30 thg 3, 2016

Bình dị mắm cua Bình Định

Bình Định có một loại mắm đặc sắc đến mức “ác liệt” mà không nhiều người biết đến là mắm cua. 

Mắm cua có mùi rất đặc biệt, khó tả nhưng rất ngọt - béo và đầy hấp dẫn nhờ váng đỏ của gạch cua 

Mắm cua là loại mắm đặc biệt bởi nó là thứ mắm không phải đến từ biển mà thuộc về vùng đồng ruộng xứ này. Mắm được làm từ con cua đồng hay con rạm bằng cách giã nhuyễn rồi vắt xác lấy nước, sau đó để qua một đêm để cho thứ nước này bị “ử” (chính xác là để lên men làm sình nhẹ). Qua một đêm để “ử”, nồi nước bay một mùi hơi khó chịu của chất đạm bị phân hủy nhẹ. Sau đó, người ta sẽ phi hành cho thơm rồi đổ nước cua này lên kho thành mắm gọi là mắm cua. 

Thác Bờ, một Hạ Long trên cao

Thác Bờ xưa còn gọi là thác Vạn Bờ, được tạo bởi hàng trăm mỏm đá lớn nhỏ nhấp nhô như đàn voi khổng lồ giữa dòng sông Đà. 

Trên mặt hồ thác Bờ - Ảnh: Phạm Tô Chiêm 

Sự tích Đền Bờ hay còn gọi là sự tích bà Chúa Thác còn gắn liền với với cuộc chinh phạt đánh giặc của vua Lê Lợi vào mùa xuân năm 1431.

Bà Đinh Thị Vân và một người bạn, người dân tộc Mường đã kêu gọi nhân dân quyên góp lương thực, thực phẩm để nuôi quân và đã chèo thuyền đưa, dẫn quân đi đánh giặc.

Do những công đức của bà, sau khi bà mất, vua Lê đã truyền cho dân bản xứ lập đền thờ bà tại thác Bờ. Bởi vậy, nhân dân trong vùng phong hai bà là Bà chúa Thác Bờ.

Về Mỹ Á ăn cá cơm

Mùa cá cơm lại về. Ở vùng biển Mỹ Á (xã Phổ Quang, Đức Phổ, Quảng Ngãi) trên bến dưới thuyền rộn rã tiếng cười vui với những thùng cá đầy và tươi rói vừa được vớt lên từ biển. 

Vận chuyển cá cơm vào bờ - Ảnh: Minh Kỳ 

Trong một lần rong ruổi vùng biển Mỹ Á, tôi được người bạn mời về nhà chiêu đãi món cá cơm luộc xúc bánh tráng.

Tàu cập bến, anh cùng bạn chài vội vã chuyển những thùng cá cơm tươi rói vào bờ bán cho thương lái đưa đến tiêu thụ ở nhiều vùng miền. Rời tàu, anh mang theo vài ký cá tươi ngon cùng những người bạn lội bộ trên con đường bêtông về nhà.

29 thg 3, 2016

Ông Năm nằm trên đồi, nghe gió ru

Từ Nha Trang đi trở vào Nam theo quốc lộ 1, đến cây số 1473, bên phải đường bạn sẽ thấy một bảng đề Khu mộ Bác sĩ Yersin. Nơi đây thuộc xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Đi vào khoảng 100 met là cổng của một khu vườn rộng, bảng đề: Viện Pasteur - Trại Chăn nuôi Suối Dầu.

Suối Dầu là một trại chăn nuôi và trồng trọt do bác sĩ Yersin lập nên năm 1896. Ban đầu đây là nơi nuôi súc vật để phục vụ cho các thí nghiệm y học và sản xuất huyết thanh, sau đó bác sĩ Yersin còn đưa vào trồng thử nghiệm cây cao su và canh-ki-na.

Cổng trại Chăn nuôi Suối Dầu

Đến thành Hoàng Đế ngắm tháp Cánh Tiên

Nếu là một người mê du lịch và thích tìm hiểu lịch sử, đến đất võ Bình Định mà không ghé thăm thành Hoàng Đế (xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn) và tháp Cánh Tiên thì quả là thiếu sót lớn.

Cổng thành Hoàng Đế 

Một chiều tháng 3 miền Trung nắng gắt, đến thăm thành Hoàng Đế, con người ta có cảm giác quá khứ cách đây hàng trăm năm đã hiện về trong tầm mắt. Không khí thành Hoàng Đế toát lên vẻ trầm mặt, u hoài. Đứng ở đây, có cảm giác nhưng những tiếng rì rầm của lịch sử, bao bể dâu đời người, bao cuộc chinh chiến máu lửa vẫn vang vọng đâu đó. Trong Cấm thành hiện nay còn lại một số di tích như cổng chính, cột cờ, chính điện, lầu bát giác, các bờ tường thành bằng đá ong cũ kỹ, một hồ hình bán nguyệt, các tượng thú từ thời Chămpa, cây sung cổ thụ khổng lồ phía sau chính điện và đặc biệt là hai ngôi mộ phía sau lầu Bát giác gồm một mộ hình nấm tròn, một mộ hình chữ nhật…

'Đạo' bánh tráng Bình Định

Ẩm thực đất Võ có vô số đặc sản, nào bánh ít lá gai, nước mắm, rượu Bàu Đá cho đến chả cá Quy Nhơn, nem chua Chợ Huyện... Nhưng nói về mức độ đa dạng, phổ biến và tính lan truyền rộng rãi đồng thời đi vào lịch sử thì không có món nào qua mặt được bánh tráng.


Món "lương khô" trứ danh

Có chuyện rằng trên chuyến xe đò chở sinh viên từ miền trung vào Sài Gòn, đến bến xe Miền Đông hành khách bước xuống. Hỏi làm cách gì biết em nào Bình Định, em nào Quảng Nam hay ai đến từ Huế, Quảng Ngãi?

Đáp án: Cứ sinh viên nào xách ràng bánh tráng 1 bên, 1 bên là can nước mắm thì đích thị dân xứ Nẫu. Không khác được và y như rằng phải thế. Nếu khách nào quàng thêm xâu nem chua hay bịch chả cá nữa thì khỏi cần điều tra, cứ hỏi thẳng luôn: “Bình Định hả em?”, thì kiểu gì "đối tượng" cũng gật đầu như… bổ củi!

