Tuyến đường đến Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc từ xã Bản Thi lên thôn Phja Khao, thôn Bình Trai đi qua hơn 10 km đường rừng, con đường ngoằn nghèo rộng chừng 3 đến 5 mét vừa đủ cho một xe tải đi qua, với những khúc cua tay áo bám theo sườn núi dốc đứng. Có lẽ cũng bởi vậy mà hơn một thế kỷ trôi qua, dấu tích minh chứng cho thời kỳ lịch sử gắn với mỏ chì kẽm lớn nhất Việt Nam và thế hệ các công nhân khai thác mỏ những năm 1900 tại đây vẫn gần như nguyên vẹn.
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kạn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kạn. Hiển thị tất cả bài đăng
1 thg 12, 2024
Nam Xuân Lạc, vẻ đẹp của lịch sử, tài nguyên và thiên nhiên
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc rộng hơn 4.100 ha, nằm ở vị trí cao hơn 800 mét so với mực nước biển, trải dài trên địa bàn các xã Đồng Lạc, Xuân Lạc, Bản Thi, Yên Thịnh thuộc huyện Chợ Đồn, có khí hậu quanh năm mát mẻ, thiên nhiên hùng vĩ cùng những dấu ấn lịch sử, văn hoá đặc sắc đang là tiền đề để tỉnh Bắc Kạn phát triển du lịch.
Tuyến đường đến Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc từ xã Bản Thi lên thôn Phja Khao, thôn Bình Trai đi qua hơn 10 km đường rừng, con đường ngoằn nghèo rộng chừng 3 đến 5 mét vừa đủ cho một xe tải đi qua, với những khúc cua tay áo bám theo sườn núi dốc đứng. Có lẽ cũng bởi vậy mà hơn một thế kỷ trôi qua, dấu tích minh chứng cho thời kỳ lịch sử gắn với mỏ chì kẽm lớn nhất Việt Nam và thế hệ các công nhân khai thác mỏ những năm 1900 tại đây vẫn gần như nguyên vẹn.
Tuyến đường đến Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Nam Xuân Lạc từ xã Bản Thi lên thôn Phja Khao, thôn Bình Trai đi qua hơn 10 km đường rừng, con đường ngoằn nghèo rộng chừng 3 đến 5 mét vừa đủ cho một xe tải đi qua, với những khúc cua tay áo bám theo sườn núi dốc đứng. Có lẽ cũng bởi vậy mà hơn một thế kỷ trôi qua, dấu tích minh chứng cho thời kỳ lịch sử gắn với mỏ chì kẽm lớn nhất Việt Nam và thế hệ các công nhân khai thác mỏ những năm 1900 tại đây vẫn gần như nguyên vẹn.
16 thg 11, 2024
Múa bát của người Tày ở Bắc Kạn
Người Tày ở Bắc Kạn có một nền văn hóa cổ truyền phong phú bao gồm các thể loại thơ, ca, truyện cổ tích, truyện cười dân gian, lễ hội truyền thống, ca, múa, nhạc... Các làn điệu dân ca phổ biến nhất là hát lượn phong slư, lượn cọi, hát quan làng, hát ru con... Ngoài ra, đồng bào người Tày còn có một hệ thống những bài dân vũ được lưu truyền qua nhiều thế hệ, thể hiện một cách đa dạng niềm tin và khát vọng của con người trong cuộc sống lao động, sản xuất.Trong số những làn điệu dân ca, dân vũ của người Tày, múa bát là một trong những điệu múa có sự phổ biến rộng rãi nhất và được sử dụng thường xuyên hơn cả.
30 thg 10, 2024
Về Bắc Kạn thưởng thức món ngon mùa thu
Mùa thu đến với Bắc Kạn, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, đậm vị núi rừng vùng cao. Những hương vị riêng có, không trộn lẫn với bất cứ vùng đất nào.
