Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Du ký - Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 9, 2023

Phố lồng đèn tấp nập tối cuối tuần

Nửa tháng trước trung thu, khu phố lồng đèn Quận 5 thu hút biển người dạo phố, ngắm đèn, mua sắm.


Như thói quen mấy chục năm nay, các con đường Lương Nhữ Học - Phú Đinh - Lão Tử được các gia đình và cư dân tại TP HCM chọn làm điểm đi chơi cuối tuần cận Tết Trung thu. Trong đó, phố đi bộ Phú Đinh đông đúc nhất bởi là con phố lồng đèn chính của khu vực Chợ Lớn.

17 thg 9, 2023

Độc đáo di tích núi lửa cổ xưa

Ở Lý Sơn có những ngọn núi lửa kỳ vĩ, tiêu biểu là núi Thới Lới và Giếng Tiền. Miệng núi lửa Thới Lới cao 149m, Giếng Tiền cao 86m được ví như những "đài quan sát" biển đảo ở Lý Sơn. Đây là hai di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2020.

Độc đáo hai di tích núi lửa cổ

Theo các nhà địa chất, vào cuối kỷ Neogen (một kỷ địa chất thuộc đại Tân Sinh), cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Trên đảo lớn Lý Sơn có 5 hòn núi (Giếng Tiền, Hòn Tai, Hỏi Sỏi, Hòn Vung, Thới Lới) đều là chứng tích của núi lửa đã phun trào, rõ nhất là các hồ hình phễu (vốn là miệng núi lửa) trên núi Giếng Tiền và núi Thới Lới. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo, mà trong đó núi lửa cổ Thới Lới là thắng cảnh độc đáo, thu hút sự chú ý của khách du lịch trong nước và quốc tế.

Toàn cảnh núi Giếng Tiền . Ảnh: Bùi Thanh Trung

11 thg 9, 2023

Cá cóc, đặc sản lừng danh Cổ Chiên

Mất gần buổi sáng, ông Nguyễn Hùng Hậu, một cựu dân Vĩnh Long, mới tìm được người bán cá cóc để... chụp hình, nhưng không con nào đạt trọng lượng 1kg.

Cá cóc bố mẹ được thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt

Ông Hậu than thở: "Hồi xưa cá cóc nặng 2 - 3 kg là thường, giờ cá lớn hầu như không còn, dù giá bán lên đến 500.000 - 600.000 đồng/kg. Cá cóc đang trở thành đặc sản quý hiếm của dòng Cổ Chiên".

8 thg 9, 2023

Cồn Cá Hô trên dòng Cổ Chiên

Ngoài cái tên cồn Cá Hô, chắc cũng đã hai, ba thế hệ rồi, dân xứ này đi đâu cũng hay được người ta hỏi về loài cá vua trên sông Mekong còn tụ về đây không, nhưng người biết về nó càng ít dần...

Cồn Cá Hô nằm giữa sông Cổ Chiên, nơi giáp nước giữa 3 tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long và Bến Tre - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Cù lao Cá Lóc bảy nổi ba chìm

Phù sa bồi đắp dòng Mekong làm "sinh sôi" nhiều cồn, bãi. Đất mở và bước chân người tìm đến. Những ngôi nhà nhỏ, những xóm làng nhỏ là cả những thế giới nhỏ giữa các dòng sông mà không phải ai cũng biết với bao chuyện vừa gần gũi vừa lạ lẫm, thú vị.

Ông Hai Bé, ông Ba Hưng, những người cố cựu từng gắn bó với cồn Cá Lóc lúc cồn này mới nổi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Nằm gần bên thành phố Vĩnh Long, cồn Cá Lóc từng khiến người ta phát sốt lên khi khoảng năm 2019 bỗng dưng... lặn mất. Lúc mọi người nhốn nháo đi tìm thì nó lại... nổi lên. Chiếc cồn chỉ mới hết cảnh "ba chìm bảy nổi" trong thời gian gần đây khi có quyết tâm giữ cồn của những người "liều cùng mình".

3 thg 9, 2023

Nét quê bình dị ở cù lao Mỹ Hòa Hưng

Cù lao Mỹ Hòa Hưng, quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng được bao quanh bởi sông Hậu, cách trung tâm TP. Long Xuyên khoảng 3km. Chỉ cách phố thị bởi một chuyến phà, nhưng khi đặt chân lên cù lao đã thấy sự khác biệt, bởi không gian của làng quê xưa, hiền hậu và yên bình. Đó cũng là nét đặc trưng giúp du lịch ở Mỹ Hòa Hưng thu hút du khách gần xa.

