29 thg 12, 2022

Bệnh viện cổ nhất Việt Nam


"Tiền đồn" điều trị bệnh lây nhiễm, bệnh mới nổi ở TP.HCM và khu vực phía Nam - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - vừa được xác nhận là bệnh viện lâu đời nhất Việt Nam với hơn 160 tuổi. Đây cũng là bệnh viện duy nhất cả nước có trại giam nằm trong lòng bệnh viện.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, từ thời kỳ chống Pháp, chống Mỹ đến xây dựng đất nước, đến nay Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (TP.HCM) - tiền thân là Bệnh viện Chợ Quán hay Nhà thương Chợ Quán - vẫn là "ngọn cờ đầu" trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đúng với ấn tượng của người dân Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn: "Vô đây bảo đảm hết bệnh".

16 thg 12, 2022

Cứ địa thủy chiến

Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, thiên tài quân sự thời nhà Trần (1226 - 1400) từng chỉ huy quân đội nhà Trần 3 lần đánh tan đế quốc Nguyên Mông bạo tàn. Ông chỉ rõ: “Mới rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi, bốn mặt vây đánh, vì vua tôi cùng lòng, anh em hòa mục, nước nhà góp sức nên quân giặc phải chịu bị bắt”. Thời nhà Trần, các vua Trần và Hưng Đạo vương đều nhận thấy rõ vai trò to lớn của hậu phương, chủ động chọn vùng hạ lưu sông Hồng, trong đó có 3 lộ: Kiến Xương, An Tiêm, Long Hưng (ngày nay là các huyện Hưng Hà, Thái Thụy, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Kiến Xương) là vùng đất rất thuận lợi về giao thông, đất đai màu mỡ, cư dân đông đúc, nông nghiệp phát triển giúp nhà Trần dấy nghiệp và được nhà Trần hậu đãi...

Đền Hệ, xã Thụy Ninh (Thái Thụy), địa bàn chiến lược của nhà Trần thế kỷ XIII trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.

Tuệ thông trang tĩnh

Theo sử cũ, cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai nổ ra vào tháng Chạp năm Giáp Thân (1284). Lấy cớ mượn đường đi đánh Chiêm Thành, vua Nguyên Hốt Tất Liệt cử Thái tử Thoát Hoan làm Trấn Nam vương cùng Bình Chương A Lý Hải Nha dẫn 50 vạn quân chia đường vào Đại Việt.

Cụm di tích đền, đình, chùa Bồng Lai, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, nơi thờ tướng Yết Kiêu cùng quân tướng nhà Trần thế kỷ XIII.

Nam bang đệ nhất

Tương truyền, xưa lắm, có một đoàn quân qua làng Sơn Cao (còn có tên gọi khác là Sơn Đường, nay thuộc xã Hòa An, huyện Thái Thụy) đã đào giếng để lấy nước ngọt nấu ăn. Vì xung quanh toàn là bãi ngập nước và là nước lợ nên họ đã chọn làng Sơn Cao, nơi cao nhất vùng để đào giếng. Có truyền ngôn rằng, những giếng cổ còn sót lại ở làng Sơn Cao có từ thời tiền Lý (Lý Bí thế kỷ thứ VI), lúc đó Lý Bí đóng quân ở vùng này. Để cho cát không lở xuống lòng giếng, quân lính dùng vại sành ghép thành giếng, vì vậy có tên giếng Vại, gần đó có “ngã ba hàng hầu” chính là nơi họp chợ bán sò và hầu biển... Xưa làng Sơn Cao nằm sát biển, nay biển đã lùi xa vài ki-lô-mét...

Tục thờ cá Ông, linh vật trong tín ngưỡng dân gian được thờ trong đình làng Sơn Thọ, xã Thái Thượng, địa danh cổ trước khi chia tách của làng Sơn Cao, nay thuộc xã Hòa An, huyện Thái Thụy.

Danh điềm dụng xỉ

Các tài liệu khảo cứu khẳng định, thời Lý - Trần (từ năm 1010 đến năm 1400), chế độ ruộng đất phân hạng thành 4 tầng lớp: Hoàng tộc, quan lại triều đình, thứ dân và nô tỳ. Đứng đầu là “đẳng cấp” hoàng tộc (tôn thất) có vị trí đặc quyền, đặc lợi, xuất hiện thời nhà Lý (1010 - 1225), hưởng thuế các lộ, có thang mộc ấp (ruộng đất canh tác như trang trại) và có gia nô (người ở làm thuê không công). Thời nhà Trần (1226 - 1400), đẳng cấp này vẫn duy trì nhưng có điền trang đại sở hữu tư hữu đồng thời hưởng lộc triều đình...

