31 thg 3, 2019

Khu du lịch sinh thái Bãi Nồm Phú Yên

Bãi Nồm như cô gái đẹp ngủ trong rừng mới được đánh thức. Với biển trời xanh ngắt, cát trắng mịn, nắng vàng cùng những dãy núi đá như muốn ôm trọn biển vào lòng, hút hồn bao du khách.

Khu du lịch sinh thái Bãi Nồm tọa lạc ở thôn Hòa An, xã Xuân Hòa, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, cách quốc lộ 1A 15 km. Bãi Nồm có cảnh quan đẹp tự nhiên, bãi cát trắng mịn thoai thoải dần ra xa, nước biển trong xanh, lặng sóng. Du khách đến đây sẽ được chiêm ngưỡng không gian rộng lớn trải dài lý tưởng. Bãi tắm tựa lưng vào cánh rừng phi lao xen lẫn những đồi cát và có núi che chắn ở hai đầu. Cảnh vật ở đây còn hoang sơ, tuyệt đẹp và không khí trong lành, là điều kiện tốt để hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển, cắm trại, dã ngoại cuối tuần.

Từng đợt sóng êm ái, trùng điệp dưới ánh nắng tỏa xuống lấp lánh như những sợi chỉ vàng. Từng hạt cát mịn màng luồn khẽ vào ngón chân làm cho tâm hồn mỗi người hòa quyện với thiên nhiên. Khi nằm thả mình trên bãi biển, sóng biển xô nhẹ nhàng, êm dịu khiến du khách cảm nhận sự êm dịu, thư thái. Phía Tây là những đồi cát trập trùng nối tiếp nhau với rừng dương xanh tươi cả bốn mùa, tạo nên khung cảnh bình yên, lôi cuốn những du khách muốn thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên. 

Bãi Nồm có cảnh quan đẹp tự nhiên, bãi cát trắng mịn thoai thoải dần ra xa, nước biển trong xanh, lặng sóng.

Cù lao Tân Phong phát triển du lịch sinh thái

Tân Phong là một xã cù lao nằm giữa sông Tiền thuộc địa phận huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, được phù sa bồi đắp, thuận lợi trong việc phát triển kinh tế vườn, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Với diện tích trên một ngàn hecta, khí hậu trong lành, mát mẻ, Tân Phong là "điểm đến" của các tour du lịch sinh thái. 

Qua phà Cái Bè, Tân Phong du khách sẽ có một trải nghiệm du lịch miệt vườn thú vị mà người dân nơi đây thường gọi là “tắm cồn”. Đây là một hòn đảo xinh đẹp được tạo bởi những vườn cây ăn trái quanh năm trĩu quả, người dân đôn hậu, hiền lành và mến khách.

Không gian cù lao là một thế giới khác so với nếp sống thành thị náo nhiệt ồn ào. Từ phà đi bộ chừng 10 phút, chúng tôi đến khu du lịch Mekong Ecolodge, một khu du lịch được xây dựng từ nguyên liệu tự nhiên dân dã với mái lá, nội thất tre, gỗ.... Mỗi bungalow được thiết kế theo phong cách nhà dân của địa phương, không gian mở, gần gũi với thiên nhiên, mang đậm nét văn hóa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Không gian cù lao là một thế giới khác so với nếp sống thành thị náo nhiệt ồn ào.

Lạ miệng với ngó lục bình

Ngày nay, lục bình không chỉ dùng làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, mà còn được chế biến thành các món ăn trong bữa cơm gia đình của người dân miền Tây Nam Bộ. Từ nguồn thực phẩm dân dã, người dân nơi đây đã sáng tạo ra rất nhiều món ăn hấp dẫn từ ngó lục bình.
Lục bình là loài thủy sinh hoang dại mọc khắp nơi trên các ao hồ, sông rạch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vốn chỉ dùng thân cây làm đồ thủ công mỹ nghệ, nhưng những năm gần đây ở miền Tây, người dân đã có nhiều sáng tạo trong chế biến và sử dụng lục bình.

Ít ai biết rằng lục bình là loại rau sạch, thuộc nhóm thức ăn xanh chứa hầu hết các acid amin không thay thế, giàu vitamin, và các loại khoáng vi lượng khác. Cọng non lục bình có thể ăn sống chấm nước mắm kho, cá kho, nhúng lẩu; ngó lục bình có thể làm dưa chua, làm gỏi, xào thịt hoặc tép. Trong đó hấp dẫn nhất phải kể đến món gỏi ngó lục bình trộn tôm thịt.


Ngọt thơm hương vị đường phên Bó Tờ

Đến những phiên chợ vùng cao của huyện Phục Hòa (Cao Bằng) sẽ thấy những sạp hàng chất từng phên đường đỏ đậm bắt mắt xếp ngay ngắn đợi người mua. Đó là sản phẩm của người dân xóm Bó Tờ, làng có nhiều thế hệ làm đường phên nổi tiếng của vùng. 

Đặc sản của “vựa mía”


Phục Hòa được xem là “vựa mía” của vùng biên ải phía Bắc của Tổ quốc, với diện tích trồng mía chiếm tới trên 50% diện tích trồng mía của tỉnh Cao Bằng. Ở đây, mỗi năm mía chỉ thu hoạch một vụ. Nhiều nhà trồng làm nguyên liệu cho nhà máy đường Cao Bằng, cũng có người dân Bó Tờ (Thị trấn Hòa Thuận, huyện Phục Hòa) thu mua về làm đường phên. 

Nghề làm đường phên chủ yếu dựa vào thủ công. 

Người Mường đánh thức ma Khú cầu mưa

Cầu mưa là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hóa của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ được tổ chức sau khi gieo hạt, trồng lúa và các loại hoa màu, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong sự che chở của thần linh và ước muốn về cuộc sống no đủ hạnh phúc.

Người Mường và tín ngưỡng thờ ma Nước


Với người Mường cư trú ở các tỉnh miền núi phía Bắc, tín ngưỡng giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như sinh hoạt, lao động của họ. Đối diện cuộc sống nơi núi cao hiểm trở, thời tiết khắc nghiệt, họ càng cần nhiều hơn niềm tin tâm linh, làm chỗ dựa để vượt qua những khó khăn. Trong số đó, phải kể đến các tín ngưỡng thờ mó nước của dân tộc Mường. Tín ngưỡng thờ mó nước (vó rác) Xuất phát từ nền văn hóa lúa nước và sống ở miền núi, nên các nguồn nước, mạch nước có vị trí đặc biệt quan trọng đối với đời sống của người Mường.

Thầy Mo múc nước té lên trời. 

Làng làm nghề thầy lang

Cộng đồng người Dao ở Ba Vì, Hà Nội không chỉ giữ được nghề thuốc gia truyền của cha ông xưa với nhiều bài thuốc quý mà còn cùng nhau gìn giữ, phát triển nguồn dược liệu quý, đưa nghề thuốc thành nghề xóa đói giảm nghèo. 

Kế thừa tri thức bản địa của cha ông 


Dưới chân núi Ba Vì (còn gọi Tản Viên Sơn), là nơi có 98% người Dao sinh sống. Vùng núi Ba Vì với đỉnh cao nhất 1.296 m, có môi trường thực vật và động vật vô cùng phong phú, nhất là có nguồn dược liệu quý đa dạng. 

