Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thừa Thiên - Huế. Hiển thị tất cả bài đăng
14 thg 9, 2024
Ngọt dẻo món mè xửng, đặc sản đất cố đô Huế
Mè xửng là đặc sản không thể tách rời trong biểu tượng văn hóa đất cố đô Huế. Nhiều người nói vui, thấy trong hành lý của ai mới du lịch về mà có mè xửng là biết họ vừa đi Huế.
10 thg 9, 2024
Hải Vân quan - cửa ải hiểm yếu trên con đường thiên lí Bắc Nam xưa
Hải Vân quan, công trình phòng thủ nổi tiếng của nhà Nguyễn được xây dựng trên đỉnh đèo Hải Vân, nơi giáp ranh giữa Huế và Đà Nẵng. Ảnh: Viết Đức
Hải Vân quan là một công trình quân sự mang tính phòng thủ kiên cố được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826). Công trình tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496 m so với mực nước biển, nơi giáp ranh giữa địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu (Tp. Đà Nẵng); cách trung tâm Tp. Huế khoảng 90 km về phía Nam và trung tâm Tp. Đà Nẵng khoảng 28 km về phía Bắc.
5 thg 9, 2024
Trải nghiệm khó quên ở vùng cao A Lưới
Đi rồi vẫn muốn quay trở lại, bởi A Lưới còn nhiều điều để khám phá. Con người và mảnh đất phía tây Huế này vẫn là chân trời rộng mở, hào hiệp chào đón khách thập phương.
Từ Thanh Hóa, theo bạn đến chơi rồi “kết” luôn A Lưới, chị Hoàng Thị Hương đã trở lại vùng đất phía tây Huế lần thứ hai mùa hè này. Lần trước học cách làm bánh a quát và bắt cá suối thì nay chị chọn một homestay ở Hồng Kim ở lại khám phá văn hóa đời sống bản địa. Theo chân các chị trong hợp tác xã du lịch cộng đồng đi hái lá, trải nghiệm gội đầu bằng thảo dược ở suối A Nôr, xã Hồng Kim, chị vừa hồi hộp vừa thích thú. “Mình biết được thảo dược và cách sử dụng chúng trong bài thuốc làm đẹp tóc theo truyền thống của đồng bào Pa Cô. Giá mỗi lượt gội 40 ngàn đồng cho một trải nghiệm khá là rẻ”, chị Hương nói.
Tìm hái rau rừng dưới sự hướng dẫn của đồng bào trong rừng nguyên sinh A Roàng
Từ Thanh Hóa, theo bạn đến chơi rồi “kết” luôn A Lưới, chị Hoàng Thị Hương đã trở lại vùng đất phía tây Huế lần thứ hai mùa hè này. Lần trước học cách làm bánh a quát và bắt cá suối thì nay chị chọn một homestay ở Hồng Kim ở lại khám phá văn hóa đời sống bản địa. Theo chân các chị trong hợp tác xã du lịch cộng đồng đi hái lá, trải nghiệm gội đầu bằng thảo dược ở suối A Nôr, xã Hồng Kim, chị vừa hồi hộp vừa thích thú. “Mình biết được thảo dược và cách sử dụng chúng trong bài thuốc làm đẹp tóc theo truyền thống của đồng bào Pa Cô. Giá mỗi lượt gội 40 ngàn đồng cho một trải nghiệm khá là rẻ”, chị Hương nói.
Điểm đến Hương Bình
Với sự quan tâm của tỉnh và thị xã, cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, đầu tư xây dựng hạ tầng, xã Hương Bình (Hương Trà) đang trở thành một trong những địa phương có sức hấp dẫn nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ.
Đi kiểm tra công đoạn thi công lu nền đường, chuẩn bị đổ bê tông tuyến đường vào điểm du lịch lòng hồ thủy điện Hương Điền ở địa bàn Hương Bình, Chủ tịch UBND xã Hương Bình Trần Viết Tuấn, chia sẻ: Tuyến đường được thi công với lòng đường bê tông rộng gần 6m, mỗi bên lề 1,5 m; chiều dài tuyến khoảng 2km nối từ Tỉnh lộ 16 vào đến khu vực lòng hồ. Công trình bao gồm có bãi đỗ xe lớn và bến thuyền phục vụ du khách. Tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Tuyến đường này được thị xã đầu tư dẫn vào lòng hồ thủy điện và điểm di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Đây là điều kiện rất thuận lợi giúp địa phương phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch lịch sử cách mạng...
