30 thg 5, 2019

Ngẩn ngơ bánh tét miền Tây

Miền Trung quê tôi, phần lớn bánh tét “chung thủy” công thức nhân đậu, thịt heo và đòn to dài, thường dùng dịp giỗ, lễ, tết. Về miền Tây ăn bánh tét mới thấy người miền này rất thoáng trong việc dùng nhân, tạo kích cỡ, hoa văn..

Bánh Tét ở miền Tây như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Quang Viên 

Bánh tét ở đây cũng được dùng phổ biến hơn. Nó như món ăn chơi, có thể ăn lúc nào cũng được mà không cần một... lý do. Lần đầu đến An Giang, tôi ngẩn tò te trước một mâm bánh tét có 5 kích cỡ khác nhau. Loại to nhất bằng bánh tét miền Trung nhưng ngắn một nửa. Nhỏ nhất chỉ bằng ngón tay. Khám phá bên trong chiếc bánh thì càng thú vị. 

Về miền Tây ăn bánh tằm ngũ sắc

Hơn 40 năm qua, ông Dương Hoàng Trung (68 tuổi, ngụ P.Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) vẫn luôn giữ hồn những chiếc bánh quê. Đặc biệt, bánh tằm se ngũ sắc do ông làm ra có hương vị rất riêng và đẹp mắt.

Ông Dương Hoàng Trung với hơn 40 năm làm bánh dân gian. DUY TÂN 

Ông Trung kể, từ năm 1970, ông đã thường phụ mẹ làm bánh dân gian, dần dần đam mê rồi quyết tâm theo nghề. Đến khi lấy vợ là bà Trương Thị Chiều (năm nay 63 tuổi) có cùng sở thích, năng khiếu nên hai vợ chồng cùng nhau giữ nghề cho đến nay. 

Thăm ngôi nhà vườn đặc sắc nhất xứ Huế

Sau một thời gian dài xuống cấp vì thiếu sự chăm sóc, nhà vườn An Hiên - ngôi nhà vườn mẫu mực của xứ Huế - đã được phục sinh và mở cửa đón du khách với vẻ đẹp sang trọng và tươi tắn.

Cổng vào nhà vườn An Hiên - Ảnh: MINH TỰ

Nhà vườn là một loại hình kiến trúc đặc trưng của xứ Huế, gồm ngôi nhà rường gỗ và khu vườn bao quanh, được thiết kế theo phong thủy với tả - hữu, tiền - hậu đều có vật phù trợ, che chắn. Ngoài ra, ngôi nhà và khu vườn ấy còn là tác phẩm nghệ thuật sắp đặt của chủ nhân, gọi là thú chơi vườn.

Chợ cá họp trước bình minh nơi làng chài Cửa Nhượng

Sáng sớm, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp phụ nữ í ới gọi nhau ngước biển Cồn Gò. Phiên chợ nơi làng chài chỉ kết thúc khi bình minh bắt đầu ló dạng.

Chợ cá nơi Cồn Gò, cửa Nhượng, biển Thiên Cầm, Hà Tĩnh lúc rạng đông - Ảnh: NAM TRẦN

Cách TP Hà Tĩnh hơn 20km là bãi biển Thiên Cầm đẹp hoang sơ nổi tiếng với hình dáng tựa cây đàn cầm. Đi biển Thiên Cầm mùa này, du khách chẳng thể nào bỏ qua cơ hội khám phá khu chợ cá độc đáo của làng chài nơi đây.

Men theo đường đê chắn sóng xã Cẩm Nhượng, bãi biển dài chừng 3km là đến khu vực chợ Cồn Gò. Trước mắt hiện lên như một bức tranh đầy màu sắc đậm đà của biển và sự sôi động của chợ cá này.

29 thg 5, 2019

Kỳ thú cồn cát ở Cửa Đại

Cách cửa biển Cửa Đại (TP.Hội An) khoảng 3,5km về hướng đông vừa trồi lên một cồn cát có hình thù rất đẹp, nằm chắn ngang đường ra vào cảng Cửa Đại.

Hình thù cồn cát nhìn từ trên cao. Ảnh: MINH HẢI

Cồn cát có chiều dài hơn 1km, chiều ngang khoảng 250m, chắn ngang đường ra vào cửa sông Thu Bồn và ra đảo Cù Lao Chàm. Giữa cồn có một hồ nước rộng khoảng 150m2, sâu khoảng 70cm. Nhiều ngư dân cho hay, lúc thủy triều dâng cao, cồn cát cao hơn mực nước biển khoảng 80cm; nếu thời tiết xấu, sóng biển dễ dàng tràn qua bao phủ hết cồn cát.

Làng trồng bí đao khổng lồ chuyển hướng làm du lịch cộng đồng

Vốn nổi tiếng từ lâu với sản phẩm bí đao khổng lồ, nhưng người dân làng Chánh Trạch 1 (Mỹ Thọ, Phù Mỹ, Bình Định) vẫn gặp khó khăn trong việc thu lợi nhuận từ sản phẩm độc đáo này. Hiện nay, một số gia đình đã có những chuyển đổi trong cách thức trồng, chăm sóc, chế biến để gắn việc gìn giữ giống bí đao khổng lồ với các tour du lịch cộng đồng. 

Anh Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Bình Long (bên phải) cùng tác giả thu hoạch bí đao khổng lồ từ vườn. Ảnh: TTXVN phát 

Tắm lá thuốc của người Dao - điểm nhấn du lịch Sìn Hồ

Đến cao nguyên Sìn Hồ, du khách được trải nghiệm cuộc sống của bà con vùng cao, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp và chưa thỏa khi bỏ qua trải nghiệm tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao tại thị trấn Sìn Hồ.

Cách thành phố Lai Châu khoảng 60km, dọc theo tỉnh lộ 129 cung đường quanh co, uốn khúc dần đưa du khách đến điểm dừng chân cuối - thị trấn Sìn Hồ có khí hậu quanh năm mát mẻ. Trong những năm gần đây, loại hình du lịch Homestay đang phát triển tại địa phương. Theo đó, du khách được trải nghiệm phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc và điểm nhấn là tắm lá thuốc của đồng bào dân tộc Dao. Đó là lí do nhiều người ví von lên Sìn Hồ mà chưa tắm lá thuốc thì coi là chưa đến. Vì vậy, rất nhiều du khách đều cố gắng một lần được ngâm mình trong thùng gỗ pơ mu với đầy ắp nước thuốc được đồng bào dân tộc Dao ở đây chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.

Từ trước đến nay, đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn Sìn Hồ coi tắm lá thuốc là phương pháp chữa bệnh bằng đông y, cách thu thập các loại lá cây rừng - nguyên liệu cho nồi nước thuốc được truyền loại qua nhiều đời. Được biết, nguyên liệu có từ 15 - 20 loại lá rừng, có thể kể đến cù anh đéng, cù tẩy hây, hoàng đìu nheo, lùng ngải… Hiện nay, trong vùng đồng bào dân tộc Dao ở thị trấn còn rất ít người biết các loại lá này. Do vậy, lấy đủ nguyên liệu bà con phải vào rừng sâu, đi mất cả ngày đường.

