Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng Trị. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 2, 2024

Già làng người con ưu tú của Yang

Già làng, người có quyền quyết định rất nhiều vấn đề trong đời sống của đồng bào Vân Kiều. Từ việc cưới hỏi, ma chay, cúng tế, các vấn đề xã hội (kể cả những việc liên quan đến luật pháp, nhất là vấn đề hòa giải ở cơ sở) thì già làng có vị trí quan trọng trong xử lý công việc liên quan đến cộng đồng. Có lối sống chuẩn mực, hiểu biết rất nhiều lĩnh vực, linh hoạt, sáng tạo và đặc biệt là công bằng, minh bạch...

Già làng - Ảnh: Nông Văn Dân

15 thg 2, 2024

Nghệ thuật trang trí trong lễ hội Ariêu Ping và kiến trúc nhà mồ của người Pa Kô

Có thể khẳng định lễ hội Ariêu Ping là lễ hội lớn nhất trong hệ thống lễ hội và hội tụ các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị. Lễ hội thể hiện những nét đặc sắc riêng như: Văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực, phồn thực, tín ngưỡng, âm nhạc dân gian, dân vũ, đặc biệt là hình tượng nghệ thuật trang trí.

Lễ hội Ariêu Ping tại Quảng Trị - Ảnh: Thanh Hồ

Trong lễ hội sự tựu trung đông đúc bao nhiêu thì thể hiện sự phồn thịnh bấy nhiêu. Khi đồng bào tổ chức lễ hội là minh chứng cho cuộc sống no đủ, cộng đồng đoàn kết và qua đó thể hiện rõ nét tính thẫm mỹ đạt đến đỉnh cao trong trang trí lễ hội Ariêu Ping.

Hương bánh quê nhà

Chẳng biết tự bao giờ người dân quanh vùng thường gọi làng tôi với cái tên nghe vui tai “làng ướt bèo”. Ý người ta gọi cái tên ấy là bởi nó gắn liền với nghề làm bánh ướt, bánh bèo truyền thống được nối tiếp thế hệ này sang thế hệ khác kể từ khi lập làng, mở đất.

Theo Ô châu cận lục của học giả Dương Văn An thì Phù Lưu quê tôi là làng thứ 27 trong tổng số 50 làng thuộc huyện Hải Lăng, Phủ Triệu Phong xưa (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Làng được thành lập vào năm 1608 (thế kỷ XVII) gồm có 6 họ: Trần, Lê Trọng, Nguyễn, Trương Đình, Trương Đức, Lê Văn, trong đó có ngài Trần Thiên Đốc được vua sắc phong Bổn Thổ Khai Khẩn - Trần Quý Công với sắc tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần... Nguồn gốc của làng xuất phát từ làng Phù Lưu, huyện Tống Sơn nay là huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa, nghề làm bánh ướt, bánh bèo ở làng tôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ xay giã dần sàng chọn lựa những hạt gạo tròn mẫy, trắng tinh tươm, cho đến khi làm ra những chiếc bánh hiện diện trên bàn ăn mỗi gia đình. Trong kí ức tôi, cứ chừng khoảng 4 - 5 giờ sáng là rộn ràng tiếng gọi nhau của các bà, các mẹ, các chị quang gánh oằn vai nối nhau thành hàng dài tỏa đi khắp các nẻo đường bán buôn đến xế chiều mới trở về. Hay cứ mỗi độ chiều về từ đầu đến cuối làng bất cứ mùa nào đều phủ rợp một màu khói trắng tỏa ra từ những gia đình làm bánh nhóm lửa bằng củi dương (thân cây dương liễu) chuẩn bị cho phiên chợ của ngày hôm sau.

Bánh ướt cuốn thịt heo ba chỉ luộc cùng rau sống - Ảnh: Trương Chung

Tục A Loang Pỡ tứp cu mũih

Từ xa xưa, người Vân Kiều ở Trường Sơn đại ngàn đã có tục chôn người chết bằng thân cây trong một khu rừng riêng biệt. Nơi đó được gọi là “rừng ma”.