2 thg 9, 2023

Thú vui bắt cua đồng

Mùa này, trên những cánh đồng ruộng lúa đã thu hoạch xong, chỉ còn trơ gốc rạ, hứng trọn những cơn mưa liên tiếp trút xuống. Nước ngập làm lũ cua bò ra khỏi hang để kiếm ăn và nơi trú ngụ mới. Người dân được dịp hồ hởi rủ nhau ra đồng bắt cua. Cảnh nhộn nhịp gợi lại thú vui dân dã mà nhiều người vẫn thường hoài niệm.


Sau vụ thu hoạch, bên cạnh trò “dí cù”, thì bắt cua cũng vui không kém. Thấy nhóm người thoăn thoát di chuyển bắt cua như chơi, cứ vài bước chân là “lụm” 1 con bỏ vào thùng… ai nấy trên bờ cũng bị “cuốn” theo, chăm chú quan sát.

Cung đường mây bay

Quốc lộ 24 kết nối Quảng Ngãi với Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên. Đây không chỉ là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng về mặt giao thương, mà còn là cung đường trải nghiệm thú vị đối với khách du lịch, nhất là đối với các phượt thủ khi được đắm mình trong biển mây trên đèo Viôlắc.

Săn mây trên đèo Viôlắc

Vào mùa hè và mùa xuân, nhiều du khách đã đến cung đường đèo Viôlắc trên Quốc lộ 24, đoạn qua địa phận huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và huyện Kon Plông (Kon Tum), để trải nghiệm cảm giác săn mây thú vị. Mùa này, vào buổi chiều ở miền núi có mưa dông, vậy nên vào sáng sớm có rất nhiều mây. Theo các bạn trẻ, thời điểm săn mây thú vị nhất là tầm 5 - 6 giờ sáng. Quang cảnh núi non tuyệt đẹp với bạt ngàn mây bao phủ, như thể cảnh đẹp của thiên đường mây ở Tà Xùa (Sơn La) vậy.

Cảnh đẹp trên đèo Viôlắc. Ảnh: ĐOÀN VƯƠNG QUỐC

1 thg 9, 2023

Nhà thờ ở Lạc An

Lạc An là một xã thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Trước kia, Lạc An thuộc quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa. Cái tên Lạc An gắn liền với rừng rậm hoang vu và từ chỗ rừng rậm hoang vu này nó gắn liền với chiến khu. Chiến khu Đ được hình thành vào tháng 2/1946, khởi đầu từ 5 xã: Tân Hoà, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (đều thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Biên Hoà).

Lạc An được nhắc đến cùng Trị An trong lời bài hát Trị An âm vang mùa xuân:

Về lại chiến khu, ghé qua Thường Lang hay qua Lạc An
Một trời nước non, Tân Uyên chờ ai, sương bay Mã Đà

Nhà thờ giáo xứ Thượng Phúc, Lạc An. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mùa khai thác vẹm ở Lý Sơn

Mùa hè, nhiều người dân ở huyện Lý Sơn thường xuyên ra các gành đá san hô để tìm vẹm (còn gọi là hàu son) bắt bán. Nhờ bắt được loại nhuyễn thể bé xíu này mà người dân có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.

Lễ cúng cô hồn của gia đình người Hoa ở Sài Gòn

Sau khi xong mâm cúng, ông Trần Ban Trí ở quận 5 tung gần 10 triệu đồng ra đường cho nhiều thanh niên giành giật, để xua đi xui xẻo, chiều Rằm tháng 7.


15h, ngày 30/8 (Rằm tháng 7), ông Trần Ban Trí (áo trắng) bắt đầu bày biện mâm lễ cúng cô hồn tại cửa hàng ở góc đường Phùng Hưng - Trần Hưng Đạo B. Ông cho biết, ba đời gia đình ở khu vực này buôn bán thuốc, năm nào cũng làm lễ cúng cô hồn.

"Với người Hoa, tục cúng cô hồn là nghi lễ quan trọng trong tháng 7 âm lịch, nhất là với người kinh doanh", người đàn ông 66 tuổi nói, cho biết việc cúng tế là cách để san sẻ sự bất hạnh với những linh hồn lang thang, để họ không quấy nhiễu, cho gia chủ được yên ổn làm ăn.

Hai ngày cắm trại bên mũi đất hoang sơ ở biển Bình Thuận

Mũi Yến ẩn mình sau những đồi cát ở Bàu Trắng, Bình Thuận, không có dân cư, du lịch chưa phát triển.


Mũi Yến thuộc xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, cách khu du lịch Bàu Trắng khoảng 4 km. Khác với không khí nhộn nhịp của Bàu Trắng với những xe Jeep nhiều màu nối đuôi nhau chở du khách, Mũi Yến còn hoang sơ và chưa có các dịch vụ du lịch. Đoạn đường xuyên qua những đụn cát trắng dẫn du khách đến Mũi Yến với những ngọn đồi đủ hình thù vươn ra biển Hòa Thắng. Nhờ địa hình đồi thoai thoải, Mũi Yến là bãi cắm trại ven biển lý tưởng cho những du khách muốn hòa mình với thiên nhiên hoang sơ.

