Vùng đất Bình Định trong gần 5 thế kỷ (11-15) là kinh đô của vương quốc Champa. Thời kỳ này, vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể gồm hệ thống đền tháp Chăm, thành quách, khu lò gốm cổ cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị đến ngày nay.
Nhãn
- Con người - Sự kiện
- Cảm nhận
- Du ký - Suy ngẫm
- Lịch sử - Giai thoại
- Văn hóa
- Điểm đến
- Địa lý - Địa danh
- Ẩm thực
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Con người - Sự kiện. Hiển thị tất cả bài đăng
12 thg 7, 2025
Nơi lưu giữ 8 bảo vật quốc gia thời Champa
Bảo tàng Bình Định lưu giữ các bảo vật quốc gia, phần lớn điêu khắc trên đá thể hiện các vị thần, linh thú trong văn hóa Champa, có niên đại đến nghìn năm.
Bảo tàng Bình Định (đường Nguyễn Huệ, TP Quy Nhơn cũ) đang lưu giữ 8 bảo vật quốc gia, đều là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá thời kỳ Champa. Đây là một trong những bảo tàng lưu giữ nhiều bảo vật quốc gia ở khu vực miền Trung.
Vùng đất Bình Định trong gần 5 thế kỷ (11-15) là kinh đô của vương quốc Champa. Thời kỳ này, vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể gồm hệ thống đền tháp Chăm, thành quách, khu lò gốm cổ cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị đến ngày nay.
Vùng đất Bình Định trong gần 5 thế kỷ (11-15) là kinh đô của vương quốc Champa. Thời kỳ này, vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể gồm hệ thống đền tháp Chăm, thành quách, khu lò gốm cổ cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị đến ngày nay.
Trên đất Kẻ Đầm
Nằm ở phía Tây Nam huyện Nông Cống, vùng đất Thăng Thọ còn được biết đến với tên gọi cổ là Kẻ Đầm. Từ đất cằn hoang rậm, những thế hệ người dân cần lao đã biến nơi đây trở thành làng quê trù phú.
Cho đến ngày nay, Kẻ Đầm được biết đến là tên gọi cổ xưa nhất của vùng đất Thăng Thọ. Vào thời Lý - Trần, nơi đây vẫn là chốn hoang rậm, chưa có làng mạc. Đến thời Lê một nhóm người khi đến đất Nông Cống, qua Kẻ Đầm đã dừng lại lập làng, gây dựng cơ nghiệp và đặt tên cho làng là Sa Vỹ (nay là thôn Thọ Thượng). Tuy nhiên sau đó, vì những biến cố xảy đến khiến người dân phiêu tán.
Di tích lịch sử từ đường họ Bùi Hữu ở làng Thọ Thượng.
Cho đến ngày nay, Kẻ Đầm được biết đến là tên gọi cổ xưa nhất của vùng đất Thăng Thọ. Vào thời Lý - Trần, nơi đây vẫn là chốn hoang rậm, chưa có làng mạc. Đến thời Lê một nhóm người khi đến đất Nông Cống, qua Kẻ Đầm đã dừng lại lập làng, gây dựng cơ nghiệp và đặt tên cho làng là Sa Vỹ (nay là thôn Thọ Thượng). Tuy nhiên sau đó, vì những biến cố xảy đến khiến người dân phiêu tán.
Những vỉa tầng lịch sử - văn hóa Hoa Lộc
Cái tên Hoa Lộc nhắc nhớ về vùng đất thấm đẫm giá trị lịch sử - văn hóa, khảo cổ. Tưởng chừng như thẳm sâu trong từng thớ đất, trong sức sống của hệ thống di tích phong phú, đa dạng tại nơi này đều lắng đọng dư âm lịch sử, tinh hoa văn hóa ngàn năm.
Nằm cách bờ biển từ 2 - 4 km, cách di chỉ văn hóa Đa Bút (Vĩnh Lộc) khoảng 40km, di chỉ văn hóa Hoa Lộc là tên gọi di chỉ khảo cổ học nằm trên địa bàn xã Hoa Lộc. Di chỉ này phân bố trên một doi cát ven biển, hình thành sau đợt biển tiến cuối cùng, có niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 4 nghìn năm.
Dự án Khu di tích lịch sử Trận địa Đông Ngàn.
Nằm cách bờ biển từ 2 - 4 km, cách di chỉ văn hóa Đa Bút (Vĩnh Lộc) khoảng 40km, di chỉ văn hóa Hoa Lộc là tên gọi di chỉ khảo cổ học nằm trên địa bàn xã Hoa Lộc. Di chỉ này phân bố trên một doi cát ven biển, hình thành sau đợt biển tiến cuối cùng, có niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 4 nghìn năm.
