Hiển thị các bài đăng có nhãn người Raglai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Raglai. Hiển thị tất cả bài đăng
16 thg 11, 2022
Những thanh đá chuyên chở tâm hồn của người Raglay
Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn này, chẳng biết từ bao giờ người Raglay đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên mải miết đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của người Raglay.
24 thg 5, 2022
Ma Bó - Ma Nới: Cung đường mới cho những tâm hồn ưa khám phá
Bạn là người yêu thích trekking, nếu cung đường Tà Năng - Phan Dũng đã trở nên quá nhàm chán, có một cung đường mới toanh nối liền hai nền văn hóa của dân tộc thiểu số Churu và dân tộc thiểu số Raglay sẽ không làm bạn thất vọng.
Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.
Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.
Bạn thích đạp xe, leo núi, chạy bộ hay bơi? Địa hình Ma Bó có thể đáp ứng được hết cho những tâm hồn ưa phiêu lưu thám hiểm
Ma Bó - Ma Nới là hai địa danh mới lạ đang nổi với cộng đồng yêu du lịch. Ma Bó thuộc xã Đa Quyn, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Đây là địa phận giáp biên giới Ninh Thuận, nằm kế xã Tà Năng với cung đường trekking nổi tiếng. Ma Bó là vùng đất tổ tiên của đồng bào người Churu.
Ma Nới là xã miền núi huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận, nơi sinh sống của đồng bào Raglay, với địa thế gắn liền với núi rừng hoang sơ, nơi đây còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống.
16 thg 8, 2019
Lễ Bỏ mả của người Raglai
Là một tập tục có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Raglai, lễ Bỏ mả (cúng tuần mã, mãn tang) nhằm tiễn đưa người đã mất về với ông bà, tổ tiên, đồng thời chấm dứt mối quan hệ giữa người sống đối với người đã mất.
Đồng bào Raglai sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Vừa qua, cộng đồng người Raglai ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, nơi có số dân Raglai sinh sống chiếm 97% dân số toàn xã đã tổ chức hoạt động tái hiện lại lễ Bỏ mả.
Lễ Bỏ mả thường được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, sau một hoặc hai năm tính từ ngày có người mất. Theo quan niệm của người Raglai, nếu không làm lễ Bỏ mả, linh hồn người đã mất vẫn còn ở nhân thế và chưa thể về được thế giới “bên kia” để đoàn tụ với tổ tiên.
Trước lễ Bỏ mả, người thân trong gia đình chuẩn bị nhiều công đoạn khác nhau như: dựng nhà mồ, làm kago (mô hình thuyền bằng gỗ), rạp lễ, gậy cúng, trang phục và đồ lễ như: rượu cần, rượu trắng, trầu cau, đầu heo, thịt heo, cơm, bánh tét, thịt trâu, thịt gà, chuối, cơm rượu…
Đồng bào Raglai sinh sống chủ yếu ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên, tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Vừa qua, cộng đồng người Raglai ở xã Phước Chiến, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, nơi có số dân Raglai sinh sống chiếm 97% dân số toàn xã đã tổ chức hoạt động tái hiện lại lễ Bỏ mả.
Lễ Bỏ mả thường được tổ chức vào tháng 3, tháng 4 dương lịch, sau một hoặc hai năm tính từ ngày có người mất. Theo quan niệm của người Raglai, nếu không làm lễ Bỏ mả, linh hồn người đã mất vẫn còn ở nhân thế và chưa thể về được thế giới “bên kia” để đoàn tụ với tổ tiên.
Trước lễ Bỏ mả, người thân trong gia đình chuẩn bị nhiều công đoạn khác nhau như: dựng nhà mồ, làm kago (mô hình thuyền bằng gỗ), rạp lễ, gậy cúng, trang phục và đồ lễ như: rượu cần, rượu trắng, trầu cau, đầu heo, thịt heo, cơm, bánh tét, thịt trâu, thịt gà, chuối, cơm rượu…
Lễ vật cúng trong lễ Bỏ mả của người Raglai.
3 thg 9, 2017
Kagor - Con thuyền linh thiêng của người Raglai
Người Raglai sống ở vùng đất cao, chuyên làm nương rẫy nhưng khi một ai đó qua đời, họ nhất định lại có một chuyến đi trên chiếc thuyền gỗ Kagor linh thiêng để cập bến với tổ tiên và mãi mãi chia tay với những người còn sống.
Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Raglai. Họ quan niệm có hai thế giới cùng tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người chết. Lễ Bỏ mả là buổi lễ người sống nhất định phải tổ chức để dứt quan hệ và đưa tiễn người đã mất về với thế giới của tổ tiên. Trong cuộc chia tay vĩnh viễn kéo dài ba ngày này, Kagor là vật linh thiêng, là trung tâm và được người Raglai hướng về với tất cả lòng thành kính.
Trước ngày làm Lễ Bỏ mả, người thân của người đã khuất phải xem ngày lành, chuẩn bị những lễ vật ...và đặc biệt là làm thuyền Kagor. Kagor được làm bằng gỗ trên đó người ta dựng nhà, làm hàng rào, vẽ hoạ tiết hình mặt trời, mặt trăng, cây cối, chim chóc, hình con rồng.... Người Raglai giờ sống ở trên cao làm nương làm rẫy nhưng trong tâm niệm mỗi người cuộc sống của tổ tiên xa xưa gắn liền với biển. Họ tin rằng chiếc thuyền Kagor sẽ đưa người chết đến được nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên.
Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Raglai. Họ quan niệm có hai thế giới cùng tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người chết. Lễ Bỏ mả là buổi lễ người sống nhất định phải tổ chức để dứt quan hệ và đưa tiễn người đã mất về với thế giới của tổ tiên. Trong cuộc chia tay vĩnh viễn kéo dài ba ngày này, Kagor là vật linh thiêng, là trung tâm và được người Raglai hướng về với tất cả lòng thành kính.
Trước ngày làm Lễ Bỏ mả, người thân của người đã khuất phải xem ngày lành, chuẩn bị những lễ vật ...và đặc biệt là làm thuyền Kagor. Kagor được làm bằng gỗ trên đó người ta dựng nhà, làm hàng rào, vẽ hoạ tiết hình mặt trời, mặt trăng, cây cối, chim chóc, hình con rồng.... Người Raglai giờ sống ở trên cao làm nương làm rẫy nhưng trong tâm niệm mỗi người cuộc sống của tổ tiên xa xưa gắn liền với biển. Họ tin rằng chiếc thuyền Kagor sẽ đưa người chết đến được nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên.
Chiếc thuyền gỗ linh thiêng dùng trong Lễ Bỏ mả. Được làm bằng gỗ với những trang trí cầu kỳ, thuyền Kagor là vật rất linh thiêng với người Raglai. Theo tín ngưỡng của họ, Đây nơi trú, là cầu nối đưa linh hồn người chết về với thế giới của tổ tiên.
30 thg 7, 2017
Lễ bỏ mả - nghi lễ tâm linh của người Raglai
Lễ bỏ mả là một nghi lễ tiêu biểu và quan trọng nhất trong hệ thống các nghi lễ truyền thống của người Raglai. Nó thể hiện một cách đầy đủ, đậm nét bản sắc văn hóa của tộc người này.
Lễ bỏ mả (Vidhi atơu) là một lễ thức quan trọng của người Raglai, được tổ chức vào tháng 3 đến tháng 4 hàng năm, sau khi đã thu hoạch xong mùa màng. Cũng như các tộc người khác ở Tây Nguyên, đồng bào Raglai quan niệm rằng, trong cõi nhân gian có hai thế giới cùng song song tồn tại, đó là thế giới của người đang sống và thế giới của những người đã khuất.
Trong lễ bỏ mả có múa hát, đánh mã la, uống rượu cần... mừng cho linh hồn người chết được siêu thoát.
7 thg 11, 2013
Ngày hội Văn hóa dân tộc Raglai 2013
Ngày hội Văn hóa dân tộc Raglai 2013 diễn ra tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận là dịp để tôn vinh những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Raglai tới bạn bè trong nước và quốc tế. Ngày hội đã thu hút đông đảo nhân dân địa phương và du khách tới tham dự.
Đã rất lâu rồi, huyện Bác Ái ở vùng cao xa xôi này mới có những ngày rộn ràng và náo nhiệt. Mọi công việc như lên rẫy, lên rừng … đều được mọi người gác lại. Bà con gặp nhau đều nói về ngày hội, các con đường ở trong thôn được treo cờ Tổ Quốc đỏ rực và dòng người đổ về chật kín khu vực sân khấu trung tâm để khai hội.