Phân biệt những bãi biển trùng tên dễ bị nhầm lẫn ở Việt Nam

Bãi Rạng, bãi Nồm, bãi Sa Huỳnh hay biển Mỹ Khê là những bãi biển nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu không để ý, bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn vì tên gọi những bãi biển này xuất hiện ở khắp nơi trên bản đồ Việt Nam.

Bãi Rạng

1. Bãi Rạng Phan Thiết: hay còn gọi là Biển Rạng, có lẽ đây là bãi tắm đẹp nhất của Phan Thiết. Bãi Rạng cách Phan Thiết khoảng 15 km và nằm về phía Bắc của thành phố Phan Thiết. Được tạo nên với nét hòa lẫn giữa biển và hàng dừa vì bãi Rạng nằm dưới những rặng dừa dày đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp.

Ảnh: Dulichmuine

28 thg 3, 2016

Khung ảnh kỳ ảo của Hang Rái

Hang Rái là một địa danh không thể bỏ qua với bất cứ ai đến vùng đất nắng gió Phan Rang. Cách thành phố khoảng 20 km trên đường ra vịnh Vĩnh Hy, Hang Rái luôn làm du khách phải trầm trồ vì sở hữu vẻ đẹp kỳ ảo.

Thiên nhiên đã tạo nên một Hang Rái hiếm có ở Việt Nam. Những tảng đá được nắng, gió và sóng biển tạo nên những hình thù độc đáo, sừng sững trước biển cả. 

Nhum nướng mỡ hành - đặc sản của biển Nam Du

Nhum nướng mỡ hành và cháo nhum là những món ăn không còn xa lạ với dân du lịch biển nhưng ở mỗi vùng, nhum lại có sức hấp dẫn và hương vị riêng.

Dưới đây là hai món ăn làm từ nhum biển (cầu gai) mà du khách không nên bỏ qua ở Nam Du.

Nhum nướng mỡ hành

Nhum thường sinh sản vào tháng 3 - 6 âm lịch nên nếu đi vào thời điểm này, du khách có thể thưởng thức nhum đầu mùa rất thơm ngon. Tại Nam Du, những người đi biển lành nghề thường biết những hộc, gành đá mà nhum cư trú để bắt. Bắt nhum phải đúng cách, nếu không sẽ bị nguy hiểm vì gai đâm.

Người đầu bếp sẽ cắt hết gai, rửa sạch, cắt đôi nhum ra và đặt lên bếp nướng. Nhum có phần thịt màu trắng hồng nhạt, ăn bùi bùi. Tuy mỗi con nhum có kích thước khá to nhưng phần thịt lại không nhiều. 

Khi chín phần thịt nhum có màu vàng bắt mắt, đi kèm với màu xanh của hành lá và ánh lửa hồng. Ảnh: Minh Đức 

Lắc lẻo qua cầu tre Cẩm Đồng

Chùm ảnh ghi lại hình ảnh nông dân thôn Cẩm Đồng, xã Điện Phong, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam qua cầu tre buổi sáng sớm vừa gần gũi vừa sinh động.

Những chiếc cầu tre để người dân thôn Cẩm Đồng qua lại thu hoạch hoa màu 

Để tiện sang sông Vĩnh Điện ra đồng trồng rau, thu hoạch hoa màu... hàng trăm hộ dân thôn Cẩm Đồng cùng nhau làm những chiếc cầu tre để qua sông. Cầu dài hàng chục mét, rộng chưa tới 1m, khá cao so với mặt nước, có tay vịn một bên, trông rất chênh vênh mỗi khi qua lại.

25 thg 3, 2016

Tận mắt xem công đoạn chế biến “cà phê chồn” từ chất thải của chồn

Ở Đà Lạt hiện có nhiều gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê chồn, họ cho chồn ăn trái cà phê chín, rồi lấy hạt cà phê từ phân chồn làm sạch và rang.

Tại xã Tà Nung, cách trung tâm TP. Đà Lạt chừng 20 km, có nhiều hộ gia đình nuôi chồn để chế biến cà phê.

Kỳ quan thế giới bằng đất nung

Những kỳ quan thế giới bằng đất nung do những người thợ tài hoa ở làng gốm Thanh Hà chế tạo đã trở thành một địa điểm du lịch vệ tinh hấp dẫn của di sản thế giới Phố cổ Hội An (Quảng Nam). 

Về với làng gốm Thanh Hà ở Tp. Hội An du khách không khỏi ngạc nhiên về sự thay đổi của ngôi làng gốm cổ hơn 500 năm tuổi. Ngạc nhiên hơn khi du khách được khám phá Công viên đất nung Thanh Hà nằm trên diện tích 6000 mét vuông ở giữa làng.

Đến đây người xem được ngắm nhìn rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Việt Nam và kỳ quan trên thế giới đã được tái hiện lại một cách sinh động trong Công viên đất nung.

Toàn cảnh khu thế giới thu nhỏ tại Công viên đất nung.

Mùa măng sặt Tây Bắc

Người ta gọi loại đặc sản của núi rừng Tây Bắc ấy bằng một cái tên giản dị - măng sặt, thứ măng chỉ có ở núi rừng này. Dân dã, nhưng một lần ăn thì nhớ mãi.

Măng Sặt là một đặc sản chỉ có ở một số tỉnh vùng núi Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng 

Măng sặt mọc nhiều trên núi cao ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai... Măng mọc thành từng cụm dày, sinh sản rất nhanh, cứ trồi lên khỏi mặt đất rồi đâm tua tủa. Ngọn măng nhọn, dong dỏng cao, lá nhỏ. 

24 thg 3, 2016

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bà Chúa Xứ Gò Tháp và Đìa Phật - Đìa Vàng

Hằng năm, lễ hội Bà Chúa Xứ Gò Tháp được tổ chức vào hai ngày 14 và 15 tháng 3 âm lịch, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách thập phương. 

Miếu Bà Chúa Xứ Gò Tháp - Ảnh: Hoàng Phương 

Mấy năm nay vào các ngày lễ hội, đường vào khu di tích Gò Tháp thường bị tắc nghẽn. Du khách cho rằng “Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc là chị, còn Bà Chúa Xứ ở Gò Tháp là em” nên kéo đến miếu Bà Chúa Xứ Gò Tháp chiêm bái rất đông. Miếu nằm trong quần thể khu di tích khảo cổ Gò Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp), xung quanh có nhiều cây cổ thụ trăm năm xòe bóng mát, cao sừng sững. 