11 thg 7, 2025
Khúc tráng ca từ vương triều nhà Mạc
Khu tưởng niệm vương triều Mạc ở xã Kiến Hưng (TP Hải Phòng) là di tích nhắc nhớ công lao một triều đại từng ít được nhắc đến trong nhiều thế kỷ.
Dấu tích Vương triều nhà Mạc – Kinh đô đầu tiên trên đất Hải Phòng
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Mạc là một trong những triều đại nắm triều chính ngắn chỉ với 66 năm (1527 – 1592) nhưng đã để lại cho đời sau nhiều dấu ấn, bí ẩn và hàng loạt chứng tích lịch sử trên dải đất duyên hải Bắc Bộ. Nổi bật hơn cả là vùng đất Dương Kinh (Hải Phòng) được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng lên.
Sử sách lưu truyền
Sử sách ghi lại: Vương triều Mạc do Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483-1541) sáng lập ra. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Ông thuộc dòng dõi, con cháu của những danh nho đời Trần như Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi.
Tuy sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, nhưng ông lại có tài năng võ nghệ nên đã trúng tuyển cuộc thi tuyển dũng sĩ và dành hơn 20 năm cuộc đời phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Trong khoảng thời gian đó, ông đã lập được nhiều chiến công và nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.
Sử sách lưu truyền
Sử sách ghi lại: Vương triều Mạc do Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483-1541) sáng lập ra. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Ông thuộc dòng dõi, con cháu của những danh nho đời Trần như Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi.
Tuy sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, nhưng ông lại có tài năng võ nghệ nên đã trúng tuyển cuộc thi tuyển dũng sĩ và dành hơn 20 năm cuộc đời phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Trong khoảng thời gian đó, ông đã lập được nhiều chiến công và nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.
“Đội Tám” Lê Xuân Tuyển
Sinh ra trong một gia đình khá giả ở thôn Đông Thành (nay thuộc xã Hoằng Tiến, huyện Hoằng Hóa), lớn lên trong thời loạn lạc, nhưng với tấm lòng sắt son yêu nước và tài nghệ của một võ quan thủy binh, Lê Xuân Tuyển (1831-1909) đã trở thành một tấm gương sáng trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX.
Cột mốc đầu tiên đối với chàng trai Lê Xuân Tuyển đó là được theo học cụ Hồ Quang Chiếu quê ở thôn Thục Bành (nay thuộc xã Hoằng Yến, Hoằng Hóa) - một bậc túc nho, giàu nhiệt huyết. Thấy chàng trai thông minh và có chí khí, cụ Hồ Quang Chiếu đã gả con gái. Năm 21 tuổi, Lê Xuân Tuyển được tuyển vào đội lính thủy của triều đình Huế.
Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh nhà thờ cụ Đội Tám (Lê Xuân Tuyển) ở xã Hoằng Tiến. Ảnh: CHI ANH
Cột mốc đầu tiên đối với chàng trai Lê Xuân Tuyển đó là được theo học cụ Hồ Quang Chiếu quê ở thôn Thục Bành (nay thuộc xã Hoằng Yến, Hoằng Hóa) - một bậc túc nho, giàu nhiệt huyết. Thấy chàng trai thông minh và có chí khí, cụ Hồ Quang Chiếu đã gả con gái. Năm 21 tuổi, Lê Xuân Tuyển được tuyển vào đội lính thủy của triều đình Huế.
Bún bò Huế được công nhận di sản quốc gia
Tri thức dân gian của món bún bò Huế được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Huế, bún bò Huế được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong văn bản ký ngày 27/6.
Ông Hải đánh giá việc công nhận di sản văn hóa quốc gia là động lực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hiện địa phương đã có phương án bảo vệ, phát huy giá trị di sản mới được công nhận hướng đến mục tiêu trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực.
Bún bò là món ăn nổi tiếng trong và ngoài nước mà còn là kết tinh của tri thức dân gian được gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ. Món ăn gắn với đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng và các làng nghề truyền thống như làng bún Vân Cù, Ô Sa, phản ánh sâu sắc phong cách sống, tâm hồn và văn hóa ẩm thực của người Huế.
Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Huế, bún bò Huế được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong văn bản ký ngày 27/6.
Ông Hải đánh giá việc công nhận di sản văn hóa quốc gia là động lực để bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Hiện địa phương đã có phương án bảo vệ, phát huy giá trị di sản mới được công nhận hướng đến mục tiêu trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực.
Bún bò là món ăn nổi tiếng trong và ngoài nước mà còn là kết tinh của tri thức dân gian được gìn giữ và truyền lại qua nhiều thế hệ. Món ăn gắn với đời sống tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng và các làng nghề truyền thống như làng bún Vân Cù, Ô Sa, phản ánh sâu sắc phong cách sống, tâm hồn và văn hóa ẩm thực của người Huế.
