31 thg 8, 2014

Đi chùa Hang ở Biên Hòa

Chùa Hang ở Việt Nam nhiều lắm, đếm không xuể, có lần tui đã thử liệt kê sơ sơ trong bài này: Chùa Hang, có bao nhiêu chùa Hang? Ấy vậy mà trong bài đó tui không kể tên một ngôi chùa Hang ở Biên Hòa. Sơ sót thiệt, chỉ tại cái tên chùa Hang ở Biên Hòa không được phổ biến lắm.

Không nổi tiếng với tên chùa Hang, nhưng ngôi chùa ấy quen thuộc với một cái tên khác, đó là chùa Long Sơn Thạch Động. Có khi người ta kêu đó là chùa Bửu Long, bởi vì chùa nằm trên núi ở khu du lịch Bửu Long. Dân Biên Hòa từ thuở xưa thì quen gọi là chùa Hang, vì chùa được xây dựng ở một hốc đá trên núi Long Ẩn. Bản thân tên gọi của chùa cũng đã là hang rồi, Thạch Động chính là hang đá, còn Long Sơn tức là núi Long Ẩn.

Mặt tiền chùa Long Sơn Thạch Động

Nhà thờ Sở Kiện

Nhà thờ Sở Kiện (trước kia có tên là Kẻ Sở) nằm ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cũng là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam, Sở Kiện là trung tâm hành hương của giáo phận Hà Nội, từng giữ vai trò là nhà thờ chính tòa của tổng giáo phận từ năm 1882 đến 1936.

Nhà thờ Sở Kiện dài 67,2m, rộng 31,2m và cao 23,2m, mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội 

Với khuôn viên rộng khoảng 9 ha, nhà thờ mang kiến trúc Gothic đặc trưng với mái vòm cao và tháp chuông đồ sộ, dưới nền được lót gỗ lim chống sụt lún do toàn bộ công trình nằm trên một cái đầm lớn.

Nhà thờ Phú Nhai

Nhà thờ Phú Nhai nằm ở xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, thuộc giáo phận Bùi Chu – giáo phận diện tích nhỏ nhưng lại có số giáo dân đông vào bậc nhất cả nước.

Đền thánh Phú Nhai tuy không phải là nhà thờ chính tòa nhưng lại là một trong bốn vương cung thánh đường ở Việt Nam.

Đền thánh Phú Nhai dài 80m, rộng 27m, cao 30m, từng được coi là nhà thờ lớn nhất Đông Dương 

Khám phá Nhà thờ đá Phát Diệm

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm (H. Kim Sơn, Ninh Bình), cách Hà Nội khoảng 120km về hướng nam. 

Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ 

Khám phá ngọn hải đăng ở nơi địa đầu Tổ quốc

Tôi đứng trên đỉnh đèn biển Vĩnh Thực với một cảm giác thích thú khó tả, tựa như một người thám hiểm vừa hoàn thành hành trình khám phá của mình. Từ hòn đảo ngoài khơi biển Đông này, phóng tầm mắt nhìn về phía đất liền chính là điểm bắt đầu hình chữ S Việt Nam.

Hải đăng Vĩnh Thực nhìn từ phía một vực biển 

Tôi đã nhiều lần đến với cực Đông Bắc - mũi Sa Vĩ (phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh), đã đến với cột mốc cuối cùng mang số hiệu 1378 phân chia ranh giới Việt - Trung cắm trên biển.

27 thg 8, 2014

Chùa Bánh Xèo

Dọc quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu có 2 ngôi chùa được người dân gọi nôm na bằng tên thức ăn, là chùa Bún Riêu và chùa Bánh Xèo. Chùa Bún Riêu tên chính thức là chùa Phước Hải, nằm ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (bạn xem bài này nhé Ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất ở Đồng Nai). Còn chùa Bánh Xèo chính tên là Ni viện Thiện Hòa, ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Gọi tên là chùa Bún Riêu, chùa Bánh Xèo vì các nơi ấy đãi khách hành hương (miễn phí) món bún riêu, bánh xèo rất ngon - riết rồi chết tên luôn. Nhiều người vô đó ăn bún riêu, bánh xèo mà... không hề biết tên chính thức của chùa là gì!

Chùa Bánh Xèo (Ni viện Thiện Hòa) nằm ở phía sau Đại Tòng Lâm Tự, hướng từ Vũng Tàu về Sài Gòn thì nằm bên phải quốc lộ 51. Bạn có thể vào đây bằng 1 trong 2 cách:
  • Đi qua cổng Đại Tòng Lâm rồi rẽ phải đi theo con đường nhỏ khoảng 1 km, bạn sẽ đi ngang qua rất nhiều chùa, đến ngôi cuối cùng là Ni viện Thiện Hòa. Khá dễ nhận ra nơi này vì phía ngoài cổng chùa có nhiều xe đậu để khách vào... ăn bánh xèo. Đường này nhỏ, xe máy và xe 7 chỗ, 12 chỗ đi được.
  • Qua khỏi cổng Đại Tòng Lâm có một con đường khá rộng, có bảng đề Trường Phật học Đại Tòng Lâm, rẽ phải vào con đường này, đi đến cuối đường lại rẽ phải thì đến Ni viện Thiện Hòa. Đường này lớn, xe khách 40 - 50 chỗ vào được.
Cổng Ni viện

Tháng 8 về, dừng chân ở thành cổ Vinh

Đã bao lần đi qua cổng thành Vinh (thành phố Vinh, Nghệ An) nhưng nay tôi mới có dịp dừng lại để ngắm, để nhìn và cảm nhận về dấu tích lịch sử ở 'thành phố Đỏ' anh hùng. 

Rêu phong, cỏ cây mọc trên di tích theo thời gian 

Theo lời kể của người dân nơi đây, thành cổ Vinh được xây dựng từ năm 1804 thời vua Gia Long. Ban đầu, thành cổ được xây bằng đất nhưng đến năm 1831, thời vua Minh Mạng, công trình này được xây lại bằng đá ong với quy mô lớn và kiên cố hơn.

Băng rừng khám phá đầm lầy nhiều cá sấu nhất Đông Nam Bộ

Bàu Sấu là khu bảo tồn loài cá sấu Xiêm, thuộc rừng quốc gia Nam Cát Tiên, nằm trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 150 km về phía bắc. Chúng tôi khám phá Bàu Sấu trong hai ngày một đêm, một chuyến băng rừng đầy thú vị và nhiều trải nghiệm khó quên.

Trạm kiểm lâm Bàu Sấu nhìn từ đầm nước vào như được che chở bởi bóng cây 

Sau một chuyến đò ngắn vượt sông Đồng Nai, nhóm bốn người chúng tôi đến với địa giới của rừng quốc gia Nam Cát Tiên vào tầm giữa trưa. Chúng tôi lên xe jeep để bắt đầu hành trình băng rừng khoảng 9 km.

Ngắm ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn trong diện mạo mới

Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn, nằm trong khuôn viên tòa Tổng Giám mục trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 (TP.HCM) đã được trùng tu hoàn tất và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 17.8.2014.

Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn vừa được trùng tu 

Bắt đầu từ tháng 10.2013, ngôi nhà gỗ hơn 200 tuổi được trùng tu, phục dựng theo kiến trúc nguyên thể ban đầu: có ba gian hai chái và hoàn toàn bằng gỗ. Được đưa vào sử dụng như một nhà nguyện (nhà thờ nhỏ), gian giữa dùng làm cung thánh, với phòng nhỏ phía sau, phía trên là khám thờ bằng gỗ; hai gian còn lại là khu vực dành cho giáo dân tham dự thánh lễ.

25 thg 8, 2014

Suối nước nóng Bình Châu

Bây giờ từ Sài Gòn đến Khu Du lịch Suối nước nóng Bình Châu rất thuận tiện. Đi theo đường cao tốc Vũng Tàu tới Bà Rịa, từ đó rẽ qua quốc lộ 55 rồi cứ thế mà đi tới ngã ba đi Bình Châu rẽ trái là sẽ tới (từ Bà Rịa đến Bình Châu khoảng 51 km). Nếu bạn muốn đi Hồ Cốc tắm biển thì có 1 lộ trình hay hơn, đó là khi tới Bà Rịa bạn rẽ qua tỉnh lộ 44B rồi đi theo con đường ven biển, bạn sẽ đi qua các cánh đồng lúa, qua biển Lộc An, biển Hồ Tràm, biển Hồ Cốc. Ngoạn cảnh và tắm biển xong bạn tiếp tục đi theo con đường ven biển này đến khi hết đường ven biển là đến ngã ba rẽ vào khu Du lịch Bình Châu. Đường về bạn sẽ đi theo quốc lộ 55, như vậy lộ trình đi và về khác nhau, tạo sự thú vị, mới lạ.

Quốc lộ 55 là con đường đỏ, đường ven biển là đường chạy sát bờ biển.

Vé vào cổng khu du lịch Bình Châu là 30.000 đ/người, nếu đi xe hơi thì mua thêm vé gởi xe 30.000 đ nữa. Giá vé như thế cũng bình thường thôi, có điều bạn hãy xem mặt sau của vé có ghi chế độ ưu đãi đặc biệt xem ưu đãi như thế nào nhé:

Suối nước nóng Bình Châu - hồi xưa

Xưa thật là xưa

Rừng Bình Châu - Phước Bửu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Rừng trải dài ven biển khoảng 15km, thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc, với diện tích 11.293ha.

Nằm lộ thiên giữa khu rừng nguyên sinh Bình Châu là suối nước nóng.

Suối nước nóng Bình Châu do người Pháp phát hiện năm 1905, gọi là suối khoáng nóng Cù Mi (tên làng của đồng bào dân tộc Châu ro, Cù Mi là tên một làng trong 7 làng của tổng Cơ Trạch thuộc tỉnh Bà Rịa từ năm 1902 đến 1930, Hiện nay không còn địa danh hành chánh nào là Cù Mi, chỉ còn giáo xứ Cù Mi thuộc giáo phận Phan Thiết, nằm ở giáp ranh huyện Xuyên Mộc). Năm 1928, trên tạp chí "Nghiên cứu Đông Dương" (BSEI) bác sĩ người Pháp Albert Sallet đã giới thiệu về Mạch Cù Mi. Đó là thời điểm suối nước nóng Bình Châu được nhiều người biết tới. Tuy nhiên đây còn là vùng đất hoang vu và trong thời gian chiến tranh ít người lui tới.



'Giải nhiệt' ở rừng dừa nước Bảy Mẫu

Nắng nóng miền Trung những ngày vào hè khiến người ta chỉ muốn tìm đến những không gian xanh mướt… Và rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP. Hội An, Quảng Nam) hay còn được gọi là “Nam Bộ trong lòng phố cổ” là một lựa chọn khó cưỡng !!!


Từ bến thuyền Bạch Đằng nằm ngay trong khu phố cổ Hội An, xuôi theo sông chừng 4km về phía đông nam sẽ đến được rừng dừa Bảy Mẫu.

Nếu đi đường bộ thì từ phố cổ, theo hướng về biển Cửa Đại chừng 2km, bạn sẽ thấy bảng chỉ dẫn (bên tay phải) để vào rừng dừa, để được đắm mình trong không gian dừa nước bạt ngàn và xanh mát.

Châu Me mùa hè biển gọi

Ở Châu Me (Quảng Ngãi), bạn sẽ không hề tìm thấy cụm từ sáo mòn đến… chán ngấy: 'See you again' được ghi trên cổng chào. Nhưng nhiều du khách đã trở lại, không chỉ lần thứ hai.

Bãi biển Châu Me 

Châu Me, bản phối màu tuyệt đẹp

Châu Me (xã Phổ Châu, H. Đức Phổ, Quảng Ngãi) cách thành phố Quảng Ngãi chừng 60km về phía nam. Đó là một vịnh biển mà lều quán chưa kịp xóa đi vẻ hoang sơ. Bãi cát hình vòng cung viền một dải bờ biển xanh trong. Những chiếc xuồng con nằm gối đầu lên bãi. Rặng phi lao trong gió xôn xao.Và ngoài kia là ngàn trùng sóng vỗ.

Đá Giăng - 'mỹ nhân miền sơn cước' của Quảng Ngãi

Tại Quảng Ngãi, từ Đức Phổ lên Đá Giăng (thuộc xã Phổ Nhơn) chỉ tròm trèm chục cây số. Đi xe máy với tốc độ chậm, chúng tôi ngẩn ngơ với cung đường vàng nắng đằm thắm sắc màu hoa dại và xôn xao những cánh ong bay. Cô bạn dân Quảng Nam trầm trồ: 'Đường lên núi mùa ni đẹp hỉ". Chớ sao! Chỉ với con đường cũng đủ để… thầm thương. "Lên tới Đá Giăng, em vấn vương là cái chắc", một người trong đoàn đáp lại.


Một căn nhà cấp bốn đột ngột hiện ra ở bìa rừng. Anh Ngô Duy Bổng, thành viên trong đoàn, mách nhỏ với tôi: “Đây có thể coi là trạm đón tiếp du khách. Mình gửi xe ở đây, kiểm tra lại các túi đựng ẩm thực và mượn một ít vật dụng cần thiết cho cuộc dã ngoại”.

Miên man thác Nước Đổ

Thác Nước Đổ (hay còn gọi là thác Tam Long) tại thôn Hội Phú, xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) là một thắng cảnh tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng. 

Dòng nước của thác Nước Đổ hiền hòa trắng xóa chảy trên đá 

Sở dĩ thác Nước Đổ mà người dân địa phương gọi tên thác Tam Long là vì cách đây khoảng hơn 20 năm về trước, thác còn rất tự nhiên với cây cối um tùm của rừng nguyên sinh, đường dẫn vào thác khó đi, lượng nước quanh năm đổ xuống rất lớn.

22 thg 8, 2014

Chuyện ngày xưa ở biển Hồ Cốc

Hồ Cốc là một bãi biển đẹp, còn khá hoang sơ so với Vũng Tàu, Long Hải. Nếu bạn đã quá quen thuộc với biển Vũng Tàu tấp nập, muốn tìm một nơi thoáng đãng hơn mà không phải đi quá xa về miền Trung thì Hồ Cốc là một điểm hợp lý. Theo đường cao tốc, từ TPHCM đến Hồ Cốc chỉ 120 km thôi bạn à, và đường đi cũng rất tiện lợi.