Bà Sánh chuẩn bị nguyên liệu nước tắm.

Lễ Tơ Mon của đồng bào Ba Na

Đồng bào dân tộc Ba Na xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, quê hương của anh hùng Núp đã tổ chức Lễ Tơ Mon hay Lễ kết nghĩa tại Làng Văn hóa – Du lịch các dận tộc Việt Nam. Sự kiện nằm trong hoạt động Tháng 5 “Hát về Người”.

Bao đời qua, người Ba Na kết nghĩa anh em, cha con, mẹ con hay kết nghĩa thành anh chị em với nhau vì nhiều lý do như để được thân mật hơn, hoặc để giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Lễ Tơ Mon là lễ mang đậm tính nhân văn cũng như phát huy tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn cũng như chia sẻ những niềm vui gia đình và cộng đồng.

Gia đình cha nuôi (mẹ nuôi) đón gia đình nhà con nuôi từ ngoài cổng làng. 

Không phai mờ giá trị văn hóa người Cờ Lao

Người Cờ Lao có nhiều nét văn hóa độc đáo riêng biệt. Trong xu thế hội nhập hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống vẫn luôn được các thế hệ người Cờ Lao gìn giữ và lưu truyền từ đời này qua đời khác, tạo nên một điểm nhấn riêng biệt trong “tấm thảm” văn hóa nhiều sắc màu của cộng đồng dân tộc anh em sinh sống nơi địa đầu cực Bắc của Tổ quốc.

Vẻ mộc mạc về nơi sống
Ở miền đá Hà Giang, cộng đồng dân tộc Cờ Lao là một trong những dân tộc rất ít người, sinh sống rải rác ở các huyện Hoàng Su Phì, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc. Đến các bản: Phìn Sư, Tà Chải, Khu Trù Sán, Túng Quá Lìn (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) có thể dễ dàng bắt gặp những bản làng người Cờ Lao nằm nép mình bên sườn đồi xen lẫn giữa những thửa ruộng bậc thang và những đồi chè xanh mướt dưới chân dải núi Tây Côn Lĩnh. 

Phụ nữ Cờ Lao thu hái chè Shan tuyết cổ thụ. 

Làng Mường đậm nét văn hóa thung lũng

Làng Mường được ôm trọn trong một vùng thung lũng núi đồi, ở đó cảnh sắc giao hòa đủ để quần tụ những mái nhà sàn khum khum hình mai rùa núp dưới bóng vườn cây, những lối mòn uốn lượn lên rừng xuống suối, xuống ruộng, lên nương và đi tới các Mường bản lân cận.

Nét văn hóa bản địa là đặc trưng
Làng Mường truyền thống thường được neo đậu ở những chân núi ven đồi, bìa rừng. Nơi ấy đất thoai thoải, không ở độ dốc cao cũng không là nơi quá bằng phẳng. Sự lựa chọn cư trú này tránh được nguy cơ lở đất, lũ ống lũ quét. Điều không thể thiếu ở làng Mường đó là có rừng phòng hộ, có nguồn sinh thủy gần nguồn nước, cận kề sông suối, hồ...

Chiêng đồng là biểu tượng uy quyền của các mường trong xứ Mường xưa. 

Bún ốc vỉa hè Hà Nội

Bún ốc từ lâu đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong thực đơn của người Hà Nội và các thực khách đến thăm Thủ đô. Khi thưởng thức món ăn này thực khách sẽ cảm nhận được độ thanh, ngọt của nước dùng với cà chua cùng với cái dai, giòn, sần sật của ốc. 

Món bún ốc ngon nhất là khi người ta hay dùng ốc bươu, một loại ốc có màu tím xanh óng ánh trên vỏ xà cừ để chế biến. Chất thịt ngon giòn, sần sật thêm chất sáp vàng bùi ngậy của ốc giúp thực khách càng ăn càng thấy ngon.

Còn đối với nồi nước dùng người ta sẽ xử dụng xương lợn hầm nhừ cùng với cà chua chưng. Nước dùng sẽ quyết định vị ngon ngọt của món bún ốc. Để thưởng thức món bún ốc nhất thiết người ăn không thể thiếu dấm bỗng, thứ gia vị mang vị chua thoang thoảng mùi rượu gạo vì nó là hương vị đặc trưng của Việt Nam và đã đi vào nỗi nhớ, niềm thương của biết bao người xa xứ. Có những gia đình dù đã định cư nước ngoài cả vài chục năm, có dịp về Hà Nội nhất định phải rủ nhau đi ăn bún ốc phố cổ. Ngồi xúm xít quanh bàn, ngắm chị bán hàng đôi tay như múa, bốc bún, chan nước, nêm gia vị… mà thấy trong lòng vui sướng.

Khám phá “làng cổ tích Hobbit” trên đỉnh Bạch Mã

Nếu đã xem bộ phim “Chúa tể của những chiếc nhẫn”, chắc chắn nhiều người sẽ ao ước được ghé thăm ngôi làng cổ tích Hobbit tuyệt đẹp ở New Zealand - nơi được sử dụng làm bối cảnh bộ phim. Giờ đây không cần phải đi đâu xa, chỉ cần đến Thừa Thiên - Huế bạn sẽ được trải nghiệm một ngôi làng như thế.


Nằm cách TP. Huế chừng 50km về phía Nam, Bạch Mã Village tọa lạc tại xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc) được mệnh danh xứ sở thần tiên The Hobbit phiên bản Việt.

28 thg 5, 2019

Hoa Phượng, đâu chỉ là mùa hè

Nhắc đến mùa hè, người ta nghĩ tới hoa phượng. Nhắc đến hoa phượng, người ta nghĩ tới... Hà Triều. Hà Triều - Hoa Phượng chắc là cặp soạn giả nổi tiếng nhứt của sân khấu cải lương miền Nam trước 1975 (và như vậy cũng tương đương với nhứt Việt Nam từ xưa tới nay).

Lúc hai ông bắt đầu nổi tiếng với vở tuồng cải lương Khi hoa anh đào nở (1957) thì tui vẫn chưa sinh ra đời. Thế nhưng ngay từ lúc còn nhỏ chưa biết đánh giá tuồng tích hay dở ra sao, tui đã mặc nhiên hiểu như vầy: tuồng cải lương nào ghi tên soạn giả Hà Triều - Hoa Phượng thì là tuồng cải lương hay - và ngược lại - tuồng cải lương nào hay thì chắc hẳn soạn giả phải là Hà Triều - Hoa Phượng. Điều này cũng dễ hiểu thôi, vì thời đó rất nhiều vở tuồng nổi tiếng mang tên hai ông, như: Khi hoa anh đào nở, Nửa đời hương phấn, Tấm lòng của biển, Mưa rừng, Thái hậu Dương Vân Nga, Tần nương thất, Đường gươm Nguyên Bá...