10 thg 7, 2025
Làng di tích
Trước khi sáp nhập, Hoằng Lộc là vùng đất cổ, nơi giao lưu, hội tụ của nhiều sắc thái văn hóa độc đáo. Làng có 10 di tích đã được xếp hạng với phong phú, đa dạng các loại hình như di tích lịch sử - văn hóa, kiến trúc, di tích tâm linh... cùng nhiều nhà cổ, giếng cổ được lưu giữ. Trong nhịp sống hôm nay, những giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh ấy là điểm tựa vững vàng, động lực thôi thúc cho đất và người nơi đây tự tin vững bước.
Chùa Trần - “địa chỉ đỏ” của phong trào cách mạng
Ngày 10/10/1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hà Trung (cũ) được thành lập tại chùa Trần, xã Hà Ngọc (nay là xã Hà Trung) đã trở thành mốc son trong lịch sử, đánh dấu bước ngoặt và sự thay đổi về chất to lớn trong phong trào cách mạng ở Hà Trung.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vào năm Thành Thái thứ 13 (tức năm Tân Sửu 1902), ngôi chùa có tên chữ là Phúc Linh tự. Sở dĩ chùa Phúc Linh tự có tên gọi là chùa Trần vì chùa được xây dựng thời Trần, ở làng Trần Thôn. Chùa Trần được trùng tu nhiều lần từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với kiến trúc nghệ thuật quy mô bề thế và giá trị về nhiều phương diện.
Chùa Trần là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, vào năm Thành Thái thứ 13 (tức năm Tân Sửu 1902), ngôi chùa có tên chữ là Phúc Linh tự. Sở dĩ chùa Phúc Linh tự có tên gọi là chùa Trần vì chùa được xây dựng thời Trần, ở làng Trần Thôn. Chùa Trần được trùng tu nhiều lần từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX với kiến trúc nghệ thuật quy mô bề thế và giá trị về nhiều phương diện.
Phú Liễm - làng có công với nước
Làng Phú Liễm thuộc xã Thọ Phú là địa danh gắn liền với phong trào cách mạng và là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Triệu Sơn (cũ). Chi bộ ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phong trào cách mạng của địa phương. Với những thành tích đã đạt được, năm 1964, làng Phú Liễm được Đảng, Nhà nước công nhận là làng có công với nước và trở thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
5 thg 7, 2025
Đôc đáo show diễn thực cảnh trong hang Ngọc Rồng
Quảng Ninh từ lâu đã được biết đến như một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của vịnh Hạ Long và những di sản thế giới được UNESCO công nhận. Trong bối cảnh ngành du lịch không ngừng đổi mới và sáng tạo để thu hút du khách, show diễn thực cảnh trong hang Ngọc Rồng tại quần thể di tích Vũng Đục đã nổi lên như một điểm nhấn du lịch độc đáo, mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ cho du khách.
Bên trong trụ sở Hỏa xa giữa Sài Gòn: vẫn chắc chắn, tráng lệ sau hơn 1 thế kỷ
Trụ sở Hỏa xa 136 Hàm Nghi, quận 1 đối diện chợ Bến Thành là di tích cần được bảo tồn bên trong vẫn tráng lệ và chắc chắn, Trong khi đó, ngành đường sắt dự định phá bỏ, xây cao ốc văn phòng.
Trụ sở Hỏa xa tại số 136 Hàm Nghi, quận 1 - TP.HCM là 1 trong 23 công trình kiến trúc nghệ thuật ở quận 1 được UBND TP.HCM đưa vào danh mục di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2020. Cùng xếp hạng trong danh mục di tích là Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND TP...
Điều này cho thấy di tích trụ sở Hỏa xa có tầm vóc quan trọng gắn bó hàng trăm năm với lịch sử hình ảnh đô thị Sài Gòn xưa và TP.HCM nay.
Trụ sở Hỏa xa tại số 136 Hàm Nghi, quận 1 - TP.HCM là 1 trong 23 công trình kiến trúc nghệ thuật ở quận 1 được UBND TP.HCM đưa vào danh mục di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh TP.HCM, giai đoạn 2016 - 2020. Cùng xếp hạng trong danh mục di tích là Nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND TP...
Điều này cho thấy di tích trụ sở Hỏa xa có tầm vóc quan trọng gắn bó hàng trăm năm với lịch sử hình ảnh đô thị Sài Gòn xưa và TP.HCM nay.
4 thg 7, 2025
Chợ chim chợ chó và ông già bán sách lật
Đó là ngôi chợ trên đường Hàm Nghi (Sài Gòn) thuở nhỏ tôi chỉ được đi ngang một lần mà bị hớp hồn.
