30 thg 11, 2024
Chùa Mét - ngôi cổ tự trên "đất học" Cổ Am
Toạ lạc trên địa bàn xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng, Chùa Mét được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVI bởi tướng quân Trần Khắc Trang. Ngôi chùa này từng là nơi tu hành của nhiều nhà sư nổi tiếng (trong đó có Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm) nên được coi là một trường học Phật giáo, một trung tâm văn hóa của vùng Cổ Am.
Vị tướng người Hải Dương dùng 'trâu lửa' phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh
Trong lịch sử Việt Nam, từng có vị tướng dùng động vật làm kế hỏa công, phá bỏ vòng vây và giành được chiến thắng trước đối thủ.
Vị trạng nguyên người Hải Dương đánh bại thần cờ Trung Hoa
Đây là một trong những nhân tài hiếm có của đất Việt, tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể phục.
Cuộc đời và sự nghiệp danh tướng Vũ Văn Dũng quê Hải Dương. Bài cuối: Anh hùng đa nạn
Danh tướng Vũ Văn Dũng bản tính thông minh, giàu lòng nghĩa hiệp, thích giao du nhưng cuộc đời ngài cũng nhiều sóng gió.
Cuộc đời và sự nghiệp danh tướng Vũ Văn Dũng quê Hải Dương. Bài 1: Những chứng cứ xác thực
LTS: Báo Hải Dương khởi đăng loạt bài ''Cuộc đời và sự nghiệp danh tướng Vũ Văn Dũng quê Hải Dương'' của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quốc Văn. Tác phẩm được trích đăng từ một bài khảo cứu trong cuốn sách ''200 năm các ông quan đầu trấn, đầu tỉnh Bắc Kỳ (1745-1945)'' của tác giả.
29 thg 11, 2024
Ngỡ ngàng bên trong tiểu chủng viện bị lãng quên ở Gia Lộc
Nét kiến trúc độc đáo ẩn hiện trong đám dây leo chằng chịt càng khiến Tiểu chủng viện Ba Đông ở xã Đồng Quang, huyện Gia Lộc (Hải Dương) trở nên huyền bí, cổ kính dù bị bỏ hoang nhiều năm qua.
Tấm bia ghi công lao của vị tiến sĩ xứ Nghệ trên đất Hải Dương
Tấm bia khắc công lao vị tiến sĩ xứ Nghệ Nguyễn Văn Giai đang được lưu giữ tại chùa Ngọc Mai, xã Vĩnh Hưng, Bình Giang (Hải Dương).
Gương chiến đấu, hy sinh anh hùng của nữ biệt động Lê Thị Bạch Cát
Thăng trầm ngôi bảo tháp đặt xá lị của thiền sư Pháp Loa ở Chí Linh
Viên Thông bảo tháp ở chùa Thanh Mai (Chí Linh, Hải Dương) là nơi đặt xá lị của thiền sư Pháp Loa - Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm.
Viên Thông bảo tháp hiện tọa lạc sau chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh. Cũng như 3 ngôi tháp đá nổi tiếng của 3 vị Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm, Viên Thông bảo tháp được dựng dưới thời Trần bằng gạch nung và được thiền sư Như Trác dựng lại bằng đá vào năm 1715.
Viên Thông bảo tháp ở phía sau chùa Thanh Mai
Viên Thông bảo tháp hiện tọa lạc sau chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh. Cũng như 3 ngôi tháp đá nổi tiếng của 3 vị Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm, Viên Thông bảo tháp được dựng dưới thời Trần bằng gạch nung và được thiền sư Như Trác dựng lại bằng đá vào năm 1715.
28 thg 11, 2024
Lên chốn bồng lai
Tương truyền thuở xưa, núi Sập (huyện Thoại Sơn) là ngọn núi cao, theo tác động của thiên nhiên đá núi xoáy mòn. Tới một hôm, có hòn đá lớn lăn lông lốc từ trên đỉnh núi xuống đồng bằng. Nhưng lạ thay, hòn đá lăn thẳng xuống dốc mà không hề va chạm hay trúng bất cứ ai. Người dân nơi đây lấy hòn đá đó tạo ra những sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày, như: Cối giã gạo, cối xay bột, trụ đá dùng dựng nhà hoặc cột nhà…
Bạt Quận công Dương Trí Trạch với việc dựng bia ở Quốc Tử Giám
Cùng với các vị danh nhân tiêu biểu khác, Bạt Quận công Dương Trí Trạch đã góp phần rất lớn trong việc tạo dựng, vun đắp nên bản sắc văn hóa đặc sắc của mảnh đất Hà Tĩnh.