Ngọt thơm hồng không hạt Bắc Kạn
Ngọt thơm hồng không hạt Bắc Kạn
14 thg 10, 2024
Khám phá điểm đến Phố đi bộ Sông Cầu
Sau khi khai trương tuyến phố đi bộ Sông Cầu, TP. Bắc Kạn (vào ngày 24/8/2024), theo ghi nhận, vào các ngày thứ Sáu, thứ Bảy hằng tuần các hoạt động vui chơi, giải trí, biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian và các dịch vụ ăn uống… tiếp tục được tổ chức nhằm phục vụ du khách cùng người dân trên địa bàn.
13 thg 10, 2024
Rằm tháng 7 về Bắc Kạn thưởng thức bún ép truyền thống
Tháng 7 âm lịch, nắng rót mật trên các triền đồi xanh ngát, nhà nhà nối nhau trở về quê hương, hân hoan đón Rằm tháng 7.
Tại Bắc Kạn, phong tục ăn Rằm tháng 7 đã có từ lâu đời, không chỉ dân tộc Tày, Nùng, đồng bào dân tộc Dao cũng đón tháng 7 âm lịch với một ngày tập trung, đón con cháu quây quần. Rằm tháng 7, công tác chuẩn bị cũng được đồng bào sửa soạn từ sớm. Từ ngày 12 tháng 7 âm lịch, các mẹ, các bà đã tỉ mẩn nghiền bột, nặn bánh. Đến ngày 14 âm lịch, trên khắp các bếp lửa bập bùng, nhà nhà rộn rã cùng nhau ép bún truyền thống…
Hình ảnh quen thuộc của đồng bào các dân tộc ở Bắc Kạn trong Rằm tháng 7.
Tại Bắc Kạn, phong tục ăn Rằm tháng 7 đã có từ lâu đời, không chỉ dân tộc Tày, Nùng, đồng bào dân tộc Dao cũng đón tháng 7 âm lịch với một ngày tập trung, đón con cháu quây quần. Rằm tháng 7, công tác chuẩn bị cũng được đồng bào sửa soạn từ sớm. Từ ngày 12 tháng 7 âm lịch, các mẹ, các bà đã tỉ mẩn nghiền bột, nặn bánh. Đến ngày 14 âm lịch, trên khắp các bếp lửa bập bùng, nhà nhà rộn rã cùng nhau ép bún truyền thống…
12 thg 10, 2024
Đến chợ đêm Phố Cổ khám phá văn hoá, đặc sản Na Rì
Tại thị trấn Yến Lạc (Na Rì), chợ đêm Phố Cổ là nơi du khách có thể trải nghiệm những nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc nơi đây. Nép mình bên những ngôi nhà cổ là các gian hàng ẩm thực với làn khói tỏa hương nghi ngút, như mời gọi du khách dừng chân thưởng thức.
Du lịch hang động - trải nghiệm hấp dẫn tại Bắc Kạn
Bắc Kạn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan hùng vĩ và độc đáo, trong đó hệ thống hang động với vẻ đẹp huyền bí, kỳ vĩ và những câu chuyện dân gian gắn liền, du lịch hang động tại Bắc Kạn đang trở thành trải nghiệm, điểm đến hấp dẫn đối với du khách.
Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình cacxtơ điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long, Thẳm Phầy… Diện tích hang động có nơi rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông. Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, những khối thạch nhũ kỳ vĩ và không khí trong lành, hệ thống hang động tại Bắc Kạn hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê du lịch trải nghiệm và khám phá.
Động Hua Mạ, Ba Bể.
Bắc Kạn là xứ sở của các dạng địa hình cacxtơ điển hình, tiêu biểu là các hang động kỳ vĩ như: Động Puông, động Hua Mạ, động Nàng Tiên, động Thạch Long, Thẳm Phầy… Diện tích hang động có nơi rộng từ hàng trăm đến hàng nghìn mét vuông. Với vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, những khối thạch nhũ kỳ vĩ và không khí trong lành, hệ thống hang động tại Bắc Kạn hứa hẹn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê du lịch trải nghiệm và khám phá.