Đặc trưng của Hồ Cốc: Biển, bãi đá, rừng dương

Đó là hiện nay. Ngày xưa không phải vậy.

Thăm "vườn Bùi chốn cũ"

Ngày thu, gió hiu hiu thổi, tiết trời trong trẻo, chúng tôi về tìm “vườn Bùi chốn cũ” của thi hào Nguyễn Khuyến ở làng Yên Đỗ xưa. 

Hình ảnh đặc trưng của làng quê Bắc bộ - Ảnh: G.Hoàng

Được thưởng thức những vần thơ trác tuyệt của Thu ẩm, Thu điếu, Thu vịnh chính tại nơi tác giả chấp bút đã để lại trong lòng những kẻ "hành hương" cảm giác khó quên.

Sau hơn một giờ đi tàu hỏa từ ga Hà Nội, chúng tôi men theo biển chỉ dẫn bên quốc lộ 1A vào một con đường nhỏ thuộc làng Vị Hạ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Hà Nam) - nơi có từ đường thờ cụ Tam Nguyên Yên Đỗ.

5 địa điểm nổi tiếng của Sài Gòn sẽ chỉ còn trong ký ức

Chẳng bao lâu nữa, những địa điểm nổi tiếng này của Sài Gòn sẽ mãi biến mất, hoặc sẽ được di dời để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn. Và có lẽ, người ta sẽ chỉ còn được nhớ về nó bằng những hình ảnh đẹp, kí ức đẹp...

Thông tin về việc đóng cửa Thương Xá Tax, một công trình kiến trúc được xây dựng từ những năm 1880 khiến bất cứ ai có ký ức gắn với nơi đây bỗng cảm thấy có chút hụt hẫng và tiếc nuối. Đối với nhiều người, Thương Xá Tax không đơn thuần là một nơi để mua sắm, mà còn là nơi họ đặt chân tới để tìm những hoài niệm của Sài Gòn năm xưa, hay đơn giản là lục lại ký ức, những khi mua cuốn vở, cây bút, món quà sinh nhật nho nhỏ... cũng đạp xe tới đây, háo hức chọn đồ. Công trình hơn 130 tuổi sắp không còn, khiến nhiều người dân thành phố lại một lần nữa hoài niệm về những biểu tượng gắn liền với Sài Gòn đã/sắp mất đi, để nhường chỗ cho những công trình mới hơn, hiện đại hơn phục vụ cuộc sống của người dân thành phố. 

Đó là những hàng cây cổ thụ xanh mướt nằm cạnh công viên Lam Sơn của ngày nào, hay bùng binh Cây Liễu một thời luôn là điểm nhấn vô cùng quen thuộc mỗi khi bạn muốn ghé ngang Thương Xá Tax. Rồi vòng xoay với tượng đài vị tướng Trần Nguyên Hãn hùng dũng, nằm ngay giữa giao lộ 7 ngõ quan trọng của trung tâm thành phố. Tất cả những nơi này đều là nhân chứng lịch sử, chứng kiến Hòn ngọc Viễn Đông trải qua biết bao thăng trầm. 

21 thg 8, 2014

La De - Biere Larue

Thiệt tình là tui không biết uống bia, rượu, cho nên không dám bàn gì về chuyện uống bia hết. Thế nhưng trong chuyện La De Con Cọp này có nhiều tình huống thú vị về marketing và làm thương hiệu nên xin chép lại đây để tham khảo.

1. Sao lại là La De?

Hồi tui còn nhỏ (tức là trước 1975) ít khi nghe người ta nói uống bia, mà nói là uống La De - làm mấy chai La De, uống mấy chai La De. (De là dờ e de đọc theo giọng miền Nam nhé, không phải ze đâu!). Cái chai La De hồi xưa ấy nó như thế này:


Nam Du - đảo ngọc Tây Nam

Sau chuyến khám phá vẻ đẹp hoang sơ và huyền ảo tại quần đảo Thổ Chu, chúng tôi lại lên đường thực hiện chuyến khảo sát lặn biển ở đảo Nam Du, chuẩn bị kế hoạch mở các tour du lịch khám phá vẻ đẹp các hòn đảo của vùng biển Tây Nam.

Bãi tắm Cây Mến đẹp đến ngẩn ngơ - Ảnh: Trần Thế Dũng

Sau ba giờ ngồi nghiêng ngả trong tàu cao tốc nếm trải sóng gió cấp 4 vùng biển Tây Nam Tổ quốc, vượt 65 hải lý từ Rạch Giá đến quần đảo Nam Du, chúng tôi gần như kiệt sức. Nhưng khi ngồi trên chiếc xe máy thuê của dân đảo, chạy vòng quanh hòn Lớn (còn gọi hòn Củ Tron), chiêm ngưỡng biển cả mênh mông cùng những bãi tắm với tên gọi rất dân dã như bãi Cây Mến, bãi Ngự, bãi Đất Đỏ, giếng Tiên... khuất sau hàng dừa nghiêng nghiêng trong một buổi chiều lồng lộng gió, bao nhọc nhằn trước đó dường như tan biến.

Không gian bình yên của vùng đầm phá Quảng Lợi

Cuộc sống bình yên của người dân chài nơi đây tạo cảm giác bình yên và thanh thản.

Cách Huế hơn 10km, con đường nhỏ quanh co dẫn đến khu vực đầm Quảng Lợi thuộc xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Về với Bình Châu – Phước Bửu

Bà Rịa – Vũng Tàu đang sở hữu một thắng cảnh độc đáo có một không hai ở khu vực phía Nam, đó là Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu mà điểm nhấn là suối nước nóng Bình Châu.
Sự kết hợp tài tình của thiên nhiên, hòa quyện giữa rừng, núi nguyên sinh và suối khoáng tạo nên một danh thắng tuyệt vời.

Sự kỳ diệu của thiên nhiên

Có một truyền thuyết mà người dân địa phương ở đây truyền tai nhau rằng: Ngày xưa, nơi này là vùng rừng núi hoang vu, có đôi vợ chồng tiều phu không biết từ đâu đến sống bằng nghề săn bắn. Hằng ngày, người chồng đi tìm kiếm thú rừng, người vợ ở nhà nấu cơm dệt vải. Một hôm, chồng mải săn thú lạc vào rừng sâu trong khi trời ngày càng tối dần không biết đường về nên phải nghỉ lại trong rừng. Vợ ở nhà nấu sẵn một nồi nước sôi chờ chồng mang thú rừng về làm thức ăn, chờ mãi không thấy chồng về, người vợ hờn dỗi đổ nồi nước sôi xuống đất. Dòng nước loang tới đâu khói bốc hơi ngùn ngụt lên tới đó và biến thành một hồ nước sôi khổng lồ. Và hồ nước nóng đó bây giờ là suối nước nóng Bình Châu cứ tuôn trào vô tận mãi cho đến ngày hôm nay.

20 thg 8, 2014

Thánh đường Hồi giáo ở TP Hồ Chí Minh

Tôi vẫn nghĩ là ở TPHCM không có thánh đường Hồi giáo, hoặc nếu có thì cũng chỉ một vài ngôi thôi (vì xứ ta đâu phải đất nước đạo Hồi). Vậy nên khi tìm hiểu tôi giật mình khi biết được số lượng thánh đường Hồi giáo ở TPHCM. Các bạn có biết bao nhiêu ngôi không? Có tới 15 ngôi thánh đường Hồi giáo ở TPHCM!

