28 thg 6, 2013

Trà Vinh có gì?

Trả lời câu hỏi Trà Vinh có gì? là câu ca dao:


Trà Vinh có bún nước lèo,
Có chùa Ông Mẹc, ao đào Bà Om

Bún nước lèo Trà Vinh là món ăn đặc sản tuyệt hảo, ăn một lần là nhớ mãi (sẽ kể trong một bài khác). Ao Bà Om là thắng cảnh độc nhất vô nhị của Trà Vinh. (Xem Ao Bà Om - Trà Vinh)

Riêng chùa Ông Mẹc, là một ngôi chùa Nam tông Khmer ở Trà Vinh - có lẽ do cấu trúc câu nên ca dao chỉ dùng một tên chùa làm tượng trưng, còn ý tứ chính là Trà Vinh có nhiều chùa Khmer (hay còn gọi là chùa Miên). (Xem Chùa Ông Mẹk) Thật vậy, Trà Vinh là địa phương có nhiều chùa Khmer nhất nước. Các ngôi chùa này hầu hết đều có kiến trúc rất độc đáo, và mỗi ngôi chùa đều có rừng cây bao quanh tạo nên một cảnh quan tuyệt diệu. (Xem Chùa Khmer ở Trà Vinh)

Nếu bây giờ hỏi tiếp: Trà Vinh có chùa Khmer, còn ở chùa Khmer có gì?

Câu trả lời sẽ khá sốc: Ở chùa Khmer có... ông Trầm Bê!

Chùa Ông Mẹk

Chùa Ông Mẹk (hoặc Mec) nằm ngay trung tâm thành phố Trà Vinh, tại số 50/1 đường Lê Lợi, phường 1. Xét về mặt cảnh quan và kiến trúc, ngôi chùa này không thu hút bắng nhiều chùa Khmer khác ở Trà Vinh, nhưng đây là ngôi chùa rất cổ, tên chùa đã được đưa vào ca dao:


Trà Vinh có bún nước lèo
Có chùa Ông Mẹc, ao đào Bà Om

Thêm nữa, chùa tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố, rất thuận tiện cho việc viếng thăm, vì vậy nếu có dịp đến Trà Vinh, bạn hãy dành chút thời gian đến với chùa.


Khám phá thác Ba Tia

Đi dọc quốc lộ 31, cách TP Bắc Giang hơn 80km, chúng ta sẽ đến với thác Ba Tia (xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động), một cảnh sắc thiên nhiên trữ tình nhưng vẫn còn mang đầy nét hoang sơ, mê hoặc.

Dòng nước uốn mình qua các khe đá - Ảnh: C.Tuyên

Nằm ở phía tây khu bảo tồn Tây Yên Tử, Sơn Động đã được nhiều du khách biết tới bởi những cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng như rừng nguyên sinh Khe Rỗ, suối nước vàng yên ả mang một màu vàng đặc trưng riêng, bản Đồng Cao lộng gió, yên bình.

Và sẽ thấy thiếu khi không nhắc tới thác Ba Tia, một điểm đến khó bỏ qua khi khám phá vùng đất hoang sơ nhưng đầy quyến rũ này.

Về Phú Thọ đi em!

Về miền đất Tổ những ngày đầu hè, chúng tôi đã quyết định đi một hướng khác là cho xe chạy dọc sông Hồng theo quốc lộ 32 để khám phá, tìm kiếm vẻ đẹp vừa lạ mà lại rất quen của vùng đất này.

Bóng cọ bên đường em đi

Lâu nay người ta biết đến mảnh đất Phú Thọ như cái nôi, cội nguồn của dân tộc, nơi có đền Hùng luôn thổn thức trong tâm trí con dân đất Việt. Và nói đến đất Tổ Phú Thọ cũng là nói đến vùng đất loài cây cọ.


Về miền Tây ăn chuột đồng xào lá mãng cầu

Nếu có dịp về miền đồng bằng sông Cửu Long quê tôi, mời bạn tìm cơ hội khám phá cho được món ăn dân dã độc đáo nơi miền sông nước miền Tây này.

Đĩa chuột đồng xào lá mãng cầu thơm lừng và hấp dẫn - Ảnh: Thanh Tâm

Khi xưa, quê tôi là vựa cá đồng lớn nhất miền Tây. Cá lóc, cá trê, cá rô… nhiều vô số kể. Hằng ngày các thương lái mua cá từ nông dân bán cho các vựa để cung cấp về các chợ đầu mối như quận Ô Môn, Cái Răng và chợ Cần Thơ…

Phan Rang đâu chỉ có biển đẹp

Biển Phan Rang, Ninh Thuận đẹp chẳng thua gì Phan Thiết. Sức quyến rũ của những đồi cát ở Phan Rang không hề kém Phan Thiết. Nho Phan Rang cũng nổi danh khắp vùng đâu thua gì nước mắm Phan Thiết. 

Nhưng phải làm sao cho nơi đây trở thành một điểm đến “có số má” trên bản đồ du lịch là một câu chuyện dài. 


Thăm vườn nho, tìm hiểu cách trồng là một trải nghiệm thú vị - Ảnh: Tiến Thành

Hủ tiếu xào cơm cháy

Về Bạc Liêu, ngoài các món hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu cà ri… du khách còn được thưởng thức món hủ tiếu xào cơm cháy lạ miệng và hấp dẫn. Những ai đã thưởng thức qua một lần đều nhìn nhận đây là món ngon độc đáo, chưa từng gặp bao giờ. Có thể nói tại Bạc Liêu, chỉ ở khu chợ phường 1, thành phố Bạc Liêu mới có món ngon lạ miệng nầy.

Tô hủ tiếu xào kèm hủ tiếu cơm cháy. Ảnh: Thiên Phúc 

Nồng ấm hương vị chè lam

Về thăm xứ Đoài nơi có những rặng tre xanh mát, cây đa, giếng nước, mái đình… nơi có những người dân quê chân chất nồng hậu lại được nhấm nháp miếng chè lam cùng chén nước trà nóng mới cảm nhận hết hương vị quê hương.

Thưởng thức chè lam cùng trà nóng. Ảnh: Thảo Nga

Về Cần Thơ thăm nhà cổ Thuận Hưng

Từ quốc lộ 91 theo hướng từ Cần Thơ đi Long Xuyên chừng 30km, rẽ phải vào thêm 3km về phía sông Hậu là đến trung tâm phường Thuận Hưng, thuộc quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Nhìn ngang qua sông chỗ Thuận Hưng là cù lao Tân Lộc.

Dọc theo tuyến đường bộ và đường sông này, đi qua các quận Ô Môn, Thốt Nốt, cù lao Tân Lộc, rất nhiều nhà cổ có kiến trúc theo nhiều thời kỳ khác nhau. Tiền nhân của cư dân vùng này đã theo Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và các vị công thần triều Nguyễn vào Nam mở mang bờ cõi, định cư lập nghiệp gầy dựng nên.


Nhà cổ Thuận Hưng nhìn từ bên ngoài gồm kiến trúc ba gian hai chái, diện tích nền nhà gần 200 mét vuông. Ảnh: Lâm Văn Sơn 

Du ngoạn đảo Chim Ó

Ðảo Chim Ó nằm giữa lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Ðồng Nai). Ðó là một điểm du lịch sinh thái cách TPHCM khoảng 60km, hấp dẫn bởi cảnh quan, môi trường thiên nhiên trong sạch với rừng cây và những đặc sản tuyệt vời cho những chuyến dã ngoại tập thể, gia đình vào những ngày nắng nóng.

