2 thg 7, 2010

Rừng cao su

 

Phan Tú có kể một chuyện như thế này về cây cao su:

Diệp Minh Tuyền có 2 câu thơ quen thuộc về Sài Gòn

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về


Những người yêu quê hương Đồng Nai đều biết rằng ở Đồng Nai cây cao su là cây tiêu biểu, nếu bắt chước Diệp thi sĩ làm thơ lãng mạn về Đồng Nai thì ta sẽ viết:

Con đường có lá cao su
Chiều chiều ta lại cầm ... nhau về


Con đường xưa em đi



Lần đầu đặt chân đến Phú Quốc, tôi ngỡ ngàng khi thấy những con đường đất đỏ của hòn đảo này giống Long Khánh đến lạ lùng. Giống ở chất đất đỏ quạch, ở những tảng đá ven đường, cả ở những vườn cây bên đường. Và giống cả người bạn cùng đi, đang đèo tôi trên xe gắn máy: Lê Hồng Đức, người bạn đồng hương.

Hơn ba mươi năm trước, khi còn là học sinh, tôi vẫn thường đi bộ trên những con đường đất đỏ ấy để vô rẫy sau giờ đi học và đi bộ từ rẫy về nhà trong buổi chiều tà. Làm rẫy thì cực lắm, nên cũng chẳng mơ mộng gì để thấy yêu con đường đất đỏ. Có thích chăng là những con suối nhỏ, có thể vẫy vùng tắm mát sau buổi làm mệt nhọc.


Cà phê chồn

Các bạn ghiền cà phê chắc đã từng nghe đến cà phê chồn, hoặc cụ thể hơncà phê cứt chồn?

Đó là loại cà phê đặc biệt ngọn và đặc biệt mắc. Xuất xứ của cà phê chồn là thế này: Con chồn nó ăn trái cà phê, rồi ị ra. Người ta lượm cục c.. đó, rửa sạch, rang xay lên thành cà phê chồn.

Tại sao cà phê chồn ngon?

Người ta giải thích bằng 2 lý do:

1. Khi con chồn ăn cà phê, nó lựa trái chín, ngon. Như vậy xem như ta có một sự tuyển lựa, thay vì cà phê hái đại trà sẽ có cả trái chín lẫn chưa chín, ngon lẫn không ngon.

2. Trái cà phê vào trong hệ tiêu hóa của con chồn, enzyme từ dạ dày của nó tạo ra vị đặc biệt của hạt cà phê.


Rối bòng bong


Từ nhỏ tới lớn, tôi cũng như nhiều người khác thường xài cụm từ rối bòng bong, hoặc là rối như mớ bòng bong để diễn tả một sự rối rắm quá xá.

Nói, và hiểu rằng cái mớ bòng bong ấy là cái sự rắc rối lắm lắm, chứ còn ai hỏi lại bòng bong là cái gì mà rối vậy thì... pó tay.com!

Cho mãi đến khi đi Xẻo Quít, Đồng Tháp tôi mới được tận mắt thấy dây bòng bong. À, té ra bòng bong là một thứ dây leo mọc hoang, và thường quấn quít quanh những cây lớn. Nó sinh sôi nhanh, nhiều và quấn quít chằng chịt đến mức chẳng biết đâu mà lần. Bởi vậy người ta mới gọi là rối như dây bòng bong.

Nó là vầy đây (ảnh chụp ở Xẻo Quít):

Dy bng bong

Dy bng bong


Ký ức Bạch Mã




Năm đó là 1999, má tôi 59 tuổi, ba tôi 63 tuổi.

Hai mươi cây số đường đèo khúc khuỷu đưa chúng tôi đến độ cao 1.500 met của đỉnh Bạch Mã (Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế).


Ngôi biệt thự cổ kính kiểu Pháp hiện ra trong làn sương mờ, giữa tiết trời se lạnh, mây lãng đãng trên đầu, giống như trong chuyện cổ tích.


Thời gian trên nhà thờ gỗ


 

Nhà thờ gỗ là một công trình kiến trúc đặc sắc ở Kontum, là niềm tự hào của người dân phố núi này. Đây là điểm dừng chân của du khách khi viếng thăm miền cao nguyên heo hút này.

Gần trăm năm trôi qua, bao nhiêu người đã đến đây. Chiêm ngưỡng, thành kính...