Bạt Quận công Dương Trí Trạch quê ở làng Yên Huy, xã Bạt Trạch, huyện Thiên Lộc, nay thuộc xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc. Ông sinh năm Bính Tuất (1586), dưới thời vua Lê Thế Tông. Thuở nhỏ, ông là người thông minh học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ Tú tài, rồi không đi thi nữa. Khi có việc làng, nhiều người hạch sách không cho ngồi cùng chiếu trên, rồi lại có người khích bác nên đến lúc gần 30 tuổi, ông mới quyết tâm học tập để theo nghiệp khoa cử. Tại khoa thi năm Kỷ Mùi (1616), niên hiệu Hoàng Định năm thứ 20, đời vua Lê Kính Tông, ông dự thi Đình, đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.
Bạt Quận công Dương Trí Trạch quê ở làng Yên Huy, xã Bạt Trạch, huyện Thiên Lộc, nay thuộc xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc. Ông sinh năm Bính Tuất (1586), dưới thời vua Lê Thế Tông. Thuở nhỏ, ông là người thông minh học giỏi nhưng đi thi chỉ đỗ Tú tài, rồi không đi thi nữa. Khi có việc làng, nhiều người hạch sách không cho ngồi cùng chiếu trên, rồi lại có người khích bác nên đến lúc gần 30 tuổi, ông mới quyết tâm học tập để theo nghiệp khoa cử. Tại khoa thi năm Kỷ Mùi (1616), niên hiệu Hoàng Định năm thứ 20, đời vua Lê Kính Tông, ông dự thi Đình, đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân.
Ngôi chùa từng là cơ sở kháng chiến ở Cẩm Giàng
Không chỉ là nơi thờ Phật, chùa Kim Quan ở thị trấn Cẩm Giang (Cẩm Giàng, Hải Dương) từng là cơ sở kháng chiến thời chống thực dân Pháp.
Vì sao nơi thờ Thái hậu triều Lý Hoàng Thị Hồng có tên là đền Chợ Cháy?
Đền Cẩm Chế ở thôn Du La, xã Cẩm Chế (Thanh Hà, Hải Dương) là nơi thờ Thái hậu triều Lý Hoàng Thị Hồng. Tuy nhiên, người dân biết tới đền nhiều hơn với tên gọi là đền Chợ Cháy. Vậy tại sao đền mang tên gọi này?
27 thg 11, 2024
Bức tranh sắc màu du lịch Long An
Trung tâm Tp. Tân An, thủ phủ của tỉnh Long An. Ảnh: Nguyễn Luân/ Báo ảnh Việt Nam
Trong vài năm trở lại đây, Làng nổi Tân Lập hay Cánh đồng bất tận, Khu sinh thái Đồng Tháp Mười đã trở thành những điểm du lịch của Long An hấp dẫn nhiều du khách tìm đến trải nghiệm. Đặc biệt, với vị trí tiếp giáp TP.HCM, là cửa ngõ nối liền miền Đông Nam bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), rất thuận lợi cho người dân vùng lân cận chọn lựa các hoạt động du lịch theo tour hoặc tự túc trong ngày, ngắn ngày hay vào dịp cuối tuần để khám phá Long An.
Khám phá quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Các địa danh thuộc quần thể Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi để người dân đến tham quan, tìm hiểu, tưởng nhớ công ơn của Đại danh y.
Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, sinh ngày 12/11/1724, tại quê cha ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày Rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn). Tại Hương Sơn, quần thể khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là nơi yên nghỉ, thờ tự, lưu giữ di sản của Đại danh y, đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia năm 1990. Ảnh: Quê mẹ Hải Thượng Lãn Ông ở thôn Bảo Thượng, xã Quang Diệm, nhìn từ trên cao.
