Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hà Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 10, 2024

Thủ đô Hà Nội - thành phố di sản của Việt Nam


Với lịch sử hơn 1.000 năm, Hà Nội là thủ đô văn hiến, thành phố di sản, thành phố vì hòa bình. Nơi đây có hệ thống di sản văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc được hình thành, bồi đắp qua hàng nghìn năm lịch sử. Hà Nội hiện dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với hàng nghìn di tích, lễ hội, làng nghề, trong đó có nhiều di sản đã được UNESCO công nhận.

13 thg 10, 2024

Show thực cảnh “Chuyện phố Hàng” tại nhà cổ 130 năm tuổi

Tận hưởng show thực cảnh tại ngôi nhà cổ hơn 130 năm tuổi ở Hà Nội chắc chắn sẽ khiến du khách đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác

Tour thực cảnh "Chuyện phố Hàng" tại nhà cổ 87 Mã Mây nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Chương trình do Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với nhóm nghệ sĩ Nhà hát Tuổi trẻ thực hiện. Lấy cảm hứng từ hình ảnh và những câu chuyện lịch sử có thật của gia chủ, “Chuyện phố hàng” tái hiện không gian và đời sống sinh hoạt của một gia đình trung lưu người Hà Nội có truyền thống kinh doanh nghề làm thuốc tại phố cổ vào những năm 1930 - 1945. 

Ông Nguyễn Phúc Hoàng - Phó Chủ tịch, thường trực Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm phát biểu khai mạc - Ảnh: Thúy Hiền

10 thg 10, 2024

Ly kỳ bảo vật quốc gia Việt Nam được tìm thấy dưới đáy biển

Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ và trưng bày hai Bảo vật quốc gia được tìm thấy từ dưới đáy biển. Phía sau hai hiện vật này là những câu chuyện lịch sử lý thú.

1. Được đúc trong thời Trần (thế kỷ 13), Bảo vật quốc gia Chuông Vân Bản là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam được biết đến cho tới nay. Hiện vật này có kích thước to lớn, cao 125 cm, đường kính miệng 80 cm, vốn là chuông của chùa Vân Bản ở Đồ Sơn, Hải Phòng.

2 thg 10, 2024

Cốm - từ thức quà của lúa non đến “combo” mùa thu Hà Nội

Cốm sánh đôi cùng những thức uống dân dã như trà chanh, cà phê trứng... đem đến trải nghiệm ẩm thực thú vị giữa mùa thu Hà Nội.

Xôi cốm mang phong vị mùa thu Hà Nội. Ảnh: Hà Bi

Nhắc đến cốm, người yêu thơ văn vẫn thường nhớ ngay tới tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” được rút từ tập “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943) của Thạch Lam. Cốm là thứ quà thường ngày, dân dã, đậm đà phong vị truyền thống.

Khác biệt với cốm Tây Bắc thường được đồng bào làm thành cốm lam, xôi cốm..., cốm ở Hà Nội được biến hóa thành nhiều món ăn phong phú như xôi cốm hạt sen đậu xanh, chả cốm, cốm xào...

Tại những quán cà phê nhỏ nhắn, xinh xắn gần Nhà Thờ Lớn hay các góc phố quen thuộc, cốm Hà Nội đang trở thành một phần không thể thiếu trong thực đơn. Sự kết hợp giữa cốm - biểu tượng của mùa thu Hà Nội - với những ly trà chanh, trà quất hay cà phê trứng... mang đến một trải nghiệm ẩm thực độc đáo, đậm chất truyền thống nhưng cũng đầy mới lạ với giới trẻ.

Nhiều quán cà phê, trà chanh ở Hà Nội đã nhanh chóng bắt kịp xu hướng của thực khách. Các quán thêm cốm mộc, xôi cốm hay cốm xào vào thực đơn đặc trưng của mùa thu Hà Nội.

Chị Hương, chủ một quán cà phê nhỏ gần Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Ban đầu, tôi chỉ nghĩ đơn giản là phục vụ những món uống thông thường như trà chanh, cà phê. Nhưng khi thấy nhiều khách hàng mua cốm từ những gánh hàng rong gần đó, tôi nảy ra ý tưởng thêm cốm vào thực đơn”.

Cốm là thức quà đặc trưng của mùa thu Hà Nội. Ảnh: Trang My

Nhiều quán còn bán thêm cả bánh cốm, thậm chí pha chế thức uống như sinh tố cốt dừa cốm, cốm dừa matcha... Những sự kết hợp này không chỉ làm phong phú thêm thực đơn mà còn khiến khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, cảm thấy hứng thú hơn.

Minh Ánh, một sinh viên thường xuyên lui tới các quán cà phê quanh khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ: “Mỗi lần tan học, mình đều rủ bạn bè ra đây ngồi. Vị thanh mát của trà chanh kết hợp với cốm tạo nên một cảm giác rất thư giãn”.