Người Vân Kiều quan niệm, rừng ma là khu vực bất khả xâm phạm, nơi chỉ dành riêng cho thế giới người chết, nếu người trần đặt chân tới sẽ bị trừng phạt, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.

Gìa Làng Hồ Văn Cam, Bản Khe Xom đang làm chiếc quan tài truyền thống

12 thg 2, 2024

Chợ Bích La năm họp một lần để vạn người mua may mắn, cầu tài lộc

Chợ đình Bích La mỗi năm chỉ mở một đêm duy nhất vào mùng 2 Tết, thu hút hàng vạn người khắp mọi miền về du xuân, cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc.

Chợ đình Bích La mở xuyên đêm, thu hút khách thập phương đến cầu may mắn, tài lộc - Ảnh: HOÀNG TÁO

Năm nay, để thu hút đông đảo du khách thập phương, chợ đình Bích La (xã Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị) được kéo dài thời gian tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi hơn các năm, từ 14h ngày mùng 2 Tết đến trưa mùng 3.

9 thg 2, 2024

Thú vị thay, phương ngữ Quảng Trị

Trước khi đi vào một số khía cạnh thú vị của phương ngữ Quảng Trị, cũng xin dẫn luận đôi điều liên quan đến lời ăn tiếng nói vùng đất có vị trí lịch sử, địa lý đặc biệt này. Điều này có giá trị và cả về lý thuyết lẫn thực hành khi muốn khảo tả thực tế.

Tinh sương - Ảnh: Nông Văn Dân

Phương ngữ Quảng Trị được nhắc đến trong một vài công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các tỉnh Bắc Miền Trung của các nhà khoa học như: Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ... và được khúc xạ qua cách ghi nhận bằng văn bản như cuốn Văn học dân gian Quảng Trị do Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Trị ấn hành sau khi tái lập tỉnh không lâu, một công trình sưu tầm và biên soạn văn hóa địa phương gần gũi với loại sách công cụ khá hữu ích. Tuy nhiên, do phương thức biểu đạt đã được “phổ thông hóa” về mặt ngôn ngữ để bạn đọc gần xa dễ tiếp thu nên sắc thái phương ngữ địa phương đã “hương đồng gió nội bay đi”... cũng nhiều rồi.

Ngân vọng tiếng hò...

Người Quảng Trị thường cho rằng giọng mình nặng, khó nghe, không được thanh lịch như Hà Nội hay ngọt ngào như Sài Gòn. Thế nhưng chính chất giọng ấy, phương ngữ ấy khi được thông qua “chất xúc tác” từ âm nhạc lại trở nên quyến rũ lạ kỳ.

Cần có sự nghiên cứu để đề nghị đưa Hò Giã gạo Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh: Trúc An

Có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả Văn Long - thành viên của đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã sững sờ đến mức kinh ngạc khi nghe giọng hò Quảng Trị cất lên trong đêm trăng sáng trên bãi biển Cửa Tùng: “Ôi! Giọng hò Quảng Trị làm xao xuyến lòng tôi. Có phải một phần của mảnh đất miền Trung, đoạn giữa chiếc đòn gánh đặt trên vai họ suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước đã sinh ra câu hò Quảng Trị cùng biết bao danh nhân, những tên làng, tên núi, tên sông,.. Ôi! Những câu hò sao mà giản dị, thiệt thà và yêu đời đến thế…” (“Điệu ví Mường và câu hò Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt số 5 (tháng 2/1995).

20 thg 1, 2024

Bí ẩn Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn nhánh đông đi qua Tây nguyên, một thời rừng già phủ kín trùng điệp, nay đã tan hoang, thay thế là khu dân cư, thị trấn… thì vùng biên ải Tây Giang, Quảng Nam vẫn hoang sơ giữa đại ngàn và ẩn chứa bao điều bí ẩn đúng nghĩa.

Chọn Tây Giang - Quảng Nam làm điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình từ Trường Sơn Đông sang đường Trường Sơn nhánh tây là điều tôi ấp ủ trong thời gian dài trước khi một mình đi xe máy lên vùng rừng núi Quảng Nam.

