31 thg 8, 2013

"U Minh xứ sở lạ lùng"...

Chiếc vỏ composite chở chúng tôi phăng phăng rẽ sóng, bỏ lại phía sau những cụm bèo và những giề lục bình non tơ xanh biếc. Một ngày ở Vườn quốc gia U Minh Thượng dường như quá ngắn... 

Ngư ông giữa cánh đồng nước bao la U Minh Thượng - Ảnh: Hoài Vũ

Sau khi qua phà Tắc Cậu, cho xe chạy dọc theo quốc lộ 63, tiến thẳng về U Minh Thượng, chúng tôi dừng chân ở hồ Hoa Mai - trung tâm du lịch của Vườn quốc gia U Minh Thượng - nghỉ ngơi, ăn uống để chuẩn bị cho một chuyến du lịch khám phá.


Về miệt vườn ăn bông bí rợ

Ngày xưa, ao ước của các cô gái miền Tây Nam bộ thật dung dị, nhẹ nhàng, được thể hiện qua câu ca dao: Mẹ mong gả thiếp về vườn/Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh.


Thứ bông bí luộc được nhắc đến ở đây là bông bí rợ hay bí đỏ. Bí rợ có thân dài với những tua vòi quấn chặt giàn leo hay bất kỳ thứ gì trên đường đi của nó. Thân cây được bao phủ bởi lớp lông cứng dòn, không gai. 

Lá bí lớn, phủ một lớp lông mềm. Giống bí rợ ngon nhất, dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng là bí Vàm Răng, được trồng phổ biến ở Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, trái tròn dẹp, có khía, nặng 3 - 5kg, thịt dày, dẻo, màu vàng tươi, phẩm chất ngon.

Mít nài là sa kê?

Sau hai bài viết về di tích Đàn Tiên Cái Khế ở thành phố Cần Thơ của tác giả Lâm Văn Sơn, có bạn đọc cho rằng tác giả đã nhầm lẫn giữa cây sa kê với mít nài và hình ảnh minh họa trong bài chính là cây sa kê. Sau đó, nhiều người khác tham gia bàn thêm về thông tin này, nhiều bạn còn trích dẫn các nguồn từ Internet để chứng minh cho ý kiến của mình.

Thân cây, cành, lá mít nài giống y như sa kê, nhưng mít nài ra hoa và thành trái dài nhỏ, gọi là dái mít, có hai loại đực (có lớp phấn vàng) và cái (da xanh). 

Lên núi Tà Cú

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 30km, Khu du lịch núi Tà Cú rộng khoảng 250.000 m2,  thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Đây là điểm du lịch mà bất cứ ai đến Phan Thiết không nên bỏ qua, bởi nơi đây không chỉ hấp dẫn dân thích dã ngoại mà còn là tuyến du lịch tâm linh thu hút người hành hương.

Núi Tà Cú cao hơn 500m. Có hai đường để đi lên núi. Đi đường bộ phải leo hơn 1.000 bậc thang, dành cho người thích mạo hiểm hay cắm trại, nghỉ lại. Thuận tiện hơn là đi bằng cáp treo. Cáp treo đi khá nhanh, chỉ mất khoảng 15 phút, khách chưa kịp ngắm kỹ núi rừng hùng vĩ, trùng điệp bên dưới, những vạt hoa rừng ẩn hiện… đã lên đến nơi. Rời khỏi cáp treo, khách đi theo đường mòn khoảng 200m mới đến khu vực chùa Núi. Nhiệt độ quanh năm ở đây khá lý tưởng, dao động khoảng 18-22oC,  không khí trong lành, mát mẻ. 

Cổng chào khu du lịch Tà Cú 

Cồn Vành, cửa ngõ du lịch vịnh Bắc Bộ

Đảo Cồn Vành, Thái Bình, được xem là cửa ngõ vịnh Bắc Bộ với bãi biển đẹp cùng triền cát trải dài, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cho một chuyến du lịch biển cuối tuần của bạn.

Cồn Vành thuộc huyện Tiền Hải, Thái Bình, cách Hà Nội 140 km. Trên bản đồ du lịch biển của vịnh Bắc Bộ, Cồn Vành nằm ở vị trí trung tâm, cách vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng) không xa, lại cận kề với các bãi tắm ở Nam Định. Nếu là một tín đồ của du lịch bụi, một trong cồn biển đẹp nhất miền Bắc này chắc chắn sẽ là điểm đến thú vị dành cho bạn. 

Đi cà kheo trong ngày hội ở bãi biển Cồn Vành. Ảnh: Baothaibinh.com. 


Cuối tuần với đầm Vân Long

Nằm cách Hà Nội chừng 80 km, thuộc địa phận tỉnh Ninh Bình, cách phố phường náo nhiệt chưa đầy 2 km, một khung cảnh trời mây non nước bỗng hiện ra thanh bình và tĩnh lặng.

Từ Hà Nội xuôi theo con đường quốc lộ 1A, qua Phủ Lý đến ngã ba Gián Khẩu, rẽ trái để chạy theo đường vào Nho Quan và thêm khoảng 8 km để đến với xã Gia Vân – huyện Gia Viễn. Đầm Vân Long nằm ngay dưới chân đê và hẳn sẽ làm bạn ngạc nhiên khi dừng lại.

Một cuộc dạo chơi bắt đầu bằng con thuyền nan mộc mạc tách bến đưa khách khám phá một vòng quanh đầm Vân Long. Trong không gian tĩnh mịch của đất trời, tiếng khua chèo của con thuyền nhỏ cũng khiến cả không gian bị khuấy động. Cả khu đầm nằm gọn trong thung lũng với bốn bề là những dãy núi đá vôi, những thảm thực vật của đặc trưng của vùng ngập nước. 

Cảnh sắc tĩnh mịch của đầm Vân Long. 

30 thg 8, 2013

Kỳ thú chùa Hang núi Chùa

Chùa Hang còn có tên gọi khác là chùa Thiên Sanh, được xây dựng làm nơi thờ Phật trong một hang đá tự nhiên giữa lưng chừng núi (dân gian vẫn gọi là núi Chùa) thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, huyện Phù Mỹ (Bình Định).

Mặt tiền chùa Hang

Từ thị trấn Phù Mỹ đi về hướng tây theo đường Chu Văn An khoảng 4km, rẽ trái về phía núi đá 1km là đến chùa Hang. Đặc biệt, với du khách chưa từng đặt chân đến đây, có thể dễ dàng nhận ra chùa Hang do từ xa đã trông thấy một khối đá khổng lồ vươn ra giữa lưng chừng núi. Đó chính là “mái che” tự nhiên của chùa.

Muốn viếng chùa, thắp hương lễ Phật và vãn cảnh, phải vượt qua những bậc cấp được xây bằng đá và xi măng. Tuy nằm trên núi cao nhưng đường lên chùa rất dễ đi. Đến lưng chừng núi, sẽ bắt gặp một khoảng sân nhỏ, khá bằng phẳng. Đây là cửa hang và cũng là mặt tiền của chùa.

Chùa Thiền Sơn (Khánh Hòa)

Từ trung tâm thị xã Ninh Hòa theo dọc quốc lộ 1 vê phía Đông Nam khoảng 5km, rẽ về bên tay phải theo con đường hương lộ đi hơn 4km nửa nhìn về tay phải là chùa Thiền Sơn.

Chùa Thiền Sơn, còn gọi là chùa Lỗ Mây tọa lạc dưới chân hòn Ðộc (hòn Một) thuộc thôn Trường Lộc, xã Ninh Hưng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Chùa do Hòa thượng Thích Nhơn Sơn húy thượng Trừng hạ Nghệ, tự Thiện Tinh đời thứ 42 dòng Lâm Tế Chánh tông khai sơn, khoảng đầu thế kỷ XX. Tổ khai sơn thế danh Nguyễn Du còn gọi là Nguyễn Phát, sinh năm 1888, tại Bồng Sơn, tỉnh Bình Ðịnh. Năm 20 tuổi Ngài cùng mẹ và hai chị gái rời quê hương vào Trường Lộc, Ninh Hòa khai khẩn đất hoang lập nghiệp. Chàng thanh niên 20 tuổi này đã cùng một số hộ cùng gia đình mình đến Lỗ Mây cuối thôn Trường Lộc, lập ấp mới mang tên là ấp Bình Tây. Bình là Bình Định, Tây: phía Tây Trường Lộc.

Bí ẩn trong chùa cổ Võng La

Chùa Võng La, một ngôi chùa cổ vẫn còn giữ được nét cổ kính, nguyên sơ vốn có, cảnh vật chùa đẹp thơ mộng, hữu tình làm say đắm lòng người. Ngôi chùa này còn là nơi chứa đựng nhiều câu chuyện huyền bí khá độc đáo, trong đó có dấu tích người Chăm Pa cổ. 

