Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Làng nghề. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 10, 2024

Làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Những tấm nệm mút êm ái đến nay cũng chưa thể khiến cho nghề dệt chiếu truyền thống trải dài trên nhiều địa phương cả nước mất đi vị trí của nó.


Có những làng nghề trồng cói, dệt chiếu tồn tại hàng trăm năm đến nay vẫn còn mang về công ăn việc làm cho nhiều người. Trong đó làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn là một ví dụ. Đây là một trong những làng nghề truyền thống có mặt từ khá lâu, ở xã Tam Quan Bắc và xã Công Thạnh, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Làng chiếu cói tại Hoài Nhơn hiện có 800 hộ dân và 3.200 lao động.

29 thg 9, 2024

Lò lu 180 năm tuổi cung cấp vật liệu làm linh vật rồng độc lạ

Lò lu Đại Hưng - một trong những cơ sở sản xuất đồ gốm lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Những ngày qua, nhiều người biết đến lò lu Đại Hưng khi cơ sở này cung cấp miễn phí vật liệu để các nghệ nhân và địa phương làm nên cặp linh vật rồng lu độc đáo.


Những ngày qua, hình ảnh linh vật rồng làm bằng lu một cách độc đáo thu hút sự chú ý của người dân không chỉ ở Bình Dương. Những nghệ nhân tại Bình Dương cho biết, vật liệu cung cấp để làm linh vật rồng đặc biệt này do Lò lu Đại Hưng (một trong những lò lu có tuổi đời lâu năm nhất ở Bình Dương) tài trợ.

28 thg 9, 2024

Lò lu Đại Hưng

Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất đất Bình Dương, hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.

Một góc Lò lu Đại Hưng. Đây là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m².

Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên Lò lu xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa.

26 thg 9, 2024

Giày thêu tiền triệu của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên

Từ nguyên liệu đơn sơ, đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ dân tộc Xạ Phang đã tạo nên những đôi giày thêu độc đáo giá hàng triệu đồng.

Những đôi giày thêu thành phẩm có giá khoảng 2 triệu đồng - sản phẩm của phụ nữ dân tộc Xạ Phang. Ảnh: Quang Đạt

Trong văn hóa của dân tộc Xạ Phang ở Điện Biên, đôi giày không chỉ là vật dụng để đi, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa, là biểu tượng của sự khéo léo và tinh tế của người phụ nữ.

Chị Ngải Lừ Seo - người dân xã Lao Xả Phình, huyện Tủa Chùa, cho biết: “Đôi giày truyền thống của người Xạ Phang từ xưa đã được xem như một biểu tượng của sự khéo léo, chăm chỉ và kiên trì của người phụ nữ. Các bé gái từ nhỏ đã được các bà, các mẹ, các chị hướng dẫn việc may vá, thêu thùa, làm các đồ dùng sinh hoạt và trang phục cá nhân”.

Sắc màu Tết Trung thu cổ truyền ở làng Ông Hảo

Làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ) mùa Tết Trung thu rộn ràng tiếng lách cách của nhà làm trống, sặc sỡ màu mặt nạ giấy bồi...

Những người thợ chăm chút cho từng sản phẩm của mình. Ảnh: Thanh Bình

Làng Ông Hảo vào mùa Tết Trung thu sặc sỡ sắc màu xanh, đỏ, vàng rực rỡ của mặt nạ ông địa, chú Tễu, đầu múa lân... Bên cạnh đó là tiếng xè xè của máy tiện, tiếng bộp bộp chát chát của búa và mùi sơn mài đặc trưng.

21 thg 8, 2024

Độc đáo xóm nghề trăm tuổi ở TPHCM, nghệ nhân đọc kinh, niệm Phật khi làm

Sản phẩm của xóm nghề có tuổi đời gần 100 năm tại TPHCM đều mang yếu tố tâm linh nên nghệ nhân, người thợ phải tịnh tâm thậm chí đọc kinh, niệm Phật… khi theo nghề.

“Xóm tượng Phật”

Sâu trong con hẻm dưới chân cầu Ông Buông (quận 6, TPHCM) có một xóm nghệ nhân làm nghề truyền thống. Nơi đây được biết đến với tên gọi xóm chùa hay xóm tượng Phật.