Từ TPHCM, theo quốc lộ 1A hướng ra Trảng Bom, đến ngã ba Trị An thì rẽ trái, đi 19km nữa đến trung tâm thị trấn Vĩnh An (huyện lỵ Vĩnh Cửu), rẽ phải đi khoảng 1km sẽ đến bến thuyền của Trung tâm du lịch Đảo Ó - Ðồng Trường.

26 thg 6, 2013

Chim quyên ăn trái nhãn lồng

Chim quyên ăn trái nhãn lồng
Lia thia quen chậu, vợ chồng quen hơi

Có 2 thứ trái cây mang tên nhãn lồng. Một là loài dây leo mọc hoang dại ở miền Nam, còn có tên là chùm bao. Hai là một loại nhãn đặc sản nổi tiếng ở Hưng Yên. Vậy con chim quyên ăn trái nhãn lồng nào?

Nhãn lồng Hưng Yên chính là trái nhãn, một giống nhãn rất ngon đã từng được tiến vua. Có tên gọi là nhãn lồng vì khi nhãn chín phải dùng lồng bằng tre, nứa che lại để chim dơi khỏi ăn (đây là tôi ghi lại theo thông tin trên Wiki, ở miền Nam thì thường thấy bao lại bằng bao nylon hơn!).

Trại rắn Đồng Tâm

Đó là một trung tâm nuôi trồng, nghiên cứu và chế biến dược liệu, chữa trị rắn cắn cho bà con khu vực đồng bằng sông Cửu Long của Xí nghiệp dược phẩm Quân khu 9. Nơi này, trước đây là căn cứ quân sự của Mỹ ở Đồng Tâm. Diện tích khoảng 30 hecta, nằm bên bờ sông Tiền, cách Mỹ Tho khoảng 9 km. Nhưng, tên gọi dễ nhớ và gần gũi với bà con miệt vườn đồng bằng và du khách khắp nơi là Trại rắn Đồng Tâm.

Rắn được nuôi thả trong môi trường tự nhiên. 


Vuốt đuôi cá lóc trời...

Những kẻ “ba phải” hoặc “thừa gió bẻ măng” thật không đáng nể. Song “hội” thích vuốt ve cá lóc tự nhiên vẫn đáng kính... trọng!

Lóc truyền kỳ

Chuyện cóc mọc râu thật huyền hoặc nhưng cá lóc thì có thể. Cách nay khoảng 2 năm, anh Quốc Việt, chủ quán Tạ Hiền ở TP. Mỹ Tho, Tiền Giang mua được một “cụ” lóc đồng nặng gần 4kg, mép lún phún vài cọng râu ngắn ngủn. Anh Việt liền xây một cái hồ nhỏ thả cá vào rộng, réo gọi bạn bè chốn xa về thưởng lãm. Nào ngờ, không quá 3 ngày, “cụ” lóc đã... hấp hối, mặc dù được “cung phụng” rất nhiều mồi ngon: rô bí, sặc non, lia thia... Tiệc “tống tiễn” cụ quả là thơm nức nở!


Mập “nươn nưỡn” lóc miền Tây mùa lũ. 


Lẩu đông lạnh chưa có món súng đạn

Thị trường lẩu đông lạnh khá phong phú, nhưng lại thiếu một loại lẩu “sặc mùi” chiến tranh: lẩu súng đạn mà các ông theo trường phái ăn gì bổ nấy ưa chuộng.

Lẩu Thái luôn có vị hơi cay. 

Dạo một vòng qua các siêu thị lớn, có thể đếm được gần 20 loại từ nhiều đơn vị cung cấp như Sài Gòn Food, Hải Lộc, Duyên Hải, An Vĩnh… chưa kể một số sản phẩm là nhãn hàng riêng của siêu thị.


Tấm bia trấn yểm ở vùng Thất Sơn huyền bí

Hiện tại, nơi hậu liêu chùa Bồng Lai nằm sát mép kênh Vĩnh Tế, xã Vĩnh Tế thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang có một ngôi miếu nhỏ, bên trong là một tấm bia đá cổ. Giữa mặt bia không có chữ nhưng nơi viền mép phải có chạm dòng chữ Hán "Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc đán", có nghĩa là "Đời nhà Thanh, Vua Càn Long năm thứ 57, vào tháng 8, mùa thu". Tương truyền tấm bia đó là một đạo "bùa Cao Biền" trấn yểm long mạch vùng Cửu Long của người Tàu để người Việt đời đời phụ thuộc. 

Cô Út và tấm “Cao Biền trấn phù bia”.


Sự thật về giếng Thánh và những viên ngọc Phật Trùm

Kể từ tết cổ truyền đến nay, một số người dân ở TP HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ đi hành hương về vùng thánh địa Thất Sơn (tỉnh An Giang) trở về kháo nhau rằng: Ở ấp Sà Lôn (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đất bỗng dưng nứt toác ra để lộ một hộp gỗ bọc giấy đỏ chứa 2 viên ngọc Xá Lợi của Phật. Ban đêm, ngọc sáng đến mức có thể soi đường đi. Ai đang bệnh nan y chạm tay vào sẽ hết bệnh ngay. Những người khỏe mạnh, chạm tay vào sẽ gặp may mắn như trúng số, mua may bán đắt, kinh doanh phát đạt.

Bàn thờ và di ảnh của Phật Trùm


24 thg 6, 2013

Cái mặt chù ụ

Ở bãi biển Ba Động, Trà Vinh, bạn có thể thấy người ta bán một con giống con cua hay con ba khía, nhưng có cái bản mặt đẹp trai ấn tượng như thế này:



Hỏi người ta con này là con gì, bạn sẽ nhận được câu trả lời:
  • Con chù ụ chớ con gì!
Ha ha ha, vui dễ sợ! Tưởng giỡn, ai dè thiệt, con này đúng tên là con chù ụ! Dân miền Tây vốn đơn giản, vui tính, có sao nói vậy, cho nên thấy con này tướng tá ù lì, cái bản mặt một đống thì kêu luôn nó là con chù ụ, khỏi nghĩ ngợi ra cái tên khác chi cho mệt!

Phượt ẩm thực xứ Gò

Em Gò Công một phần giống em Pleiku - có nắng có gió, phần tựa em xứ Quảng - có biển có sông. Nổi hơn cả lại là nguồn hải sản nước lợ phủ phê và nụ cười đôn hậu.

Không ít người bạn than vãn rằng, về quê bà Từ Dũ không biết tìm ăn ngon ở đâu. Đúng là mấy kẻ "đơn giản đến thanh thản".

Sản vật vùng này phong phú. Bởi là nơi hợp lưu của nhiều nhánh sông, cửa biển: Vàm Cỏ Đông, Xoài Rạp, cửa Tiểu..., nên cá tôm thích bám trụ cũng để… thưởng thức ẩm thực. Các chuyên gia hải sản trong nước cũng như một số người sành ăn, kiến thức rộng quả quyết: chính chất lượng hệ phiêu sinh nước lợ (nước xà hai) đã làm cho hải sản thơm ngọt lạ.


Ăn mộc mới cảm nhận hết sức quyến rũ của nghêu Gò Công. 


Về xứ sở vải thiều

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đang chính vụ và ùn ùn xuống phố, nhưng chúng tôi vẫn muốn vào tận sâu các bản làng vùng cao của xứ sở này để được trải nghiệm cảm giác làm một nông dân thứ thiệt. 