Thời gian cũng đã ở đây, để lại dấu vết của mình...


Các cụ già ở Bình Định khó tính lắm!

Tôi chắc chắn là như vậy. Bởi vì tôi có mấy ông bác họ xa ở ngoài ấy, mỗi lần gặp các ông ấy bắt lỗi chuyện lễ nghĩa nhiều đến nỗi ba tôi cũng phát sợ!

Có một chuyện như thế này: Hồi thằng em tôi còn là sinh viên, vào dịp nghỉ hè nó vui tính theo bạn bè đón xe lửa ra Quy Nhơn chơi, tối ở lại nhà bạn. Ngủ được một đêm, hôm sau bạn nó giới thiệu với ông hàng xóm ở kế bên (đã nói là coi trọng lễ nghĩa mà, bạn bè đến chơi cũng phải báo bẩm với hàng xóm cho phải phép). Trời xui đất khiến sao hỏi thăm một hồi mới lòi ra ông hàng xóm đó chính là ông bác tôi (tức là bác của nó luôn). Hic, các bạn nghĩ coi, ông nội tôi vô Đồng Nai từ năm một chín ba mấy, ba tôi sinh ở Đồng Nai, đến thế hệ tụi tôi thì gần như mù tịt về bà con ngoài đó (ông bác ấy là con của anh của ông nội tôi), thử hỏi một thằng nhóc sinh viên ham vui như em tôi làm sao biết được bà con xa như vậy?


Đêm Đà Lạt

Tôi mệt, buồn, chán, lo...

9 giờ sáng, NDT gọi điện cho tôi:
  • Đi Đà Lạt đi anh!
  • Khi nào?
  • Bây giờ!
--
10 giờ sáng, tôi ngồi trên chiếc Suzuki 7 chỗ của NDT đi Đà Lạt. Hai người trên một chiếc xe trên đoạn đường gần 300 cây số. NDT lái xe, tôi ngồi bên cạnh, nói nhảm, và... ngủ!

Tôi gọi điện cho TĐT:
  • T vẫn đang ở Đà Lạt chứ hả?
  • Yes, anh!
  • Chuẩn bị tinh thần đi uống cà phê với mình một ngày hai đêm nhé!
---

Tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng

Ai đã từng tắm biển Vũng Tàu mà lại không nhìn thấy tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng, hay còn gọi là Tượng chúa giang tay?


Trong số đó, chắc không ít người đã lên đến tận đỉnh núi để chiêm bái tượng Chúa. Và hơn thế nữa, chui vào lòng tượng để theo những bậc thang lên đến tận cánh tay của Chúa.

Toàn cảnh tượng Jesus ở Vũng Tàu
Toàn cảnh tượng Chúa trên núi Tao Phùng - Vũng Tàu (núi Nhỏ) - Ảnh: Internet

Tượng Chúa được đặt quay mặt về hướng nam nhìn ra biển Đông. Nét mặt chúa bao dung, nhân từ, hai tay giang rộng về phía đại dương như đón nhận, chở che, bao bọc chúng sinh.

Hạnh phúc sống quanh đây

Sài Gòn cách Biên Hòa không xa, chỉ 30 km, nếu không bị kẹt xe thì đi chừng 40 phút. Mối liên hệ giữa một công ty ở Biên Hòa với các đơn vị ở Sài Gòn rất nhiều, bởi vậy việc đi công tác ở Sài Gòn là thường xuyên.

Nhớ hồi xưa (nói vậy chứ chưa lâu lắm, cách đây chừng 2 tháng thôi), mỗi lần đi Sài Gòn thì lại ngồi xe hơi, gặp đối tác thì trong những văn phòng sang trọng, hoặc tại những quán cà phê, nhà hàng rất là... quý tộc. Lúc ấy đầu óc cứ ong ong lên vì những dự án, những giải pháp kinh doanh. Đi dự hội thảo, hội nghị thì cứ New World, Sheraton, Caravelle...
Sài Gòn trong tôi là vậy. Quý phái, sang trọng, bận rộn, quay cuồng...

Đi chơi ở Sài Gòn ư? Có gì mà chơi? Có thời gian đâu mà chơi? Chỉ có các siêu thị, các cao ốc vòi vọi...