Trong không gian thanh tịnh của chốn cửa thiền, sư thầy Thích Đàm Hòa kể cho chúng tôi nghe về những truyền thuyết gắn liền với ngôi chùa. Chùa Võng La được nhân dân thuộc tổng Võng La xưa xây dựng vào khoảng thế kỷ 17, trên mảnh đất rộng gần 1.000 m² nằm ven sông Hồng với cảnh vật khá hữu tình. Tương truyền Đức Thánh Tổ của chùa giỏi y thuật, từng chữa khỏi bệnh cho mẹ Chúa Trịnh, nên được nhân dân tạc tượng bằng đá để thờ cúng trong chùa. Chùa chính được xây dựng theo lối kiến trúc thời Lê, nhưng qua chiến tranh đã bị tàn phá nhiều, sau đó được nhân dân tôn tạo lại.

Món ngon Quảng Trị ăn rồi nhớ mãi

Các đặc sản nơi này phải chắt chiu từ thiên nhiên khắc nghiệt nhất, chính bởi thế nên hương vị chẳng thể quên. 

Mảnh đất miền Trung gió Lào này đã từng là chiến trường ác liệt nhất trong suốt 20 năm của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Thiên nhiên cũng không ưu đãi nơi này, cây trái không nhiều, thủy hải sản không lắm, thế nhưng những người dân đã sáng tạo ra nhiều món ngon mà các nơi khác cũng phải ngả mũ chào.

Thịt trâu lá trơng

Món ăn mang tên hai nguyên liệu chính làm nên sự đặc biệt: thịt trâu và lá trơng (trơơng). Thịt trâu vốn bổ dưỡng, chữa được nhiều bệnh như đau lưng, phù chân, phong thấp… Thậm chí có người còn cho rằng nó tốt hơn thịt bò. Chính vì thế, nơi nào cũng có cách chế biến thịt trâu nhưng dám chắc rằng không đâu có vị như ở Quảng Trị này.

Ẩm thực Hòa Bình gợi miền sơn cước

Các món ăn nơi đây còn vương vất màu sắc của dân tộc Mường rất độc đáo sẽ thỏa mãn bất cứ vị khách khó tính nào. 

Không quá xa Hà Nội, Hòa Bình là điểm đến khá thú vị với cảnh sắc thiên nhiên phong phú. Mỗi địa hình tiêu biểu của Hòa Bình đều có những đại diện món ăn ấn tượng.

Vùng trung du đồi thấp Lương Sơn có thịt trâu lá lồm, vùng núi đá vôi địa hình karst trùng trùng Kim Bôi, Lạc Sơn, Cao Phong với gà nuôi thả, cho tới vùng lòng hồ mênh mông sông Đà với đa dạng các loại cá ngon và vùng núi cao Mai Châu với một phần dãy Pù Luông nổi tiếng cùng các loại rau lá rừng tạo thành món ngon.

Cá sông Đà nướng đồ

Vùng lòng hồ sông Đà chứa trong nó rất nhiều loại cá nước ngọt ngon lành. Nào là trắm, chép, lăng, nheo… có thể làm ra hàng chục món khác nhau. Trong đó, không thể không kể đến món cá nướng đồ.

Đặc sản Bạc Liêu quyến rũ hồn người

Nếu có dịp thử món ngon vật lạ Bạc Liêu, bạn sẽ bị ấn tượng, đê mê trong sự quyến rũ của ẩm thực vùng đất phương Nam.

Bạc Liêu lôi cuốn người ta bằng câu chuyện truyền kì về chàng Bạch công tử và Hắc công tử giàu có bậc nhất, ăn chơi bậc nhất và đào hoa bậc nhất. Thời gian dần qua đi, cuộc đời của chàng công tử “đốt tiền nấu trứng” càng mang thêm nhiều màu sắc và trở nên hư thực khó phân làm du khách cứ bị cuốn đi. 

Và nếu có dịp thử món ngon vật lạ xứ này, sẽ càng bị ấn tượng, sẽ càng khó quên và đê mê trong sự quyến rũ của vùng đất phương Nam. Bánh củ cải, bún bò cay, cốn xại, xá bấu… lạ lẫm với khách phương xa nhưng độc đáo và đáng thử lắm.


27 thg 8, 2013

Tản mạn Trà Cú

Trà Cú là một huyện nghèo thuộc tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh thì không phải là tỉnh giàu!), cách thành phố Trà Vinh khoảng 35 km.

Trà Cú là huyện có tỷ lệ người Khmer cao nhất tỉnh Trà Vinh (mà Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ người Khmer cao nhất nước). Theo thống kê thì hơn 30% dân số Trà Vinh là người Khmer, và số người Khmer ở Trà Vinh chiếm tới 27,6% người Khmer cả nước. Còn tại Trà Cú tỷ lệ người Khmer trên dân số là... 60%, nghĩa là tại Trà Cú người Khmer đông hơn người Việt!


Cơm lam bản Nủa

Mỗi khi có dịp gặp nhau, các bạn đồng hành trong chuyến đi Pù Luông lại nhắc nhớ những món ăn dân dã của người Thái. Nhưng có lẽ ai cũng nhớ nhất món cơm lam bản Nủa, một món ăn thấm đượm tình cảm đồng bào.

Bữa cơm lam ở bản Nủa - Ảnh: Thủy OCG

Trên mâm cơm tối, chủ nhà nghỉ ở bản Nủa (xã Lũng Cao, huyện Bá Thước, Thanh Hóa), một bản sinh thái nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, hỏi mấy vị khách đường xa sáng mai có muốn ăn sáng bằng cơm lam không. Cả nhóm hồ hởi dặn chủ nhà bắt thêm cho con gà nướng với một con vịt nướng, hứa hẹn sớm mai sẽ có một bữa sáng đã đời.

Măng tre hầm giò, móng heo

Măng tre có nhiều loại: tre gai, tre mỡ, tre Mạnh Tông… Trong số đó, măng tre Mạnh Tông ngon khó có loại măng nào sánh bằng; nó còn gắn liền với câu chuyện đầy cảm động về lòng hiếu thảo của Mạnh Tông.

Chồi măng

Sách Nhị thập tứ hiếu của Lý Văn Phức kể chuyện thời Tam Quốc, Mạnh Tông - người ở đất Giang Hạ, mồ côi cha, chỉ còn mẹ già. Một hôm, mẹ bị bệnh, thèm ăn canh măng; nhưng bấy giờ là mùa đông, khó tìm ra măng. Ông đi vào trong rừng tre, ngồi bên gốc tre mà khóc. Bỗng đâu có chồi măng từ dưới đất mọc lên. Mạnh Tông vui mừng cắt mang về nhà nấu canh cho mẹ ăn. Ăn xong, bà mẹ liền hết bịnh. Từ đấy thứ măng tre màu xám, mọc trái mùa, ăn nên thuốc, được gọi măng Mạnh Tông.


26 thg 8, 2013

Đền Ông Trần ở Long Sơn

Du khách đến Vũng Tàu còn có dịp biết đến một địa danh độc đáo ở xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu; đó chính là khu Nhà Lớn Long Sơn (còn gọi là đền Ông Trần) là một quần thể kiến trúc theo lối cổ. Đây là nơi tập trung sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của người dân trong vùng.

Cổng vào khu đền Ông Trần. Ảnh: Mỹ An.

Khu Nhà Lớn Long Sơn là một tập hợp quần thể kiến trúc khép kín với nhiều công trình như dãy nhà phố, chợ, lầu dài, nhà máy đèn... Hiện nay, ngoài những dãy nhà bằng gỗ có niên đại hơn 100 năm tuổi, nơi đây còn có những đồ vật rất có giá trị như bộ ghế ‘bát tiên’ của vua Thành Thái cũng như tồn tại một nét văn hóa riêng gắn với phố cổ là đạo Ông Trần.


Sông Cầu xanh ngát bóng dừa

Thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên nằm giữa 2 thành phố Quy Nhơn (Bình Định) và Tuy Hòa (Phú Yên). Có lẽ do nằm trong “vùng trũng” giữa đèo Cù Mông và đèo Cả, nên Sông Cầu là một trong những thị xã trẻ yên bình, trù phú và nên thơ. 

Ngoài nổi tiếng với những món hải sản tươi ngon, vùng đất này còn được xem là “thủ phủ” của xứ dừa miền Trung. Dừa ở đây đã có từ rất lâu. Lúc sinh thời, nhà thơ Quách Tấn có lần ngang qua, không nén được cảm xúc trước khung cảnh nên thơ của rừng dừa, đã viết: “Rừng dừa mé biển cong đuôi phụng/Rẫy bắp sườn non thẳng cánh cò” (Qua Phú Yên tức cảnh). Đúng vậy, khi đến Sông Cầu, đứng từ trên đỉnh dốc Găng, một con dốc cao nằm trên quốc lộ 1 nhìn xuống, toàn thị xã ẩn hiện trong một vùng rừng dừa xanh bát ngát nối từ chân núi đến tận bờ biển.


Những con đường rợp mát bóng dừa ở Sông Cầu - Ảnh: Đào Tấn Trực 

Độc đáo đặc sản Phú Quốc

Đảo ngọc Phú Quốc giữ riêng cho mình những đặc sản hiếm chẳng nơi đâu có được. Vì thế, có dịp thăm thú nơi đây, nhớ tìm và thưởng thức kẻo tiếc mãi một chuyến đi... 