Người dân Lục Ngạn thu hoạch vải

Giữa cái nắng rát bỏng ngày hè, quốc lộ 31 (đoạn từ phố Kim đến thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn) như ngột ngạt hơn bởi đường sá ùn tắc và cảnh ồn ào tranh mua tranh bán. Trên các con phố chính, nhìn đâu cũng thấy xe chở vải, từ xe máy đến xe tải, thậm chí nhiều đoạn đường tắc nghẽn.

Bữa ngon trên đảo

Những ngày nghỉ ở Phú Quốc không chỉ có biển xanh cát trắng mê hồn người, mà còn có nhiều món ngon vật lạ lần đầu được nếm thử…

Chủ nhân Nhà hàng Vườn Táo thường chiêu đãi khách quý khi có dịp ra Phú Quốc món cá nhúng giấm và gỏi cá mai, được dọn dưới bóng mát của vườn dừa xum xuê tại nhà hàng dân dã này.

Một nồi giấm sôi, một đĩa cá tươi lóc xương, đĩa bánh tráng, những loại lá và rau, hành sống… tất cả được cuốn với bánh tráng, song độc đáo là có thêm nhúm dừa non nạo tơi trộn vào cùng với cá. Miếng ăn làm dậy lên trong khứu giác, vị giác và cả thị giác một trời Nam bộ với biển khơi mênh mông và những rừng dừa ngút ngàn.

Cầu gai hay con nhum là đặc sản của vùng biển Phú Quốc


Dã ngoại giữa lòng hồ Trị An

Đồng Trường (bên trái) và đảo Ó giữa lòng hồ Trị An. 

Cùng với đảo Đồng Trường, đảo Ó được ví như một viên ngọc hoang dã nằm giữa lòng hồ thủy điện Trị An thơ mộng. Ở đó, ngoài cảm giác của một thế giới thiên nhiên hoang dã biệt lập với cuộc sống xô bồ bên ngoài, du khách còn được đắm mình trong cảm giác của những làn nước trong vắt mát lạnh, xa xa là những dãy núi chập chùng của vườn quốc gia Nam Cát Tiên huyền thoại.

Chúng tôi đến đảo Ó (huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai) vào một buổi sáng trời nắng nóng, đặc trưng của những ngày mùa hè phương Nam. Nằm yên bình giữa mặt hồ Trị An mênh mông phẳng lặng, đảo Ó thực sự là một cảnh quan nổi bật của miền Đông Nam bộ bởi chung quanh đây xưa kia vốn chỉ có rừng già. Nhìn từ xa, đảo Ó chỉ như một vệt mờ hiện lên giữa làn nước xanh biếc mùa thủy điện bắt đầu tích nước. 


22 thg 6, 2013

Biết thì thưa thốt

Năm 2001, lần đầu tiên tôi tới Long Xuyên. Gọi là "thăm dân cho biết sự tình", tôi kêu một chiếc xe lôi chạy vòng vòng thành phố (hình như hồi đó còn là thị xã??).



Để chứng tỏ mình là người hiểu biết, tôi tua lại những kiến thức trong đầu của mình về đất Long Xuyên và bắt chuyện với anh chàng đạp xe lôi. À, nhớ rồi, Long Xuyên là nơi phát sinh đạo Hòa Hảo. Tôi gợi chuyện:
  • Ở đây đạo Hòa Hảo nhiều lắm hả chú em?
  • Dạ đúng rồi sếp!

Trâu không còn buồn vì máy cày

Trong bài Bình ca số 1 của nhạc sĩ Phạm Duy, đoạn 2 của phiên khúc 2, có câu: “Này em con trâu già, nằm chơi trâu nhai cỏ, nhìn những chiếc máy đang cày bừa, trâu đừng buồn vì máy cày nghe…” 

Nhơn tầm ngưu ở lẩu trâu Tám Khuynh. Ảnh: Trần Việt Đức 

Vâng trâu không còn buồn vì máy cày. Sau khi hoàn thành sứ mệnh lịch sử và ở lại trong ký ức tuổi thơ mộng mị của nhiều thế hệ, ít nhiều trong chúng đã chuyển sang nhiệm vụ khác, nhất là trâu ở miền Tây.

Nhái tranh bàn ăn với ếch

Nhái um tiêu xanh. Ảnh: T.V.Đ 

Ngày xưa, nhái (hay còn gọi là bù tọt) là món ăn đối đế lắm của mùa mưa ở miền Tây khi đã ớn khô và mắm.

Những cây mưa lớn đầu tiên ập đến sau mùa nắng, nước tràn đồng, thường là dịp soi ếch. Ban đêm những đôi tình lữ ếch kéo nhau ra ruộng hân thưởng cái mát. Khi mưa đã vào chính mùa, đến lượt những đêm đi soi nhái.

Nhái có lẽ ỷ mình nhảy xa, nên khá dạn, chiều đến chúng đi kiếm ăn sớm. Ếch thì chụp bằng tay khi chúng say ánh đèn đứng chịu trận, thường bắt được cả cặp đang đàn đúm.

Món ăn để nhát

Cầu Ngang để lại ấn tượng trong tôi không phải là cảnh quan các khu du lịch, nhưng là món ăn để nhát, nếu nói theo lý luận Đông y ăn gì bổ nấy. Món thịt thỏ quán Tư Quốc.

Thỏ hầm hành. 

Nhát ở đây là thể bị động chớ không phải thể động như ăn xong rồi đi nhát cho ai sợ.

Người ta vẫn bảo “nhát như thỏ đế”, nhưng sách nói thỏ đế là thỏ hoang, rất nhát. Còn thỏ nhà nhát trung dung hơn, thịt lại ngon, chớ không tanh như thỏ đế. Thôi thì nên ăn nó để nhát trung dung hơn cho dễ thở.

Lên rừng uống rượu tà-pai

Người Raglai ở đất É Lâm gọi rượu cần là tà-pai. Như đồng bào các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên, ngày thường chủ nhân của tiếng đàn Chapi hiếm khi uống rượu tà-pai. Người Raglai chỉ vít cần rượu những khi buôn làng có lễ hội, nhất là vào dịp cuối năm, khi lúa đầy bồ, khi núi rừng khoác màu xanh áo mới.

Người Raglai làm rượu cần rất công phu với nguyên liệu gồm nhiều loại rễ cây, lá rừng có vị thuốc. Cũng chính vì vậy mà rượu cần Raglai rất thơm ngon và bổ dưỡng, ai đó đã vít cần một lần hẳn sẽ mãi đắm say, ngây ngất!

Một lần đến É Lâm, tôi hết tỉnh lại say. Say không chỉ vì men rượu tà-pai đượm nồng mà còn vì tình đất tình người miền sơn cước!


Huyền bí ngôi tháp cổ 7 tầng trên núi Đề Liêm

Lần theo lời kể của những người lớn tuổi sinh sống tại Hà Tiên, chúng tôi đến phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang để tìm ngôi tháp cổ 7 tầng nổi tiếng linh thiêng. Tại chân núi Đề Liêm, chúng tôi phải vượt qua một nghĩa địa rêu phong, leo lên sườn dốc dựng đứng khoảng 70 mét mới đến được ngôi tháp cổ gần 300 năm tuổi. 

Tấm bia bị mất một góc do đạn của lính Pôn Pốt.

Những chuyện lạ kỳ

Từ xa chúng tôi chỉ thấy đó là một cây bồ đề đại thụ có nhiều thân rễ chằng chịt đứng sừng sững nơi lưng chừng núi. Khi đến tận nơi, chúng tôi mới nhận ra, ngôi tháp nằm lọt thỏm giữa những thân rễ chằng chịt của cây bồ đề. Từ trên chót đỉnh của tháp, những dây rễ rất to của cây bồ đề tủa xuống ôm vào lòng gần như toàn bộ diện tích bên ngoài tháp.

