuở ấy, ở xứ này, dân cư thưa thớt, rừng hoang nước độc, đất đai hoang hóa, cây cối um tùm chưa được khai phá. Để tránh bắt lính (cũng có lời kể cho rằng, ông và các con với cháu ruột Võ Văn Nhâm tham gia chống thực dân Pháp dưới trướng Trương Công Định nên phải dời về Tân Mỹ lẩn trốn), ông cải họ từ Võ sang Lê cho ông và hai người con là Lê Văn Đặng, Lê Văn Được. Chỉ con trai đầu Võ Văn Lượm giữ nguyên họ Võ vì quá tuổi bắt lính (hoặc vì ông Võ Văn Lượm muốn giữ dòng chính họ Võ dẫu nguy hại tính mạng). Việc cải họ vẫn còn uẩn khúc nhưng tin chắc vì biến cố thời cuộc khiến họ Võ về Tân Mỹ khai khẩn, tham gia mở làng dựng đình, đáng là bậc “tiền hiền” địa phương.
Đậm đà hương vị mắm cá lia thia
Long An có nhiều đặc sản như đậu phộng Đức Hòa, bánh in Long Hựu, cốm ngò Cần Giuộc,... trong đó, phải kể đến mắm cá lia thia - món ăn dân dã, quen thuộc đã trở thành đặc sản của người dân bưng biền Đức Huệ.
Cá lia thia là loại cá nước ngọt, thường sống trong vùng bưng biền Đức Huệ, có kích thước nhỏ, con lớn thường dài 10cm. Ngày xưa, người dân chỉ cần ra sau vườn giậm cù (dồn cá lại rồi bao vây, lấy rổ xúc cá) là có cá ăn không hết. Thấy vậy, người dân sáng tạo ra làm mắm cá lia thia để đổi khẩu vị hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè nhân các dịp lễ, tết.
Mới nghe qua, nhiều người thắc mắc con cá lia thia bé tí tẻo thường chỉ để đá hoặc chưng trong nhà, chứ ai làm mắm... Vậy mà chỉ cần thưởng thức mắm cá lia thia một lần thì chẳng thể nào quên được cái vị vừa bùi, vừa béo của món ăn dân dã, đồng quê này. Và cứ thế, nghề làm mắm cá lia thia ra đời từ lúc nào không hay, chỉ biết thế hệ này truyền đến thế hệ sau, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực của người dân nơi đây.
Cá lia thia là loại cá nước ngọt, thường sống trong vùng bưng biền Đức Huệ, có kích thước nhỏ, con lớn thường dài 10cm. Ngày xưa, người dân chỉ cần ra sau vườn giậm cù (dồn cá lại rồi bao vây, lấy rổ xúc cá) là có cá ăn không hết. Thấy vậy, người dân sáng tạo ra làm mắm cá lia thia để đổi khẩu vị hoặc làm quà tặng người thân, bạn bè nhân các dịp lễ, tết.
Mới nghe qua, nhiều người thắc mắc con cá lia thia bé tí tẻo thường chỉ để đá hoặc chưng trong nhà, chứ ai làm mắm... Vậy mà chỉ cần thưởng thức mắm cá lia thia một lần thì chẳng thể nào quên được cái vị vừa bùi, vừa béo của món ăn dân dã, đồng quê này. Và cứ thế, nghề làm mắm cá lia thia ra đời từ lúc nào không hay, chỉ biết thế hệ này truyền đến thế hệ sau, góp phần làm phong phú thêm ẩm thực của người dân nơi đây.
Mắm binh tích - món ngon đặc trưng của miền quê Đức Huệ
Huyện Đức Huệ, tỉnh Long An vốn nổi tiếng với mắm lia thia. Đó được xem là đặc sản của miền quê Đức Huệ, ai nghe cũng muốn thử một lần. Nhưng ngoài mắm lia thia, Đức Huệ còn một loại mắm đặc sản khác, có mặt lâu đời hơn cả mắm lia thia nhưng lại ít có người ngoài địa phương biết đến. Đó là mắm binh tích.