11 thg 10, 2024
Nhộn nhịp Chợ đêm Cốc Lùng
Tối 02/9, UBND xã Nam Cường phối hợp với Trung tâm Văn hóa và Thể thao huyện Chợ Đồn, Trung tâm Văn hóa và Xúc tiến du lịch tỉnh Bắc Kạn tổ chức Khai trương Chợ đêm Cốc Lùng và sinh hoạt Câu lạc bộ hát Then - đàn Tính xã Nam Cường.
23 thg 8, 2024
Say đắm điệu múa bát của người Tày
Múa bát là điệu múa cổ của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Đây là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong dịp Tết, lễ hội truyền thống hằng năm. Múa bát không chỉ mang tính giải trí mà còn cổ vũ, động viên tinh thần đồng bào hăng say lao động, sản xuất.
28 thg 7, 2024
Về Bắc Kạn thưởng thức bánh gio mật mía của dân tộc Tày
Nếu có dịp du lịch Bắc Kạn, du khách không nên bỏ qua món bánh gio dân dã ăn một lần mà mãi vấn vương.
Bánh gio (hay còn gọi bánh tro) là loại bánh đặc trưng trong ẩm thực người Tày ở Bắc Kạn. Thức quà dân dã này có tên gọi như vậy bởi gio là một nguyên liệu không thể thiếu để làm nên món bánh này.
Làm bánh gio không quá cầu kỳ, nhưng yêu cầu người thợ phải khéo léo và thật tinh mắt. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bánh, mọi công đoạn đều được chú trọng.
Bánh gio (hay còn gọi bánh tro) là loại bánh đặc trưng trong ẩm thực người Tày ở Bắc Kạn. Thức quà dân dã này có tên gọi như vậy bởi gio là một nguyên liệu không thể thiếu để làm nên món bánh này.
Làm bánh gio không quá cầu kỳ, nhưng yêu cầu người thợ phải khéo léo và thật tinh mắt. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bánh, mọi công đoạn đều được chú trọng.
25 thg 7, 2024
Thảo nguyên xanh bạt ngàn hoa cỏ ít người biết ở Bắc Kạn
Thảo nguyên Sam Chiêm hấp dẫn du khách bởi những triền cỏ xanh mướt, ngập tràn hoa lá, thích hợp để cắm trại, dã ngoại và chụp hình.
7 thg 7, 2024
Sự tích hồ Ba Bể
Tác phẩm đạt giải Nhất Cuộc thi sáng tác, sưu tầm các câu chuyện hay gắn liền với di tích, danh lam thắng cảnh của tỉnh Bắc Kạn do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Kạn tổ chức.
Ngày xưa, xứ này gọi là Nam Môn. Làng mạc trù phú, những cánh đồng màu mỡ chạy dài theo ven sông, những vườn cây trái cây trái tốt tươi và những đồng cỏ xanh tươi, hàng đàn trâu, bò béo như những quả sim chín nhởn nhơ gặm cỏ. Những tưởng ở đó sẽ là cuộc sống bình yên, no đủ nhưng, trái lại vẫn có kẻ giàu, người nghèo, người lương thiện và kẻ gian tham...
Khi đó, Tam giới, là Thuỷ cung của Long Vương, Ngọc Hoàng trên trời cao và trần gian của loài người đều có thể giao tiếp với được nhau... Vào các dịp hội làng, người của Thuỷ cung có thể lên thăm thú, tham gia vui chơi cùng loài người. Đông vui, sôi nổi nhất là những trận chọi bò. Luật chơi là bên thắng được hưởng số tiền cá cược cộng với con bò thua cuộc. Do có ưu thế về đồng cỏ, có giống bò to khoẻ được chọn lọc từ đời trước, lại có gã Lý Bạch một kẻ thông thái, lắm mưu mẹo mách nước, chúa làng Nam Môn đã cho vực những con bò to khoẻ, hung dữ nhất để thi chọi nên năm nào Nam Môn cũng được cuộc. Thế là bằng tiền thưởng và thịt của các con bò thua cuộc nên cả làng đều hả hê say sưa trong tiệc tùng, hội hè...Phần còn lại chia nhau... Tất nhiên, Chúa làng và những kẻ có máu mặt phải được phần hơn cả. Quen ăn, khi thiếu, chúng thường bày cách ăn trộm trâu, bò làng khác, để tạo hiện trường giả, chúng kéo con vật đi giật lùi khiến gia chủ không căn cứ dấu vết mà truy tìm...
