Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích từng chia sẻ thông tin, vào đầu thế kỷ XVII, tại khu vực Cửa Hội có một con tàu của thương nhân Nhật Bản bị đắm, chính quyền lúc bấy giờ đã cứu vớt được hơn 100 người; trong đó có 1 phụ nữ được người bản xứ nhận làm con nuôi...
Mối quan hệ giao thương đặc biệt
Là vùng đất có bề dày lịch sử, Nghệ An luôn là vùng đất giữ vị trí trọng yếu. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, khi trấn lỵ Nghệ An được đặt dưới chân núi Lam Thành, cạnh con sông Lam và ngay trên trục đường thiên lý thời bấy giờ, đã thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài, trong đó có những thuyền buôn đến từ Nhật Bản. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Nhật Bản đều ghi chép từ đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn Nhật Bản đã đến xã Phục Lễ (Hưng Nguyên) để buôn bán.
Theo Nhà nghiên cứu Thái Huy Bích, khu vực dưới chân núi Lam Thành trước đây là nơi buôn bán sầm uất, tiếc thay nơi này đã bị lở xuống sông Lam. Ảnh: Tiến Đông