Màn khai mạc “Ngày hội dân tộc Raglai 2013” thực sự khiến người xem hài lòng. Đó là một chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của các đoàn nghệ thuật đến từ 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Đêm hội Raglai là đêm hội tụ những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglai với 3 phần chính là: tìm về cội nguồn, tình yêu làng Raglai và bình minh ở làng Raglai.
Màn khai mạc “Ngày hội dân tộc Raglai 2013” thực sự khiến người xem hài lòng. Đó là một chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu với hơn 500 nghệ sĩ, nghệ nhân, diễn viên của các đoàn nghệ thuật đến từ 4 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa, Lâm Đồng. Đêm hội Raglai là đêm hội tụ những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglai với 3 phần chính là: tìm về cội nguồn, tình yêu làng Raglai và bình minh ở làng Raglai.
Khai mạc “Ngày hội dân tộc Raglai 2013” là đêm hội những giá trị độc đáo trong đời sống văn hóa của người Raglai.
22 thg 6, 2013
Lên rừng uống rượu tà-pai
Người Raglai ở đất É Lâm gọi rượu cần là tà-pai. Như đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, ngày thường chủ nhân của tiếng đàn Chapi hiếm khi uống rượu tà-pai. Người Raglai chỉ vít cần rượu những khi buôn làng có lễ hội, nhất là vào dịp cuối năm, khi lúa đầy bồ, khi núi rừng khoác màu xanh áo mới.
Người Raglai làm rượu cần rất công phu với nguyên liệu gồm nhiều loại rễ cây, lá rừng có vị thuốc. Cũng chính vì vậy mà rượu cần Raglai rất thơm ngon và bổ dưỡng, ai đó đã vít cần một lần hẳn sẽ mãi đắm say, ngây ngất!
Một lần đến É Lâm, tôi hết tỉnh lại say. Say không chỉ vì men rượu tà-pai đượm nồng mà còn vì tình đất tình người miền sơn cước!
Người Raglai làm rượu cần rất công phu với nguyên liệu gồm nhiều loại rễ cây, lá rừng có vị thuốc. Cũng chính vì vậy mà rượu cần Raglai rất thơm ngon và bổ dưỡng, ai đó đã vít cần một lần hẳn sẽ mãi đắm say, ngây ngất!
Một lần đến É Lâm, tôi hết tỉnh lại say. Say không chỉ vì men rượu tà-pai đượm nồng mà còn vì tình đất tình người miền sơn cước!
11 thg 6, 2013
Tục ngủ thảo của người Raglai
Đêm đến, bên ánh lửa bập bùng, trong tiếng mã la vang vọng lay sông gọi núi, khi men rượu đã ngấm, khi ánh mắt chẳng thể rời nhau, khi cái lòng lưu luyến với bao điều muốn nói, muốn gửi gắm yêu thương, vậy là từng đôi, từng cặp lẳng lặng dìu nhau về phía nhà sàn. Trong không gian thinh lặng, ấm cúng, họ nằm cạnh bên nhau, gửi trao cho nhau niềm thương và nỗi mong ước, những khát vọng về một mái ấm gia đình êm đềm, đủ đầy, hạnh phúc… Vào cuộc, PV Chuyên đề ANTG mới rõ tục "ngủ thảo" của người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận là mỹ tục ẩn trong nó nhiều ý nghĩa sâu xa chứ không "tệ nạn" như ai đó lầm nghĩ.
Như câu chuyện các cô sơn nữ người Thái, người Mèo, người H'mông "tắm tiên" ở vùng cao Tây Bắc, khi biết người Raglai ở 2 huyện miền núi Ninh Sơn và Bác Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận có tục "ngủ thảo", chúng tôi nhanh chóng lên đường. Không ngất ngây, mê đắm sao được khi nhiều người râm ran rằng với tục ngủ thảo ấy, chàng trai khi thích cô sơn nữ xinh đẹp nào đấy sau ánh mắt chan chứa xuân tình trao gửi, chỉ việc chờ tối đến gõ cửa và từ đây sẽ thỏa ước mơ được chung chăn chung gối với người đẹp miền sơn cước?!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)