26 thg 8, 2023

Cảnh quan mê hoặc của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng

Công viên địa chất Non nước Cao Bằng là một miền đất hiếm có, nơi du khách vừa có thể tìm hiểu lịch sử của Trái Đất, vừa là nơi lý tưởng để khám phá vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.

Nằm tại tỉnh địa đầu Cao Bằng, Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2018, trở thành Công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam, sau Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang. Ảnh: Những dãy núi trùng điệp tại huyện Quảng Hòa, Cao Bằng

25 thg 8, 2023

Gìn giữ vẻ đẹp đại ngàn để phát triển du lịch Kon Plông

Tỉnh Kon Tum có trên 609.600 ha rừng, trong đó hơn 547.700 ha là rừng tự nhiên với độ che phủ trên 63% diện tích của tỉnh. Cùng với phát triển kinh tế rừng, những năm gần đây nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số tại chỗ, đơn vị, địa phương của tỉnh Kon Tum còn tập trung bảo vệ, giữ gìn, khai thác vẻ đẹp riêng có với hệ động, thực vật phong phú của núi rừng tạo thành sản phẩm du lịch.

Cách thành phố Kon Tum gần 100 km theo hướng Tây Bắc, làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông nằm tách biệt và yên bình giữa núi rừng. Đầu tháng 5 vừa qua 62 hộ dân với khoảng 300 khẩu, 100% là bà con dân tộc thiểu số Xơ Đăng vui mừng đón nhận Quyết định của UBND tỉnh Kon Tum công nhận Vi Rơ Ngheo là làng du lịch cộng đồng.

Người Xơ Đăng ở huyện Kon Plông giới thiệu văn hóa ẩm thực đậm hương vị núi rừng với du khách.

22 thg 8, 2023

Vườn cây có múi thu hút mạnh du khách

Trung bình mỗi tháng có hàng ngàn lượt du khách các tỉnh, thành tìm đến các vườn cây trái ở xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên tham quan, vui chơi, hít thở bầu không khí trong lành được ví như một Đà Lạt thu nhỏ. Từ đây, hàng tấn trái cây đặc sản của vùng đất này được du khách đặt mua, tạo thu nhập khá lớn cho người nông dân. Mô hình du lịch sinh thái vườn tại đây đang mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng đòi hỏi người nông dân và chính quyền địa phương phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra.

Du khách chụp hình lưu niệm tại Sol Retreat

19 thg 8, 2023

Ngược dòng Lam thăm Tương Dương xứ Nghệ

Nếu không có những ngày lang thang từ Thanh Chương sang Con Cuông rồi dấn bước lên vùng biên ải Tương Dương, Kỳ Sơn, chúng tôi sẽ không biết bao giờ mới có dịp đặt chân tới thượng nguồn dòng sông Cả (sông Lam) huyền thoại, khám phá những nét văn hóa của người Ơ Đu - tộc người có dân số ít nhất trong 54 dân tộc Việt Nam.

Cứ mỗi lần đến một vùng đất mới lạ, tôi thường chọn chùa chiền hoặc đền miếu là điểm đến thăm viếng đầu tiên. Bởi lẽ di tích không chỉ đơn thuần là kiến trúc cổ kính, trầm mặc mang giá trị văn hóa tín ngưỡng, tâm linh bản địa mà còn gắn liền lịch sử khai hoang mở đất của tiền nhân.

Ngã ba sông Cửa Rào - nơi hợp lưu của hai dòng sông Nậm Nơn và Nậm Mộ, đồng thời là khởi nguồn của dòng Lam. TRẦN THẾ DŨNG

Chuyện về cộng đồng dân tộc ít người nhất Việt Nam

Để đến được bản Văng Môn thuộc xã Nga My vùng sâu, vùng xa huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An - nơi định cư của tộc người Ơ Đu, tôi phải đi xe máy từ thành phố Vinh, vượt khoảng 240 km dưới cái nắng nóng dữ dội của gió Lào vào một ngày cuối hè - thời điểm mà người bản địa ví von Tương Dương như chảo lửa rang chín mọi thứ.

Giữa trưa, theo sự chỉ dẫn của ông Lương Tuấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nga My, tôi tìm đến bản Văng Môn nằm ven con suối nhỏ cách trung tâm xã không xa. Giờ này, đường vào thôn bản vắng lặng, không một bóng người, nhiều nhà dân cũng cửa đóng, then cài. Có thể do ngại nắng nóng nên bà con hạn chế ra ngoài hoặc đi rừng đi nương cả. Tiếp tôi là bà Lương Thị Lan, năm nay 40 tuổi, là Trưởng bản do dân tín nhiệm bầu cách đây 5 năm. Từ đây, câu chuyện về cội nguồn của dân tộc Ơ Đu được bà kể lại.

