28 thg 10, 2016

Xanh mát sông Diêm Điền

Ở vùng đồng trũng khá rộng giữa các xã Tịnh Khê, Tịnh Hòa, Tịnh Thiện thuộc TP.Quảng Ngãi có sông Diêm Điền chảy qua. Nơi đây từ buổi ban sơ bốn mùa ngập mặn. Sông Diêm Điền không chỉ cần mẫn dẫn nước ngọt, xả chua mặn mà còn mang vẻ đẹp tự nhiên, đầy sức hấp dẫn.

Đoạn cuối dòng sông Diêm Điền rẽ hai nhánh. Một nhánh chảy về phía đông trên phần đất xã Tịnh Hòa (nay đã bị bồi lấp nhiều). Nhánh kia vòng phía tây cánh đồng Khê Xuân, chảy tiếp xen giữa hai thôn Khê Thọ, Khê Xuân của xã Tịnh Khê, người địa phương gọi là sông Sau. Cuối cùng sông đổ ra bến neo đậu tàu Tịnh Hòa nơi cuối dòng sông Kinh.

Sông Diêm Điền. 

Lễ vào nhà mới của đồng bào Ba Na

Đối với người Ba Na, dựng nhà là một việc lớn và cần nhờ đến nhiều công sức của bà con trong buôn, làng. Mọi người chung sức, đồng lòng, tương trợ nhau để hoàn thành ngôi nhà. 

Ngôi nhà được hoàn thành xong không chỉ là niềm vui của gia chủ mà cả buôn làng. Ngày gia chủ dọn về cũng là ngày khánh thành nhà mới. Nhà nghèo cúng lợn, gà, nhà giàu cúng trâu để tạ ơn và làm lễ lên nhà mới. 

Trước khi làm lễ cúng, người ta bôi tiết lợn lên các cây nêu và các đồ trang trí để cúng.

Lễ Pơ Kong-Nét đẹp văn hóa truyền thống Bahnar

Mỗi lần về thăm nhà là lại được chứng kiến niềm vui của gia đình cũng như các sự kiện của buôn làng gần xa. Lần này về cũng vậy, tôi được tham dự lễ Pơ Kong ở nhà ông Y Thương, bà Nay Nhoa là ông bà ngoại của cô dâu tại làng Kto (xã Kon Gang, huyện Đak Đoa, Gia Lai). Đây là lễ trao còng đồng của cô dâu, chú rể khi chính thức đồng ý lấy nhau và có sự chứng giám của gia đình, dân làng và thần linh.

Vào ngày này, gia đình, bà con hai họ cũng như dân làng đều đến chia vui trong không khí vui mừng cho hạnh phúc cho đôi bạn trẻ. Ngoài tính cộng cảm mọi người còn chia sẻ với chủ nhà nắm gạo, cái ghè, con gà, bó rau… tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh của mỗi gia đình.

Lễ Pơ Kong của chú rể Huk, cô dâu Y Nhung. Ảnh: Y.P 

Lễ cầu mưa của người Chăm ở Vân Canh

Lễ cầu mưa của người Chăm H’roi ở thị trấn Vân Canh, huyện Vân Canh (Bình Định) thường được tổ chức vào những ngày đầu tháng 2 âm lịch. 

Từng gia đình có thể làm lễ riêng trên rẫy của mình hoặc cùng nhau góp lễ để cả làng làm chung. 

Để chuẩn bị cho lễ cầu mưa, dân làng cùng đóng góp lễ vật 

Lễ diễn ra tại trung tâm của làng. Tất cả người dân trong làng đều phải có mặt. Đại diện cho từng gia đình đến chạm tay và khấn vái trước lễ vật để được thần linh phù hộ. Lễ vật gồm có: 2 con gà trống, 2 ché rượu, 1 vòng sáp ong, 1 chén gạo… 

27 thg 10, 2016

Uy thiêng chùa Cũ (BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova)

Trong không khí mát mẻ đầy bóng cây sao trên diện tích 5.000 mét vuông, thượng tọa Thạch Đom Ra, trụ trì chùa Cũ (tọa lạc tại xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) kể lại “…Ngôi chùa này đã có gần 470 năm tuổi với nhiều câu chuyện bi hùng, nhất là những dấu vết chiến tranh tàn phá vẫn còn in đậm chốn tôn nghiêm…”. 

Chùa Cũ có tên tiếng Khmer là BôKemarik Kalabôprik Sang Chrova, được xây dựng vào khoảng năm 1648, trong khuôn viên rộng rãi, thông mát nằm cạnh tuyến đường từ xã Trà Côn đến ngã ba Vĩnh Xuân – Hựu Thành (huyện Trà Ôn).

Chùa Cà Săng, cảnh đẹp Vĩnh Châu

Chùa Cà Săng (Vĩnh Châu) là một trong những ngôi chùa Khmer có nhiều công trình kiến trúc nổi bật mang đậm bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ.

Chùa vốn có pháp danh là chùa Sêrây Cro Săng (có nghĩa là Ánh bình minh của cây bần thăng), chùa có vị trí nằm cách trung tâm thị xã Vĩnh Châu chừng 2 cây số về hướng đông bắc (đường về cầu Mỹ Thanh 2), thuộc ấp Cà Săng, phường 2 (trước đây là xã Vĩnh Châu).

Theo các cụ cao niên ở đây kể: “Trước kia tại gò đất này có nhiều cây bần thăng mọc hoang, một loại cây cao lớn giống như cây gáo (hiện nay được dùng làm cây kiểng vì cây dễ uốn cong để tạo dáng), người Khmer thường dùng trái nấu canh chua, vì trái có vị chua thanh”. 


​Đi về phía mặt trời Cửa Nhượng

Giữa vùng “tâm bão” miền Trung, có một vùng biển vẫn mang trong mình những cảnh sắc bình yên đến lạ. Đó là Cửa Nhượng, thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh với bãi biển Thiên Cầm nổi tiếng. 

Khung cảnh bình yên và nên thơ nơi Cửa Nhượng lúc mặt trời mọc - Ảnh: N.H.Thanh 

Cửa Nhượng thuộc khu vực xã Cẩm Nhượng, có tên gọi cũ là làng Nhượng Bạn. Tên gọi được người dân nơi đây lý giải là vùng đất hay là bờ đất được nhường, gắn với truyền thuyết về bà Hoàng Càn ở thời nhà Trần.

