Hiển thị các bài đăng có nhãn người Lự. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Lự. Hiển thị tất cả bài đăng

15 thg 9, 2024

Độc đáo tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lào


Theo quan điểm của người Lào (huyện Tam Đường, Lai Châu), tục nhuộm răng không chỉ mang lại vẻ đẹp, sự quyến rũ, tinh tế cho người phụ nữ mà còn mang nhiều ý nghĩa về sự may mắn.

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường là cộng đồng dân cư dù số dân không đông nhưng cho đến ngày nay, họ vẫn bảo tồn và duy trì được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó chính là tục nhuộm răng đen của người phụ nữ.

17 thg 1, 2020

Người Lự cúng vía trâu

“Mo khoăn khoai” là một nghi lễ tâm linh của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu, nhằm tỏ lòng biết ơn tới những "ông trâu" - loài vật gần gũi với bà con nông dân. 

Lễ cúng vía trâu của người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường được tổ chức sau khi kết thúc mùa màng, nhằm tạ ơn loài vật này đã nỗ lực đồng hành, cùng người dân lao động sản xuất để mang lại vụ mùa bội thu cho bản làng. Lễ này thường được tổ chức tại một khu bãi ruộng rộng, với sự tham gia của tất cả các hộ dân trong bản.

Để thực hiện lễ “Mo khoăn khoai”, đồng bào Lự mời 5 thầy cúng (1 thầy cúng chính và 4 thầy cúng phụ). Các thầy cúng được chọn là những người có uy tín trong cộng đồng, có cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

Cộng đồng người Lự ở xã Bản Hon, huyện Tam Đường thường chọn thửa ruộng bậc thang bằng phẳng, có diện tích lớn để tiến hành nghi lễ cúng vía trâu.

11 thg 1, 2018

Người Lự ở Bản Hon

Từ thị xã Lai Châu, theo quốc lộ 4D về phía Đông Nam khoảng 20 km, du khách sẽ đến xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Cộng đồng người Lự ở Lai Châu vẫn giữ gìn những sắc thái văn hóa tộc người độc đáo như nghề dệt vải thổ cẩm, cư trú ở nhà sàn, trang phục truyền thống, tục nhuộm răng đen...

Nhà sàn của người Lự


Nhà ở của người Lự là nhà sàn, có 1 chiếc cầu thang lên xuống. Căn nhà luôn có hai mái, mái phía sau ngắn hơn, còn mái phía trước kéo dài xuống che cả hàng hiên và cầu thang lên xuống. Cửa ra vào của nhà chủ yếu mở theo hướng Bắc. Gầm sàn sạch sẽ, hầu hết các gia đình dùng làm nơi để trữ củi khô, khung cửi và một số đồ dùng khác. Bên trong nhà sàn của người Lự thường dành 1 gian giữa để thờ cúng và con dâu trong gia đình không được vào gian này. Nhà bếp thì nối trực tiếp với căn nhà chính, do vậy khi bước chân vào nhà thì thấy ngay nhà ở và nhà bếp là một thể liên hoàn chứ không tách rời nhau.

31 thg 3, 2014

Độc đáo văn hóa người Lự

Trong hành trình Khảo sát tiềm năng du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng từ ngày 27.10 - 3.11 do Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức, chúng tôi đặt chân đến xã Bản Hon (H.Tam Đường, tỉnh Lai Châu) khi những tia nắng cuối ngày tắt dần, để rồi khám phá ra nhiều điều thú vị.

Mỗi nhà sàn chỉ được làm 1 cầu thang

Các cô gái Bản Hon thong dong tắm suối - Ảnh: Hoàng Việt 

Hình ảnh lãng mạn đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là “bức tranh” các cô gái người Lự tắm suối, thong dong chải tóc không bận tâm các chàng trai cô gái miền xuôi đang nhìn ngắm, “chớp” ảnh. Nằm cách thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) chỉ 13 km, nhưng xã Bản Hon vẫn giữ được vẻ hoang sơ, mộc mạc. Bản Hon nghĩa là "Mào rồng", mảnh đất được ôm trọn bởi hai dòng suối Nậm Mu và Nậm Hon, hai dòng suối này được coi như 2 con rồng nhỏ. Xã Bản Hon gồm Bản Hon 1 và Bản Hon 2 với hơn 160 hộ dân, gần 700 nhân khẩu, 100% là dân tộc Lự. Dân tộc Lự có 3 họ chính, là họ Tao, họ Lò và họ Vàng, theo chế độ phụ hệ.