Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bến Tre. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 12, 2023

“Xứ dừa” với nghề thủ công mỹ nghệ


Tỉnh Bến Tre được mệnh danh là “xứ dừa” nổi tiếng cả nước với diện tích trồng dừa lớn nhất nước và lâu đời nhất. Ngoài các sản phẩm, đồ ăn thức uống được chế biến từ trái dừa thì người dân ở xứ dừa còn tận dụng các bộ phận khác từ cây dừa sau khi thu hoạch hết trái hoặc đã già cỗi để tạo ra những vật dụng trong gia đình hay các sản phẩm mỹ nghệ đẹp mắt.

Có nhiều người và nhiều cơ sở sản xuất các sản phẩm mỹ nghệ từ dừa trải dài khắp xứ Bến Tre, nhưng lâu đời và nổi tiếng tập trung lại thành một làng nghề thì phải kể đến các cơ sở ở Cồn Phụng, thuộc ấp Tân Vinh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cồn Phụng được biết đến như một ốc đảo du lịch nổi tiếng nhất nhì của Bến Tre, nó nằm lọt thỏm giữa con sông Tiền quanh năm phù sa bồi đắp và được che chắn bởi những cây dừa xanh tươi, người dân chỉ có thể thực hiện giao thương với đất liền bằng hai cách: đi ghe, thuyền bằng đường sông và đường bộ là con đường đan nhỏ hẹp nối với cầu Rạch Miễu.

6 thg 10, 2022

Tổ đình Hội Tôn tỉnh Bến Tre

Mặt tiền Tổ đình Hội Tôn hiện nay.

Tổ đình Hội Tôn hiện tọa lạc tại ấp 8, xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Tổ đình do Hòa thượng Long Thiền (người Quảng Ngãi) khai sơn tạo tự năm 1740 (Canh Thìn) với tên gọi là Hội Tông Tự. Đến đời vua Thiệu Trị do kỵ húy vua nên Tổ đình đổi tên thành Hội Tôn Tự.

Đây là ngôi chùa xưa nhất tỉnh Bến Tre thành lập vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, ngôi chùa có giá trị lịch sử – văn hóa đối với Phật giáo tỉnh Bến Tre và ở khu vực Tây Nam bộ.

1 thg 9, 2022

Về Bến Tre ngắm đom đóm trên dòng Ba Lai

Sông Ba Lai hiền hòa chảy trọn trong địa phận Bến Tre, mang phù sa bồi đắp ruộng vườn và cả những thơ mộng của người dân xứ dừa.

Ba Lai là ranh giới tự nhiên giữa huyện Bình Đại và Giồng Trôm, Ba Tri, hoặc có thể nói Ba Lai là nơi phân tách cù lao An Hóa và cù lao Bảo. Trên các cù lao, những nếp nhà dân chân chất xưa nay của miệt vườn mở cửa đón du khách trong và ngoài nước. Vào dịp nghỉ lễ 2.9 này, du khách có thể tranh thủ ghé về cù lao, trọ cùng nhà dân trong các homestay và khám phá Bến Tre.

Nằm trên cù lao Bảo, Nông trại Hải Vân - Sân chim Vàm Hồ (ấp Tân Quí, xã Tân Mỹ) là lựa chọn cho những ai không có nhiều thời gian để du lịch xa. Chỉ cách TP.HCM 100 km, du khách chỉ cần dành 1 ngày hoặc 2 ngày 1 đêm là có thể có một chuyến du lịch vui vẻ, ấm áp và đáng nhớ.

Sân chim Vàm Hồ, nơi du khách có thể khám phá vẻ đẹp tự nhiên của cây cối và chim chóc

26 thg 5, 2022

Cồn Phụng – Khu du lịch Cồn Phụng, Bến Tre

Bến Tre là vùng đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu ôn hòa quanh năm cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt trĩu nặng phù sa. Với những vườn cây ăn trái sum suê, những vườn dừa bạt ngàn xanh mát, Bến Tre đã thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm loại hình du lịch sinh thái, miệt vườn sông nước mang đậm cái tình của bà con nơi đây. Trong đó Cồn Phụng, là một trong những điểm du lịch Bến Tre nổi tiếng nhất.

Cồn Phụng – Bến Tre

Cồn Phụng còn được gọi với cái tên cồn Tân Vinh là một cù lao nổi giữa sông Tiền thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre . Cồn Phụng nằm trong quần thể tứ linh (Long, Lân, Quy, Phụng). Trong đó, cồn Quy và cồn Phụng thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, còn cồn Long và cồn Lân là thuộc tỉnh Tiền Giang. Ở một số vùng miền của Việt Nam, thường ở Nam Bộ, người ta dùng khái niệm cồn hoặc cù lao để chỉ bãi giữa, là một dải đất hình thành ở giữa con sông lớn nhờ quá trình bồi đắp phù sa lâu năm.

