Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Thái. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 3, 2024

Lễ Khàu Búa Sa của người Thái

Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành, lễ cúng đó của người Thái gọi là Khàu Búa Sa.

Từ sáng sớm, bà con đồng bào dân tộc Thái ở các bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã tất bật chuẩn bị những mâm cơm cúng tươm tất, đưa ra điểm trung tâm bản để làm lễ. Mâm cơm cúng với đủ các loại rau củ quả, lễ vật gắn với đời sống nông nghiệp lên tổ tiên để tỏ lòng biết ơn với đấng sinh thành, các ma bản, ma Mường, cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Nhanh tay chuẩn bị mâm cúng gồm có thịt gà tơ, cơm lam, đầu lợn, xôi nếp nương, bưởi, táo…, chị Lô Thị Ngần (trú bản Yên Hòa, xã Mỹ Lý) cho biết: “Các ngày lễ, Tết khác tùy theo điều kiện mà có thể tổ chức đơn giản. Riêng lễ Khàu Búa Sa thì phải tổ chức chỉn chu, đầy đủ, vì lễ cúng cho ông bà, tổ tiên mình, nếu sơ sài thì đó là người con bất hiếu. Vào những ngày này, tất cả mọi nhà ai cũng phải làm. Nếu trong một gia đình có nhiều anh em, nhưng đã tách ra ở riêng thì tất cả đều phải tổ chức lần lượt mỗi nhà một ngày”, chị nói.

Lễ Làu Khà của người Thái ở Nghệ An

Trong ngày lễ, mọi người sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà…

Trong ngôi nhà nhỏ, ông Lô Văn Đức (71 tuổi, trú bản Đồng Kho – Đồng Thờ, xã Nghĩa Dũng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đang tỉ mỉ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm ít lông gà. Phía sau nhà, vợ và anh em trong gia đình của ông đang tập trung, sửa soạn mâm cơm gồm xôi, thịt gà,… để dâng lên tổ tiên.

“Ngày 9/9 âm lịch hằng năm, người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ lại làm lễ Làu Khà. Trong ngày này, con cháu trong nhà sẽ tập trung làm mâm cơm dâng lên tổ tiên, đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa có cài lông gà xung quanh treo trước nhà. Ngoài ra, chặt thêm một ít cây tre nứa, gói thêm ít gạo, tiền để trong đôi quang gánh nhỏ”, ông Đức chia sẻ.

Người dân tộc Thái họ Lô ở bản Đồng Kho – Đồng Thờ đan tấm phên nhỏ bằng tre nứa, xung quanh có cài thêm lông gà.

15 thg 3, 2024

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò


Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa, qua đó mong cầu những điều may mắn, tốt lành đến với bản làng, quê hương.

3 thg 3, 2024

Dưa lam ống nứa - Món ngon ngày Tết của đồng bào Thái Quỳ Châu


Văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái ở Quỳ Châu có những nét riêng đặc sắc. Sử dụng ống nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất còn được duy trì đến ngày nay. Đặc biệt là món dưa lam ống nứa.

Tục gọi vía về ăn Tết Nguyên đán của người Thái

Trước Tết Nguyên đán, người Thái ở huyện Con Cuông có tục lệ cúng gọi những hồn vía còn đang đi lạc hoặc ở đâu đó về nhà ăn Tết.

Với quan niệm rằng hồn vía là phần không thể thiếu để con người sống khoẻ mạnh, may mắn, an vui, vì thế người Thái thường rất chú trọng hồn vía. Họ có niềm tin rằng cũng như thể xác, hồn vía có lúc đau yếu, đói khát, sợ hãi, thậm chí là đi lạc, vì thế những lễ cúng sẽ giúp hồn vía được mạnh khoẻ và luôn đi theo để bảo vệ thể xác. Trong ảnh là cảnh nữ thầy cúng ở bản Nam Sơn, xã Chi Khê, huyện Con Cuông ra đường cái làm lễ gọi vía con cháu về ăn Tết. Ảnh: Hữu Vi

18 thg 1, 2024

Người Thái Nghệ An cúng 'pủ xừa' - gốc cây cổ thụ

Vào 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa màng bội thu.

Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

17 thg 1, 2024

Về Kỳ Sơn ngắm dàn sen đá 'khủng' của người Thái

Những dàn sen đá được người Thái ở bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) mang từ rừng về, trồng tự nhiên bên hiên nhà sàn, tạo nên vẻ đẹp hiếm có nơi miền biên viễn.

Bản Noọng Dẻ là nơi định cư của phần lớn người Thái Khăng. Bản nằm trên trục đường quốc lộ 7 từ thị trấn Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn với những dốc đèo uốn lượn đẹp như một bức tranh. Ảnh: Sách Nguyễn

6 thg 1, 2024

Người Thái Quỳ Châu vào 'mùa' làm cọn nước

Trước vụ lúa xuân, người Thái ở xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu) bận rộn với "mùa" làm cọn nước. Cọn vừa là công trình thủy lợi, vừa là nét đẹp văn hóa lâu đời tạo nên bản sắc vùng cao xứ Nghệ.

Nhiều huyện miền núi ở Nghệ An như Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong, bà con nông dân sử dụng cọn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhưng nhiều nhất vẫn là ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu. Lúc cao điểm, địa bàn này có đến hàng trăm cọn nước được bà con nông dân lắp đặt dọc các sông, suối. Ảnh: Đình Tuyên

6 thg 12, 2023

Chiếc khèn bè của nghệ nhân dân tộc Thái

Với người dân tộc Thái, chiếc khèn bè luôn gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần. Tiếng khèn bè có mặt trong những ngày vui, dịp lễ trọng đại, là giai điệu hẹn hò của chàng trai, cô gái... Ý nghĩa to lớn đó là động lực để nghệ nhân Hà Văn Tình (bản Bàn, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) nỗ lực gìn giữ, để âm vang tiếng khèn mãi đọng lại trong những ngày vui của đồng bào dân tộc Thái.

Nghệ nhân Hà Văn Tình say sưa thổi khèn bè.

7 thg 6, 2023

Bản Lác - Điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn

Bản Lác là điểm du lịch nổi tiếng tại thung lũng thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, có tuổi đời hơn 700 năm, là nơi khởi nguồn của cộng đồng người Thái ở Mai Châu.

Bản Lác nằm trong thung lũng nhỏ của huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, nơi có khí hậu ôn hoà, bầu không khí trong lành, cảnh sắc tuyệt đẹp và nên thơ, con người hiền hậu.

'Xủ vắn pợ mơ': Độc đáo tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái

"Xủ vắn pợ mơ", tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, mang ý nghĩa lớn là cầu hạnh phúc.

Từ sáng sớm, trong ngôi nhà của ông Lô Xuân Hùng ở bản Piêng Phô, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã rộn rã. Công tác chuẩn bị tiến hành các nghi lễ của tục “Xủ vắn pợ mơ” đã hoàn tất, với đầy đủ các lễ vật mừng dâu mới.

“Mâm lễ vía buộc chỉ cổ tay đón dâu mới phải có vò rượu, hai chiếc cần có buộc sợi chỉ gai, trứng gà luộc, con lợn và một sợi chỉ gai. Khi đón dâu về gia đình nội sẽ tiến hành làm vía buộc chỉ cổ tay, với ý nghĩa cầu mong cho đôi trẻ hạnh phúc, sinh con đẻ cái, cùng chung sống đến đầu bạc, râu dài như sợi chỉ”, ông Hùng chia sẻ.

Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu - chú rể người dân tộc Thái ở Nghệ An

1 thg 6, 2023

Lễ hội Chá Mùn của người Thái đen

Lễ hội Chá Mùn là một trong những lễ hội dân gian, văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng của người Thái đen tại xã Yên Thắng (Lang Chánh, Thanh Hóa). Dự lễ hội Chá Mùn người dân trong bản phấn khởi, vui vẻ với các hoạt động sinh hoạt cộng đồng sôi nổi. Đối với các thày mo đây là dịp để tổng kết quá trình 3 năm làm nghề hái thuốc, trị bệnh cứu người.

Thày mo thực hiện bài khấn mời Pó Then về dự lễ hội Chá Mùn. Ảnh: Việt Cường/ Báo ảnh Việt Nam

Bảo tồn làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với phát triển du lịch

Những năm gần đây, các sản phẩm dệt bằng tay được các bà, các chị ở bản Xiềng bảo tồn, gìn giữ, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái nơi miền Tây xứ Nghệ.

Trang phục của người Thái đen ở bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông do chính tay những người phụ nữ nơi đây dệt lên. Họ dệt vải cho cả gia đình. Với họ, dệt vải là công việc hết sức quan trọng mà cô gái nào cũng phải biết. Ảnh: Đình Tuyên

22 thg 4, 2023

Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Chá Mùn được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen (Thanh Hóa) với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở bản làng Mường Lúm đất đai cằn cổi, hạn hán kéo dài, người dân đói khổ, vất vả, thường xuyên bị dịch bệnh, ốm đau triền miên, không có thuốc để chữa bệnh. Để cứu giúp dân làng, đồng bào dân tộc Thái đã cử người lên Mường Trời cầu cứu Pó Then.

Lời kêu cứu của người Mường Lúm đã làm Pó Then động lòng thương xót và ra lệnh mở cổng trời cho quân lính, thần y xuống trần gian diệt trừ tà ma, chữa bệnh cứu giúp dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, khoai sắn đầy sân, bản làng yên ấm. Và cứ vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lúm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Chá Mùn. 

Thày mo làm lễ Chá Mùn

20 thg 1, 2023

Đến miền Tây hòa mình vào những điệu xòe Thái

Đến miền Tây xứ Thanh trong hành trình khám phá vẻ đẹp của những miền đất xa xôi, tại những bản làng người Thái, một trong những trải nghiệm hẳn không thể bỏ qua đó là hòa mình vào những vòng xòe độc đáo, lắng nghe những thanh âm trong trẻo của đất trời và kết nối lòng người trong những cái nắm tay thắm tình đoàn kết.

Hơn 200 người tham gia màn đồng diễn vũ điệu kết đoàn, múa xòe dân tộc Thái tại Ngày hội văn hóa Pù Luông 2022.

Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực miền núi Thanh Hóa. Từ bao đời nay, xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, xòe Thái không chỉ là sợi dây kết nối cộng đồng mà còn là trải nghiệm văn hóa đặc sắc đối với khách du lịch khi về với bản làng vùng cao xứ Thanh.

25 thg 11, 2022

Đắk Lắk: Lễ hội cơm mới ở Buôn Thái

Ngày 11/10, UBND xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022. Lễ hội cơm mới hay còn gọi Lễ hội lúa mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Thái, nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, trời đất đã giúp cho buôn làng có một mùa bội thu.

Các đại biểu và đông đảo Nhân dân địa phương tham dự Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022

30 thg 10, 2022

Món ăn từ hoa ban ở Sơn La

Hoa ban là 1 món ăn truyền thống của người Thái ở Tây Bắc, trong đó có người Thái tỉnh Sơn La. Các món ăn chế biến từ hoa ban là đặc sản Tây Bắc và chỉ có ở Tây Bắc bởi chỉ vùng đất này là "quê hương, bản quán" của loài hoa đẹp mong manh đến nao lòng.

Mỗi mùa hoa ban nở, cũng là lúc bà con dân tộc Thái vùng Tây Bắc lên đồi hái về làm thức ăn phục vụ gia đình. Không biết từ bao giờ, hoa ban đã trở thành món ăn đặc sản hấp dẫn du khách gần xa.