Phú Quốc - hòn đảo lớn nhất Việt Nam, là có thể thưởng thức mặt trời lặn trên đại dương, rất đáng đến một lần trong đời. Không chỉ có biển mênh mông, tươi mát; hòn đảo ngọc này còn có núi đồi và rừng nguyên sinh xanh mướt bao phủ, với nhiều thác, suối chảy ngoạn mục. Nó cũng giữ riêng cho mình những đặc sản hiếm nơi đâu có được.

Gỏi cá trích

Cá trích có rất nhiều và quanh năm ở vùng biển Phú Quốc vì thế, gỏi ở đây lúc nào cũng tươi mới và hấp dẫn.

Cá vừa từ biển được làm sạch, thái mỏng ngon mắt lắm, miếng nào miếng ấy mướt mát. Nước cốt chanh, ớt, hành tây thái thật mỏng và nhỏ được trộn đều với cá vừa sơ chế. Đi kèm món này không thể thiếu rau sống lấy từ rừng trên đảo, dừa khô nạo, bánh tráng dẻo, dai cùng nước chấm làm từ từ ớt, tỏi và đậu phộng rang pha với mắm ngon chính hiệu Phú Quốc. 

Gỏi cá trích vừa ngon vừa bổ, lại lạ vị (Ảnh: Internet) 

Ẩm thực xứ Lạng: Đậm đà sắc núi

Xứ Lạng dẫn dụ khách du lịch bằng vẻ ngoài quyến rũ và cái hồn ẩm thực đậm sắc núi, thẫm sắc tình.

Lạng Sơn là vùng xa xôi nơi phía Bắc Tổ Quốc với những ngọn núi hùng vĩ, con đèo ngoạn mục như chốn tiên cảnh. Đặc sản nơi đây theo đó mà cũng mang hơi thở của núi rừng, thật khác biệt.

Lợn sữa quay mắc mật

Lợn sữa quay thì nơi đâu cũng làm được nhưng lợn sữa quay cùng lá mắc mật và các gia vị tẩm ướp theo kiểu Lạng Sơn thì thật sự đặc biệt. Vừa ngọt thịt, giòn da, vừa thơm mùi mắc mật lạ lẫm, rồi béo ngậy của dầu quyện với mật ong, đây quả là đặc sản khó quên xứ Lạng.

Để có được món ăn hoàn hảo, lợn sữa phải kì công từ khâu chọn nguyên liệu, sao cho không quá to sẽ nhiều mỡ, ngấy, nhưng không quá bé vì thịt nhão nhoẹt. Sau các công đoạn làm lông, mổ lấy hết nội tạng thì đầu bếp bắt đầu dùng gia vị là muối, tiêu xát đều trong bụng lợn. Phần quan trọng là chọn lá mắc mật bánh tẻ, một thứ lá rừng được đồng bào Tày, Nùng ưa dùng trong các món ăn, cho tiếp vào bụng lợn.

Tượng Phật Tà Cú và điêu khắc gia Trương Đình Ý

Câu chuyện về pho tượng Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á - Thực hư về “cánh cửa tử thần” 

Khuôn mặt tượng Phật từ bi mà không ủy mị.

Núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là ngọn núi trẻ, chỉ cao xấp xỉ 650 m nhưng từ lâu đã nổi tiếng nhờ ngôi chùa được tạo lập từ gần 150 năm trước và đặc biệt là nơi có tượng Phật Thích Ca nhập Niết Bàn dài 49 m đã được công nhận là Guinness Việt Nam. Pho tượng trên núi Tà Cú gần nửa thế kỷ qua luôn bị đồn thổi là được xây dựng từ ý đồ đàn áp Phật giáo của Trần Lệ Xuân. 

Cánh cửa sau lưng tượng bị lấp khiến nhiều người cho rằng... đã có hàng trăm tăng ni bị chính quyền Ngô Đình Diệm lùa vào trong lòng tượng Phật và xịt hơi ngạt cho đến chết! 


Chùa Ba Đồn, một di tích văn hóa và lịch sử

Đến Huế thăm các di tích văn hóa và lịch sử, du khách không nên bỏ qua cơ hội đến viếng thăm khu nghĩa trang và hiểu thêm về một ngôi chùa độc đáo có tiếng linh thiêng. 

Ngôi chùa tọa lạc bên đường Tam Thai, thuộc phường An Tây trên đường từ đàn Nam Giao đi về hướng Nam. Ngôi chùa nhỏ, nổi bật, vây quanh là những thảm cỏ xanh rì, bằng phẳng. Đó là ba khu mộ cải táng của những mồ mả không có thân nhân. Chùa Ba Đồn trước khi hình thành là khu đất làm nơi cải táng chôn cất các mộ phần không có thân chủ khi vua Gia Long xây dựng kinh thành năm 1803, xây đàn Nam Giao năm 1806 và quan quân, dân chúng tử nạn khi kinh đô thất thủ vào ngày 23 tháng 5 Ất Dậu (1885). Ông Nguyễn Đắc Xuân, Nhà nghiên cứu Huế cho hay: Đây là một chùa do các phổ (phường nghề) tự lập và những người giữ chùa là những người bán thế xuất gia (có gia đình), không có tu sĩ như các chùa khác.


25 thg 8, 2013

Thăm 'biệt thự ma' ở Đà Lạt

Do ngôi biệt thự bị bỏ hoang nhiều năm, rồi xuất hiện hàng loạt điều bí ẩn, cùng những tin đồn rùng rợn, nên người Đà Lạt đã gán tên ‘biệt thự ma’ cho nơi mà PV Thanh Niên Online vừa đến thăm… 

Bỏ hoang, sử dụng lãng phí, hoặc xuống cấp trầm trọng là tình trạng chung của hàng trăm ngôi biệt thự tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Không chỉ vậy, những câu chuyện đồn thổi cũng được dựng lên xung quanh các ngôi biệt thự này để không ít người trục lợi. Câu chuyện “biệt thự ma” ở đèo Prenn là một điển hình.

Lời đồn rùng rợn

Hàng chục năm qua, ngôi “biệt thự ma” (tên mà người Đà Lạt gọi) lạnh lẽo, hoang vu nằm giữa đèo Prenn (P.3, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) nổi tiếng bởi những câu chuyện rùng rợn, khiến nhiều du khách hiếu kỳ ghé thăm..

Trải nghiệm không gian tâm linh vừa cổ kính vừa hiện đại của chùa Xá Lợi

Tượng thờ tại chùa Xá Lợi rất đơn giản. Chùa chỉ thờ duy nhất một tượng Phật Thích Ca trên chính điện. Cách bài trí một tượng Phật duy nhất, tôn nghiêm cọng với giá trị nghệ thuật của pho tượng đã góp phần làm nên nét đặc thù riêng của chùa Xá Lợi. 

Lịch sử và kiến trúc

Chùa Xá Lợi là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành phố Hồ Chí Minh. Chùa tọa lạc tại số 89 đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, điện thoại: 083.9307438, 083.9300114.

Chùa chính thức khởi công xây dựng ngày 05 tháng 08 năm 1956 (nhằm ngày 29 tháng 06 năm Bính Thân) trên một diện tích 2.500 m², do Câu lạc bộ Đông Dương nhượng lại với số tiền tượng trưng là một đồng bạc Việt Nam. Chùa được xây dựng theo bản vẽ của hai kiến trúc sư Trần Văn Đường và Đỗ Bá Vinh, với sự tham gia kỹ thuật của hai kỹ sư Lê Văn Hổ và Trương Văn Khoa cùng với sự đôn đốc thi công của hai kỹ sư Dư Ngọc Ánh và Hồ Tố Thuận.

Chảy nước miếng với đặc sản Cần Thơ

“Cần Thơ gạo trắng nước trong – Ai đi đến đó lòng không muốn về”. Nếu có lỡ thưởng thức đặc sản chốn này thì khó dứt áo về mà lòng không quyến luyến, nhớ thương.

Vùng sông nước có sự hấp dẫn riêng khó nói, cứ mênh mênh mang mang và đập vào lòng người từng con sóng tình thương, khiến kẻ đến bịn rịn mãi lúc ra về. Để rồi sau đó, lâu lâu nghe câu hò xa xăm, giật mình nhớ những ngày quấn quýt trên ghe, bên mâm rượu tràn trề những món ngon không phải đâu cũng có, cũng đúng vị tuyệt vời như thế. 

Nem nướng Cái Răng 

Từ thế kỉ trước, nem nướng bên bờ kinh Cái Răng với bàn tay khéo léo của những người phụ nữ tảo tần đã nổi tiếng khắp phương. Cũng làm từ thịt heo tươi, quết dẻo, thêm gia vị như bao nơi, nhưng nem của Cái Răng lạ lắm, hình như do trong ấy là mênh mông sông nước và thơm thảo lòng người miền Tây.

Vấn vương đặc sản Bến Tre

Đến với Bến Tre, khi về, trong lòng còn nhớ mãi hình ảnh những vườn dừa trải dài, mùi dừa ngào ngạt trong các món đặc sản từ kẹo, bánh cho đến vị đuông dừa béo ngậy. 

