Hiển thị các bài đăng có nhãn An ninh Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn An ninh Thế giới. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 10, 2018

Huyền tích Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen

Núi Bà Đen cao 986 mét so với mực nước biển và được xem là cao nhất Đông Nam bộ. Theo sách “Gia Định Thành Thông Chí”, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.

Cũng theo các bậc kỳ lão, tên gọi núi gắn liền với những giai thoại ly kỳ của Bà Đen, người được vua Gia Long phong thánh hiệu "Linh Sơn Thánh Mẫu".

Ngày nay, cứ đến dịp rằm tháng giêng (âm lịch) hàng năm, cả triệu lượt khách hành hương khắp nơi tìm về núi Bà Đen để viếng, bái Linh Sơn Thánh Mẫu.

7 thg 1, 2018

Phiến đá oán hờn ở chùa Thập Tháp

Những ngày cuối năm, chúng tôi về mảnh đất võ Bình Định để tìm hiểu và nghe thêm nhiều câu chuyện lịch sử và tâm linh tại ngôi cổ tự. Các câu chuyện nửa thực nửa hư với những chứng tích lịch sử cách đây hàng trăm năm được lưu truyền trong dân gian, vẫn còn mang nhiều điều huyền bí mà các bậc cao niên tại địa phương bấy lâu nay truyền lại cho con cháu.

Khối bạch thạch “oán hờn”

Từ thủ phủ Quy Nhơn, chúng tôi nóng lòng tới phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, nơi có ngôi cổ tự Thập Tháp, được gắn biển di tích quốc gia với niên đại gần 400 năm. Nhiều đời qua, nơi đây nổi tiếng với di tích phiến đá chém. Tương truyền là Vua Gia Long - Nguyễn Ánh - khi Bắc tiến, chiếm được thành Đồ Bàn đã đưa những nghĩa quân Tây Sơn lên đây xét xử nên phiến đá này rất linh thiêng.

Để tìm hiểu thêm thông tin về ngôi chùa, người viết liên lạc với ông Nguyễn Thanh Quang, Trưởng phòng Nghiệp vụ của Ban quản lý di tích tỉnh Bình Định. Ông Quang cho biết, chùa Thập Tháp thuộc vào hàng chùa chiền ra đời sớm ở Đàng Trong, từ năm 1677.

6 thg 1, 2018

Phố nắng trên cù lao Đại Bái

Có người ví, đường làng đúc đồng Đại Bái tựa một con phố đầy nắng, hay là con đường ánh sáng. Bởi đâu đâu cũng lấp lánh chùm tia phản quang của những đồ mỹ nghệ đồng bày bán san sát hai bên. Xưa làng là một cù lao của sông Bái, chi lưu của sông Đuống. 

Tôi hỏi mua cặp chân nến bằng đồng, người ta chỉ sang cửa hàng của nghệ nhân Nguyễn Văn Lục, ở xóm Sôn. Ông đã từng được vinh danh “Bàn tay vàng” đầu tiên trong làng...

Giếng cổ và những chiếc nồi ngàn năm 


Truyền thuyết của làng kể, xưa giếng cổ của làng có nước màu đỏ, bởi ngấm bã trầu của Thánh Gióng ăn trong lúc nghỉ ngơi tại đây, sau khi đánh giặc Ân trở về. Hiện xung quanh bờ giếng vẫn còn những dấu gót chân Thánh để lại. Có người còn đồ rằng, ngay cái nồi lớn nấu cơm cho cậu Gióng ăn lớn nhanh như thổi, cũng được dân làng Đại Bái đúc không biết chừng. Ngẫm có lý bởi đã ngàn năm qua dân làng Bưởi Nồi (tên nôm của Đại Bái) đã hình thành nghề làm nồi đồng.

4 thg 1, 2018

Xứ lụa Tân Châu…

Trong ký ức của nhiều thế hệ người dân Nam bộ, hình ảnh tấm lụa Lãnh Mỹ A phất phơ bay trong gió, luôn gợi nhớ về một thời kiêu sa, rực rỡ. Đó là thương hiệu của xứ lụa Tân Châu (An Giang). 

“Lãnh Mỹ A” có thời được ví như “nữ hoàng tơ tằm” vượt ra khỏi biên giới Việt Nam sang các quốc gia châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Lãnh Mỹ A thành món quà tặng con gái ngày xuất giá, hoặc tặng cho nhà thông gia trong ngày cưới. Lụa Tân Châu là biểu hiện sự sang trọng, quý phái, đỉnh cao của loại lụa tơ tằm ở phương Nam

Người Tân Châu cũng có câu ca rằng:

“Trai nào thanh bằng trai sông Của
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Tháng ngày dệt lụa, trồng dâu
Phụng dưỡng cha mẹ quản đâu nhọc nhằn...”.