Xóm có tên gọi như trên bởi có một số gia đình đã 3 đời làm tượng Phật. Người dân tại đây không biết chính xác làng nghề hình thành từ năm nào. Họ chỉ biết những nghệ nhân có thâm niên nhất hiện giờ đều là con cháu đời thứ 3 của các gia đình làm tượng thờ nổi tiếng.

Hiện nay, xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở giữ nghề truyền thống đặc biệt này.

23 thg 7, 2024

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Lào ở Điện Biên

Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Na Sang 1 và 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào. Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Lào ở Na Sang vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Ban đầu, người dân chỉ dệt trang phục cho bản thân, tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ ở đây đã cùng nhau gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình. 

Phụ nữ dân tộc Lào truyền dạy nghề dệt vải thổ cẩm cho thế hệ trẻ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

22 thg 7, 2024

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.

Nguyên liệu làm gùi

Nguyên liệu chính để làm gùi là cây lồ ô, cây tre và dây mây. Nguồn nguyên liệu này, được khai thác tại chỗ trong khu rừng Tánh Linh. Lựa chọn những cây lồ ô thẳng, không quá già hoặc quá non chặt mang về nhà để làm nguyên liệu đan gùi. Cây lồ ô được xử lý bằng cách ngâm dưới nước suối để không bị mối, mọt gây hại. Cây tre chặt ra thành từng đoạn, chẻ ra và vót mỏng tách lớp vỏ để làm nguyên liệu đan.

19 thg 7, 2024

Làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn

Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4 triệu quả trứng giống. Khoảng 90% sản phẩm của làng nghề rắn được xuất khẩu sang Trung Quốc, đem về doanh thu khoảng 400 tỷ đồng.

1 thg 7, 2024

Lửa rèn trên quê hương Bác


Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.

25 thg 6, 2024

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Gia đình vốn là người Hoa nên bà Phú Xí Cúc được mẹ truyền dạy cho nghề làm tương hột. Bà cùng chồng là ông Trần Việt Phương nấu tương hột bán cho khắp các điểm chợ trong huyện, lò tương mang tên hai vợ chồng được mở ra từ năm 1986.

12 thg 6, 2024

Độc đáo nghề vẽ tranh kính của người Khmer


Treo tranh trong nhà để thờ tự hoặc trang trí trong nhà từ lâu đã trở thành nét văn hóa của người Khmer. Từ nhu cầu đó mà nghề vẽ tranh kính của người Khmer đã được hình thành và trở thành nghề truyền thống lâu đời của họ.

Huỳnh Thị Sóc Kha (Sóc Trăng) là một nghệ nhân lâu đời làm nghề vẽ tranh trên kính cho biết những sản phẩm vẽ trên kính của người Khmer thường có chủ về về cuộc đời Đức phật, phong cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và chùa chiền.Vẽ tranh kính khó nhất là việc đòi hỏi người làm phải khéo tay, cần mẫn và có thẩm mỹ cao.

7 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ dụng cụ dệt vải cổ xưa của đồng bào Thái ở Anh Sơn

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, diện mạo xã Thành Sơn (Anh Sơn) đang khởi sắc từng ngày. Điều đáng quý là dù có những đổi thay song đồng bào Thái nơi đây vẫn bảo tồn được nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm và những dụng cụ dệt vải từ xa xưa…

Đồng bào Thái ở xã Thành Sơn nổi tiếng với câu nói: “Gái thạo thêu thùa/Nam giỏi đan lát”, nay dưới những mái nhà sàn, vẫn còn những khung cửi ngày ngày đều đặn tiếng thoi đưa. Ảnh: Thanh Phúc 

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Gian nan giữ nghề

Tôi trở lại Trù Sơn một ngày gần đây, khi giao thông đi lại đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Trù Sơn nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Vinh tầm 40 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm hành chính huyện Đô Lương khoảng 20 km về phía Đông Nam.

Từ thành phố Vinh, chúng tôi ngược ra Bắc khoảng 15 km rồi rẽ hướng theo đường N5 (còn gọi là đường 538B). Con đường thoáng rộng, cắt qua đường cao tốc Bắc -Nam, được khai mở cách đây gần 10 năm đã giúp nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7, tạo đà cho sự phát triển của các xã miền núi phía Tây Bắc của huyện Nghi Lộc và Đông Nam của huyện Đô Lương, trong đó có Trù Sơn.