Đi chơi miền Tây không thể bỏ qua Bến Tre xứ dừa, nơi mà chỉ nghĩ đến thôi đã thấy tâm hồn dịu lại và bao dung hơn. Quả vậy, cái chất miền Tây thấm đượm trong từng câu nói cách hành xử của người dân làm ta yêu quá mảnh đất này. 

Càng vấn vương hơn khi đã được chiêu đãi những thức đặc sản Bến Tre gắn liền với thứ cây đặc trưng như đuông dừa, kẹo dừa, bánh phồng, củ hũ dừa… 


Kẹo dừa

“Bến Tre nước ngọt sông dài/ Nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ Gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan...”

24 thg 8, 2013

Nồng nàn ẩm thực Bình Định

Bình Định không chỉ là đất võ mà còn là cái tên gắn với vùng biển đẹp, xanh trong, thanh bình vô khối món đặc sản “gây mê” du khách.

Bún chả cá Quy Nhơn

Bún chả cá không chỉ có ở Bình Định mà khắp các tỉnh ven biển đều có do đặc thù vùng miền. Bún chả cá nơi nào cũng ngon, cũng đậm đà hương sắc, nhưng lại mang đặc trưng riêng. Ở Quy Nhơn, bạn sẽ được hưởng cái nồng nàn của biển qua từng sợi bún, miếng chả cá nhiều gia vị. 

Bún làm từ gạo tẻ vụ mùa thơm, hạt trắng đều vừa mới ra lò là ngon nhất. Còn chả lấy nguyên liệu là những loại cá quen thuộc như cá mối, cá nhồng, cá thu, cá rựa… Giờ đây, do nhu cầu của người dùng tay, nhiều công đoạn làm chả được phó thác cho máy móc, nhưng phải ăn rồi mới cảm nhận được rõ ràng chả ngon, phải được làm thủ công.

Người ta lóc thịt cá, trộn với tỏi ớt, tiêu, bột ngọt, dầu ăn, chút muối, đặc biệt thêm hành lá, thì là bằm nhuyễn rồi quết thật đều tay, khéo léo nặn thành miếng chả hay cây chả dài láng mịn, tròn dày.

Món ngon Gia Lai - hương sắc đại ngàn

Ẩm thực Gia Lai luôn phảng phất chất hoang sơ của một vùng đất đại ngàn hùng vĩ.

Gia Lai, vùng đất đại ngàn hùng vĩ, cuốn hút du khách khắp nơi không chỉ bởi không khí tuyệt vời sơn cước mà còn bởi văn hóa ẩm thực khác lạ, đậm chất Tây Nguyên hoang dã.

Phở khô Gia Lai 


Dân sành ăn Sài Gòn không mấy ai không biết món “phở hai tô”. Đây chính là tên gọi khác của phở khô, xuất xứ từ Gia Lai. Đã từng là một trong 10 món ăn xác lập kỷ lục châu Á, phở khô như một nét duyên dáng xứ núi góp phần vào ẩm thực Việt.

Gọi là phở nhưng bánh phở của món này thật khác biệt, không to bản và dễ bở mà giống sợi hủ tiếu dai mềm hơn. Thay vì phục vụ chung nước và cái, phở khô đặc biệt bởi cách chia riêng phần nước dùng và sợi phở thành hai tô.

23 thg 8, 2013

Cheo leo đèo dốc Lìm Mông

Đứng từ bên này con đèo Khau Phạ hiểm trở của tỉnh Yên Bái, theo tầm mắt thẳng phía trước, thấy một con đường như sợi chỉ mỏng vắt thẳng lên trời. Ở nơi xa tít tắp ấy có ngôi làng nhỏ mang tên Lìm Mông.

Xuôi theo con đường mòn qua suối, giữa những bạt ngàn lúa đang độ chín vàng là con dốc thẳng đứng chạy lên Lìm Mông. Đường tưởng chừng như được bôi mỡ trơn tuột. Đất đỏ và đất sét quyện lại khiến những chiếc bánh xe trượt dài. Chiếc xe gầm gừ cố lao lên con dốc cho bằng được. Đường gập ghềnh cao cao thấp thấp khiến người ngồi trên xe tưởng như sắp nẩy ra ngoài. Người dân tộc chạy xe Win lao qua, con máy khỏe, leo dốc khỏe, bỏ lại đám khói bụi phía sau. Con đường như sợi chỉ thẳng đứng lên trời. 

Đứng từ trên đèo Khau Phạ thấy được toàn cảnh đường lên Lìm Mông. 


Làng cổ Mỹ Lợi, nét đẹp một vùng quê

"Mấy ngày cuối tuần ở Huế nóng quá, đi đâu chơi cho hạ nhiệt"-tôi gợi ý. Du lịch biển Lăng Cô, Thuận An, hay phá Tam Giang?-một đồng nghiệp xướng lên. "Cũ lắm rồi". Thế thì đi làng cổ Mỹ Lợi-Phú Lộc. Lần đầu nghe đến làng cổ Mỹ Lợi nên tôi không ngần ngại gật đầu. 

Lưu giữ báu vật 


Nhà thờ họ Nguyễn được xem như tuyệt tác kiến trúc. Ảnh: M.Văn 


Đám cưới của người Chăm

Đám cưới tiếng Chăm là Đam Likhah hay Đam Bbang mưnhum, tổ chức vào các tháng 3, 6, 10 và 11 Chăm lịch (kém tháng dương lịch 2 tháng). Cưới vào ngày chẵn hạ tuần thuộc Mẹ (âm): 2, 4, 6, 8, 10, 12 và 14 Chăm lịch.

Người Chăm cưới hỏi theo chế độ mẫu hệ, nên gái hỏi chồng, và người con trai theo về nhà gái. Người Chăm có 3 tôn giáo chính: Bà-la-môn, Bàni và Islam. Ngày xưa, hôn nhân giữa các tôn giáo này bị cấm. Cấm quyết liệt, dẫn đến chia ly và cái chết. Sự thể đã được lưu truyền trong ca dao tục ngữ, cả trong văn chương. Con của người đàn ông Bàni lấy nữ Chăm Bà-la-môn không được vào Kut chính; còn con của những đàn ông Bà-la-môn và chính người đàn ông ấy thì phải làm lễ vào đạo vợ. Đằng nào cũng nhiêu khê cả. Ngày nay, sự phân biệt ấy đã giảm đi thấy rõ.


Sự hoang sơ làm nên vẻ đẹp Phú Quý

Mới đây, chuyên trang du lịch CNN (travel.cnn.com) cho hay: Đảo Phú Quý là 1 trong 9 nơi nghỉ dưỡng đẹp nhất của biển Đông, đồng thời là 1 trong 5 nơi nghỉ dưỡng đẹp nhất mà Việt Nam sở hữu như: Côn Đảo, đảo Cát Bà, Vinpearl và Whale Island (Nha Trang). Điều gì làm nên vẻ đẹp của Phú Quý?

Qua bài viết trên trang du lịch cho hay, vẻ đẹp Phú Quý được xác định là vẻ hoang sơ, chưa được khám phá, vẻ mơ màng ẩn giấu của những ngôi làng nằm xen với những bãi biển…


Gió núi… Tà Cú

Gió gì như gió bà cô
Lạnh từ hang núi, đáy hồ lạnh lên…

Quanh vùng núi Tà Cú (Hàm Thuận Nam), mấy già Chăm còn kể cho con cháu nghe truyền thuyết về thần mưa Pô Ta Cu, vì không nghe lời Mẹ xứ sở mà bị phạt phủ phục suốt đời thành dáng núi ngày nay. Đêm đêm, hơi thở của thần lạnh lẽo cô đơn, chốc chốc quặn xoáy, nhịp thở đớn đau dằn vặt, ăn năn, nên con người muôn đời sau cứ đến “mùa đọa” là than vãn: Mùa này gió núi…

Gió núi về đêm không phải từ biển ào vào mà xoáy từ lòng núi ra, ngẫm như bà cô mang nỗi niềm khó nói, ngày xù lên, ồn ào nhưng khi đối diện chính mình trong đêm thì lạnh lẽo, oặn mình, quặn thắt ruột gan, tự làm đau mình. Có người gọi “gió bà cô”, “gió cô đơn” là vậy. 


Leo núi Tà Cú. 


22 thg 8, 2013

Kỳ thú thác Grăng

Thác Grăng (xã Tà Bhing, Nam Giang) trở thành “điểm đến” thu hút du khách không chỉ vì có thác nước đẹp mà còn bởi không gian hoang sơ, kỳ thú. 

Từ phía thượng nguồn suối Pà Xua, từng cơn gió thổi về mơn man. Dừng chân ở ngã ba thôn Pà Ia (xã Tà Bhing), đường lên thác Grăng dòng người đổ về mỗi lúc một đông. “Ngày nào cũng có hàng trăm người tìm đến, đa số là từ Đại Lộc, thị trấn Thạnh Mỹ và TP.Đà Nẵng” - anh Hợp, một người dân bản địa cho hay. 


Thác Grăng thu hút du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ. 