Thưởng thức gói cốm dẻo bên ly trà chanh, trà quất... ngắm nhìn mùa thu Hà Nội. Ảnh: Trang My

Phương Linh, khách quen tại một quán cà phê ở khu vực Nhà Thờ Lớn, chia sẻ thêm: “Mình rất thích không gian ở đây, vừa cổ kính lại vừa hiện đại. Mỗi lần tụ tập bạn bè, chúng mình thường chọn cốm và trà chanh để thưởng thức”.

Anh Quân, chủ một quán cà phê tại khu vực này, cho biết: “Việc kết hợp bán thêm cốm không chỉ tăng thêm doanh thu mà còn mang lại giá trị văn hóa cho quán. Khi chúng tôi giới thiệu nó đến khách hàng, đặc biệt là những người trẻ hoặc khách du lịch, họ cảm thấy như đang thưởng thức một phần rất đặc biệt của thành phố”.

Cốm - thức quà mùa thu bất cứ ai cũng nên thử một lần. Ảnh: Trang My

Trang My

24 thg 9, 2024

Lúc trước Củ Nâu, về sau Thanh Hà

Bước vào Ô Quan Chưởng từ hướng sông Hồng, nhìn về phía vai phải thấy ngay một con ngõ cong cong vầng trăng mới. Ngước lên thấy biển đề phố Thanh Hà, nhưng không phải đâu, đó phải là ngõ Thanh Hà len lỏi chảy trong hình dung về một miền thơm phức những miếng ngon.

Phố Thanh Hà. Ảnh: An Lê

19 thg 9, 2024

Cầu nối trăm nghề ở Phường Bách Nghệ

Với mong muốn bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm các làng nghệ Việt, phường Bách Nghệ do anh Ngô Quý Đức mở từ tháng 6/2024 đến nay tại Hà Nội đã tổ chức trưng bày theo nhiều chuyên đề cho nhiều người tới tham quan và trải nghiệm để hiểu thêm giá trị văn hóa ẩn sâu trong các sản phẩm của làng nghề Việt.

Từ tháng 6/2024 đến nay, phường Bách Nghệ đã tổ chức trưng bày nhiều chuyên đề liên quan đến nghề truyền thống.

15 thg 9, 2024

Trứng chiên ngải cứu – món ăn vị thuốc quen thuộc ở Hà Nội

Tuy không nổi bật như bún chả, phở gà, bún thang… nhưng trứng chiên ngải cứu lại có riêng những thực khách sành ăn tìm thưởng thức ở Hà Nội. Món ăn không chỉ dân dã mà còn mang đến những dưỡng chất thiết yếu cho mọi người.

Thật ra, trứng gà và ngải cứu là hai thực phẩm phổ biến ở mọi miền đất nước. Ngải cứu còn hay được cho vào bó lá xông để nấu trị giải cảm. Tuy nhiên việc kết hợp hai nguyên liệu này thành món ăn và được bán rộng rãi thì không xuất hiện nhiều trong danh sách ẩm thực của các địa phương. Thế nhưng nếu đến Hà Nội, mọi người sẽ thấy trứng và ngải cứu lại là món ăn thường ngày mà người dân địa phương nào cũng biết. 

Trứng và ngải cứu. Ảnh: Việt An

13 thg 9, 2024

Toa tàu điện tái hiện nếp sống Hà Nội thời bao cấp

Toa tàu điện mang tên "Toa Bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm" tại Đảo Ngọc Ngũ Xã với không gian trưng bày đồ dùng thời bao cấp và mâm cơm Hà Nội xưa, trở thành điểm đến gợi ký ức, thu hút khách.


Dự án "Tuyến tàu điện số 6" lấy tên gọi "Toa Bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm" nằm ở ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, cạnh khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, tái hiện Hà Nội xưa và giới thiệu văn hóa, ẩm thực Việt Nam.

Theo kế hoạch của UBND phường Trúc Bạch, dự án sẽ có tám toa tàu được bố trí dọc theo đường Trúc Bạch. Mỗi toa mang một chủ đề ẩm thực đặc trưng của Việt Nam như cơm, phở, cà phê, trà, bánh mì. Các toa xe tạo thành những chuyến tàu chở di sản, bảo tàng mini về văn hóa, ẩm thực.

24 thg 8, 2024

Quán lươn 40 năm trong phố cổ Hà Nội

Đông Thịnh 40 năm chỉ bán món lươn như miến, cháo, súp với cách chế biến linh hoạt, tạo hương vị riêng và được Michelin chọn vào danh sách "ngon, giá hợp lý".


