Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lao Động. Hiển thị tất cả bài đăng
1 thg 12, 2024
Dòng sông “hóa đá” lộ ra giữa núi rừng Yên Bái
Sau bão lũ, tại huyện Văn Yên xuất hiện một dòng sông đặc biệt với những phiến đá xếp chồng lên nhau tạo nên cảnh quan độc đáo.
13 thg 11, 2024
Ngôi làng gần 400 năm tuổi như ốc đảo cô đơn ở Khánh Hòa
Ngay gần thành phố Nha Trang, làng Hà Liên được ví như “ốc đảo” cô đơn vì nằm tách biệt hoàn toàn với phố thị.
12 thg 11, 2024
Ngắm những ngôi nhà đất hình vuông của người Hà Nhì
Những ngôi nhà trình tường xây bằng đất, dạng hình hộp tại xã Y Tý (Bát Xát) là nét kiến trúc đậm màu sắc văn hóa truyền thống của người Hà Nhì.
11 thg 11, 2024
Thảo nguyên Suôi Thầu như hiện ra từ cổ tích ở Hà Giang
Từ tháng 10 đến tháng 12, thảo nguyên Suôi Thầu thu hút khách du lịch đến ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng tựa trong truyện cổ tích.
Bếp củi đỏ lửa ở làng nghề cốm Mễ Trì
Giữa cuộc sống nhộn nhịp của thành thị, nhiều gia đình tại làng cốm Mễ Trì (Nam Từ Liêm, Hà Nội) vẫn cố gắng giữ lửa nghề, nối nghiệp cha ông.
Rau choại - từ cây mọc dại đến đặc sản nức tiếng miền Tây
Chút giòn của rau tươi, pha lẫn mùi thơm và xíu nhờn đặc trưng từ rau choại sẽ làm mềm lòng thực khách khi đến miền Tây sông nước.
Loài rau lạ mắt, lạ tai
Có lẽ rau choại là loài rau mà tên gọi và hình dáng đều gây sự tò mò, thú vị bậc nhất trong danh sách họ hàng nhà rau ở vùng sông nước Nam Bộ. Trước hết là lạ ngay từ cái nhìn bên ngoài. Thật vậy, hình dáng cây choại khá ngộ nghĩnh. Đọt non có màu đỏ nâu, dạng uốn cong và cuộn chặt nhiều vòng, thân dưới cuộn xoắn mềm như hình trôn ốc. Khi đọt non phát triển, các vòng tháo dần ra và lá chuyển dần sang màu xanh.
Loài rau lạ mắt, lạ tai
Có lẽ rau choại là loài rau mà tên gọi và hình dáng đều gây sự tò mò, thú vị bậc nhất trong danh sách họ hàng nhà rau ở vùng sông nước Nam Bộ. Trước hết là lạ ngay từ cái nhìn bên ngoài. Thật vậy, hình dáng cây choại khá ngộ nghĩnh. Đọt non có màu đỏ nâu, dạng uốn cong và cuộn chặt nhiều vòng, thân dưới cuộn xoắn mềm như hình trôn ốc. Khi đọt non phát triển, các vòng tháo dần ra và lá chuyển dần sang màu xanh.
10 thg 11, 2024
Ngắm sắc hồng của hoa đào nở sớm đầu đông ở Tà Xùa
Khi những cơn gió lạnh đầu mùa tràn về, Tà Xùa (Bắc Yên) lại đón chào sắc hồng của hoa đào nở sớm, mê đắm lòng người.
Mùa đông đến, Tà Xùa thường thu hút du khách đến để săn mây và ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Từ giữa tháng 10, nơi đây trở nên đặc biệt hơn khi những bông hoa đào bắt đầu nở rộ, khoe sắc hồng rực rỡ giữa không gian se lạnh.
Mùa đông đến, Tà Xùa thường thu hút du khách đến để săn mây và ngắm nhìn cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc. Từ giữa tháng 10, nơi đây trở nên đặc biệt hơn khi những bông hoa đào bắt đầu nở rộ, khoe sắc hồng rực rỡ giữa không gian se lạnh.
Ngôi chùa giữ hàng chục cuốn sách cổ viết trên lá ở Cần Thơ
Chùa Khôsa Răngsây (quận Ninh Kiều) đang lưu giữ 30 cuốn sách cổ hàng trăm tuổi viết bằng tiếng Pali, tiếng Khmer cổ trên lá và lá buông.