Cùng với sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý..., dòng Diêm Hộ cũng là nguồn nước ngọt dồi dào không chỉ cung cấp nước cho canh tác nông nghiệp mà còn là phòng tuyến quân sự của các triều đại phong kiến.

Giang môn yếu hải

Dân gian vùng Nam sông Luộc vẫn còn truyền tụng câu ca: “Nhất cao là núi Tản Viên/Nhất sâu là nước Thủy Tiên, Phú Hà”. Phú Hà là làng cổ nằm cạnh ngã ba sông Hồng và chi lưu sông Luộc, nay thuộc xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà. Lại có câu: “Trăm cửa bể phải nể cửa Vường, cửa Vường phải nhường cửa Luộc” (cửa Tuần Vường, nay thuộc khu vực giáp ranh xã Hồng Lý (Vũ Thư) và xã Hồng Minh (Hưng Hà), điều đó cho thấy từ ngàn xưa Thái Bình là vùng đất trù mật được bao bọc bởi các con sông, phù sa bồi đắp nên bờ bãi xanh tươi, cũng là “giao lộ” của những dòng sông tiềm ẩn thế mạnh quân sự, tạo nên phòng tuyến bảo vệ giang sơn...

Chi lưu sông Hồng và sông Luộc, một trong những “giang môn” trọng yếu thời Lý - Trần và các triều đại về sau trong sự nghiệp bảo vệ giang sơn Đại Việt.

Nhân thần tiên thánh

Vào thời nhà Lý (1010 - 1225), trang Đào Động được triều đình liệt vào hạng “Tứ cố cảnh”. Đây cũng là một trong những phòng tuyến quan trọng của quốc gia Đại Việt thế kỷ XIII ghi dấu son chói lọi trong ba cuộc chiến chống quân Nguyên Mông mà hào khí liệt oanh vẫn vang vọng đến hôm nay trong tứ thơ của tướng quân Điện súy Phạm Ngũ Lão được khắc treo trong đền Đồng Bằng (còn gọi là đền đức vua cha Bát Hải Động Đình, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ) khi ông bái yết cửa đền trước khi sát cánh cùng Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn xuất trận đánh tan quân giặc bạo tàn Nguyên Mông.

Đền vua Rộc, xã Vũ An, huyện Kiến Xương, địa danh cổ được xác định là “ngưỡng kiều biên” triều đại An Dương Vương.

Vùng đất hai lần là 'kinh đô kháng chiến'

Huyện Cam Lộ từng được vua Hàm Nghi chọn để ra chiếu Cần vương, và là nơi đặt trụ sở Chính phủ Cách mạng lâm thời.


Trong lịch sử, huyện Cam Lộ hai lần được lựa chọn, đặt "kinh đô kháng chiến", gồm một lần vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi chống Pháp cứu nước, và lần đặt trụ sở Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương được xây dựng tại Khu di tích quốc gia Tân Sở ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, khánh thành tháng 7/2020.

Hai ngày chinh phục Lùng Cúng - đỉnh núi của gió và mây

Lùng Cúng là cung leo núi được nhiều người yêu thích do cảnh đẹp, leo ngắn, độ khó vừa phải và dễ săn mây.

Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Căng Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, Vài năm trở lại đây, Lùng Cúng hút một lượng lớn những người yêu thích leo núi, trekking (trekkers) do địa hình rừng núi đẹp, cung đường leo ngắn với độ khó vừa phải. Đây cũng là nơi lý tưởng để săn mây, và đặc biệt có thể ngắm cả hoàng hôn và bình minh giữa biển mây do có tầm nhìn 360 độ không bị che chắn.

Hoàng hôn trên đỉnh Lùng Cúng. Ảnh: Lại Hồng Thái

7 đặc sản Kiên Giang ngon ngất ngây, níu giữ tâm hồn du khách

Khách du lịch Kiên Giang không chỉ ấn tượng với những hòn đảo, bãi biển đẹp lung linh, mà còn vô cùng thích thú với những món đặc sản nơi đây.

Cà xỉu

Loại hải sản với ngoại hình tương đối kỳ lạ này sau khi được chế biến, trở thành món ăn ngon có một không hai ai cũng nên nếm thử một lần nếu có dịp ghé đến Kiên Giang.

Có nhiều cách chế biến cà xỉu như mắm cà xỉu, cà xỉu xào, cà xỉu muối, gỏi cà xỉu… trong đó, cà xỉu muối được xem là đặc sản trứ danh, gây ấn tượng nhất.

Thịt cà xỉu béo, râu giòn hòa quyện cùng nước sốt mặn ngọt vừa phải, ăn kèm cơm rất bắt vị. Ảnh: Miền Tây Quê Tôi

Khám phá khu chợ sỉ nổi tiếng ở TPHCM

Chợ Tân Bình (quận Tân Bình) là một trong những khu chợ nổi tiếng về các mặt hàng quần áo giá sỉ tại thành phố. Khu chợ này thu hút người dân thành phố cũng như từ các tỉnh thành lân cận đến tìm kiếm nguồn hàng quần áo, phụ kiện.