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Bí ẩn miếu Hoàng Cô

Đồng Tháp Mười là vùng đất trải rộng trên 3 tỉnh Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp. Các nhà khảo cổ học khẳng định cư dân Phù Nam từng sinh sống ở đây.

Di tích Ao thần sau khi khai quật - Ảnh: Hoàng Phương 

Vùng đất này còn là vựa lúa của đồng bằng Nam bộ, gắn liền với quá trình khai hoang mở cõi và chứa đựng nhiều điều bí ẩn.

Nằm trong quần thể khu di tích Gò Tháp, miếu Hoàng Cô tọa lạc giữa Gò Tháp Mười và Tháp Linh cổ tự, ngày xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ, làm bằng gỗ.

Dấu xưa Đồng Tháp Mười: Sư tử huyền thoại ở chùa Tháp Linh

Gò Tháp Mười là gò lớn và cao nhất trong quần thể khu di tích Gò Tháp (tỉnh Đồng Tháp). Cách đó chừng 100 m về phía bắc là Tháp Linh cổ tự.

Chùa Tháp Linh - Ảnh: Hoàng Phương 

Mở đất, lập chùa

Người dân địa phương cho biết trước năm 1975 chùa Tháp Linh lợp lá, nền gạch đơn giản, được cất ở khu vực triền gò. Mặc dù ghi là cổ tự, song niên đại ngôi chùa còn nhiều điểm nghi vấn. 

Theo mô tả của nhà văn Nguyễn Hiến Lê trong quyển Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, đó là “một ngôi chùa bằng gạch, rộng thênh thang mà đồ thờ rất ít, chỉ có vài tượng Phật bằng gỗ sơn hoặc để mộc, vài bình hương, một ngọn đèn dầu cá leo lét. Không có một bức hoành, một đôi liễn. Hỏi người giữ chùa về di tích thì người ấy đáp nền chùa này ở trong đồn Tháp hồi xưa. Mấy năm trước, dân chúng quanh đây đào được ở chân giồng những viên sắt lớn bằng đầu ngón tay, chắc là những viên đạn thời đó. Ngoài ra, còn thấy những cây cừ bằng gỗ sao chôn ở dưới đất, đen như than. Còn chùa cất từ năm nào thì không rõ”.

23 thg 3, 2016

Chuyện một chiếc cầu đã gãy

Người ta nói rằng ở Việt Nam có 3 chiếc cầu cổ có đặc điểm giống nhau. Đó là 3 chiếc cầu sắt và cùng theo phong cách thiết kế kết cấu sắt của kiến trúc sư Gustave Eiffel, giống như tháp Eiffel. Có chiếc cầu do chính công ty của Eiffel thiết kế, còn nếu không thì cũng theo phong cách ấy. Ba chiếc cầu ấy là: cầu Long Biên ở Hà Nội, cầu Tràng Tiền ở Huế và cầu Gành ở Biên Hòa.

Cầu Gành có khác một chút, ở chỗ nó thường được gọi tên cho cả 2 chiếc cầu (cùng kết cấu giống nhau, ở gần nhau). Đó là 2 chiếc cầu bắc qua Cù lao Phố. Chiếc cầu từ nội ô TP Biên Hòa bắc qua Cù lao là cầu Rạch Cát (ngắn hơn), chiếc cầu từ Cù lao qua Bửu Hòa, hướng về TPHCM là cầu Gành.


Cầu Gành. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Ốc bươu nướng tiêu dân dã ở Cần Thơ

Vị cay của hạt tiêu cùng vị béo ngọt của miếng thịt ốc đã làm nên hương vị đặc trưng của món ăn bình dị xứ miền Tây.

Đất Cần Thơ vốn nổi tiếng với nhiều món ăn bình dân nhưng luôn đậm đà hương vị khiến thực khách thử qua một lần là nhớ mãi. Trong số đó không thể không kể đến món ốc bươu nướng tiêu, một món ăn rất phổ biến của Cần Thơ.

Để làm món ăn này, người ta thường luộc sơ qua ốc rồi nướng. Ốc được nướng trên bếp than củi để giữ được độ thơm và mùi vị tự nhiên của món ăn. Sau đó người ta cho thêm nước mắm đã pha sẵn các loại gia vị vừa ăn như: tiêu, tỏi, bột ngọt... nướng cho đến khi thấy nước bên trong sôi lên, hơi cạn xuống thì cho ra đĩa là dùng được.

Khi nướng ốc, đừng quên trở ốc đều tay và để mặt ốc úp xuống vỉ nướng, nếu không rất dễ bị cháy vỏ và thịt ốc. 

Đĩa ốc nướng tiêu hấp dẫn thực khách với màu xanh bắt mắt của rau răm và mùi thơm nức của con ốc. Ảnh: Phong Vinh 

Đảo Móng Tay ở Phú Quốc

Nằm phía nam Phú Quốc, đảo Móng Tay mang một vẻ đẹp lãng mạn với các bờ biển trong xanh như ngọc và bãi cát trắng tinh dưới những hàng dừa râm mát.

Đất nước chúng ta có những bãi biển trải dài từ Nam chí Bắc, vậy mà khi nói đến những bãi biển trong xanh “như ngọc” thì nhiều người thường chỉ nghĩ đến Bali, Maldives, hay Koh Rong Saloem.

Tuy nhiên khi tìm đến hòn đảo Móng Tay, chúng tôi đã thật sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hòn đảo này. Sau những năm tháng “cày nát” các con đường ven biển, những hòn đảo xinh đẹp lớn, nhỏ của Việt Nam, chúng tôi có thể nói rằng đảo Móng Tay không hề thua kém những thiên đường biển nổi tiếng khác. 

Đảo Móng Tay yên bình . Ảnh: Phan Lộc 

Rau rừng Tây Bắc

Tháng Ba, giá rét vẫn còn bao trùm vùng cao Tây Bắc với núi đồi chìm trong sương mờ và những thửa ruộng bậc thang chưa gieo mạ; đó là lúc du khách phương xa đến với Sa Pa có thể thưởng thức món rau mầm đá tuyệt ngon và nhiều loại rau đặc sản khác của địa phương.

Chợ rau xanh và trang phục đầy màu sắc của các phụ nữ người Dao 

Được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ quanh năm, Sa Pa nổi tiếng với nhiều loại rau “độc” và lạ. Dù mỗi loại rau vào từng mùa có hương vị khác nhau, nhưng sự tươi ngon của sản vật miền sơn cước luôn hấp dẫn du khách.