Dẻo, thơm bánh lá răng bừa “tiến vua”
Chỉ với gạo tẻ, nhân thịt lợn, hành khô băm nhuyễn gói trong lá chuối xanh, bánh lá Thọ Xuân trở nên một món ăn dân dã khó quên...
Thọ Xuân - vùng đất sinh ra 2 vị vua, khởi đầu 2 vương triều phong kiến Việt Nam là Tiền Lê và Hậu Lê, vốn rất nổi tiếng với nhiều sản vật tiến vua được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến như: bưởi Luận Văn, bánh gai Tứ Trụ... Và gần đây, khi bánh lá răng bừa Xuân Lập “góp mặt” trong thực đơn của mỗi gia đình trong các ngày lễ, tết hay được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị thì người dân lại được biết thêm về nguồn gốc một món ăn “tiến vua” nữa của vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Một hộ làm bánh lá răng bừa truyền trống của xã Xuân Lập (Thọ Xuân) đang gói bánh để kịp phục vụ các đơn hàng cho khách.
Thọ Xuân - vùng đất sinh ra 2 vị vua, khởi đầu 2 vương triều phong kiến Việt Nam là Tiền Lê và Hậu Lê, vốn rất nổi tiếng với nhiều sản vật tiến vua được người dân trong và ngoài tỉnh biết đến như: bưởi Luận Văn, bánh gai Tứ Trụ... Và gần đây, khi bánh lá răng bừa Xuân Lập “góp mặt” trong thực đơn của mỗi gia đình trong các ngày lễ, tết hay được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị thì người dân lại được biết thêm về nguồn gốc một món ăn “tiến vua” nữa của vùng đất “địa linh nhân kiệt”.
Thác Ma Hao - một trong top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam
Lọt top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam, thác Ma Hao (huyện Lang Chánh) hứa hẹn trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn tại Thanh Hóa.
Lung linh sắc màu phố Hội đất Quảng giữa lòng xứ Thanh
Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, điểm đến hấp dẫn thứ 2 tại châu Á. Phiên bản dãy phố cổ Hội An vừa được Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Hội An tặng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân TP Thanh Hóa, xây dựng tại Công viên Hội An. Khi màn đêm buông xuống, phiên bản phố cổ Hội An càng trở nên quyến rũ, lung linh sắc màu.
Công trình xây dựng tại Công viên Hội An, TP Thanh Hóa với diện tích 980 m², gồm 15 căn nhà gỗ, trong đó có 9 căn nhà 1 tầng và 6 căn nhà 2 tầng.
19 thg 5, 2022
Nơi đây rất phong phú Phong Phú
Đình Phong Phú, đường đình Phong Phú ở quận 9
Ở quận 9, TPHCM (nói theo trước đây cho dễ hình dung, còn bây giờ thì nơi đây thuộc thành phố Thủ Đức) có một con đường mang tên Đình Phong Phú. Trên đường Đình Phong Phú có một ngôi đình, đó là đình Phong Phú (dĩ nhiên!). Trước kia, nơi này thuộc ấp Phong Phú, xã Tăng Nhơn Phú, còn bây giờ là khu phố 3, phường Tăng Nhơn Phú B. Trước nữa, từ cuối thế kỷ 19, nơi đây thuộc thôn Phong Phú, tổng An Thủy, hạt Sài Gòn (phải vậy rồi, vì tên đình phải lấy theo tên thôn mà!).
"Bãi biển mini" giữa lòng thị xã Ayun Pa
Thời gian gần đây, khu vực bãi cát bồi dọc bờ kè và chân cầu Bến Mộng (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) thu hút nhiều người dân đến vui chơi, dã ngoại. Mọi người ví khu vực này như một “bãi biển mi ni” giữa lòng thị xã.