Chùa Khôsa Răngsây tọa lạc tại trung tâm quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Hiện, Thượng tọa Lý Hùng đang làm trụ trì và cũng là người có công lưu giữ tủ sách cổ tại chùa.
Đến nay, Thượng tọa đã sưu tầm trên 4.000 quyển sách, trong đó có 30 quyển sách viết bằng tiếng Pali, tiếng Khmer cổ trên lá buông và sách lá hàng trăm năm tuổi.
Chùa Khôsa Răngsây tọa lạc tại trung tâm quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Hiện, Thượng tọa Lý Hùng đang làm trụ trì và cũng là người có công lưu giữ tủ sách cổ tại chùa.
Đến nay, Thượng tọa đã sưu tầm trên 4.000 quyển sách, trong đó có 30 quyển sách viết bằng tiếng Pali, tiếng Khmer cổ trên lá buông và sách lá hàng trăm năm tuổi.
Những người giữ màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
Từ người bơi xuồng chở khách đến nhân viên dọn vệ sinh, tất cả đều chung tay dệt màu xanh cho rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi.
Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi có dịp đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước. Cũng tại đây, với bàn tay chăm sóc của người địa phương đã dệt thêm màu xanh tuyệt mỹ cho khu rừng.
Chị Trần Kim Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm chèo xuồng tay chở khách - nhẹ nhàng đưa chúng tôi khám phá thế giới thiên nhiên. Vừa đi, chị vừa kể, mọi thứ ở đây đều giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, không gian yên tĩnh. Người địa phương đều xem rừng như viên ngọc quý báu cần phải giữ gìn. Khi đưa khách đi dưới những tán rừng, chị em trong đội biết được bao nhiêu sẽ giới thiệu bấy nhiêu với khách để giúp họ hiểu thêm về vùng đất.
Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi có dịp đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước. Cũng tại đây, với bàn tay chăm sóc của người địa phương đã dệt thêm màu xanh tuyệt mỹ cho khu rừng.
Chị Trần Kim Ngọc - người có nhiều năm kinh nghiệm chèo xuồng tay chở khách - nhẹ nhàng đưa chúng tôi khám phá thế giới thiên nhiên. Vừa đi, chị vừa kể, mọi thứ ở đây đều giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, không gian yên tĩnh. Người địa phương đều xem rừng như viên ngọc quý báu cần phải giữ gìn. Khi đưa khách đi dưới những tán rừng, chị em trong đội biết được bao nhiêu sẽ giới thiệu bấy nhiêu với khách để giúp họ hiểu thêm về vùng đất.
9 thg 11, 2024
Suối Giàng - “thủ phủ” chè shan tuyết giữa núi rừng Yên Bái
Suối Giàng là một điểm đến hấp dẫn với khí hậu trong lành, văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc H’Mông.
Suối Giàng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, với độ cao lý tưởng, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình dao động từ 18-25 độ C. Không khí trong lành, mát lạnh cùng với phong cảnh núi non hùng vĩ khiến Suối Giàng trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn rời xa phố thị ồn ào và tìm về với thiên nhiên.
Có dịp đến Suối Giàng vào mùa thu, dạo bước quanh các con đường nhỏ quanh co trong bản làng lưng chừng núi giữa những đồi chè cổ thụ quanh năm mây mù bao phủ, du khách mới thấy được không khí huyền ảo, thơ mộng đến nhường nào.
Suối Giàng nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn, với độ cao lý tưởng, khí hậu mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình dao động từ 18-25 độ C. Không khí trong lành, mát lạnh cùng với phong cảnh núi non hùng vĩ khiến Suối Giàng trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai muốn rời xa phố thị ồn ào và tìm về với thiên nhiên.
Có dịp đến Suối Giàng vào mùa thu, dạo bước quanh các con đường nhỏ quanh co trong bản làng lưng chừng núi giữa những đồi chè cổ thụ quanh năm mây mù bao phủ, du khách mới thấy được không khí huyền ảo, thơ mộng đến nhường nào.
24 thg 10, 2024
Mùa nước nổi ở rừng tràm Trà Sư
Vào mùa nước nổi, rừng tràm Trà Sư như khoác lên chiếc áo mới, để trở thành "thiên đường xanh" của vùng Tứ giác Long Xuyên.
Trên hành trình khám phá vẻ đẹp mùa nước nổi ở miền Tây, chúng tôi tiếp tục đến rừng tràm Trà Sư (Tịnh Biên, tỉnh An Giang) - khu đất ngập nước được ví như “thiên đường xanh” của vùng Tứ giác Long Xuyên. Mùa này, sự trù phú của phù sa màu mỡ được vun bồi theo con nước, lớn ròng đã nuôi những thảm bèo chóng lớn trải dài trên mặt nước.