​Thương con mắm thính Hội An

Không biết có tự bao giờ nhưng mắm thính đã trở thành món ăn gần gũi với người dân Hội An và khách du lịch. Nhiều du khách trước khi rời phố cổ còn tranh thủ mua ít mắm thính về làm quà cho người thân. 

Mắm thính là một trong những mặt hàng được chuộng ở chợ Hội An, nhất là những ngày vào mùa mưa - Ảnh: T.Ly 

Đến phố cổ Hội An, du khách thường không thể bỏ qua khu chợ Hội An, nơi lưu giữ nhiều tinh hoa văn hóa một thời thương cảng xưa. Đó là những mặt hàng truyền thống như chiếu Trà Nhiêu, sản phẩm gốm Thanh Hà, mộc Kim Bồng… và cả những món ăn truyền thống bình dân xứ Quảng.

23 thg 10, 2016

Chợ phiên chủ nhật ở Quản Bạ

Chợ Quản Bạ họp phiên vào chủ nhật hàng tuần, chợ là nơi tập trung buôn bán của các xã của huyện. 

Huyện Đồng Văn - Hà Giang có khá nhiều các chợ phiên của các đồng bào dân tộc, các chợ phiên nơi đây gắn liền với cuộc sống của đồng bào. Mỗi chợ có một ngày họp phiên riêng, chợ Sà Phìn họp vào ngày Tỵ, Hợi, chợ Lũng Phìn họp vào các ngày Dần, Thân, Chợ Phó Cáo họp vào ngày Thìn, Tuất, chợ Phó Bảng họp vào các ngày Tỵ Ngọ. Còn chợ Quản Bạ còn có một cái tên khác là chợ Quyết Tiến, thì họp phiên vào Chủ nhật hàng tuần.

Cũng giống như các chợ phiên khác trong huyện, chợ Quản Bạ là nơi tập trung giao lưu, buôn bán sản vật của đồng bào dân tộc các xã của huyện. Ngoài chức năng là nơi buôn bán chợ còn là nơi tập trung sinh hoạt, giao lưu văn hóa của các đồng bào các dân tộc ở khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn.

Mặn mà nước mắm cá cơm

Nước mắm cá cơm có màu đỏ sẫm với vị mặn mà, phảng phất hương vị biển khơi. Những món ăn dân dã như được “nâng tầm” với chén nước mắm thơm lừng bên cạnh. 

Chén nước mắm cá cơm luôn hiện diện trong bữa cơm của người dân quê - Ảnh: Minh Kỳ 

Những ngày qua, thông tin nhiều mẫu nước mắm công nghiệp có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng cho phép làm “nóng” dư luận. Chợt thấy mình may mắn với những bữa cơm đạm bạc cùng chén nước mắm cá cơm chế biến theo phương pháp truyền thống đậm đà hương vị.

Lá bép - đặc sản rau rừng Tây nguyên

Trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ở Tây nguyên thường hái lá bép về cải thiện bữa ăn hằng ngày. Trong bài hát Nổi lửa lên em của nhạc sĩ Huy Du còn có câu “Lá bép rau rừng thêm thắm tình anh nuôi”.

Lá bép non - Ảnh: Hoài Vũ 

Lá bép còn có tên là lá bét, rau nhíp, một loại lá rừng, đặc sản của núi rừng Tây nguyên. Nhiều vị lão làng cho biết xưa kia lá bép là món ăn khoái khẩu của loài tê giác. Do đó nơi nào có nhiều cây lá bép là nơi đó có dấu chân tê giác.

Bạn đã khám phá hết Hội An chưa?

Hội An (Quảng Nam) không chỉ là những con phố cổ tấp nập du khách. Ở cái thành phố nhỏ kì lạ này, có rất nhiều điều mới mẻ, tuyệt diệu mà dẫu có đến Hội An vài chục lần, vẫn chưa khám phá hết…

Con đường làng bê tông nằm ven sông ở Cẩm Kim khiến khung cảnh thật bình yên 

Một ngày giữa tháng 10. Thời tiết tuyệt đẹp cho một chuyến du ngoạn. Bạn sống ở Hội An, muốn cho tôi một trải nghiệm mới mẻ về thành phố này.

Cá nục – món ăn thơm ngon, bổ dưỡng

Những ngày này ra chợ hàng cá đều thấy đầy cá nục. Cá nục là một trong những món ăn bình dân nhưng rất thơm ngon và nhiều dinh dưỡng. Thịt cá nục chắc và ngọt nên chế biến được nhiều món như kho, nướng, chiên, hấp, nấu chua, nấu sốt… đều ăn rất ngon.


Về miền cát trắng đón nắng biển ở Mũi Yến, Bình Thuận

Hành trình băng qua sa mạc cát trắng để được ngủ trên đồi, đón gió biển tại vùng đất hoang sơ Mũi Yến (Bình Thuận) sẽ khiến các phượt thủ mê tít. 

Cách TP.HCM 244 km, Mũi Yên (xã Hòa Thắng, Bình Thuận) sẽ không làm cho bạn hối tiếc khi đã đặt chân tới nơi đây. Đoạn đường để chinh phục vùng đất đầy nắng, gió và biển gian nan, nhưng bạn sẽ có nhiều trải nghiệm và hình ảnh đẹp.

Đường đến đây thuận lợi cho cả xe máy và ôtô, tuy nhiên xe máy là lựa chọn ưu tiên nếu muốn được ngắm cảnh và hưởng trọn không khí trên đường tới Mũi Yến.

Để có được khoảng thời gian đẹp nhất, hãy khởi hành tại Sài Gòn vào sáng sớm, sau đó nghỉ trưa tại Mũi Né để nạp năng lượng. Bạn tiếp tục di chuyển tới xã Hòa Thắng, từ đây đến Bàu Trắng rồi băng thêm 3 km đường cát trắng.

Cung đường qua sa mạc cát tuy đẹp nhưng gian nan hơn rất nhiều, đặc biệt nên lưu lại tất cả những khoảng khắc ở mỗi nơi bạn đi qua để khoe chiến tích với bạn bè. 

Khám phá Mũi Yến, bạn phải qua sa mạc cát đầy nắng và gió rít. 

20 thg 10, 2016

Thu về nhớ cơm lam Tây Bắc

Thu đã về, trong tiết trời se se lạnh lại thèm được rong ruổi trên những cung đường Tây Bắc, được thưởng thức cơm lam còn thơm mùi lúa mới, món quà vùng cao làm ấm lòng bao kẻ lữ hành. 