21 thg 6, 2013

Quảng Bình - Điểm hẹn miền Trung

Với quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ và đường bờ biển dài 116km có những triền cát trắng tuyệt đẹp, Quảng Bình đang trở thành điểm du lịch đầy tiềm năng trong hệ thống “Con đường di sản miền Trung”. 

Từ “vương quốc” hang động phía Tây

Ngược về phía Tây Bắc, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km, chúng tôi đến Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Từ trên đường Hồ Chí Minh, nhìn lên vách núi đá vôi sừng sững, dòng chữ “Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng” hiện lên như một lời mời hứa hẹn nhiều thú vị trong hành trình khám phá nơi đây.

Được mệnh danh là “vương quốc hang động”, hiện nay Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng đang thu hút du khách trong nước và quốc tế tới tham quan vì có nhiều hang động nổi tiếng như: động Phong Nha, động Tiên Sơn, động Thiên Đường, hang Tối, hang Én, hang Sơn Đoòng…

Anh Luke Ford, du khách người Anh, lần thứ 3 quay trở lại chinh phục và khảo sát hang động Quảng Bình chia sẻ: “So với các hang động khác tôi từng tham quan ở các nơi thì hang động ở Quảng Bình khó đi hơn một chút nhưng cảnh sắc lại đẹp và hoang sơ hơn nhiều”.

Vẻ đẹp cổ xưa ở Tiên Lục, Bắc Giang

Cách thành phố Hà Nội khoảng 80km, cụm di tích Tiên Lục là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, nghệ thuật và các lễ hội đặc sắc của tỉnh Bắc Giang. Quần thể thắng cảnh nằm giữa vùng đất trung du đầy sức sống này có vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa cổ kính, rất đáng để khách phương xa ghé thăm.

Điểm đến thứ nhất ở Tiên Lục là cây dã hương ngàn năm tuổi tỏa bóng mát trên một sườn đồi có nhiều kiến trúc cổ. Dù ruột đã bị rỗng, cây vẫn quanh năm xanh tốt.

Đình Viễn Sơn


Món ngon gié bò vùng đất võ

Khi đến với mảnh đất Bình Định, ngoài những món đặc sản như nem, bánh tráng dừa,…thường được du khách mua về làm quà thì món gié bò ăn ngay tại chỗ khiến ai cũng muốn tìm để thưởng thức một lần cho biết. 

Gié bò là loại món ăn bình dân hợp với túi tiền của mọi người, du khách vừa có thể thưởng thức ăn chơi hay ăn đến no bụng. Nguồn gốc của món ăn này có từ thời Tây Sơn của đồng bào dân tộc Ba Na vùng đất Bình Định được lưu truyền cho đến ngày nay. Hàng năm, khi vào dịp lễ hội Đống Đa hay ngày Tết, các quán ăn ở địa phương đều có món gié bò để phục vụ khách hành hương thăm quê của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Để làm món gié bò khi mổ bò người ta chọn khúc ruột non ngon nhất, còn tươi, bên trong ruột còn chất nhầy trong xanh có vị đắng và hôi gọi là gié. Xổ phần gié trong ruột non ra, ruột để riêng. Ướp muối, tiêu, hành, tỏi băm nhỏ vào gié trong mươi phút cho ngấm.

Thơm ngon tô gié bò nhâm nhi với rượu Bầu Đá. 


Bí ẩn khu lăng mộ của các gru giữa rừng già Yok Đôn

Nhắc đến Vườn Quốc gia (VQG) Yok Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk), người ta thường liên tưởng đến khung cảnh núi rừng hoang, nơi vẫn còn sự hiện diện của những khu rừng nguyên sinh ngút ngàn cùng những đàn voi rừng, bò tót và có cả mãnh hổ quý hiếm! VQG Yok Đôn hấp dẫn du khách bởi khung cảnh núi rừng hoang sơ đến kỳ lạ. Thông thường để thưởng ngoạn cảnh sắc nơi đây, du khách thường cưỡi voi băng dòng Sêrêpốk hùng vĩ.

Bia lập công tại mộ cụ Y Dot Knul.

Quá trình cưỡi voi chiêm ngưỡng rừng như thế thường chỉ dừng lại trong vòng 30 phút không đủ để khách lãng du khám phá hết những bí ẩn của rừng già. Bởi giữa nơi rừng sâu, không chỉ có muông thú và cây rừng, nếu chịu khó khám phá, người ta sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những điều kỳ lạ!

Biến tướng rừng ma Ia K’reng

Là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Jrai, Ia K'reng là xã vùng cao xa xôi cách trở nhất của huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai. Xã nằm chênh vênh trên đỉnh đèo Sê San dài 33km với vô số đoạn cua ngoặt, đường đèo khúc khuỷu, hiểm trở. Do tách biệt gần như hoàn toàn với thế giới bên ngoài nên đồng bào bản địa nơi đây còn lưu giữ nhiều bản sắc lạ đậm dấu ấn thuở hồng hoang. Nổi bật nhất là những khu rừng ma với tượng nhà mồ trầm mặc, bí hiểm.

Một tượng mặt người buồn ra-coon hiếm hoi ở rừng ma.

Từng được nhiều nhà dân tộc học, các chuyên gia văn hóa, những ai quan tâm đến nghệ thuật tạc tượng nhà mồ thường xuyên tìm đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu vì những nét đặc sắc hiếm gặp trong văn hóa tộc người chốn rừng sâu, tuy nhiên, rừng ma ở Ia K'reng ngày nay xuất hiện những biến dạng… đáng sợ!


Lạ lẫm Ba Na: Tục lệ bú vú kết nghĩa

Xã Đắk-Rơ-Wa (thị xã Kon Tum, tỉnh Kon Tum) là địa bàn cư trú lâu đời của tộc người Xơ-đăng, Jrai và Bana. Trong những ngày lưu lại vùng đất xa xôi cách trở này để tìm hiểu những hủ tục có từ ngàn xưa, chúng tôi biết đến hủ tục rùng rợn - chôn sống con theo mẹ mà người vùng cao gọi là "dọ-tơm-amí". Nhưng vùng đất này còn có một tục lệ lạ kỳ… bú vú kết nghĩa.

Bé Pi-an, đứa trẻ may mắn thoát khỏi hủ tục chôn sống theo mẹ được nuôi dưỡng ở Mái ấm Vinh Sơn 1 - Kon Tum.


12 thg 6, 2013

Mộc Châu – Sơn La: một trải nghiệm khác!

Có những vùng miền của đất nước mà mỗi bước chân đi, mỗi khung hình bấm được cứ làm lòng ta thắt lại. Vì những mặt người trong những khung hình đó, dường như cả đời chưa một lần no đủ. Nên những tấm ảnh gây nhiều cảm xúc nhất, lại là những tấm ảnh chụp cảnh lầm than, cơ cực.

Cao nguyên Mộc Châu – Sơn La là một trải nghiệm khác. Núi non hùng vĩ, đường phẳng lì xa tít tắp, “cỏ cây xanh tận chân trời”, Sơn La – Mộc Châu giàu có, trù phú với rất nhiều sản vật: chè, măng tre luồng, gỗ tek, mật ong, bò sữa… Đồng thời, vùng đất này là nơi quần cư của 12 dân tộc khác nhau. Chính sự đa dạng về văn hóa và phong phú về tài nguyên, sản vật nơi đây đã làm cho Mộc Châu – Sơn La có một dung mạo khác: cái đẹp của ấm no, trù phú!