22 thg 10, 2024
Đến Đà Lạt ngắm vẻ đẹp ma mị của Suối Tía
Suối Tía là nơi hiếm hoi ở Đà Lạt sở hữu rừng cây chò ngập nước và hệ sinh thái đa dạng. Mỗi mùa, suối Tía mang một vẻ đẹp riêng.
21 thg 10, 2024
Ấn tượng sắc màu văn hóa trên cao nguyên đá Tủa Chùa
Trong những ngày này, trên cao nguyên đá Tủa Chùa đang diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa, thể thao đặc sắc.
3 thg 10, 2024
Ghé suối Uva thưởng thức “trứng lội nước khoáng” ở Điện Biên
Với nhiệt độ nước trung bình từ 76-84 độ C, suối khoáng nóng tự nhiên Uva tại Điện Biên có thể luộc trứng gà chín trong khoảng 10 phút.
Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15 km, suối khoáng nóng Uva thuộc bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Dòng nước suối ở đây đặc biệt vì quanh năm có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ. Khi tắm với nguồn nước này, người dân và du khách chỉ cần pha với dòng nước mát để đạt nhiệt độ như ý muốn.
Theo người địa phương, tên gọi Uva bắt nguồn từ phiên âm “Ú vá” - trong đó “ú” được dịch là bà, “vá” có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết suối khoáng nóng Uva là hình hài của một bà tiên nằm trên nôi...
Nằm cách trung tâm TP Điện Biên Phủ khoảng 15 km, suối khoáng nóng Uva thuộc bản Uva, xã Noong Luống, huyện Điện Biên. Dòng nước suối ở đây đặc biệt vì quanh năm có nhiệt độ trung bình từ 76-84 độ. Khi tắm với nguồn nước này, người dân và du khách chỉ cần pha với dòng nước mát để đạt nhiệt độ như ý muốn.
Theo người địa phương, tên gọi Uva bắt nguồn từ phiên âm “Ú vá” - trong đó “ú” được dịch là bà, “vá” có nghĩa là cái nôi. Theo truyền thuyết suối khoáng nóng Uva là hình hài của một bà tiên nằm trên nôi...
Đặc sản măng khô đậm vị núi rừng Tây Bắc
Măng khô Tây Bắc từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng được nhiều người yêu thích, đặc biệt là măng nứa.
2 thg 10, 2024
Tọa độ săn mùa vàng đẹp ít người biết ở Sơn La
Ghé thăm xã Xím Vàng (huyện Bắc Yên), du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang đang vào mùa thu hoạch.
Nằm cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng 30 km, Xím Vàng là mảnh đất hoang sơ, với hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trong những địa điểm “săn” mùa vàng ở Tây Bắc, Xím Vàng là nơi đáng để đi bởi đây một trong những địa phương có diện tích ruộng bậc thang lớn nhất, đẹp nhất của vùng cao Bắc Yên.
Nằm cách trung tâm huyện Bắc Yên khoảng 30 km, Xím Vàng là mảnh đất hoang sơ, với hơn 570 hộ dân đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Trong những địa điểm “săn” mùa vàng ở Tây Bắc, Xím Vàng là nơi đáng để đi bởi đây một trong những địa phương có diện tích ruộng bậc thang lớn nhất, đẹp nhất của vùng cao Bắc Yên.
Cốm - từ thức quà của lúa non đến “combo” mùa thu Hà Nội
Cốm sánh đôi cùng những thức uống dân dã như trà chanh, cà phê trứng... đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị giữa mùa thu Hà Nội.
Nhắc đến cốm, người yêu thơ văn vẫn thường nhớ ngay tới tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) của Thạch Lam. Cốm là thứ quà thường ngày, dân dã, đậm đà phong vị truyền thống.
Khác biệt với cốm Tây Bắc thường được đồng bào làm thành cốm lam, xôi cốm..., cốm ở Hà Nội được biến hóa thành nhiều món ăn phong phú như xôi cốm hạt sen đậu xanh, chả cốm, cốm xào...
Tại những quán cà phê nhỏ nhắn, xinh xắn gần Nhà Thờ Lớn hay các góc phố quen thuộc, cốm Hà Nội đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn. Sự kết hợp giữa cốm - biểu tượng của mùa thu Hà Nội - với những ly trà chanh, trà quất hay cà phê trứng... mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo, đậm chất truyền thống nhưng cũng đầy mới lạ với giới trẻ.