10 đặc sản độc đáo của đất đại ngàn Kon Tum

Ai từng đến với Kon Tum sẽ nhớ những món ngon không lẫn vào đâu được như cà đắng, gỏi lá, cá chua hay heo Măng Đen quay.

Heo Măng Đen quay 


Giống heo Măng Đen của dân tộc bản địa. Heo được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt săn chắc và rất bổ dưỡng. Con to nhất lúc trưởng thành cũng chưa đầy 20 kg. Heo được làm sạch lông, mổ lấy nội tạng; sau đó tẩm ướp gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng giòn rộm, tỏa mùi thơm phưng phức.

22 thg 3, 2016

Ăn bánh ướt Diên Khánh

Bánh ướt Diên Khánh là một món ăn nổi tiếng của Nha Trang, dĩ nhiên là ở Diên Khánh. Tui đọc và biết vậy nhưng hồi nào tới giờ đi Nha Trang nhiều lần mà chưa có lần nào ra Diên Khánh nên chưa có dịp thử. Lần này anh Tư Miền Biển rủ đi chơi hơi xa, trên đường đi có ngang qua Diên Khánh và anh đề nghị ăn sáng là bánh ướt Diên Khánh cho biết, anh cũng nói thêm là không phải dẫn đến chỗ ăn ngon nhất, mà là đến một quán hiếm hoi còn xài lò trấu thủ công, kẻo mà ít lâu nữa nó không còn sẽ không có dịp chụp hình làm kỷ niệm.

Đây là cửa Tây thành Diên Khánh


Qua cửa thành vài trăm mét, bên phải là quán bánh ướt.

Đi suối cá thần, mua đặc sản rừng

Đến Thanh Hóa, rất nhiều du khách thường ghé xã Cẩm Lương để ngắm suối cá thần. Dòng suối rất cạn, với độ sâu chừng nửa mét và chiều rộng chừng ba mét, nước chảy ra từ một khe đá ngầm và ở đó là cả ngàn con cá bơi lội tung tăng, có con dễ chừng nặng vài ký. Cá ở đây nhiều nhất là giống cá dốc, môi cá màu đỏ. Ngoài ra, suối cũng có các giống cá trôi, chép, chày, leo hoa… Tên gọi “suối cá thần” xuất phát từ niềm tin rất lâu của người địa phương cho rằng cá ở đây linh thiêng, và không ai dám bắt để ăn thịt.

Suối cá thần rất cạn, nước chảy ra từ khe đá, có cả ngàn con cá bơi lội tung tăng.

Suối cá thần nằm dưới chân núi Trường Sinh, thu hút nhiều du khách tới tham quan, vui chơi. Cũng vì thế nên tại đây hình thành một chợ đặc sản miền núi, mà nếu bạn không mua, quay về lại ngay cả ở Thanh Hóa cũng không thể nào tìm ra những thứ hàng độc đáo như ở ngôi chợ đặc biệt này.

Nhà chùa giúp tiền xây... nhà thờ cha Tam

Người Hoa có cộng đồng khá đông ở vùng Chợ Lớn tại Sài Gòn. Đã có những nhà thờ từng được dựng lên để phục vụ cho cộng đồng Công giáo người Hoa tại Sài Gòn mà chúng tôi muốn giới thiệu, đó là nhà thờ Cha Tam (25 Học Lạc, quận 5) và nhà thờ Đức Bà Hòa Bình (26A Nguyễn Thái Bình, quận 1).

Xung quanh cuộc sống sôi động của Sài Gòn, ẩn nấp trong những con phố cổ kính là ngôi nhà thờ của cộng đồng người Hoa. Kiến trúc những ngôi nhà thờ này mang một nét riêng biệt, là sự giao thoa giữa kiến trúc Công giáo với người Hoa và Việt Nam.

Giúp cha Tam xây nhà thờ

Năm 1866, thống đốc Nam Kỳ lúc đó là Đô đốc Lagrandière khi đi qua ngôi nhà thờ đầu tiên của người Hoa ở Chợ Lớn thấy quá nhỏ và cũ kỹ do cải tạo từ nhà bình thường nên đã lệnh cho Sở Công trình công cộng dùng ngân quỹ Sài Gòn xây một nhà thờ mới lớn hơn gần đó ở đường Cây Mai (nay là trụ sở báo SGGP).

Trong mấy chục năm phát triển, số giáo dân Hoa và Việt ở đây luôn biến động. Thông thường khi lễ bằng tiếng Latinh xong, giáo dân người Hoa đọc kinh tiếng Hoa ở nhà thờ, giáo dân Việt đọc kinh tiếng Việt ở nhà hội, rồi đến lúc giáo dân Việt đông hơn nên vào đọc kinh trong nhà thờ, giáo dân Hoa ra đọc kinh ở nhà hội.

Đi chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng là một nét sinh hoạt thương mại – văn hoá độc đáo của Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long.

Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cần Thơ, thuộc quận Cái Răng, TP Cần Thơ, cách bến Ninh Kiều ở quận trung tâm Ninh Kiều chừng 45 phút  đi ghe máy dọc sông.

21 thg 3, 2016

Lang thang ở Bảo tàng Dân tộc học

Lúc đầu tui không có ý định tham quan Bảo tàng Dân tộc học đâu, vì nó hơi xa chỗ tui đang ở (hồ Hoàn Kiếm) là một lẽ (bảo tàng ở tuốt bên Nghĩa Đô, Cầu Giấy), mà còn là... thấy ghét vì bán vé vào cửa tới 40.000 đ. Phải vậy không đâu, coi thôi chớ muốn chụp hình thì tốn thêm 50.000 đ cho một máy nữa (là máy ảnh du lịch đó nghen, chớ máy chuyên nghiệp chắc tốn nhiều hơn nữa). Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, biết rằng TripAdvisor đã bình chọn bảo tàng này xếp thứ 4 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á, nên quyết định đi coi cho biết. Mà đã mua vé vô coi chả lẽ hổng chụp hình? Vậy nên... đã tốn tiền cho tốn luôn!

Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, tại đường Nguyễn văn Huyên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Ái chà, vô rồi mới thấy trang web uy tín về du lịch TripAdvisor bình chọn xứng đáng thiệt (hổng giống như mấy cái bình chọn lôm côm của Việt Nam ta), và mua vé đáng đồng tiền bát gạo thiệt.

