Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nam Định. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 7, 2024

Bảo vật quốc gia 'Thành bậc lan can' - tinh hoa nghệ thuật điêu khắc thời Lý

Thành bậc lan can là bảo vật chứa đựng những đường nét chạm trổ tinh tế, duyên dáng mà khỏe khoắn, phản ánh sự tài ba của các nhà kiến trúc, điêu khắc Đại Việt đầu thế kỷ XII. Đồng thời, còn phản ánh mối quan hệ, sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa quốc gia Đại Việt thời Lý với các nền văn hóa lớn thời đó.

Cách đây gần 1.000 năm, Bảo tháp Vạn Phong Thành Thiện là một công trình mang đậm giá trị văn hóa Phật giáo thời Lý, được xây dựng trên đỉnh núi Chương Sơn (xã Yên Lợi, H.Ý Yên, Nam Định).

Thành bậc lan can (hay còn gọi là tay vịn thành bậc) đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Nam Định. CÙ HIỀN

5 thg 7, 2024

Kiến trúc độc đáo của cầu ngói Thượng Nông hơn 300 tuổi ở Nam Định

Cầu ngói chợ Thượng, hay còn gọi là cầu ngói Thượng Nông, được xây dựng từ thế kỷ 18. Trải qua hơn 300 năm, đến nay cây cầu vẫn giữ được vẻ đẹp bề thế đầy cổ kính. Tháng 6.2012, cây cầu này được Bộ VH-TT-DL công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Nhắc đến cây cầu ngói chợ Thượng (tại xã Bình Minh, H.Nam Trực, tỉnh Nam Định) hơn 300 năm tuổi, phải bắt đầu từ lịch sử xa xưa: thời vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786), ở xã Thượng Nông, H.Nam Chân, trấn Sơn Nam (nay là thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, H.Nam Trực, tỉnh Nam Định) có ông Nguyễn Thọ Hoằng rất tài giỏi, được mời vào làm quan trong triều. Ông được nhà vua bổ nhiệm giữ chức tướng quân.

Sau này, khi bà Chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân mất, nhớ ơn công đức to lớn của bà, các thế hệ con cháu trong dòng họ Nguyễn và dân làng Thượng Nông đã lập phủ thờ bà. CÙ HIỀN

4 thg 7, 2024

Khám phá con đường bích họa ở Nam Định 'đốn tim' người đi đường

Con đường bích họa dài gần 2 km chạy dọc theo những bức tường thuộc địa bàn xã Hải An (H.Hải Hậu, Nam Định) đã truyền tải nhiều chủ đề liên quan đến lịch sử, văn hóa và khung cảnh làng quê Việt Nam đầy ý nghĩa.

Năm 2022, xã Hải An được UBND tỉnh Nam Định công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đây cũng là xã nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của H.Hải Hậu.

Những bức tranh tạo nên điểm nhấn, tạo ấn tượng cho mỗi người khi di chuyển qua xã Hải An. CÙ HIỀN

Bảo tàng Đồng quê độc nhất vô nhị ở Nam Định

Bảo tàng Đồng quê ở Nam Định đang lưu giữ hàng ngàn hiện vật có giá trị lịch sử. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm tham quan, du lịch của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Khoảng 10 năm trước, với mong muốn lưu giữ hồn cốt của làng quê Việt Nam, nhà giáo Ngô Thị Khiếu cùng chồng là thiếu tướng Hoàng Kiền, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đã sáng lập Bảo tàng Đồng quê (xã Giao Thịnh, H.Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Cũng từ đó, Bảo tàng Đồng quê được xem như là thiết chế văn hóa, có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu di sản văn hóa của cư dân vùng đồng bằng Bắc bộ.

Báo tàng Đồng quê được xem như một thiết chế văn hóa. MAI CHIẾN

1 thg 5, 2024

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Hơn 70 năm trước, nghề thổi thuỷ tinh đã có mặt tại thôn Xối Trì.