Tổ tiên người Ơ Đu từng sống thịnh vượng dọc theo song Nậm Mộ khởi nguồn sông Lam. TRẦN THẾ DŨNG

15 thg 8, 2023

Du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”

Tỉnh Quảng Trị là tuyến lửa ác liệt trong cuộc chiến tranh giữ nước. Hiện nay nơi này lưu giữ một hệ thống di tích lịch sử chiến tranh rất đặc biệt. Địa phương này đang chú trọng phát triển du lịch “Hoài niệm về chiến trường xưa và đồng đội”, tạo nên thương hiệu của du lịch Quảng Trị.

Tỉnh Quảng trị có hơn 500 di tích, cụm di tích lịch sử cách mạng và danh thắng, trong đó 33 di tích và cụm di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia, 4 di tích và cụm di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Mỗi năm, “vùng đất lửa” đón hàng triệu lượt du khách trong và ngoài nước, chủ yếu đi theo loại hình du lịch hoài niệm về thăm lại chiến trường xưa, tìm hiểu về truyền thống lịch sử cách mạng và tri ân các anh hùng liệt sĩ.

Ông Nguyễn Đình Phong, du khách từ Hà Nội đến thăm Quảng Trị vào dịp 27/7 cho biết: “Chúng tôi vào vùng đất Quảng Trị để thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ. Chúng tôi là thế hệ sau, cũng mong muốn toàn dân cũng như toàn quân lúc nào cũng nhớ đến sự hy sinh xương máu của đồng đội. Đến ngày hôm nay, mình đến đây để thắp hương cho các đồng chí đã ngã xuống”.

Những cựu binh Trung đoàn pháo cao xạ 241 năm xưa về thắp hương tưởng nhớ đồng đội

14 thg 8, 2023

Đầm sen độc nhất trên cao nguyên núi lửa

Vi vu trên những con dốc quanh co ở vùng núi lửa Đắk Nông, nhiều người ngỡ ngàng trước bức tranh sơn thủy hữu tình với điểm nhấn là đầm sen độc nhất trên cao nguyên, được hình thành từ quá trình trẻ hóa của sông Cha (sông Krông Nô), từ hàng nghìn năm trước.

Sen hồng trên cao nguyên

Một ngày cuối tuần, tôi men theo Quốc lộ 28, khám phá vùng đất Krông Nô (Đắk Nông) - một điểm dừng chân hấp dẫn với nhiều du khách trong và ngoài nước, khi sở hữu hệ thống các hang động núi lửa dài và đẹp bậc nhất khu vực Đông Nam Á.

Thời điểm này, cao nguyên Đắk Nông đang bước vào mùa mưa, thi thoảng những cơn mưa rừng đến rồi đi bất chợt càng tô thêm sắc màu cho vùng đất đại ngàn. Đường lên cao nguyên quanh co, một bên ôm sát sườn đồi, phía còn lại thoai thoải đồng lúa, nương ngô, dệt nên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ.

10 thg 8, 2023

Đi tìm 'vàng ròng' trên đảo Quan Lạn

Minh Ngọc đã trải nghiệm đi đào sá sùng, một loài hải sản quý từng là sản vật tiến vua, được ví như "vàng ròng" của biển Quan Lạn.

Đến đảo Quan Lạn vào 27/7, Phạm Minh Ngọc (29 tuổi, Hải Phòng) lưu trú tại nhà bà Hạnh tại thôn Đông Nam, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Tại đây, cô đã cùng bà Hạnh đi đào bắt sá sùng, đặc sản đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào năm 2015.

Sá sùng còn được gọi là giun biển, là loài động vật thân mềm, không xương, màu nâu đỏ, có hình dạng giống giun đất, dài khoảng 5-10 cm. Sá sùng từng là sản vật tiến vua thời xưa và hiện được ví là "vàng ròng" của vùng biển Vân Đồn bởi có thời điểm một chỉ vàng mới mua được một kg sá sùng.

Ngọc cho biết ban đầu, cô nghĩ người bán "thổi giá" vì nhìn chúng không có gì hấp dẫn. Nhưng sau buổi sáng trực tiếp trải nghiệm cùng bà Hạnh, người có thâm niên trong nghề, cô đã thay đổi quan điểm. "Sá sùng đắt đỏ không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng cao mà còn vì sự nhọc nhằn, vất vả của nghề đào sá sùng vào sáng sớm tinh mơ", Ngọc nói.

Sá sùng tươi được đào bắt bằng tay tại vùng biển Quan Lạn, huyện Vân Đồn.