Cây kẹo kéo ngày xưa
Hồi đó, trước cổng trường tiểu học của tôi có một ông già chuyên bán kẹo kéo bằng cách cho quay số may mắn. Ông chạy chiếc xe đạp cũ, chở thỏi kẹo kéo trắng, bự bằng bắp tay người lớn. Nhiều món đồ chơi tặng thưởng được ông treo lủng lẳng quanh xe, đặc biệt là cây đèn pin mới cáu. Ông nói đó là phần thưởng cho ai quay trúng ô “đặc biệt”, còn nếu quay trật hết, vẫn được cây kẹo kéo ngọt ngây.
Vãng cảnh chùa Hang
Dịp cuối tuần hay những ngày rảnh rỗi, nếu muốn tìm nơi thanh tịnh thư giãn, hãy ghé qua chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc). Với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, chùa Phước Điền là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.
26 thg 11, 2024
Côn Đảo – đánh thức những tiềm năng
Huyện đảo Côn Đảo là quần đảo gồm 16 đảo lớn, nhỏ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm trên vùng biển phía Nam Biển Đông của Việt Nam. Ảnh: Lê Minh/ Báo ảnh Việt Nam
Côn Đảo có thế mạnh là đảo tiền tiêu của Việt Nam lại rất gần các đường hàng hải quốc tế và có lợi thế lớn về phát triển kinh tế biển như du lịch biển, hậu cần nghề cá, dầu khí, vận tải biển… Nếu các tiềm năng này được đánh thức và có cơ chế thúc đẩy phát triển bền vững thì huyện đảo này sẽ sớm có cơ hội trở thành điểm sáng về phát triển kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.
Mùa lau bên sông Thu Bồn
Đồng cỏ lau tại xã Duy Hòa, Duy Xuyên, nở trắng bên sông Thu Bồn tạo nên khung cảnh thơ mộng, hút khách đến chụp ảnh.
Khám phá di sản nghề thuốc của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
Tại quê ngoại Hà Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã dành trọn cuộc đời để nghiên cứu về y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản y học vô cùng quý báu được Đại danh y để lại cho hậu thế.
Đại danh y Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông. Ông sinh ngày 12/11/1724 tại quê cha là thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Ông mất vào ngày rằm tháng Giêng năm 1791 tại quê mẹ là xứ Bàu Thượng, xã Tình Diệm, tổng Hữu Bằng (nay là xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Trong suốt thời gian ở quê mẹ, Hải Thượng Lãn Ông đã chuyên tâm nghiên cứu y thuật, chữa bệnh cứu người. Nhiều di sản nghề thuốc quý được lưu truyền, trở thành tư liệu quý để hậu thế tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả trong chữa bệnh.
Hiện nay, tại nhà đón tiếp thuộc khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Quang Diệm, Hương Sơn) đang trưng bày một số bản phục chế dụng cụ nghề thuốc, bản sách thuốc: Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, Y gia tâm lĩnh, Hải Thượng Y tông tâm lĩnh...
Một số dụng cụ: dao cầu, thuyền tán được Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên phục chế và cung tiến để trưng bày tại nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông ở Hương Sơn.
Dao cầu là dụng cụ làm thuốc thường được Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác sử dụng để cắt thuốc, kê đơn, chữa bệnh cho người dân. Đây là một loại dao đặc thù với thiết kế theo lối đòn bẩy, một đầu dao gắn vào trụ của bàn tọa và cầu dao, một đầu cán vểnh để giảm lực khi kéo miết.
Ngoài dao cầu, thuyền tán cũng là dụng cụ làm thuốc được Đại danh y Lê Hữu Trác sử dụng để bào chế thuốc. Dụng cụ này thường được dùng để tán các loại thảo dược khô, cần tán mịn để làm thuốc tán hoặc luyện hoàn, với hàm lượng vừa và nhỏ.