Nói cho chính xác thì như thế này: có 2 loại thánh đường Hồi giáo. Thánh đường lớn gọi là Masjid, thường xây theo hướng đông tây, có hậu cung và chạm trổ đẹp. Thánh đường nhỏ gọi là Surao hay còn gọi là nhà nguyện, đây là những ngôi nhà bình thường dùng làm nơi cầu nguyện và hội họp. TPHCM có 9 masjid và 6 surao.

Tín đồ Hồi giáo ở TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung đa số là người Chăm. Cách tổ chức của Hồi giáo khá giống với Công giáo. Người công giáo tổ chức thành giáo xứ, mỗi giáo xứ có nhà thờ để giáo dân tới hành lễ. Hồi giáo tổ chức thành từng jum ah, mỗi jum ah gồm một hoặc vài khu vực cư trú của tín đồ và có thánh đường (masjid) hoặc tiểu thánh đường (surao) để tới hành lễ. Tuy nhiên, số tín đồ của một jum ah ít hơn nhiều so với số giáo dân của một giáo xứ. Giáo xứ có cha xứ thì jum ah có 2 vị lãnh đạo gọi là Hakêm và Naếp.

Vẻ đẹp Lăng Cô

Cách Đà Nẵng khoảng 30km và cách TP Huế 70 km, vịnh Lăng Cô (thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) là một danh lam thắng cảnh từng được xếp hạng là một trong những vịnh đẹp của thế giới.

Lăng Cô nối tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bãi biển trải dài 10 km, bãi cát dài mịn màng uốn khúc, nước biển xanh trong, lặng sóng rất lý tưởng cho việc tắm biển cũng như tổ chức các trò chơi bãi biển. 

Vịnh Lăng Cô nhìn từ trên cao 

19 thg 8, 2014

Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

TPHCM có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành cho người Hoa: nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê, nhà thờ Thánh Giuse An Bình và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình.

Nhà thờ Đức Bà Hòa Bình

Tọa lạc tại số 26 đường Nguyễn Thái Bình, quận 1, giáo hạt Sài Gòn, giáo phận TPHCM.

Ngôi nhà 26 Nguyễn Thái Bình vốn là nhà từ đường của ông Ad. Nam Hee được cha Guimet thuê năm 1955 để làm nơi sinh hoạt mục vụ trong các ngày Chủ Nhật.

Năm 1957 Đức cha Simon-Hòa Nguyễn Văn Hiền đã chính thức thành lập Họ đạo Đức Bà Hòa Bình dành cho người Việt gốc Hoa. Năm sau (năm 1958), Đức cha mua lại ngôi nhà của ông Nam Hee vừa làm nhà thờ, vừa làm nơi đào tạo chủng sinh người Hoa.

Năm 1959 Linh mục Melchior Cheng thuộc giáo phận Bắc Kinh, từ Lyon (Pháp) đến Việt Nam, được ủy nhiệm vào chức vụ cha sở đầu tiên của họ đạo Đức Bà Hoà Bình.


Nhà thờ thánh Giuse An Bình

TPHCM có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành cho người Hoa: nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê, nhà thờ Thánh Giuse An Bình và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình.

Nhà thờ Thánh Giuse An Bình

Còn gọi là nhà thờ An Bình, tọa lạc tại số 4 đường An Bình, quận 5, thuộc giáo hạt Chợ Quán, giáo phận TPHCM. Mới đầu là một ngôi thánh đưởng được xây dựng nên để phục vụ cho đông đảo anh chị em tín hữu người Hoa, sau này được mở rộng phục vụ cho cả anh chị em Công giáo người Việt ở các phường lân cận.

Nhà thờ thánh Giuse An Bình được khởi công xây dựng vào năm 1967. Ngày 22/12/1968, Đức Khâm sứ Tòa Thánh Angelo Palmas đã làm phép trọng thể thánh hiến nhà thờ mới dành cho giáo hữu người Hoa.

Vĩnh Hy: Vành trăng đá trên biển

Sẽ chẳng có một bãi biển cát vàng, nắng xanh đợi bạn ở Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Nhưng người ta vẫn theo dấu chân nhau tìm đến Vĩnh Hy. Đó là biển trên bờ đá.

Từ đỉnh đèo nhìn xuống, Vĩnh Hy giống một vịnh mỏng hình trăng lưỡi liềm 

Nếu đi thật chậm, bạn mất chừng hai tiếng, từ Phan Rang ra Vĩnh Hy. Ai không thích lái xe máy thì cứ lên xe buýt trong Phan Rang, cứ 30 phút có một tuyến đến Vĩnh Hy - cách TP. Phan Rang 40km.

Xôi măng, món ngon độc đáo của người Kon Tum

Chỉ là món xôi nấu từ gạo nếp quen thuộc, kết hợp khéo léo với măng rừng nhưng đã trở thành món điểm tâm sáng thân thuộc với mỗi người dân tại Kon Tum.

Với nhiều người sinh sống và làm việc tại Kon Tum, xôi măng quen thuộc bao nhiêu thì với những khách đường xa lần đầu đặt chân tới, xôi măng lại trở thành món ăn lạ lẫm bấy nhiêu. Có lẽ phần vì đã quen thuộc với những loại xôi truyền thống như xôi ngô, xôi xéo, xôi đậu xanh... nên khi nghe tới xôi măng ai nấy đều cảm thấy tò mò. 

Một bát xôi gồm măng, cá và ớt khá hấp dẫn. Ảnh: Bọ Ngựa. 

12 món ngon trứ danh đất Phan Thiết

Gỏi cá mai, răng mực, dông đất nướng và các loại bánh đủ vị là những món ăn riêng có của mảnh đất miền Nam Trung Bộ xinh đẹp này.

Thưởng thức và cảm nhận hương vị đậm đà, dân dã của các món ăn độc đáo nơi đây là một trong những điều làm du khách thập phương cảm thấy thích thú.

1. Gỏi cá mai

Gỏi cá mai là món nhậu yêu thích của đấng mày râu. Buổi chiều đi dọc các quán ở khu vực bờ kè ven sông Cà Ty hay Mũi Né, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những tấm biển ghi tên món ăn này. 

Vị chát của chuối xanh, chua chua của khế, giòn tan của dưa chuột, vị cay của tỏi ớt và thơm mát của các loại rau… tất cả tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn làm mê đắm những tâm hồn ăn uống. 

18 thg 8, 2014

Chùa Ấn Độ ở TPHCM

Theo sách Hỏi đáp về Sài Gòn - TPHCM thì ở TPHCM hiện nay có 4 ngôi chùa Ấn Độ. Trong đó ngoài 3 ngôi chùa ở tương đối gần nhau nơi quận 1 (đường Trương Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Tôn Thất Thiệp) thì còn một ngôi chùa nhỏ ở số 139 đường Thuận Kiều, quận 11.

Hồi nào giờ thường viếng các ngôi chùa Phật giáo, lần này tôi và cậu con trai Bùm quyết định bỏ ra một ngày đi thăm cho hết 4 ngôi chùa Ấn Độ này ở Sài Gòn cho... mới lạ.