Du khách đến với di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên
Đi kiểm tra công đoạn thi công lu nền đường, chuẩn bị đổ bê tông tuyến đường vào điểm du lịch lòng hồ thủy điện Hương Điền ở địa bàn Hương Bình, Chủ tịch UBND xã Hương Bình Trần Viết Tuấn, chia sẻ: Tuyến đường được thi công với lòng đường bê tông rộng gần 6m, mỗi bên lề 1,5 m; chiều dài tuyến khoảng 2km nối từ Tỉnh lộ 16 vào đến khu vực lòng hồ. Công trình bao gồm có bãi đỗ xe lớn và bến thuyền phục vụ du khách. Tổng kinh phí đầu tư hơn 7 tỷ đồng. Tuyến đường này được thị xã đầu tư dẫn vào lòng hồ thủy điện và điểm di tích lịch sử cách mạng Địa đạo Khu ủy Trị Thiên. Đây là điều kiện rất thuận lợi giúp địa phương phát triển các loại hình du lịch sinh thái và du lịch lịch sử cách mạng...
4 thg 9, 2024
An Cựu - Dòng sông tuổi thơ tôi
“Núi Ngự Bình trước tròn sau méo/Sông An Cựu nắng đục mưa trong/Dẫu ai ăn ở hai lòng/Em đây vẫn một dạ thủy chung với chàng".
Sông Hương, sông Ngự Hà, sông Đông Ba và sông An Cựu là bốn dòng sông mang vẻ đẹp đậm chất Huế. Sông An Cựu dài gần 30 km, điểm khởi đầu từ vị trí chính nơi làn nước giao nhau giữa bờ nam sông Hương đoạn gần phía cuối cồn Dã Viên. Sông An Cựu có rất nhiều tên nhưng tên sông An Cựu ra đời sớm nhất, gắn với tên làng An Cựu có lịch sử hình thành từ thời Lê thế kỷ XV-XVI.
Sông An Cựu, hay còn gọi là sông Lợi Nông.
Sông Hương, sông Ngự Hà, sông Đông Ba và sông An Cựu là bốn dòng sông mang vẻ đẹp đậm chất Huế. Sông An Cựu dài gần 30 km, điểm khởi đầu từ vị trí chính nơi làn nước giao nhau giữa bờ nam sông Hương đoạn gần phía cuối cồn Dã Viên. Sông An Cựu có rất nhiều tên nhưng tên sông An Cựu ra đời sớm nhất, gắn với tên làng An Cựu có lịch sử hình thành từ thời Lê thế kỷ XV-XVI.
26 thg 8, 2024
Nơi an giấc của ba vua triều Nguyễn sau trùng tu
An Lăng, nơi chôn cất vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân, mở cửa đón khách tham quan từ 1/8, sau 5 năm trùng tu với tổng kinh phí 40 tỷ đồng.
10 thg 8, 2024
Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 4: Vô gas hộp quẹt, sửa dù hỏng bên góc đường xưa, chợ cũ
Thời buổi hiện đại, những cái hột quẹt gas rẻ tiền, những cái dù có giá rẻ bèo và có thể mua mới ở bất kỳ đâu. Ấy vậy mà ở Huế vẫn có những người thợ nép mình bên góc đường xưa, chợ cũ để treo tấm biển sửa ô dù hỏng, vô gas hộp quẹt.
2 thg 8, 2024
Nghệ thuật từ những mảnh vỡ
Hàng trăm năm qua, qua bàn tay khéo léo của những người thợ tài hoa, từ những bậc thầy nề, nghõa (thợ thủ công xây dựng cung đình Huế) đã biến những mảnh sành, mảnh thủy tinh vỡ thành những tác phẩm kiến trúc nghệ thuật độc đáo trên lăng tẩm, đền đài có một không hai ở Cố đô Huế.
1 thg 8, 2024
Chùa Vạn Phước Di Đà: Ngôi danh lam cổ tự trên đất cố đô
Chùa Vạn Phước Di Đà tọa lạc trên đỉnh núi Bình An, đường Điện Biên Phủ, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chùa quay mặt hướng Tây Nam.
Chùa nguyên là am Phổ Phúc do Thiền sư Hải Nhận hiệu Lương Tri dựng để tĩnh tu vào năm 1845. Được sự trợ duyên của Thượng thư Nguyễn Đình Hòe, vào năm 1847, thảo am trở thành chùa Phổ Phúc do Thiền sư Hải Mẫn hiệu Quang Đức trú trì; cụ Nguyễn Đình Hòe, pháp danh Trừng Phước làm Hội chủ. Trong thời gian này, chùa đã cung chú tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, thủ ấn Cam lồ. Tượng cao 1,10 m, tòa sen cao 0,75 m. Tượng được tạo tác bằng nan tre, sơn son thếp vàng, là pho tượng Phật cổ và quý của Phật giáo cố đô Huế.