Những ống cơm lam bày bán trên những chiếc gùi xinh xắn - Ảnh: N.T.Lượng 

Thật thú vị khi những ngày này được rong ruổi ngược đường lên Yên Bái, Lào Cai hay Sơn La để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sắc thu vàng đang tràn ngập những thửa ruộng bậc thang, những cánh đồng hoa cải, và không quên thưởng thức món cơm lam của đồng bào nơi đây.

Những điều kỳ thú trên cung đường 14G

Cung đường 14G bao quanh là rừng núi không những sẽ ban tặng cho du khách khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn giúp du khách khám phá những địa danh, văn hóa và tập tục, con người Cơ Tu. 

Cầu treo dẫn du khách vào làng Bhơ Hôồng để tham quan, nghỉ ngơi - Ảnh: V. HÙNG 

Từ quốc lộ (QL) 14B đoạn xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), quẹo phải sang QL14G nối phía tây Đà Nẵng với huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) gần 70km, du khách đã có thể hòa cùng thiên nhiên núi rừng mát lạnh. 

Tượng đài Sài Gòn xưa có số phận bi hài nhất

Đó là tượng đài Léon Gambetta, nhà chính trị gia thuộc phái diều hâu khét tiếng của Pháp cuối thế kỷ 19. 

Nơi đặt tượng đài đầu tiên ở: ngã tư Norodom (Lê Duẩn hiện nay) - Pellerin (Pasteur) đầu thế kỷ 20. Các dòng chữ dưới bưu ảnh: An Nam (tiếng Hoa) - Nam Kỳ - Quảng trường và tượng Gambetta - Ảnh tư liệu 

Léon Gambetta (1838-1882, mất năm 44 tuổi) là thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Ngoại giao Cộng hòa Pháp trong hai năm 1881-1882.

Đây là khoảng thời gian Pháp đã xâm chiếm xong toàn bộ Nam kỳ lục tỉnh và chuẩn bị cho việc thôn tính hoàn toàn miền Bắc.

Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của đường lên 'tiên cảnh' Bà Nà

Nằm ở độ cao 1.487m so với mực nước biển, “tiên cảnh” Bà Nà (Đà Nẵng) đang là điểm đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.

Bà Nà Hills được đánh giá là khu du lịch "ăn khách" ở Đà Nẵng

Rủ nhau lên thiên đường có thật ở Mộc Châu

Cách Hà Nội khoảng 200km, mất khoảng 4-5 giờ đi ôtô, cao nguyên Mộc Châu xinh đẹp là nơi “sống ảo” của nhiều bạn trẻ.

Điểm đến đầu tiên là thung lũng tình yêu với trái tim được kết bằng những cây chè xanh mướt. Trang trại chè rộng mênh mông với màu xanh bạt ngàn nổi bật giữa núi rừng.

Lạc vào huyền thoại giữa lòng hồ thủy điện Tuyên Quang

Hồ thủy điện Tuyên Quang không chỉ cuốn hút bởi cảnh sắc mê hồn mà còn cuốn hút bởi những sự tích như còn hiện hữu ở từng hẻm núi, cánh rừng.

Hồ nước nhân tạo này cách thành phố Tuyên Quang hơn 100km, có diện tích trên 8.000 ha và nằm giữa 4 tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Cao Bằng và Hà Giang. 

19 thg 10, 2016

Ngọt, thơm cá trê nướng đồ xôi xứ Mường

Mang đậm chất văn hóa của đồng bào Mường ở huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, món cá trê nướng đồ xôi được lưu truyền nhiều đời nay và gắn bó mật thiết với cuộc sống người dân nơi đây. 

Món cá trê nướng đồ xôi của người Mường - Ảnh: Diệm My 

Nguyên liệu đầu tiên của món ăn là cá trê. Đây là loại cá ít xương, ngọt thịt và thơm. Muốn món ăn ngon, cá phải được bắt ở các dòng suối và phải chọn những con cá không quá to cũng không bé quá.

Mộc mạc bánh ít sắn xứ Quảng

Với người dân phố Hội, sắn hấp dừa, khoai lang nướng... là những món quà quê yêu thích. Riêng tôi, chỉ cần thoáng nghe hương vị ấy một khoảng trời thương nhớ lại ùa về với món bánh ít sắn mộc mạc, chân chất. 

Thơm, dẻo đĩa bánh ít sắn 

Mới đầu tháng mười mưa đã dầm dề xứ Quảng. Lẩn khuất trong màn mưa lạnh lẽo nơi góc phố, dễ dàng nhận ra hương thơm của những chiếc xe sắn hấp dừa, của những bếp than khoai nướng.

Trải nghiệm không gian lạnh giá giữa Sài Gòn oi bức

Giữa cái nóng gay gắt quanh năm của Tp. Hồ Chí Minh, quán cà phê Ice Coffe mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm cảm giác lạnh tê tái trong căn phòng băng độc đáo. 

Vừa mới khai trương đầu tháng 9/2016 nhưng quán cà phê Ice Coffe nằm trên đường Trường Chinh, quận Tân Phú, đã trở thành một điểm đến hấp dẫn đông đảo du khách gần xa. Ice Coffe nổi tiếng không chỉ bởi không gian kiến trúc độc đáo, mà còn là quán cà phê lạnh nhất ở thành phố với nhiệt độ trong phòng xuống đến -100C.

Ngay ở lối vào chúng tôi được các nhân viên của Ice Coffee giúp khoác lên người chiếc áo lông dày, mũ len và đôi găng tay để giữ ấm cơ thể. Vừa mở cánh cửa bước vào quán, cái lạnh đến mười độ âm thấm vào từng thớ da thịt, cảm giác như đang lạc giữa mùa đông lạnh giá của xứ sở xa xôi nào đó vùng Bắc Cực. 

Khách được trang bị áo lông, mũ và găng tay trước khi bước vào quán.

Chốn đồng quê Bò Cạp Vàng

Nằm ở vùng kênh, rạch chằng chịt thuộc hệ thống sông Đồng Nai, khu du lịch Bò Cạp Vàng (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) có khí hậu ôn hòa, khung cảnh hữu tình, cây cối quanh năm xanh tốt mang đến một không gian vui chơi, nghỉ dưỡng lý tưởng cho du khách. 

Khu du lịch Bò Cạp Vàng cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng hơn một giờ chạy xe máy nên vào dịp cuối tuần, từng nhóm bạn bè, hay nhiều gia đình thường rủ nhau về đây dã ngoại, vui chơi. Được bao bọc bốn bề là sông nước với diện tích gần 4ha, Bò Cạp Vàng hút hồn du khách ngay ở cảm nhận đầu tiên với vẻ đẹp mang đặc trưng của khung cảnh đồng quê Việt. 