Chợ Tân Bình có 9 cửa, 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Cửa chính nằm trên đường Lý Thường Kiệt, với tổng diện tích 22.800 m², chia làm 4 khu vực. 

'Độc lạ' bánh xèo cá kình làng Chuồn, muốn ăn phải đi từ mờ sáng

Món bánh xèo kết hợp với các loại hải sản nước lợ thơm ngon của làng Chuồn đã khiến bao du khách thổn thức.

Tờ mờ sáng, xuất phát từ trung tâm TP. Huế (Thừa Thiên-Huế), theo đường Phạm Văn Đồng về hướng đông tầm 5 km sẽ đến với làng Chuồn (hay còn gọi là làng An Truyền) ở xã Phú An, H.Phú Vang.

Người dân bày bán các loại thủy, hải sản vùng nước lợ vừa đánh bắt từ tối hôm trước. Ảnh: LÊ HOÀI NHÂN

Món bánh gây thương nhớ ở Quảng Bình du khách nên nếm thử một lần

Bánh xèo, bánh đúc gạo lứt ở Quảng Bình dù chế biến không cầu kỳ, không nguyên liệu đắt đỏ nhưng mang lại hương vị đậm đà của làng quê, như "níu" cả thời gian, cả tâm hồn du khách.

Từ trung tâm TX.Ba Đồn (Quảng Bình) đi ngược lên hướng tây, băng qua cây cầu ở địa phận xã Quảng Hòa nằm êm đềm bên dòng Gianh, du khách đặt chân đến vùng quê đang lưu giữ những món bánh quê trứ danh như bánh xèo, bánh đúc gạo lứt.

Món bánh xèo trứ danh làm từ gạo lứt của bà con Quảng Hòa. Ảnh: Bá Cường

15 thg 12, 2022

Nơi lưu giữ cổ vật của cung đình triều Nguyễn

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, những cổ vật của vua chúa triều Nguyễn vẫn được lưu giữ nguyên vẹn tại Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế nằm trên trục đường Lê Trực, TP Huế. Đây là nơi lưu giữ và trưng bày hàng nghìn cổ vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế từ thời nhà Nguyễn.

Tên đất Lồ Cồ


Thật may mắn là tôi được biết tên ấp này từ sớm, khoảng 15 năm trước. Đầu tiên là nhờ bài thơ ấp Lồ Cồ của cố thi sĩ Cảnh Trà. Đấy là: “Không có đèo/Tên ấp nghe như tiếng vó ngựa trời chiều/ Bước thấp/ Bước cao/ Lật đật/ Trèo leo/ Trồi sụt/ Ấp Lồ Cồ nằm bên dòng Vàm Cỏ Đồng xanh mát/ Có bến sông và cô gái chèo đò...". Vài năm sau nữa, tôi lại có dịp đi cùng cán bộ biên phòng khảo sát tuyến sông biên giới, từ Phước Vinh lên Lò Gò - Xa Mát. Ghe máy xuất phát từ bến Phước Trung, nơi có trạm chốt của đồn Vàm Trảng Trâu. Khi tới vàm rạch Trảng Châu (ngã ba sông), các anh chỉ cho khoảng gò có cây cao vút mé bên hữu ngạn, bảo: - Bên kia là ấp Lồ Cồ.

Về “Nghi Xuân bát cảnh”

Cầu Cửa Hội nối đôi bờ sông Lam. Ảnh: Nguyễn Thanh Hải

Thật lạ, năm nay đã cuối tháng 11 rồi mà chưa thấy cái rét se sắt, đỏng đảnh mùa đông. Ngày chủ nhật, cô bạn thân Thúy Hà, cựu sinh viên khoa Sử của một trường đại học rủ tôi làm một “tour” du lịch về “Nghi Xuân bát cảnh”. Hai đứa khởi đầu “tour” bằng du thuyền “Giang Đình cổ độ” xuôi sông Lam.

Thúy Hà tủm tỉm cười:

- Bữa nay em sẽ đưa anh thăm thú một vài cảnh đẹp của “Nghi Xuân bát cảnh” quê mình. Đến vài nơi thôi, bởi một số cảnh đẹp trong “bát cảnh” ngày xưa, thời gian vật đổi sao dời, nay không còn nữa. Ta khởi đầu bằng chuyến du thuyền xuôi sông Lam nhé. Ta đến hai thắng cảnh “Đan Nhai quy phàm” (Cửa Hội buồm về) và “Song Ngư hý thủy” (Đôi cá giỡn nước) trước đã. Đến được hai nơi đó, thuyền sẽ đi qua cầu Cửa Hội mới xây dựng nối hai bờ Nam - Bắc - là niềm ao ước bao đời của Nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An. Cầu dài và đẹp lắm anh ơi! Em nghĩ đó sẽ là một “cảnh” mới của Nghi Xuân quê mình đấy.