Lương y Triệu Thị Tơ thôn Yên Sơn, Ba Vì, Hà Nội giới thiệu nghề truyền thống và bán thuốc nam chữa bệnh tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. 

Độc đáo ngôi nhà đá ở Ninh Vân

Đó là ngôi nhà hơn 100 năm tuổi nổi tiếng ở ngôi làng đá Ninh Vân, đây cũng là ngôi nhà có kiểu kiến trúc cổ và vô cùng độc đáo. 

Ngôi nhà cổ với kiểu kiến trúc có một không hai tọa lạc ở thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân (huyện Hoa Lư, Ninh Bình). Ngôi nhà độc đáo này là của bà Đinh Thị Long (78 tuổi). Theo bà Long cho biết, ông nội của chồng bà là cụ Lương Văn Xiển, sau khi xây dựng xong nhà thờ đá Phát Diệm, cụ Xiển mời những người thợ cùng làm về quê xây dựng căn nhà ở cho gia đình. Ông cùng tốp thợ đã xây dựng căn nhà làm hoàn toàn bằng đá này. 

Toàn bộ công trình từ khung nhà, tường vách, sân, ngõ, bình phong, sập gụ… được làm từ đá xanh. 

Cầu Ngói chợ Lương một trong 3 cầu ngói đẹp nhất Việt Nam

Cầu Ngói chợ Lương, tọa lạc tại xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, cùng với cầu ngói Thanh Toàn (Huế), Cầu Chùa (Hội An) đã được chọn là 3 cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam.

Nét đẹp trong kiến trúc cầu Ngói


Cầu Ngói chợ Lương được xây dựng vào đời Hồng Thuận (1509 - 1515), tu bổ vào các năm 1922 và 2012. Cầu được công nhận di tích lịch sử văn hóa Quốc gia và được trùng tu, bảo quản gần như nguyên vẹn theo thiết kế ban đầu, cầu bắc ngang dòng sông Trung Giang. 

Vẻ đẹp hoang sơ, đượm tình của vùng đất cổ tích Ngọc Chiến, Sơn La

Ngọc Chiến được ví như "Đà Lạt" của Tây Bắc, nơi có những mái nhà rêu phong lợp gỗ pơ mu, những cánh đồng nếp tan nép mình dưới thung lũng tuyệt đẹp.

Xã Ngọc Chiến là nơi có những bản làng nằm cao nhất của huyện Mường La, cách trung tâm thành phố Sơn La khoảng 80km. Du khách lần đầu đến đây sẽ ngỡ như vừa lạc vào xứ sở cổ tích, nơi vẻ đẹp tự nhiên vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Chợ quê đồng bằng Bắc Bộ đẹp bình dị, thân thương

Từ bao đời nay, chợ quê vẫn là hình ảnh thân thương nhất của mỗi làng quê, biểu hiện rõ nhất cuộc sống bình dị của người dân nông thôn.

Muốn biết sinh hoạt đời thường của người dân ở mỗi vùng quê ra sao người ta thường đến chợ

Một số đình, chùa tiêu biểu của người Kinh, có thể khai thác phát triển thành điểm đến du lịch của tỉnh Sóc Trăng

Trong các tour du lịch đến Sóc Trăng, ngoài việc tham quan vui chơi nghỉ dưỡng, mua sắm... ở các điểm du lịch nổi tiếng, trải nghiệm thực tế, hoà vào cuộc sống của người dân ở từng điểm đến, không ít du khách còn có nhu cầu được tham gia du lịch nghỉ dưỡng, giải trí hoặc du lịch sông nước kết hợp với du lịch tâm linh hoặc tham gia hẵn trọn vẹn tour du lịch tâm linh.

Cổng Thiên Phước cổ tự (huyện Kế Sách)

Theo thống kê, toàn tỉnh Sóc Trăng có trên 200 ngôi chùa của 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa và một số cơ sở tôn giáo khác. Trong đó, một số chùa Khmer, chùa Hoa đã được khai thác, trở thành điểm đến không thể thiếu trong chương trình du lịch của khách khi đến Sóc Trăng. Đó là chùa Mahatup, chùa Kh'leang, chùa Đất Sét, chùa Ông Bổn, chùa Sà Lôn,…và gần đây du khách còn đến các chùa Som Rong, chùa La Hán để tham quan, chiêm bái. Đặc biệt, Trung tâm từ thiện văn hoá tâm linh thuộc chùa Phật Học là điểm đến thu hút rất nhiều du khách trong cả nước đến tham quan, chiêm bái, cúng dường. Với diện tích của Trung tâm lên đến 12 ha, nhiều công trình đã được xây dựng gắn đạo với đời; lịch sử, truyền thuyết với cuộc sống hiện tại; cùng khu khám chữa bệnh, nuôi dưỡng người già neo đơn v.v. . . đã góp phần tạo điểm đến mới thu hút nhiều du khách, cả khách nước ngoài.

Những mẩu chuyện về Bác Đồng

Tháng Ba. Nhiều người tìm về xóm Cây Gạo, ở thôn 2, xã Đức Tân (Mộ Đức) để thắp nén hương tưởng nhớ Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người con ưu tú của quê hương núi Ấn - sông Trà. Những mẩu chuyện kể về bác Đồng, dẫu từ những điều hết sức giản đơn, nhưng đã khắc sâu trong tâm trí của mỗi người với lòng tôn kính, cảm động khôn nguôi về một con người suốt đời vì dân, vì nước.

“Tôi không có gì hết”


Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Sy nhớ như in lần bác Đồng về thăm và động viên nhân dân ở huyện Bình Sơn bị thiệt hại bởi cơn lốc lịch sử xảy ra vào tháng 12 năm 1992. Toàn huyện có 115 người bị thiệt mạng. Thời điểm bác Đồng về thăm là vào đầu tháng 1 năm 1993, ông Phạm Sy lúc bấy giờ là Bí thư Huyện ủy Bình Sơn. Ông Sy kể, bác Đồng đã về thăm nhân dân xã Bình Chánh, nơi bị thiệt hại nặng nề nhất. Hôm ấy, người dân đến dự rất đông, hội trường chật cả trong lẫn ngoài.

Nhiều bạn trẻ đến tham quan, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại Khu lưu niệm ở xã Đức Tân (Mộ Đức). Ảnh: TL 

28 thg 3, 2019

Chuyện kể về một vị nhân thần

Từ lâu, tôi đã nghe về dòng họ Nguyễn Mậu, một dòng họ nổi tiếng hiếu học, đặc biệt là câu chuyện kể về một vị tiền hiền đã có công mở đất lập làng mà người dân trong làng gọi là nhân thần.

Theo chân cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh, chúng tôi đến tham quan di tích nhà thờ tiền hiền Nguyễn Mậu, ở thôn Tú Sơn 1, xã Đức Lân (Mộ Đức). Nhà thờ tiền hiền Nguyễn Mậu được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là nơi thờ phụng, nơi an vị của tiền hiền Nguyễn Mậu Phó, người có công lớn trong công cuộc khai khẩn đất hoang, tạo ấp dựng làng Tú Sơn, huyện Mộ Đức vào thế kỷ XVII.