Khác với những lần đi Sở Thú ngắm chim thú từ xa, khu chợ ồn ào tiếng chim thú này cho tôi cơ hội nhìn sát mặt nhiều con chó dáng rất lạ và đẹp, khác hẳn những con kiki, minô là loại chó ta lông vàng hay lông đen lang thang trong các hẻm xóm. Có những con chim dễ thương xinh xắn, hót rất hay, những con mèo có bộ lông kỳ lạ và những cây kiểng uốn éo ngoằn ngoèo. Bầy chim thú chen chúc trong chuồng, trong lồng giữa đám người mua kẻ bán tấp nập qua lại.
Nhiều xe hơi đậu sát lề, thỉnh thoảng có một ông bận đồ sang trọng bước xuống ngắm nghía, trả giá rồi cùng tài xế bưng một con chó phốc, một cái lồng có con chim hót líu lo mang lên xe. Con nít ít tiền cũng ra chợ này để mua dế than, dế lửa... về bỏ vô hộp quẹt để đá. Dế bán ở đây thường khỏe mạnh, thiện chiến hơn so với dế do trẻ con tự bắt và nuôi. Nói là chợ chim, chợ chó nhưng cũng bán luôn đồ P.X, quần áo, quân trang và một số đồ hầm bà lằng khác.
Khác với những lần đi Sở Thú ngắm chim thú từ xa, khu chợ ồn ào tiếng chim thú này cho tôi cơ hội nhìn sát mặt nhiều con chó dáng rất lạ và đẹp, khác hẳn những con kiki, minô là loại chó ta lông vàng hay lông đen lang thang trong các hẻm xóm. Có những con chim dễ thương xinh xắn, hót rất hay, những con mèo có bộ lông kỳ lạ và những cây kiểng uốn éo ngoằn ngoèo. Bầy chim thú chen chúc trong chuồng, trong lồng giữa đám người mua kẻ bán tấp nập qua lại.
Nhiều xe hơi đậu sát lề, thỉnh thoảng có một ông bận đồ sang trọng bước xuống ngắm nghía, trả giá rồi cùng tài xế bưng một con chó phốc, một cái lồng có con chim hót líu lo mang lên xe. Con nít ít tiền cũng ra chợ này để mua dế than, dế lửa... về bỏ vô hộp quẹt để đá. Dế bán ở đây thường khỏe mạnh, thiện chiến hơn so với dế do trẻ con tự bắt và nuôi. Nói là chợ chim, chợ chó nhưng cũng bán luôn đồ P.X, quần áo, quân trang và một số đồ hầm bà lằng khác.
3 thg 7, 2025
Đi tìm viếng mộ Trương Minh Ký: Dấu vết danh nhân kẹt giữa bêtông đô thị
Một buổi sáng tháng 7, nhóm mấy người yêu sử Sài Gòn bỗng nảy ra ý định đi tìm viếng ngôi mộ nhà văn Trương Minh Ký.
30 thg 6, 2025
2.500 tấn đá nguyên khối tạc hành lang tượng La Hán dài nhất châu Á
Hành lang 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh ở chùa Bái Đính được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.
Hành lang tả và hữu từ cổng Tam Quan đi vào chùa Bái Đính được đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh, mỗi tượng cao khoảng 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Hành lang còn được gọi là La Hán đường và có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng La Hán được đánh số chẵn một bên, số lẻ một bên.
Với hành lang này, Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam. Nơi đây cũng được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.
Hành lang tả và hữu từ cổng Tam Quan đi vào chùa Bái Đính được đặt 500 pho tượng La Hán bằng đá xanh, mỗi tượng cao khoảng 2,5 m, nặng khoảng 4 tấn. Hành lang còn được gọi là La Hán đường và có 2 dãy, mỗi dãy 117 gian, dài 1.700 m, mỗi hành lang đặt 250 pho tượng La Hán được đánh số chẵn một bên, số lẻ một bên.
Với hành lang này, Bái Đính được công nhận là ngôi chùa có nhiều tượng La Hán bằng đá nhất Việt Nam. Nơi đây cũng được xác lập kỷ lục là hành lang La Hán dài nhất châu Á.
29 thg 6, 2025
Gác chuông cổ, nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của một huyện ở Thanh Hóa
Gác chuông cổ ở chùa Trần là nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Đã một thời gian dài trôi qua, đến nay, gác chuông và tấm bia cổ vẫn còn đó.
Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.
Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.
Chùa Trần thuộc làng Kim Liên, xã Hà Ngọc, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa.