Thưởng ngoạn kiến trúc tòa thánh Tây Ninh

12h trưa là thời gian thăm quan lý tưởng cho khách đến với tòa thánh nổi tiếng trong địa phận tỉnh Tây Ninh, cách TP HCM khoảng 100 km.

Tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 5 km về hướng đông nam, tòa thánh Tây Ninh nổi bật trong khuôn viên với nét kiến trúc riêng.

Tòa thánh được khởi công xây dựng năm 1933 và hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành. Khuôn viên tòa thánh rộng 
1,2 km2, với đền thờ Phật mẫu, vườn cây cảnh, rừng thiên nhiên. Ngôi tòa dài 140 m, rộng 40 m, có tam đài cao 36 m, hai lầu chuông và trống cao 25 m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30 m. 

Để giày dép bên ngoài trước khi vào tòa thánh. 

Trên sông Gâm hoang dã

Sông Gâm không chỉ gắn liền với ngọn nguồn sự sống của người bản địa vùng Đông Bắc, là thủy lộ nối liền 4 tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Cạn, mà nó còn ẩn chứa nhiều vẻ đẹp hoàn mỹ chốn sơn cùng thủy tận.

Thuyền xuyên qua hẻm núi đá đổ cao chót vót tới mức những đám mây trắng bồng bềnh cứ thay nhau sà xuống bủa vây

Trong suốt chiều dài 217 km chảy vào địa phận Việt Nam, sông Gâm uốn mình, trôi xuôi theo hình cánh cung, giữa những dãy núi cao ngất cấu tạo bằng đá phiến thạch anh, cát kết và đá vôi qua quá trình vận động, kiến tạo làm nên những cảnh sắc đẹp tuyệt vời.

Đã tìm ra “đáp số” đường Phượng Bay

Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn còn tranh cãi với nhau về con đường có cái tên thật hoài niệm, đường Phượng Bay. Thực sự thì đường Phượng Bay là con đường nào ở Huế? Không ai buộc, cũng chẳng ai hối thúc, nhưng mà sao vẫn cứ muốn đi tìm. 

Ngày xuân chắp nhặt đôi dòng, chúng tôi mạo muội thử nêu những kiến giải của mình...”- Đó là lời mở đầu cho bài viết “Đi tìm đường Phượng Bay” của tôi được đăng trên Thừa Thiên Huế Xuân Mậu Tý-2008.

Đường Phượng Bay đã trở thành nguồn cảm hứng để nhạc sĩ tài danh họ Trịnh sáng tác nên nhạc phẩm Mưa hồng làm say lòng bao thế hệ. Và rồi, không rõ căn cứ vào đâu, nhiều người xác tín rằng, đường Phượng Bay chính là đường Đoàn Thị Điểm - con đường men dọc bờ thành bên trái của Đại Nội Huế, song song với đường Đinh Tiên Hoàng và giao cắt với các đường Nguyễn Chí Diểu, Hàn Thuyên, Mai Thúc Loan… 


Đường Lê Duẩn đoạn trước Phu Văn Lâu

Đầu năm thăm Văn Thánh Miếu

Nếu đến Huế, thăm chùa Thiên Mụ, bạn có thể ngược lên 400m đường lên Hương Hồ ghé thăm Văn Thánh Miếu - ngôi miếu thờ Khổng Tử ở Huế.

Được xây dựng dưới triều vua Gia Long (1808), Văn Miếu là một biểu tượng sự tôn trọng việc học, đề cao nhân tài đất nước của triều Nguyễn. Quay mặt về hướng Nam, nhìn ra sông Hương, công trình được xây hình chữ khẩu, mỗi cạnh khoảng 160 mét, có la thành bao bọc với khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ. Từ Đại Thành Môn nhìn vào, ngay chính giữa là điện thờ Khổng Tử, gọi là Đại Thành Điện, xây trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m theo lối “trùng thiềm điệp ốc”. Hai bên trước Điện là Đông Vu và Tây Vu - hai ngôi nhà bảy gian thờ Thất thập nhị hiền và các Tiên nho. Trước sân Miếu có hai nhà bia, bên phải khắc văn bia của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) dụ về việc Thái giám không được liệt vào hạng quan lại. Bia bên trái khắc bài văn bia của Hiến Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của Vua không được tham gia triều chính. Qua khỏi Đại Thành Môn, bên trái có Hữu Văn Đường, bên phải có Dị Lễ Đường, là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế lễ. Hai dãy gồm 32 tấm bia, khắc tên 293 vị Tiến sỹ thi đỗ trong 39 kỳ thi Hội, thi Đình tổ chức dưới triều Nguyễn. Ngoài ra còn có các công trình khác như Thần trù (nhà bếp), Thần khố (nhà kho), Đại Thành Môn, Văn Miếu Môn... Các tòa nhà đều được xây dựng bằng gỗ lim, kiến trúc, trang trí đăng đối, uy nghi. 

Đại thành môn nhìn từ ngoài vào 

21 thg 8, 2013

Ngôi nhà ma ở Long Hải

Truyền thuyết Con ma nhà họ Hứa

Trước 1975 có một bộ phim ma khá nổi tiếng (sau đó được chuyển thể thành cải lương) là Con ma nhà họ Hứa. Bộ phim được hư cấu dựa trên lời đồn về chuyện đời người con gái của chú Hỏa (tức Hứa Bổn Hòa, hoặc Hui Bon Hoa, một người giàu có nức tiếng Sài Gòn xưa).


Nhà chú Hỏa ở số 97 Phó Đức Chính, quận 1, TPHCM, nay là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố. Ảnh: Phạm Tường Nhân

Chuyện kể rằng chú Hỏa có người con gái cưng xinh đẹp, chẳng may mắc bịnh phong (cùi). Thuở ấy bịnh phong là một trong tứ chứng nan y, không chữa được, lại là bịnh hay lây nên người bịnh phải cách ly với thế giới bên ngoài để chờ... chết. Thương con, chú Hỏa bố trí cho cô gái một căn phòng riêng trong ngôi biệt thự sang trọng của mình, ngày ngày có người chăm sóc, nhưng tuyệt nhiên không cho bất kỳ người lạ nào biết về chuyện này.

Hiền hòa những ngôi chùa làng

Ở vùng đất Huế, khi Chúa Nguyễn Hoàng vào xứ Thuận Hóa đã mang theo tinh thần của Phật giáo, đi đến đâu cũng đều lập chùa. Thuở ban đầu, chùa làng chỉ là một ngôi nhà nhỏ, dựng bằng tranh tre nứa lá, mãi đến sau này, những ngôi chùa làng mới được xây dựng kiên cố với những trang trí rồng, đắp nổi sành sứ. Mỗi ngôi chùa làng đều được xây dựng ở những nơi có thế đất tốt, ở vị trí đầu làng hay ở giữa làng. Thời nhà Nguyễn còn có chỉ dẫn cụ thể về việc xây dựng chùa. 

Theo đó, “việc xây dựng chùa phải chọn đất tốt, ngày, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông- ao hồ ôm bọc. Trước mặt chùa có minh đường hay không có minh đường cũng được nhưng phía sau không nên có núi áp kề, ấy là thế đất tốt”. Nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh cho rằng “Chùa làng là loại chùa công có mặt sớm nhất ở Huế, đã trước bạ với tên xứ đất này. Thời Mạc, tại Huế đã có hai ngôi chùa nổi tiếng được sử sách ghi nhận: đó là chùa Sùng Hóa và chùa Thiên Mụ. Tuy nhiên, giữ vai trò quan trọng trong sinh hoạt tôn giáo, văn hóa xã hội của làng quê xứ Huế nói riêng, hay cả miền Trung nói chung, phải là ngôi chùa làng, ngôi chùa của một cộng đồng cư dân đã cùng chung khai phá một vùng đất, cố kết nhau trong một sinh hoạt tâm linh bền chặt, trải qua thử thách trên dưới năm, sáu trăm năm qua”.

Những điều thú vị trên con đường quốc lộ 49B

Chạy từ ngã ba sông Thác Mã, Quảng Trị đến cửa Tư Hiền của đất Huế, con đường nằm sát biển và hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á ẩn chứa vô vàn điều thú vị.

Dọc ngang đầm phá Tam Giang

Phá Tam Giang nằm cách Huế hơn 15 km, dọc theo bờ biển Mỹ Khê. Bạn có thể thuê xe máy tại Huế, chạy dọc biển đến với Phá Tam Giang, thưởng ngoạn cảnh sắc tuyệt đẹp trên một trong những đầm phá đẹp và rộng nhất Việt Nam.

Con đường chạy dọc theo nhữngcánh đồngvà đầm phá đến với làng chài Thái Dương Hạ. Trên phá, bập bềnh những chiếc thuyền chạy dọc theo những dãy cọc, những hàng rào lưới giăng hình bàn cờ trận vuông vức, được dùng để nuôi hải sản. Người làng Thái Dương Hạ sống với nghề chài lưới từ bao đời nay.