“Thiên đường du lịch biển” Hồ Tràm


Cách Tp. Hồ Chí Minh 120 km về phía Đông, biển Hồ Tràm đang là địa điểm thu hút đầu tư, du lịch, vui chơi và nghỉ dưỡng “hot” của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trong những năm gần đây. Cung đường biển tuyệt đẹp, cảnh quan thơ mộng với nét giao hòa giữa biển khơi, rừng núi và đồi cát – bức tranh biển Hồ Tràm mang đến sự khám phá ấn tượng trong lòng du khách.

14 thg 12, 2022

Bến Củi - Miền cửa ngõ phía Đông

Bến Củi - nay đã thành tên xã, theo sách Truyền thống cách mạng xã (2017) thì mới có từ thời Pháp thuộc. Ấy là khi “thực dân Pháp cai trị và lập đồn điền ở vùng đất này, người dân lập ra nhiều bến cặp sông Sài Gòn để dùng ghe thuyền chở củi buôn bán các nơi, và tên Bến Củi được dân gian gọi từ đó…

Sông Sài Gòn qua Bến Củi (bên kia là hồ Dầu Tiếng, Bình Dương)

Chuyện xưa nay Bến Sỏi 

Nước sông Vàm xanh ngắt, lộng bóng mây trời cùng những dề lục bình trôi lững lờ. Dường như đất trời, mặt nước đã hoà chung một sắc xanh không tưởng, đẹp nao lòng.

Quán cà phê dưới chân cầu.

Như vậy là bạn đọc đã biết phần nào về địa danh Bến Sỏi. Một bến sông đầy sỏi đá, nổi cao trên hữu ngạn sông Vàm Cỏ Đông thuộc xã Ninh Điền, xã được định danh từ thời vua Thiệu Trị thứ nhất năm 1841. Bến Sỏi sau đó nằm trên tuyến đường quan trọng nhất Tây Ninh thời Pháp thuộc- đường thuộc địa (quốc lộ) số 1. Trước năm 1916, từ Sài Gòn đi Nam Vang phải theo đường này. Từ Tây Ninh đến Bến Sỏi chỉ khoảng 10km. Từ Bến Sỏi đến cửa khẩu Phước Tân chỉ 12km. Qua đấy là sang tỉnh Svay Rieng, rồi trực chỉ tới kinh đô vương quốc Campuchia…

Ngôi đình cổ đất Phương Nam


Sau nhiều lần trùng tu, đình Thông Tây Hội đã trở thành Di tích Kiến trúc nghệ thuật, văn hóa lịch sử Quốc gia.

Đình Thông Tây Hội nằm ở phường 11, quận Gò Vấp, Tp Hồ Chí Minh, từ lâu đã nổi tiếng là ngôi đình lâu đời nhất không chỉ ở Tp HCM mà cả vùng đất phương Nam. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, đình cổ Thông Tây Hội vẫn là nơi duy trì nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc bên cạnh những giá trị nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Đình thần Thông Tây Hội do những người di dân quê gốc Nghệ An xây dựng từ năm 1679. Đến năm 1883, Đình thần Thông Tây Hội mới xây dựng theo kiến trúc như hiện nay.

Hang Mắt Rồng bên bờ sông Mã

Hang Mắt Rồng nằm trên đỉnh núi hình con Rồng, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, xung quanh có nhiều cảnh đẹp.


Hang Mắt Rồng hay còn có tên gọi khác là động Long Quang nằm ở phần mõm núi nhô ra ở bờ nam sông Mã, sát chân cầu Hàm Rồng (phường Hàm Rồng). Khi đứng trên hang Mắt Rồng, du khách có thể quan sát toàn cảnh thành phố Thanh Hoá và dòng sông Mã.

Theo truyền thuyết, cả dãy núi Hàm Rồng được coi là hiện thân của một con rồng chín khúc uốn lượn ở hạ lưu sông Mã. Đầu rồng chính là vị trí động Long Quang, lưng rồng là các dãy núi liên tiếp như đồi C4, đồi Rada, khu Văn Chỉ, đồi Con Công, còn đuôi rồng nằm ở cuối làng cổ Đông Sơn.

Chinh phục rừng rêu và phong lá đỏ ở Nhìu Cồ San

Thùy Dương được chứng kiến một rừng nguyên sinh mọc rêu toàn thân và những cây phong đỏ đang thay lá trên đường chinh phục Nhìu Cồ San những ngày đầu đông.