Sau khi được Cẩm nang Michelin giới thiệu vào danh sách "Ngon, giá hợp lý" - Bib Gourmand năm 2024, không có thay đổi nào ở quán miến lươn Đông Thịnh, số 87 phố Hàng Điếu, đối diện chợ Hàng Da.

20 thg 8, 2024

Thủy cung Lotte World - Đại dương thu nhỏ giữa lòng Hà Nội


Thủy cung Lotte World Hà Nội trở thành điểm đến của du khách bởi không gian mô phỏng thế giới đại dương chân thực và hoạt động bảo tồn sinh vật biển, sau một năm hoạt động.

8 thg 8, 2024

Công viên Thiên văn học đầu tiên tại Đông Nam Á

Toàn cảnh công viên Thiên văn học nhìn từ trên cao.

Công viên Thiên văn học gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, lấy cảm hứng từ vũ trụ bao la và các vì tinh tú. Hệ thống tường bao xung quanh được thiết kế theo hình xoắn ốc, mô phỏng cấu trúc của thiên hà, tạo nên một không gian huyền ảo và bí ẩn. Bề mặt của Vườn Dải Ngân Hà được trang trí tỉ mỉ, tinh tế, khơi gợi cảm giác về sự vĩ đại và vô tận của vũ trụ.

31 thg 7, 2024

Am CàKê - không gian văn hóa làng quê Bắc Bộ giữa lòng Hà Nội

Lily Hoàng giới thiệu không gian trải nghiệm tại không gian Am CàKê tới du khách. Ảnh: Việt Cường/Báo ảnh Việt Nam

Nằm trong con ngõ nhỏ ở phố Lạc Long Quân (Hà Nội), Am CàKê được cô gái Lily Hoàng thiết kế với không gian mang đậm nét làng quê Bắc Bộ với mong muốn để nhiều người tìm được kỷ niệm tuổi thơ cũng như hiểu hơn về văn hóa mộc mạc và giàu tình người của Bắc Bộ xưa.

26 thg 7, 2024

Hàng xôi xéo 'thần tốc' ở Hà Nội ngày bán 1000 suất, khách xếp hàng vây quanh

Quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hà Nội) là địa chỉ "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội và từng lên sóng truyền hình Hàn Quốc với hình ảnh chủ quán cắt xôi "thần tốc", khách xếp hàng kín xung quanh chờ mua.

7 giờ sáng, quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tấp nập thực khách đến mua. Nhiều du khách quốc tế cũng xếp hàng, háo hức xem cô chủ quán thể hiện "kỹ nghệ" cắt xôi xéo "thần tốc". Cả chục người vây quanh sạp hàng, chăm chú quan sát, chụp hình và quay video chủ quán thoăn thoắt chia xôi, thái đậu xanh, cắt giò chả.

Quán xôi này là của bà Mây, nay được giao cho con gái - chị Ngọc Anh. Chị Ngọc Anh sinh ra và lớn lên ở vùng đất làm xôi nổi tiếng thuộc làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tính đến nay, chị đã có hơn 20 năm cùng mẹ mưu sinh, rong ruổi khắp hè phố Hà Nội với những thúng xôi nóng hổi.

8 thg 7, 2024

Cơm Đốt Thố Lão Đại bán gần 900 suất mỗi ngày

Từng hạt gạo ngon được hấp cách thủy, đốt trong thố gang để lớp cháy giòn rụm, bên trong dẻo thơm, bán gần 900 suất mỗi ngày tại quán Cơm Đốt Thố Lão Đại (Hà Nội).

Anh Đào Xuân Ước, người sáng lập thương hiệu cho biết tên gọi Cơm Đốt bắt nguồn từ cách chế biến công phu của món ăn. Nhà hàng lựa chọn những loại gạo ngon nhất như ST25 Sóc Trăng, tám Hải Hậu, tám Điện Biên rồi đấu trộn theo tỷ lệ vàng tùy kích thước và độ ngậm nước mỗi loại.

Một bữa ăn tại Cơm Đốt Thố Lão Đại. Ảnh: Phạm Long Vũ

4 thg 7, 2024

Biệt thự cổ 6B Đường Thành, Hà Nội

Trong bài viết trước tui kể chuyện cùng gia đình đi ăn ở nhà hàng Chả Cá Thăng Long, vô tình phát hiện ra đây là một ngôi biệt thự cổ và được bảo tồn tương đối tốt.

Tò mò, về nhà tui tìm hiểu thêm về ngôi biệt thự này và biết thêm một số thông tin thú vị, xin ghi lại tại đây. Hầu hết thông tin này đều ghi theo loạt bài viết Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội của tác giả Vân Quế trên báo An ninh Thủ đô từ ngày 7 đến 11/8/2020.