Quang cảnh Núi Sập, quê hương của soạn giả Hoa Phượng

Người bán “thuyền trăng Hàn Mặc Tử” giữa đời thật

Nhắc đến làng phong Quy Hòa, chắc chắn ai cũng sẽ nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử, bởi nơi đây ông đã sống những ngày tháng cuối đời cùng căn bệnh phong.


“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó. Có chở trăng về kịp tối nay”. Những tưởng hình ảnh thuyền trăng đầy thơ mộng chỉ có trong những câu thở của thi sĩ Hàn Mặc Tử.

Nhưng ở làng phong Quy Hòa (phường Ghềnh Ráng, TP.Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) – nơi thi sĩ sống những năm cuối đời, ngư dân Lê Văn Chín (51 tuổi) đã làm ra những chiếc “thuyền trăng Hàn Mặc Tử”, được những ngư dân Quy Hòa ưa chuộng, cũng khiến du khách trong và ngoài tỉnh khi đến Quy Hòa thích thú tìm hiểu.

Đón gió tinh khôi trên làng nổi ở Vũng Tàu

Cách TP HCM 90km, cách trung tâm thành phố tỉnh lỵ Bà Rịa Vũng Tàu vài cây số, dưới chân những cây cầu hiện đại, là những làng cá bè nổi trên sông nước. Bất kỳ ai và lần nào đi qua đây, người ta cũng đều phải thảng thốt nhìn ra bát ngát các ngôi nhà bé xíu mọc lên trên bè cá trải dài trên mặt nước mênh mông.

Như những miếng ghép hình xinh xẻo, làng nổi Gò Găng, rồi làng nuôi cá bớp trên sông Chà Và cứ miên man trải ra hút hết tầm mắt. Đảo Gò Găng ba mặt giáp sông, một mặt giáp biển, người dân hầu hết sống bằng nghề làm muối và đánh cá.

Ngược dòng... Bầu Giang

Bầu Giang là con sông nằm ở cửa ngõ phía nam của TP. Quảng Ngãi, giáp ranh với huyện Tư Nghĩa. Đây là con sông nhỏ, nhưng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vùng đất dọc hai bên bờ sông. 

Nhiều người cứ ngỡ sông Bầu Giang là dòng chảy tự nhiên, nhưng ít ai biết rằng, đây lại là một con sông đào...

Sông nhỏ, vai trò lớn 


Sông Bầu Giang chảy qua cầu Xóm Xiếc (Nghĩa Hành), chảy dọc theo phía bắc của xã Nghĩa Trung, thị trấn La Hà, xã Nghĩa Thương (Tư Nghĩa) và rìa phía nam của TP.Quảng Ngãi. Theo tư liệu nghiên cứu trong cuốn sách về Quảng Ngãi của tác giả Cao Chư, trong gia phả của dòng họ Bùi ở Ba La, khi guồng xe nước trên sông Trà Khúc chưa có, làng Ba La rất khô cằn.


Vào cuối thế kỷ XVII, ông tổ họ Bùi là ông Bùi Văn Đỗ từ Nghệ An di cư vào lập nghiệp ở vùng đất này. Về sau, con cháu của ông Bùi Văn Đỗ và con cháu họ Nguyễn ở cùng xã đã vận động nhân dân lên tận Bến Đỉnh (phía tây huyện Nghĩa Hành ngày nay), để đào kênh dẫn nước về.

Sông Bầu Giang có vai trò quan trọng với vùng đất nông nghiệp dọc ven sông. 

Độc đáo cổng nhà làm từ 2 cây duối cổ thụ ở Nghệ An

Nhờ sự kỳ công trong chăm sóc cắt tỉa, một gia đình ở xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn đã biến cây duối cảnh (hay còn gọi là cây giới) thành một chiếc cổng độc đáo. 

Từ đầu làng đã nhìn thấy chiếc cổng xanh độc đáo của nhà anh Nguyễn Xuân Ngọc (31 tuổi) ở xóm 6, xã Nam Lĩnh. 

Nhà thờ 'ông tổ truyền nghề nuôi tằm, dệt vải' xứ Nghệ

Nhà thờ họ Nguyễn Văn được xây dựng năm 1849 dưới triều Vua Tự Đức, nằm ở trung tâm vùng Rí Châu - nơi cụ thủy tổ dòng họ Nguyễn Văn từ Bắc vào khai khẩn đất hoang, lập nên làng Dinh Chu ở tổng Thuần Trung, huyện Lương Sơn, nay là xã Thuận Sơn (Đô Lương). Thủy tổ Nguyễn Văn Mận được xem là người truyền nghề nuôi tằm, dệt vải ở xứ Nghệ. 

Theo gia phả của dòng họ Nguyễn Văn, sinh thời thủy tổ Nguyễn Văn Mận chính là người có công khai khẩn đất 2 bên bờ sông Lam, đi đến đâu ông cũng truyền dạy cho bà con nhân dân cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Suốt 27 năm ròng rã, từ năm 1470 - 1497 (niên hiệu Hồng Đức), dấu chân ông dường như rải bước dọc khắp 2 bên bờ sông Lam. Từ một dòng sông với bãi bồi cát trắng hoang vu, ông đã góp nhiều công sức để dạy bà con trồng dâu, biến 2 bên dòng sông trở thành những bãi dâu trải dài xanh ngút ngát. Người dân suy tôn ông chính là người đã đem lại nhiều lợi lộc cho bà con từ nghề trồng dâu nuôi tằm, canh cửi tơ lụa.

Mặt trước nhà thờ họ Nguyễn Văn với hình tượng hổ chắn giữa lối đi. Ảnh: Ngọc Phương 

23 thg 5, 2019

Dân dã bánh nếp xứ Quảng

Dân dã, bình dị, bánh nếp là một trong những món ăn đặc trưng của xứ Quảng. 

Bánh nếp xứ Quảng. Ảnh: Văn Hoàng 

Bánh nếp có hai lớp, chất liệu chính làm nên lớp vỏ bên ngoài là gạo nếp trồng trên đồng đất phù sa phì nhiêu vừa thơm vừa dẻo. Sau mỗi vụ gặt, người ta chọn nếp được thu hoạch trên thửa ruộng có hạt tròn, mẩy để dành mang đi xay lấy bột làm bánh nếp. Lớp nhân bên trong hoàn toàn không phải thịt hay trứng, tôm hay tép mà chỉ là đậu xanh - loại đậu có hạt nhỏ, thơm, không bị lép. 