Nhiều quán cà phê, trà chanh ở Hà Nội đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng của thực khách. Các quán thêm cốm mộc, xôi cốm hay cốm xào vào thực đơn đặc trưng của mùa thu Hà Nội.
Chị Hương, chủ một quán cà phê nhỏ gần Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản là phục vụ những món uống thông thường như trà chanh, cà phê. Nhưng khi thấy nhiều khách hàng mua cốm từ những gánh hàng rong gần đó, tôi nảy ra ý tưởng thêm cốm vào thực đơn”.
Nhiều quán còn bán thêm cả bánh cốm, thậm chí pha chế thức uống như sinh tố cốt dừa cốm, cốm dừa matcha... Những sự kết hợp này không chỉ làm phong phú thêm thực đơn mà còn khiến khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, cảm thấy hứng thú hơn.
Minh Ánh, một sinh viên thường xuyên lui tới các quán cà phê quanh khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Mỗi lần tan học, mình đều rủ bạn bè ra đây ngồi. Vị thanh mát của trà chanh kết hợp với cốm tạo nên một cảm giác rất thư giãn”.
Phương Linh, khách quen tại một quán cà phê ở khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ thêm: “Mình rất thích không gian ở đây, vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Mỗi lần tụ tập bạn bè, chúng mình thường chọn cốm và trà chanh để thưởng thức”.
Anh Quân, chủ một quán cà phê tại khu vực này, cho biết: “Việc kết hợp bán thêm cốm không chỉ tăng thêm doanh thu mà còn mang lại giá trị văn hóa cho quán. Khi chúng tôi giới thiệu nó đến khách hàng, đặc biệt là những người trẻ hoặc khách du lịch, họ cảm thấy như đang thưởng thức một phần rất đặc biệt của thành phố”.
Xôi cốm mang phong vị mùa thu Hà Nội. Ảnh: Hà Bi
Nhắc đến cốm, người yêu thơ văn vẫn thường nhớ ngay tới tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) của Thạch Lam. Cốm là thứ quà thường ngày, dân dã, đậm đà phong vị truyền thống.
Khác biệt với cốm Tây Bắc thường được đồng bào làm thành cốm lam, xôi cốm..., cốm ở Hà Nội được biến hóa thành nhiều món ăn phong phú như xôi cốm hạt sen đậu xanh, chả cốm, cốm xào...
Tại những quán cà phê nhỏ nhắn, xinh xắn gần Nhà Thờ Lớn hay các góc phố quen thuộc, cốm Hà Nội đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn. Sự kết hợp giữa cốm - biểu tượng của mùa thu Hà Nội - với những ly trà chanh, trà quất hay cà phê trứng... mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo, đậm chất truyền thống nhưng cũng đầy mới lạ với giới trẻ.
Nhiều quán cà phê, trà chanh ở Hà Nội đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng của thực khách. Các quán thêm cốm mộc, xôi cốm hay cốm xào vào thực đơn đặc trưng của mùa thu Hà Nội.
Chị Hương, chủ một quán cà phê nhỏ gần Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản là phục vụ những món uống thông thường như trà chanh, cà phê. Nhưng khi thấy nhiều khách hàng mua cốm từ những gánh hàng rong gần đó, tôi nảy ra ý tưởng thêm cốm vào thực đơn”.
Nhiều quán còn bán thêm cả bánh cốm, thậm chí pha chế thức uống như sinh tố cốt dừa cốm, cốm dừa matcha... Những sự kết hợp này không chỉ làm phong phú thêm thực đơn mà còn khiến khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, cảm thấy hứng thú hơn.
Minh Ánh, một sinh viên thường xuyên lui tới các quán cà phê quanh khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Mỗi lần tan học, mình đều rủ bạn bè ra đây ngồi. Vị thanh mát của trà chanh kết hợp với cốm tạo nên một cảm giác rất thư giãn”.
Phương Linh, khách quen tại một quán cà phê ở khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ thêm: “Mình rất thích không gian ở đây, vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Mỗi lần tụ tập bạn bè, chúng mình thường chọn cốm và trà chanh để thưởng thức”.
Anh Quân, chủ một quán cà phê tại khu vực này, cho biết: “Việc kết hợp bán thêm cốm không chỉ tăng thêm doanh thu mà còn mang lại giá trị văn hóa cho quán. Khi chúng tôi giới thiệu nó đến khách hàng, đặc biệt là những người trẻ hoặc khách du lịch, họ cảm thấy như đang thưởng thức một phần rất đặc biệt của thành phố”.