Bò Cạp Vàng có tới 200 lán trại nhà sàn, nhà chòi với sức chứa trên 2.000 du khách. Điểm nổi bật của Khu du lịch là các hoạt động vui chơi dành cho khách đoàn. Du khách sẽ được ban quản lý cung cấp những dụng cụ phục vụ trò chơi tập thể như kéo co, cà kheo, khăn bịt mắt, bàn chân vịt…

Con kênh trong xanh chạy xung quanh Khu du lịch Bò Cạp Vàng.

Leo núi Phật Tích ngắm tượng A-di-đà

Phật Tích là một ngọn núi cao nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trên núi có chùa Phật Tích cổ kính cùng pho tượng A-di-đà cao gần 40m.

Núi Phật Tích nhìn từ con đường dẫn vào núi

Chùa Phật Tích được xây dựng năm 1057 dưới thời Lý, tọa lạc hoàn toàn trên núi Phật Tích (còn được gọi là núi Lạn Kha, Non Tiên). Núi Phật Tích cao khoảng 500 m so với mực nước biển, trên núi chủ yếu là cây thông trải dài hai bên sườn núi. Tượng A-di-đà có đôi mắt hiền từ, thanh thoát, dáng ngồi thiền, những buổi chiều hoàng hôn khi mặt trời xuống đượm vàng, tượng tạo nên một khung cảnh linh thiêng hiếm thấy.

Mùa trâm chín bừng sáng đỉnh Sơn Trà

Núi Sơn Trà (Đà Nẵng) vào tháng 10 tiết trời mưa phùn rơi dìu dịu, là thời điểm những cây trâm cổ thụ bắt đầu cho trái chín. Những trái trâm chứa đựng một bầu ký ức tuổi thơ của nhiều thế hệ. 

Sơn Trà đang vào mùa trâm chín 

Con đường từ chân núi lên đỉnh Sơn Trà quanh co, uốn khúc tuyệt đẹp. Khó có thể hình dung ở nơi không quá xa trung tâm lại có một cung đường đẹp đến như vậy. Nên nhiều người yêu Sơn Trà thắm thiết đã cất công đến đó để hít thở khí trời trong trẻo mỗi ngày và để ngắm những tán rừng trâm nằm lặng lẽ, tỏa sắc đẹp dịu dàng…

18 thg 10, 2016

Cuối tuần lên đồi ngắm biển Vũng Tàu lộng gió

Sau một tuần làm việc vất vả, đồi Con Heo cách trung tâm TP.HCM 120 km, nằm ngay Bãi Sau của Vũng Tàu sẽ là một lựa chọn thú vị cho bạn. 

Đồi Con Heo được coi như “ngọn hải đăng trên cạn” của thành phố. Đường đi tới đồi cũng rất đơn giản. Bạn đi từ hẻm 222 Phan Chu Trinh, phường 7, thành phố Vũng Tàu, chạy thẳng chừng 500 m là đến.

Nhìn từ đỉnh đồi, bạn sẽ được chiêm ngưỡng "bức tranh 3D" của toàn thành phố biển, vừa sinh động, hiện thực mà nên thơ. Bức tranh mở ra khung cảnh của một thành phố đô thị hóa. Những dãy nhà cao tầng xếp san sát. Màu sơn lẫn lộn nhưng thật đẹp mắt mà ta chẳng muốn thêm bớt chỗ nào. 

Đồi Con Heo, điểm đến check-in ưa thích của giới trẻ. Ảnh: Thanh Thùy Dương. 

Món ngon An Giang du khách khó lòng bỏ qua

An Giang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách không chỉ bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi những món ăn ngon, đậm chất miền Tây Nam Bộ. 

Có dịp đến An Giang du lịch, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc sắc này. 

Đường thốt nốt

Thốt nốt là một loài cây đặc trưng ở vùng Bảy Núi, không chỉ cho nước uống mát lành mà còn là nguyên liệu làm món đường thốt nốt đặc sản.

Đường được làm từ mật hoa và trái thốt nốt, trải qua nhiều công đoạn để cho ra những khoanh đường màu vàng da bò, ngọt thanh, thơm dịu và khi ăn có vị béo.

Ngoài cách thưởng thức trực tiếp để cảm nhận vị ngon, đường thốt nốt còn được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị. 

Đường thốt nốt được dùng để nấu chè đậu xanh, pha nước mắm để làm tăng hương vị. 

Phiêu du giữa bản nhà sàn

Nếu không mấy mặn mà với những chuyến du lịch bằng ô tô, máy bay, đến những điểm du lịch lớn và nghỉ trong những khách sạn sang trọng, bạn có thể chọn cho mình một hành trình ngược lên vùng Tây Bắc xa xôi để tìm kiếm những trải nghiệm mới lạ. Thong dong trên chiếc xe máy để ngoạn cảnh núi rừng rồi ngả lưng trong căn nhà sàn yên tĩnh giữa vùng rừng núi thì còn gì thú vị bằng.

Những cọn nước bên suối ở bản nhà sàn.

Mùa này, tiết trời mùa thu se lạnh, sắc trời lừng lựng tựa mật ong, muôn hoa đua nở là lúc có thể bắt đầu chuyến du lịch làng bản. Cả một khung trời Tây Bắc đang chào đón bạn, chào đón những chuyến đi tìm về những miền đất mới.

Những ai ưa thích du lịch vùng núi thường gọi đó là những chuyến phượt làng bản. Thay cho việc đi đến những địa điểm du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước thì họ lại “khăn gói” cho những chuyến vượt đèo, vượt suối để đến với những bản làng thấp thoáng trong sương mờ.

Hẳn là sẽ có những điều thú vị đón đợi những tâm hồn ưa thích khám phá những cảm giác mới với những chuyến du lịch làng bản. Vài năm gần đây, tuy không phải định sẵn là địa điểm du lịch nhưng những bản nhà sàn xinh xắn, chênh vênh bên ven suối, nơi định cư của đồng bào vùng cao từ bao đời nay đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Người dân vùng cao vừa sinh sống vừa kết hợp làm du lịch ngay tại bản làng mình.