Ngày xưa, xứ này gọi là Nam Môn. Làng mạc trù phú, những cánh đồng màu mỡ chạy dài theo ven sông, những vườn cây trái cây trái tốt tươi và những đồng cỏ xanh tươi, hàng đàn trâu, bò béo như những quả sim chín nhởn nhơ gặm cỏ. Những tưởng ở đó sẽ là cuộc sống bình yên, no đủ nhưng, trái lại vẫn có kẻ giàu, người nghèo, người lương thiện và kẻ gian tham...
Khi đó, Tam giới, là Thuỷ cung của Long Vương, Ngọc Hoàng trên trời cao và trần gian của loài người đều có thể giao tiếp với được nhau... Vào các dịp hội làng, người của Thuỷ cung có thể lên thăm thú, tham gia vui chơi cùng loài người. Đông vui, sôi nổi nhất là những trận chọi bò. Luật chơi là bên thắng được hưởng số tiền cá cược cộng với con bò thua cuộc. Do có ưu thế về đồng cỏ, có giống bò to khoẻ được chọn lọc từ đời trước, lại có gã Lý Bạch một kẻ thông thái, lắm mưu mẹo mách nước, chúa làng Nam Môn đã cho vực những con bò to khoẻ, hung dữ nhất để thi chọi nên năm nào Nam Môn cũng được cuộc. Thế là bằng tiền thưởng và thịt của các con bò thua cuộc nên cả làng đều hả hê say sưa trong tiệc tùng, hội hè...Phần còn lại chia nhau... Tất nhiên, Chúa làng và những kẻ có máu mặt phải được phần hơn cả. Quen ăn, khi thiếu, chúng thường bày cách ăn trộm trâu, bò làng khác, để tạo hiện trường giả, chúng kéo con vật đi giật lùi khiến gia chủ không căn cứ dấu vết mà truy tìm...
Phương Viên - vùng đất từng được Bác đặt tên
Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, Phương Viên và Bằng Viễn (sau sáp nhập thành Phương Viên) là các xã có phong trào Việt Minh phát triển nhanh và mạnh. Trong hành trình lịch sử từ Pác Bó về Tân Trào, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã dừng chân tại đây và có ý kiến chỉ đạo trực tiếp, đặc biệt Người đã đặt tên mới cho hai xã này .
6 thg 7, 2024
Đặc sản cam sành Dương Phong
Khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp, thiên nhiên đã ban tặng cho xã Dương Phong (Bạch Thông) giống cam sành có mùi hương đặc trưng, vị ngọt thanh mát, mẫu mã đẹp, được khách hàng gần xa ưa chuộng.
Hoa lê khoe sắc tại hồ Bản Chang
Cuối tháng 2 sang tháng 3, hoa lê bắt đầu bung nở tại nhiều bản làng của xã vùng cao Đức Vân (Ngân Sơn). Sắc trắng tinh khôi của loài hoa này đã thu hút nhiều du khách tới hồ Bản Chang để tham quan, chụp ảnh.
Nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn có khí hậu mát mẻ, là điều kiện thuận lợi để cây lê sinh trưởng và cho những bông hoa đẹp tinh khôi.
Thiếu nữ vùng cao khoe sắc cùng hoa lê:
Nằm ở độ cao gần 1.000m so với mực nước biển, xã Đức Vân, huyện Ngân Sơn có khí hậu mát mẻ, là điều kiện thuận lợi để cây lê sinh trưởng và cho những bông hoa đẹp tinh khôi.
Thiếu nữ vùng cao khoe sắc cùng hoa lê:
4 thg 7, 2024
Tháng Ba về Bắc Kạn thưởng thức bánh trứng kiến
Những ngày đầu tháng Ba âm lịch, nhiều người dân ở Bắc Kạn lại lên rừng thu hoạch trứng kiến về làm bánh. Đã từ lâu, bánh trứng kiến trở thành món ăn đặc sản mang hương vị núi rừng đối với người dân địa phương.