Ai lên quán dốc chợ Giầu…

Không đâu sướng như dân làng Giầu. Vùng đất mai rùa này đầy đủ những yếu tố làm ăn phong lưu: “Nhất cận thị - nhị cận giang - tam cận lộ”. Hơn thế nữa, ngay bên làng ngã ba sông Tiêu phình ra thành cái đầm rộng hàng chục mẫu, trở thành “bến cảng” của làng Giầu một thời. Dân khắp nơi đổ về buôn bán xông xênh. Vui đầy con mắt. Chính vì thế mà dân cả làng ở đây chỉ mỗi một nghề chạy chợ.

Phố chợ trong làng

Làng Giầu, nay thuộc phường Phù Lưu, huyện Từ Sơn, bám hai bên quốc lộ xưa, chạy từ kinh thành Thăng Long về Bắc Ninh. Con đường làng sớm mọc lên phố chợ, dân buôn từ nhiều nơi đổ về, hội tụ đông đúc mua bán đủ các mặt hàng. Họ chở hàng bằng tàu thuyền qua sông Đuống, sông Hồng, về cập bến sông Tiêu. Người thì gồng gánh, hoặc đẩy xe hàng qua con lộ chính về chợ. Nơi đây bỗng trở thành chợ giao lưu sản vật, hàng hóa giữa kinh thành Thăng Long với thành Bắc Ninh, tấp nập ngày đêm.

3 thg 1, 2018

Chiếc lông cò bay trong cổ tích

Có lẽ trong những vùng đất làm nghề truyền thống thì ở Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, Chương Mỹ, Hà Nội, có cái cổng làng cổ và đơn giản nhất. Những dòng chữ đã ố vàng theo thời gian, nhưng lại gợi nhớ biết bao ký ức về thuở ban đầu hoang sơ, trên gò đất của nơi chiêm khê mùa thối đã bao năm trôi qua. Trên cổng còn ghi thêm “Xóm Gò Đậu”. Đó là một cái tên ẩn giấu bao nỗi trầm luân của làng quê... 

Khởi nghiệp từ những chiếc mũ lông cò


Nghe có vẻ lạ, nhưng đó là câu chuyện có thực cách đây hàng trăm năm, ở xóm Gò Đậu này. Xưa dân cư quần tụ trên gò đất rộng lớn, với những lũy tre và cây cối xanh tốt, tạo nên làng xóm cùng cấy cày trên cánh đồng chiêm trũng, mênh mông nước mỗi ngày mưa. Đặc biệt khu đất này vốn là nơi cò đến trú ngụ. Ban ngày chúng đi kiếm ăn, chiều về rợp kín trời, rồi đậu lại trên những lũy tre và tán cây.

Mắt gốm bên sông Thu Bồn

Mỗi khi đến phố cổ Hội An tôi rất thích nghe bầy trẻ cùng thổi những con chim giống bằng đất nhỏ xíu trên môi. Khi tối đến, những chiếc đèn gốm hòa cùng ánh sáng màu phát ra từ chùm đèn lồng, tạo nên những con phố lung linh trên sông Hoài. Nhiều tượng gốm như vũ nữ Apsara, tháp Chăm cùng Linga-Yuni và giống thú con bằng đất nung được bán khắp nơi, tựa như một vườn gốm ở Hội An vậy...

Ngọn lửa gốm cổ Thanh Hà 


Thú chơi gốm của người dân Hội An đã hình thành từ nhiều đời nay. Có lẽ viên ngói đầu tiên ở làng gốm Thanh Hà, cách đây chừng 500 năm đã là niềm tự hào của xứ sở Quảng Nam. Những người thợ gốm từ Thanh Hóa và Nam Định đã đến đây, nhào luyện đất mở lò gốm làm gạch ngói, chum vại, bếp lò bán khắp bàn dân thiên hạ làm nên nghề gốm cho những người Chăm cổ sinh sống trên sông Thu Bồn.

Làng đóng giày của “Thánh Gióng”

Có một hình ảnh cứ bồi hồi trong tâm hồn tôi, mỗi khi thấy chàng trai nào đó đi bán giày da trên phố, với chiếc ba lô nặng trĩu phồng căng, chứa hàng chục chiếc giày. Chưa hết, trên hai cánh tay anh cũng có bốn đôi giày, thậm chí có hôm trên cổ cũng quàng hai đôi. Ai gọi mua thì dừng lại. Ngày nắng đổ lửa hay những hôm giá rét căm căm cũng vậy. Chàng trai ấy vẫn lầm lũi trên đường... 