Có khá nhiều điểm du lịch làng bản để bạn đến và trải nghiệm, như Sa Pa (Lào Cai), Mù Cang Chải, Tú Lệ (Yên Bái), Bản Lác-Mai Châu (Hòa Bình), Bắc Hà, Bảo Yên (Lào Cai), Định Hóa (Thái Nguyên)… Đó là những nơi quần tụ những bản nhà sàn truyền thống của đồng bào vùng cao. Nơi đây có bao điều vừa hoang sơ, vừa bí ẩn và thú vị chờ đón du khách.

Bản nhà sàn thường ở trọn dưới những thung lũng bạt ngàn màu xanh, màu vàng của lúa, của cây trái. Xung quanh là cảnh quan vừa kỳ vĩ vừa thơ mộng với núi cao, suối ngàn và âm thanh của muôn loài chim. Dạo chơi trên con đường nhỏ dẫn vào các bản, bạn sẽ cảm thấy như mình đang được sống trong một không gian thanh tĩnh đến lạ kỳ. Không ồn ã, không bụi bặm và cũng không bị ai làm phiền khi đi vãn cảnh.

Ở bản nhà sàn, du khách có thể đi theo nhóm và tự mình khám phá cảnh sắc, con người và văn hóa nơi đây chứ không cần hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Nếu có thì chính người dân địa phương là người sẽ giới thiệu và hướng dẫn đường đi lối lại. Thật tuyệt khi giữa tiết trời mùa thu, thả hồn mình giữa hương đồng gió nội để lắng nghe nhịp sống nơi núi rừng. Ngắm những căn nhà sàn đơn sơ, khám phá những cọn nước khổng lồ bên suối, những cối giã gạo bằng sức nước của người vùng cao, ngả lưng trên những thảm cỏ xanh rì, chiêm ngưỡng những điệu múa xòe, những câu hát của người vùng cao rồi cao hứng nhảy xuống dòng suối trong vắt để tắm mình trong làn nước mát. Đến đây, chỉ sau vài giờ đồng hồ, mọi mệt mỏi bị xua tan, mọi ưu phiền như biến mất và thay vào đó là cảm giác khỏe khoắn, phấn chấn như trong cuộc phiêu du.

Buổi tối ở bản nhà sàn, du khách không lo chỗ ngủ bởi chính những căn nhà sàn xinh xắn kia sẽ là nơi mang đến cho khách giấc ngủ sâu sau một ngày lãng du. Mùa này, màn đêm buông xuống cũng là lúc màn sương mờ như tấm màn giăng mắc những bản nhà sàn. Bạn không lo buồn bởi trên những căn nhà sàn, chủ nhà đã đón đợi ngay dưới chân cầu thang, tay cầm chén rượu ngô nóng hổi mời khách để thể hiện lòng quý mến. Bước qua cầu thang “chín bậc tình yêu” là bạn được đến với một không gian ấm áp và gần gũi. Giữa nhà là bếp lửa cháy bập bùng, bốn góc nhà sẽ là những căn buồng nhỏ bằng gỗ, là nơi dành cho khách du lịch ngủ lại.

Trong không gian nhà sàn, bạn sẽ như người được sống trong thời xưa vậy. Được nghe những điệu hát then, hát lượn, được nghe kể sử thi, truyền thuyết của những tộc người. Đặc biệt, được đồng bào vùng cao chế biến và phục vụ những món ăn vùng cao mà có lẽ nếu không cất công lên đây thì chẳng bao giờ có cơ hội được thưởng thức. Ở đây, đồng bào vùng cao có món gì thì mời khách món đó, món xôi ngũ sắc nhìn đã thấy ngon, món vịt om mẻ khá lạ miệng, món cơm lam dẻo thơm, gà nướng than hồng, cá suối lam, ếch om gừng, thịt trâu lùi tro bếp, rượu ngô, rượu thóc say nồng…

Đêm, ngủ trên nhà sàn có cảm giác lạ, thú vị. Ngả mình trên những tấm đệm bông lau vừa êm ái vừa ấm áp, gối đầu trên chiếc gối bọc thổ cẩm, bên trong lõi là phoi bào gỗ quế thơm lừng, đắp trên mình những tấm chăn dệt từ thổ cẩm. Nhà sàn thoáng tứ phía, cả trên và phía dưới đều thoáng nên dễ dàng đưa bạn vào giấc ngủ. Nằm trên căn nhà sàn, lắng nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim gọi bạn trong đêm, thi thoảng, tiếng con nai, con hoẵng cất lên ở phía rừng xa. Nghe sao mà hoang sơ, thanh vắng.

Du lịch ở bản nhà sàn, bạn chớ lo bị chặt chém hay bị chèo kéo. Đồng bào vùng cao làm du lịch không đặt nặng tính thương mại mà chỉ mong du khách đến và thêm yêu mảnh đất nơi đây. Vì thế, họ đón khách với tấm lòng chân thật và giản dị như cuộc sống thường ngày của họ.

Một chuyến phiêu du giữa bản nhà sàn sẽ là những trải nghiệm khó quên, là hành trình khám phá những miền đất còn bao điều bí ẩn đang chờ đón khách phương xa.

Nguyễn Thế Lượng

Về Khánh Hòa ăn nhum béo ngậy

Nhum biển béo, dầy cơm, bổ dưỡng của vùng Khánh Hòa những ngày tháng 10 thu hút sự chú ý của dân sành hải sản.

Cầu gai hay nhum biển, nhím biển là động vật da gai sống ở biển. Nơi sống của loại sinh vật này thường các ghềnh đá, bãi đá. Để bắt được nhum biển, ngư dân mang theo bao chứa và phải lặn xuống vài mét nước. Muốn có nhum ngon phải đi bắt vào những ngày tối trời, ngày trăng sáng nhum bắt mồi ít nên bụng rỗng, không ngon. 

Kẹo dừa - món quà quê thân thương từ Bến Tre

Vị ngọt của đường thốt nốt, vị béo của dừa và độ dẻo thơm tròn vị đã khiến kẹo dừa trở thành món quà quê độc đáo xứ Bến Tre.

Được mệnh danh là thủ phủ dừa, Bến Tre hấp dẫn khách du lịch bằng nhiều sản phẩm làm từ dừa như cổ hũ dừa, đuông dừa, các loại chè bánh và đặc biệt là món kẹo làm bằng nguyên liệu chính từ phần cơm dừa. 