Cháo lòng An Thổ

Tôi nhớ thời xưa, Tam Kỳ (Quảng Nam) nức danh món cháo lòng An Thổ ở khu vực nửa quê nửa phố thuộc phường Hòa Hương. Cháo lòng An Thổ không chỉ ngon mà còn “bình dân” đúng nghĩa về phong cách phục vụ, chỗ ngồi và giá. 

QUANG VIÊN 

Đứng giữa làng rau Trà Quế, thấy cuộc đời luôn là sớm mai

Đặt chân vào làng rau Trà Quế, những hoài niệm thôn quê ùa về. Nhịp sống của làng nhỏ bên phố Hội có nét riêng, tưởng chừng như làng là một ốc đảo rất xa phố thị.

Làng rau Trà Quế thuộc thôn Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), nằm giữa phố nhưng nếp quê hầu như còn nguyên vẹn.

Đứng giữa làng rau, những ai sống ở phố nhưng có xuất thân từ những miền quê xa không khỏi bồi hồi nhớ. Nhớ cái cảnh sáng sớm khi gà gáy ran gọi nông dân ra đồng. Nhớ cái cảnh bác Ba, chú Tư vừa cuốc đất ở thửa ruộng bên đường, thấy ai đi ngang qua thì dừng vài nhịp thăm hỏi nhau hay nói vài câu tào lao xí đế chòng ghẹo….

Trong không gian không quá rộng lớn Trà Quế, hơi thở của nông thôn còn mát rượi trên mỗi luống rau.

Làng có khoảng 200 hộ trồng rau xen canh trên diện tích khoảng 40ha - Ảnh: MAI VINH

Hai ngày chinh phục đỉnh Ky Quan San cao 3.046 m ở Lào Cai

Con đường độc đạo lên đỉnh núi đi qua những con suối, vách đá cheo leo và cả rừng hoa mọc dại giữa tháng 5. 

Dãy Ky Quan San hay Bạch Mộc Lương Tử có đỉnh núi được cho là cao thứ 4 Việt Nam. Đây đồng thời là ranh giới tự nhiên phân chia hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Du khách có thể lựa chọn khởi hành từ một trong hai địa phương này, nhưng phổ biến nhất là cung xuất phát từ xã Sàng Ma Sáo, Bát Xát, Lào Cai. 

Khu di tích lịch sử Tây Tiến mở cửa miễn phí phục vụ du khách

Nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, lịch sử vẻ vang - anh hùng của dân tộc và xây dựng một điểm đến đẹp, thân thiện, ý nghĩa tại Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu, từ ngày 1/6, di tích lịch sử Quốc gia - địa điểm lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La sẽ mở cửa tham quan miễn phí đối với tất cả du khách. 

Cách đây hơn 70 năm, năm 1947, Trung đoàn Tây Tiến ra đời. Sau đó, Trung đoàn đổi tên là Trung đoàn 52 Tây Tiến. Đến nay, những chiến công oanh liệt của Trung đoàn còn vang mãi, gắn liền với lịch sử hào hùng của mặt trận Tây Bắc và liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần tô thắm truyền thống anh hùng, quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như mối tình hữu nghị Việt Nam - Lào.

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu vào năm 2006 và được trùng tu, tôn tạo vào tháng 3/2015, khánh thành ngày 20/8/2016. Năm 2017, Bộ VHTT&DL đã ban hành Quyết định công nhận Di tích lịch sử - Địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. 

Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm Trung đoàn Tây Tiến (Trung đoàn 52) được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. 

Nét chấm phá độc đáo ở Long Xuyên

Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, An Giang nói chung và Long Xuyên nói riêng có nhiều công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của người Pháp, do thời gian dài bị đặt dưới ách thống trị của chế độ thực dân. Hòa vào dòng chảy lịch sử, những công trình ấy giờ trở thành nét chấm phá độc đáo, kết nối quá khứ và hiện tại, phương Tây và phương Đông.

Theo ThS Phạm Văn Thành (Trường Đại học An Giang), dấu ấn kiến trúc văn hóa tôn giáo của thực dân Pháp trên địa bàn TP. Long Xuyên trong thời kỳ Pháp thuộc chính là Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên (đường Bùi Văn Danh). Nhà thờ được xây dựng năm 1903, với thiết kế khá đơn giản, mang dáng dấp phong cách kiến trúc hiện đại (Romance). Tuy nhiên, do nhà thờ nhỏ, đến năm 1958, Cha sở Piô Nguyễn Hữu Mỹ đã khởi công xây cất nhằm mở rộng khuôn viên nhà thờ (gọi là Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên mới), tọa lạc đường Nguyễn Huệ, đứng quay mặt về công viên. Điểm nhấn của công trình này là tháp chuông cao 55m có thánh giá trên đầu, hình khối dày dặn vươn thẳng, đường nét đơn giản, tạo nên một kiến trúc hiện đại, chắc khỏe. Nhà thờ có sự pha trộn một cách hài hòa theo kiểu kiến trúc Art Deco và Gothique ở những cửa ra vào.

21 thg 5, 2019

Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh

Đường xưa lối cũ
Có bóng tre
Bóng tre che thôn nghèo...

Bước qua cổng Làng tre Phú An, bạn sẽ đi vào một con đường rợp bóng tre. Nếu bạn là người từ lâu xa quê hương, và lúc ấy nước mắt chợt rưng rưng nhớ đến những lời ca tha thiết của bài Đường xưa lối cũ như trên, thì hãy cứ để lòng mình tuôn trào cảm xúc vì có mấy khi bạn được ôm ấp bên lũy tre xanh làng quê như vậy đâu!


Chùa Từ Hiếu - Cổ tự độc đáo bậc nhất xứ Huế

Chùa Từ Hiếu (đường Lê Ngô Cát, TP. Huế) được nhiều du khách gần xa biết đến vì lịch sử lâu đời, nguồn gốc tên gọi, những ngôi mộ dành cho thái giám... Những ngày gần đây, đông đảo khách thập phương tìm hiểu, tìm về vì hiện nay, chùa là nơi tịnh dưỡng của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ đây cho đến cuối đời.

Chánh điện chùa Từ HIếu. Ảnh: PĐ.

Hồ Rào Quán, điểm đến của những ngày hè

Đêm chỉ còn nghe tiếng côn trùng và tiếng cá quẩy ngoài xa. Những vì sao rụng về phía trời để lại chút hào quang dưới đáy hồ đầy thi vị. Thi thoảng xuất hiện chiếc thuyền đánh cá của cư dân sống quanh lòng hồ. Một điểm sáng mơ hồ như nhìn những chiếc thuyền đánh cá ngoài biển khơi. Cái gì biển có là lòng hồ này có, kể cả những câu chuyện đầy huyền thoại mà ông Lợi đã kể cho nghe về lòng hồ này.