Trong "vương quốc Pơ Mu" ngàn năm tuổi

Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá - món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.

Vùng lõi 'vương quốc Pơ Mu" Tây Giang nhìn từ trên cao. TTD

Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh

"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".

Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.

Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.

16 thg 1, 2024

Thăm rừng phong hương mùa thay lá

Những ngày đầu năm mới, khi thời tiết giao mùa cũng là lúc rừng cây phong hương (hay còn gọi là sau sau) ở huyện miền núi Hướng Hóa “trở mình” thay màu lá. Sắc màu rực rỡ của rừng sau sau đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm ở Hướng Hóa. Qua lăng kính nhiều người, những sắc màu ấy hiện lên như bức tranh mang vẻ đẹp thơ mộng, tựa góc “trời Âu” ngay ở miền Tây Quảng Trị.

Gam màu ấn tượng


Gần đây, trên mạng xã hội “rộ” lên những hình ảnh đẹp được ví như “trời Âu” của những cánh rừng sau sau đang thời điểm thay màu lá nằm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua địa phận các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh của huyện Hướng Hóa. Với nhiều người thích khám phá, việc tìm đến tận nơi để trải nghiệm là điều không thể bỏ lỡ. Đó cũng là lý do khiến điểm check in với vẻ đẹp đến ngỡ ngàng của những cánh rừng sau sau đang “chuyển mình” thay lá thu hút rất đông người trẻ, khách du lịch đến thưởng ngoạn.

Để đến được khu vực được ví “trời Âu” ở miền Tây Quảng Trị, du khách phải di chuyển bằng thuyền -Ảnh: L.T

15 thg 1, 2024

Lung linh sắc màu Phố đi bộ Lao Bảo

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) ngày thứ 2 đi vào hoạt động đã gây ấn tượng cho hàng ngàn khách tham quan bởi không gian văn hoá, ẩm thực phong phú, đa dạng.

Tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ là địa điểm check in lý tưởng cho du khách

Lạ miệng với chả cá lóc

Đối với cá lóc, ngoài những món chính như nấu canh chua, kho nghệ, nướng trui, hấp bầu… thì chả cá cũng là một trong những món ăn lạ miệng không thể bỏ qua.

Cá lóc được tách riêng phần thịt để làm món chả thơm ngon - Ảnh: H.T

Mỗi khi ra chợ, thấy những giỏ cá lóc đồng được các o, các mệ bày bán nơi góc chợ, bước chân tôi ngập ngừng không muốn đi. Và cho dù trong tủ lạnh có đầy đồ chưa ăn đến, tôi vẫn cứ dừng lại để mua. Cá lóc là loài cá thịt ngon và hiền nhất trong các loài cá đồng, lại ít xương và nhiều đạm. Ngon nhất là vào đầu mùa mưa, con nào con nấy chứa đầy bụng trứng hoặc ra giêng cá trưởng thành, con nào cũng tròn lẳn.

10 thg 1, 2024

Say đắm hoa trẩu trắng muốt trên triền núi Khe Sanh

Trong khi núi rừng Bắc Bộ đang nở rộ hoa gạo, hoa ban thì ở phía Tây Quảng Trị, hoa trẩu bung nở trắng muốt làm bừng sáng cả núi rừng.

Những tán hoa trẩu khoác cho núi rừng tấm áo mới. NÂU

Khe Sanh là thị trấn của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà 63 km về phía Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông. Địa danh Khe Sanh được thế giới biết đến qua trận đánh Khe Sanh năm 1968 trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.

9 thg 1, 2024

Có một Đà Lạt trong lòng Quảng Trị

Khe Sanh, mát mẻ quanh năm nên được nhiều người gọi là "tiểu Đà Lạt" ở vùng cao Quảng Trị.

Nhắc đến Quảng Trị, du khách thường nghĩ ngay đến những đau thương mất mát do chiến tranh, thiên tai lũ lụt, sự khô cằn của nắng và gió Lào. Nhưng Quảng Trị vẫn có nơi tràn ngập chất thơ do mẹ thiên nhiên ban tặng, đó là phố núi Khe Sanh.