17 thg 10, 2016

Đón bình minh miền cực Đông tổ quốc

Lặn lội xuyên qua bốn quả núi, cắm trại ngủ ven bờ biển, chúng tôi mong muốn sẽ dậy thật sớm, leo qua các rặng đá, đón bình minh ở điểm được cho là cực Đông của Việt Nam. Nhưng người tính không bằng trời tính…

Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm thuộc vịnh Vân Phong, Khánh Hòa. Dù chưa được nhà nước công nhận chính thức, nhưng theo quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu, đây mới thật sự là điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam, là nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ nước ta. Để ra được Mũi Đôi, du khách sẽ phải đi theo Quốc lộ 1, tới chân đèo Cổ Mã thì rẽ theo hướng đi Đầm Môn. Từ Đầm Môn đi bộ ra Mũi Đôi mất khoảng bốn, năm tiếng đồng hồ, leo qua năm cây số đồi cát và băng tám cây số đường rừng. Tại đây, du khách nên gửi xe máy và đồ đạc không cần thiết tại nhà dân, nếu không, sẽ gặp phải trường hợp dở khóc dở cười như chúng tôi.

Vất vả chinh phục những đồi cát lớn

Ngày mưa, khoái khẩu các món lỗ tai heo chua ngọt

Ở vùng nông thôn miền Tây Nam bộ, mỗi khi có lễ nghi quan trọng, người dân thường mua đầu heo về nấu cháo cúng người khuất mặt. Khi ấy, lỗ tai heo sẽ được chế biến thành nhiều thứ “mồi” hấp dẫn để nhâm nhi với ly rượu gạo ấm nồng.

Lỗ tai “lão Trư” được sơ chế thật sạch, để ráo. Trước khi làm món gì cũng phải trụng tai heo sao cho vừa chín tới. Món thông dụng nhất là ngâm giấm: xắt lỗ tai thành sợi nhuyễn, nhỏ, để thật nguội rồi xếp vào keo thủy tinh. Giấm hòa với đường cát và muối nấu sôi, chờ đến khi âm ấm thì trút vào keo lỗ tai để ngâm. Thêm vài lát tỏi, ớt tạo màu sắc và mùi vị. Chỉ ngâm một, hai ngày đã có thể vớt tai heo ra vắt khô, khi ăn chấm nước mắm y (hoặc nước tương) có vài lát ớt. Có người còn trộn tai heo ngâm giấm với thính, ăn vừa thơm, vừa béo.

Tai heo xào dưa leo

Ăn mắm kiểu miền Tây Nam bộ

Khi bàn về văn hóa ẩm thực Nam bộ, có lần nhà văn Sơn Nam từng khẳng định “mắm là đặc trưng của Nam bộ, được hình thành bởi sự “hôn phối” giữa trời đất và con người. Đó là tính hào sảng của thiên nhiên và tính tiết kiệm của con người”.
Theo tác giả Hương rừng Cà Mau, vùng đất Nam bộ thuở cha ông ta đi mở cõi đầy ắp những cá tôm, ăn không hết nên những người đi khai hoang ngày ấy đã biết đến cách làm mắm để dành. Mắm là thức ăn được ưa chuộng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long từ hàng trăm năm nay.

Ngoài cách làm mắm để dành, bà con còn làm khô, nhưng mắm có ưu thế hơn vì có thể dự trữ dài ngày hơn và chế biến được thành nhiều món ăn, với nhiều cách ăn khác nhau: ăn mắm sống, kho mắm, chưng mắm, chiên mắm, làm lẩu mắm… Gần như loại cá nào cũng làm mắm được, trừ những loại cá nhiều mỡ, bởi cá nhiều mỡ làm mắm hoặc làm khô dễ bị hôi dầu. Mắm làm từ các loài thủy sản khác nhau: tôm, cua, còng, ba khía… mỗi thứ có một hương vị đặc trưng riêng. Ăn mắm là một nghệ thuật ẩm thực dân gian trong dòng chảy văn hóa bình dân miền đất mới.

Ông lão lang thang được xây miếu thờ

Từng là một lão nông lang thang, chuyên làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày. Không tên tuổi, không người thân thích, chết bên gốc cây, thế nhưng khi chết cụ lại được người dân địa phương gom góp tiền bạc xây miếu thờ khang trang, tạc tượng đồng thờ cúng. Người dân địa phương gọi đây là miếu Cố.

Miếu Cố được nhân dân đóng góp xây dựng khang trang. 

Nằm cách quốc lộ 1A khoảng 500m, miếu Cố được xây dựng khang trang, với khuôn viên rộng rãi thuộc địa phận khối 9, thị trấn cầu Giát (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Chẳng ai biết chủ nhân ngôi mộ tên gì, bao nhiêu tuổi, quê ở đâu, theo những người cao tuổi nhất ở địa phương thì lúc họ lớn lên đã nghe các cụ xưa kể đã thấy ngôi mộ nằm ở đó.

13 thg 10, 2016

Nhân cách Huỳnh Thúc Kháng

Cả dân tộc Việt Nam gọi Quyền Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng bằng tên gọi rất gần gũi, trìu mến: “Cụ Huỳnh”. Đó chẳng phải ngẫu nhiên, mà là thể hiện lòng tri ân, kính trọng của người dân, bởi nhân cách, đức độ, tinh thần trung kiên với cách mạng, với dân tộc Việt Nam của cụ Huỳnh.

1. Theo dấu tiền nhân

Dù đã là người thiên cổ, nhưng cụ Huỳnh luôn được đời sau nhắc đến. Cụ đã để lại cho dân tộc Việt Nam một tài sản vô cùng giá trị, đó là một cuộc đời, một nhân cách sống “không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan, chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.

Suốt chặng đường từ TP.Quảng Ngãi về xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước (Quảng Nam) - nơi cụ Huỳnh sinh ra và lớn lên, mỗi chúng tôi đều dâng trào một cảm xúc mãnh liệt. Có lẽ đó là tâm trạng của lớp hậu sinh, trân trọng và tự hào khi ngược dòng lịch sử tìm hiểu về bậc hiền tài xứ Quảng.

Hang đá 'dát vàng' độc đáo ở xứ Nghệ

Nằm cách thị trấn Mường Xén khoảng 50km, hang Thằm Lạn (còn có những phát âm như: thẩm lạn, thẳm lạn) thuộc xã Mỹ Lý (Kỳ Sơn, Nghệ An) được người dân gọi với cái tên như hang dát vàng, hang triệu người là một địa điểm đến đầy kỳ thú với những ai ưa thích trải nghiệm, khám phá.

Đi qua khe Tụ (thuộc bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý), là đến hang Thằm Lạn, nơi gắn liền với truyền thuyết chuyện tình giữa cô gái Thái xinh đẹp và chàng trai con “Phà” (trời). 