Vinh danh muôn thuở 


Chị Tạ Thị Di Hà - Cán bộ Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho biết, qua tìm hiểu các tư liệu lịch sử, thì Nguyễn Mậu là một trong những dòng họ tiêu biểu đóng góp vào công cuộc khai hoang, mở đất lập làng Tú Sơn, huyện Mộ Hoa vào cuối thế kỷ XVII. Bậc tiền hiền của dòng họ là Nguyễn Mậu Phó, hậu duệ thứ bảy của đức ông Nguyễn Nhữ Lãm, quê xã Thiên Liệu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông Nguyễn Nhữ Lãm là vị khai quốc công thần thời Lê Sơ trong lịch sử Việt Nam.

Lăng Ông Nam Hải Trần Đề

Trần Đề là một huyện ven biển của tỉnh Sóc Trăng nằm trên trục giao thông quốc lộ Nam Sông Hậu nối liền thành phố Cần Thơ, Hậu Giang và Bạc Liêu. Huyện có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, có 12km bờ biển, với bãi biển Mỏ Ó hoang sơ và xinh đẹp, có cảng biển cá lớn, 03 di tích cấp tỉnh thu hút đông du khách đến tham quan chiêm bái: di tích lịch sử Bia chứng tích chiến tranh ấp Giồng Chát, xã Liêu Tú; nhà bia ghi tên liệt sĩ ấp Thạnh An 4, xã Thạnh Thới Thuận; chùa Tầm Vu (ôm Pu)… Ngoài ra, huyện còn có các lễ hội đặc sắc như Lễ hội Kỳ Yên ở đình thần Thạnh Thới An, diễn ra vào ngày 15-19 tháng giêng âm lịch hàng năm với lễ thượng điền và hạ điền đều có lễ rước sắc thần, với nhiều trò chơi dân gian, hát bội, hát sắc. Đặc biệt là lễ hội Nghinh Ông diễn ra từ ngày 21-23 tháng 3 âm lịch tại Lăng Ông Nam Hải, tọa lạc tại thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề.

Mẹ Nam Hải tại Lăng Ông– ảnh Quốc Quân 

Tương truyền rằng, ngày xưa ông Nguyễn Văn Đôn, ngụ tại rạch Mù U sinh sống bằng nghề đóng đáy, vào một hôm đi cuốn đáy như mọi ngày, ông phát hiện đáy của ông dính một con cá Ông (cá voi) rất lớn, đã lụy (nghĩa là đã chết). Ông Đôn đã mang cá Ông về chôn cất đàng hoàng và để tang cho cá Ông. Sau một thời gian, ông Đôn lấy cốt cá Ông lên và lập lăng thờ tại rạch Mù U, nay thuộc huyện Cù Lao Dung.

Xứ Bàu Ấu

Thuở nhỏ, tôi thường nghe cha tôi lầm rầm khấn vái câu này mỗi khi mở đầu cho một lệ cúng: “Quảng Ngãi tỉnh, Sơn Tịnh quận, Sơn Trung xã, Hà Nhai ấp, Bàu Ấu xứ...”. Nghe mãi mà thuộc chứ chẳng hiểu Bàu Ấu xứ ở đâu và nghĩa làm sao? Cho đến cách đây chừng 10 năm, lúc cha tôi còn khỏe mạnh và minh mẫn, tôi bèn hỏi ông thắc mắc trên. Hóa ra mình sinh ra, lớn lên, được hít thở khí trời của cái “xứ Bàu Ấu” ấy đến năm 19 tuổi (1979) mà mình chẳng hiểu biết gì về nó.

Tên Bàu Ấu giờ “hóa thân” vào cây cầu sắt ở phía bắc gác chắn đường lên Sơn Hà: Cầu Bàu Ấu. “Trùm” lên xứ Bàu Ấu ấy là Hà Nhai, từ xã qua thôn.

Sự dịch chuyển của địa danh 


Câu mở đầu cho mỗi lệ cúng trên đây là nói từ thời trước năm 1975. Hồi ấy, huyện được gọi là quận, Sơn Trung là đơn vị hành chính của xã (Tịnh Hà ngày nay), Hà Nhai là ấp. Thói quen ấy, cha tôi vẫn duy trì cho đến sau ngày thống nhất đất nước mấy năm. Năm 1979, tôi đi học xa rồi đi làm, không ở quê nữa nên cũng không rõ mỗi khi cúng, cha tôi có “cập nhật” tên gọi mới không.

Cầu sắt Bàu Ấu nằm trên tuyến đường sắt Bắc - Nam qua thôn Hà Nhai. Ảnh: TRẦN ĐĂNG 

25 thg 3, 2019

Di sản hoang phế Dinh tỉnh trưởng ở Đà Lạt

Dinh tỉnh trưởng tọa lạc trên một đỉnh đồi cao, người dân hay gọi là đồi dinh ở ngay trung tâm thành phố. Nơi đây được xem là vị trí đắc địa với tầm nhìn thoáng, rộng nhìn về đủ các hướng của Đà Lạt.

Khu Dinh tỉnh trưởng là mảng xanh hiếm hoi còn lại của Khu trung tâm Hòa Bình - Ảnh: MAI VINH

Trong đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đưa ra phương án "di dời nguyên khối" Dinh tỉnh trưởng để xây dựng một công trình có khối tích lớn, cao 10 tầng có chức năng khách sạn, trung tâm thương mại.

Thương ơi là thương chùm bông ô môi rực hồng tháng 3 miền Tây

Những ngày tháng 3 đầy nắng, nếu có dịp về miền Tây sông nước bạn sẽ bắt gặp những cây ô môi tỏa sắc hồng rực rỡ. Bức tranh miền quê có thêm nét chấm phá vừa thân thương vừa hữu tình.

Bông ô môi khoe sắc thu hút nhiều bạn trẻ xúng xính áo mới chụp ảnh kỷ niệm: Ảnh: ĐÌNH THẢO

Ngày nhỏ, hễ thấy bông ô môi nở những nụ hoa màu hồng phấn, bay lã chã trong gió trời, tụi trẻ con trong xóm sẽ rủ nhau đi lượm trái về róc, rồi thưởng thức.

Choáng váng với kho tư liệu độc đáo ẩn tàng ở Ngũ Hành Sơn

Một kho tư liệu hết sức độc đáo và giá trị ẩn tàng trong hang động Ngũ Hành Sơn vừa được xuất lộ. Đó là kết quả một cuộc nghiên cứu công phu do Trung tâm văn hóa Phật giáo Liễu Quán (Huế) thực hiện.

Du khách thích thú xem các nhà nghiên cứu xử lý các bản ma nhai trên vách đá Ngũ Hành Sơn - Ảnh: NGUYỄN VĂN THỊNH

Du khách vào thăm các hang động ở danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) thấy trên các vách đá có rất nhiều bản khắc bằng chữ Hán Nôm đầy bí ẩn. Giới nghiên cứu gọi các bản khắc đó là ma nhai.

24 thg 3, 2019

Độc đáo những món bánh ngũ sắc ở hội đền Quả Sơn

Đến với lễ hội đền Quả Sơn, du khách không chỉ được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn mà còn được thưởng thức bánh ngũ sắc – một loại bánh truyền thống của địa phương chỉ có trong mùa lễ hội. 