Theo nội dung ghi trên tấm bia đá dựng ở gác chuông, chùa được dựng vào năm Tân Sửu niên hiệu Thành Thái thứ 13 (1902), có tên chữ là Phúc Linh Tự.
Sở dĩ chùa Phúc Linh Tự có tên là chùa Trần vì ngôi chùa được dựng ở làng Trần Thôn và xây từ thời Trần.
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, chùa Trần được trùng tu nhiều lần. Bên cạnh việc là một ngôi chùa quy mô bề thế thì chùa còn có giá trị về nhiều phương diện. Tại gác chuông chùa Trần từng diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại đối với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc huyện Hà Trung thời kỳ 1930-1945.
28 thg 6, 2025
Trạng vật đất Mộ Trạch và lời thách đấu thời vua Lê
Làng tiến sĩ Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) là nơi sản sinh 5 vị trạng nổi tiếng, gắn liền với nhiều giai thoại dân gian, trong đó có trạng vật Vũ Phong.
Trong lịch sử, có những người tuy không đỗ danh hiệu cao nhất Trạng nguyên mà chỉ đỗ tiến sĩ hoặc không xuất phát từ con đường khoa cử nhưng vì khâm phục tài năng, đức độ của họ mà trong dân gian vẫn phong là trạng như: trạng toán, trạng chằm, trạng ăn, trạng vật, trạng cờ, trạng chữ, trạng cầu…
Thật tự hào ở làng tiến sĩ Mộ Trạch (Bình Giang) có tới 5 vị trạng được lưu truyền nhiều giai thoại dân gian: trạng toán Vũ Hữu, trạng cờ Vũ Huyên, trạng chạy Vũ Cương Trực, trạng ăn Lê Nại và trạng vật Vũ Phong. Đặc biệt, Vũ Phong được vua phong là trạng và ban chức quan sau một keo vật lịch sử.
Theo sách Tộc phả họ Vũ (Võ) thế kỷ IX - XIX và các nguồn tư liệu khác, Vũ Phong tên hiệu là Tồn Trai, là con trai thứ 5 của cụ Vũ Bá Khiêm, là em ruột của quan Thượng Thư Hoàng Giáp Vũ Hữu (1437 - 1530). Vợ ông là Nguyễn thị Nhi, hiệu là Gia Thận phu nhân sinh được 5 người con trai, 1 người con gái, trong đó con trai trưởng là Vũ Giản đỗ Hương cống, làm đến chức Viên ngoại lang và con trai thứ hai là Vũ Soạn làm đến chức Huyện thừa.
Vũ Phong là người tướng ngũ đoản (chân tay ngắn) nhưng có sức khỏe và bản lĩnh cao cường, chăm học, có tài vật giỏi, ai đấu với ông cũng bị thua. Ông còn có những động tác bất ngờ nhanh như cắt và chân tay mềm dẻo, uyển chuyển như mèo. Theo sách “Hải Dương phong vật chí”, người dạy võ cho Phong chính là anh của ông - Hoàng giáp Vũ Hữu.
Trong Công dư tiệp ký (quyển 1) của Vũ Phương Đề có chép giai thoại ông thách đấu với lực sĩ của vua đầy mưu mẹo: Đời Lê Thánh Tông, một hôm, nhân ra học ở kinh đô, ông được chứng kiến cuộc tuần du của nhà vua. Bấy giờ có viên Đô Lực Sĩ, vác chiếc chùy đồng đứng hầu, mặt có vẻ dương dương tự đắc. Thấy thế, ông quay sang hỏi người bên cạnh: Này bác, người kia là ai, phỏng có tài cán gì mà hắn lại dám nghênh nghênh cái mặt lên như thế!
Người ấy bèn đáp: Đó là một võ sĩ, rất sở trường về môn đánh vật, hiện thời chưa có ai địch nổi cả. Đấy cũng là một cách tiến thân, bác biết không.
Nghe xong, ông hỏi: Vậy, tôi muốn thử tài ngay với hắn liệu có được không ? Người ấy thoạt nghe đã vội vã can rằng: Hắn cao lớn thế kia mà bác thì bé loắt choắt như thế này, sợ ra đó chỉ làm trò cười cho thiên hạ thôi.
Ông cười đáp: Xin bác chớ lo ngại gì. Tôi đây bản lĩnh cao cường, chưa ai địch nổi. Hắn chẳng qua chưa gặp đúng địch thủ nên mới nổi danh. Bác coi, tôi sẽ thắng hắn một cách dễ dàng cho mà xem.
Nói rồi, ông viết tờ tấu, xin nhà Vua cho được so tài với viên Đô Lực Sĩ. Vua xem tờ tấu, phán rằng:
Ta phải tuyển chọn trong muôn ngàn người mới được một lực sĩ, thử hỏi còn có ai hơn. Tên kia tài nghệ ra sao mà dám to gan đến thế.