Người Mông Nghệ An rảnh rỗi là ... ném pao tìm người yêu

Đồng bào Mông có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như múa khèn, chơi quay,... nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao tìm người yêu.

Trước đây trò chơi chỉ diễn ra vào các dịp lễ tết, còn hiện nay, hễ có thời gian nhàn rỗi là người Mông tổ chức ném pao.

Nguyên nhân là bởi trò chơi đậm chất cộng đồng này không mất nhiều công đoạn chuẩn bị, mà đơn giản chỉ cần có quả pao.

Ném pao nhìn qua tưởng chừng đơn giản chỉ là việc người tung người bắt, hình thức như một cuộc thi giữa hai đội. Tuy nhiên, có một "luật ngầm" trong trò chơi này, đó là thích ai, các cô gái, chàng trai sẽ tung quả pao của mình về phía người đó. Nếu tình cảm với nhau, họ sẽ bắt quả pao đó bằng mọi cách; ngược lại, họ sẽ nhường pao cho người khác bắt hoặc để pao rơi.

Chính vì vậy, trò chơi này là phương tiện được các chàng trai, cô gái người Mông ở Nghệ An lựa chọn để chơi, qua đó tìm được những người bạn tâm giao, những tình yêu đôi lứa.

Những cô gái Mông ở Huồi Giảng, Kỳ Sơn váy áo sặc sỡ tham gia trò chơi ném pao. 

Về Buôn Ma Thuột chinh phục tảng đá nguyên khối lớn nhất VN

Không chỉ có những rẫy cà phê xanh bạt ngàn hay hoa pơ lang nở đỏ rực núi đồi, đến Buôn Ma Thuột bạn còn được chiêm ngưỡng tảng đá nguyên khối lớn nhất Việt Nam đầy kì lạ và bí ẩn. 

Ảnh: tapchi.infor 

Tọa lạc tại địa bàn xã Yang Tao (huyện Lắk), cách trung tâm TP. Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo Quốc lộ 27, đá Voi Mẹ hiện lên sừng sững giữa như một con voi khổng lồ đang chìm vào giấc ngủ giữa núi rừng Tây Nguyên.

Cung phượt mới: TP.HCM - Buôn Mê Thuột không theo quốc lộ

Với cung đường 450 km này, bạn sẽ được thử độ lỳ tâm lý khi đi giữa rừng cao su mênh mông, băng đèo tuyệt đẹp, thoải mái ngắm sông suối, đập thủy điện. 

Từ nhà thờ Đức Bà ở trung tâm TP.HCM, có thể đi đến ngã 6 xe tăng ở Buôn Mê Thuột (hơn 450 km) mà không cần đi theo bất kỳ quốc lộ nào. Quãng đường sẽ chỉ đi qua tỉnh lộ, đường liên xã, các đường đất đỏ rất đẹp len lỏi giữa những rừng cao su, ruộng lúa... Thật ra có đoạn 30 km QL28, nhưng tôi không rõ là có phải TL725 nối dài hay không, nhưng cũng quá ít so với 450 km nên cio như không tính.

Con đường này nằm giữa 2 cung đường đi Buôn Mê Thuột quen thuộc là QL14 (350 km) và QL20 lên Liên Khương rồi rẽ trái theo QL27 về Buôn Mê Thuột (450 km). 

Cung đường nói đến trong bài này có màu đỏ, nằm ở giữa 2 cung chính từ Sài Gòn lên Buôn Mê Thuột. 

Nét quyến rũ của buổi sáng Sài Gòn

Nếu muốn tìm kiếm khoảng thời gian yên tĩnh nhất của Sài Gòn, hãy thức dậy sớm để nghe tiếng thở rất êm của thành phố vào những phút giây đầu tiên trong ngày. 

Chỉ vào buổi sáng sớm, người dân hay du khách đến Sài Gòn mới có thể hít một hơi thật sâu để cảm nhận luồng không khí trong lành len lỏi vào lồng ngực. Trong không khí có mùi lá cây tươi mới, mùi của hạt sương thanh khiết, mùi của sự thong dong trước khi bắt đầu nhịp sống tất bật. Phải chăng sự ồn ào, náo nhiệt của thành phố càng làm giây phút thanh tĩnh này trở nên đắt giá và quý báu gấp nhiều lần? 

Cung phượt mới: Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ vùng Tây Bắc

Ngũ Chỉ Sơn được mệnh danh là dãy núi đẹp nhất miền Tây Bắc, thuộc xã Tả Giàng Phình, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, và là ranh giới của tỉnh Lào Cai và Lai Châu. 

Với độ cao khoảng 2.800 m, 5 ngọn núi như 5 ngón tay hướng lên bầu trời, Ngũ Chỉ Sơn là thách thức không chỉ với những người yêu thích leo núi, mà cả những người dân tộc thiểu số ở nơi đây. 

Tím biếc hoa oải hương trên cao nguyên trắng

Mấy ngày nay, rất đông du khách tới cánh đồng hoa oải hương tím biếc tại Thải Giàng Phố (Bắc Hà) để tham quan, chụp ảnh.
Được biết hiện nay chỉ có 2 nơi ở Việt Nam trồng thành công hoa oải hương tím là thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và huyện Bắc Hà (Lào Cai).

Báo Lào Cai xin gửi đến bạn đọc những hình ảnh về loài hoa này.

Cánh đồng hoa oải hương với màu tím quyến rũ. 

Cung phượt ven biển được yêu thích ở Việt Nam

Chỉ dài khoảng 60 km, quãng đường Mũi Né - Bàu Trắng - Phan Rí Cửa sẽ đưa bạn đi từ những hoang mạc toàn cát tới hồ nước, thảm cỏ xanh, bờ biển thơ mộng và cả những món ngon địa phương.

Với những ai có sở thích du lịch, đặc biệt là yêu biển, hoang mạc thì cung đường Mũi Né - Bàu Trắng - Phan Rí Cửa là lựa chọn hoàn hảo. Đây là nơi được nhiều phượt thủ đưa vào danh sách những cung phượt đáng đi nhất ở Việt Nam. 

12 thg 10, 2016

Khe nước đẹp huyền bí xứ Nghệ

Người Đan Lai ở miền tây xứ Nghệ vẫn truyền nhau câu chuyện ngàn đời về một khe nước huyền bí. Khe nước ấy con gái tắm thì sẽ đẹp da, còn bọn trẻ tắm lớn lên đều khỏe mạnh. 