Ngôi chùa Ấn đầu tiên mà cha con tôi ghé thăm là chùa Ganesh ở đường Thuận Kiều. Gì chớ Ganesh hay Ganesha thì tôi biết, đó là một biểu tượng mình người đầu voi trong Ấn Độ giáo, vì thế chẳng ngạc nhiên khi sách ghi rằng chùa này được người dân gọi là chùa Ông Voi.

Biểu tượng Ganesha thường thấy trong các kiến trúc tín ngưỡng Ấn Độ giáo

Thăm đền thờ Hai Bà Trưng

Trong số 103 nơi thờ Hai Bà Trưng (HBT) và các tướng lĩnh ở 9 tỉnh và thành phố (riêng huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc có 25 di tích ở 13 xã), Đền thờ Hai Bà Trưng ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh, có ý nghĩa quan trọng nhất bởi đây là nơi lưu lại dấu tích của Hai Bà thời thơ ấu, trưởng thành, phất cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô.

Chúng tôi có dịp đến thăm Đền thờ HBT ở Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào một ngày tháng 6. Không nhằm ngày lễ hội nên Đền khá vắng khách tham quan. Đang vào mùa vải chín, những cây vải trong sân Đền sai trĩu quả. Giữa khung cảnh êm đềm và bình yên ấy, cô hướng dẫn viên kể chuyện người xưa khiến khách không khỏi cảm giác bồi hồi, xúc động.

Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh vào ngày mùng một tháng Tám năm Giáp Tuất (năm thứ 14 sau Công Nguyên). Hai Bà sinh ra trong một gia đình dòng dõi các Vua Hùng, cha là ông Trưng Định (còn gọi là Hùng Định), một người văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng đất Mê Linh. Khi ông Trưng Định về Cổ Lai (nay là làng Hạ Lôi, Mê Linh) ẩn dật và dạy học, ông đã gặp bà Trần Thị Đoan, con gái cụ Trần Minh (hàng cháu chắt bên ngoại của Vua Hùng, một gia đình phong lưu khuê các), ông đã cầu hôn với bà.

Một thoáng Ba Tơ

Từ lâu, địa danh Ba Tơ đã đi vào lịch sử Việt Nam với cuộc khởi nghĩa ngày 11/3/1945 và đội du kích Ba Tơ anh hùng. Không những thế, Ba Tơ còn được biết đến như một miền đất nên thơ với núi sông hùng vĩ, thiên nhiên tươi đẹp. 

Từ thành phố Quảng Ngãi, theo quốc lộ 1A, đến ngã ba Thạch Trụ, rẽ vào quốc lộ 24, ngược lên hướng tây chừng 30km là Ba Tơ. Hai bên đường là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp với bạt ngàn thảm hoa ngũ sắc và bát ngát màu xanh của rừng cây keo tai tượng. Không ở đâu hoa ngũ sắc nhiều và rực rỡ đến thế, đủ màu, đủ lọai. 

Đường lên Ba Tơ 

Dừng chân ở vĩ tuyến 17

Dọc đường thiên lý Bắc – Nam, không phải du khách nào cũng dành chút thời gian hiếm hoi để ghé thăm Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải (Quảng Trị). Cách đây gần 40 năm, dòng sông Bến Hải trùng với vĩ tuyến 17 trên bản đồ từng là đường giới tuyến phân chia hai miền Nam – Bắc. 

Đua thuyền mừng ngày hội non sông thống nhất 

Những ngày này, đi dọc Quốc lộ 1A ngang qua huyện Vĩnh Linh, có thể nhìn thấy cây cầu Hiền Lương huyền thoại rực rỡ hai màu xanh vàng, cờ Tổ quốc đỏ thắm tung bay trong gió. Cách cây cầu không xa là kỳ đài, nhà liên hiệp và khu trưng bày vĩ tuyến 17 – khát vọng thống nhất. Chỉ cần một lần ghé thăm, nhìn thấy, nghe kể, bao trang sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc bất chợt ùa về qua dòng tâm trí của lữ khách phương xa.

Ngã ba Đồng Lộc - Đi và suy ngẫm

Chuyến đi phượt tới ngã ba Đồng Lộc không còn đơn thuần là đi để thăm thú và ngắm cảnh. Mà đi để trải nghiệm và suy ngẫm!

Trong những câu chuyện hồi tưởng về thời cầm súng của bác tôi (bác từng là bộ đội đóng quân trên chiến trường Hà Tĩnh) có rất nhiều những mẩu chuyện đau thương mà bi tráng kể về những ngày tháng sống bằng lý tưởng, luôn sẵn sàng cho cái chết của đồng đội bác ở Đồng Lộc (xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh).

Trong chiến tranh chống Mỹ, Đồng Lộc vẫn được biết tới như một điểm giao thông huyết mạch để tiếp tế từ Bắc vào Nam. Bởi vậy, quân đội Mỹ không tiếc bom đạn đêm ngày bắn phá. Đây cũng chính là nơi ghi dấu bản hùng ca huyền thoại về sự hy sinh của 10 cô gái thanh niên xung phong trong cuộc kháng chiến cứu nước, giải phóng miền Nam.

Quả thực, Đồng Lộc đã rất quen thuộc với tôi qua những bài học lịch sử và câu chuyện hồi tưởng của bác. Nhưng cho tới khi đặt chân lên mảnh đất này, vẫn có quá nhiều cảm xúc ùa về. 

Xuất phát từ thành phố Vinh (Nghệ An), đi khoảng 40km đường quốc lộ 1A và tỉnh lộ 6, tôi đến đến xã Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh). Rất dễ để tôi hỏi thăm đường vào ngã ba Đồng Lộc 

17 thg 8, 2014

Thương xá Tax

Thương xá Tax có một lịch sử lâu đời và được bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ 19, là một phần của Sài Gòn xưa hoa lệ. Tòa nhà cùng với những công trình kiến trúc thời Pháp thuộc khác như Chợ Bến Thành, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố, Nhà hát lớn thành phố, Dinh toàn quyền (nay là Hội trường Thống Nhất), Dinh Xã Tây (này là Ủy ban nhân dân thành phố) góp phần tạo nên một “Hòn ngọc Viễn Đông”, một “Ville de Sai Gon” tao nhã và sôi động bậc nhất Châu Á thời bấy giờ.

Thương xá Tax ngày ấy được mang tên Les Grands Magazins Charner (GMC) được xây dựng theo phong cách kiến trúc Pháp với những nét chấm phá mang đậm đường nét văn hóa Á Đông. Les Grands Magazins Charner tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của trung tâm Sài Gòn, kinh doanh các mặt hàng bazar sang trọng được nhập khẩu chủ yếu từ Anh, Pháp và các nước phương tây nhằm phục vụ cho giới thượng lưu Sài thành và các đại điền chủ Lục tỉnh Nam kỳ vào thời kỳ đó. 