Cồn Quy – Điểm du lịch hấp dẫn của xứ dừa Bến Tre

Là vùng đất được phù sa bồi đắp nên Bến Tre có nhiều cồn cù lao, mỗi cồn nổi có một vẻ đẹp riêng và những hào sản độc đáo khác nhau. Trong đó không thể không nhắc đến Cồn Quy. Điều khiến du khách thích thú là ở cồn Quy là đến nay nơi đây vẫn còn giữ nét hoang sơ với nhiều vườn cây ăn trái lâu năm, được trồng theo hàng, theo lối, nên rất thoáng mát và đẹp mắt.

Vị trí Cồn Quy trong cồn Tứ Linh trên bản đồ

Cồn Quy nằm dọc theo dòng sông Tiền thơ mộng, ở giữa xã Tân Thạch và Qưới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Khu du lịch Cồn Quy cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 23km, bạn thuê tàu du lịch xuôi theo dòng sông Tiền khoảng 30 phút là tới Cồn Quy. Du lịch Bến Tre, đến với Cồn Quy du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành và chiêm ngưỡng vẻ đẹp sông nước miệt vườn đặc trưng, cùng nghe những làn điệu đờn ca tài tử say đắm lòng người.

8 thg 4, 2022

Đình Phú Lễ – Đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre

Nói đến đình làng có kiến trúc độc đáo bậc nhất Bến Tre thì không thể không nhắc đến đình Phú Lễ. Tọa lạc tại ấp Phú Khương, xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, Đình Phú Lễ được vua Minh Mạng cho phép lập đình vào năm 1826, trên cơ sở ngôi đình bằng gỗ lá được xây dựng trước đó. Ngày 29.01.1852, đình nhận được sắc phong của vua Tự Đức.

Giữa không gian yên tĩnh, cổng đình Phú Lễ hiện ra uy nghi và nổi bật. Đình đã gần hai trăm tuổi, qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ nguyên nét cổ kính. Ngôi đình ẩn mình giữa những tán cây cổ thụ, khi mặt trời ló rạng, những tia nắng len lỏi qua từng kẽ lá, chiếu vào tường gạch, thềm đá rêu phong càng tôn thêm nét uy nghiêm, trầm mặc vốn có của đình.

Cổng đình

29 thg 3, 2022

Cá kèo nướng ống sậy dân dã của người miền Tây

Cá kèo nướng ống sậy có mùi thơm đặc trưng như đượm khói rơm rạ đồng quê, phần thịt không bị khô, mà mềm ngọt.

Cá kèo sống nhiều ở vùng nước lợ miền Tây, dáng nhỏ nhắn, thon dài chỉ khoảng một gang tay, thịt cá mềm ngọt và ít xương dăm. Khi chế biến, người miền Tây thường rửa sạch cá bằng muối và để nguyên con, không bỏ ruột vì mật, gan cá đăng đắng nhưng có vị béo. Cá tuy nhỏ, nhưng chế biến đủ kiểu, món nào cũng ngon: cá kèo nấu canh chua, nấu lẩu chua lá giang, kho rau răm, nấu cháo, làm khô hay nướng muối ớt, chiên giòn...

Video mới nhất của kênh ẩm thực miền Tây Khói Lam Chiều giới thiệu món cá kèo nướng ống sậy dân dã. Video thu hút hàng chục nghìn lượt xem, gợi nhớ thời khẩn hoang Nam Bộ. Mỹ Duyên, chủ kênh vlog, xắn tay xuống đồng nước lợ ở huyện Bình Đại, Bến Tre bắt cá kèo.

Mỹ Duyên lội ruộng bắt cá kèo. Ảnh: Khói Lam Chiều

15 thg 1, 2022

Chùa Vạn Phước Bến Tre – Tiên cảnh trần gian giữa xứ dừa

Chùa Vạn Phước ở Bến Tre là một điểm đến tâm linh đông khách nhất hiện nay ở xứ dừa Bến Tre, rất nhiều du khách đã đến hành hương và tham quan Chùa Vạn Phước mỗi khi đi du lịch Bến Tre, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ.

Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Bến Tre, với khuôn viên rộng và kiến ​​trúc độc đáo lôi cuốn du khách, đến với Chùa Vạn Phước bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh như chốn thần tiên giữa đầm lầy và những cánh đồng hoa dại khô cằn càng làm nổi bật lên viên ngọc vàng quý giá.

Cây bồ đề tỏa bóng mát trong Chùa Vạn Phước ở Bến Tre

27 thg 12, 2021

Vãn cảnh Chùa Tuyên Linh – Khu lưu niệm Nguyễn Sinh Sắc ở Bến Tre

Chùa Tuyên Linh từ lâu đã trở thành địa điểm du lịch tâm linh lý tưởng để người dân địa phương cũng như khách du lịch Bến Tre tới hành hương, vãn cảnh, gửi gắm những ước nguyện, cầu mong cho mọi sự bình an và may mắn. Chùa Tuyên Linh nổi tiếng không chỉ là một trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bến Tre mà còn bởi bề dày lịch sử Cách mạng. Nơi đây gắn liền với Tổ Khánh Hòa – một vị cao tăng của Phật giáo Nam Bộ, một nhà sư uyên thâm Phật pháp và là lá cờ đầu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo nước nhà nửa đầu thế kỷ XX. Đặc biệt ngôi cổ tự này còn diễn ra cuộc hội ngộ giữa Hòa thượng Khánh Hòa với cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – thân sinh của Hồ Chủ tịch.