Bánh trôi ngũ sắc được làm từ bột nếp, mỗi chiếc bánh có đủ 5 màu sắc được tạo màu từ thiên nhiên: Màu đỏ của quả chùm phù, màu tím từ lá cẩm, màu xanh từ lá nếp, màu vàng từ lá cẩm vàng hoặc nghệ và màu trắng của bột nếp. Bột nếp sau khi được xay nhuyễn sẽ được trộn riêng rẽ với từng màu. Sau đó trộn thêm đường và một ít muối. 

Độc đáo tục chạy ói, tung kiệu trong Lễ hội đền Cờn

Sáng 25/2, trong khuôn khổ Lễ hội đền Cờn năm 2019, trên bãi biển Hoàng Mai đã diễn ra lễ cầu ngư với tục chạy ói độc đáo thu hút hàng vạn người tham gia.

Lễ cầu ngư được người dân Quỳnh Phương duy trì từ bao đời nay vào dịp đầu Xuân với mong muốn một năm đi biển đánh bắt cá mưa thuận gió hòa, ngư trường đắc lợi, tôm cá đầy khoang, ngư dân an lành, mạnh khỏe. Ngay từ sáng sớm, rất đông người dân đã có mặt trên bãi biển để tham gia lễ cầu ngư. 

Một số câu chuyện về chùa Ba Thắc (Bãi Xàu - Sóc Trăng)

Trong sách giáo khoa về địa lý trước năm 1975 thường nhắc đến con sông Mê Kong bắt nguồn từ Tây Tạng, chạy sang 5 nước và khi về biên giới phía Tây của Việt Nam, được gọi là sông Cửu Long. Con sông này đổ ra biển bằng 9 cửa: trên sông Tiền có 6 cửa và trên sông Hậu có 3 cửa (sông Tiền có Cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu; sông Hậu có cửa Định An, Trần Đề và Ba Thắc. Đến thời điểm năm 2002, sông Cửu Long đổ ra biển còn có 7 cửa [1] .

Cây Tra Lâm Vồ (trước ngôi chùa với nhiều truyền thuyết về cặp rắn thần to lớn, ẩn mình trong hốc cây này, chuyên lướt đi trên các ngọn cây); ảnh LP

Quốc tế công nhận trạm khí tượng trên 100 năm ở Việt Nam



Tổ chức Khí tượng thế giới công nhận Trạm Khí tượng Phù Liễn, quận Kiến An, TP Hải Phòng là trạm khí tượng duy nhất ở Việt Nam góp mặt trong nhóm những trạm khí tượng trên 100 năm của thế giới. 

Lễ gắn biển công nhận Trạm Khí tượng Phù Liễn trên 100 năm - Ảnh: XUÂN LONG

Sáng 23-3, tại quận Kiến An, TP Hải Phòng, Tổ chức Khí tượng thế giới đã trao bằng công nhận Trạm Khí tượng Phù Liễn, quận Kiến An, TP. Hải Phòng là trạm khí tượng trên 100 năm tuổi.

23 thg 3, 2019

Nước chè xanh xứ Nghệ


Bây giờ, nước chè xanh đã khá phổ biến ở nhiều nơi. Đang ở xa lắm, nhưng hễ hớp chút nước chè xanh hãm đúng cách Nghệ thì lòng lại bâng khuâng bao ký ức. Có lẽ nước chè xanh xuất xứ từ xứ Nghệ, và cũng có thể ở đây nó đậm đà nhất, đáng nhớ nhất. Nhà thơ Huy Cận có câu thơ rất thấm đẫm, rưng rưng:

Bảo tháp tổ sư Nguyên Thiều-Siêu Bạch &Tổ đình Quốc Ân Kim Cang ở Đồng Nai

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang là ngôi chùa cổ do Tổ sư Nguyên Thiều húy Siêu Bạch khai sơn cách đây hơn 300 năm vào thế kỷ XVII, năm Chánh Hòa thứ 19 (1698) đời chúa Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu, tọa lạc ấp Bình Thảo, xã Bình Phước, dinh Trấn Biên. Ngày nay thuộc ấp Bình Lục, xã Tân Bình, H.Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 


Hiện nay chùa xưa chỉ còn lưu dấu nền Tổ đình và hai tháp cổ.

22 thg 3, 2019

Vãn cảnh núi Thình Thình

Núi Thình Thình, theo “Non nước xứ Quảng” của Phạm Trung Việt, nằm ở độ cao khoảng 168m so với mực nước biển, thuộc địa phận 2 xã Bình Thanh Đông và Bình Tân (Bình Sơn).

Từ TP.Quảng Ngãi đến núi Thình Thình có hai con đường. Con đường thứ nhất từ quán cơm cầu Trà Khúc xuống đến chợ Châu Sa rẽ trái về hướng thành cổ, băng qua những cánh đồng lúa xanh bát ngát của các xã Tịnh Châu, Tịnh Thiện, Bình Tân, đến trung tâm xã Bình Tân.

Từ trung tâm xã theo đường dốc để lên đến đỉnh núi Thình Thình. Con đường thứ hai từ TP. Quảng Ngãi ra Tịnh Phong, Sơn Tịnh đến ngã ba Ba Tân Gân đi về hướng đông khoảng 6 cây số thì đến núi Thình Thình.

Khuôn viên chùa Thình Thình. 

Lạ và ngon miệng với măng, nhái nướng, cơm lam tại Lễ hội đền Vạn miền Tây Nghệ An

Những món ăn của đồng bào các dân tộc vùng cao như nhái, cơm lam…tại Lễ hội đền Vạn (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) đã tạo nên bản sắc văn hóa ẩm thực ở vùng đất nơi ngã ba sông này. 

Lễ hội đền Vạn (xã Xá Lượng, huyện Tương Dương) diễn ra từ ngày 19-21 tháng Giêng (23-25/2). Đền là nơi thờ danh tướng Đoàn Nhữ Hài thời nhà Trần, người đã có công đánh đuổi giặc Ai Lao. Ảnh: Đào Thọ 

Người khai khoa của Quảng Ngãi 200 năm trước

Năm 1819, một người quê làng Mỹ Khê, phủ Bình Sơn (nay thuộc TP.Quảng Ngãi), đỗ khoa thi đầu tiên được tổ chức dưới thời thống nhất đất nước- thời Gia Long, đó là Trương Đăng Quế (1793 - 1865).

Đứa trẻ mồ côi trong gia đình nghèo khó

TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ (1793 - 1865) 

Theo gia phả họ Trương làng Mỹ Khê, được viết vào năm Bảo Đại thứ 2 (1926), Trương Đăng Quế là ông tổ đời thứ 7 của tộc họ Trương của làng này. Ông thủy thế tổ là Trương Đăng Nhất, vốn người huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh, vào Quảng Ngãi lập nghiệp đầu thế kỷ XVII.

“Hồn cốt” người làng Kon Kơ Tu

Tiếng Ba Na, Kon Kơ Tu có nghĩa là làng cổ. Người dân trong làng còn giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề dệt thổ cẩm. Cùng với những nét văn hoá độc đáo khác, sản phẩm thổ cẩm và nghề dệt thổ cẩm là một trong những yếu tố góp phần tạo nên “hồn cốt” của người Ba Na.
Nặng nợ với nghề
Dường như là duyên nợ, sau hành trình khám phá tour du lịch ngược dòng sông Đăk Bla cùng với hai vị khách người Pháp và một hướng dẫn viên du lịch Kon Tum đến làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa (thành phố Kon Tum) cách đây nhiều năm, thâm tâm luôn mách bảo tôi phải trở lại nơi này.