30 thg 12, 2023

Cháo sườn lưỡi Nam Định có gì đặc biệt mà ăn một lần nhớ mãi

Cháo sườn lưỡi là cách gọi tắt của đặc sản cháo lưỡi, cháo sườn sụn ở Nam Định. Chén cháo nóng hổi, thơm lừng những gia vị dân dã như tía tô, rau mùi, tiêu, ớt... đủ ấm bụng ngày đông.

Bát cháo sườn lưỡi sánh mịn. Ảnh: Xuân An

21 thg 8, 2023

Ngắm cây cầu gỗ mái lợp lá 700 tuổi độc đáo nhất Việt Nam

Cầu lợp Làng Kênh dài 10 m, rộng 4 m, cao 3 m, toàn bộ cột, xà, sàn cầu được làm bằng gỗ lim, mái lợp lá bổi (ngày nay thay bằng lá cọ), bên trong lòng cầu là hai dãy bục gỗ để người dân nghỉ ngơi.

Vẻ đẹp của cây Cầu lợp Làng Kênh trên con sông nhỏ Hải Ninh. (Ảnh: Bích Hằng/Vietnam+)

8 thg 8, 2023

Ngôi chùa ở Nam Định gần ngàn năm tuổi, nơi có 'báu vật' nặng 9 tấn giữa lòng hồ

Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, chùa Cổ Lễ là quần thể kiến trúc phật giáo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.

Nằm trên khu đất rộng hơn 10 mẫu Bắc Bộ tại huyện Trực Ninh (Nam Định), chùa Cổ Lễ hiện lên yên bình, trầm mặc giữa những khu nhà ở cao tầng, hiện đại. Ngôi chùa gần nghìn năm tuổi với những bức tường rêu phong bạc màu ấy đã âm thầm chứng kiến biết bao đổi thay của thời đại; lưu giữ trong mình sự trôi chảy của thời gian, của lịch sử và cả những giá trị văn hoá không thể đong đếm được. 

12 thg 6, 2023

Chiêm ngưỡng đền Thánh Sa Châu đẹp tựa trời Âu ở Nam Định

Được biết đến là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Nam Định, đền Thánh Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thuỷ) mang kiến trúc độc đáo, đẹp nguy nga đã trở thành điểm đến hút khách.

Ðền Thánh Sa Châu tọa lạc ở xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có lối kiến trúc phương Tây, là một trong những công trình tôn giáo độc đáo thu hút khách du lịch tới tham quan.

2 thg 5, 2023

Độc đáo hội kéo chữ tại Nam Định

Hội hoa trượng (trò kéo chữ) trong lễ hội Phủ Dày, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời, nhắc nhở con người về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Cùng với thực hành tín ngưỡng, những sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, hội hoa trượng góp phần làm phong phú không gian lễ hội, đưa Phủ Dày trở thành điểm du lịch tâm linh hấp dẫn với du khách.

Đông đảo người dân và du khách thập phương tham quan, trẩy hội Phủ Dầy năm 2023. Ảnh minh họa: Ảnh: Công Luật/TTXVN

29 thg 10, 2022

Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai

Với kiến trúc Gothic tinh xảo, quá trình xây dựng kéo dài nhiều năm, Vương cung thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội - nhà thờ Phú Nhai (xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định) đã trở thành biểu tượng văn hoá nổi tiếng của xứ đạo Nam Định.

Nhà thờ Phú Nhai mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.

Nhà thờ này thuở ban đầu có phong cách kiến trúc Gothic đậm dấu ấn Tây Ban Nha, sau được xây lại theo phong cách kiến trúc Gothic nước Pháp. Với chiều dài 80 mét, rộng 27 mét, cao 30 mét, Nhà thờ Phú Nhai được mệnh danh là Thánh đường lớn nhất Đông Nam Á.

Hai tháp chuông cao 44 mét đặt 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang với trọng lượng lần lượt là: 2 tấn – 1.2 tấn – 0.6 tấn và 0.1 tấn.

Vương cung Thánh đường Phú Nhai không chỉ là công trình mang ý nghĩa tôn giáo, tâm linh mà còn có sự độc đáo về kiến trúc nổi bật.

27 thg 10, 2022

Về Nam Định, thăm làng làm kèn Tây duy nhất của cả nước

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, Nam Định) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm và sửa chữa kèn đồng (kèn Tây). Ở đây hầu hết các công đoạn làm kèn đồng vẫn được thực hiện thủ công.

Làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) là nơi sản xuất và sửa chữa kèn đồng duy nhất trên cả nước.

24 thg 10, 2022

Nhà thờ Khoái Đồng, nơi thờ hiện thân của ông già Noel

Nhà thờ Khoái Đồng còn có tên gọi là Khói Đồng, một trong 5 thôn cổ của làng Vị Hoàng, thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Nhà thờ Khoái Đồng cùng với nhà thờ Chánh tòa của Đà Lạt là 2 nhà thờ của Việt Nam thờ thánh Nicolais - một vị thánh mà theo truyền thuyết của Thiên Chúa giáo chính là ông già Noel.

Nhà thờ Khoái Đồng xây dựng theo lối kiến trúc Gothic cổ được coi là một trong những kiến trúc độc đáo bậc nhất tại Việt Nam với mái vòm cong được nâng đỡ với hệ thống xà bằng xi măng uốn lượn theo mái tạo ra thế vững chãi.

Trên nhưng bức tường là những cột trụ được tạc công phu tượng những vị thánh Thiên Chúa giáo như thánh Patrick, thánh Peter, Giuse…

5 thg 10, 2022

Huyền thoại về chùa Cổ Lễ có 27 nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận”

Nhắc đến thị trấn Cổ Lễ (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), du khách sẽ nhớ đến ngay Chùa Cổ Lễ - nơi có những nhà sư “cởi áo cà sa khoác chiến bào ra trận” để giành lại độc lập cho dân tộc.

Chùa Cổ Lễ với lối kiến trúc độc đáo

Chùa Cổ Lễ cách trung tâm thành phố Nam Định khoảng 15 km; được xây dựng từ thế kỷ 12 thời Lý Thần Tôn với hiệu là "Thần Quang Tự". Chùa thờ Phật và Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không.

Theo văn bia còn lưu giữ tại chùa ghi lại, Đức Thánh Tổ Nguyễn Minh Không hương quán tại làng Điền Xá (huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình). Thủa nhỏ, ngài làm nghề chài lưới của cha ông; đến năm 29 tuổi ngài xuất gia.

Ngài cùng Thiên sư Giác Hải và Thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây Vực (Bắc Ấn Độ) tầm học phép "Tâm vô lậu" đắc "Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt".

26 thg 7, 2022

Khám phá vẻ đẹp nhà thờ Hưng Nghĩa

Nam Định vốn được biết đến là nơi mà đạo Công giáo phát triển nhất tại Việt Nam. Từ lâu, nơi đây đã nổi tiếng với những công trình kiến trúc nhà thờ nổi tiếng, lâu đời với vẻ đẹp nguy nga, những công trình kiến trúc tôn giáo với vẻ đẹp đậm chất châu Âu. Chỉ cần dành một ngày khám phá Nam Định là bạn sẽ mang về thật nhiều bức ảnh "chất lừ" cũng những nhà thờ đẹp bậc nhất vùng đất này. Đến với nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa du khách sẽ cảm thấy thích thú khi được chiêm ngưỡng một nhà thờ với lối thiết kế kín kẽ, nhiều chi tiết cầu kì, tinh xảo đậm chất Gothic.

Được xây dựng từ năm 1927, di chuyển về địa chỉ hiện nay vào năm 1943, khi đó nhà thờ được xây bằng gỗ lim và lợp nan ngói. Trải qua một thời gian, nhận thấy sự xuống cấp trầm trọng của nhà thờ, các giáo dân cùng cha xứ Giuse Phạm Khắc Thẩm cùng bàn bạc và thống nhất khởi công xây dựng lại nhà thờ vào ngày 22/8/2001. Mười một năm, với biết bao đóng góp về vật chất và cả mồ hôi công sức của bà con giáo dân, ngôi thánh đường trong mơ ước của bà con đã được chính thức khánh thành vào ngày 28/2/2012. Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa với chiều dài 76m, chiều rộng 33m, cao 24m và hai tháp chuông cao 60m là một công trình kiến trúc hoành tráng, bề thế, thể hiện được ý tưởng, tư duy và kiểu dáng kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn có sự biến hoá hài hoà với các yếu tố không gian xung quanh. Gian điện trong cùng là nơi đặt bàn thờ Đức Chúa Jesu, bên trên có mái vòm hình cầu và những ô cửa kính được thiết kế khoa học, giúp không gian nhà thờ rộng hơn, thoáng hơn và đón được ánh sáng tự nhiên của mặt trời.