Tại nhà đón tiếp thuộc khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác cũng đang lưu giữ một số bộ sách (phục chế) của Đại danh y như: Hải Thượng Y tông tâm lĩnh, Hải Thượng Lãn Ông toàn thư, Y gia tâm lĩnh... Những bộ sách này thể hiện một hệ thống quan niệm y học chặt chẽ, nhất quán, đánh dấu bước tiến của sự nghiệp y học cổ truyền Việt Nam.
Trong khuôn viên của thờ Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, chính quyền địa phương và Ban quản lý cũng dành nhiều thời gian để trồng và chăm sóc hơn 60 loài cây thuốc quý. Đây là những cây thuốc được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh của Đại danh y.
Vườn thuốc cũng là địa điểm được nhiều du khách tới tham quan, tìm hiểu.
Ngoài một số tư liệu nghề thuốc của Đại danh y được trưng bày ở khu nhà thờ Hải Thượng Lãn Ông (xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn) thì tại Bảo tàng Hà Tĩnh cũng đang lưu giữ 2 tấm mộc bản của bộ Tân thuyên Hải Thượng y tông tâm lĩnh. Bộ sách thuộc trong các quyển: Lĩnh Nam bản thảo quyển thượng và quyển hạ được khắc in vào thời vua Hàm Nghi, nguyên niên 1885. (Trong ảnh: Mộc bản trang 8 trong quyển 12 Lĩnh Nam bản thảo - quyển thượng đang được lưu giữ lại Bảo tàng Hà Tĩnh).
2 mộc bản là hiện vật gốc quý góp phần cho việc mở rộng nghiên cứu về các bộ sách đông y do Đại danh y Lê Hữu Trác biên soạn vào thế kỷ XVIII. (Trong ảnh: Mộc bản trang 9 trong quyển 13 Lĩnh Nam bản thảo - quyển hạ đang được lưu giữ lại Bảo tàng Hà Tĩnh).
Anh Thùy - Ngọc Thắng
Chứng tích bên dòng kênh huyền thoại
Trải qua 200 năm, con kênh Vĩnh Tế luôn cuộn chảy bất tận. Ngày nay, những chứng tích bên dòng kênh huyền thoại này vẫn còn nguyên giá trị, khắc ghi hào khí ngất trời của cha ông một thời mở mang bờ cõi.
25 thg 11, 2024
Nhà thờ đá Nha Trang
Khách du lịch đến Nha Trang, không mấy ai đặc biệt là những người có đạo có thể bỏ qua việc dành chút thời gian để đến chiêm ngưỡng, thăm thú nhà thờ Chánh tòa Kito Vua hay nhà thờ Núi, còn được gọi là nhà thờ Đá Nha Trang hoặc nhà thờ Ngã Sáu - vì nằm ở ngã sáu đường Trần Phú.
Hồi sinh Chùa Cầu
Trải qua khoảng 400 năm tồn tại, Chùa Cầu, một công trình kiến trúc đặc biệt mang tính biểu tượng của di sản thế giới Phố cổ Hội An đã xuống cấp nghiêm trọng. Được sự giúp sức của các chuyên gia trong và ngoài nước, các tổ chức hợp tác quốc tế đến từ Nhật Bản, cuộc đại trùng tu lần này đã giúp Chùa Cầu hồi sinh, vững bền cùng năm tháng.
Bảo tàng Nam Kỳ - một dấu ấn kiến trúc Đông Dương
Là một trong những bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam, do người Pháp xây dựng, Bảo tàng Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Lịch sử Việt Nam- thành phố Hồ Chí Minh) đã nhiều lần đổi tên, qua các giai đoạn lịch sử, nhưng vẫn nhất quán chức năng ban đầu của kiến trúc: là bảo tàng. Đây cũng là một công trình đặc sắc, một đại diện tiêu biểu kiến trúc Đông Dương ở đất Sài Gòn.
Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1); khởi công năm 1926 và hoàn thành xây dựng năm 1928; khởi nguyên có tên gọi Bảo tàng Nam Kỳ. Công trình được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Auguste Delaval, Pháp.
Sau ngày 30.4.1975, bảo tàng được được Chính quyền cách mạng tiếp quản. Và ngày 26.8.1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh - tên này được giữ cho đến nay. Tuy vậy, cái tên Bảo tàng Nam Kỳ vẫn được gọi như một dấu ấn của lịch sử kiến trúc.