Đi nhiều, chẳng lẽ cứ mãi xót xa vì đất nước ta nghèo và đẹp hay sao?”.



Món rẻ mà không nghèo hương vị

Bắp chuối bóp da heo luộc, nghe cái tên có lẽ nhiều người chắc lưỡi, món bèo này mà ngon lành gì! Bèo thật, toàn những nguyên liệu mà bà nội trợ ra chợ, đồng chị đồng em lắm khi… chảnh không dám ngó ngàng tới. Chao ôi, thử làm ăn đi, ngon phải biết!

Bắp chuối bóp da heo luộc. 

Nhớ món này thời xa lắc kìa, những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước khi khó khăn quá sức, mẹ tôi đi chợ mua da heo với hai mục đích: lạng lọc mỡ còn bám theo da để thắng cho vô vịm – kể tới mỡ heo mà vẫn thèm trong ký ức, còn da suông nấu với củ cải, su, khoai… thay giò heo – như nồi canh súp – ai thấy cũng oách lắm chớ; hoặc bóp gỏi.


Đến Bến Tre thưởng thức thịt gà nấu canh lá cách

Biết tôi năm nay được nghỉ Tết khá dài, bạn tôi - quê ở Bến Tre - liền điện thoại lên mời về chơi và thết đãi món ăn không đụng hàng: Thịt gà nấu canh lá cách. 

Nói đến cây cách và lá cách, người dân miền Tây không ai xa lạ gì. Cây cách là cây rất dễ trồng, thường mọc nơi bờ bụi, mương vườn, ven sông rạch. Lá cách được các bà nội trợ nơi đây xem như là một loại rau sạch không thể thiếu trong việc chế biến các món ăn truyền thống như: ếch, lươn, bò (xào lá cách), nấm mối nướng lá cách, bánh xèo cuốn lá cách… Ngoài ra, theo Đông y, lá cách có vị ngọt thơm, hơi nhẩn, có tác dụng mát gan, lợi tiểu nữa.

Tô canh thịt gà lá cách thơm lừng. 


Thực hư về kho vàng ở chùa Hoa Tiên

Xứ Trầm hương có rất nhiều ngôi cổ tự nhưng nhuốm đầy những huyền tích ly kỳ thì chỉ có một, đó là chùa Hoa Tiên. Nơi này đến nay vẫn còn được nhiều người lưu truyền về sự hiện diện của những pho tượng Phật lồi đầy bí ẩn. Cùng đó là “kho vàng Hời” ẩn dưới gốc cây cốc đại thụ với thân bằng vòng ôm của hơn chục người.

Thầy Thanh Lượng bên pho tượng Nữ thần Ponagar

Lão nghệ nhân với chiếc bàn xoay kỳ lạ

Hẳn nhiều người đã nghe chuyện và Chuyên đề ANTG cũng từng đề cập về những chiếc bàn gỗ cổ có "công năng" kỳ lạ, đó là khi có người úp, ngửa bàn tay trên mặt bàn thì mặt bàn bỗng dưng xoay tròn theo chiều kim đồng hồ, hoặc ngược lại. Nhưng, xuất xứ những chiếc bàn xoay này từ đâu và ai đã chế tác ra nó, có lẽ còn rất ít người biết. 

Chúng tôi tìm về làng mộc cổ Văn Hà (nay là xã Tam Thành, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), vì nơi đây hiện có một lão nghệ nhân duy nhất nắm giữ bí quyết chế tác bàn xoay. Đặc biệt, một "đệ tử ruột" của ông còn đang lưu giữ một chiếc bàn xoay đã truyền qua nhiều thế hệ, ngót nghét trên 200 năm...

Chiếc bàn xoay hơn 200 năm tuổi...

Đường về xã Tam Thành xa tít. Với chiếc xe máy cà tàng chầm chậm lăn bánh dưới cái nắng hè miền Trung như xối lửa, con đường càng xa vời vợi... Nhưng, thật may mắn khi đặt chân đến được đất Tam Thành, hỏi lão nghệ nhân có tay nghề tài hoa làm ra những chiếc bàn gỗ có "công năng" kỳ lạ thì dường như mệt nhọc đường trường trong mỗi chúng tôi đều tan biến. Vì ở đất này, ai cũng biết ông Đinh Thẩm, năm nay tuổi đã 93; cũng là nghệ nhân duy nhất của làng mộc Văn Hà chế tác được bàn xoay...

11 thg 6, 2013

Lạ lẫm chùa “sen nia”

Không khó lắm để chúng tôi tìm được chùa “sen nia”, bởi ngôi chùa này khá nổi tiếng với nhiều du khách gần xa lẫn các nhà khoa học đến tham quan, khám phá và tìm hiểu.

Gọi là chùa “sen nia” hay “sen vua” bởi chùa Phước Kiển (xã Hoà Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) hiện đang tồn tại một loại sen lá có hình dáng như những chiếc nia khổng lồ, vào mùa nước nổi đường kính lên đến 4 m, tải trọng xấp xỉ 70 kg.

Sở dĩ có được lực tải như vậy là do bên dưới lá sen có rất nhiều gai nhọn và chi chít những sớ, rễ sen có hình những chiếc phao kết dính nhau tạo lực nổi rất lớn, khá vững chắc .


Lá sen nia.

Chua ngọt bánh tráng xoài Nha Trang

Nha Trang không chỉ nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều bãi biển đẹp, mà nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn ngon, độc đáo như bún lá cá dầm, bún sứa, lươn chình, sò huyết sốt me, mực, cá nhái, bánh căn, bánh ướt, bánh tráng… Trong đó bánh tráng xoài cũng là món độc đáo, dân dã, đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. 

Bánh tráng xoài – cái tên nghe vừa lạ lại vừa quen. Bởi bánh có hình dạng giống chiếc bánh tráng, nhưng nguyên liệu chế biến chỉ có xoài chín và một chút đường cùng với bàn tay khéo léo của con người đã tạo nên một loại bánh dân dã và trở thành “thương hiệu” nổi tiếng của Khánh Hòa.

Xoài cát ở Khánh Hòa rất nhiều, ăn và bán quả tươi không hết người ta tận dụng làm bánh xoài, vừa thơm ngon lại có thể để được lâu. Cách chế biến bánh tráng xoài rất đơn giản. Người ta chọn xoài chín, rửa sạch, gọt bỏ vỏ. Để nước xoài không có xơ, người ta thường dùng tay bóc vỏ chứ ít khi dùng dao gọt, hơn nữa xoài chín nên rất dễ bóc. Sau đó dùng nạo có lỗ to, chà xát mạnh rồi đặt dưới bát hoặc chậu nhỏ. Nạo cho tới khi quả xoài đến hạt.

Hấp dẫn món bánh tráng xoài Nha Trang. 

Kế đến, họ lấy nước xoài cho vào nồi, chảo và đặt trên bếp, cho thêm chút đường cho ngọt, sau đó vừa đun vừa khuấy đều tay để xoài không cháy, thịt xoài không dính xoong. Nấu cho đến khi sôi, hỗn hợp sền sệt là được.

Tiếp theo là công đoạn phơi bánh, họ trải một miếng nhựa ra chiếc nong, nia hay sàng (nhiều nhà không dùng miếng nhựa có thể thay bằng bánh tráng khô mua ngoài chợ), cho hỗn hợp nước xoài vào rồi láng mỏng ra cho hết mặt nia. Cuối cùng, mang ra sân phơi nắng tới khi sờ vào không dính tay, có thể nhấc bánh lên là được. Thông thường trời nắng gắt, phơi bánh 2 ngày là có thể dùng được.