Vẻ đẹp kỳ ảo trên bãi biển được mệnh danh 'Maldives của Việt Nam'

Qua ngọn đèo trên dãy núi thuộc bán đảo Phương Mai, bãi biển Kỳ Co hiện ra với vẻ đẹp đủ khiến bất cứ du khách nào cũng phải choáng ngợp với dải cát trắng cong lưỡi liềm giữa một hẻm núi cao vút và màu nước biển trong vắt pha hai màu lục lam.


Khi những bài báo đầu tiên viết về Kỳ Co hồi tháng 8.2015 cùng với những hình ảnh choáng ngợp, ngay lập tức đã khiến dân mê du lịch chú ý và bãi biển chỉ dài khoảng 500m này được đặt cho cái tên khá kiêu hãnh: Maldives của Việt Nam.

Bến Sỏi mùa đốt đồng…

Một ngày "sống thử" đời thôn dã ở vùng biên giới Tây Ninh với hai ông bà già nông dân chính hiệu - nhẹ nhàng, hiếu khách và nhân hậu. 

Một căn nhà ven sông nơi Bến Sỏi - Ảnh: Trân Duy 

Chuyến xe xuất hành đi viếng chùa ở núi Bà Đen lăn bánh từ 3g sáng. Đến ven núi là vừa hửng sáng, 5g. Vì đi sớm nên chưa đến 9g mọi người đã xuống núi tề tựu.

Một người trên xe đề nghị: “Hay là ghé nhà ông bà Mười ở Bến Sỏi. Cũng gần đây. Mùa này lúa mới gặt xong, cá không nhiều nhưng vịt thì mập lắm, ăn lúa sót”.

Ghé Cao Bằng đừng quên thử bánh cuốn canh

Nhắc tới ẩm thực Cao Bằng, nhiều người nghĩ ngay tới món bánh cuốn canh lạ miệng, ngon mà dân dã - món ăn được ưa chuộng nhất mỗi buổi sáng ở đây. 

Bánh cuốn Cao Bằng có nước dùng, giò và các gia vị hấp dẫn thực khách - Ảnh: Huyền Trần 

Ai từng một lần thưởng thức món ăn này sẽ chẳng thể quên được vị ngọt của nước hầm xương, bánh cuốn mềm, thơm lừng và béo ngậy.

20 thg 3, 2016

Ngắm những con đường ngắn nhất Sài Gòn

Bộ ảnh độc đáo chụp lại những con đường ngắn nhất ở Sài Gòn của chàng trai 29 tuổi Trần Đặng Đăng Khoa nhận được rất nhiều lời khen ngợi.

“Trước đây tôi luôn tự hỏi rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là ở đâu, đặc biệt là sau khi đọc bài viết Những con phố ngắn nhất Hà Nội trên báo mạng thì cái sự tò mò ấy lại dâng cao hơn nữa. Liệu ở Sài Gòn có con đường nào phá được “kỷ lục" của Hà Nội hay không?”, Đăng Khoa chia sẻ về ý tưởng thực hiện bộ ảnh. 


Đăng Khoa chỉ mất 4 ngày để thực hiện bộ ảnh nhưng anh mất gần nửa năm để tìm thông tin trên mạng, trong sách báo, mò tìm trên Google maps, tính cự li, lộ trình… để tìm ra những con đường ngắn nhất của Sài Gòn. 

Mặc dù không phải là người Sài Gòn, nhưng Đăng Khoa chia sẻ anh hay đi du lịch khám phá Việt Nam và nhiều nước, đồng thời có kỹ năng tìm kiếm thông tin, xem bản đồ nên anh "mò đường" rất tốt. 

Bộ ảnh này được Đăng Khoa thực hiện như kỷ niệm dấu mốc 10 năm anh "nương thân" ở Sài Gòn. 

Chung cư Đỗ Văn Sửu ngay bên đường Đỗ Văn Sửu 

Đến Hải Phòng phải ăn bánh đa cua

Bánh đa cua như hơi thở của thành phố Cảng này, nếu chưa ăn thử, tôi tin chắc có người mang nỗi tấm tức cho đến khi về chốn cũ.

Bánh đa cua là một niềm tự hào của người Hải Phòng 

Bánh đa cua ở đâu ngon nhất Hải Phòng? Thật là khó quá. Bánh đa chỗ chị A thì nước chan rất thơm, trứng và thịt cua rất dày. Bánh đa chỗ chị B nhiều rau tươi. 

Bánh đa chỗ chị C lại hơn về khoản tôm và chả lá lốt ăn kèm. Người Hải Phòng rất sành ăn, có quán bánh đa bán sáng, có quán chỉ bán tối, thế mà quán nào cũng đông nghịt người. Chứng tỏ, ngon, dở như thế nào của mỗi tô đều tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người ăn. 

Ai về với chợ Cầu Hai…

Cầu Hai là ngôi chợ nằm bên hệ thống đầm phá thơ mộng bậc nhất của Thừa Thiên - Huế, là nơi mua bán tấp nập các loại hải sản nước ngọt và nước lợ khiến cho ai đã một lần qua đó đều không khỏi… thèm muốn!


Tôi vẫn thường nghe mẹ kể, ngày trước giải phóng, chợ Cầu Hai đã hiện diện với vị trí cách ngôi chợ mới bây giờ tầm 1-2 km. Nơi này bày bán đủ thứ hải sản tươi đánh bắt được ở phá Tam Giang và đầm Cầu Hai nên người từ Đà Nẵng ra hay Huế trở vô đến Truồi cũng đều giành chút thời gian đi chợ mua các loại cá tươi, tôm đất, cua gạch…để về chế biến các món ăn đặc biệt, thường là dịp cuối tuần.

19 thg 3, 2016

Tháng 3 về An Giang ngắm hoa ô môi khoe sắc

Ô môi của miền Tây Nam bộ tuy không sang chảnh như hoa hồng nhưng lại đẹp dịu dàng và rực rỡ không thua mai anh đào của Đà Lạt.