Người làng giày cầu Giẽ 

Mặc dù hiện nay có hàng trăm cửa hàng giày của nhiều hãng khác nhau mọc lên khắp nơi, cùng với phố Hàng Dầu còn được coi là trung tâm mua bán giày ở Hà Nội; nhưng không thể ngờ khi đến làng Giẽ Hạ, Giẽ Thượng, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, công việc làm giày da vẫn hối hả, tấp nập ngày đêm.

Người dân ở đây cho biết, giày của họ được các địa phương, cửa hàng mua về, rồi đóng nhãn mác khác để bán được lãi nhiều. Tôi quả bất ngờ. Khi hỏi những chàng trai lang thang bán giày trên phố có phải người làng mình? Thì một ông già bên quán nước nói như quát lên vậy - “Chứ sao nữa”.

28 thg 6, 2014

Khu mộ táng cá voi lớn nhất Việt Nam

Không những khủng nhất Việt Nam mà có thể khủng nhất thế giới về số lượng cá voi được an táng nơi đây. Đó là nghĩa địa cá voi ở khu phố Lộc An, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Độc đáo tập tục thờ thần cá

Nằm khuất nơi mép biển, cuối làng chài Phước Hải, trong 1 khuôn viên rộng 3.000m2, nghĩa địa cá voi được ngư dân gọi là "Ngọc lăng Nam Hải". Nghĩa địa có 5 phần gồm: Lăng thờ "lệnh ông Nam Hải đại tướng quân"; Miếu thờ Quán Thế Âm Bồ Tát; Miếu thờ Thổ công; Miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi. Toàn bộ công trình đều nhìn ra biển. Khu vực mộ táng nằm trên bãi cát rộng dưới bóng mát của vườn cây dương. Tất cả những ngôi mộ đều được đắp nấm cát như mộ người, có lư hương và tấm bia đá viết "Nam Hải chi mộ", ngày tháng năm "lụy" (chết) của cá. Lưng bia đá có ghi tên con trai cả của chủ tàu phát hiện xác cá.

4 thg 9, 2013

Biệt điện của ông vua cuối cùng triều Nguyễn ở Nha Trang

Khi nói về những biệt điện uyên ương của Vua Bảo Đại, người đời thường nghĩ ngay đến 3 dinh thự tráng lệ từng lưu dấu bóng dáng của ông vua cuối cùng triều Nguyễn ở thành phố ngàn thông. Điều này đồng nghĩa với việc nhiều năm qua, các Dinh I, Dinh II, Dinh III ở Đà Lạt luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Đến tham lãm các "dinh Bảo Đại" ở Đà Lạt, đa phần khách nhàn du đều có cảm giác mê ly trước kiến trúc cổ lẫn lối bài trí mang phong cách cổ kính, vững chãi kiểu cung đình nhưng đậm phong cách Pháp, lòng không khỏi khâm phục việc chọn địa điểm của các kiến trúc sư thời bấy giờ khi xây dựng nên các biệt điện thiên thần cho vua thụ hưởng. Có người vì quá mê mẩn đã để lại những lời ngưỡng mộ rằng đó là "đệ nhất dinh thự ở Việt Nam". Nhưng khi biết được trên một số diễn đàn dành cho dân thích xê dịch thì cảnh trí của cả 3 dinh thự trên phố núi cao kia đều thua xa "dinh Bảo Đại" ở thành phố biển Nha Trang, lắm người... choáng.

26 thg 6, 2013

Tấm bia trấn yểm ở vùng Thất Sơn huyền bí

Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán "Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán", có nghĩa là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu". Tương truyền tấm bia đó là một đạo "bùa Cao Biền" trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc. 

Cô Út và tấm “Cao Biền trấn phù bia”.


Sự thật về giếng Thánh và những viên ngọc Phật Trùm

Kể từ tết cổ truyền đến nay, một số người dân ở TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đi hành hương về vùng thánh địa Thất Sơn (tỉnh An Giang) trở về kháo nhau rằng: Ở ấp Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đất bỗng dưng nứt toác ra để lộ một hộp gỗ bọc giấy đỏ chứa 2 viên ngọc Xá Lợi của Phật. Ban đêm, ngọc sáng đến mức có thể soi đường đi. Ai đang bệnh nan y chạm tay vào sẽ hết bệnh ngay. Những người khỏe mạnh, chạm tay vào sẽ gặp may mắn như trúng số, mua may bán đắt, kinh doanh phát đạt.