Nằm gần biên giới Việt Trung, Nhìu Cồ San thuộc xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 60 km. Nhìu Cồ San trong tiếng dân tộc H'Mông có nghĩa là "sừng trâu" do núi có hai đỉnh chĩa ra giữa trời, uốn cong như chiếc sừng trâu khổng lồ.

Hàng bánh đúc nóng hơn 30 năm ở Hà Nội

Bánh đúc nóng trên phố Lê Ngọc Hân được nhiều thực khách ăn từ hàng chục năm nay.

Mỗi buổi chiều, người Hà Nội thường lê la vào những con ngõ nhỏ kiếm những món quà vặt đã trở thành thương hiệu của thủ đô như nem chua rán, ốc nóng, bánh đúc nóng... Trong số những hàng bánh đúc lâu năm nhất, không thể không kể đến bánh đúc bà Nội ở phố Lê Ngọc Hân.

13 thg 12, 2022

Chợ nổi Long Xuyên qua góc nhìn nhiếp ảnh gia nước ngoài

Đầu tháng 12, JP Klovstad, người Na Uy, có chuyến đi tới chợ nổi Long Xuyên và ghi lại những hình ảnh về cuộc sống nơi đây.


Nằm trên khu vực sông Hậu, gần trung tâm thành phố Long Xuyên, chợ nổi Long Xuyên là một địa điểm tham quan nổi tiếng ở An Giang. Điểm xuất phát của chợ nổi bắt đầu từ phà Ô Môi, chạy dài theo bờ sông Hậu khoảng 2 km, nằm trong địa phận phường Mỹ Phước và Mỹ Long. Chợ họp nhộn nhịp nhất là vào khoảng 4h, và vãn chợ tầm 8h.

JP Klovstad, 62 tuổi, nhiếp ảnh gia người Na Uy, đến chợ lúc 5h, trời chưa sáng hẳn nhưng đã có tiếng máy nổ của ghe xuồng. Người dân ở đây thức dậy sớm, chuẩn bị cho một ngày mưu sinh.

Cà phê muối mang thương hiệu xứ Huế

Bên cạnh tham quan lăng tẩm và ăn các loại bánh truyền thống, du khách đến Huế nên thử cà phê muối, món đồ uống rất riêng của đất Cố đô.

Hơn 10 năm qua, cà phê muối đã được nhiều người dân và khách du lịch đến Huế biết đến như một thứ đồ uống "nhất định phải thử".

Cà phê muối uống ngon khi uống cùng đá lạnh. Ảnh: Vạn An

Những món ăn ở Đà Lạt cho mùa lễ hội hoa cuối năm

Ốc bươu nhồt thịt, bánh mì xíu mại, lẩu gà lá é là những món ăn nếu đến Đà Lạt mà chưa thưởng thức sẽ là thiếu sót.

Đà Lạt bắt đầu vào mùa cao điểm du lịch khi thời tiết đẹp, trời nắng khô, không mưa. Hiện cũng là mùa hoa với dã quỳ, mai anh đào, cỏ hồng... nở khắp nơi. Lễ hội hoa Đà Lạt đang diễn ra tại vườn hoa trung tâm và xung quanh khu vực hồ Xuân Hương. Đến Đà Lạt dịp này, du khách cũng nên thưởng thức ẩm thực, với nhiều món ăn thích hợp thời tiết se lạnh.

Ốc bươu nhồi thịt

Ốc bươu nhồi thịt chấm cùng nước mắn gừng. Ảnh: Khánh Thiện

Khám phá “vườn bách thú” trên những viên gạch trăm tuổi Việt Nam

Các loài động vật là một mảng đề tài đặc sắc của nghệ thuật cổ Việt Nam. Cùng khám phá điều này qua những viên gạch tuổi đời nhiều thế kỷ được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.

Gạch trang trí hình hổ thời Lý - Trần, thế kỷ 11-14.

Cận cảnh bộ đồ gốm men cổ Hoàng tộc vẽ vàng 24k trị giá hơn 400 triệu đồng

Được chế tác men cổ Hoàng tộc kèm theo đó là vẽ vàng 24k, bộ đồ thờ bằng gốm đang được trưng bày tại Cung văn hoá hữu nghị Việt - Xô, đã khiến không ít người phải choáng ngợp trước sự công phu và tráng lệ của bộ sưu tập này.

Bộ sưu tập có tên: Linh thiên nguồn cội bao gồm 18 món đồ dùng và được tạo nên từ men Hoàng tộc, một loại men cổ được các nghệ nhân nghiên cứu và phục dựng.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã - Chốn thiền tịnh đẹp như tranh

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đầu tiên xây dựng ở miền Trung, khởi công từ năm 2006 và hoàn thành sau đó khoảng ba năm. Dù là một điểm đến đẹp, may mắn thay, dấu chân du khách vẫn chưa phá vỡ không gian tĩnh mịch nơi này.