Tham quan lòng hồ Rào Quán là lựa chọn của các bạn trẻ. Ảnh: Kiều Duẩn 

Để trốn cái nắng và nóng như… “đứng trước họng của máy sấy”, du khách thường về biển Cửa Việt, Cửa Tùng… để “giải nhiệt”. Nhưng có một chốn bình yên hơn mà du khách gần đây thường chọn. Đó là tham quan, cắm trại ở lòng hồ Rào Quán (Thủy điện Rào Quán, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Khám phá Hang Mũi Trâu

Nhìn từ xa, các sườn núi của hang Mũi Trâu thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) như con trâu ngụp đầu xuống uống nước. Sóng biển đục dũa khá ngoạn mục, hang nối hang, vòm hang rộng, cửa hang mở hướng ra biển và cửa sông.

Vẻ đẹp hang sơ của hang Mũi Trâu thuộc xã Tiến Thủy, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). 

Lôi cuốn ngay từ cái nhìn đầu tiên với khoảng cách xa xa, mờ mờ bởi không gian địa lý. Thế nhưng, khi khoảng cách ấy dần được rút ngắn, tận mắt chiêm ngưỡng quả thật một sự lôi cuốn kỳ lạ. Du khách sẽ phải trầm trồ với vẻ đẹp kỳ diệu toát lên từ miệng hang với vòm hang rộng được sóng biển mài giũa qua từng năm tháng.

Phiên chợ bán những sản vật độc đáo ở miền núi Đakrông

Chợ chủ yếu bán các sản vật do người đồng bào thiểu số Vân Kiều, Pa Cô trồng hoặc hái lượm ở rừng. Đến chợ, tuyệt nhiên người bán không nói thách và người mua không trả giá. Phiên chợ này nằm trong khuôn khổ lễ hội Văn hóa - thể thao, du lịch các dân tộc huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) lần thứ 2 năm 2019 (diễn ra từ 18-19.5.2019)

Đọt cây mây rừng, một sản vật của núi rừng Đakrông được nhiều du khách chọn mua tại phiên chợ vùng cao. Ảnh: Hưng Thơ.

Khỉ làm rối du lịch sinh thái Cần Giờ

Lâu lắm chúng tôi mới trở lại Cần Giờ. Đường đi rộng hơn, thênh thang hơn, đẹp hơn. Hút hồn nhất là dòng sông nước mặn trải dài mênh mang nắng giữa hai bờ đước chắc khoẻ xanh rì. Hành trình trước tiên của chuyến đi thực tế, tất nhiên là ghé thăm bọn khỉ. 

Khỉ thân thiện với người 

Bao nhiêu năm rồi, bọn khỉ vẫn vậy. Vẫn an yên sống giữa ngàn đước êm đềm mênh mang nước mặn. Con cháu chúng bạt ngàn trên những ngàn cây nội cỏ. Chúng đu lúc lỉu trên ngọn cây cao vời vợi, mắt trong veo xanh lè. Hỏi bầy đàn trên đảo bao nhiêu con. Anh Hùng, nhân viên của đảo bảo, ước hơn ngàn con. Ừ, ngàn con.

Lễ hội cầu an của người Ba Na

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời xưa của người Ba Na (nhánh Rơ Ngao). Đây là một trong những lễ hội đặc sắc liên quan đến cộng đồng làng, nhằm cầu mong cho dân làng ấm no, hạnh phúc...

Lễ hội cầu an, theo tiếng Ba Na (nhánh Rơ Ngao) gọi là Puh hơ drĭ. Ở đây từ “puh” nghĩa là “xua đuổi”, “hơ drĭ” mang ý nghĩa là “mọi tà ma”, “dịch bệnh”, “sự dơ bẩn”, “cầu mong bình an"… Puh hơ drĭ là xua đuổi mọi tà ma, dịch bệnh, điều xấu ra khỏi dân làng để cầu mong cho dân làng quanh năm được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc, đoàn kết một lòng…

Ông A Thút (62 tuổi) - Nghệ nhân ưu tú, Đội trưởng đội nghệ thuật cồng chiêng làng Đăk Wơk (xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy) cho biết: Lễ hội cầu an được tổ chức sau khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy. Tùy vào điều kiện kinh tế của dân làng mà cúng cho Yàng những lễ vật hiến sinh cho phù hợp, có thể là con trâu hay con bò, heo, dê, gà.

Trước khi tổ chức Lễ hội cầu an, dân làng tiến hành phát dọn đường đi sạch sẽ, sửa sang nhà rông, bến nước, dọn vệ sinh sạch sẽ trong thôn làng, đóng góp của cải vật chất để sắm vật hiến sinh cúng Yàng, chế tác các đạo cụ như mặt nạ người và trang phục con thú dữ, hình nộm của con chim phượng hoàng…

20 thg 5, 2019

Tre xanh xanh tự bao giờ

Tôi đến Làng tre Phú An 2 lần, cách nhau đúng 10 năm. Lần thứ nhất vào tháng 8/2008, khi khu du lịch sinh thái làng tre Phú An mới chính thức mở cửa và phục vụ du khách được 4 tháng. Lần thứ hai vào ngày cuối cùng của năm 2018.

Lý do thôi thúc tôi đến Làng tre Phú An lần đầu là bởi câu chuyện có phần như... cổ tích của người lập ra nó: Tiến sĩ Diệp thị Mỹ Hạnh. Đáng tiếc là cả 2 lần đến đây tôi đều không có dịp gặp người phụ nữ đáng kính này.



Vàng ươm, giòn rụm với bánh căn Đà Nẵng

Trong vô vàn các món ăn dân dã của miền Trung, bánh căn luôn là món ăn hấp dẫn đủ để "gây nghiện" cho người dân địa phương và cả những ai khi đến Đà Nẵng. Cũng là những chiếc bánh nhỏ được làm từ bột gạo, có hình tròn, song, so với bánh cùng loại ở Nha Trang và Đà Lạt thì bánh căn Đà Nẵng có một nét riêng khác biệt từ cách ăn cho đến hình thức. 

Bánh căn Đà Nẵng với màu vàng ươm và độ giòn đặc trưng. 

Ngày trước, ở Đà Nẵng, phải đến mùa lạnh, người ta mới bán bánh căn vì món ăn này khá nóng. Tuy nhiên, những năm gần đây, nhằm phục vụ nhu cầu của thực khách, đa phần các quán bánh căn ở Đà Nẵng bán quanh năm và thường bán vào chiều tối.

Thơm ngon món cá nục hấp

Mùa hè đến, cứ cuối tuần mẹ tôi lại gọi điện thoại vào lúc sáng sớm: “Về quê không con?”. Lần nào về quê, mẹ và tôi cũng mua vài ký cá nục mang về, để chế biến món cá nục hấp.

Quê tôi là một xã nằm sát biển, từ thành phố chỉ mất khoảng 20 phút xe máy là về đến. Mùa này là mùa cá nục, những chú cá nục bé thuôn thuôn to cỡ 2 ngón tay, hoặc cá nục bông với những đốm trắng ở vùng bụng to tròn tươi cong, lấp lánh ánh xanh được chất đầy trong giỏ đan, xếp hàng trên cảng chờ người đến mang đi khắp các chợ trong tỉnh. Là những người đầu tiên chọn mua những giỏ cá còn mặn nồng mùi biển thì không còn gì thích bằng.