Bánh trứng kiến là món ăn dân dã của dân tộc Tày, được chế biến tương đối cầu kỳ, có hương vị thơm ngon đặc trưng với nguyên liệu chính là trứng kiến.
Ông Lưu Đình Sáng, thôn Nà Kha, xã Quang Thuận (Bạch Thông) cho biết: “Để lấy được trứng kiến làm nhân bánh, tôi thường đi vào rừng tìm tổ kiến lúc mới bắt đầu vào mùa kiến đẻ trứng để đánh dấu tổ kiến đó và chờ khoảng hai tuần sau quay lại thu hoạch. Quá trình thu hoạch hết sức tỉ mỉ và cẩn thận để trứng kiến không bị vỡ, bị nát, nên mỗi tổ mất chừng một giờ đồng hồ.
Ông Lưu Đình Sáng, thôn Nà Kha, xã Quang Thuận (Bạch Thông): Vào mùa kiến đẻ trứng tôi thường xuyên vào rừng lấy trứng kiến về làm nhân bánh.
Anh Phan Hữu Khánh, trú tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết: “Trước đây tôi công tác tại Bắc Kạn nên rất yêu thích các món ăn mang đậm hương núi rừng như gạo bao thai, lạp sườn, bánh giầy, đặc biệt là bánh trứng kiến. Vì vậy năm nào gia đình tôi cũng chờ đến mùa bánh trứng kiến để đặt hàng gửi về thưởng thức loại bánh đặc sản này và biếu bạn bè”.
Chị Văn Thị Vân, trú tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: “Mẹ tôi quê ở thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) nên năm nào về tảo mộ, cũng là dịp được xem các dì làm bánh trứng kiến. Hồi bé tôi không biết ăn nhưng mẹ dạy cách ăn, dần dần lớn lên tôi nghiện loại bánh đặc sản này. Bánh trứng kiến rất ngon, mang hương vị bản sắc dân tộc Tày, chứa đựng nhiều tình cảm, tâm huyết của người làm bánh”.
Nếu có dịp đến Bắc Kạn vào tháng Ba âm lịch, du khách đừng quên thưởng thức đặc sản bánh trứng kiến và mua về làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.
Ông Hoàng Văn Vận, tổ Đon Tuấn, phường Huyền Tụng (TP. Bắc Kạn) thu hoạch trứng kiến.
Bánh trứng kiến là món ăn dân dã của dân tộc Tày, được chế biến tương đối cầu kỳ, có hương vị thơm ngon đặc trưng với nguyên liệu chính là trứng kiến.
Những ngày này, món bánh trứng kiến được bán nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, thu hút đông khách trong và ngoài tỉnh đặt mua.
Ông Lưu Đình Sáng, thôn Nà Kha, xã Quang Thuận (Bạch Thông) cho biết: “Để lấy được trứng kiến làm nhân bánh, tôi thường đi vào rừng tìm tổ kiến lúc mới bắt đầu vào mùa kiến đẻ trứng để đánh dấu tổ kiến đó và chờ khoảng hai tuần sau quay lại thu hoạch. Quá trình thu hoạch hết sức tỉ mỉ và cẩn thận để trứng kiến không bị vỡ, bị nát, nên mỗi tổ mất chừng một giờ đồng hồ.
Ông Lưu Đình Sáng, thôn Nà Kha, xã Quang Thuận (Bạch Thông): Vào mùa kiến đẻ trứng tôi thường xuyên vào rừng lấy trứng kiến về làm nhân bánh.
Tổ kiến thường ở trên những cành cây cao, sau khi lấy tổ xuống sẽ dùng dao bổ ra và gõ để trứng kiến rơi xuống mẹt đã để sẵn. Tiếp theo dùng những cành cây nhỏ phủ lên trên để kiến bám vào. Thỉnh thoảng tôi lại rũ cành cây để loại bỏ kiến ra khỏi mẹt trứng. Sau khi đã loại bỏ hết kiến, dùng khăn ướt phủ lên trên mẹt trứng kiến để loại bỏ hết những vụn của tổ kiến. Từ đó được trứng kiến sạch để đem về làm bánh”.