Tươi ngon hải sản Ninh Hòa

Cách thành phố biển Nha Trang khoảng 20km về phía bắc là những cánh đồng lúa, những cánh đồng muối và những đầm nuôi tôm cùng nhiều loại sinh vật biển khác – đó là Ninh Hòa, Một vùng đất quen thuộc với du khách vì có con đường dẫn tới bãi biển Dốc Lết nổi tiếng, với những hàng quán hải sản tấp nập ven đường quốc lộ 1A.

Tôm hấp nước dừa

Hàng quán nơi đây thường là những nhà sàn được dựng trên mặt nước của đầm nuôi hải sản mà chủ quán cũng là chủ đầm. Quán tuềnh toàng, chỉ là phên liếp che chắn trông khá tạm bợ, cũng chẳng có bản thực đơn cầu kỳ ngoài vài dòng viết tay nguệch ngoạc trên tấm bìa cứng, giới thiệu những thứ đồ biển sẵn có.


Nghề làm nhang ở Dĩ An

Làng nhang Dĩ An (thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một trong những làng nghề đã có hơn 100 năm tuổi nay vẫn lặng lẽ tồn tại và phát triển trong lòng một thị xã công nghiệp hóa sôi động.

Tỉnh Bình Dương vốn là nơi có có tốc độ đô thị hóa nhanh ở phía Nam. Trước khi trở thành một thị xã công nghiệp phát triển mạnh, Dĩ An là vùng đất có bề dày lịch sử, giàu văn hóa và có nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Nghề chẻ tăm nhang và se nhang là một trong những nghề nổi tiếng một thời nay vẫn đóng góp giá trị kinh tế cho những hộ gia đình ở đây dù không còn hưng thịnh như xưa.

Nghề se nhang ở Dĩ An không biết có tự bao giờ nhưng đã gắn liền với nhiều thế hệ nơi đây. Các sản phẩm nhang Dĩ An từ xưa đã nổi tiếng không chỉ ở nhiều vùng trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Thời kỳ hưng thịnh, làng nhang này làm việc cả ngày lẫn đêm để có thể giao kịp hàng cho các thương lái.


20 thg 8, 2013

Tương lai bất định của cầu Long Biên

Có thể tìm thấy những nhắc nhở về quá khứ gắn với nước Pháp trên mọi đường phố Hà Nội. Nhưng có một cấu trúc được xây thời thuộc địa được cư dân thủ đô đặc biệt yêu quý.


Chẳng có mấy ai đi bộ trên cầu Long Biên.


Một người đàn ông đội chiếc mũ phớt đan bước vội, như thể ông sắp có một cuộc họp quan trọng.

Ông mặc một chiếc quần soóc bằng vải bông, in hàng tiêu đề từ tờ London Times.

Một cụ bà đội chiếc nón lá, chiếc nón đặc trưng của người Việt, đi một phần ba cầu rồi quay trở lại.

Đến Huế thưởng thức các món chay

Ai đã có dịp ghé thăm Huế, vùng đất chùa chiền chắc không thể nào quên các món chay ở vùng đất Cố đô. 

Có ít nhất 30 đến 50 món chay sẵn sàng phục vụ du khách thập phương. Loanh quanh thăm Huế vào những ngày lễ Phật hay những ngày chay giới (rằm, mồng một), du khách không khỏi ngạc nhiên trước cảnh những quán bán đồ ăn mặn bỗng chốc hóa thành quán bán thức ăn chay hấp dẫn, độc đáo… 


Một bàn ăn chay dành cho du khách khi đến Huế. 

Du khách đến Huế thường tìm đến quán Liên Hoa, quán Bồ Đề, quán An Lạc, quán Tịnh Bình…, những quán ăn chay đã nổi tiếng với những món ăn chay độc đáo. Với bàn tay tài hoa, tấm lòng phúc hậu và sự đảm đang tuyệt vời, người phụ nữ Huế tuy chế biến những món ăn chay từ những nguyên vật liệu bình dị giản đơn như đậu hũ, măng khô, nấm đông cô, nấm hương, mì căn, cải thảo, cải ngọt, boa-rô… nhưng lại hấp dẫn bao thực khách lại qua.

“Thiên cẩu” trong lòng người dân Phổ Trung, Phổ Đông

Tục thờ “linh khuyển”, “thiên cẩu” dưới hình dạng một chú chó đá có từ lâu ở làng Địch Vĩ (Đan Phượng, Hà Nội), chùa Cầu Hội An (Quảng Nam). Ít người biết rằng, người làng Phổ Trung, Phổ Đông (xã Phú Thượng, Phú Vang) cũng thờ “thiên cẩu” và kính cẩn nhang khói đều đặn… 

Theo câu đối tại chùa Cầu - Hội An (Thiên cẩu song tinh an cấn thổ. Tử vi lưỡng tướng định khôn thân) thì “thiên cẩu” này cho là hai vị thần trời cử xuống trần để canh giữ sự bình yên. Còn ở đền Định Vĩ, Hà Nội bệ thờ tượng “thần khuyển” bằng đá cao khoảng 1,4m trong tư thế ngồi, miệng há, lưỡi thè ra… Người dân quanh vùng Định Vĩ và các làng lân cận đều đặn đến nhang khói bệ thờ ở đền vào các ngày rằm, mồng một, Tết… Điều này chứng tỏ, trong văn hóa dân gian, tín ngưỡng thờ “chó đá” vẫn được giữ gìn. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, theo quan niệm của người Việt, con chó là vật giữ nhà, xua đuổi tà ma. Còn theo chuyện dân gian thì chó đá từng nhổm dậy mừng rỡ khi một người học trò đi qua và báo cho anh biết, kỳ thì sắp tới, anh sẽ đỗ đạt cao. Con chó là biểu tượng của sự gần gũi và mang điềm lành. 

Bệ thờ được đặt ngay đầu làng 

Phú Diên – vẻ đẹp ẩn của một bãi biển mới

Từ lâu, người ta chỉ biết đến Phú Diên (Phú Vang) với ngôi Tháp Chăm Pa có từ thế kỷ thứ VIII. Giờ đây, du khách còn được thỏa mình thư giãn bên bờ biển đẹp Phú Diên như một sự kết hợp hoàn hảo. 

Giá cả phải chăng 


Dù biển đẹp nhưng vẫn còn thưa thớt du khách 

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 30km về hướng đông nam, biển Phú Diên mang trong mình vẻ hấp dẫn của một bãi biển mới. Sự kết hợp du lịch Tháp Chăm Pa – Biển Phú Diên đã khơi nguồn cho những ai đam mê vẻ đẹp của thiên nhiên. 


Châu chấu rang, món ngon mùa lúa chín

Châu chấu có quanh năm nhưng nhiều nhất vào mùa gặt, khoảng tháng 5 và tháng 9. Vào mùa, châu chấu bao giờ cũng thơm ngậy, là món ăn đồng quê hấp dẫn.

Tháng 9, ngoài chợ phiên hàng sáng đã có hàng bán châu chấu. Loài côn trùng rỉ rả của đồng lúa chín vàng bắt đầu vào thời điểm béo tròn. Có nhiều loài, nhưng chỉ châu chấu lúa và châu chấu sim được bắt làm đồ ăn. Châu chấu lúa đầu nhỏ, bụng nhiều trứng. Châu chấu sim thân màu xanh non, bắp càng to. Loài côn trùng này có quanh năm nhưng nhiều nhất vào các mùa gặt, thường vào tháng 5 và tháng 9 âm lịch. Giá châu chấu đắt bằng giá thịt, nhưng vẫn hấp dẫn các bà nội trợ. 

Châu chấu rang đưa cơm. 

Nhắm mắt bịt mũi thử nậm pịa

Nguyên liệu chính là tiết đông, đuôi, dạ dày, cuống tim, ruột non của bò hoặc dê được nấu sền sệt. Theo cách khác thì nậm pịa là món cứt non của con dê ăn kèm với ngũ tạng đã đun kỹ có mùi vị và màu sắc không dễ ăn chút nào.

Cửa hàng bán món nậm pịa nằm cạnh khu chợ của nông trường Mộc Châu, trong một ngõ nhỏ. Món chính là phở, nhưng ở đây vẫn phục vụ khách quen của thị trấn nậm pịa.

Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non con bò hay phân non. Món ăn truyền thống có từ lâu đời và rất được bà con dân tộc Thái yêu thích này chỉ có từ Mộc Châu đến Sơn La. 

Mắc khén - gia vị của vùng Tây Bắc. 

Phố đồ cổ Lê Công Kiều

Nằm khuất sau đường Hàm Nghi, phố đồ cổ Lê Công Kiều bao đời nay vẫn bình yên lặng lẽ dù ở ngay trung tâm Tp. Hồ Chí Minh. Con đường này trở thành một nét đặc biệt vì đây là con phố duy nhất của thành phố bán tập trung các loại đồ cổ.

Ngày xưa, phố Lê Công Kiều chỉ là một con hẻm. Năm 1920, chính quyền Pháp mở rộng và đặt tên là đường Reims. Năm 1955, chính quyền Sài Gòn đổi thành Lê Công Kiều, tên của một đốc binh thời phong trào Cần Vương chống Pháp.