Có nhiều lý giải về cái tên ô môi, người thì bảo là vì khi ăn quả hái từ trên cây, môi sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu đen thẫm (đen trong tiếng Hán là ô). Có người thì cho rằng do bên trong trái chứa nhiều ô mà mỗi ô là một phần thịt của trái, nên gọi là ô môi. Cây ô môi có nguồn gốc từ Nam Mỹ, thuộc họ Vang, thân cao lớn từ 10 đến 20 m, cành lá xum xuê và cụm hoa chỉ nở rộ khi lá đã rụng. Hoa ô môi mọc thành từng chùm, xếp thưa và có màu hồng phơn phớt, buông thõng một cách hững hờ trên những kẽ lá đã rụng. 

Miệt Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là nơi lý tưởng nhất để du khách dừng chân ngắm sắc hoa ô môi. Ảnh: Hiếu Nguyễn Vja. 

Lễ Hội đu tiên làng Gia Viên, Huế

Lễ hội đu tiên là một trong những nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng đặc sắc vẫn được bà con thôn Gia Viên, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền gìn giữ.

Hàng năm, cứ đến ngày mồng 4 Tết Âm Lịch, người dân thôn Gia Viên, xã Phong Hiền lại tề tựu về đình làng của thôn để thưởng thức và tham gia vui chơi lễ hội đu tiên truyền thống. 

Ngắm xứ Huế huyền ảo, mộng mơ trong sương mờ

Huế có những sáng mờ sương, sương giăng kín những tuyến phố, bầu trời như sà xuống tận đầu người, xứ Huế vốn mộng mơ càng thêm huyền ảo.

Những ngày đầu năm ở Huế, có những buổi sáng mờ sương huyền ảo

18 thg 3, 2016

Tây nguyên đã vô mùa bơ

"Những trái bơ chín rụng xuống" và một tuổi thơ ở miền cao nguyên Bảo Lộc (Lâm Đồng), nơi buổi sáng tung chăn dậy sớm, khoác áo len cắp rổ ra vườn lượm những trái bơ vừa rụng trên đất lá mục đẫm sương. 

Hoa bơ Đắk lắk - Ảnh: Nga Bích 

Cô bé hàng xóm quê Đắk lắk vừa về thăm gia đình, hôm nay ghé ngang với một túi nhỏ trái bơ. “Bơ đầu mùa chưa ngon đâu ạ. Nhưng là bơ chín cây. Trước hôm đi, con ra vườn sớm, lượm những trái chín rụng xuống. Cô ăn bây giờ là vừa đó ạ”.

Cháo cá lóc rau đắng đậm chất miền Tây ở Mỹ Tho

Cá lóc ngọt béo, tô cháo gạo rang thơm lừng và vị đăng đắng của món rau mọc ở sau hè là món ăn khó có thể bỏ qua khi ghé Mỹ Tho (Tiền Giang).

Tại các tỉnh miền Nam và Tây Nam bộ, cháo là món ăn gần gũi thân thuộc của mọi gia đình. Nhà nào cũng vậy, hễ hôm này thấy ngán cơm, người ta lại nghĩ ngay đến cháo. Người không giỏi nấu nướng hoặc không có nhiều thời gian thì chỉ cần vo nắm gạo bắc nồi cháo trắng ăn với cá kho khô. Cầu kỳ hơn thì mua ít thịt heo để có nồi cháo thịt bằm. Nhưng có lẽ phải đến khi nếm thử món cháo cá của xứ Mỹ Tho, người sành ăn mới tặc lưỡi công nhận "đây không còn mà món ăn thông thường mà chính là đặc sản".

Món cháo Mỹ Tho có tuổi thọ cả trăm năm trước.

Khu vườn ngập tràn hương bưởi ở Hà Nội

Là đất trồng bưởi nổi tiếng Hà Thành, khu vực Cầu Diễn (Cầu Giấy, Hà Nội) cứ đến tháng 3 lại thu hút khách tham quan và những tay máy đi tìm dấu ấn của mùa.

Trên nhiều con phố mùa này hoa bưởi được bày bán thơm nức mũi. Tuy nhiên để đắm mình trong hương thơm đặc trưng của tháng 3, không ít người đã tìm về khu Cầu Diễn. 

Lên Đà Lạt trải nghiệm nhà nghỉ ống cống

Dalat Discovery Home là khu lưu trú theo hình thức nhà ống cống với 10 phòng nghỉ khép kín được thiết kế tinh tế, gọn gàng và tiện lợi nằm trên một ngọn đồi rộng 1.200m2 ở ngoại thành Đà Lạt. Tuy chỉ mới khai trương đầu năm 2016 nhưng Dalat Discovery Home đã thu hút rất đông khách đến trải nghiệm. 

Chủ nhân của Dalat Discovery Home là anh Ngô Anh Tuấn, một kiến trúc sư vừa là một hướng dẫn viên làm việc trong một công ty du lịch ở địa phương. Anh Tuấn cho biết, do thường xuyên dẫn khách du lịch ở Đà Lạt, anh nhận thấy nhu cầu muốn khám phá những dịch vụ mới mẻ, khác lạ, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích du lịch trải nghiệm. Anh đã lên mạng internet tìm tòi, học hỏi các mô hình khách sạn độc đáo của các nước trên thế giới và dựa vào kinh nghiệm của mình để thiết kế nên khu lưu trú Dalat Discovery Home.

Các phòng nghỉ của Dalat Discovery Home được thiết kế theo hình ống cống khổng lồ, bên trong là những phòng nghỉ nhỏ nhắn nhưng đầy đủ tiện nghi. Mỗi phòng nghỉ có thế chứa được 2 -3 người với cách thiết kế giường thông minh, có thể gấp lại và trải ra linh hoạt tạo thành lối đi thông thoáng. Bên trong mỗi phòng có nhà vệ sinh riêng biệt, tường cách âm nhằm tạo sự riêng tư cho khách.

Dalat Discovery Home là khu lưu trú theo hình thức “nhà ống cống” mới lạ, nhiều màu sắc.

Biển xâm thực ở Cửa Đại

Trong những năm gần đây, do hậu quả của biến đổi khí hậu, khu vực bờ biển Cửa Đại (Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam) đã bị sạt lở nghiêm trọng, biển xâm thực sâu vào đất liền gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và thiệt hại to lớn đến du lịch. 

Được sự hỗ trợ của Chính Phủ, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để đưa ra phương án chống sạt lở bờ biển với sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước. Sau khi nghiên cứu khảo sát tại bãi biển Cửa Đại, các chuyên gia đã thống nhất dùng phương án kè mềm chắn sóng chống biển xâm thực của Hà Lan. 