Mái chùa thấp thoáng sau cánh rừng nguyên sinh

Khác với một số thiền viện Trúc Lâm khác, như Trúc Lâm Đà Lạt, Trúc Lâm Phương Nam vốn dễ tìm và thuận tiện giao thông, Trúc Lâm Bạch Mã nằm tách biệt mà nếu muốn ghé, du khách phải đi đò.

Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, giữa lòng hồ Truồi thuộc xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ Quốc lộ 1, hướng từ Huế vào Đà Nẵng, đến xã Lộc Hòa.

6 thg 12, 2022

Mê mẩn cánh đồng hoa cải vàng đẹp như tranh vẽ ở ngoại thành Hà Nội

Khoảng từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 12 âm lịch, cánh đồng hoa cải vàng ở xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội lại nở rộ, vàng rực cả một khoảng trời.

Những ngày cuối tháng 11, thôn Chi Đông (xã Lệ Chi, Gia Lâm, Hà Nội) nằm ven dòng sông Đuống, cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km trở nên thơ mộng khi cánh đồng hoa cải vàng bung sắc.

Thú vị “Chợ đêm” Cầu ngói Thanh Toàn

Chương trình chợ đêm “Cầu ngói Thanh Toàn” diễn ra từ ngày 27 đến 29/11 với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị.

Ngày 27 - 29/11, ở khu vực cây cầu nổi tiếng này sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động thú vị, hấp dẫn, hứa hẹn sẽ thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Cụ thể, chương trình này sẽ có các hoạt động gồm trình diễn các công đoạn làm nón lá, xay lúa, giã gạo, giần sàng, làm và bán các loại bánh đặc sản địa phương

5 thg 12, 2022

Làng cổ Đường Lâm giữa những “giằng co” đô thị hóa

Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội là ngôi làng cổ “độc nhất vô nhị” ở miền Bắc với những hình ảnh thân thuộc rất đỗi đặc trưng của làng quê Bắc Bộ, đồng thời là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và từng thu hút đông đảo du khách.

Dù cơ quan quản lý đã nỗ lực xây dựng nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, song lượng khách đến với làng cổ Đường Lâm vẫn chưa phục hồi sau dịch. Và không dừng lại ở đó, đang có những giằng co giữa phát triển với bảo tồn.

Chiều cuối tuần, cổng làng Mông Phụ, xã Đường Lâm náo nhiệt dòng xe đưa khách đến và đi. Nhưng vào sâu trong làng, không khí trầm lặng bao trùm, với chỉ đôi ba chục du khách lác đác trên những con đường dẫn vào nhà cổ.

Ảnh: Internet

Mùa nước mực ở Phú Quốc

Cảnh nhộn nhịp ngư dân đảo ngọc câu mực trên biển An Thới, TP Phú Quốc.​

Phú Quốc vào mùa gió bấc cũng là lúc mực nối đuôi nhau tập trung lại thành từng đàn để giao phối, sinh sản. Thời điểm này cũng là lúc ngư dân câu mực được mùa mực trứng.

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu và hành trình trở thành Di sản tư liệu ký ức thế giới

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu (1689-1943) được vinh danh Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là cơ sở, điều kiện để Hà Tĩnh xây dựng làng văn hóa - du lịch Trường Lưu thành một địa chỉ văn hóa du lịch mang tầm quốc tế.

Đại diện đoàn Việt Nam nhận chứng nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO dành cho Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu.

Chương Nghĩa huyện và Chương Nghĩa quận

Khi nghe đến địa danh Chương Nghĩa chắc hẳn nhiều người cảm thấy xa lạ. Và sẽ ngạc nhiên hơn khi địa danh Chương Nghĩa lại chỉ hai thực thể địa lý hành chính khác nhau ở Quảng Ngãi.

Trước tiên xin lưu ý rằng địa danh Chương Nghĩa xuất hiện từ xa xưa, là tên một trong ba huyện của phủ Tư Nghĩa (tức Quảng Ngãi). Trong bài vè “Lụt bất quá” của Tú tài Phan Thanh viết năm Mậu Dần 1878, có câu: “Ba huyện Quảng Nghĩa mười phần tả tơi”, thì ba huyện đó là Bình Sơn, Chương Nghĩa, Mộ Đức. Tỉnh Quảng Ngãi hồi bấy giờ chỉ hoạch định có ba huyện ấy. Nói một cách dễ hiểu nhất: Huyện Bình Sơn từ địa đầu giáp Quảng Nam đến bờ bắc sông Trà Khúc; huyện Mộ Đức từ địa giới tỉnh Bình Định chạy ra tới phía nam sông Vệ; còn địa hạt huyện Chương Nghĩa thì từ bờ nam sông Trà Khúc đến bờ bắc sông Vệ, tức địa hạt huyện Tư Nghĩa, một phần huyện Nghĩa Hành và TP.Quảng Ngãi hiện nay.