Thực ra không phải riêng tôi, có nhiều du khách tận trời Âu khi đến thành phố Kon Tum đều đến làng Kon Kơ Tu, bị vẻ đẹp tự nhiên và con người nơi đây “hút hồn” nên đã quay lại để tìm hiểu sâu hơn về những điều kỳ thú mà mình đã được nghe, được thấy, nhất là với những du khách thích trải nghiệm, khám phá những nét đẹp về văn hóa.

21 thg 3, 2019

Địa điểm dã ngoại thơ mộng như trong phim Hàn cách TP. Vinh 20km

Đập Ba Khe ở Nam Đàn là địa điểm dã ngoại mới được giới trẻ TP. Vinh khám phá và yêu thích. Đập Ba Khe tuyệt đẹp với triền cỏ xanh mướt sáng bừng dưới nắng và nước đập trong vắt lấp lánh, đặc biệt kỳ ảo trong ánh hoàng hôn. 

Đập Ba Khe thuộc xã Nam Lộc, Nam Đàn, cách TP. Vinh khoảng 30 phút lái xe. Phong cảnh ở đây gây ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên với hồ nước trong vắt nằm giữa rừng cây xanh um bao bọc xung quanh. Ảnh: Khiết 

Những chạm khắc tinh xảo của ngôi đình cổ 300 năm ở “xứ Nhút“

Di tích lịch sử cấp quốc gia đình Bích Thị, xã Thanh Giang (Thanh Chương) là sản phẩm kiến trúc được chạm khắc, đắp vẽ tinh xảo thời nhà Nguyễn. 

Đình Bích Thị là công trình kiến trúc được nhân dân xây dựng vào thế kỷ XVIII để làm nơi sinh hoạt, hội họp và cũng là nơi thờ tự 2 vị Thành hoàng Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng. Ngoài ra, đình cũng phối thờ bản cảnh Thành Hoàng và các vị thần của các ngôi đền thuộc Tổng Bích Hào xưa. 

Cây gạo 150 năm tuổi được công nhận cây di sản ở Quỳnh Lưu

Trải qua hơn 150 năm thăng trầm cùng lịch sử dân tộc và vượt mọi thiên tai, bão gió, cây gạo ở xóm 4, xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu vẫn sừng sững vươn mình nẩy lộc, đâm chồi, tỏa bóng mát, nở hoa rực rỡ giữa đường làng. 

Cây gạo đặc biệt có tuổi đời hơn 150 năm này có đường kính thân cây gần 4m, chiều cao hơn 30m, tỏa bóng trên một diện tích rộng lớn giữa xóm 3 và xóm 4, xã Quỳnh Lương. Trên gốc cây gạo có nhiều cành, tán lá sum suê. 

Cây gạo hơn 150 năm tuổi ở Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu. Ảnh: Hồ Chiến 

Ngắm vẻ đẹp làng nước mắm truyền thống Nghệ An

Nước mắm truyền thống xứ Nghệ vốn nổi tiếng bởi sự thơm ngon, chất lượng chắt lọc từ các bước chế biến cầu kỳ, được lưu truyền nhiều thế hệ tại các làng nghề lâu năm. 

Làng nghề nước mắm truyền thống ở Diễn Châu với quy mô sản xuất lớn. Từng dãy dài nhà thùng nước mắm tạo thành hình ảnh ấn tượng với bất cứ ai đến thăm làng nghề. Ảnh: Hải Vương 

Chuyện săn cá mập ở Vàm Nao

Thuở ban sơ, loài cá mập nước ngọt từng vẫy vùng và “cát cứ” khu vực sông Vàm Nao. Ngày nay, những câu chuyện kỳ bí về loài “thủy quái” này vẫn được lưu truyền trong dân gian.


Qua phà Năng Gù, chúng tôi tìm về các lão “ngư phủ” một thời săn cá “khủng” ở Vàm Nao để nghe họ kể những câu chuyện “huyền bí” từng chạm trán với loài cá mập nước ngọt.

Nét đẹp những ngôi nhà cổ

Ông Tôn Thất Đính chia sẻ: “Giữ căn nhà nguyên trạng đến thời điểm này, bản thân tôi và gia đình cảm thấy rất vui và tự hào. Có người hỏi mua nhà cổ giá bạc tỷ nhưng tôi không bao giờ đồng ý. Tôi thường động viên con, cháu phải cố gắng giữ căn nhà này để làm nơi thờ tự ông bà, tổ tiên, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của vùng đất sông nước miền Tây”.

Nếu ai đặt chân đến cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) để thưởng ngoạn cảnh đẹp, tham quan các di tích văn hóa, lịch sử… của vùng quê yên bình giữa lòng thành phố, không thể bỏ lỡ những ngôi nhà cổ mang lối kiến trúc đặc trưng của vùng sông nước miền Tây. Vài năm trở lại đây, nhiều khách du lịch hay ghé tham quan ngôi nhà sàn của ông Tôn Thất Đính (sinh năm 1966, ngụ ấp Mỹ An 2). Đây là một trong những ngôi nhà sàn Nam Bộ mang đậm kiến trúc xưa ở An Giang. Ông Tôn Thất Đính cho biết, căn nhà được xây dựng năm 1901 hoàn toàn bằng gỗ căm xe, thao lao, theo kiểu 3 gian, 2 chái nhưng không có cột giữa nhà. Thợ làm nhà là những người thợ ưu tú nhất ở Mỹ Luông (Chợ Mới). Còn cửa, hoành, tủ thờ, vật dụng trang trí trong nhà đều do các nghệ nhân nổi tiếng với nghề chạm khắc gỗ ở miền Bắc vào làm. Theo ông Đính, ở thời điểm bấy giờ, toàn bộ các chi tiết nhỏ, như: tiện, đục, bào, chạm đều được làm bằng thủ công nên mất nhiều thời gian và công sức mới hoàn thành ngôi nhà. 

Ngôi nhà cổ của ông Phan Hòa Long 

Đặc sản thịt chuột của Việt Nam lên tạp chí National Geographic

Mô tả cảnh làm thịt chuột có phần rùng rợn, cuối cùng nữ nhà báo Christine Dell'Amore thừa nhận miếng thịt chuột trong miệng cô 'thật sự rất ngon, như phô mai que".

Chuột đồng sau khi được làm sạch sẽ được thui rơm trước khi bán ra chợ - Ảnh chụp màn hình

Cô Christine tới Châu Đốc, An Giang hồi Tết Nguyên đán. "Tôi cá là ở miền quê kiểu này, món thịt chuột chắc chắn chẳng phải loài gặm nhấm hay thấy dưới cống đâu" - Christine viết về quyết định chọn thưởng thức thịt chuột thay vì thịt dơi mà cô gọi là hơi phiêu lưu.

Đền Và ở Sơn Tây

Nằm trên địa thế đẹp và có quy mô bề thế, đền Và được coi là một trong những tuyệt tác kiến trúc cổ của người Việt. Nét kiến trúc đặc sắc nhất của ngôi đền là hệ thống tường thành độc đáo bao bọc quanh khuôn viên.