Hình ảnh có Tháp đồng hồ cổ kính

Nhà thờ Cha Tam

Tôi không phải người công giáo nên hiếm khi đi nhà thờ và cũng biết không nhiều về kiến trúc nhà thờ. Thế nhưng có một điều rất hiển nhiên là kiến trúc nhà thờ theo kiểu Tây phương, chứ không phải như chùa, theo kiểu Á Đông. Kiến trúc những ngôi nhà thờ công giáo Việt Nam thì rõ là Tây phương rồi, thế nhưng nếu là nhà thờ của người Hoa thì sao nhỉ?

Sài Gòn có 3 ngôi nhà thờ công giáo dành riêng cho người Hoa. Thế là tôi tò mò tìm đến đủ cả 3 ngôi nhà thờ này để xem nó khác nhà thờ Việt thế nào. Trong 3 ngôi nhà thờ Hoa, được nhiều người biết đến nhất (và cũng lớn nhất) là nhà thờ Thánh Phanxicô Xaviê hay còn gọi là nhà thờ Cha Tam. Bài viết này xin nói về ngôi nhà thờ Cha Tam.

Nhà thờ Thánh Phanxicô Xavier nằm tại số 25 đường Học Lạc, quận 5, thuộc giáo hạt Chợ Quán, giáo phận TPHCM. Nhà thờ được đặt viên đá đầu tiên ngày 3/12/1900, nhằm ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco Xavier) nên tên Thánh được dùng đặt tên cho nhà thờ. Ngày 10/01/1902 khánh thành nhà thờ.

Cổng tam quan nhà thờ nhìn từ bên ngoài

Bình Triệu, góc nhỏ hiền hòa giữa Sài Gòn ồn ã

Giữa Sài Gòn đông đúc, giữa những cửa hàng, quán xá, tiếng xe cộ đinh tai đêm ngày, thì vẫn còn đó tiếng chiếc thuyền máy đi qua, tiếng dòng sông trôi, và lục bình vẫn thở đều…

Lục bình trôi trên sông Bình Triệu 

Nếu như lên Google tìm kiếm với từ khóa “Bình Triệu”, bạn sẽ chỉ nhận được những đường link thông tin về các vụ kẹt xe và tự tử. Bình Triệu, nơi có chiếc cầu cùng tên nối qua con sông Sài Gòn, nơi có ngã tư lớn với đường ray xe lửa cùng nhà ga Bình Triệu nhỏ xíu,… tất cả những điều ấy vốn là một phần của Sài Gòn. Cửa ngõ vào thành phố từ phía Đông này luôn tất bật ngày đêm, với lưu lượng lớn xe cộ ra vào, người qua lại.

Lên Mộc Châu hái bơ tháng 7

Từ tháng 7 này cho đến tháng 9, nếu có dịp du ngoạn Mộc Châu (Sơn La), trong túi quà mang về bạn đừng quên mua vài ký bơ nhé!


Mộc Châu không có những cây bơ vàng, những cây bơ trái vụ như ở nơi khác. Hoa bơ Mộc Châu nở từ tháng 12 năm trước cho đến tận tháng 7 năm sau quả mới chín.

Có lẽ bởi tích lũy lâu như thế, cho nên khi ăn bơ Mộc Châu không mấy khi thấy xơ hay sượng. Cắt quả bơ ra, người Mộc Châu thường bỏ hạt, tráng lên mặt quả ít sữa đặc rồi cứ thế dùng thìa xúc những miếng bơ ngọt mềm, ngậy mịn ấy mà thưởng thức. 

Huyền bí Hang Bua Nghệ An

Từ TP.Vinh (Nghệ An) đi về hướng bắc 50 km, đến ngã ba Yên Lý quẹo trái về hướng tây hơn 90 km, ta sẽ đến với huyện vùng cao Quỳ Châu với danh thắng quốc gia Hang Bua, một điểm đến thú vị, với nhiều khám phá kỳ thú về thiên nhiên lẫn văn hóa nơi đây. 


Hang Bua là một thắng cảnh tự nhiên nằm trong dãy núi đá vôi Phà Én thuộc xã Châu Tiến (H.Quỳ Châu), cách thị trấn Tân Lạc 13 km, hiện diện như một bức tường đá sừng sững đã bao năm qua chở che đời sống của người dân trong vùng.

Ra biển Bình Định 'chạy' còng...

‘Sớm mai lên núi đốt than. Chiều về xuống biển đào hang bắt còng’, câu thơ khiến những ai từng bắt còng biển nôn nao, thèm được ra biển để thỏa thú vui chạy... còng.

Còng gió rất ranh mãnh 

Những ngày hè, chúng tôi có dịp về Lộ Diêu, thôn nhỏ sống bằng nghề biển ở xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) để nghỉ ngơi. Nơi đây, hoạt động mà chúng tôi luôn háo hức đó là "chạy" còng.

Còng là một loài động vật nhỏ trông giống cua, có 8 cẳng 2 càng, sống ở dưới biển hoặc trong những cái hang do chúng đào sâu ở bãi biển. Còng ăn các loại phù du trong sóng biển. Chúng rất nhát bóng người. Gọi là còng gió vì đây là loại còng chạy nhanh như... gió. Muốn bắt được chúng phải chạy đuổi theo, gọi "chạy" còng là vì vậy.

Khám phá 'thủ phủ' nhãn lồng ở Hưng Yên

Huyện Khoái Châu là địa phương trồng nhãn nhiều nhất ở tỉnh Hưng Yên. Trong đó, xã Bình Kiều được ví như 'thủ phủ' nhãn lồng nổi tiếng đồng bằng Bắc bộ, bởi người dân trong xã này đều trồng nhãn, rồi đưa nhãn đi tiêu thụ khắp nơi. 

Nhãn lồng Hưng Yên chính hiệu 

Về thôn Ninh Vũ, xã Bình Kiều trong những ngày này, đi đến đâu cũng nghe mùi thơm của nhãn tới kỳ thu hoạch. Khắp các ngõ đường, trong vườn, ngoài đồng đâu đâu cũng hiện diện nhãn và nhãn. Có nơi nhãn phủ tựa rừng, ngút ngàn tầm mắt.

14 thg 8, 2014

Đôi điều về Bửu Long

Người ta thường nói: đi chơi Bửu Long, leo núi Bửu Long, đi chùa Bửu Long... Ờ, thật ra nói như vậy nghĩa là sao nhỉ?

1. Bửu Long

Ở Biên Hòa chỉ có 1 địa danh Bửu Long, đó là phường Bửu Long. Xa hơn về trước, từ cuối thế kỷ 19, đây là làng Bửu Long. Dĩ nhiên khi nói đi chơi thì không phải là đi chơi phường Bửu Long rồi (hổng lẽ tới thăm UBND phường), mà chính xác là người ta nói đi đến khu du lịch Bửu Long (nằm trên địa bàn phường Bửu Long, Biên Hòa). Bản đồ khu du lịch Bửu Long được giới thiệu trong hình sau (click vào để phóng to).


Bát Bửu Phật Đài – Chùa Phật Cô Đơn

Bát Bửu Phật Đài tọa lạc tại ấp 1, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, cách trung tâm thành phố gần 30km về phía Tây Nam. Để tìm đến ngôi chùa nổi tiếng này, từ TP.HCM, bạn đi theo đường Hồng Bàng hoặc đại lộ Võ Văn Kiệt để đến tỉnh lộ 10, tiếp tục đi thẳng trên tỉnh lộ 10, đến ngã 3 Lê Đình Chi – Trần Văn Giàu thì rẽ trái. Đến đây thì còn khoảng 2,5km nữa là đến chùa, bạn có thể hỏi đường bất kỳ người dân địa phương nào. 