Trứng kiến đem về rửa sạch rồi cho vào chảo phi cùng hành khô, đảo đến khi chín là được. Tuy nhiên, người dân còn dùng thêm thịt lợn băm nhuyễn, hành khô, vừng hay lạc rang giã nhỏ làm nhân cùng với các gia vị khác để tạo vị đậm đà cho bánh.
Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp ngon, đãi sạch rồi ngâm qua đêm, đến sáng hôm sau thì vớt ra để ráo nước. Sau đó gạo được đem xay thành bột và nhào nặn cho đến khi dẻo, mịn, không dính tay. Người dân chia bột và cán mỏng ra thành từng miếng nhỏ hình vuông bằng bàn tay rồi đặt lên miếng lá vả, cho một chút nhân đã chế biến sẵn dàn đều lên bề mặt lớp bột đó rồi gói lại để giữ chặt phần bột và nhân bên trong.
Sau khi gói xong, bánh được mang đi hấp cách thủy từ 45-50 phút là chín. Bánh trứng kiến có thể ăn nóng hoặc nguội, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ dẻo của bột gạo nếp, vị bùi chát của lá vả non và vị thơm ngậy của nhân trứng kiến.
Chị Nguyễn Thị Thiểm, tổ 1A, phường Đức Xuân (TP. Bắc Kạn) cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng làm bánh trứng kiến để bán. Trung bình mỗi ngày tôi bán đi Hà Nội, Thái Nguyên và trong tỉnh gần 500 cái bánh, với giá 17.000 – 20.000 đồng/cái. Vào dịp Tết Thanh minh, gia đình tôi phải huy động thêm nhân lực để phụ giúp làm bánh để kịp giao cho khách hàng”.
Trứng kiến đem về rửa sạch rồi cho vào chảo phi cùng hành khô, đảo đến khi chín là được. Tuy nhiên, người dân còn dùng thêm thịt lợn băm nhuyễn, hành khô, vừng hay lạc rang giã nhỏ làm nhân cùng với các gia vị khác để tạo vị đậm đà cho bánh.
Phần vỏ bánh được làm từ gạo nếp ngon, đãi sạch rồi ngâm qua đêm, đến sáng hôm sau thì vớt ra để ráo nước. Sau đó gạo được đem xay thành bột và nhào nặn cho đến khi dẻo, mịn, không dính tay. Người dân chia bột và cán mỏng ra thành từng miếng nhỏ hình vuông bằng bàn tay rồi đặt lên miếng lá vả, cho một chút nhân đã chế biến sẵn dàn đều lên bề mặt lớp bột đó rồi gói lại để giữ chặt phần bột và nhân bên trong.
Sau khi gói xong, bánh được mang đi hấp cách thủy từ 45-50 phút là chín. Bánh trứng kiến có thể ăn nóng hoặc nguội, khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ dẻo của bột gạo nếp, vị bùi chát của lá vả non và vị thơm ngậy của nhân trứng kiến.
Chị Nguyễn Thị Thiểm, tổ 1A, phường Đức Xuân (TP. Bắc Kạn) cho biết: “Năm nào gia đình tôi cũng làm bánh trứng kiến để bán. Trung bình mỗi ngày tôi bán đi Hà Nội, Thái Nguyên và trong tỉnh gần 500 cái bánh, với giá 17.000 – 20.000 đồng/cái. Vào dịp Tết Thanh minh, gia đình tôi phải huy động thêm nhân lực để phụ giúp làm bánh để kịp giao cho khách hàng”.
Khách hàng mua bánh trứng kiến tại chợ Đức Xuân (TP. Bắc Kạn).
Anh Phan Hữu Khánh, trú tại quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết: “Trước đây tôi công tác tại Bắc Kạn nên rất yêu thích các món ăn mang đậm hương núi rừng như gạo bao thai, lạp sườn, bánh giầy, đặc biệt là bánh trứng kiến. Vì vậy năm nào gia đình tôi cũng chờ đến mùa bánh trứng kiến để đặt hàng gửi về thưởng thức loại bánh đặc sản này và biếu bạn bè”.