Nằm ở xã Trung Hưng, thị xã Sơn Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km, đền Và là một địa chỉ tín ngưỡng - thắng cảnh nổi tiếng của xứ Đoài

Kiến trúc tuyệt mỹ của “Thiếu Lâm Tự” nổi tiếng Việt Nam

Gắn với sự nghiệp thiền sư Chuyết Chuyết đến từ Trung Hoa, chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh còn được biết đến với tên gọi "Thiếu Lâm Tự". Đây được coi là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam.

Nằm ở thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, chùa Bút Tháp là một trong những ngôi chùa cổ có kiến trúc hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Chùa còn được biết đến với các tên gọi khác chùa Nhạn Tháp, Thiếu Lâm Tự, Hoàng Cung Tự

20 thg 3, 2019

Xuyên rừng khám phá núi Cấm

Đó là tour du lịch hoàn toàn mới cho những ai yêu thích thiên nhiên, thích tự mình khám phá những điều thú vị. Thực hiện một chuyến xuyên rừng trên núi Cấm, tìm hiểu những loài thuốc quý, cuộc sống an nhiên, tự tại của cư dân nơi đây và thưởng thức đặc sản núi rừng là những trải nghiệm rất khó quên.

Giữ rừng như giữ nhà 


Gắn bó gần cả đời với cánh rừng ở khu vực vồ Bạch Tượng (núi Cấm), ông Phạm Văn Hải coi việc đi thăm rừng, chăm sóc cây rừng, trồng cây thuốc như công việc thường nhật. Từng thân cây rừng, từng loại thảo dược ở vồ Bạch Tượng, ông Hải gần như biết hết. Những cư dân nơi đây, ông đều quen mặt. Ông “thuộc” những con đường rừng như trong lòng bàn tay. Trong đó có nhiều con đường dốc đứng, ngoằn ngoèo do chính ông Hải và những cư dân núi Cấm chung tay mở đường, lót đá trong suốt nhiều năm mới xong. “Hôm nào không đi thăm rừng lại thấy buồn. Có nhiều bữa vào rừng đã quá trưa, tôi ghé nhà những cư dân nơi đây ăn cơm, nghỉ ngơi, chiều lại về nhà. Ở núi Cấm này, mọi người đùm bọc, xem nhau như bà con thân thuộc” - ông Hải bộc bạch.

Huyền thoại heo rừng Bảy Núi

Bảy Núi xưa vốn là “giang sơn” của muôn thú, với rừng rậm âm u và nhiều loài đã trở thành một phần lịch sử của vùng đất này. Trong ngày xuân Kỷ Hợi, những huyền thoại linh thiêng thường được các bậc cao niên mang ra kể cho con, cháu nghe bên ly trà thơm, nhất là chuyện về loài heo rừng Bảy Núi.

Đi tìm huyền thoại 


Từ sự chỉ dẫn của những người bạn “thổ địa” tại Tịnh Biên, tôi đi tìm huyền thoại về loài heo rừng Bảy Núi. Theo người dân địa phương, heo rừng ngày trước chỉ tập trung ở một vài ngọn núi, nhiều nhất là núi Phú Cường, núi Dài Năm Giếng và núi Cấm. Tuy nhiên, những bậc cao niên sống quanh chân núi hầu như không nhớ nhiều về loài vật huyền thoại này, chỉ loáng thoáng nghe qua lời kể của người đi trước. Tuy nhiên, tôi may mắn được gặp ông Đào Tấn Sỹ (Ba Sỹ), một chiến sĩ cách mạng hoạt động thời chống Mỹ. Từng làm nhiệm vụ “đi thư” cho các đơn vị đóng trên địa bàn Bảy Núi, nên dấu chân ông ngang dọc khắp mấy chục ngọn núi trong vùng, vì vậy, chuyện chạm mặt heo rừng “như cơm bữa”. 

Ông Đào Tấn Sỹ kể chuyện về loài heo rừng 

Chợ cá đồng lớn nhất miền Tây

Mùa nước nổi, chợ số 10 (xã Vĩnh An, Châu Thành) là nơi tập kết và buôn bán cá đồng nhiều nhất miền Tây. Dù đêm hay ngày, nơi đây cũng tấp nập ghe, xuồng của ngư dân, tạo nên bức tranh sinh động của làng quê trù phú... 

Tấp nập trong đêm 


Đêm. Không gian tối mịt. Dưới dòng kênh Mặc Cần Dưng, những chiếc xuồng câu, lưới của ngư dân chầm chậm cặp bến. Cảnh “trên bến dưới thuyền” lúc nào cũng đông đúc và rộn rã tiếng cười, nói huyên thuyên. Chợ cá đồng này có từ lâu đời. Năm nào lũ lớn, chợ nhóm họp rất xôm. Sản vật mùa nước nổi tại đây rất phong phú, với đủ loại cá, như: cá linh, cá mè vinh, cá trê, cá lóc, cá trèn răng, cá trèn bầu, cá kết bạc, cá chạch cơm, cá chạch lấu, cá chốt, cá heo… Loay hoay xách từng vợt cá rọng sống đổ lên xe, chú Phan Văn Phúc (Tư Phúc, ngụ xã Bình Mỹ, Châu Phú) cho biết: “Từ trước đến nay, hễ vào mùa lũ, tui đều đến chợ số 10 để cân cá đồng giao cho các chợ lớn. Mỗi đêm, nơi đây có trên 100 chiếc xuồng câu, lưới của bà con đến bán cá, rồi đi. Tui cân 3-4 tấn cá đồng các loại để vận chuyển xuống TP. Cần Thơ cân cho bạn hàng”. 

Xuồng ghe tấp nập trong đêm 

17 thg 3, 2019

Về Phủ Quỳ xem người Thái làm du lịch cộng đồng

Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến (Châu Tiến, Quỳ Châu, Nghệ An) đã mang lại những nét mới trong đời sống của đồng bào dân tộc Thái ở Quỳ Châu.

Đêm lửa trại của du khách tham gia du lịch HomeStay 

Ngược quốc lộ 48 về phía Tây Bắc, qua cánh đồng Tả Chum với những guồng quay con nước bên dòng sông Hiếu là làng Thái cổ Hoa Tiến. Nơi đây từng được ví là “mường đẹp” của Quỳ Châu với tên gọi cũ là Mường Chiêng Ngam. Là nơi lưu giữ văn hóa cổ của người Thái.

Sống chậm ở Dran - Thị trấn cổ bên “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên

Tuy chỉ cách TP. Đà Lạt 40 km, thị trấn Dran (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) vẫn là một nơi vắng bóng du khách, êm ả nép mình bên hồ Đa Nhim - nơi được mệnh danh là “Hòn ngọc xanh” của Tây Nguyên. Nếu là một người yêu thích sự yên bình, nét hoài cổ lãng mạn thì thị trấn lưng đèo này xứng đáng dành ra một vài ngày để dạo chơi.

Thị trấn Dran yên bình bên hồ Đa Nhim (ảnh T.N) 

Hội An trưng bày 200 hiện vật lưu giữ kí ức về nghề y truyền thống

Ngày 15.3.2019 tại Hội An đã diễn ra lễ khai trương mở cửa đón khách Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An tại số nhà 46 Nguyễn Thái Học.


Bảo tàng nghề y truyền thống Hội An trưng bày gần 200 hiện vật gốc và một số hiện vật phục chế, các tư liệu hỗ trợ liên quan đến nghề y truyền thống nói chung và nghề y ở Hội An nói riêng.