Công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương, một phong cách khá phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ những năm 1920 tới 1945 ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Các kiến trúc sư Pháp và cả những kiến trúc sư Việt Nam đã có những tìm tòi, sáng tạo, kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa, khai thác các yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.
Mặt trước công trình với hình thức kiến trúc cổ điển đăng đối, khối sảnh có mặt bằng hình bát giác gợi sự liên tưởng tới bát quái trong Kinh dịch
Bảo tàng lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh (số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1); khởi công năm 1926 và hoàn thành xây dựng năm 1928; khởi nguyên có tên gọi Bảo tàng Nam Kỳ. Công trình được xây dựng theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Auguste Delaval, Pháp.
Sau ngày 30.4.1975, bảo tàng được được Chính quyền cách mạng tiếp quản. Và ngày 26.8.1979, ngành chức năng đã cho đổi tên là Bảo tàng Lịch sử thành phố Hồ Chí Minh. Sau đổi lại thành Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh - tên này được giữ cho đến nay. Tuy vậy, cái tên Bảo tàng Nam Kỳ vẫn được gọi như một dấu ấn của lịch sử kiến trúc.
Công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương, một phong cách khá phổ biến và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ những năm 1920 tới 1945 ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Các kiến trúc sư Pháp và cả những kiến trúc sư Việt Nam đã có những tìm tòi, sáng tạo, kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và kiến trúc bản địa, khai thác các yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương.
Công trình có mặt bằng đối xứng, với một khối đại sảnh ở giữa có mặt bằng hình bát giác. Cấu trúc của công trình giống như một tòa công thự phương Tây, mang cảm giác uy nghi. Kết cấu bê tông cốt thép với những hệ dầm sàn ô cờ vượt được nhịp lớn, tạo nên những không gian trưng bày lớn. Khối đại sảnh như một điểm nhấn của công trình, vươn cao với hai tầng mái dốc đầy ấn tượng, các đao mái có hình trang trí rồng phượng cách điệu. Phía trước là khối tiền sảnh, với bộ mái dốc - 4 mái, gợi âm hưởng kiến trúc ngôi nhà truyền thống. Tất cả hệ thống mái đều lợp ngói âm dương, và đua ra khỏi tường bằng những công son.
Hai dãy nhà hai bên khối đại sảnh có cấu trúc hình chữ U, khép kín với khối đại sảnh, tạo nên hai sân trong nho nhỏ ở hai phía. Ở “đáy” chữ U, phía đầu hồi công trình là khối kiến trúc cũng có cấu trúc mặt bằng hình bát giác.
Trước hai dãy nhà là một hệ thống “pergola” (dàn cây leo) bằng bê tông - rất đặc trưng của kiến trúc phương Tây. Phần này không hẳn chỉ có chức năng cho cây leo, mà là một thành phần trang trí quan trọng cho công trình, cũng như định tuyến giao thông.
Các trang trí kiến trúc trên mặt tiền, nội thất sử dụng nhiều những chi tiết, họa tiết, hoa văn... mang âm hưởng truyền thống Á Đông và Việt Nam. Tất cả hài hòa, kết nối logic trong một tổng thể chung của công trình.
Năm 1970, do nhu cầu mở rộng phần trưng bày; bảo tàng được xây dựng thêm phần nhà phía sau. Công trình xây thêm có hình chữ U, với hai dãy nhà cầu nối vào công trình cũ và khối nhà sau cùng cao 3 tầng, tạo nên một sân trong khá lớn ở giữa. Tác giả của thiết kế này là KTS Nguyễn Bá Lăng. Cấu trúc không gian phần xây mới bổ sung vẫn tôn trọng trên nền kiến trúc cũ, song có giản lược hơn ở phần chi tiết.