Những cậu bé người Đan Lai hụp lặn ở Khe Xanh - Ảnh: THU HƯỜNG 

Từ Diễn Châu đi theo quốc lộ 7 khoảng 80km sẽ đến cầu Lèn Rỏi bắc qua sông Lam. Qua cầu là bạn đã đặt chân tới vùng rừng núi huyện Tân Kỳ, Nghệ An. Hành trình tìm đến khe nước huyền bí hiện còn khó khăn, thích hợp với người ưa trải nghiệm.

Mùa hồng chín trên Chùa Đại Tuệ

Đến với chùa Đại Tuệ - ngôi chùa cổ từ thế kỷ XIV, tọa lạc trên núi Đại Huệ, xã Nam Anh (Nam Đàn) không chỉ về với cõi tâm linh mà nơi đây dễ làm say lòng khách bởi trời mây tụ khí lành, cây cỏ xanh tươi bốn mùa. Đặc biệt mùa này vườn hồng hàng chục năm tuổi, sai trĩu quả đang vào mùa chín.

Vườn hồng ở chùa Đại Tuệ có gần 20 gốc, được trồng hơn hai mươi năm nay đang vào mùa chín vàng. 

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thác Cối ở xứ Nghệ

Được hình thành bởi dòng nước chảy từ dãy núi Trại Bưởi đổ xuống tảng đá vôi khổng lồ, thác Cối hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ, đầy kỳ bí.

Cách TP Vinh 65km, theo QL46 – đường mòn Hồ Chí Minh, con đường dẫn chúng ta vào thác Cối nằm cách ngã 3 Thanh Thủy 7km, cách đường mòn 2km 

Làng nghề hương trầm xuất khẩu ở Nghệ An

Đó là làng nghề làm hương truyền thống Tây Lân ở xã Nghi Trường (huyện Nghi Lộc), hàng chục năm qua, hương làm ra tại làng này chủ yếu xuất bán tại thị trường nước bạn Lào

Làng nghề hương truyền thống thuộc xóm 5, xã Nghi Trường hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ban đầu,người dân ngôi làng này chủ yếu đi buôn hương từ Hà Nội về, sau nhận thấy nghề hương có thể giúp cuộc sống thay đổi, họ đã quyết tâm theo học nghề này và truyền dạy cho mọi người trong làng. 

Thác nước kỳ vĩ, tuyệt đẹp ở miền Tây Nghệ An

Cách cột mốc Cây số 0 khoảng 30 km, thác Hồng Sơn nằm trong địa phận xã Tân Hợp, huyện Tân Kỳ. Đến đây du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kì vĩ của dòng thác giữa núi rừng tây Nghệ.

Ngọn thác hoang sơ này chưa được nhiều người biết tới. Đường đến với thác còn khá gian nan, phải vượt qua cánh đồng mía bạt ngàn ở Tân Hợp. 

Độc đáo những ngôi nhà 'tí hon' ở miền Tây xứ Nghệ

Dịp này, lên với miền Tây xứ Nghệ chúng ta được bắt gặp cảnh người dân tấp nập sửa sang lại những ngôi nhà “tí hon” nằm ngay bên vệ đường. Những ngôi nhà này được dựng lên để đựng ngô, lúa và nằm san sát nhau như 1 ngôi làng tô thêm vẻ đẹp cho khung cảnh thanh bình trên vùng rẻo cao.

Những ngôi nhà "tí hon" được người dân Khơ Mú ở xã Keng Đu (Kỳ Sơn) dựng lên san sát nhau bên đường thành một "quần thể". 

Ngọt ngào hương vị chocolate Pháp từ ca cao Việt Nam

Gần đây, với tựa đề “Loại chocolate ngon nhất mà bạn chưa bao giờ được thử - The Best Chocolate You’ve Never Tasted" , nữ phóng viên Lawrence Osborne của tờ New York Times (Mỹ) đã giới thiệu trong phóng sự của mình những thanh sôcôla tinh tế nhất thế giới đang được sản xuất tại một cơ sở nhỏ khiêm tốn ở Tp. Hồ Chí Minh. Dù mới ra đời được gần 5 năm, Chocolate Marou hiện được đánh giá là loại sôcôla “thật sự Pháp” với nguyên liệu là trái cacao thu hoạch từ các nông trại ở Việt Nam do hai doanh nhân người Pháp sáng lập.

Gặp nhau một cách tình cờ 5 năm trước, khi đó chàng trai mang dòng máu Pháp - Nhật Samuel Maruta tới Việt Nam để làm giáo viên còn Vincent Mourou một cựu chuyên viên quảng cáo nhưng họ có chung một niềm đam mê: chocolate. Có dịp đi thăm và được nếm thử hạt cacao được trồng tại Việt Nam, họ ngạc nhiên và thích thú bởi hương vị đặc biệt của nó và quyết định đến với vùng đất Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long để làm việc cùng những người nông dân trong các trang trại trồng cây cacao. Các dự án sản xuất thử nghiệm chocolate thủ công tại Việt Nam bắt đầu từ đó.

11 thg 10, 2016

Ăn bánh mì bột lọc độc đáo ở Quảng Bình

Ở xứ sở bánh bột lọc, nguyên liệu không thể thiếu làm nên ổ bánh mì bình dân chính là những chiếc bánh bột lọc, để rồi cái tên bánh mì bột lọc đã trở thành thực đơn quen thuộc với bao người. 

Quầy bánh mì bột lọc trông thật hấp dẫn - Ảnh: Hải Ninh 

Được du nhập vào Việt Nam từ thời thực dân Pháp chiếm đóng, bánh mì là một món ăn hết sức bình dị, gần gũi, thân thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Mỗi vùng miền lại có một cách chế biến, thành phần nguyên liệu đặc trưng riêng.

Cá ướp, vị thuốc quý của người Tày Hà Giang

Đồng bào dân tộc Tày ở huyện Quang Bình, Hà Giang có một món ăn gắn bó từ lâu, đó là món cá ướp. Đặc biệt, món ăn này còn là một bài thuốc hữu ích của người dân nơi đây. 

Món cá ướp của đồng bào Tày - Ảnh: Diệm My 

Sau khi thu hoạch vụ mùa, đồng bào Tày ở Quang Bình có thói quen thả cá trong ruộng để nuôi cho đến khi tháo nước ruộng để chuẩn bị cho vụ mùa mới. Ấy cũng là thời điểm mọi người có thể thu hoạch một mẻ cá nho nhỏ cho gia đình.