Giờ, tự nhiên sáng sớm nhảy lên xe bus đi Sài Gòn (vé xe 10 ngàn đồng), chạy một lèo tới cầu Thị Nghè thì xuống. Thả bộ qua Sở thú (Thảo cầm viên), mua vé vào cổng (8 ngàn đồng). Thế là được thanh thản ngả mình trên tảng đá, ngắm cây, ngắm trời.

TCV3

Cây điệp


Cái cây có bộ rễ kỳ dị này thật ra không phải là loài cây xa lạ nào cả, nó chính là cây điệp. Cây điệp mà mọi chúng ta đều biết.

Tên cây điệp thì rất nên thơ (hic, tới đây tui lại nhớ chuyện tình Lan và Điệp, hoặc Uyên ương hồ điệp mộng), nhưng cây này chỉ có cái họ Điệp là nên thơ thôi, còn tên đầy đủ của nó là... Điệp phèo heo! (Chắc tại rễ của nó lồi lên và loằng ngoằng như phèo heo). Tên khoa học là: Enteralobirum Cyclocarpum.

Hòn Phụ Tử

Ngày xửa ngày xưa, ở Hà Tiên có 2 tảng đá dựng như thế này.



Hon phu tu ngay xua

Một tảng lớn một tảng nhỏ. Người ta gọi là hòn Phụ Tử.



Ngày nảy ngày nay, tảng lớn đã sụp đổ, chỉ còn tảng nhỏ... như thế này:


Gặp lại cô Bắc kỳ nho nhỏ


(Viết nhân ngày Valentine 14/02/09)

Đó là một buổi chiều xuân.

Một buổi hoàng hôn mùa xuân trong rừng Nam Cát Tiên.

Trong căn phòng ăn nhỏ cạnh bờ sông Tà Lài của khu rừng nguyên sinh, tôi tình cờ gặp lại ông sau nhiều năm.

Ông đã già lắm rồi, gần bảy mươi có lẽ. Ông đi cùng với bà. Tóc ông bạc trắng, tóc bà hoa râm. Hai vợ chồng già ngồi cùng nhau giữa cái tĩnh mịch của rừng thẳm, giữa chút nắng tàn của buổi hoàng hôn. Chỉ có hai vợ chồng, không có con cháu đi cùng. Có lẽ hai người muốn có những phút giây riêng với nhau giữa một nơi vắng người, giữa rừng xanh u tịch, giữa giòng thời gian đang rơi từng giọt, từng giọt...

1 thg 7, 2010

Đời vui lắm chứ!

Mồng 5 Tết, tôi đi Đà Lạt (ai nói mồng 5 xui thây kệ, hi hi...).

7 giờ tối tới đèo Prenn, tôi gọi cho Đức:
  • Còn ở Đà Lạt không, hay đi rồi?
  • Dạ còn anh, sáng mai em đi Nha Trang.
  • Hì hì, vậy lát tối anh em mình uống cà phê nhé!
  • Dà, khoảng 9 giờ tối nghe anh. Em ra uống cà phê chỗ nào thì sẽ gọi anh.
Đà Lạt đông hơn cả Sài Gòn ban ngày. Kẹt xe. Tôi gọi điện cho người chị:
  • Chị ơi, em quên đường vô nhà chị rồi, mà kẹt xe dữ quá, không đi được...
Bác tài không rành đường Đà Lạt, lúng ta lúng túng, đi vòng vòng cả nửa tiếng mới kiếm ra nhà. Hì hì, vậy mà vui! 

Tôi nhờ chị gọi đặt phòng khách sạn. 1, 2, 3... rồi 5, 6... không còn khách sạn, nhà nghỉ nào còn phòng. Bó tay!
  • Thôi, chị cho em xin tấm nệm trải đại dưới sàn nhà ngủ tạm vậy.

Chuông đá - Đến quán cafe không phải để uống cafe

Cà phê Chuông đá nằm trên lộ 14, đường vào Buôn Ma Thuột. Khi còn cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, bạn nhìn bên tay phải có một cổng vào nhỏ, rậm dây leo với 2 phiến đá trắng như thế này:


Bảng hiệu

Nếu xét theo tiêu chuẩn quán cà phê thì Chuông đá hơi bị chảnh. Giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thứ hai nghỉ!