Bánh tráng xoài sau khi phơi xong được cắt ra thành miếng hình chữ nhật vừa phải và bọc trong túi nylon để bảo quản. Bánh xoài còn độc đáo ở chỗ nó giữ được rất lâu mà không cần sử dụng bất kì hóa chất nào bởi vị chua của xoài và cách chế biến dựa vào nắng tự nhiên.

Ăn bánh tráng xoài không cần chế biến hay kết hợp thêm nguyên liệu ăn kèm. Bánh có vị chua thanh, ngòn ngọt và mùi thơm thơm tự nhiên của xoài, hơi dai và mùi thơm đặc trưng của cái nắng gắt Nha Trang.

Phương Lam

Du lịch trên cung đường K’Long K’Lanh

K’Long K’Lanh là tên một cây cầu, tên một trạm kiểm lâm, tên một thôn ở xã Đạ Chais (Lạc Dương). Đạ Chais có nhiều cách phát âm nên mọi người bảo gọi là K’Long K’Lanh dễ hơn. Nếu lên xe đò vào lúc sáng sớm mà xin bác tài cho xuống K’Long K’Lanh, thì điểm đến sẽ là nơi mơ màng sương khói. Từng đám trẻ líu ríu kéo nhau đến trường. Cảnh mộc mạc, nhưng thanh bình ở vùng đất mà khí hậu, thổ nhưỡng rất gần với Đà Lạt: Sương mù giăng kín những con đường uốn lượn qua đồi núi, những cánh rừng thông ngút ngàn, khí hậu trong lành, dịu mát...

Mặt trời chiếu những tia nắng đầu tiên của ngày mới chưa đủ nóng để xua tan màn sương dày đặc khiến du khách nước ngoài cũng phải ngỡ ngàng dừng bước. 


Ngay bên cạnh Trạm kiểm lâm K’Long K’Lanh là trại cá hồi của Công ty Yang Ly nằm dưới chân rừng đặc dụng của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. 

Tục ngủ thảo của người Raglai

Đêm đến, bên ánh lửa bập bùng, trong tiếng mã la vang vọng lay sông gọi núi, khi men rượu đã ngấm, khi ánh mắt chẳng thể rời nhau, khi cái lòng lưu luyến với bao điều muốn nói, muốn gửi gắm yêu thương, vậy là từng đôi, từng cặp lẳng lặng dìu nhau về phía nhà sàn. Trong không gian thinh lặng, ấm cúng, họ nằm cạnh bên nhau, gửi trao cho nhau niềm thương và nỗi mong ước, những khát vọng về một mái ấm gia đình êm đềm, đủ đầy, hạnh phúc… Vào cuộc, PV Chuyên đề ANTG mới rõ tục "ngủ thảo" của người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận là mỹ tục ẩn trong nó nhiều ý nghĩa sâu xa chứ không "tệ nạn" như ai đó lầm nghĩ. 

Như câu chuyện các cô sơn nữ người Thái, người Mèo, người H'mông "tắm tiên" ở vùng cao Tây Bắc, khi biết người Raglai ở 2 huyện miền núi Ninh Sơn và Bác Ái thuộc tỉnh Ninh Thuận có tục "ngủ thảo", chúng tôi nhanh chóng lên đường. Không ngất ngây, mê đắm sao được khi nhiều người râm ran rằng với tục ngủ thảo ấy, chàng trai khi thích cô sơn nữ xinh đẹp nào đấy sau ánh mắt chan chứa xuân tình trao gửi, chỉ việc chờ tối đến gõ cửa và từ đây sẽ thỏa ước mơ được chung chăn chung gối với người đẹp miền sơn cước?!

Ó Ma Lai, cơn ác mộng của một hủ tục

Nếu như người Raglai ở vùng rừng núi Ninh Thuận, Khánh Hòa… gọi những bóng ma chuyên hại người là ó ma lai thì người Mạ và S'tiêng ở tỉnh Đồng Nai, đặc biệt là tại xã vùng sâu Tà Lài (huyện Tân Phú) gọi ó ma lai là… ma chạ. Chạ là bóng ma hủ tục hãi hùng khiến dân làng ai cũng khiếp sợ và chính từ nỗi sợ hãi ấu trĩ ấy, người ta vì muốn diệt trừ ma đã gây nên tội ác giết người dã man không khác gì thời Trung cổ với các hình thức chôn sống, chặt đầu. Giữa rừng già thâm u, nhắc chuyện ma chạ, không ít những người già ở Tà Lài, rùng mình khi bóng ma quá khứ hiện về trong tâm trí họ. 

Già làng K'gõ, 70 tuổi, người Mạ: "Làng không còn sợ ma chạ nữa rồi"


10 thg 6, 2013

Đảo Quan Lạn, viên ngọc trong vịnh Bái Tử Long

Từ bến tàu Vân Đồn, Quảng Ninh, sau ba tiếng lênh đênh trên vịnh Bái Tử Long, chúng tôi đặt chân lên đảo Quan Lạn.

Điều thú vị đầu tiên của hòn đảo này là những chiếc xe tuk tuk còn khá mới. Đảo vừa mát lộng gió biển, vừa có nhiều phong cảnh nên thơ, đúng là phải đi tuk tuk thì mới tận hưởng được hết.

Vịnh Bái Tử Long


Huyền bí rừng Ma Nới ở Ninh Thuận

Xuyên suốt những khu “rừng ma” của người Raglai ở xã vùng cao Ma Nới (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận), đâu đâu chúng tôi cũng bắt gặp bóng hình của những con chim ma quái, huyền bí muôn phần. Được tạc từ thân cây rừng, toàn thân màu đen và được nối với những sợi dây máu (một loại cây thuốc có tác dụng tăng cường sức khỏe cho người thể trạng yếu), những cánh chim bí hiểm ấy đung đưa trong gió, áng ở trước và trên nấm mồ của người khuất núi ở những khu “rừng ma”. Con chim ma quái ấy là chim gì, vì sao nó lại hiện diện trong hành trình về cõi a-tâu (cõi ma) của người đã chết?! 

Cánh chim bí ẩn trong thế giới Atâu

Như vùng rừng Mã Đà ở tỉnh Đồng Nai từng nổi tiếng với câu nói "Mã Đà sơn cước anh hùng tận", Ma Nới là xã vùng sâu, xa cách trở nhất của tỉnh Ninh Thuận. Nhưng đó là chuyện của một thời quá vãng. Ma Nới nay vẫn là xã vùng sâu, xa nhưng sự cách trở đã được thu hẹp khi con đường xuyên qua những cánh rừng, những con suối nhấp nhô, lầy lội nay đã được thay thế bằng đường nhựa bóng láng đến tận trung tâm xã. Và cũng vì quá xa xôi, tách biệt với thế giới bên ngoài nên theo tâm tình của thầy giáo dạy tiểu học Pinăng Tình ở điểm trường thôn Do, người rất quan tâm đến văn hóa, bản sắc dân tộc mình, Ma Nới vẫn còn lưu giữ được nhiều nét son, phong tục tập quán đặc trưng, như tục tạc chim ma cho người về cõi a-tâu, là minh chứng.

Huyền thoại Pô Cô

A Sanh tên thật là Puih San, ở làng Nú, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai, người lái đò trên sông Pô Cô một thời đạn lửa, đưa bộ đội qua sông và con người ấy đã làm nên nhiều kỳ tích như một huyền thoại trên Tây Nguyên thân yêu. Ngày 22/8/1998, A Sanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Bây giờ, mỗi khi nghe bài hát "Người lái đò trên sông Pô Cô" của nhạc sĩ Cẩm Phong, lời Mai Trang khiến lòng tôi luôn rạo rực và muốn được trở lại miền đất vùng biên giới một thời oanh liệt ấy, để gặp lại những ký ức huyền thoại... 