Phật Cô Đơn ung dung tọa lạc trên ngôi Bát Bửu Phật Đài- Ảnh chụp vào tháng 2.2009 

Tháng 7 về thăm căn cứ Xẻo Quýt

Tháng 7, tháng tri ân những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì Tổ quốc, hãy về với Xẻo Quýt để tham quan căn cứ cách mạng xưa, nghe kể chuyện chiến đấu và hòa mình vào không khí thoáng đãng, với cây rừng xanh mát và khung cảnh nên thơ của sông nước miền Tây…

Cổng vào khu di tích Xẻo Quýt 

Nằm cách thành phố Cao Lãnh khoảng 25km, từ một khu căn cứ quân sự, nay Xẻo Quýt đã được quy hoạch thành một khu du lịch xanh mát và thu hút nhiều khách tham quan. Với tổng diện tích 50ha, trong đó 20 ha rừng tràm, Xẻo Quýt là căn cứ cách mạng của tỉnh ủy Đồng Tháp lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Mỹ từ năm 1960 đến 1975.

Được công nhận di tích lịch sử quốc gia vào năm 1992, Xẻo Quýt hiện có khoảng 170 loài thực vật với 158 loài hoang dại và 12 loài cây thân gỗ.

Thăm chùa Hoằng Ân nghìn năm tuổi bên hồ Tây

Chùa Hoằng Ân tọa lạc tại xã Quảng An, quận Tây Hồ (Hà Nội) là một trong số những ngôi chùa cổ nhất của Thủ đô, đã hơn nghìn năm tuổi. 

Gian chính của chùa vẫn còn giữ được nguyên vẹn dù đã trải qua hàng trăm năm 

Trải bao mưa nắng, chùa Hoằng Ân vẫn giữ được quần thể kiến trúc rất đẹp với tòa tiền đường, lầu chuông cao ngất vươn lên cùng mây trời hồ Tây lộng gió. Và cả những cây nhãn cổ, vươn cành xum xuê tỏa rộng trên sân gạch đỏ sẫm.

Ðặc biệt, khu mộ tháp lô xô cao thấp, trầm mặc, ẩn mình dưới bóng ngọc lan thơm dịu dàng và thân cau cao vút như đưa khách viễn cảnh chùa vào miền tâm linh thanh khiết. Năm 1991, chùa Hoằng Ân đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Độc đáo 'bánh xe nước' vùng cao xứ Thanh

Không chỉ là nông cụ đắc lực trong sản xuất nông nghiệp, những guồng nước như 'bánh xe nước' khổng lồ vẫn chậm rãi quay đưa nước lên cao, dẫn nước về các đồng ruộng và thôn bản đã trở thành nét đặc trưng của vùng núi xứ Thanh.


Những ngày này, bà con dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đang tất bật với mùa vụ. Là xã nghèo thuộc một trong những huyện nghèo nhất cả nước, cơ sở hạ tầng xã Cổ Lũng chưa đồng bộ, điều kiện nước sinh hoạt rất khó khăn, nên để có nước, họ phải chế ra những “bánh xe” giữa suối.

11 thg 8, 2014

Bản Cát Cát ở Sapa

Bản Cát Cát là điểm du lịch nổi tiếng ở Sapa (Lào Cai) mà ít du khách nào đến Sapa bỏ qua điểm tham quan thú vị này. Tại đây, khách có thể chiêm ngưỡng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, bình yên, mộc mạc, quan sát cảnh sống, sinh hoạt của người dân tộc, tham quan làng nghề...

Từ trung tâm thị trấn Sapa có thể đi bộ hay đi xe máy đến bản Cát Cát khoảng 2km. Đến khu vực cổng chào, khách mua vé vào cổng và bắt đầu hành trình đi bộ trong bản theo mũi tên chỉ dẫn. Dọc hai bên đường là những cửa hàng bán đồ lưu niệm như khăn, vải, váy áo, mũ len; những thửa ruộng bậc thang, cảnh gặt lúa, đốt đồng…Đây là bản lâu đời của người H’Mong còn giữ được khá nhiều phòng tục tập quán còn nguyên gốc. Như, nghề dệt tạo nên những tấm vải thổ cẩm nhiều màu sắc, hoa văn lạ mắt, đẹp, mô phỏng thiên nhiên, hoa lá, muông thú… Ở đây cũng có nghề chế tác trang sức bằng bạc hay đồng với những sản phẩm tinh xảo.

Khám phá Yang Bay

Thuộc huyện Khánh Vĩnh, cách TP. Nha Trang khoảng 45 km, trong khu vực Buôn Y Bay, thác Yang Bay theo cách gọi của người dân tộc Raglay có nghĩa là Thác Trời.

Từ Nha Trang, theo đường 23/10, đến ngã ba Cầu Lùng Diên Khánh rẽ đường đi Đà Lạt, đi khoảng 5km thấy bảng chỉ dẫn đường vào thác Yang Bay. Nếu theo tour của các công ty du lịch thì đặt chỗ từ các khách sạn, có xe đưa đón tận nơi. 

Toàn cảnh thác Yang Bay 

Du lịch sinh thái trong lòng phố

Nằm ngay trong lòng thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, khu du lịch sinh thái Hồ Nam là điểm nghỉ dưỡng sinh thái lý tưởng vừa để khám phá khung cảnh thiên nhiên, sông nước hữu tình, vừa có thể thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, hấp dẫn.

Gần gũi thiên nhiên mà vẫn không kém phần sang trọng, khu du lịch sinh thái Hồ Nam mở ra trước mắt du khách là những tán cây xanh và những vườn hoa hòa trong khuôn viên khu nghỉ dưỡng. Một hồ nước mênh mông rộng 12ha ở trung tâm khu du lịch chính là điểm nhấn độc đáo, làm nền cho các không gian đặc biệt khác. Các khu resort nghỉ dưỡng, khu vui chơi cho trẻ em, khu trung tâm hội nghị - tiệc cưới, khu ẩm thực, hồ bơi… theo đó được thiết kế hợp lý, ôm trọn lấy hồ nước khiến khu du lịch như được kết dính thành một không gian thơ mộng, một khung cảnh giao hòa giữa thiên nhiên và con người.

Được thiết kế với những gian nhà lá thơ mộng nằm bao quanh hồ nước, Khu du lịch Hồ Nam được đầu tư xây dựng đồng bộ với hệ thống các dịch vụ vừa hiện đại nhưng vẫn mang đậm tính dân dã truyền thống xứ Bạc Liêu xưa. Ảnh: Trọng Chính

8 thg 8, 2014

Thiền viện Viên Chiếu

Thiền viện Viên Chiếu tọa lạc tại ấp 2, xã Phước Bình, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Thiền viện thuộc Hệ phái Bắc tông. 

Cổng chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Thiền viện Linh Chiếu

Thiền viện Linh Chiếu tọa lạc tại xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cạnh bên thiền viện Thường Chiếu. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập vào tháng 4/1980, làm nơi tu tập của ni sư.