Nói vậy nhưng nhà Vua cũng chuẩn phê và định ngày giờ cho hai bên so tài để nhà Vua thân hành đến coi. Đến ngày thách đấu, khi lên sới vật, ông giấu nắm cát trong tay, bất ngờ tung ra khiến viên lực sĩ không mở được mắt. Ông tức thì dùng miếng xuyên cánh khuỷu quật hắn xuống đất. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên một con người nhỏ thấp như vậy lại có thể quật ngã chàng lực sĩ khổng lồ trong nháy mắt. Vua bèn phong cho ông là trạng vật và ban cho chức Cẩm y vệ úy chỉ huy sứ.
Thế là qua một cuộc tỉ thí hiếm có, Vũ Phong đường hoàng tiếp bước anh là Vũ Hữu vào làm quan triều Lê. Theo sách “Hải Dương phong vật chí”, ông có tiếng là chính trực, tháo vát, được Vua tin dùng, sau làm đến chức Đình úy.
Có lần ông được sung vào sứ bộ sang nhà Minh biểu diễn tài đô vật. Ông đã thắng các tay đô vật nổi tiếng khiến vua Minh Hiến Tông phải khen ngợi, gọi ông là “Lý Tôn Hiến An Nam”, ý sánh ông với danh tướng họ Lý đời Đường Hy Tông, cũng vóc người nhỏ bé nhưng giỏi võ và sức mạnh phi thường, có công dẹp yên loạn Hoàng Sào. Hoàng giáp Lê Quang Bí có thơ vịnh ca ngợi ông:
Ngũ đoản tằng xưng tướng mạo kỳ
Tang bồng hồ thỉ hảo nam nhi
Nhất môn bá trọng quang tiền nghiệp
Thiên tải minh lương kết chủ tri
Ứng biến đại tài thi hữu chính
Sinh Bình Lệnh dự bá vu thì
Tử tôn vinh thịnh sơ phi ngẫu
Chủng đức cao đào thị ngã sư
Dịch thơ:
Tướng xem ngũ đoản thật phi thường
Hồ thỉ làm trai chí bốn phương
Nếp cũ thêm tươi hàng bá trọng
Nghìn xưa được tặng chúa minh lương
Khen tay chính trị tài thông biến
Giữ mực công minh tiếng chẳng thường
Con cháu vinh hoa âu cũng bởi,
Ai trồng cây đức để làm gương
Nhà thờ Lệ trạch đường, chi 5 họ Vũ làng Mộ Trạch
Trong lịch sử, có những người tuy không đỗ danh hiệu cao nhất Trạng nguyên mà chỉ đỗ tiến sĩ hoặc không xuất phát từ con đường khoa cử nhưng vì khâm phục tài năng, đức độ của họ mà trong dân gian vẫn phong là trạng như: trạng toán, trạng chằm, trạng ăn, trạng vật, trạng cờ, trạng chữ, trạng cầu…
Thật tự hào ở làng tiến sĩ Mộ Trạch (Bình Giang) có tới 5 vị trạng được lưu truyền nhiều giai thoại dân gian: trạng toán Vũ Hữu, trạng cờ Vũ Huyên, trạng chạy Vũ Cương Trực, trạng ăn Lê Nại và trạng vật Vũ Phong. Đặc biệt, Vũ Phong được vua phong là trạng và ban chức quan sau một keo vật lịch sử.
Theo sách Tộc phả họ Vũ (Võ) thế kỷ IX - XIX và các nguồn tư liệu khác, Vũ Phong tên hiệu là Tồn Trai, là con trai thứ 5 của cụ Vũ Bá Khiêm, là em ruột của quan Thượng Thư Hoàng Giáp Vũ Hữu (1437 - 1530). Vợ ông là Nguyễn thị Nhi, hiệu là Gia Thận phu nhân sinh được 5 người con trai, 1 người con gái, trong đó con trai trưởng là Vũ Giản đỗ Hương cống, làm đến chức Viên ngoại lang và con trai thứ hai là Vũ Soạn làm đến chức Huyện thừa.
Vũ Phong là người tướng ngũ đoản (chân tay ngắn) nhưng có sức khỏe và bản lĩnh cao cường, chăm học, có tài vật giỏi, ai đấu với ông cũng bị thua. Ông còn có những động tác bất ngờ nhanh như cắt và chân tay mềm dẻo, uyển chuyển như mèo. Theo sách “Hải Dương phong vật chí”, người dạy võ cho Phong chính là anh của ông - Hoàng giáp Vũ Hữu.