Nhà thờ giáo xứ Hưng Nghĩa (Nam Định) mang nét kiến trúc đậm chất Gothic.

26 thg 5, 2022

Về Nam Định: Chiêm ngưỡng nhà thờ, tắm biển Quất Lâm, ăn nem Giao Thủy, nếm nước mắm Sa Châu...

Không nổi tiếng về du lịch như Hải Phòng, Quảng Ninh… nhưng ai về “xứ sở nhà thờ” Nam Định cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp kiến trúc của các công trình tôn giáo và hương vị của ẩm thực, tình người nơi đây.

Nhà thờ Hưng Nghĩa có hình dáng như một tòa lâu đài với các nét kiến trúc tinh xảo. Địa điểm này được nhiều bạn trẻ yêu thích chụp hình - Ảnh: HẢI YẾN

12 thg 4, 2022

Ấn đền Trần Nam Định và ý nghĩa của “Tích phúc vô cương’

Là một trong những tín ngưỡng văn hóa đặc biệt, là thói quen sinh hoạt văn hóa, tâm linh từ bao đời nay của người dân đất Thành Nam nói riêng và du khách thập phương nói chung, nhưng ấn đền Trần vẫn chưa thực sự được hiểu đúng và đủ giá trị vốn có.

Đền Trần Nam Định.

Ngôi đền thiêng ở vùng đất cổ quê hương Đức Thánh Trần

Về cuộc đời huyền thoại của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dân gian có câu thành ngữ: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc”. Trong hàng ngàn ngôi đền thờ Đức Thánh Trần trên khắp nước Việt, có đền Bảo Lộc (Nam Định) ở chính mảnh đất quê hương Ngài.

Cổng vào di tích đền Bảo Lộc.

29 thg 1, 2022

Kẹo sìu châu - món quà ngày xuân ở Nam Định

Kẹo có vị ngọt thanh của đường, vị bùi của vừng, béo ngậy của lạc, thường được thưởng thức cùng một chén trà ngon.

Khi ghé thăm thành phố Nam Định vào những ngày đầu xuân, đặc sản mà du khách thường thấy bày bán nhiều nhất chính là kẹo sìu châu. Đây cũng là món quà mà người dân thường mua về để ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc tặng nhau. Cùng với bún đũa, phở bò, món kẹo này là ba thức quà đến từ Nam Định được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong danh cách 100 món ăn và đặc sản của 63 tỉnh, thành hồi giữa năm 2021.

Kẹo mới ra lò có màu sắc nâu hồng, trong như hổ phách và không quá ngọt. Ảnh: Linh Trần

22 thg 1, 2022

Bún "nhà nghèo" ăn kèm tóp mỡ, giá 10.000 đồng/bát ở Nam Định

Ban đầu, món bún đơn thuần chỉ có riêu cua nhưng dần được "nâng tầm" hương vị với nguyên liệu bình dân là sung muối và tóp mỡ, trở thành đặc sản nổi danh xứ thành Nam hút khách thưởng thức.

Bên cạnh loạt đặc sản nổi tiếng như phở bò, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy,... ở Nam Định còn có một món ăn bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn, thu hút thực khách gần xa thưởng thức. Đó chính là món bún sung.

Đúng như tên gọi, bún sung được kết hợp từ các nguyên liệu gồm bún và sung muối, ngoài ra còn có tóp mỡ béo ngậy, vàng giòn. Cũng bởi vậy mà món ăn này còn được người dân Nam Định gọi là bún tóp mỡ. 

Bún sung (hay còn gọi bún tóp mỡ) là món ăn dân dã gắn bó với nhiều thế hệ người Nam Định từ hàng chục năm nay (Ảnh: @hoaianharies).