Món cá nục hấp. 

Quán Láng - sông Bàu Ráng, xưa và nay

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi tầm 4 cây số trên tỉnh lộ Quảng Ngãi – Thu Xà có một ngã tư nơi giao nhau với đường cắt ngang liên huyện Phú Thọ - Tư Nghĩa, đó là ngã tư Quán Láng. Cách không xa về phía nam trên tuyến đường liên huyện ấy có sông Bàu Ráng. Cả hai địa danh trải qua bao thay đổi ghi lại sự phát triển của một vùng quê đầy khởi sắc.

Nửa cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, phía đông của trung tâm tỉnh lỵ Quảng Ngãi có hai nơi thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển, đó là Thu Xà (Nghĩa Hòa - Tư Nghĩa) và Phú Thọ (Nghĩa Phú - TP.Quảng Ngãi ngày nay). Ngã tư Quán Láng nằm khoảng giữa tuyến Tỉnh lộ Quảng Ngãi - Thu Xà và tuyến liên xã, nay là liên huyện Phú Thọ - Trung tâm Hành chính huyện Tư Nghĩa. Cho nên nơi đây có vị trí giao thương thuận lợi với các vùng nông thôn lân cận.

Theo người dân địa phương, thì tên Quán Láng có gốc từ vợ chồng ông Láng làm quán bán bánh bèo, một loại bánh làm từ bột gạo xay đổ vào chén, hấp chín, ăn với nhân gồm hỗn hợp thịt, tôm băm, mỡ...

Chuyện bên ngôi nhà hơn trăm năm tuổi

Di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Chí và nhà thờ họ Nguyễn nằm bên bờ nam sông Vệ, thuộc thôn Nghĩa Lập, xã Đức Hiệp (Mộ Đức), được xây dựng đã hơn trăm năm. Đây là nơi không chỉ lưu lại kiến trúc văn hóa cổ xưa, ghi dấu về một dòng họ có truyền thống yêu nước, đức độ, mà còn là nơi sinh thân mẫu của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Ngôi nhà đi cùng lịch sử 


Nhà thờ họ Nguyễn và di tích lịch sử nhà ông Nguyễn Chí nằm cạnh nhau bên những hàng cau xanh mướt. Từ cổng ngõ, tường rào đến ngôi nhà đều chạm trổ công phu. Phía trên cổng ngõ có khắc chữ nho, trong nhà có bức hoành phi câu đối mang ý nghĩa giáo dục con cháu tưởng nhớ về cội nguồn, ước mong dòng họ phồn thịnh và con cháu thảo hiền...

Ông Nguyễn Ngô (83 tuổi), cháu đích tôn của họ Nguyễn, kể: Từ nhỏ tôi đã nghe cha nói rõ về lai lịch của ngôi nhà. Nó được tạo dựng vào năm Mậu Tuất (1890) từ đôi tay của ông cố Nguyễn Thiện để thờ thủy tổ dòng họ Nguyễn. Ngày đó, để tạo dựng được ngôi nhà rường truyền thống, chạm khắc tinh xảo phải mất cả năm trời. Trải qua hàng trăm năm, ngôi nhà tuy đã được trùng tu, nhưng vẫn giữ được nét độc đáo cổ xưa.

Ngôi nhà treo nhiều bức ảnh về những lần Bác Phạm Văn Đồng về thăm quê ngoại. 

Khung cảnh huyền ảo như phim điện ảnh ở bãi nuôi ngao Quỳnh Lưu

Bầu trời hoàng hôn rực rỡ sắc hồng xanh nổi bật trên bãi cát nuôi ngao ở Quỳnh Long (Quỳnh Lưu) tạo nên bức tranh huyền ảo tựa như được cắt ra từ những bộ phim nghệ thuật.

Quỳnh Long mà một trong những địa phương có diện tích bãi nuôi ngao lớn nhất Quỳnh Lưu. Ảnh: Hồ Long 

Chiêm ngưỡng ngôi đền 600 năm tuổi thờ 8 vị Vua triều Trần

Đền An Sinh là ngôi điện thờ An Sinh Vương Trần Liễu và 8 vị tiên đế triều Trần . Đền được xây dựng trên một địa thế đẹp có non bình, thủy tụ, là trung tâm của cả Khu di tích nhà Trần tại Đông Triều (Quảng Ninh).


Đền An Sinh (xưa kia còn gọi là điện An Sinh) tọa lạc trên một đồi đất thoai thoải giữa vùng địa linh ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều (Quảng Ninh). Đền được xây dựng vào thời Trần năm 1381. Ban đầu, đây là nơi thờ ngũ vị Hoàng đế nhà Trần: Anh Tông Hoàng đế, Minh Tông Hoàng đế, Dụ Tông Hoàng đế, Nghệ Tông Hoàng đế và Khâm Minh Thánh Vũ Hiển Đạo An Sinh Hoàng đế.

Khèn - biểu tượng văn hóa của người Mông

Vừa là nhạc cụ, vừa là đạo cụ, khèn của người Mông cũng vừa là nhạc khí thiêng kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh nhưng cũng là phương tiện kết nối cộng đồng, chia sẻ tâm tư tình cảm, giúp chủ thể văn hóa thăng hoa với tinh thần lạc quan yêu đời.

Từ trong truyền thuyết
Trong truyền thuyết truyền miệng của người Mông, nguồn gốc chiếc khèn được kể về một gia đình có 6 người con, ai cũng hát hay, sáo giỏi. Tiếng sáo của 6 anh em lại rời rạc khi không khi thổi cùng nhau. Khi cùng nhau thổi, tiếng sáo cất như vi vút như cây rừng gặp gió, véo von như chim trên cành và rì rào như suối reo, ào ạt như thác đổ. Đến khi họ đều có gia đình, những lúc không hợp đủ cả 6 người, tiếng sáo trở nên rời rạc, lạc điệu. Họ đã bàn nhau chế tác ra thứ nhạc cụ hợp nhất nhiều thứ. Người anh cả nghĩ ra cái bầu, anh thứ hai nghĩ ra ống thổi dài, 4 người còn lại nghĩ ra những ống thổi tiếp theo. Tất cả là 6 ống, thay cho 6 anh em. Lạ thay, thứ nhạc cụ lạ lùng ấy khi hoàn thiện, thổi lên tạo ra nhiều tầng âm thanh có sức quyến rũ kỳ lạ… Đó là chiếc khèn Mông ngày nay.

Diễn tấu khèn Mông. 