Văn bản số 4.201 ngày 30/10/1961 của tỉnh trưởng Quảng Ngãi, hiện còn lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng).

Dân dã ốc đá biển Bình Hải

Ở các gành đá ven biển Bình Hải (Bình Sơn), ốc đá biển (hay còn gọi là ốc xéo) có rất nhiều. Những con ốc to bằng đầu ngón tay cái bu đầy trên đá, được mọi người bắt về, nấu lên với ít sả, ớt là đã đủ cho một bữa nhâm nhi, vừa hàn huyên chuyện trò...

Ở xứ biển Bình Hải, mọi người thường lần theo những gành đá ven bờ để "săn" ốc đá. Ốc đá biển xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa hè và mùa đông. Chúng thường bu thành từng chùm, hoặc bò rải rác trên các phiến đá, nên người dân địa phương chỉ cần ra biển chừng một tiếng đồng hồ là đã bắt được dăm tô ốc biển. Loại ốc biển dân dã, có hương thơm đặc trưng này, được xem là món ăn "cây nhà lá vườn" ở Bình Hải.

Ốc đá biển là món ngon dân dã ở vùng biển Bình Hải (Bình Sơn). Ảnh: THU HIẾU

Sa Pa: Đắm say mùa hoa anh đào

Đến với Sa Pa (Lào Cai) vào những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh hoa anh đào đang nở rộ. Rất nhiều nhiếp ảnh gia, các bạn trẻ đã không bỏ phí thời điểm này nên đã đến để chụp ảnh, check-in.

Vẻ đẹp tinh khôi của hoa anh đào Sa Pa

Sắc thắm hoa anh đào hòa quyện với ánh nắng dịu ngọt, cùng một chút sương sớm bồng bềnh lưng chừng những sườn đồi, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ khiến du khách thập phương lưu luyến không muốn rời nơi đây.

Khu vực đồi chè Ô Quy Hồ (cách thị xã Sa Pa khoảng 8km dọc theo quốc lộ 4d về tỉnh Lai Châu) vốn nổi tiếng bởi mùa anh đào, đặc biệt vào thời điểm này, khi mùa hoa anh đào đang nở rộ, du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa khi rực hồng trong nắng, dưới nền trời xanh ngắt một màu, khi lại huyền ảo bảng lảng trong sương mai. Ảnh: Minh Hiếu.

4 thg 12, 2022

Tinh hoa thổ cẩm Khmer

Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer ở xã Văn Giáo (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) hình thành từ lâu đời và theo tập quán thế hệ trước truyền cho thế hệ sau...


Một khúc thổ cẩm có giá thành từ 1 triệu đồng trở lên là giá trị của tài hoa người thợ qua nhiều bước công phu hoàn toàn bằng thủ công, đến nay vẫn chưa có máy móc thay thế.

Tượng Phật bốn tay và 2 bia đá kỳ bí ở chùa Linh Sơn

2 bia đá và tượng Phật bốn tay là hiện vật cổ Óc Eo có niên đại hàng ngàn năm, được thờ tại chùa Linh Sơn, huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang)...

Ẩm thực độc đáo Phong Điền

Phong Điền là vùng sinh thái với những nếp sinh hoạt, văn hóa còn giữ nét văn minh miệt vườn, sông nước Nam Bộ. Không chỉ có văn hóa bản địa đặc sắc, nơi đây còn nức tiếng nhiều món ngon độc đáo.

Du khách quốc tế trải nghiệm làm bánh hỏi mặt võng. Ảnh: KIỀU MAI

Ngọt ngon nhum xào trứng

Trong chuyến đi công tác tại Sa Huỳnh (TX.Đức Phổ), tôi được thưởng thức nhiều món ăn ngon của biển. Trong đó, tôi rất ấn tượng với món nhum xào trứng.

Nhum biển có hình cầu, to bằng khoảng nắm tay người lớn, bên ngoài có rất nhiều gai. Hình thù nó giống như con nhím, nên còn có tên gọi khác là nhím biển. Có lẽ vùng biển Sa Huỳnh là nơi có nhiều nhum nhất so với các vùng biển khác của Quảng Ngãi.

Món nhum xào trứng. ẢNH: PVH

Giai thoại kỳ lạ về đầm nước lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long

Xung quanh cái tên đầm Thị Tường, có nhiều giai thoại được lưu truyền. Theo một truyền thuyết dân gian, Thị Tường là tên của Bà Tường, một trong những người đầu tiên đi khai phá vùng đất Cà Mau...