Món lạ miệt giồng

“Trên đất giồng mình trồng khoai lang/Trên đất giồng mình trồng dưa gang…”, đó là lời bài dân ca Nam bộ Lý đất giồng; song không chỉ có khoai lang và dưa gang mà do những đặc trưng của kết cấu địa chất nên đất giồng có khá nhiều động thực vật quần cư. Từ đó mà ẩm thực đất giồng rất phong phú và đa dạng.

Đất giồng hay “miệt giồng” là một dạng thổ nhưỡng khá đặc biệt được hình thành bởi sự bồi đắp phù sa từ các dòng sông và thường nằm ở vị trí cao, có chiều dài khá lớn, chiều ngang hẹp hơn. Cấu trúc đất giồng là cát thô, hoặc cát pha sét nhẹ, rút nước mạnh.

Miền Tây Nam bộ có nhiều vùng đất giồng nổi tiếng như Cầu Kè, Ba Động (Trà Vinh), Mỏ Cày, Giồng Luông (Bến Tre), Vĩnh Xuân, Trà Ôn (Vĩnh Long)… Nếu có dịp du hành về những vùng đất giồng kể trên, bạn hãy thưởng thức những món ngon dân dã nhưng độc đáo, khó tìm nơi khác.

Đất giồng Trà Vinh

16 thg 3, 2016

Về miền Tây ăn chuột cống

Xin nói rõ liền để mọi người khỏi hết hồn. Không phải ăn thịt con chuột cống (í ẹ), mà là ăn thịt chuột đồng và bánh cống.

Hồi nẳm, tui dìa Long Xuyên chơi, được đãi ăn 2 món đặc sản miền Tây là thịt chuột và bánh cống, gọi tắt là... chuột cống.

Thịt chuột đồng thì khỏi nói rồi, nó ngon như... thịt gà, và chuột ở ngoài đồng ăn lúa thì sạch sẽ chớ không như chuột nhà (và dĩ nhiên không như con chuột cống ở ống cống). Xưa kia, dân miền Tây làm ruộng, làm rẫy, chuột phá hoại hoa màu, họ bắt chuột và sẵn tiện chế biến làm món ăn luôn. Nay, chuột đồng được bán ở chợ miền Tây, không cần làm ruộng làm rẫy cũng có thể ra chợ mua về xơi. Còn làm biếng nữa thì cứ ra nhà hàng kêu món thịt chuột!

Dĩa thịt chuột ngon lành, góc trên là dĩa bánh cống

Ăn vặt ở chợ Hàn

Nếu có dịp đến chợ Hàn ở Đà Nẵng, bạn đừng chỉ lo thăm thú, mua sắm, hãy ghé khu ẩm thực để lê la “ăn hàng”. Chỉ cần dạo quanh một vòng, thử vài món con con cũng đủ khiến bạn no nê hả hê.


Tôi đến chợ Hàn vào một buổi trưa mưa rả rích, bụng đói meo. Vừa vào chợ, không tận hưởng thú vui “shopping” như thường lệ, tôi tất tả chạy đi kiếm hàng ăn để lấp đầy cái bao tử đang sôi sùng sục. May thay, mấy sạp bán đồ ăn vẫn bày ra la liệt, ngay lối đi, ở chỗ dễ tìm nhất, dù chợ trưa đang vắng khách mua. 

Ra Hà Nội ăn nem chua Ấu Triệu

Những que nem dài, nướng thơm phức, chấm kèm tương ớt cay cay, ăn cho đủ sức thì phải mỗi người một chục mới đủ. Đấy là món bạn nhất thiết nên thử khi ra Hà Nội, dù trong những ngày đông rả rích hay ngày hè nắng oi. 

Có một chút chua chua nhẹ nhàng của nem vừa tới, một chút cay cay khi chấm kèm tương ớt kiểu Bắc, một chút giòn sần sật vừa phải của bì 

Ra Hà Nội nhiều lần, lần nào tôi cũng cố ăn cho hết đặc sản ở phố cổ, có vài thứ tôi thích, có vài thứ thì không và có vài món tôi… tiếc. Tiếc vì không thử sớm hơn, không ăn nhiều hơn và nem chua nướng ở phố Ấu Triệu (quận Hoàn Kiếm) là một món như thế. 

Chuyện ít biết về ngôi đình cổ duy nhất thờ người Việt làm quan triều Tần

Người Việt đầu tiên làm quan xứ Bắc

Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, cách trung tâm Hà Nội về phía Tây khoảng 12km là một ngôi đình uy nghi cổ kính, có niên đại hàng nghìn năm lịch sử. Đình Chèm (còn gọi là đền Chèm) thuộc làng Chèm, xã Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội - được coi là một trong số ít những ngôi đình cổ nhất Việt Nam, nơi thờ đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng - nhà ngoại giao đầu tiên của dân tộc và là người có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước. Cho đến nay, ngôi đình vẫn còn giữ nguyên hiện trạng như những ngày đầu mới xây dựng. 

Cụ Hiệu giới thiệu về ngôi đình

Kỳ thú hồ Sông Ray mùa nước cạn

Thoạt nhìn, đó chỉ là hồ nước bình thường, nhưng đặt chân đến đây mới biết Sông Ray là hồ nước khá đặc biệt và ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến những hình ảnh kỳ thú trong mùa nước cạn này. 

Hồ Sông Ray nhìn từ bờ hồ phía đông bắc thuộc xã Hòa Hưng, huyện Xuyên Mộc - Ảnh: Nguyễn Thiên Đăng 

Ở địa phận Bà Rịa - Vũng Tàu, một ngày đến với hồ Sông Ray, chúng tôi chỉ đủ thời gian đi khám phá ba khu vực hồ, tương ứng với ba hướng khác nhau cùng với những góc nhìn thú vị riêng có.

Mùa khô, mực nước trong hồ giảm xuống gần nửa, nhiều nơi nước cạn để lộ những “đảo đất” màu nâu đỏ với những hình dạng và đường nét kỳ lạ đến ngỡ ngàng. 

15 thg 3, 2016

Giấm nuốc - món bún có một không hai ở Huế

Bún giấm nuốc là một món ăn rất Huế. Vào mùa hè, nhất định bạn phải thử khi có dịp ghé qua đây. 


Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt - một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Nuốt cùng họ với sứa nhưng nhỏ chỉ bằng khoảng nửa trái chanh. 