Thị trấn Khe Sanh nằm ở phía tây Quảng Trị, cách trung tâm TP. Đông Hà tầm 60 km. Khí hậu ở đây khác biệt so với khí hậu chung của toàn tỉnh, được ví là "tiểu Đà Lạt". Một ngày ở Khe Sanh trải qua trọn vẹn 4 mùa: sáng sớm mờ sương, trưa đến nắng ấm, chiều xuống se lạnh, đêm đến giá lạnh.

Những năm gần đây, nhiều người đã biết đến Khe Sanh nhiều hơn. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư các cơ sở homestay nghỉ dưỡng, quán cà phê "chill"... giúp Khe Sanh thu hút lượng khách du lịch đáng kể.

H. Hướng Hóa (Quảng Trị) nay là thủ phủ điện gió. NGUYỄN BẢO KHÁNH

6 thg 1, 2024

'Rừng phong' đẹp ngỡ ngàng ở tây Quảng Trị khiến nhiều người tưởng... trời Âu

Thời điểm giao mùa, các cánh rừng sau sau tại H.Hướng Hóa phía tây Quảng Trị bắt đầu thay màu lá, rất giống cây phong và tạo nên cảnh đẹp chẳng khác gì trời Âu.

Cánh rừng sau sau được Nguyễn Đức Hiếu, quê ở Quảng Trị, làm việc trong lĩnh vực truyền thông, vừa ghi lại trong dịp nghỉ Tết Dương lịch trong chuyến khám phá vùng núi H. Hướng Hóa.

Cây sau sau thay lá, nổi bật và tạo điểm nhấn giữa cánh rừng xanh. ĐỨC HIẾU

8 thg 12, 2023

Những món ngon từ Hến của phong cách ẩm thực Quảng Trị

Từ lâu, hến đã là nguyên liệu quen thuộc, dân dã với người dân Quảng Trị. Từ hến, người dân nơi đây có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, phổ biến nhất vẫn là hến chế biến thành 3 món: bún hến khô, bún hến nước và hến xúc bánh đa.

Để thu hoạch hến, người cào hến phải dậy từ rất sớm. Sau khi có được hến, họ đem ngâm và rửa cho sạch bùn, cát. Sau đó, đem hến đi luộc, đến khi nào thấy vỏ hến tự bung là hến đã chín. Lúc ấy, chỉ việc tách vỏ và lấy phần thịt đem chế biến món ăn.

Nói là thế chứ khâu sơ chế hến thật lắm công phu. Bởi người thợ làm không kỹ thì dễ bị lẫn cát, các chất bẩn còn sót lại cũng phần nào làm món ăn không bảo đảm chất lượng, độ ngon giảm hẳn theo. Thịt hến đạt chuẩn thông thường phải bảo đảm hai yếu tố nước sau luộc trong và không có cát.

Có cái hay mà tôi được chủ các hàng quán bán món hến ở Quảng Trị chia sẻ là hến càng nhỏ thì cho chất lượng món ăn càng ngon và lạ miệng. Về thịt hến, sau khi sơ chế sạch thì đem xào cùng dầu ăn, hành tây và tỏi. Gia vị có chút gia giảm tùy vào từng nơi bán cũng như khẩu vị thực khách nếu có yêu cầu.

Thịt hến sau sơ chế được đem xào với gia vị cho thêm đậm đà.

5 thg 12, 2023

Món ngon Quảng Trị nhất định phải thưởng thức một lần cho biết

Quảng Trị - một tỉnh miền Trung nhiều nắng và gió. Đến với Quảng Trị ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp chứa đựng lịch sử thì còn thưởng thức những món ngon nữa. Dưới đây là những món ngon bạn nên ăn khi đến với tỉnh Quảng Trị.

Thịt trâu lá trơng

Thịt trâu lá trơng làm nên sự đặc biệt

Món ăn mang tên hai nguyên liệu chính làm nên sự đặc biệt: thịt trâu và lá trơng (trơơng). Thịt trâu vốn bổ dưỡng, chữa được nhiều bệnh như đau lưng, phù chân, phong thấp… Thậm chí có người còn cho rằng nó tốt hơn thịt bò. Chính vì thế, nơi nào cũng có cách chế biến thịt trâu nhưng dám chắc rằng không đâu có vị như ở Quảng Trị này.