24 thg 7, 2024
Độc đáo Lễ hội tấc ka coong
Ngày 16/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình tái hiện trích đoạn sân khấu hóa Lễ hội tấc ka coong - cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
18 thg 7, 2024
Hiếu Lăng – nơi an nghỉ của vị hoàng đế thứ hai nhà Nguyễn
Vua Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Ông là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển thủy binh, khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Sau khi băng hà, thi hài ông được an táng tại Hiếu Lăng, một công trình bề thế có giá trị đặc biệt về mặt kiến trúc, mĩ thuật, văn hóa và lịch sử của thời nhà Nguyễn.
Vua Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, con thứ tư của vua Gia Long (vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam). Ông sinh năm 1791, mất năm 1841, thọ 49 tuổi; lên ngôi năm 1820, tại vị được 20 năm 341 ngày.
Vẻ đẹp cổ kính của Bi Đình (nhà bia) trong Hiếu Lăng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Vua Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, con thứ tư của vua Gia Long (vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam). Ông sinh năm 1791, mất năm 1841, thọ 49 tuổi; lên ngôi năm 1820, tại vị được 20 năm 341 ngày.
10 thg 7, 2024
162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế được công nhận là Di sản Tư liệu Thế giới
Cửu đỉnh trong Hoàng Thành Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam
Vào lúc 13h09 phút, ngày 08/05 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên 09 đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” (162 hình đúc trên Cửu đỉnh Huế - PV) của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành Di sản Tư liệu của Chương trình Kí ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.
Việc UNESCO công nhận 162 mảng hình đúc tinh xảo bằng đồng trên Cửu đỉnh Huế là Di sản Tư liệu Thế giới cho thấy những giá trị đặc biệt, riêng có của bộ "Bách khoa thư" bằng đồng của Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19. Như vậy, với sự công nhận này, cho đến nay Huế đã có 08 di sản được UNESCO vinh danh. Đây không chỉ là niềm vui riêng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, mà còn là niềm vinh dự và tự hào của tất cả người dân Việt Nam.
27 thg 6, 2024
Đại ngàn vẫy gọi
Mặc cho đường sá xa xôi, những điểm du lịch trên dãy Trường Sơn vẫn đủ sức hút nhiều người tạm rời bỏ phố thị để tìm về, hòa mình vào không gian xanh của đại ngàn.
1. Biết chúng tôi có ý định sẽ trú tại khu vực bãi bồi dưới chân cầu A Sáp (xã Hồng Thượng, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) bằng lều cá nhân nhưng Hồ Văn Líp vẫn hết sức nhiệt tình. "Các anh thoải mái cắm trại, vui chơi… Chỗ chúng em có những món ẩm thực truyền thống, khi cần các anh có thể gọi món. Lúc rời đi, chỉ cần gửi em chút tiền để gọi là phí vệ sinh môi trường là được", chàng trai Pa Kôh 25 tuổi cười tươi.
1. Biết chúng tôi có ý định sẽ trú tại khu vực bãi bồi dưới chân cầu A Sáp (xã Hồng Thượng, H.A Lưới, Thừa Thiên-Huế) bằng lều cá nhân nhưng Hồ Văn Líp vẫn hết sức nhiệt tình. "Các anh thoải mái cắm trại, vui chơi… Chỗ chúng em có những món ẩm thực truyền thống, khi cần các anh có thể gọi món. Lúc rời đi, chỉ cần gửi em chút tiền để gọi là phí vệ sinh môi trường là được", chàng trai Pa Kôh 25 tuổi cười tươi.
14 thg 6, 2024
21 thg 5, 2024
Khu tưởng niệm thân mẫu Bác Hồ giữa rừng thông rì rào xứ Huế
Khu di tích tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác Hồ - nằm ở lưng chừng núi Bân (Huế). Đây là nơi từng an táng thi hài người mẹ của Bác Hồ, sau khi bà qua đời ở tuổi 33.
12 thg 5, 2024
Chinh phục đỉnh Hòn Vượn
Lướt face đã thấy thích hình ảnh, đọc status của chị xong, tôi quyết định ngay điểm đến cuối tuần phải là núi Hòn Vượn. Cảm nhận về du lịch leo núi cùng niềm tự hào về sự tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho Huế là trải nghiệm tôi có được sau chuyến du lịch tới thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà.