Dòng sông Ba gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt, sản xuất, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ người dân thị xã Ayun Pa. Khác với sự hung hãn vào mùa mưa, thời điểm này, nước sông Ba trong vắt, hiền hòa. Mực nước sông hạ thấp, lòng sông thu hẹp làm nhô lên những bãi bồi với dải cát trắng mịn trải dài, cùng với cánh đồng xanh mướt hai bên bờ tạo khung cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình.
Từ trên cầu Bến Mộng nhìn xuống, nơi đây như một “bãi biển mi ni” giữa lòng thị xã. Trước sức nóng của những ngày đầu hè, chiều đến, nhiều người tìm đến khu vực này dạo chơi, hóng mát. Chỉ cần một tấm bạt nhỏ, một ít đồ ăn mang theo, cả gia đình sẽ có một chuyến dã ngoại thú vị. Trẻ em thoải mái chơi đùa, bơi lội, xây lâu đài cát; các bạn trẻ có địa điểm lý tưởng để check-in. Chỉ khi ánh lửa bập bùng đã tắt, những cuộc vui mới dừng, trả lại vẻ yên bình vốn có cho dòng sông.
Từ trên cầu Bến Mộng nhìn xuống, nơi đây như một “bãi biển mi ni” giữa lòng thị xã. Trước sức nóng của những ngày đầu hè, chiều đến, nhiều người tìm đến khu vực này dạo chơi, hóng mát. Chỉ cần một tấm bạt nhỏ, một ít đồ ăn mang theo, cả gia đình sẽ có một chuyến dã ngoại thú vị. Trẻ em thoải mái chơi đùa, bơi lội, xây lâu đài cát; các bạn trẻ có địa điểm lý tưởng để check-in. Chỉ khi ánh lửa bập bùng đã tắt, những cuộc vui mới dừng, trả lại vẻ yên bình vốn có cho dòng sông.
Tấm bia cổ ghi sự tích bảng nhãn Ngô Hoán
Từ vũ thôn Thượng Đáp, xã Nam Hồng (Nam Sách) tôn thờ Tiến sĩ Ngô Hoán – một trong những danh nhân triều Lê đã có nhiều công lao trong công cuộc xây dựng đất nước.
Ngô Hoán nổi tiếng với lòng cương trực, kiên quyết chống lại những quan lại hống hách gây phiền nhiễu trong triều chính, áp bức nhân dân. Ông còn là nhân vật xuất sắc trong Hội Tao đàn “Nhị thập bát tú” dưới triều Lê Thánh Tông.
Di tích từ vũ thôn Thượng Đáp ngày nay
Bí ẩn hầm Đình Đông
Huyện Thanh Miện mong muốn được khai thác căn hầm bí mật ở Đình Đông, xã Thanh Tùng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau.
Ít ai biết gần di tích lịch sử quốc gia Đình Đông ở xã Thanh Tùng (Thanh Miện) có một căn hầm bí mật gắn với nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra tại đình. Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.
Một cửa đi vào căn hầm Đình Đông, xã Thanh Tùng (Thanh Miện) đã được tu sửa lại
Ít ai biết gần di tích lịch sử quốc gia Đình Đông ở xã Thanh Tùng (Thanh Miện) có một căn hầm bí mật gắn với nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra tại đình. Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.
Đình Xuân Áng và sự tích về vị thần Nhật Dịch Đại vương
Đình Xuân Áng, xã Thanh Xuân (Thanh Hà) có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là hệ thống bia đá cổ khắc ghi những người công đức đóng góp tiền của tu sửa di tích qua các thời kỳ.