Trang My
Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn
Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.
Là chủ một sạp hàng nhỏ bán bánh lá liễu ở chợ Xóm Củi (Quận 8, TP HCM), anh Trịnh Triệu Tâm cho biết, gia đình đã theo nghề bánh lá liễu hàng chục năm nay.
“Bánh lá liễu còn có tên gọi khác là hồng đào, do bánh có màu sắc và hình dáng giống với quả đào tiên”, anh Tâm chia sẻ.
Là món ăn truyền thống của người Triều Châu (Quảng Đông), bánh lá liễu rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Trong năm, người Tiều có rất nhiều ngày lễ. Dịp nào cũng có bánh lá liễu bởi món ăn này mang ý nghĩa cầu phúc, trường thọ.
Theo như anh Tâm chia sẻ, để ra được mỗi mẻ bánh lá liễu màu hồng đào tươi tắn, óng ánh phải trải qua nhiều công đoạn. Bánh lá liễu gồm hai phần chính là vỏ bánh và nhân. Phần vỏ bánh được làm từ bột nếp, trộn với nước sôi và chút dầu ăn để tạo độ dẻo, dai của bột. Sau khi cho lượng nước sôi vừa đủ, người thợ bắt tay vào công đoạn “nhồi nước” - vừa nhồi bột vừa cho nước. Khi nào bột đạt đến độ dẻo, mịn chuyển qua giai đoạn “nhồi khô” - vừa nhồi vừa cho bột khô.
Anh Tâm cho biết, phần nhân bánh lá liễu cầu kỳ không kém gì phần vỏ bánh, gồm xôi nếp, nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô, đậu phộng, tiêu, ngò rí. Các nguyên liệu như nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô sau khi được xào sơ qua sẽ trộn chung với xôi nếp để nguội.
Trong quá trình trộn nhân cho thêm đậu phộng, tiêu và gia vị. “Nhân bánh trộn càng đều, quện sẽ càng ngon”, anh Tâm nói.
Đủ phần vỏ, nhân, người thợ sẽ bắt đầu công đoạn gói, tạo hình cho bánh từ chiếc khuôn chuyên dùng làm bánh lá liễu. Một cục bột nhỏ, thợ bánh dùng tay vừa xoay tròn vừa tán mỏng, bỏ vào lượng nhân vừa đủ để bột bọc kín được phần nhân. Sau đó, bỏ vào khuôn đã áo lớp bột mỏng, ấn chặt để bánh lên hình rõ nét.
Bánh lá liễu hấp khoảng 25 phút là chín, khi đó vỏ bánh có độ trong, lên màu hồng đào rất đẹp. Thưởng thức chiếc bánh lá liễu mới hấp xong, thực khách cảm nhận được độ mềm, dẻo, dai nhẹ của phần vỏ bánh. Phần nhân bánh có nếp rất thơm, đậm đà, dậy mùi tôm khô.
Ngoài hấp, bánh lá liễu còn được nhiều người thích ăn kiểu chiên với lớp vỏ giòn giòn, dẻo dẻo. Nếu muốn thưởng thức món bánh lá liễu truyền thống, độc đáo của người Tiều, thực khách có thể ghé đến các hàng bánh lá liễu ở chợ xóm Củi, hay lò bánh Như Phát (Quận 11) có truyền thống làm bánh lá liễu 3 đời.
Là chủ một sạp hàng nhỏ bán bánh lá liễu ở chợ Xóm Củi (Quận 8, TP HCM), anh Trịnh Triệu Tâm cho biết, gia đình đã theo nghề bánh lá liễu hàng chục năm nay.
“Bánh lá liễu còn có tên gọi khác là hồng đào, do bánh có màu sắc và hình dáng giống với quả đào tiên”, anh Tâm chia sẻ.
Bánh lá liễu có màu hồng rất đẹp mắt. Ảnh: Trịnh Triệu Tâm
Là món ăn truyền thống của người Triều Châu (Quảng Đông), bánh lá liễu rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Trong năm, người Tiều có rất nhiều ngày lễ. Dịp nào cũng có bánh lá liễu bởi món ăn này mang ý nghĩa cầu phúc, trường thọ.