Ký ức một thời đánh giặc

Đặt chân đến ngôi làng Nú, xã Ia Krái, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai bây giờ khác xưa nhiều lắm. Bến sông Pô Cô một thời là nơi cập bến của những chuyến thuyền độc mộc, đưa bộ đội qua sông cũng trống trơ trên cát. Con làng nhỏ ven bãi sông đã di dời nơi khác nhưng kỷ niệm xưa thì còn mãi in sâu vào lòng đất, tình người nơi đây. Đứng trước dòng Pô Cô hôm nay, có đồng đội A Sanh còn sống là già Pêng nhìn bến đò xưa mà bao ký ức tràn về: "Anh em chúng tôi vẫn thường bắt đầu đưa bộ đội qua sông ở đây".

Người giữ hồn cũ Thủ Thiêm

Sáu năm, bà đã đi khắp các ngóc ngách của Thủ Thiêm, chụp từng hàng cây, con đường, ngôi nhà, góc phố. Đến nay bà đã có một "bộ sưu tập" lên đến hàng chục ngàn bức ảnh về vùng đất này. Bà chụp vì lo sợ chỉ trong một vài năm nữa, những hình ảnh của một Thủ Thiêm ngày xưa sẽ ra đi vĩnh viễn. Những ngày này, khi Thủ Thiêm ngày càng thưa bóng người, nhà cửa đã đập phá san bằng, bà lại càng hối hả. 

Bà là Nguyễn Thị Thu Thủy, ở tại đầu đường Lương Định Của, khu phố 1 phường An Khánh, ngay tại đầu con phà phía bờ Thủ Thiêm thuộc quận 2.

Hàng ngày, bà Thủy lùng sục khắp các nẻo đường, hang cùng ngõ hẻm để săn ảnh (Hình do Tiểu Hổ chụp năm lên 9 tuổi)


U Va - Bí ẩn về một di chỉ khảo cổ bị lãng quên

Cùng với hang Thẩm Khương (Tuần Giáo), Thẩm Púa (Mường Ảng) - nơi tìm thấy dấu vết của người Việt cổ, U Va thuộc xã Noong Luống, huyện Điện Biên là một trong không nhiều di tích khảo cổ hiếm hoi của tỉnh Điện Biên nếu không nói là cả vùng Tây Bắc. 

Những phát hiện gây xôn xao dư luận về khảo cổ hồi tháng 8/2003 tại U Va làm địa danh này thêm nổi tiếng. Bởi từ lâu lắm rồi, cái tên U Va đã xuất hiện trong những câu chuyện dân gian, sử thi và truyền thuyết của dân tộc Thái. Nhưng, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, khu di chỉ khảo cổ độc nhất vô nhị miền biên viễn này dường như đã thực sự biến mất...

Vùng đất nhiều bí ẩn

Mường Thanh, đọc theo âm Thái là Mường Then, dịch theo tiếng Kinh có nghĩa là Mường Trời - là vùng đất đẫm màu huyền thoại, tương truyền đây là một trong những nơi phát tích của tổ tiên con người. Có một chi tiết thú vị, nếu như người Việt (Kinh) có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, thì người Thái cũng có câu chuyện tương tự giải thích về sự ra đời của con người.

Đi chợ cá Cửa Lò

Thị xã Cửa Lò thuộc tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 16km. Bờ biển Cửa Lò dài hơn 10km, có hai dòng sông làm điểm tựa là sông Lam và sông Cấm, hai cảng cá cửa Lò và cửa Hội đã làm cho Cửa Lò có một vị trí đặc biệt về du lịch và thương mại. Con đường Nguyễn Sinh Cung tập trung các cơ quan hành chính dẫn vào thị xã như mời gọi bước chân của du khách. Vuông góc với con đường này là đường Bình Minh dọc theo bờ biển với hàng dương ngút mắt. Đây có thể coi là con đường chính và đẹp nhất Cửa Lò, tập trung nhiều khách sạn và các dịch vụ khác phục vụ du lịch.

Cửa Lò thu hút khách đa phần ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Vào mùa hè, các khách sạn ở đây gần như kín chỗ. Biển Cửa Lò có độ dốc thoải và bãi dài, nước trong xanh, sóng chỉ chạm nhẹ vào bờ, tạo cho du khách một cảm giác an toàn tuyệt đối khi tắm biển. Dù buổi chiều biển “đầy” lên hay buổi sáng thủy triều rút ra xa cả trăm mét thì độ sâu vẫn không thay đổi. 

Bình minh ở Cửa Lò 


Lăng đá cổ Dinh Hương

Vùng đồi núi Bắc Giang có hàng chục khu lăng mộ đá cổ, đặc biệt có lăng mộ với tượng đá rất đẹp, được dựng trước cả trăm năm so với lăng mộ hoành tráng của các vua nhà Nguyễn ở Huế. Đó chính là lăng đá cổ Dinh Hương, tên đặt theo làng Dinh Hương, xã Đức Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Lăng Dinh Hương được dựng từ năm 1727, nằm trên gò đất rộng khoảng 1ha, biệt lập giữa đồng trống. Một con đường nhỏ dẫn thẳng vào phía lưng khu mộ, du khách men theo tường bao, vòng ra phía trước để vào chiếc cổng duy nhất. Toàn bộ lăng còn khá nguyên vẹn cùng những kiến trúc, điêu khắc đá độc đáo, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa quốc gia từ năm 1965. 

Ngai thờ, hương án và đôi nghê chạm khắc đá 


Đến Nha Trang thăm nhà ông Hai Thái

Cách TP. Nha Trang khoảng 20km về phía Nam, nhà ông Hai Thái là một điểm du lịch được khách sạn Yasaka Saigon - Nha Trang đưa vào khai thác.

Tọa lạc trên vùng đất rộng khoảng 1,8ha của xã Suối Tiên, huyện Diên Khánh, TP. Nha Trang, đây là một quần thể nhiều ngôi nhà xưa dựa trên cơ sở một ngôi nhà cổ mà người dân trong vùng vẫn gọi là nhà ông Hai Thái hay sở đồn điền ông Hai Thái. 



9 thg 6, 2013

Sài Gòn nhìn từ trên cao

Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cuộc sống không có sự dừng lại, ở mọi nơi mọi lúc. Ồn ã, nhộn nhịp, xô bồ... nhưng nếu có những phút giây được nhìn thành phố này từ trên cao, bạn vẫn có thể tận hưởng cảm giác thư thái, cảm nhận đôi nét lãng mạn của Sài Gòn ngày và đêm. 

Dưới cánh máy bay, sông Sài Gòn uốn lượn mềm mại như một dải lụa.


Viếng làng cổ Đường Lâm

Cách trung tâm Hà Nội 50km, Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) là một ngôi làng cổ vẫn còn lưu giữ được những kiến trúc và nếp sống sinh hoạt đặc trưng của làng quê Việt Nam xưa. Đây là nơi sinh ra nhiều danh nhân như Ngô Quyền, Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện - mẹ của Hai Bà Trưng...


Cổng làng trải qua biết bao thăng trầm đã bạc màu theo năm tháng nhưng vẫn giữ nguyên nét xưa.


Hương vị Cần Giờ ngon mà quá xa

Con nghêu Cần Giờ - một thời giúp xứ này vang tiếng - đã từ bỏ những tấm “hộ chiếu” đi sang EU khi dự án lấn biển được triển khai.