Trong Công dư tiệp ký (quyển 1) của Vũ Phương Đề có chép giai thoại ông thách đấu với lực sĩ của vua đầy mưu mẹo: Đời Lê Thánh Tông, một hôm, nhân ra học ở kinh đô, ông được chứng kiến cuộc tuần du của nhà vua. Bấy giờ có viên Đô Lực Sĩ, vác chiếc chùy đồng đứng hầu, mặt có vẻ dương dương tự đắc. Thấy thế, ông quay sang hỏi người bên cạnh: Này bác, người kia là ai, phỏng có tài cán gì mà hắn lại dám nghênh nghênh cái mặt lên như thế!
Người ấy bèn đáp: Đó là một võ sĩ, rất sở trường về môn đánh vật, hiện thời chưa có ai địch nổi cả. Đấy cũng là một cách tiến thân, bác biết không.
Nghe xong, ông hỏi: Vậy, tôi muốn thử tài ngay với hắn liệu có được không ? Người ấy thoạt nghe đã vội vã can rằng: Hắn cao lớn thế kia mà bác thì bé loắt choắt như thế này, sợ ra đó chỉ làm trò cười cho thiên hạ thôi.
Ông cười đáp: Xin bác chớ lo ngại gì. Tôi đây bản lĩnh cao cường, chưa ai địch nổi. Hắn chẳng qua chưa gặp đúng địch thủ nên mới nổi danh. Bác coi, tôi sẽ thắng hắn một cách dễ dàng cho mà xem.
Nói rồi, ông viết tờ tấu, xin nhà Vua cho được so tài với viên Đô Lực Sĩ. Vua xem tờ tấu, phán rằng:
Ta phải tuyển chọn trong muôn ngàn người mới được một lực sĩ, thử hỏi còn có ai hơn. Tên kia tài nghệ ra sao mà dám to gan đến thế.
Nói vậy nhưng nhà Vua cũng chuẩn phê và định ngày giờ cho hai bên so tài để nhà Vua thân hành đến coi. Đến ngày thách đấu, khi lên sới vật, ông giấu nắm cát trong tay, bất ngờ tung ra khiến viên lực sĩ không mở được mắt. Ông tức thì dùng miếng xuyên cánh khuỷu quật hắn xuống đất. Nhà vua rất đỗi ngạc nhiên một con người nhỏ thấp như vậy lại có thể quật ngã chàng lực sĩ khổng lồ trong nháy mắt. Vua bèn phong cho ông là trạng vật và ban cho chức Cẩm y vệ úy chỉ huy sứ.
Thế là qua một cuộc tỉ thí hiếm có, Vũ Phong đường hoàng tiếp bước anh là Vũ Hữu vào làm quan triều Lê. Theo sách “Hải Dương phong vật chí”, ông có tiếng là chính trực, tháo vát, được Vua tin dùng, sau làm đến chức Đình úy.
Có lần ông được sung vào sứ bộ sang nhà Minh biểu diễn tài đô vật. Ông đã thắng các tay đô vật nổi tiếng khiến vua Minh Hiến Tông phải khen ngợi, gọi ông là “Lý Tôn Hiến An Nam”, ý sánh ông với danh tướng họ Lý đời Đường Hy Tông, cũng vóc người nhỏ bé nhưng giỏi võ và sức mạnh phi thường, có công dẹp yên loạn Hoàng Sào. Hoàng giáp Lê Quang Bí có thơ vịnh ca ngợi ông:
Ngũ đoản tằng xưng tướng mạo kỳ
Tang bồng hồ thỉ hảo nam nhi
Nhất môn bá trọng quang tiền nghiệp
Thiên tải minh lương kết chủ tri
Ứng biến đại tài thi hữu chính
Sinh Bình Lệnh dự bá vu thì
Tử tôn vinh thịnh sơ phi ngẫu
Chủng đức cao đào thị ngã sư
Dịch thơ:
Tướng xem ngũ đoản thật phi thường
Hồ thỉ làm trai chí bốn phương
Nếp cũ thêm tươi hàng bá trọng
Nghìn xưa được tặng chúa minh lương
Khen tay chính trị tài thông biến
Giữ mực công minh tiếng chẳng thường
Con cháu vinh hoa âu cũng bởi,
Ai trồng cây đức để làm gương
(Bản dịch từ Nhân vật lịch sử Việt Nam)
Ông giỗ ngày 11/1 nhưng không rõ năm mất, táng ở xứ Mả Miếu. Qua thời gian, hậu duệ đã xây dựng và tôn tạo ngôi mộ của ông khá to đẹp.
Ông được tôn là thủy tổ của chi thứ V, họ Vũ ở làng Mộ Trạch. Để tưởng nhớ công lao của ông, hậu duệ đã lập nhà thờ mang tên Lệ trạch đường, tọa lạc gần cổng phía Nam của làng. Trải qua thời gian, nhà thờ bị hư hại và đã được con cháu trùng tu, xây dựng lại trong những năm gần đây.