Hiện nay, bảo tàng có hơn 30.000 hiện vật và trên 25.000 đầu sách, báo, tài liệu có giá trị đặc biệt trong các chuyên ngành lịch sử, dân tộc học, khảo cổ học, bảo tồn - bảo tàng. Bảo tàng Lịch sử Việt Nam - thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là một nơi lưu giữ và trưng bày những tư liệu lịch sử của đất nước - là một không gian chứa đựng dòng chảy lịch sử Việt Nam ở đất phương Nam; mà còn là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu về lịch sử. Bản thân công trình cũng là một tác phẩm kiến trúc đặc sắc có những dấu ấn lịch sử của riêng mình.
Góc nhìn phía sau công trình
Các góc khối sảnh bát giác nhìn từ sân trong
Mái sảnh hình bát giác ấn tượng với những ô cửa lấy sáng trên cao sát mái
“Pergola” (dàn cây leo) bằng bê tông mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp ở mặt tiền. Các chi tiết kiến trúc Á - Âu, Đông - Tây đan xen hài hòa
Mái sảnh hình bát giác ấn tượng với những ô cửa lấy sáng trên cao sát mái . Toàn bộ nền, sàn nhà được lát gạch bông, kết hợp gạch trang trí mosaic viên nhỏ; với nhiều mẫu hoa văn, họa tiết phong phú. Cửa sắt chính ở sảnh với những chi tiết cầu kỳ, tinh xảo; các hoa văn đậm dấu ấn phương Đông
Nội thất của một không gian trưng bày với những ô cửa hướng ra khoảng sân trong. Phía trên cửa đi là băng cửa sổ dài cao sát trần lấy sáng
Theo TC Kiến Trúc & Đời Sống số 136
Hà Thành
Đặc sản cá linh chiên giòn
Theo con nước từ thượng nguồn sông Mekong, cá linh tràn về như món quà mà thiên nhiên ban tặng cho vùng châu thổ Cửu Long mùa nước nổi (từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch). Đặc sản cá linh được người dân nơi đây chế biến thành nhiều món ngon đặc trưng.
24 thg 11, 2024
Trăm năm trên mái nhà xưa
Tọa lạc trên đường Lê Lợi, ngôi nhà bề thế này là một công trình đẹp và cổ xưa bậc nhất ở thị xã Châu Đốc (An Giang), được người dân địa phương gọi là “nhà lớn Lê Công” bởi đây là từ đường của dòng họ Lê Công nổi tiếng ở Châu Đốc.
Xưa kia ngôi nhà hẳn có vị trí lý tưởng với tầm nhìn bao quát ngã ba nơi sông Hậu gặp sông Châu Giang, nhưng nay ưu điểm đó không còn nữa do Khách sạn bốn sao Victoria phía trước che chắn mất. Với khuôn viên lên tới 1ha, ngôi nhà bốn mái vuông vức này được khởi công xây dựng năm 1908 và hoàn thiện năm 1912; đến hôm nay vẫn còn giữ được nét đẹp pha trộn giữa phong cách Á Đông ở nội thất và kiến trúc Pháp thời thuộc địa ở vẻ ngoài.
Những khuôn cửa cao giúp cho không gian bên trong nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ như thường thấy ở những công trình thời thuộc địa. Hành lang bên hông nhà rộng hơn 3 m, nhưng gần như không bố trí đồ đạc gì, và mọi sự chú ý của khách đến thăm đều tập trung vào các gian giữa (ba gian theo quy ước của hệ cột), trong đó gian chính là nơi thờ cửu huyền thất tổ của dòng họ, hai gian bên thờ các vị tổ kế tiếp. Đặc biệt, ở vị trí cao nhất ở gian giữa là bàn thờ danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh, người đã có công lớn mở mang bờ cõi đất phương Nam.
Xưa kia ngôi nhà hẳn có vị trí lý tưởng với tầm nhìn bao quát ngã ba nơi sông Hậu gặp sông Châu Giang, nhưng nay ưu điểm đó không còn nữa do Khách sạn bốn sao Victoria phía trước che chắn mất. Với khuôn viên lên tới 1ha, ngôi nhà bốn mái vuông vức này được khởi công xây dựng năm 1908 và hoàn thiện năm 1912; đến hôm nay vẫn còn giữ được nét đẹp pha trộn giữa phong cách Á Đông ở nội thất và kiến trúc Pháp thời thuộc địa ở vẻ ngoài.