Theo như anh Tâm chia sẻ, để ra được mỗi mẻ bánh lá liễu màu hồng đào tươi tắn, óng ánh phải trải qua nhiều công đoạn. Bánh lá liễu gồm hai phần chính là vỏ bánh và nhân. Phần vỏ bánh được làm từ bột nếp, trộn với nước sôi và chút dầu ăn để tạo độ dẻo, dai của bột. Sau khi cho lượng nước sôi vừa đủ, người thợ bắt tay vào công đoạn “nhồi nước” - vừa nhồi bột vừa cho nước. Khi nào bột đạt đến độ dẻo, mịn chuyển qua giai đoạn “nhồi khô” - vừa nhồi vừa cho bột khô.
Anh Tâm cho biết, phần nhân bánh lá liễu cầu kỳ không kém gì phần vỏ bánh, gồm xôi nếp, nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô, đậu phộng, tiêu, ngò rí. Các nguyên liệu như nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô sau khi được xào sơ qua sẽ trộn chung với xôi nếp để nguội.
Trong quá trình trộn nhân cho thêm đậu phộng, tiêu và gia vị. “Nhân bánh trộn càng đều, quện sẽ càng ngon”, anh Tâm nói.
Đủ phần vỏ, nhân, người thợ sẽ bắt đầu công đoạn gói, tạo hình cho bánh từ chiếc khuôn chuyên dùng làm bánh lá liễu. Một cục bột nhỏ, thợ bánh dùng tay vừa xoay tròn vừa tán mỏng, bỏ vào lượng nhân vừa đủ để bột bọc kín được phần nhân. Sau đó, bỏ vào khuôn đã áo lớp bột mỏng, ấn chặt để bánh lên hình rõ nét.
Bánh lá liễu hấp khoảng 25 phút là chín, khi đó vỏ bánh có độ trong, lên màu hồng đào rất đẹp. Thưởng thức chiếc bánh lá liễu mới hấp xong, thực khách cảm nhận được độ mềm, dẻo, dai nhẹ của phần vỏ bánh. Phần nhân bánh có nếp rất thơm, đậm đà, dậy mùi tôm khô.
Ngoài hấp, bánh lá liễu còn được nhiều người thích ăn kiểu chiên với lớp vỏ giòn giòn, dẻo dẻo. Nếu muốn thưởng thức món bánh lá liễu truyền thống, độc đáo của người Tiều, thực khách có thể ghé đến các hàng bánh lá liễu ở chợ xóm Củi, hay lò bánh Như Phát (Quận 11) có truyền thống làm bánh lá liễu 3 đời.
THẠCH LỰU
1 thg 10, 2024
Cháo bột cá lóc nhưng không có cháo
Đến vùng nào ở Quảng Trị - dù là phố thị Đông Hà, miền biển Hải Lăng, Cửa Việt hay vùng sơn cước Khe Sanh - đều thấy trưng biển món cháo bột cá lóc.
Mì sụa - đặc sản “trường thọ” của người Hoa ở Sóc Trăng
Từng là món ăn truyền thống của người Hoa, mì sụa dần phổ biến và được coi là đặc sản vùng Sóc Trăng.
Mì sụa vốn là món ăn truyền thống của người Hoa. Theo thời gian, món ăn này được biến tấu một vài điểm trong hương vị và trở thành đặc sản nức tiếng tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh...
Sợi mì rất dài nên nó còn được gọi là mì trường thọ. Mì sụa có hai loại: mặn và ngọt.
Mì sụa ngọt được dùng để nấu chè với trứng gà luộc. Phiên bản này thường được dùng trong các bữa tiệc sinh nhật. Màu đỏ của lòng trứng gà sẽ đem đến nhiều may mắn, hạnh phúc, viên mãn cho tuổi mới, theo quan niệm của người Hoa.
Tuy nhiên, món mì sụa mặn hay mì sụa xào lại phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn cả.
Mì sụa vốn là món ăn truyền thống của người Hoa. Theo thời gian, món ăn này được biến tấu một vài điểm trong hương vị và trở thành đặc sản nức tiếng tại các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh...
Sợi mì rất dài nên nó còn được gọi là mì trường thọ. Mì sụa có hai loại: mặn và ngọt.
Mì sụa ngọt được dùng để nấu chè với trứng gà luộc. Phiên bản này thường được dùng trong các bữa tiệc sinh nhật. Màu đỏ của lòng trứng gà sẽ đem đến nhiều may mắn, hạnh phúc, viên mãn cho tuổi mới, theo quan niệm của người Hoa.
Tuy nhiên, món mì sụa mặn hay mì sụa xào lại phổ biến và được nhiều người yêu thích hơn cả.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)