Ngôi chùa đầu tiên chỉ là ngôi nhà lá ba căn, vách đất. Gian giữa thờ Phật, tụng kinh và toạ thiền, hai bên dành cho ban Lãnh Đạo và thiền sinh ni ở. Dần dần thiền viện phát triển cho đến ngày nay khang trang quy cũ, với tổng số ni chúng lên đến 130 vị và một cơ sở từ thiện Tuệ Tĩnh Đường khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho dân nghèo.

Tam quan thiền viện

Thiền viện Thường Chiếu

Dọc quốc lộ 51 từ ngã 3 Vũng Tàu đi Vũng Tàu có rất nhiều tự viện: thiền viện, tịnh xá, chùa, trong đó ở khu vực huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai có nhiều thiền viện (đặc biệt là trong tên gọi thiền viện đa số đều có chữ Chiếu: Thường Chiếu, Linh Chiếu, Tịch Chiếu, Huệ Chiếu, Phổ Chiếu...).

Các thiền viện này tu tập theo thiền phái Trúc Lâm, do Đức vua Trần Nhân Tôn khai sáng từ thế kỷ XIII và Thiền sư Hòa thượng Thích Thanh Từ khôi phục phát triển từ cuối thập niên 60 của thế kỷ trước.

Ngày rằm tháng Chạp năm 1968, Hòa thượng Thích Thanh Từ ra thất sau 8 tháng nhập thất và đem những điều sở đắc chỉ dạy cho đồ chúng. Đây là thời điểm mở đầu cho công cuộc chấn hưng Thiền tông Việt Nam. Ngày 8/4/71, thiền sư Thích Thanh Từ công bố thành lập Thiền viện Chơn Không và mở khóa đầu tiên tu thiền 3 năm, từ 1971 đến 1974. Từ ấy, Thiền tông Việt Nam khôi phục trở lại. (Xem thêm Viếng Thiền viện Chân Không)

Tam quan Thiền viện Thường Chiếu. Ảnh: Võ văn Tường

7 thg 8, 2014

Chùa Long Thiền

Chùa Long Thiền là một trong ba ngôi chùa cổ nhất của Biên Hòa (trên 300 năm, 2 ngôi chùa còn lại là chùa Bửu Phong và chùa Đại Giác). Mặc dù trên bảng tên chùa ghi rõ là Long Thiền Tự nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng tên đúng của chùa phải là Long Thiềng, trong đó chữ Thiềng là do đọc trại chữ Thành mà ra (do kỵ húy).

Chùa tọa lạc ở số K2/3B ấp Tân Bình, phường Bửu Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích đất khoảng 1 hecta bên bờ sông Đồng Nai. Từ Biên Hòa đi qua cầu Hóa An rẽ trái, đi tiếp khoảng 500 met rồi lại rẽ trái về hướng sông là sẽ đến chùa. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Mặt tiền chùa quay ra sông Đồng Nai, khung cảnh rất nên thơ, hữu tình.

Mặt tiền chùa. Ảnh: Võ văn Tường

Đá Ba Chồng Định Quán

Cách ngã ba Dầu Giây – điểm khởi đầu của quốc lộ 20 đi Đà Lạt khoảng 50 cây số, có một quần thể đá tạo dáng đẹp đẽ, kỳ lạ ven lộ. Đó là khu danh thắng Đá Chồng. Quần thể Đá Chồng Định Quán nằm giữa khu dân cư sầm uất thuộc thị trấn Định Quán. 


Nổi bật trong quần thể đá là ba cụm đá gồm hòn Ba Chồng, núi Đá Voi, hòn Dĩa. Hòn Ba Chồng là tên gọi dân gian chỉ về ba hòn đá nằm chồng lên nhau khá chông chênh, độ cao hơn 36 mét so với mặt đường, Hòn đá phía dưới cùng lớn gấp hai hòn nằm trên, hòn trên cùng thì nằm chìa ra phần cửa ngoài bên dưới chừng như muốn đổ xuống bất kỳ lúc nào. Hình thù kỳ lạ này đã làm ngạc nhiên biết bao khách tham quan dừng chân lại khu thắng cảnh. 

6 thg 8, 2014

Bánh đúc Hà Nội

Có những thứ quà Việt Nam mà mình sinh ra làm người Hà Nội, thoạt đầu, không thấy thú gì cho lắm, nhưng vì có những nguyên nhân tế nhị, sau này ăn vào cũng thấy hay hay.


Lúc còn nhỏ tuổi, tôi dửng dưng với bánh đúc vô cùng. Chết một nỗi nhà tôi lại là một nhà cũ kỹ, một tháng ít nhất cũng một lần quấy bánh đúc để ăn và đem biếu họ hàng, thành thử không ăn cũng không được, và có ăn như thế rồi mới biết là bánh đúc có phong vị riêng của nó.

Cụ tôi mất đi, rồi đến bà tôi, bây giờ đến mẹ tôi vẫn cứ giữ nguyên nếp đó - có điều quấy bánh hơi thưa hơn lúc trước: không phải là một tháng một lần, mà vài tháng một bận, và bận nào cũng nhiều, vì mẹ tôi quấy như thế là để chia cho họ hàng và con cháu mỗi nhà vài đĩa.

5 thg 8, 2014

Hòn Nưa, sự kỳ vĩ của tạo hóa

Hòn Nưa (Phú Yên) có những vách đá cao hàng chục met, những khe đá cắt sâu vào lòng đảo tạo thành hang động là nơi sinh sống của chim yến và dơi hết sức kỳ thú. 


Biển Hòn Nưa quyến rũ sẽ khiến bạn mê mẩn như bị ru tình. Ngoài ra, nếu bạn thích leo núi thì việc thử thách với những núi đá nhỏ cũng là điều tuyệt diệu. Vượt qua bản thân sẽ là cảm giác khắc sâu trong tâm trí bạn khi đứng trên đỉnh đá cao nhất Hòn Nưa. 

Kỳ thú rạm qua ba miền

Những đêm trăng đầy, đám cua ghẹ trốn biệt trong hang cựa mình lột xác, còn “nam thanh nữ tú” nhà rạm dìu dắt nhau lả lơi tình tự. 

Tuy nhỏ con hơn cua đồng nhưng thịt rạm rất ngọt thơm 

Ở Nam bộ, điểm hẹn lý tưởng của chúng thường là những khúc sông, rạch - nước lững lờ trôi. Dập dìu từ tháng Mười đến tháng Chạp âm lịch, khi nước rong (nước lớn cực đại) leo qua bờ đê.

Chuyện ly kỳ về ốc móng tay

Đặc sản Cần Giờ, có lẽ sau con ốc mỡ, cá dứa phải kể đến con móng tay to bằng... móng chân. Để bắt được nó, các ngư dân xã đảo Thạnh An phải trầm mình trong nước biển sâu, dò tìm từng con một. Rồi họ cố hít thở thật sâu, lặn xuống mò mẫm.

Hấp đúng cách, lưỡi ốc móng... chân giòn quên thôi - Ảnh: Tạ Tri 

Gian nan là vậy, song mức giá mua vào của các nhà hàng ở thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM cũng khá xứng đáng: 180.000 - 200.000đồng/kg. Chỉ cần họ kiếm được 10 - 12 con đã đầy một ký.