Xứ Thanh – xứ sở của những truyền thuyết, huyền thoại
Xứ Thanh – vùng đất của lịch sử, nơi lắng đọng tinh hoa văn hóa ngàn năm. Từ buổi bình minh trên núi Đọ - bình minh của loài người, xứ Thanh vinh dự và tự hào là quê hương trống đồng Đông Sơn với nền văn hóa – văn minh rực rỡ, nơi lưu lại nhiều dấu ấn đặc sắc về thời đại Hùng Vương, là nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến, là cái nôi sản sinh nhiều bậc vua, chúa và các anh hùng hào kiệt, văn nhân xuất chúng. Chính bởi cái danh giá ngàn năm ấy đã đúc kết, hình thành một kho tàng văn học dân gian đa dạng, đặc sắc. Trong đó, xứ Thanh được xem như là xứ sở của truyền thuyết, huyền thoại.
Mùa cam ngọt ở Son - Bá - Mười
Mặc dù mới đưa vào trồng vài năm gần đây nhưng những vườn cam tại vùng đất Cao Sơn (tên gọi của 3 thôn Son, Bá, Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa) đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân nơi đây.
Son - Bá - Mười: “Sa Pa trong lòng xứ Thanh”
Nằm giữa bốn bề núi non hùng vĩ, băng qua rừng già đèo cả, hiện lên trong mây là một Cao Sơn ở độ cao hơn 1.000m trầm mặc đầy cuốn hút. Người ta ví nơi đây có vẻ đẹp tựa như Sa Pa của Tây Bắc hay xứ Đà Lạt của đất rừng Tây Nguyên.
17 thg 5, 2022
Quán bún bò Giáo Toàn
Hơn 40 năm qua, quán bún bò Giáo Toàn của gia đình ông Nguyễn Đức Thịnh (42 tuổi) là điểm đến quen thuộc của nhiều người dân ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai. Nhiều người truyền tai nhau quán rộng như cái chợ, mỗi ngày chủ quán bán gần 1 tấn bò vì lúc nào khách cũng đông nghìn nghịt. Có thật là như vậy?
Mối quen khắp 3 tỉnh, thành
Hơn 16 giờ một ngày giữa tuần, tôi ghé quán bún bò Giáo Toàn của ông Thịnh tại số 218 Quốc lộ 1K (P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức). Trước quán, là hàng dài xe ô tô của khách đang đỗ còn bên trong, dù không phải giờ cao điểm nhưng cũng đã có gần trăm khách ngồi ăn. Tiếng cười nói rôm rả khắp quán.
Mối quen khắp 3 tỉnh, thành
Hơn 16 giờ một ngày giữa tuần, tôi ghé quán bún bò Giáo Toàn của ông Thịnh tại số 218 Quốc lộ 1K (P.Linh Xuân, TP.Thủ Đức). Trước quán, là hàng dài xe ô tô của khách đang đỗ còn bên trong, dù không phải giờ cao điểm nhưng cũng đã có gần trăm khách ngồi ăn. Tiếng cười nói rôm rả khắp quán.
16 thg 5, 2022
Về Long An ghé đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử Nam bộ
Mỗi năm vào đúng 3 ngày 17, 18 và 19 tháng giêng, đình Vạn Phước rộn ràng tiếng đờn, lời ca các nghệ nhân của nhiều ban nhạc đờn ca tài tử từ các địa phương hội tụ vể đây giao lưu nhân ngày Lễ Cầu an, Lễ giỗ của Đốc binh Nguyễn Quang Là và đức Nghệ nhân Đờn ca tài tử Nguyễn Quang Đại.
Đình Vạn Phước toạ lạc trên khu đất rộng 4.768 m² thuộc ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Đình Vạn Phước toạ lạc trên một khu đất rộng 4.768 m², diện tích xây dưng 255 m², ấp Vạn Phước, xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Theo sách Gia Định Thành thông chí của Trịnh Hoài Đức viết năm 1820 cũng như Địa bạ tỉnh Gia Định năm 1836, thì xã Mỹ Lệ ngày nay trước kia gồm 3 làng, trong đó có (làng) Vạn phước Phường thuộc tổng Phước Điền Thượng, huyện Phước Lộc, phủ Tân Bình, trấn Phiên An.
Ngôi đình có tên Vạn Phước có lẽ từ tên Vạn Phước phường ngày xưa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)