Những khuôn cửa cao giúp cho không gian bên trong nhà luôn thoáng đãng, mát mẻ như thường thấy ở những công trình thời thuộc địa. Hành lang bên hông nhà rộng hơn 3 m, nhưng gần như không bố trí đồ đạc gì, và mọi sự chú ý của khách đến thăm đều tập trung vào các gian giữa (ba gian theo quy ước của hệ cột), trong đó gian chính là nơi thờ cửu huyền thất tổ của dòng họ, hai gian bên thờ các vị tổ kế tiếp. Đặc biệt, ở vị trí cao nhất ở gian giữa là bàn thờ danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh, người đã có công lớn mở mang bờ cõi đất phương Nam.
Trở lại Vương Phủ trên thế giới đá
Gọi Đồng Văn (Hà Giang) là thế giới đá thật không ngoa, diện lộ đá vôi chiếm tới 80% trên tổng diện tích 574,35 km² của cao nguyên này. Ở đây, đá làm cho trời đất trở nên kỳ diệu: vườn hoa đá Khau Vai, vườn thú đá Lũng Bù, bãi hải cẩu đá Vân Chải, hoang mạc đá Sảng Tủng…
Dấu ấn Bình Định ở Nam bộ
Những ngôi nhà được giới thiệu sơ qua trên đây mà bước đầu khảo sát đã cho tôi nhận định về bộ khung /giàn trò được thiết kế theo mẫu của Bình Định mà tôi gọi là phong cách phường thợ mộc Bình Định.
Nam bộ - vùng đất mà hồi còn nhỏ ở Huế tôi được nghe người lớn bảo là vùng đất phương Nam trù phú, rộng lớn với đồng ruộng mà cò phải bay thẳng cánh. Để dồi dào sản phẩm từ cây quả đến lúa gạo chắc phải có những người tiên phong từ phía Bắc vào vất vả khai phá đất hoang, đào kênh dẫn thủy nhập điền... Từ những ngôi nhà đơn sơ với vật liệu tranh tre, lá, tầm vông với cột chôn xuống đất (nhà rội) (*) được thay bằng những khung sườn nhà gỗ cao cứng cáp, liên kết dọc bằng xuyên, ngang bằng trính và các cột gỗ kê trên đá tán (nhà rường). Và như vậy các ngôi nhà được dựng lên từ nguồn vật liệu phong phú là các loại gỗ quý như cẩm lai, căm xe, gõ, thao lao,… có sẵn tại chỗ. Cả những viên ngói cong lợp mái kiểu âm dương cũng được lấy từ nguồn đất sét khai thác chung quanh.
Dinh I, Đà Lạt: Tìm lại vàng son
Nét uy nghiêm của nơi công quyền, đến quý phái, trang nhã theo phong cách hoàng triều qua từng đường nét, màu sắc và chi tiết trang trí kiến trúc, nhờ quá trình phục chế, tôn tạo đầy kỳ công đã làm sống lại tinh thần xưa của Dinh I, Đà Lạt – kiến trúc thuộc địa tiêu biểu, đẹp và duyên dáng hàng đầu trên cao nguyên Lâm Viên hiện nay.
23 thg 11, 2024
Người đáng được ngành du lịch Việt vinh danh
Có một người đàn ông rất xứng đáng được ngành du lịch Việt Nam vinh danh. Ông đã tạo nên rất nhiều khu nghỉ dưỡng với cảnh quan tuyệt đẹp, những dinh thự với kiến trúc kiểu Pháp tinh tế, hài hòa cùng khung cảnh thiên nhiên. Những cơ ngơi này đều nằm ở những trung tâm du lịch nổi tiếng cả nước như Đà Lạt, Nha Trang, Hải Phòng, Buôn Ma Thuột... Điều đáng nói là toàn bộ những cơ ngơi ấy ông đã dâng hiến hết cho nhà nước để làm điểm tham quan du lịch, bán vé thu tiền mà về phía mình không đòi hỏi nhận lại một xu teng nào. Ai mà giỏi giang và hào phóng vậy ta? (Hổng phải tui).
Đó chính là cựu hoàng Bảo Đại!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)