Về chơi Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ - nơi thờ tự ông tổ nghề khảm trai của Việt Nam, cũng là nơi nhiều thợ làng nghề vượt khỏi ranh giới thủ công trở thành nghệ sĩ... Về chơi Chuôn Ngọ dịp đầu xuân là cơ hội khám phá những nét thú vị nơi làng quê Chuôn Ngọ. 

Họa sĩ Nguyễn Xuân Lục trong không gian “Bụi” của riêng mình 

Cách Hà Nội chừng 40 km, làng Chuôn Ngọ ở Chuyên Mỹ, Phú Xuyên tương truyền từ thời Lý đã có nghề khảm trai do Trương Công Thành - danh tướng phò Nguyên soái Lý Thường Kiệt đem quân chinh phạt giặc phương Bắc - sau khi dẹp loạn, trở về quê nhà, trong chuyến ngao du sơn thủy, phát hiện vẻ đẹp từ những mảnh vỏ sò, trai, ốc trôi dạt ven biển, cụ Trương đã nghĩ đến chuyện ghép những mảnh lấp lánh sắc màu ấy thành mảng trang trí sinh động. Nghề khảm trai ra đời, tính đến nay đã hơn ngàn năm tuổi. 

Bên khung dệt của phụ nữ Chăm

Tết này, nếu bạn chưa biết phải đi đâu chơi, có thể cân nhắc đến thăm làng Chăm (ấp Phũm Soài, xã Châu Phong, TX. Tân Châu), ghé cơ sở dệt thổ cẩm Chăm Mohamad để được hòa mình vào văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm nơi đây. Chắc chắn, bạn sẽ nhận về nhiều thú vị khó quên!


Làng Chăm này có 3 hộ dân mở cơ sở dệt thổ cẩm. Mỗi nơi có nét đặc biệt riêng, tùy theo cảm nhận của du khách. Tại cơ sở của ông Mahamad (sinh năm 1958), các khung dệt chiếm phần lớn diện tích. Mỗi khung đều có tuổi đời mấy chục năm, phần gỗ được ma sát nhiều với bàn tay con người trở nên sáng bóng. Khung dệt cũng biết quyến luyến con người, nên cần cù làm việc, bền bỉ theo năm tháng. Chỉ có điều, chất liệu gỗ tốt đến mấy, theo thời gian sẽ hư hao dần. Vậy nên, thi thoảng vợ, chồng ông Mahamad phải sửa chỗ này, đóng lại chỗ kia.

Những điểm đến hấp dẫn ở Tịnh Biên

Thiên Cấm Sơn, ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn hùng vĩ, rừng tràm Trà Sư - khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây Nam Bộ, núi Kéc có tảng đá khổng lồ nằm nhô ra… là những điểm đến hấp dẫn. Ngoài ra, Tịnh Biên còn sở hữu nhiều di tích văn hóa, lịch sử cách mạng và các món ngon hấp dẫn thu hút du khách gần xa đến đây tham quan, khám phá. 

Đến Tịnh Biên, địa điểm nổi tiếng nhất không thể không nhắc đến chính là núi Cấm hay còn gọi là Thiên Cấm Sơn cao 716m (xã An Hảo) - ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn. Núi Cấm được ví như “Đà Lạt của miền Tây”, có khí hậu mát mẻ quanh năm với thảm thực vật phong phú, nhiều thắng cảnh thiên nhiên độc đáo, đặc biệt nổi tiếng với nhiều chùa, miếu, am, hang động, như: vồ Thiên Tuế, điện Bồ Hong, sân Tiên, vồ Chư Thần, vồ Ông Bướm, vồ Đầu, chùa Vạn Linh, suối thanh long... gắn với huyền thoại, truyền thuyết đầy lý thú về vùng đất và con người chốn non cao. Trên đỉnh núi Cấm có tượng Phật Di Lặc cao hơn 33m được công nhận đạt kỷ lục Guinness: “Tượng Phật cao nhất trên đỉnh núi ở Châu Á” và là tượng Phật lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, nơi đây thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, cúng viếng. 

Du khách đi chùa Vạn Linh trên núi Cấm 

Vị ngọt rau rừng Thất Sơn

Ngày nay, rau rừng hoang dại ở Bảy Núi đã trở thành món ăn khoái khẩu. Hương vị ngọt ngào, thanh khiết của rau rừng thiên nhiên đã làm say lòng nhiều lữ khách... 

Rau sạch trứ danh
Mùa mưa, dưới những tán rừng bạt ngàn ở Bảy Núi, loài thực vật núi phát triển xanh tốt. Đặc biệt, ở núi Cấm (cao trên 716m, thuộc huyện Tịnh Biên), với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ nên rau núi sinh trưởng quanh năm. Những lão “sơn dân” ví von, núi Cấm hứng mây mù lãng đãng, từng chồi non của loài rau hoang dại chắt lọc được tinh túy đất trời, mang vị ngọt lành và tính dược thanh khiết. Bên những dòng suối chảy róc rách, các loại rau như: kim thất, đọt chảo, bình bát, càng cua, bồ ngót, xà lách xoang, cải trời… mọc xanh mơn mởn. Anh Nguyễn Văn Sớt, một sơn dân sống lâu năm trên núi Cấm nói rằng, muốn thưởng thức món canh cua núi ngon trứ danh, bà con ở đây chỉ cần men theo dòng suối bắt cua và hái một nắm đọt chảo cho vào nồi là có nồi canh ngọt lừ, không cần phải dùng đường hay bột nêm.

Độc đáo ẩm thực Bảy Núi

Nhắc đến Bảy Núi, người ta hay liên tưởng đến vùng đất của những điểm check-in lý tưởng với phong cảnh hùng vĩ, trữ tình. Tuy nhiên, Bảy Núi còn là thiên đường ẩm thực với những món ăn dân dã, đậm chất văn hóa địa phương.

Ẩm thực theo “địa điểm”
Cháo bò Tri Tôn, gà đốt Ô Thum hay bánh canh Vĩnh Trung là 3 trong nhiều món ăn thú vị mang phong cách ẩm thực theo “địa điểm” tại vùng Bảy Núi. Có lẽ, nơi xuất phát đặc sản được thực khách gắn cho món ăn như một kiểu chỉ dẫn địa lý để người khác theo đó mà tìm đến. Có dịp đến Bảy Núi nhiều lần nên chúng tôi có điều kiện thưởng thức những món ăn đặc trưng này. Nếu cháo bò Tri Tôn trở nên gần gũi thì gà đốt Ô Thum càng nổi tiếng hơn với thực khách gần xa, nhất là những bạn trẻ đam mê “xê dịch” . 