Bàn thờ và di ảnh của Phật Trùm


22 thg 6, 2013

Lên rừng uống rượu tà-pai

Người Raglai ở đất É Lâm gọi rượu cần là tà-pai. Như đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, ngày thường chủ nhân của tiếng đàn Chapi hiếm khi uống rượu tà-pai. Người Raglai chỉ vít cần rượu những khi buôn làng có lễ hội, nhất là vào dịp cuối năm, khi lúa đầy bồ, khi núi rừng khoác màu xanh áo mới.

Người Raglai làm rượu cần rất công phu với nguyên liệu gồm nhiều loại rễ cây, lá rừng có vị thuốc. Cũng chính vì vậy mà rượu cần Raglai rất thơm ngon và bổ dưỡng, ai đó đã vít cần một lần hẳn sẽ mãi đắm say, ngây ngất!

Một lần đến É Lâm, tôi hết tỉnh lại say. Say không chỉ vì men rượu tà-pai đượm nồng mà còn vì tình đất tình người miền sơn cước!


Huyền bí ngôi tháp cổ 7 tầng trên núi Đề Liêm

Lần theo lời kể của những người lớn tuổi sinh sống tại Hà Tiên, chúng tôi đến phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang để tìm ngôi tháp cổ 7 tầng nổi tiếng linh thiêng. Tại chân núi Đề Liêm, chúng tôi phải vượt qua một nghĩa địa rêu phong, leo lên sườn dốc dựng đứng khoảng 70 mét mới đến được ngôi tháp cổ gần 300 năm tuổi. 

Tấm bia bị mất một góc do đạn của lính Pôn Pốt.

Những chuyện lạ kỳ

Từ xa chúng tôi chỉ thấy đó là một cây bồ đề đại thụ có nhiều thân rễ chằng chịt đứng sừng sững nơi lưng chừng núi. Khi đến tận nơi, chúng tôi mới nhận ra, ngôi tháp nằm lọt thỏm giữa những thân rễ chằng chịt của cây bồ đề. Từ trên chót đỉnh của tháp, những dây rễ rất to của cây bồ đề tủa xuống ôm vào lòng gần như toàn bộ diện tích bên ngoài tháp.

21 thg 6, 2013

Bí ẩn khu lăng mộ của các gru giữa rừng già Yok Đôn

Nhắc đến Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), người ta thường liên tưởng đến khung cảnh núi rừng hoang, nơi vẫn còn sự hiện diện của những khu rừng nguyên sinh ngút ngàn cùng những đàn voi rừng, bò tót và có cả mãnh hổ quý hiếm! VQG Yok Đôn hấp dẫn du khách bởi khung cảnh núi rừng hoang sơ đến kỳ lạ. Thông thường để thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây, du khách thường cưỡi voi băng dòng Sêrêpốk hùng vĩ.

Bia lập công tại mộ cụ Y Dot Knul.

Quá trình cưỡi voi chiêm ngưỡng rừng như thế thường chỉ dừng lại trong vòng 30 phút không đủ để khách lãng du khám phá hết những bí ẩn của rừng già. Bởi giữa nơi rừng sâu, không chỉ có muông thú và cây rừng, nếu chịu khó khám phá, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những điều kỳ lạ!

Biến tướng rừng ma Ia K’reng

Là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Jrai, Ia K'reng là xã vùng cao xa xôi cách trở nhất của huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Xã nằm chênh vênh trên đỉnh đèo Sê San dài 33km với vô số đoạn cua ngoặt, đường đèo khúc khuỷu, hiểm trở. Do tách biệt gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đồng bào bản địa nơi đây còn lưu giữ nhiều bản sắc lạ đậm dấu ấn thuở hồng hoang. Nổi bật nhất là những khu rừng ma với tượng nhà mồ trầm mặc, bí hiểm.

Một tượng mặt người buồn ra-coon hiếm hoi ở rừng ma.

Từng được nhiều nhà dân tộc học, các chuyên gia văn hóa, những ai quan tâm đến nghệ thuật tạc tượng nhà mồ thường xuyên tìm đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu vì những nét đặc sắc hiếm gặp trong văn hóa tộc người chốn rừng sâu, tuy nhiên, rừng ma ở Ia K'reng ngày nay xuất hiện những biến dạng… đáng sợ!