Phố này chỉ dài hơn 200m, vài chục năm nay diện mạo hầu như không thay đổi nhiều. Các cửa hàng đều được đánh số mà không cần bảng hiệu gì. Người mua muốn kiếm loại nào thì cứ nhìn vào số là tìm đến. Ví dụ, khách muốn kiếm các mặt hàng gốm sứ thì cứ vào các cửa hàng số 19, 21, 23. Muốn kiếm chiêng cổ, đầu tượng Khmer thì vào các cửa hàng số 34, 36, 38, 40. Muốn kiếm các loại bàn ghế, tủ, trường kỷ thì vào các cửa hàng số 15 và 36. Phía cuối đường lại có rất nhiều cửa hàng bán đồ sơn mài, đồ gỗ, hoành phi, câu đối… Vì vậy mà phố Lê Công Kiều được người ta gọi là con phố xưa nhất Sài Gòn, vì ở đây người ta đang mua bán “thời gian”. Thời gian ở đây là đồ cổ, càng lâu năm càng giá trị.


19 thg 8, 2013

Nghề chạm rồng Phù Khê

Từ câu nói của người xưa “Hà Nội thêu quạt, thêu cờ, Phù Khê chạm trổ ngai thờ nhà vua” đã thôi thúc chúng tôi tìm về nơi phát tích của nghề chạm rồng nổi tiếng xứ Kinh Bắc, nay thuộc xã Phù Khê (Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).

Phù Khê xưa vốn là đất thợ của Thăng Long, nơi chế tác nhiều sản phẩm phục vụ cho kinh đô như cung vua, phủ chúa. Vùng đất nghề có tuổi đời hơn 800 năm này đã đạt đến độ hoàng kim vào triều đại nhà Lý với nhiều công trình có kiến trúc có giá trị như chùa Bút Tháp, chùa Lim, chùa Tây Phương, đình Điềm Xá, đình Đình Bảng, đền Ngọc Sơn… Tại Đình làng Phù Khê còn lưu giữ sắc phong của vua ban với những đóng góp của người Phù Khê xây dựng cung đình, lăng tẩm.

Có thời gian nghề chạm rồng tưởng chừng bị thất truyền nếu như không có những người con Phù Khê khôi phục lại nghề cổ. Tìm đến nhà nghệ nhân Nguyễn Kim (thôn Phù Khê Thượng), người có công phục dựng lại nghề thông qua việc tổ chức các lớp học, soạn giáo án, truyền dạy cho thanh niên trong làng. Từ các lớp truyền nghề của ông, hơn 300 thợ đã được đào tạo nghề chạm trổ và các lớp thợ này lại truyền nghề cho những người khác giúp cho nghề chạm rồng ở Phù Khê phát triển như hiện nay.

Gia đình thợ chạm trổ rồng Đinh Văn Tuấn – Trần Thị Yến (thôn Phù Khê Thượng) vẫn duy trì nghề chạm trổ rồng trên tranh tường của gia đình.

Làng tiện gỗ Nhị Khê

Cách Hà Nội khoảng 20km về phía Nam, ở huyện Thường Tín có làng nghề cổ Nhị Khê (trước thuộc tỉnh Hà Tây, nay thuộc Hà Nội), tên Nôm là làng Dũi, nổi tiếng với nghề tiện gỗ nên dân gian thường gọi là làng Dũi Tiện.

Theo truyền thuyết, nghề tiện gỗ Nhị Khê có cách đây hàng trăm năm. Dân làng tôn vinh ông Đoàn Tài, một người thợ tiện tài danh, có công truyền nghề cho dân làng, làm ông tổ nghề tiện. Tới thế kỷ XVIII - XIX, làng nghề phát triển, dân Nhị Khê ra Hà Nội mở nghề tiện ở phố Tô Tịch, Hàng Gai.

Theo Quốc lộ 1, chúng tôi về Nhị Khê. Dọc theo con đường làng là nhà thờ họ, đình làng cổ, hồ nước, công viên... Đâu dâu cũng nghe tiếng máy phát ra từ bàn tiện gỗ. Hầu như cả làng đều làm nghề tiện.

Nghệ nhân Đinh Song Hùng, người đã có thâm niên hơn 25 năm trong nghề tiện của làng Nhị Khê.

“Vương quốc” hành tỏi Lý Sơn

Địa danh huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) không chỉ gắn liền với quê hương của Hải đội Hoàng Sa mà đảo tiền tiêu này còn nức tiếng với sản vật hành tỏi có hương vị đậm đà, thơm ngon không đâu sánh bằng.

Các loại cây gia vị như hành, tỏi vốn dĩ là sản phẩm nông nghiệp của vùng đồng bằng châu thổ dọc theo các con sông, nhưng có lẽ từ lâu, cây hành, tỏi đã vượt sóng ra đảo Lý Sơn, bám rễ trên cát để rồi trở thành một đặc sản nức tiếng cả nước.

Từ khi các bậc tiền nhân ra khai phá đảo Lý Sơn cách đây gần 400 năm chỉ thấy một loài cây duy nhất sống được trên hòn đảo đầy sóng gió này là cây ré, một loại cây họ gừng mọc hoang, nên huyện đảo Lý Sơn còn có tên gọi khác là Cù Lao Ré. Họ mang theo cây hành, tỏi ra trồng làm gia vị phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Đây là loài cây thứ 2 bám rễ ở Lý Sơn mà lại mang hương vị cay lạ, thơm ngon đặc biệt nên ngoài hai tên gọi trên, đảo còn được mệnh danh là “vương quốc” hành tỏi.

Lý Sơn có hơn 300ha đất trồng hành tỏi, tức chiếm khoảng 1/3 diện tích của cả đảo.

Sa kê - món ngon mùa Vu Lan

Góc vườn nhà nội tôi có cây sa kê cổ thụ, gốc cây to cỡ một người ôm không xuể. Mỗi khi vào Rằm lớn (tháng 7 đến tháng 10 Âm lịch) cũng là mùa thu hoạch sa kê. 

Nội sai các bác trèo lên cây hái sa kê đem cúng chùa, số còn lại để làm thức ăn. 


Trái sa kê - Ảnh: T.Tâm

Tôi, lúc bấy giờ thường lựa những trái sa kê vỏ chín vàng để riêng một góc, chờ trưa đến để nội luộc ăn. Sa kê chín luộc có vị ngòn ngọt, deo dẻo, thơm ngon không trái nào sánh bằng. Hàng ngày, trong những bữa ăn chay đạm bạc, nội thường lựa những trái sa kê già để hầm dừa với bí rợ và chuối xiêm chín. Lâu lâu có chút đỉnh tiền bán trái cây thì có thêm món sa kê hầm xương heo...

18 thg 8, 2013

Uống nước dừa mà... nóng!

Người ta vẫn thường nói: mát như nước dừa, vậy mà có một số loại dừa uống vô lại nóng. Tui biết có 2 loại dừa như vậy, xin kể ra đây cho bà con kiểm chứng.

Thứ nhất là dừa dứa.

Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:



Dừa dứa Bến Tre - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Mình không phải dân xứ dừa nên chịu, không phân biệt được trái dừa dứa với những loại dừa khác. Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Cũng thua luôn, không biết khác chỗ nào.

Bí ẩn tộc người Rục

Nghe chúng tôi chia sẻ thông tin, người Rục Việt Nam lọt vào top 10 bộ tộc bí ẩn nhất thế giới, ông Đinh Thanh Dự- Nhà nghiên cứu văn hóa các tộc người ở Quảng Bình gật gù: "Đúng là bí ẩn thật!". Gần hết một đời người bỏ công nghiên cứu về các tộc người thiểu số ở miền Tây Quảng Bình, đến giờ, tộc người Rục vẫn còn nhiều ẩn số mà ông Dự vẫn chưa giải mã được.

Thầy Ràng Cao Ống diễn lại các động tác của thuật "thổi thắt, thổi mở". 

Năm 1959, tộc người Rục sống ở trong hang đá giữa rừng sâu heo hút, đã được một tổ tuần tra thuộc lực lượng công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng) tình cờ phát hiện. Sau nhiều tháng thuyết phục, 11 hộ và 34 người Rục đầu tiên "miễn cưỡng" rời hang đá về thung lũng Rục Làn (Thượng Hóa, Minh Hóa) dựng lều và bắt đầu làm quen với làm rẫy, trỉa đậu, trồng ngô...

Lộng lẫy đền Huyền Trân

Tọa lạc trên núi Ngũ Phong nằm cách thành phố Huế bảy cây số về phía tây, đền Huyền Trân được khánh thành ngày 26/3/2007, đúng vào dịp 700 năm Thuận Hóa – Phú Xuân. Từ đó đến nay đền không bao giờ vắng khách viếng thăm, cúng tế. Nhất là những ngày từ mùng 9 đến rằm tháng Giêng hằng năm, ngày giỗ của vị công chúa triều Trần.


Cổng vào đền Huyền Trân

Buổi chiều, dãy núi Ngũ Phong nhuốm màu u tịch, nhìn lên chỉ thấy một màu xanh trải rộng trên cao. Như một người bạn Huế từng nói: Với địa hình thoai thoải, đứng trên đỉnh núi sẽ thấy một vùng không gian thoáng đãng, bao la, xa xa là dòng sông Hương lặng lờ trôi dưới chân núi Ngự, tất cả khiến ta có cảm giác lâng lâng thoát tục như lạc vào tiên cảnh.