Vào mùa hè, nuốt thường nổi thành từng mảng dày, ngư dân vớt lên, ngâm vào nước và bán nhiều ở các chợ. Nuốt được chia làm hai phần gồm tai và chân. Phần tai rất thích hợp để kẹp rau sống chấm ruốc hoặc làm gỏi. Nhưng đặc sắc phải kể đến chân nuốt, giòn giòn, sần sật - làm nên linh hồn của món trứ danh: Bún giấm nuốc.

Sếu đầu đỏ trở về Tràm Chim sau 18 năm lưu lạc

Đầu tháng 3-2016, sau khi xem lại các bức ảnh một gia đình sếu đầu đỏ vừa chụp được, ông Nguyễn Văn Hùng - giám đốc Vườn quốc gia (VQG) Tràm Chim, Đồng Tháp - bất ngờ phát hiện một con sếu vốn là “cư dân” của vườn 18 năm về trước. 

Con sếu (bìa phải) trở về Vườn quốc gia Tràm Chim 18 năm sau khi được đeo vòng khuyên và máy định vị - Ảnh: Nguyễn Văn Hùng 

Đó cũng chính là con sếu đầu đỏ mà vào ngày 14-3-1998, ông Hùng đã cùng các chuyên gia quốc tế và trong nước đã bắt, gắn máy định vị và đeo vòng số 150-0364 vào chân. Khi ấy con sếu này mới 3 tuổi. 

Đình cổ Sài Gòn xập xệ chờ 'chết'

Xập xệ, xiêu vẹo, hoang tàn và mục nát trong những dấu vết tấn công của mối mọt cùng vết tích thời gian là tất cả mọi thứ để nói về ngôi đình được liệt vào dạng cổ xưa bậc nhất đất Nam bộ. Sài Gòn- Hòn ngọc Viễn Đông hơn 300 năm tuổi thì ngôi đình già cũng ngót nghét thời gian bằng nhường ấy năm.

Tìm về quá khứ

Theo sách sử cổ ghi lại thì Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679. Hai mươi năm sau đó, năm 1698 được chọn là năm thành lập Sài Gòn. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Từ đó Nam bộ nhập vào cương vực Việt Nam. Đình Thông Tây Hội là mốc son của năm tháng xa xưa đó, may mắn còn lại tới hôm nay.

Nhà thờ Hạnh Thông Tây với kiến trúc cực hiếm

Con đường Quang Trung, Gò Vấp đi ngang nhà thờ Hạnh Thông Tây xưa vắng tanh nay đã thành con đường huyết mạch đông đúc. Mỗi khi dừng đèn đỏ, người đi đường không thể không ngoái nhìn vào nhà thờ, nơi một khoảng không gian thanh bình, xanh mát với kiến trúc đẹp lạ nổi bật.

Xứ đạo Hạnh Thông Tây có từ năm 1861 do Giám mục Puginier gầy dựng. Lúc ấy nơi đây là khu vực ngoại thành khá xa TP, dân cư thưa thớt, gần với nghĩa địa nên rất vắng vẻ, giáo dân thưa thớt, phần đông là người nghèo. Vì vậy trải qua mấy chục năm mà nhà thờ chỉ được xây đơn giản, nhỏ hẹp vì không có kinh phí.

Chợ Quán - thánh đường cổ xưa nhất Sài Gòn

Từ những năm 1670, rất nhiều người di dân từ các miền đổ về khu vực Đồng Nai, một số lớn đã quy tụ về khu vực quận 5 của Sài Gòn lập ra một xóm gọi là xóm Bột bên cạnh tên hành chính là thôn Nhơn Giang.

Do ngày càng đông người đến, bà con đã dựng chợ với nhiều lều, quán sầm uất, chợ búa diễn ra suốt cả ba buổi trong ngày nên cái tên Chợ Quán ra đời thay thế cho những tên gọi trước đó. Nhà thờ Chợ Quán cũng song hành cùng lịch sử phát triển của vùng đất Sài Gòn - Gia Định hơn 300 năm qua và trở thành nhà thờ cổ nhất của Sài Gòn…

Nhiều tin đồn lưu truyền cho rằng nhà thờ được xây dựng từ năm 1672 nhưng không có tư liệu cụ thể nào cả, chỉ có thể xác nhận chính thức từ năm 1720 bởi lúc đó họ đạo Chợ Quán mời cha Quintaon từ Đồng Nai lên giúp và ngôi nhà thờ đầu tiên đã được dựng lên.

Ở Việt Nam, nơi đàn ông cưới nhiều vợ, phụ nữ lấy nhiều chồng

Đàn ông được phép lấy nhiều vợ, phụ nữ có thể lấy nhiều chồng, họ ăn chung nhà, ngủ chung giường, không ghen tuông… Ai muốn cưới thêm vợ, lấy thêm chồng cứ về thưa với vợ/chồng lớn là được. Chuyện có thật 100% tại Việt Nam. 

Thế nhưng, ít ai biết đó là phong tục lạ lùng của người K’ho, ở vùng La Ngâu, La Dạ, tỉnh Bình Thuận. 

Già làng Chao Lo Pộp với lá khăn là lễ vật trong ngày cưới của dân tộc K’ho 

14 thg 3, 2016

Độc đáo lòng heo nướng nghệ Bình Định

Món ăn độc đáo này không rõ có nguồn gốc từ đâu, nhưng làm thì thiệt công phu và ăn thì ngon không kể hết.
Thức ăn đường phố ở xứ biển Bình Định vô cùng phong phú. Nhiều nhất là các món ăn hải sản. Kế đến là những món ăn kiểu truyền thống như bánh bèo, bánh xèo… Và thú vị thì không thể không nhắc tới một món ăn vừa có tác dụng trị ho, vừa có thể nhẩn nha nhấp chút men nồng: lòng heo nướng nghệ. 

Món lòng heo nướng nghệ không rõ có nguồn gốc từ đâu nhưng làm thì thiệt công phu và ăn thì ngon không kể hết. Món ăn chơi này những khi thật rảnh rỗi hoặc có người nhà ho sù sụ lâu khỏi, mẹ mới cất công ngồi làm. 

Khi người ăn cảm nhận được độ giòn sừng sực của lòng heo, mùi thơm nồng nàn của nghệ, của hẹ, vị béo của lòng, khi ấy người nấu đã thành công.