Lạ lẫm Ba Na: Tục lệ bú vú kết nghĩa

Xã Đắk-Rơ-Wa (thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Xơ-đăng, Jrai và Bana. Trong những ngày lưu lại vùng đất xa xôi cách trở này để tìm hiểu những hủ tục có từ ngàn xưa, chúng tôi biết đến hủ tục rùng rợn - chôn sống con theo mẹ mà người vùng cao gọi là "dọ-tơm-amí". Nhưng vùng đất này còn có một tục lệ lạ kỳ… bú vú kết nghĩa.

Bé Pi-an, đứa trẻ may mắn thoát khỏi hủ tục chôn sống theo mẹ được nuôi dưỡng ở Mái ấm Vinh Sơn 1 - Kon Tum.


12 thg 6, 2013

Thực hư về kho vàng ở chùa Hoa Tiên

Xứ Trầm hương có rất nhiều ngôi cổ tự nhưng nhuốm đầy những huyền tích ly kỳ thì chỉ có một, đó là chùa Hoa Tiên. Nơi này đến nay vẫn còn được nhiều người lưu truyền về sự hiện diện của những pho tượng Phật lồi đầy bí ẩn. Cùng đó là “kho vàng Hời” ẩn dưới gốc cây cốc đại thụ với thân bằng vòng ôm của hơn chục người.

Thầy Thanh Lượng bên pho tượng Nữ thần Ponagar

Lão nghệ nhân với chiếc bàn xoay kỳ lạ

Hẳn nhiều người đã nghe chuyện và Chuyên đề ANTG cũng từng đề cập về những chiếc bàn gỗ cổ có "công năng" kỳ lạ, đó là khi có người úp, ngửa bàn tay trên mặt bàn thì mặt bàn bỗng dưng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, hoặc ngược lại. Nhưng, xuất xứ những chiếc bàn xoay này từ đâu và ai đã chế tác ra nó, có lẽ còn rất ít người biết. 

Chúng tôi tìm về làng mộc cổ Văn Hà (nay là xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), vì nơi đây hiện có một lão nghệ nhân duy nhất nắm giữ bí quyết chế tác bàn xoay. Đặc biệt, một "đệ tử ruột" của ông còn đang lưu giữ một chiếc bàn xoay đã truyền qua nhiều thế hệ, ngót nghét trên 200 năm...

Chiếc bàn xoay hơn 200 năm tuổi...

Đường về xã Tam Thành xa tít. Với chiếc xe máy cà tàng chầm chậm lăn bánh dưới cái nắng hè miền Trung như xối lửa, con đường càng xa vời vợi... Nhưng, thật may mắn khi đặt chân đến được đất Tam Thành, hỏi lão nghệ nhân có tay nghề tài hoa làm ra những chiếc bàn gỗ có "công năng" kỳ lạ thì dường như mệt nhọc đường trường trong mỗi chúng tôi đều tan biến. Vì ở đất này, ai cũng biết ông Đinh Thẩm, năm nay tuổi đã 93; cũng là nghệ nhân duy nhất của làng mộc Văn Hà chế tác được bàn xoay...

11 thg 6, 2013

Tục ngủ thảo của người Raglai

Đêm đến, bên ánh lửa bập bùng, trong tiếng mã la vang vọng lay sông gọi núi, khi men rượu đã ngấm, khi ánh mắt chẳng thể rời nhau, khi cái lòng lưu luyến với bao điều muốn nói, muốn gửi gắm yêu thương, vậy là từng đôi, từng cặp lẳng lặng dìu nhau về phía nhà sàn. Trong không gian thinh lặng, ấm cúng, họ nằm cạnh bên nhau, gửi trao cho nhau niềm thương và nỗi mong ước, những khát vọng về một mái ấm gia đình êm đềm, đủ đầy, hạnh phúc… Vào cuộc, PV Chuyên đề ANTG mới rõ tục "ngủ thảo" của người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận là mỹ tục ẩn trong nó nhiều ý nghĩa sâu xa chứ không "tệ nạn" như ai đó lầm nghĩ. 

Như câu chuyện các cô sơn nữ người Thái, người Mèo, người H'mông "tắm tiên" ở vùng cao Tây Bắc, khi biết người Raglai ở 2 huyện miền núi Ninh Sơn và Bác Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận có tục "ngủ thảo", chúng tôi nhanh chóng lên đường. Không ngất ngây, mê đắm sao được khi nhiều người râm ran rằng với tục ngủ thảo ấy, chàng trai khi thích cô sơn nữ xinh đẹp nào đấy sau ánh mắt chan chứa xuân tình trao gửi, chỉ việc chờ tối đến gõ cửa và từ đây sẽ thỏa ước mơ được chung chăn chung gối với người đẹp miền sơn cước?!