Chị Văn Thị Vân, trú tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chia sẻ: “Mẹ tôi quê ở thị trấn Bằng Lũng (Chợ Đồn) nên năm nào về tảo mộ, cũng là dịp được xem các dì làm bánh trứng kiến. Hồi bé tôi không biết ăn nhưng mẹ dạy cách ăn, dần dần lớn lên tôi nghiện loại bánh đặc sản này. Bánh trứng kiến rất ngon, mang hương vị bản sắc dân tộc Tày, chứa đựng nhiều tình cảm, tâm huyết của người làm bánh”.
Nếu có dịp đến Bắc Kạn vào tháng Ba âm lịch, du khách đừng quên thưởng thức đặc sản bánh trứng kiến và mua về làm quà biếu tặng người thân, bạn bè.
Bích Ngọc
3 thg 7, 2024
Au lèng - nét đẹp văn hoá của người Bắc Kạn
“Au lèng” là nét đẹp văn hoá trong lao động, sản xuất đã có từ lâu, đến nay vẫn được người dân tỉnh Bắc Kạn gìn giữ và phát huy. Tập quán truyền thống này thể hiện tinh thần đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Trong thực tiễn sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, người dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn thường có tập quán “au lèng” hay còn gọi là giúp sức lẫn nhau. Xuất phát từ sự giúp đỡ, đổi công cho nhau một cách tự nguyện, nhằm phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” trong cộng đồng làng xóm.
Trong thực tiễn sản xuất cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, người dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn thường có tập quán “au lèng” hay còn gọi là giúp sức lẫn nhau. Xuất phát từ sự giúp đỡ, đổi công cho nhau một cách tự nguyện, nhằm phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” trong cộng đồng làng xóm.
25 thg 12, 2023
Độc đáo chợ Nghiên Loan
Chợ trâu, bò xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn, nằm trong một thung lũng thuộc bản Đính và bản Khuổi Ún, cách tỉnh lộ 258B khoảng 500 m nên rất thuận tiện cho việc đi lại, tập kết hàng hóa, buôn bán, vận chuyển.
1 thg 12, 2023
Dừng chân ven quốc lộ 3 thưởng thức đặc sản người Tày
Trước đây, cơm lam - món ăn truyền thống của người Tày ở xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn chỉ có vào dịp tết cơm mới, lễ hội hay Tết Nguyên đán. Nhưng nay món cơm lam được người dân trong xã làm hàng ngày để bán cho du khách.
Ai đã có dịp dừng chân tại bản Đồn, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đều có dịp thưởng thức món cơm lam của người Tày nơi đây với vị ngon đặc trưng của ống tre và loại nếp vùng cao có tên “Khẩu nua Lếch” - một loại nếp đặc sản của Bắc Kạn. Theo bà con giới thiệu, mùa cơm lam trước đây chỉ kéo dài từ khoảng tháng 9 - tháng 10 âm lịch đến sau Tết Nguyên đán. Xưa, người dân thường cấy một vụ nên chỉ có quãng thời gian đó mới làm món cơm lam. Mọi nguyên liệu như gạo, lạc đều do gia đình tự cấy và trồng phục vụ cuộc sống, còn dư mới mang bán.
Ai đã có dịp dừng chân tại bản Đồn, xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đều có dịp thưởng thức món cơm lam của người Tày nơi đây với vị ngon đặc trưng của ống tre và loại nếp vùng cao có tên “Khẩu nua Lếch” - một loại nếp đặc sản của Bắc Kạn. Theo bà con giới thiệu, mùa cơm lam trước đây chỉ kéo dài từ khoảng tháng 9 - tháng 10 âm lịch đến sau Tết Nguyên đán. Xưa, người dân thường cấy một vụ nên chỉ có quãng thời gian đó mới làm món cơm lam. Mọi nguyên liệu như gạo, lạc đều do gia đình tự cấy và trồng phục vụ cuộc sống, còn dư mới mang bán.
28 thg 11, 2023
Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng
Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.
Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.
Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)