Biệt thự 6B Phố Đường Thành – tức Nhà hàng Chả Cá Thăng Long, Hà Nội. Ảnh trên trang Michelin Guide. Nhà hàng Chả Cá Thăng Long là 1 trong những nhà hàng được gắn nhãn Michelin Guide ở Việt Nam.

14 thg 6, 2024

Biệt thự Chả Cá

Chả cá Lã Vọng là một trong những món ăn nổi tiếng của Hà Nội, đến mức có người nói du lịch Hà Nội thì dứt khoát phải ăn chả cá Lã Vọng.

Để khỏi phải viết lại những gì người khác đã viết, tui xin trích đăng bài nói về chả cá Lã Vọng trên Wikipedia:

Chả cá Lã Vọng chính gốc ở Hà Nội. Ảnh: Phương Huy trên Wikipedia

24 thg 5, 2024

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 5): Sớm giữ lấy tinh hoa, đừng đợi để bảo tồn đại trà

Tháng 10.Thăng Long Hà Nội tròn 1010 tuổi. Sự tồn tại của những công trình kiến trúc Pháp trong suốt hơn 100 năm như một dấu ấn sống động kể về một khoảng thời gian vất vả, bi thương nhưng cũng rất hào hùng của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Giá trị đặc biệt của những công trình kiến trúc đó đều đã được khẳng định, nghĩa là sẽ phải - sẽ được bảo tồn để gìn giữ ký ức cho muôn đời sau.

Biệt thự số 6B Đường Thành mới được trùng tu đúng với nguyên bản đến từng chi tiết. Thời gian để hoàn thiện trong 2 năm và chủ nhân của nó tiết lộ, riêng tiền để tu sửa lên đến hơn 20 tỷ đồng

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 4): Biệt thự - "Cuộc chơi" cần cả tiền và văn hóa

Hà Nội - thành phố này, việc thiết kế - xây dựng biệt thự theo tổng thể quy hoạch bài bản bắt đầu từ năm 1888 đến 1954 (giai đoạn Pháp xâm chiếm). Quy hoạch này tạo nên một quần thể biệt thự được phân bổ trong một khu vực rộng khoảng 800ha (khu phố Cũ), tập trung trên địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và một phần nhỏ ở quận Tây Hồ…

Dù được xác định và thiết lập là di sản ký ức đô thị đặc biệt, Luật Di sản Văn hóa quy định rõ - cần được bảo tồn, tôn tạo. Tuy nhiên, bảo tồn thế nào, tôn tạo ra sao trong khi hình thức sở hữu đa dạng, kiến trúc xuống cấp, thậm chí biến dạng và quan trọng hơn cả là mảnh đất mà biệt thự tọa lạc luôn nằm trong “tầm ngắm” của nhiều “đại gia” bởi vị trí cực kỳ đắc địa.

Chứa đựng phức tạp và nhiều mâu thuẫn trong một biệt thự có nhiều chủ sở hữu cùng sử dụng. Ảnh: Đức Hạnh

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 3): Biệt thự cũ có "bó tay"… cải tạo?

Theo đánh giá của giới chuyên môn, số lượng biệt thự có giá trị của Hà Nội dù đã giảm đi nhiều trong vài năm qua, nhưng vẫn còn rất đáng kể. Cho đến thời điểm này, dù UBND TP Hà Nội đã ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng trước năm 1954 (2013) thì những ngôi biệt thự với nhiều hộ gia đình chung sống vẫn được coi là tài sản chứ không phải di sản. Niên đại của tòa nhà xem như không mang lại giá trị kinh tế. Và việc có giữ được ngôi nhà hay không lại phụ thuộc vào… ý thức của chủ nhà.

Một biệt thự trên phố Lý Thường Kiệt (ảnh: Yên Vân)

Níu giữ "chứng nhân lịch sử" trong biệt thự cổ Hà Nội (bài 2): Ký ức cuộc đời từ những khu nhà cũ

Biệt thự được định nghĩa là loại hình nhà ở có không gian biệt lập với xung quanh bằng hệ thống sân vườn, tường rào và lối đi riêng. Đây là loại hình nhà ở xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp thời cổ đại, trải qua thời gian, loại nhà ở “sang chảnh đẳng cấp” có mặt ở nhiều nước trên thế giới…

Phía ngoài biệt thự số 19 phố Trần Quốc Toản

Thế kỷ thứ XVII - XVIII, những ngôi nhà diện này được hoàn thiện với chuẩn mực của kiến trúc cổ điển Ba-rốc ở châu Âu. Cho đến ngày nay, nó vẫn là một loại hình nhà ở không thuộc diện đại trà. Tuy nhiên, nó chỉ “siêu sang” khi dưới mái nhà đó có một gia đình sống, còn nếu là nơi cư ngụ của 5-10 hay 20 gia đình thì lại là chuyện rất khác!