Món gà đốt Ô Thum ngon khó cưỡng 

15 thg 3, 2019

Đèn bốn ngọn - một phần không thể thiếu của Long Xuyên

Chẳng biết từ bao giờ, tên gọi “vòng xoay đèn bốn ngọn” (hay gọi tắt là “đèn bốn ngọn”) lại phổ biến ở TP. Long Xuyên đến thế, trở thành biểu tượng riêng có của thành phố. Khách phương xa đến Long Xuyên, gì thì gì cũng từng đi ngang hoặc biết đến khu vực này. Người dân địa phương lại càng thân thuộc với đèn bốn ngọn hơn, bởi cuộc sống của họ gắn liền với những vòng chuyển động quanh ngọn đèn…

Đó là một trụ đèn hình tháp, nằm ngay trung tâm nội ô TP. Long Xuyên, tạo thành vòng xoay, kết nối điểm giao giữa đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi và Hà Hoàng Hổ. Bốn góc của trụ đèn nhìn ra 4 phía, bao quát cả thành phố. Trên đỉnh là chùm đèn hình oval, như hàng trăm nhụy hoa nở rộ. Toàn bộ bóng đèn là màu trắng ngọc trai, tròn trịa, xinh xắn. Chóp đỉnh gắn 1 bóng đèn trắng có kích thước to gấp mấy lần các bóng đèn khác. Nhìn từ xa, đèn bốn ngọn mang đậm nét trang nhã và dịu dàng, như những cô gái xuân thì của nhiều thập niên trước. Ban đêm, ánh sáng trắng từ chùm đèn tô điểm cho thành phố thêm rực rỡ, trở thành điểm nhấn thú vị khi ngắm toàn thành phố từ trên cao. Những ai trót mê mẩn nét đẹp cổ điển, thanh lịch ấy của đèn bốn ngọn, chắc chắn sẽ rất hoài niệm về chúng mỗi khi đi xa.

Về đình Thoại Ngọc Hầu tìm hiểu bia Thoại Sơn

Là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, đình thần Thoại Ngọc Hầu gắn với bia Thoại Sơn (thị trấn Núi Sập, Thoại Sơn) trải qua thời gian vẫn giữ nguyên nét cổ xưa, huyền bí.

Theo lời kể của các cao niên, đầu thế kỷ XIX, vùng núi Sập hoang vu, mịt mù cây rừng, cỏ dại, đất đai khai khẩn chưa được bao nhiêu, người dân sinh sống thưa thớt, các lạch nước tuy có sẵn tự bao giờ nhưng rất nhỏ hẹp, bùn đọng, cỏ, cây giăng lắp. Trước đây, sông Đông Xuyên (nay là Long Xuyên) chỉ kéo dài đến Ba Bần, mọi sự đi lại của ghe tàu từ các tỉnh ĐBSCL sang Rạch Giá, Hà Tiên và ngược lại phải dùng đường biển vòng xuống Cà Mau.

Năm 1817, khi Thoại Ngọc Hầu về trấn thủ Vĩnh Thanh, ông chủ trương đào kênh Đông Xuyên - Rạch Giá. Sau khi được vua Gia Long chấp thuận, đầu mùa xuân năm 1818, ông chỉ huy 1.500 dân binh khởi công đào kênh. Kênh đào theo lạch nước cũ nên thuận lợi dễ dàng, trải qua 1 tháng đã hoàn thành công trình. Kênh có bề rộng 20 tầm (hơn 50m), chiều dài tới Rạch Giá 12.400 tầm (hơn 31km). Kênh Đông Xuyên-Rạch Giá là kênh đào sớm nhất ở miền Nam, rất quan trọng cho việc giao thông vận tải đường sông và phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống kinh tế và văn hóa của vùng đất Thoại Sơn như ngày nay. Công trình đào kênh hoàn tất, Thoại Ngọc Hầu vẽ bản đồ và báo cáo với triều đình Huế được vua Gia Long khen ngợi, ra lệnh lấy tên Thoại Ngọc Hầu đặt cho tên sông là Thoại Hà. Lại thấy trên bờ đông của sông Thoại Hà có một trái núi gọi là núi Sập, liền cho cải tên là Thoại Sơn.

Bia đá được dịch lại phía ngoài sân đình 

Cuối tuần, vãn cảnh núi Ba Thê

Là ngọn núi cao nhất của huyện Thoại Sơn, núi Ba Thê sở hữu vẻ đẹp rất riêng. Nếu có dịp đến nơi này, du khách sẽ được đắm chìm trong khung cảnh thanh bình, trầm lắng…

Với độ cao 221m, núi Ba Thê không là thử thách đối với những phượt thủ. Tuy nhiên, việc lên núi bằng xe gắn máy cũng không hề đơn giản với những tay lái vốn chỉ quen đi trên những cung đường ở đồng bằng. 

Người Sê đăng ở làng Kon Pring làm du lịch cộng đồng

Người Sê đăng, làng Kon Pring phát huy giá trị văn hóa bản địa, cùng lợi thế khí hậu, cảnh quan biến nơi đây đang là điểm đến nhiều du khách lựa chọn.

Không mãi cam chịu đói nghèo lạc hậu, 70 hộ dân tộc thiểu số Sê đăng ở làng Kon Pring, xã Đăk Long, huyện đặc biệt khó khăn Kon Plông, tỉnh Kon Tum chọn hướng phát triển du lịch cộng đồng để phát triển kinh tế. Nhờ phát huy được giá trị văn hóa bản địa, cộng với lợi thế về khí hậu, cảnh quan môi trường, Kon Pring đang là điểm đến được nhiều du khách gần xa lựa chọn dịp Xuân này.

Kon Pring ẩn mình trong màu xanh của núi rừng. 

Chùa Vạn Niên - ngôi chùa cổ linh thiêng giữa lòng Hà Nội

Vào năm 1014 thời Lý Thuận Thiên, thiền sư Hữu Nhai Tăng xin vua cho lập đàn tại địa chỉ của chùa Vạn Niên, chùa bắt đầu được xây dựng cho đến ngày nay.

Tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Chùa Vạn Niên được xây dựng vào năm thứ 2 Thuận Thiên, tính đến nay đã trải qua hàng ngàn năm kể từ ngày Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư – Ninh Bình ra kinh thành Thăng Long

Tìm về đất tổ của nhà Trần tại Đông Triều, Quảng Ninh

Vùng đất Đông Triều là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tâm linh đặc sắc của vương triều Trần với hệ thống tổ miếu, lăng tẩm, chùa tháp quy mô.

Chính sử coi Đông Triều là quê gốc của vương triều Trần (1225-1400), trước khi chuyển về Tức Mặc (Nam Định), Long Hưng (Thái Bình) và phát tích Đế vương ở đó vào khoảng thế kỷ 12. Từ đời Trần Thái Tông, Vua đã cấp An Sinh (Đông Triều) cho anh mình là Trần Liễu làm đất thang mộc để trông coi phần mộ, thờ cúng tổ tiên

Khu công viên bỏ hoang tự nhiên nổi tiếng ở Huế

Khu du lịch Hồ Thủy Tiên được công ty Haco Huế đầu tư xây dựng từ đầu năm 2000-2006, nhưng hoạt động không hiệu quả và phải đóng cửa.

Được biết, khu du lịch Hồ Thủy Tiên được công ty Haco Huế đầu tư xây dựng từ đầu năm 2000-2006 thì đưa vào hoạt động giai đoạn 1. Nhưng các dự án thực hiện không đồng bộ nên hoạt động không hiệu quả. Năm 2011, khu du lịch chính thức đóng cửa để nghiên cứu lập dự án mới. Vào đầu năm 2016, sau bài viết giới thiệu về công viên Hồ Thuỷ Tiên như một điểm đến thú vị cũng không kém phần ma mị của tờ HuffingtonPost (Mỹ) đã thu hút những người ưa mạo hiểm, trong đó có nhiều du khách nước ngoài tới khám phá