Độc đáo bánh cay Sài Gòn

Quà vặt ở Sài Gòn không thiếu nhưng bánh cay vẫn luôn là món ăn đậm đà được lòng thực khách. Không chỉ bởi vị cay và sự giòn tan, vàng rộm trong miệng khi thưởng thức, bánh cay còn được chọn làm món phụ khi gia đình mở tiệc chiêu đãi bạn bè vì cách chế biến dễ dàng và thành phẩm cực kỳ bắt mắt người nhìn.

Ở nhiều góc đường tại Sài Gòn như Trần Quốc Thảo, chợ Bà Chiểu… không khó để bắt gặp hình ảnh của các cô chú bán hàng một tay vừa nặn bánh, tay kia rảnh một chút là thoăn thoắt đảo bánh cay thơm lừng trong chảo dầu nóng bỏng.

Ăn bánh cay đến hai đĩa một cách ngon lành trong một lúc là chuyện rất bình thường của bất cứ cô cậu học trò nào sau mỗi buổi tan trường. Các bạn vừa ăn bánh, vừa rôm rả cười nói không ngớt bên cạnh những gánh hàng ăn vặt dậy mùi thơm không biết từ bao giờ đã trở thành kỷ niệm không thể quên trong ký ức thời học sinh Sài Thành.

16 thg 5, 2019

Trên dòng sông Hậu

Là một trong những chợ nổi lớn nhất và lâu đời nhất vùng Tây Nam Bộ, chợ nổi Cái Răng chính là điểm nhấn ấn tượng nhất đối với du khách khi xuôi dòng Hậu Giang khám phá đời sống người dân miền sông nước phương Nam.

Đến với Cần Thơ, du khách không thể bỏ qua hành trình du lịch khám phá dòng Hậu Giang vì từ lâu đây đã là một trải nghiệm nổi tiếng của vùng đất này. Chúng tôi lựa chọn chợ nổi Cái Răng là địa điểm khám phá đầu tiên cho hành trình xuôi dòng Hậu Giang. Từ 5 giờ sáng, chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên sông Hậu đưa chúng tôi đến chợ. Có điều đặc biệt là chợ nổi Cái Răng chỉ họp từ 5-7 giờ sáng hàng ngày. Các thương lái thu mua hoa quả từ các miệt vườn quanh vùng rồi về đây tập trung lại thành một khu chợ nhộn nhịp ngay trên mặt sông.

Đến đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những gian hàng di động ngay trên sông Hậu. Tiến vào trung tâm khu chợ nổi du khách sẽ bắt gặp rất đông du khách nước ngoài cùng tới đây hòa mình vào cuộc sống văn hóa sông nước của người dân nơi đây. Nhưng trước khi đi mua sắm những loại hoa quả tươi ngon đầy ắp ghe thì du khách đừng quên thưởng thức những tô bún giò nóng hổi. 

Dòng sông Hậu chảy qua Tp. Cần Thơ với tổng chiều dài là 65 km, đã tạo cho vùng đất này một nét văn hóa đặc sắc vùng sông nước phương Nam. Ảnh: Tất Sơn

Biệt thự cổ rộng 3000 m2 của đại gia Nam Định

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi biệt thự cổ nằm bên dòng sông Hoành chảy qua xã Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định) được xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Sau gần 100 năm, lớp bụi thời gian đã phủ lên biệt thự màu áo cũ.

Ngôi làng cổ 200 năm tuổi ở Hưng Yên

Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.

Chạy thẳng con đường hai bên là cánh đồng lúa bát ngát, du khách sẽ gặp cổng làng Nôm.

Chiêm ngưỡng những cây di sản Việt Nam ở Côn Đảo

Đến Côn Đảo, ngoài tham quan một số di tích như hệ thống nhà tù Côn Đảo, cầu tàu 914, sân bay Cỏ Ống, nghĩa trang Hàng Dương, nghĩa trang Hàng Keo,… du khách cũng không thể bỏ qua việc chiêm ngưỡng những cây cổ thụ ở đây như cây bàng, bằng lăng, thị rừng,… là những cây đã được vinh danh là cây di sản Việt Nam. 

Trong số những cây được vinh danh là cây di sản Việt Nam thì nhiều nhất là cây bàng. Theo giới thiệu, ở Côn Đảo có 53 cây bàng được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam.

Cụ thể, trên đường Tôn Đức Thắng có 19 cây, trên đường Lê Duẩn có 11 cây, Di tích trại Phú Hải (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 8 cây, Di tích trại Phú Sơn (thuộc hệ thống Nhà tù Côn Đảo) có 7 cây, Di tích Nhà Chúa Đảo có 8 cây. 

Quảng Nam: Khám phá suối “Lỡm ngỡm” thượng nguồn núi Chúa

Cách QL1A huyện Núi Thành về phía Tây trên 25km, khu vực suối “Lỡm ngỡm” gần thượng nguồn núi Chúa thuộc địa phận xã Tam Trà, là điểm du lịch thiên nhiên hoang dã hấp dẫn đối với du khách tìm hiểu, khám phá, trãi nghiệm. 

Suối “Lỡm ngỡm” là theo cách gọi của người dân địa phương xã Tam Trà với phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều cây cối mát mẻ bên cạnh dòng suối chảy róc rách đang trở thành địa điểm lý tưởng của giới trẻ khi thực hiện những chuyến vui chơi, dã ngoại vào dịp cuối tuần và nghỉ lễ. 

Con đường từ thôn 4 xã Tam Trà men theo dòng sông để lên suối, thoảng trong gió, xen lẫn với mùi ngai ngái của lá rừng tươi non, là hương thơm dịu dàng của loài hoa dại nào đó. Rừng ở đây cũng còn nguyên vẻ ban sơ, um tùm 

Thông Tây Hội, ngôi đình 300 tuổi trầm mặc ở Sài Gòn

Trải qua hơn 300 năm, ngôi đình Thông Tây Hội vẫn còn giữ nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, nằm trên đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TPHCM là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Trước đây, công trình chỉ được xây dựng bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Trước năm 1944, đình có tên Hạnh Thông Tây, là tên 1 làng hình thành sớm trên đất Gia Định. Khi làng sáp nhập với làng An Hội thì đổi tên thành Thông Tây Hội và được giữ đến nay.

Đình tòa lạc trên khu đất rộng khoảng 1.500 m2, quay về hướng Đông, cổng xây theo kiểu tam quan. Đình bao gồm các không gian chính như võ ca, chánh điện, nhà hội sở...


Phía cổng chính đình là bức bình phong thờ thần Hổ, hình tượng phổ biến trong đời sống dân gian của người Việt. Hổ biểu tượng của sự dũng mãnh, uy linh và có khả năng trấn giữ cửa ải.

14 thg 5, 2019

Độc đáo phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc

Sáng chủ nhật hàng tuần, người dân khắp vùng lại nô nức đổ về Bắc Hà (Lào Cai) để tham dự phiên chợ trâu lớn nhất Tây Bắc. Chợ họp trên khu đất rộng cả nghìn mét vuông “ken đặc” trâu. Cảnh người mua, kẻ bán diễn ra tấp nập từ sáng sớm cho đến lúc chiều tà. 