Rộng gần 2 km và dài tới hơn 10 km, đầm Thị Tường (huyện Phú Tân và Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) là đầm nước tự nhiên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây thường được mệnh danh là “biển Hồ giữa đồng bằng” của mảnh đất Nam Bộ.

Chiến công oanh liệt ở Hòn Đá Bạc trứ danh Cà Mau

Không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng, Hòn Đá Bạc còn là nơi ghi dấu một chiến công oanh liệt của lượng an ninh Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Nằm ở ven bờ biển của xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Hòn Đá Bạc là tên gọi một cụm đảo có tổng diện tích 6,43 ha, được biết đến như thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam đất nước.

Bí mật phong thủy ẩn giấu trăm năm trong lăng mộ mẹ vua Khải Định

Lăng Vạn Vạn là một lăng mộ hoàng tộc Nguyễn hiếm hoi nằm ở đồng bằng thay vì các vùng đồi núi phía Nam Kinh thành Huế. Vị trí đặc biệt của lăng này liên quan đến một thuyết phong thủy cổ xưa.

Nằm tại phường An Đông của TP Huế, lăng Vạn Vạn hay Tư Thông lăng là nơi an nghỉ của Hựu Thiên Thuần hoàng hậu Dương Thị Thục (1868 – 1944), thường được gọi bà Tiên Cung. Bà là vợ hai của vua Đồng Khánh, mẹ đẻ của vua Khải Định.

Đêm bừng sáng ở Kon Jơ Dri

Ngôi làng ấy vẫn mang đậm nét xưa, như cái cách của tiền nhân truyền trao lại. Nhưng, đời sống đã khá hơn và đổi thay trong ánh sáng của cuộc sống mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Y Ngọc (áo đen) kiểm tra thực tế tại làng Kon Jơ Dri ngày 31/10 vừa qua

2 thg 12, 2022

Hát Xoan: Món ăn tinh thần độc đáo của Phú Thọ hấp dẫn du khách

Hát Xoan đã trở thành món ăn tinh thần, sản phẩm du lịch đặc sắc, độc đáo, riêng có của tỉnh Phú Thọ mà du khách trong nước và quốc tế không thể bỏ qua

Độc đáo sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ”

Hát Xoan Phú Thọ là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố, có nhạc, hát, múa.

Khi xưa, hát Xoan vốn chỉ vang vọng nơi sân đình trong dịp lễ hội, nay đã vang vọng, lan tỏa, biểu diễn thuần thục đến cả người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và lan toả đến nhiều địa phương trong cả nước.

Hát Xoan còn có tên gọi là Khúc môn đình (hát cửa đình) - lối hát thờ thần, tương truyền có từ thời các Vua Hùng. Ảnh: Phương Thanh

Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa ở Chợ Lớn

Văn hóa tâm linh của người Hoa ở Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh) rất phong phú, đa dạng với tín ngưỡng tục thờ cúng hai hệ thống thần linh nhân thần và nhiên thần gồm ba cõi Thiên - Địa – Nhân. Tín ngưỡng thờ cúng của người Hoa thể hiện vũ trụ quan, nhân sinh quan mang đậm dấu ấn bản sắc văn hóa truyền thống của một trong 54 dân tộc Việt Nam.

Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu được thờ trong chính điện Hội quán Tuệ Thành (Chùa Bà, quận 5 - Chợ Lớn)

Kiến trúc Hội quán người Hoa ở Chợ Lớn

Người Hoa di cư đến vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn (TP. Hồ Chí Minh ngày nay) vào cuối thế kỷ XVII. Tại đây, cộng đồng người Hoa đã xây dựng nên những công trình kiến trúc tôn giáo cổ kính, uy nghiêm như chùa, miếu, đền, đình (còn gọi là hội quán) làm nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa, tâm linh của cộng đồng dân tộc mình.

Chính điện Hội quán Tuệ Thành thuộc quận 5. TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh chụp trước thời điểm bùng phát dịch Covid-19)

Hội quán của người Hoa ở Chợ Lớn: Hội tụ những giá trị văn hóa tâm linh và kết nối cộng đồng

Hội quán của người Hoa tại Chợ Lớn có quá trình lịch sử lâu dài, gắn liền với bản sắc, văn hóa cộng đồng người Hoa tại TP. Hồ Chí Minh. Trước đây, hội quán thường sinh hoạt theo cộng đồng bang, hội, làm ăn, kinh doanh. Hiện nay, sự kết nối ấy vẫn duy trì để đóng góp vào việc xây dựng đời sống văn hóa ngày càng phát triển.

Một bức tranh điêu khắc trong hội quán