Thưởng thức tô bún hến Mai Xá nổi tiếng ở Quảng Trị

Bún hến Mai Xá là một trong những món ăn đặc sản của làng Mai Xá (Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị). Đây được xem là một món ăn ngon và vô cùng nổi tiếng ở Quảng Trị.

Món bún được chế biến từ con “Chắt chắt”, là một loài sinh vật nước lợ thuộc họ nhà hến nhưng nhỏ hơn, con “chắt chắt” lớn nhất chỉ bằng hạt ngô và rất giàu chất đạm nên nó rất bổ dưỡng và rất tốt cho sức khỏe, thích hợp cho người thiếu máu, người bị bệnh về tim mạch. Những ai đã từng thưởng thức món ăn dân dã này thì khó lòng mà quên được hương vị đặc trưng của nó.

Bún Hến Mai Xá là một món ăn dân dã

Những ai đã từng ăn chắt chắt do chính người Mai Xá chế biến thì chắc chắn sẽ không quên hương vị ngọt ngào của món ăn dân dã rẻ tiền này. Chắt Chắt mang về ngâm nước gạo để nhả hết cát và nhớt. Cho vào rổ rồi chà thật mạnh cho sạch lớp bùn bám ngoài phần vỏ. Cho chắt chắt vào nồi luộc chín. Nhớ khi nước sôi thì lấy đũa khuấy liên tục cho chắt chắt mở vỏ, cho vào chậu nước đãi lấy ruột. Lấy nước luộc Chắt Chắt làm nước dùng rất ngọt và mát. Bạn cũng có thể dùng nước luộc này nấu với rất nhiều loại rau xanh đều rất ngon.

Bún Hến Mai Xá là một món ăn dân dã

3 thg 12, 2023

Ẩm thực Quảng Trị, sức hút từ sự bình dị

Người Quảng Trị dù có đi đâu, về đâu, mỗi khi nhắc đến ẩm thực quê nhà đều cảm thấy bồi hồi, thương nhớ. Những món ăn bình dị, gắn liền với từng tên làng, tên đất như: bún hến Mai Xá, cháo bột Hải Lăng, bánh ướt Phương Lang, gỏi tép Bàu Trạng, nem chợ Sãi…đã gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân quê để tạo nên nét văn hóa ẩm thực riêng có của đất và người Quảng Trị.

Bún hến làng Mai Xá gói trọn được nét ẩm thực dung dị, chân chất được kết tinh trong cuộc sống thường ngày của người dân Quảng Trị - Ảnh: H.T

2 thg 12, 2023

Bánh lọc Huệ

Mỗi lần nhắc đến địa danh Mỹ Chánh, xã Hải Chánh-Hải Lăng, ai cũng nhớ ngay đến bánh lọc-một món ăn chân quê nhưng có vị ngon đến lạ. Nhằm đưa sản phẩm đặc trưng của địa phương ngày càng vươn xa trên thị trường, vợ chồng anh chị Hồ Minh Thạnh và Nguyễn Thị Huệ ở thôn Mỹ Chánh đã xây dựng thương hiệu “Bánh lọc Huệ”.

Từ món ăn dân dã...

Kế thừa nghề làm bánh lọc của ông cha để lại, hơn chục năm nay, vợ chồng anh Thạnh và chị Huệ không chỉ duy trì mà luôn tìm tòi, sáng tạo để xây dựng nên thương hiệu món ăn đậm đà vị quê nhà, đó là “Bánh lọc Huệ”. Vì thế, cơ sở sản xuất của họ luôn được đông đảo du khách thập phương dừng chân thưởng thức tại chỗ hoặc mua về làm quà biếu cho người thân, bạn bè.

Cơ sở sản xuất bánh lọc Huệ luôn lựa chọn thực phẩm ngon để làm bánh chất lượng - Ảnh: K.S