Thăm vườn dâu treo tại phố núi Đà Lạt

Vườn dâu treo theo phương pháp thủy canh đã xuất hiện vài năm trở lại đây tại TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Trước đây, nông dân Đà Lạt trồng dâu đại trà theo từng luống dưới đất.

Du khách chụp ảnh tập làm nông dân hái dâu

Hiện nay một số nhà vườn đã áp dụng công nghệ trồng dâu treo theo phương pháp thủy canh trong nhà kính để tránh chuột, hạn chế sâu bệnh, giảm tối đa bệnh tật cho dâu (tránh việc dùng thuốc trừ sâu).

Vườn dâu trồng trên giàn cao cách ly mặt đất 1 mét, được tưới và bón phân bằng hệ thống tưới ống cắm nhỏ giọt.Tại đây, nông dân còn nuôi ong để quá trình thụ phấn cho hoa dâu được dễ dàng và dâu thuần chủng không bị lai tạp.

Núm biển nướng

Nhiều người gọi núm biển là cúm núm; một loài tựa như cua biển nhưng trông dáng hiền lành, cục mịch chứ không “oai hùng” như cua. Chân, càng nhỏ xíu, khép nép; mai cứng khum khum phồng lên mang màu trắng bạc khi còn tươi sống và khi nấu chín thì chuyển sang màu vàng cam, rất bắt mắt với những nốt son đỏ nổi bật trên mai và hai càng.

Núm biển nướng là món ăn chơi ngon và lạ miệng. Ảnh: Hà Thanh 

Núm sống vùng biển ngang gần bờ, ngư dân đánh bắt núm biển vào bờ bán ngay cho rỗi chở thẳng đến các chợ nhỏ vùng ven biển chứ không chuyển đi xa. Vì vậy núm rất tươi, thịt chắc, vị béo, thơm ngon, rất được khách du lịch chơi biển ưa chuộng khi có dịp thưởng thức.

Sông Chày - Hang Tối

Khu du lịch sinh thái sông Chày - hang Tối được Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đưa vào khai thác từ năm 2011, dưới hình thức du lịch kết hợp du thuyền khám phá thiên nhiên sông nước và tham quan hang động kỳ bí, khiến du khách như lạc vào chốn hoang sơ giữa vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.

Sông Chày được bắt nguồn từ dãy núi đá vôi trùng điệp trong khu vực núi đá vôi cổ ở Phong Nha - Kẻ Bàng, có chiều dài khoảng 10km. Hành trình khám phá tour du lịch sông Chày - hang Tối thường được bắt đầu từ bến tàu tại trạm kiểm lâm Trộ Mơng (xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).

Chèo thuyền đi trên sông Chày, người ta như có cảm giác lướt trên một dải lụa êm đềm. Trải dài hai bên bờ sông Chày là những cánh đồng ngô và những tán cây cổ thụ soi mình xuống dòng nước. Thỉnh thoảng lại bắt gặp vài tảng đá vôi do nước chảy xiết từ ngàn xưa đã kiến tạo nên những hình thù khác nhau trông rất lạ mắt. Nước sông Chày có màu xanh kỳ lạ, mà theo một số nhà nghiên cứu giải thích đây là hiện tượng do núi đá vôi bị bào mòn, canxi hòa tan từ hàng triệu năm nay đã kiến tạo nên dòng nước xanh bất tận. Trước mắt khách du lịch giống như đang hiện ra một bức tranh thủy mặc nên thơ được thiên nhiên ưu ái ban tặng.

Con thuyền máy đưa du khách đi khám phá vẻ đẹp hoang sơ của dòng sông Chày. Ảnh: Tất Sơn

Thú vui khám phá bằng cách chèo thuyền kyak xuôi theo dòng nước êm trôi. Ảnh: Thanh Giang

17 thg 8, 2013

Phiêu du trên đỉnh Đá Bia

Cách TP Tuy Hòa 23km, núi Đá Bia nằm bên chân đèo Cả (thôn Hảo Sơn, xã Hòa Xuân Nam, H.Đông Hòa, Phú Yên) sừng sững hiên ngang.

Trên đỉnh Đá Bia

Đường lên núi Đá Bia quanh co với những bậc đá chẻ bám theo các triền núi. Càng tiến sâu vào rừng, cây cối um tùm phủ kín cả đường đi, người đi. Đường đi càng lúc càng dốc, càng khó khăn, băng qua không biết bao nhiêu ghềnh, suối, hang đá... Chưa đến nửa đoạn đường, chiếc khăn vắt trên vai ướt đẫm mồ hôi và cả nhóm đã phải hơn chục lần ngồi nghỉ mệt.

Viên ngọc thô ở phương nam

Nằm ở vùng biển cực Nam xa xôi của đất nước, cái tên quần đảo Nam Du nghe vừa thanh thoát, vừa có chút bí ẩn kích thích đam mê du lịch khám phá.

Một góc đẹp trên đảo Nam Du - Ảnh: Việt Phương

Nam Du không phải là một cái tên quen trên bản đồ du lịch. Nằm ở phía đông nam đảo Phú Quốc và cách bờ biển Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang) khoảng 65 hải lý, quần đảo Nam Du gồm 21 hòn đảo lớn nhỏ, tạo nên một cảnh sắc tuyệt vời giữa vịnh Thái Lan. Sau ba tiếng đi tàu cao tốc từ Rạch Giá, du khách đã có thể đặt chân lên đảo. 

"Choại chột thì chấm nước tương"...

“Choại chột thì chấm nước tương/ Bàng thì đương nóp người thương tôi nằm”. Xưa kia, đọt choại là món ăn dân dã chỉ quanh quẩn trong các bếp nghèo ở miệt U Minh, Đồng Tháp... Giờ loại rau này đã trở thành đặc sản nổi tiếng và đường hoàng đi vào các siêu thị, nhà hàng. 

Đọt choại rừng mới hái - Ảnh: Hoài Vũ

Thơm phức bò gác bếp Cao Bằng

Cao Bằng là nơi nuôi nhiều bò, nhất là các huyện Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm. Có dịp đến vùng đất cao xa vời vợi, thưởng thức đặc sản nơi này, bạn đừng bỏ qua món thịt bò gác bếp.

Bò gác bếp - Ảnh: Ba Hưng

Bò ở Cao Bằng để cày bừa, kéo xe. Bò để thịt cũng nhiều. Trong đó, sấy khô là cách chế biến để bảo quản, dự trữ thịt bò của người dân địa phương, vừa để được lâu lại vừa có hương vị thơm ngon độc đáo.

Thịt bò dùng để sấy khô loại nào cũng ngon, không kén chọn. Nhưng ngon nhất vẫn là loại thịt mông, thịt bắp, vừa nạc vừa mềm. Thịt được xẻ ra thành từng miếng to nhỏ tùy ý. Nhưng thường to chừng hai ba ngón tay, dài chừng gang tay là vừa nhất.

16 thg 8, 2013

Độc đáo làng tiểu sành

Tiểu sành dùng để đựng hài cốt của người quá cố sau khi sang cát. Nhưng tiểu sành để xây nhà, đắp chân đê, dựng tường làng, xây đình, chùa… thì chắc rằng chỉ người làng Thổ Hà, Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang mới sáng tạo ra.

Cụ Trịnh Đắc Cường, năm nay đã 87 tuổi hiện đang là thầy giáo dạy chữ nho trong làng cho biết: “Làng Thổ Hà của chúng tôi xưa kia có nghề làm gốm sành rất nổi tiếng. Nó khác với các loại đồ gốm sứ của làngChu Đậu, Phù Lãng hay Bát Tràng làm ra. Người Thổ Hà từ đời Trần – Lê đã biết tận dụng những chiếc tiểu sành phế phẩm để làm tường nhà, đình, chùa, làm chân đê sông Cầu”.


Cổng làng Thổ Hà cổ kính trải qua bao mưa, nắng

Rừng ơi...

Đã 38 năm mà trước mắt tôi những chiếc xe con màu trắng xuất hiện trên những con đường giữa chiến khu Bắc Tây Ninh sáng ngày 2/5/1975 vẫn rõ nét như đang hiển hiện.

Di tích lịch sử Căn cứ Chiến khu Đ, nơi thành lập Trung ương Cục, năm 1961

1

Có lẽ thấy tôi mặc quân phục Quân Giải phóng, lại đạp xe ngược chiều, mấy chiếc ô tô vội vã dừng lại. Một tốp người ăn mặc sang trọng quây lấy tôi hỏi đường về "R". Họ là những người Sài Gòn đi tìm người thân là Việt Cộng ở "R".

Về R? Làm sao chỉ cho họ một cách chính xác được? Căn cứ của Trung ương Cục Miền Nam (TƯC) - đầu não của "R" - thì tôi chưa được phép tiết lộ, còn biết bao "B" và "C" - bí danh của cả bộ máy trực thuộc TƯC phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - đều gọi chung là "R".