Chợ trâu Bắc Hà 

Chợ trâu Bắc Hà (Lào Cai) nổi tiếng và là phiên chợ trâu lớn nhất vùng Tây Bắc. Chợ họp vào sáng chủ nhật hàng tuần và kết thúc chiều cùng ngày. 

“Cây đa di sản” hơn 300 tuổi có chu vi lớn nhất Việt Nam

Cây đa ở đền Thượng, thành phố Lào Cai có tuổi đời trên 300 năm, chu vi 44m, cao hơn 36m được công nhận là “Cây di sản Việt Nam”. Đây là cây di sản có chu vi toàn bộ thân cây lớn nhất Việt Nam.

Đền Thượng nằm ở phường Lào Cai, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Nơi đây thờ Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương - Trần Quốc Tuấn, người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ bờ cõi non sông đất nước.

Ngắm đàn "bạch mã" gặm cỏ trong vườn đào đẹp như tranh ở Khánh Hòa

Đó là đàn ngựa trắng, mắt đỏ "độc nhất vô nhị" đang sinh sống ở bên thác Yang Bay thuộc huyện miền núi Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. 

Không gian thác Yang Bay từ lâu được biết đến là nơi lý tưởng với phong cảnh sơn thủy hữu tình. Ở đây có thác nước chảy quanh năm, trắng xóa, tinh khiết.

Ngoài ra, khi đến đây du khách còn được tận thấy đàn ngựa trắng 15 con sống dưới vườn hoa anh đào. Ngựa ở đây có đặc điểm là lông trắng, mắt đỏ, được cho là một giống ngựa quý hiếm. Đàn ngựa cũng sinh sản dần qua từng năm, đến nay con lớn tuổi nhất là hơn 15 năm tuổi.

Khi đến đây, du khách được chứng kiến một khung cảnh hết sức thanh bình, thơ mộng. Đàn ngựa thong thả gặm cỏ dưới ánh bình minh hoặc hoàng hôn.

Đàn ngựa được phân công cho người chuyên trách để chăm sóc chu đáo, cho ăn hàng ngày.

13 thg 5, 2019

Cho tôi xin em như gối mộng

Mộng, có nhiều mộng

Trong tiếng Việt, mộng có nhiều nghĩa. Cái nghĩa thường dùng và cũng nên thơ nhất là chữ mộng trong mộng mơ, nó được vận dụng vô trong quá trời thơ, văn, nhạc... 

Ít thơ mộng hơn, mộng là cái mầm mới nhú từ hột, như trong mọc mộng (tương tự nẩy mầm)


Khô khốc theo nghĩa kỹ thuật, mộng là một bộ phận lồi để gắn chặt vào bộ phận lõm, kiểu như mấy ông thợ mộc làm mộng gỗ.

Đáng sợ là mộng trong đau mắt nổi mộng.

Nghĩa cuối cùng thì mâu thuẫn hoàn toàn với nghĩa nên thơ ở trên kia, mộng nghĩa là to béo. Thử so sánh Người tình trong mộng với Người tình bò mộng coi! 

Bí ẩn những căn hầm dưới nền biệt thự cổ ở Hà Nam

Những căn hầm dưới nền nhà các biệt thự ở làng Nha Xá (Hà Nam) tồn tại gần 100 năm qua. 

Cách Hà Nội khoảng 50 km, làng Nha Xá (Duy Tiên, Hà Nam) nổi tiếng với nhiều biệt thự mang kiến trúc Pháp có tuổi đời gần 100 năm. Ngôi làng rợp bóng cây xanh xen lẫn nét cổ kính, nhuốm màu thời gian.

Theo nhiều người lớn tuổi sinh ra và lớn lên ở đây, những năm đầu thế kỷ 20 dân làng có cuộc sống khấm khá, phát đạt nhờ nghề dệt lụa và thương mại.

Các sản phẩm vải lụa được thương lái từ TP.HCM ra mua hoặc xuất sang nước ngoài. Nhiều thương nhân của làng còn mở đại lý kinh doanh khắp các tỉnh thành lớn.

Trong bối cảnh đó, hàng chục ngôi nhà, biệt thự khang trang mọc lên. Đến nay, cả làng còn hơn 20 ngôi nhà cổ. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chúng vẫn giữ được nét đẹp vốn có.


Những căn biệt thự mang dáng dấp kiến trúc Pháp ở làng Nha Xá.

Sản phẩm khô cá chỉ vàng nơi phố biển Rạch Giá

Cá chỉ vàng, hay còn được gọi là cá ngân chỉ được khai thác quanh năm trên vùng biển Kiên Giang. Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để người dân vùng đất biển này phát triển nghề làm khô cá ngân chỉ, xuất bán ra thị trường.

Khung cảnh nghề làm khô cá ngân chỉ tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang 

Bánh Cóng miền Tây – Đi xa là nhớ, đi về là ăn

Bánh Cóng là món ngon nổi tiếng của Sóc Trăng, là đặc sản của người Khmer Nam Bộ được rất nhiều người Sài Gòn ưa chuộng. Chỉ đơn giản là bánh được đổ trong những chiếc cóng nên bánh có tên gọi là bánh Cóng.


Bánh ban đầu có tên là bánh Sển hoặc Sài Cá Nại (là tiếng Khmer), tuy nhiên vì tên không dễ nhớ nên được gọi là bánh Cóng cũng là để chỉ hình thức bánh được đổ vào Cóng. Tên bánh ngồ ngộ mà dụng cụ làm bánh – chiếc Cóng cũng ngộ không kém. Chiếc Cóng có dáng tựa như phin cà phê có tay cầm dài như vá múc canh để cầm cho người chiên bánh đỡ nóng.

Lên Gia Lai, không thể không ghé Ch'Rao

Gia Lai không chỉ nổi tiếng về khu di tích Biển Hồ, thác Mơ, thác Phú Cường, các đồi chè thẳng tắp, xanh mướt... mà du khách cũng khó cưỡng với ẩm thực phong phú ở đây.

Nhà hàng Ch'Rao với những căn nhà sàn mang dấu ấn bản địa người Tây Nguyên. 

Gia Lai nổi tiếng với phở hai tô, cơm lam, gà nướng than, heo rừng nướng lồ ô.

Đến thành phố Pleiku mà không thưởng thức những món trên, xem như bạn chưa hiểu hết Gia Lai.

Tại thành phố Pleiku yên bình, có một nhà hàng với những món ẩm thực đậm chất Tây Nguyên. Nhà hàng được bài trí bằng những căn nhà sàn đơn sơ, nhưng ấm áp, gần gũi và có tên dân dã "Ch'Rao" - cái tên của vùng bản địa Tây Nguyên.