“Mỏ” nghêu ở đấy đã vợi đi, một thời cũng hấp dẫn nhiều người Sài Gòn, khiến họ ghiền tắm cái biển không lấy gì làm thống sướng này. Và kết hợp tắm biển với làm nghêu đạo chích cho tới khi có lệnh kiểm tra người tắm biển. Trước đó mỗi ngày Cần Giờ mất trộm cả tấn nghêu.


Nghêu tơ, vỏ bằng cái muỗng cà phê mới là nghêu, lớn hơn nữa dân Cần Giờ gọi là ngao. Ảnh: Ngữ Yên 


Lia thia quen… hũ mắm chua

Chúng tôi từ TP.HCM đi Đức Huệ (Long An) khi Nam bộ lững thững bước vào mùa mưa. Đi tìm nơi đang có món mắm cá lia thia. Dọc hai bên đường đi hoa bò cạp nước – loài hoa nhiều tên gọi nhất và gốc Ấn mà bị nhiễu thành Nhật – nở muộn thi thoảng óng vàng vào mắt.

Cá lia thia đi xúc từ đồng bưng về. Ảnh: Ngữ Yên 

Đến được cầu Đức Huệ bắc qua sông Vàm Cỏ Đông, cửa ngõ vào thị trấn Đông Thành của huyện – lúc gần 11g, mất vị chi bốn tiếng đồng hồ.

Cuộc đua kỷ lục và ẩn họa trên những cung đường “phượt”

Có thể nói chưa bao giờ cụm từ “phượt” lại được giới trẻ nhắc nhiều đến thế, một cách hào hứng đến thế. Cảm giác mê đắm trên những cung đường, sự trải nghiệm về một thế giới hoàn toàn khác những đô thị bụi bặm… khiến cho giới trẻ nô nức rủ nhau lên đường. Song, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy việc chạy theo những kỷ lục đang khiến cho “phượt” ngày càng trở nên nguy hiểm. 


Chiếc xe Vespa được đưa lên đỉnh Fansipan (ảnh: CLB Vespa).


Những cỗ quan tài đặc biệt và huyền thoại ngọc am

Loài cây thân gỗ thơm ngát, lá kim được các nhà thực vật xếp vào họ Hoàng đàn, bộ Thông này có tên Latinh là Cupressus funebris, nhưng dân gian quen gọi là cây ngọc am, hoàng đàn rủ. Người Trung Quốc gọi nó là San mộc, còn người Tày, Nùng ở vùng cao phía đông bắc nước ta gọi là Máy vạc. 

Những phát hiện khảo cổ thú vị gần đây từ các ngôi mộ còn lưu giữ nguyên vẹn thi hài do được tẩm liệm bằng tinh dầu ngọc am, đặt trong quan tài ngọc am, khiến không ít người bắt đầu nhen nhóm ước mơ về sự "vĩnh cửu"…


Huyền thoại về hai thanh kiếm báu

Trời tròn đất vuông, có lẽ hai hình đó biểu hiện đây là cặp kiếm âm dương, đực cái như tín ngưỡng Đạo giáo hưng thịnh của người Dao. Ở chuôi mỗi thanh kiếm đều có 4 (kiếm dài) và 7 (kiếm ngắn) chiếc vòng sắt, trong mỗi vòng sắt đều treo từ 12 đến 14 đồng xu hình tròn, lỗ tròn, làm bằng sắt. Chuôi và lưỡi kiếm ngăn cách bằng một vòng sắt hình chữ U để bảo vệ tay.

Chiếc Win 100 cũ nát ì ạch đưa chúng tôi ngược con đường dốc đá dựng hướng về ngôi nhà gỗ của Phàn Tà Loàng (người Dao ở bản Nậm Ty, xã Nậm Ty, Hoàng Su Phì, Hà Giang). Tiếp khách, Loàng không mấy mặn chuyện, ậm ừ bảo đến nhà anh họ mình là Phàn Tà Phâu mà hỏi. Quay xe, may gặp Phàn Tà Phâu gần trụ sở xã. Đôi mắt Phâu nhìn khách đầy dò xét, rồi hướng về người dẫn đường vung tay chém gió, nói chuyện như quát bằng tiếng Dao. Cũng phải thôi, vì khách lạ đang tìm hỏi về những báu vật linh thiêng mà Phàn Tà Phâu đang giữ: hai thanh cổ kiếm niên đại hàng trăm năm trước.

Tập tục nhảy lửa của người Pà Thẻn: Nhảy múa cùng tử thần

Đống than hồng cháy rừng rực, lưỡi lửa bùng reo phần phật trong gió, hơi nóng cùng tàn tro bay ngùn ngụt. Những đứa con của lửa thần đầu trần, chân đất, mắt mê cuồng, điềm nhiên nhảy vào đám lửa như nhảy trên nệm êm. Họ lăn lê, bò toài, xoạc chân bới, vốc tay nhặt than hồng xoa lên người, bỏ than hồng vào miệng… 

Những thân thể đẫm than hồng bay vào nhào ra khỏi đống lửa nhẹ nhàng như những cánh nhạn để lại phía sau những vệt sáng tóe vào màn đêm. Tiếng đàn "pàn dơ" phèng phèng pha trộn cùng những lời khấn bí hiểm tựa một liều thuốc gây nghiện hạng nặng khiến cho các vũ công càng thêm phấn khích. Người và than hồng như hòa quyện vào nhau thành một khối lửa khổng lồ biết di chuyển. Một hồi lâu, một vài vũ công chừng thấm mệt, phệt phạt nằm ra sân mà chân tay vẫn rung lắc, co giật hệt như người quá chén. Ai đó bảo tôi họ đang say lửa. Cả không gian xung quanh nóng rẫy như trong lò thiêu, hơi khói, tàn tro bốc lên ngùn ngụt xộc vào mắt, vào lỗ mũi cay xè. Thỉnh thoảng đám đông xung quanh lại hò hét, kêu ré, xô nhau chạy để tránh những mẩu than hồng bị bốc, bị bới bắn tung tóe như pháo hoa.

Tận diệt đại ngàn vì thú chơi hàng độc

Cặp độc bình bằng gỗ quý giá 50 triệu đồng.

Thú chơi đồ gỗ quý hiếm trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở thành cao trào trong vài năm trở lại đây. Việc săn lùng "hàng độc" không chỉ có giới đại gia mà ngay cả đối với những người dân thường. Thú chơi này đã làm cho rừng Tây Nguyên nhanh chóng bị cạn kiệt. Những loại gỗ quý đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị tận diệt đến cả gốc lẫn rễ. 



Bí ẩn những hình vẽ kỳ lạ trên mái đá núi Cửa Chùa

Vách đá dựng có hình vẽ độc đáo ở Ninh Bình.

Điều khiến cho vách đá ở mái đá núi Cửa Chùa trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau?... 


Mái đá núi Cửa Chùa (xã Gia Vân, huyện Gia Viễn, Ninh Bình) sừng sững như một bức tường khổng lồ đứng nghiêng một góc gần 45 độ, có màu vàng nhạt bạc phếch theo thời gian như những vách đá chịu ngàn năm phong hóa khác. Điều khiến cho vách đá này trở nên độc nhất vô nhị của Việt Nam là bởi nó ẩn chứa một bí mật kỳ lạ, đó là những hình vẽ trên đá đến nay chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Chủ nhân của những hình vẽ này là ai? Hình vẽ được vẽ bằng chất liệu gì, có niên đại mấy trăm hay mấy ngàn năm trước? Và nó ẩn chứa thông điệp gì đằng sau?