Để tránh mất sức vì nắng nóng, chúng tôi xuất phát từ 5 giờ sáng, tư trang quan trọng nhất là đôi giày, càng êm càng tốt; thêm mũ, khăn và nước uống nữa là cơ bản; gậy thì có cũng được mà không cũng chẳng sao, vì cây mọc san sát đủ để đổi tay vịn liên tục.
Các bạn trẻ sẽ tiếc nếu không thử chinh phục núi Hòn Vượn
Để tránh mất sức vì nắng nóng, chúng tôi xuất phát từ 5 giờ sáng, tư trang quan trọng nhất là đôi giày, càng êm càng tốt; thêm mũ, khăn và nước uống nữa là cơ bản; gậy thì có cũng được mà không cũng chẳng sao, vì cây mọc san sát đủ để đổi tay vịn liên tục.
Trứng lộn um bầu
Có một món ăn tôi biết đến đã lâu nhưng chưa có dịp thưởng thức, một phần cũng bởi vì tên gọi không quá hấp dẫn “trứng lộn um bầu”, “trứng lộn xào me” hay “gỏi trứng lộn” có vẻ không kích thích được vị giác của tôi. Vậy nhưng, đến khi biết đây là một món ăn gốc Huế, tôi không ngần ngại mà phải thử ngay.
11 thg 5, 2024
Duyệt Thị Đường - nhà hát trăm tuổi trên đất cố đô Huế
Nhà hát Duyệt Thị Đường tọa lạc tại Đại Nội Huế được ví như một viên ngọc kiến trúc lộng lẫy, mang đậm dấu ấn thời đại, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa đầy sắc màu của Cố đô Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian văn hóa độc đáo, tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc thời Nguyễn, đồng thời có thể thưởng thức những "bữa tiệc" âm nhạc cung đình khó quên.
Bước chân vào Duyệt Thị Đường, du khách như lạc bước vào một không gian hoài cổ, hấp dẫn và đầy bí ẩn. Được xây dựng khoảng những năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng, dùng là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách thưởng thức các vở tuồng cung đình. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Duyệt Thị Đường vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, trở thành minh chứng cho sự tài hoa và tinh tế của nghệ nhân thời Nguyễn.
Bước chân vào Duyệt Thị Đường, du khách như lạc bước vào một không gian hoài cổ, hấp dẫn và đầy bí ẩn. Được xây dựng khoảng những năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng, dùng là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách thưởng thức các vở tuồng cung đình. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Duyệt Thị Đường vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, trở thành minh chứng cho sự tài hoa và tinh tế của nghệ nhân thời Nguyễn.
9 thg 5, 2024
Lộng lẫy điện Kiến Trung – nơi ở của hai vị vua cuối cùng triều Nguyễn
Toàn cảnh điện Kiến Trung nhìn từ hướng chính Nam Hoàng Thành Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam.
Sau hơn 70 năm tồn tại dưới hình hài của một phế tích, mùa xuân năm Giáp Thìn – 2024, điện Kiến Trung, một trong 05 công trình kiến trúc lớn nằm trên trục thần đạo trong Tử Cấm Thành (Huế) và cũng chính là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã được trả lại dáng vẻ bề thế, lộng lẫy như xưa để tiếp tục kể những câu chuyện thú vị về nội cung nhà Nguyễn và các sự kiện mang dấu ấn lịch sử của nước nhà.
30 thg 4, 2024
Sông Hương, người bạn theo năm tháng
Sóng gợn lăn tăn, gió thổi nhè nhẹ, mặt trời phủ lên tất cả cảnh vật xung quanh một màu vàng ấm áp, dịu dàng làm cho phong cảnh hoàng hôn bên sông Hương đẹp đến xiêu lòng,...
Sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh, nhưng vì cơ duyên nào đó đã đẩy tôi lưu lạc vào tận xứ Huế thân thương này. Trước khi tới Huế làm việc, ai cũng can ngăn, bảo tôi là sao không chọn các thành phố lớn mà vào Huế làm gì, buồn lắm. Ấy thế mà tôi đã ở Huế được gần 2 năm rồi đấy.
Sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh, nhưng vì cơ duyên nào đó đã đẩy tôi lưu lạc vào tận xứ Huế thân thương này. Trước khi tới Huế làm việc, ai cũng can ngăn, bảo tôi là sao không chọn các thành phố lớn mà vào Huế làm gì, buồn lắm. Ấy thế mà tôi đã ở Huế được gần 2 năm rồi đấy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)