Mùa hoa ban nở, cũng là lúc người Thái vùng Tây Bắc lên rừng hái về để chế biến thành những món ăn ngon hấp dẫn.

28 thg 10, 2022

Món ăn nối Tây Bắc với Tây Nguyên

Thịt băm gói lá nướng được người dân tộc Thái chế biến từ những gia vị cổ truyền, khi thưởng thức thực khách cảm nhận được hương của núi rừng Tây Bắc. Trước đây, là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày được ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Ngày nay, món ăn này có mặt trên thực đơn của nhiều nhà hàng, khu du lịch.

Theo gia đình vào tỉnh Đắk Lắk lập nghiệp gần 20 năm, nhưng gia đình chị Nguyễn Thị Sáu (thị trấn Ea Pốk, huyện Cư M’gar) vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống của người Thái, đặc biệt là ẩm thực. Chị Sáu cho biết, người Thái chế biến các món ăn chủ yếu là món nướng. Món thịt băm gói lá nướng được nhiều người ghiền.

Chị Hạnh giới thiệu đặc sản thịt băm gói lá nướng

20 thg 10, 2022

Đặc sản Tây Bắc: Cá đang bơi nhảy đưa ngay lên miệng nhai ngon lành

Nhắc đến đặc sản “cá nhảy” của người Thái Tây Bắc nhiều người không khỏi rùng mình, bởi những con cá còn bơi nhảy, giẫy giụa trong chậu được đưa lên miệng một cách ngon lành. Đối với người lần đầu nhìn thấy sẽ coi đây là món ăn kinh dị nhưng với người Thái thì đây là ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn.

Mỗi dân tộc đều có văn hóa, phong tục tập quán và thú vui ẩm thực khác nhau. Với người Thái Tây Bắc cũng vậy, họ có văn hóa ẩm thực vô cùng phong phú đặc sắc, mang đậm chất núi rừng.

Bên cạnh những món ăn giản dị có nguyên liệu từ tự nhiên, người Thái Tây Bắc còn có những món vô cùng độc đáo, tiêu biểu như món cá nhảy - một số món ăn mới nhắc tên đã khiến nhiều người rùng mình, nổi da gà vì kinh dị.

Đặc sản cá nhảy gồm có cá tươi sống được bắt từ sông, suối, ao, hồ… mang về ăn ngay khi vẫn còn bơi trong chậu.

Những con cá dùng làm cá nhảy còn tươi sống khi vớt ra rổ có con vẫn còn nhảy tanh tách, nhưng cũng có con đã chết như thế này...

24 thg 9, 2022

Độc đáo tết hoa quả của người dân nơi biên giới

Lễ hội Khàu Búa Sa hay còn gọi là tết hoa quả của đồng bào dân tộc Thái, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Hằng năm, cứ vào ngày 29/7 âm lịch, bà con đồng bào dân tộc Thái tại các bản làng xã Mỹ Lý, lại tổ chức lễ Khàu Búa Sa (thường gọi là tết hoa quả).

Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành.

Ông Lương Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - cho biết, trước đây, lễ hội Khàu Búa Sa kéo dài trong 7 ngày mới kết thúc. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bà con tổ chức tiết kiệm, vui vẻ và rút ngắn thời gian còn một ngày.

"Vào ngày đó, ngoài mâm cúng chung đặt tại đền bản, mỗi gia đình đều chuẩn bị 2 mâm cúng tại nhà. Lễ Khàu Búa Sa được xem dịp để gia đình, anh em sum họp, con cháu ở xa nhớ về báo hiếu với ông bà, cha mẹ đã phù hộ. Dịp này, mỗi gia đình đều làm mâm cúng để cầu cho mưa thuận gió hòa, trong công việc làm ăn, kinh doanh được suôn sẻ và đặc biệt là thêm một mùa lúa mới bội thu", ông Lương Văn Bảy chia sẻ.