Ông giỗ ngày 11/1 nhưng không rõ năm mất, táng ở xứ Mả Miếu. Qua thời gian, hậu duệ đã xây dựng và tôn tạo ngôi mộ của ông khá to đẹp.
Ông được tôn là thủy tổ của chi thứ V, họ Vũ ở làng Mộ Trạch. Để tưởng nhớ công lao của ông, hậu duệ đã lập nhà thờ mang tên Lệ trạch đường, tọa lạc gần cổng phía Nam của làng. Trải qua thời gian, nhà thờ bị hư hại và đã được con cháu trùng tu, xây dựng lại trong những năm gần đây.
TÂM HÀ
26 thg 6, 2025
Vị quan nghè họ Phạm ở Nam Sách hết lòng phụng sự quê hương
Dù được triều đình ban nhiều bổng lộc nhưng quan nghè Phạm Đồng Viện không giữ cho riêng mình mà góp phần xây dựng quê hương.
Theo "Phạm tộc gia phả" và các nguồn tư liệu lịch sử, Phạm Đồng Viện sinh năm 1717 trong một gia đình trung lưu có truyền thống hiếu học tại xã La Đôi, huyện Thanh Lâm (nay thuộc thôn La Đôi, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, Hải Dương).
Đình La Đôi ở xã Hợp Tiến (Nam Sách), nơi thờ Tiến sĩ Phạm Đồng Viện
Theo "Phạm tộc gia phả" và các nguồn tư liệu lịch sử, Phạm Đồng Viện sinh năm 1717 trong một gia đình trung lưu có truyền thống hiếu học tại xã La Đôi, huyện Thanh Lâm (nay thuộc thôn La Đôi, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, Hải Dương).
25 thg 6, 2025
Vị tể tướng không xuất thân từ khoa bảng nhưng được chúa Trịnh trọng dụng
Không xuất thân từ khoa bảng song nhờ tính cẩn thận, kín đáo, mưu lược, tể tướng Vũ Duy Chí, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) vẫn được chúa Trịnh trọng dụng.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các vị vua chúa thường tổ chức các khoa thi Nho học để kén chọn nhân tài. Qua đó, tìm ra những người đỗ đạt cao, tin cậy ban cho những chức phẩm quan trọng trong triều đình và địa phương để giúp dân, giúp nước.
Tuy nhiên, có một vị tể tướng không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ tính cẩn thận kín đáo, có nhiều cơ mưu nên được chúa Trịnh Tạc trọng dụng, đó chính là Vũ Duy Chí.
Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các vị vua chúa thường tổ chức các khoa thi Nho học để kén chọn nhân tài. Qua đó, tìm ra những người đỗ đạt cao, tin cậy ban cho những chức phẩm quan trọng trong triều đình và địa phương để giúp dân, giúp nước.
Tuy nhiên, có một vị tể tướng không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ tính cẩn thận kín đáo, có nhiều cơ mưu nên được chúa Trịnh Tạc trọng dụng, đó chính là Vũ Duy Chí.
Chuyện ít biết về hai vị thám hoa làng An Dật
Làng An Dật có 2 vị thám hoa, đó là Đinh Lưu và Trần Vĩnh Tuy.
An Dật là một làng cổ nằm ven sông Thái Bình thuộc xã Thái Tân (Nam Sách, Hải Dương). Xưa kia, làng còn có tên là làng Dẹt, được hình thành từ thế kỷ thứ X. Tương truyền, các dòng họ đến khai phá lập làng đầu tiên là họ Trần và họ Đinh.
Từ xưa đến nay, người dân trong làng sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt cá, tôm. An Dật không chỉ là một làng quê có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, với những phong tục, tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà nơi đây còn là mảnh đất hiếu học. Nhân dân có truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong lịch sử giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam, làng có 2 vị thám hoa đó là Đinh Lưu và Trần Vĩnh Tuy.
Đình An Dật
An Dật là một làng cổ nằm ven sông Thái Bình thuộc xã Thái Tân (Nam Sách, Hải Dương). Xưa kia, làng còn có tên là làng Dẹt, được hình thành từ thế kỷ thứ X. Tương truyền, các dòng họ đến khai phá lập làng đầu tiên là họ Trần và họ Đinh.
Từ xưa đến nay, người dân trong làng sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt cá, tôm. An Dật không chỉ là một làng quê có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, với những phong tục, tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà nơi đây còn là mảnh đất hiếu học. Nhân dân có truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong lịch sử giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam, làng có 2 vị thám hoa đó là Đinh Lưu và Trần Vĩnh Tuy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)