Làng "nồi đất" nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo

1 thg 5, 2024

Về Nam Định gặp những người giữ nghề “thổi ra tiền”

Bằng những công cụ thô sơ, người dân ở thôn Xối Trì (xã Nam Thanh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) đã sản xuất ra những đồ dùng bằng thủy tinh từ đơn giản như bóng đèn, chai, lọ, nắp phích đến vật dụng cầu kỳ theo yêu cầu của khách hàng.

Hơn 70 năm trước, nghề thổi thuỷ tinh đã có mặt tại thôn Xối Trì.

19 thg 4, 2024

Nghề dệt chiếu cói Nghĩa Hòa

Nghề dệt chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa (Tư Nghĩa) có từ lâu đời. Nhờ nghề này mà nhiều người xây dựng được nhà cửa khang trang, lo cho con cái ăn học thành tài. Dẫu trải qua bao thăng trầm, nhưng nghề chiếu cói ở xã Nghĩa Hòa vẫn duy trì cho đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên trong làng, chiếu Thu Xà (Nghĩa Hòa) dày dặn, màu sắc hài hòa, đa dạng mẫu mã, bền và mát nên được khách hàng ưa chuộng. Thời hoàng kim, người người, nhà nhà đều làm chiếu. Sản phẩm làm ra không kịp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Dải đất hai bên bờ sông Vực Hồng (thuộc xã Nghĩa Hòa) xưa kia cũng bạt ngàn màu xanh của cói.

Theo thời gian, các loại chiếu nhựa, chiếu trúc xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường. Những ruộng cói dần bị thay thế bởi những hồ tôm. Muốn có nguyên liệu làm chiếu, người dân phải nhập cói từ các tỉnh khác về, nên chi phí tăng lên nhiều lần, dẫn đến nhiều người bỏ nghề.

4 thg 4, 2024

Người Nùng ở Phúc Sen sở hữu làng rèn thủ công "ngàn năm tuổi"

Ai có dịp ghé thăm mảnh đất Cao Bằng, về với các huyện vùng cao Quảng Hoà, Trùng Khánh, Hạ Lang khi qua đèo Mã Phục quanh co 7 tầng dốc sẽ bắt gặp những cửa hàng kim khí san sát ven đường. Đây chính là xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà nơi có nghề rèn thủ công nổi tiếng “ngàn năm tuổi” của người Nùng.


Tương truyền, nghề rèn nơi đây đã có từ thế kỉ thứ XI, ban đầu là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tôn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống xâm lược. Sau chiến tranh, người dân dần chuyển sang rèn công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Người Mạ ở Đồng Nai Thượng giữ nghề truyền thống

Trong xu thế đời sống hiện đại, các sản phẩm làm ra từ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Nhưng đối với bà con đồng bào dân tộc Mạ (xã Đồng Nai Thượng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) được bao bọc bởi những cánh rừng già, thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên vẫn còn lưu giữ được nghề rèn và nghề dệt thổ cẩm truyền thống cho đến ngày hôm nay.

Già làng K’Lộc (bên phải) cùng mọi người trong buôn rèn nông cụ.

2 thg 4, 2024

Nghề làm gốm truyền thống của người Gia Rai

Làm gốm là một trong những nghề truyền thống của người Gia Rai mà lâu nay ít người nhắc đến. Trải qua những thăng trầm, người Gia Rai vẫn giữ gìn nét độc đáo của nghề gốm và được trao truyền qua bao thế hệ.

Nghệ nhân Rơ Châm Hinh (đứng) và nghệ nhân Rơ Châm Xuyên (Ảnh: Xuân Toản)

26 thg 3, 2024

Trải nghiệm tinh hoa nghề mộc

Nằm bên bàu Trùm Ngô - một nhánh sông xưa của dòng sông mẹ Thu Bồn, điểm du lịch văn hóa Âu Lạc (thôn Cẩm Phú, xã Điện Phong, Điện Bàn) trở thành nơi thu hút du khách tìm về trong những ngày gần đây.

Du khách nước ngoài trải nghiệm điêu khắc mộc tại Điểm Du lịch Văn hóa Âu Lạc. Ảnh: A.L

Theo hành trình di sản kết nối đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, qua cầu Câu Lâu (cũ) về phía nam gần 300 m, con đường nhựa mang tên Hoàng Diệu chạy dọc cánh đồng. Đi chừng 4 cây số nữa theo hướng tây, sẽ gặp điểm du lịch văn hóa Âu Lạc.