Chùa Tuyên Linh – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Bến Tre

18 thg 4, 2021

Ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam

Thế hệ ngày nay có lẽ chỉ còn nghe nhắc đến ông Đạo Dừa mỗi khi đi tham quan Cồn Phụng ở Bến Tre, nơi ông tu hành trong thời gian dài và xây dựng nên nhiều cơ sở thờ phụng.

Ông Đạo Dừa tên thật là Nguyễn Thành Nam, sinh ngày 25 tháng 12 năm 1910 tại Bến Tre. Xuất thân trong một gia đình danh giá và giàu có, ông du học tại Pháp, tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước năm 1935. Đến năm 1945 ông đi tu ở Bảy Núi, Châu Đốc và năm 1963 chính thức lập nên Đạo Dừa tại Cồn Phụng, Bến Tre.

Chiếc đỉnh lớn ghép bằng gốm sứ đặt tại Cồn Phụng. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

9 thg 2, 2021

Về đình Phú Tự ngắm cây Bạch Mai di sản ở Bến Tre

Đình Phú Tự tọa lạc tại ấp Phú Hào, Phú Hưng, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre là một trong số những ngôi đình cổ còn tồn tại đến ngày nay. Từ trung tâm thành phố Bến Tre, đi theo tỉnh lộ 885 hướng về Giồng Trôm khoảng 5km, gặp ngã ba thì rẻ trái vào con đường nhựa sẽ gặp đình cổ Phú Tự.

Cổng đình Phú Tự

Đình Phú Tự thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh được phong sắc vào năm 1910 (Khải Định nhị niên). Cho đến nay, vẫn chưa có tư liệu nào xác định thời gian xây dựng ngôi đình nhưng theo lời các cao niên thì đình được xây dựng trước năm 1904 rất lâu.

Tiền thân của đình Phú Tự là một ngôi miếu nhỏ được những lưu dân mới đến khai cơ lập địa xây dựng để làm nơi thờ cúng các bậc tiền hiền, cầu cho mưa thuận gió hòa. Về sau, Chánh bái làng Phú Tự – ông Trần Văn Cương – đã hiến đất và đứng ra xây dựng ngôi đình làng, thay cho ngôi miếu cũ.

29 thg 12, 2020

Vẻ đẹp của Làng Hoa Kiểng Cái Mơn – Chợ Lách – Bến Tre

Làng hoa kiểng Cái Mơn không chỉ là địa điểm du lịch Bến Tre lý tưởng cho khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của muôn hoa khoe sắc cứ mỗi độ xuân về, mà còn tìm hiểu được thêm kỹ thuật chăm bón hoa của người dân địa phương. Họ là những nông dân, nghệ nhân với bàn tay khéo léo, cần mẫn đã làm ra những sản phẩm hoa kiểng độc đáo để làm đẹp cho mùa xuân, làm đẹp cho đời. 

Những người nông dân tất bật thu hoạch hoa 

30 thg 10, 2020

Vẻ đẹp của Làng Hoa Kiểng Cái Mơn – Chợ Lách – Bến Tre

Làng hoa kiểng Cái Mơn không chỉ là địa điểm du lịch Bến Tre lý tưởng cho khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của muôn hoa khoe sắc cứ mỗi độ xuân về, mà còn tìm hiểu được thêm kỹ thuật chăm bón hoa của người dân địa phương. Họ là những nông dân, nghệ nhân với bàn tay khéo léo, cần mẫn đã làm ra những sản phẩm hoa kiểng độc đáo để làm đẹp cho mùa xuân, làm đẹp cho đời. 

Những người nông dân tất bật thu hoạch hoa 

Huyện Chợ Lách là vùng đất mang nặng phù sa, thời tiết mát mẻ, sông nước êm đềm, rất thích hợp với mô hình trồng hoa kiểng. Trong đó, Làng hoa Cái Mơn là tên gọi chung cho các xã tập trung trồng nhiều hoa như: Vĩnh Thành, Long Thới, Phú Sơn…Đây là một trong hai vựa hoa lớn nhất cùng với làng hoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp chuyên cung cấp hoa tết trong vùng và các tỉnh lân cận. 

30 thg 8, 2020

Nông Trại Du Lịch – Sân Chim Vàm Hồ – Bến Tre

Nếu có dịp về thăm xứ dừa Bến Tre, bạn đừng quên đến Vàm Hồ là sân chim lớn nhất của tỉnh Bến Tre để khám phá thiên nhiên kỳ thú, lắng nghe và nhìn tận mắt ngắm nhìn những đàn chim bay lượn trên bầu trời.
Sân chim Vàm Hồ nằm bên hữu ngạn sông Ba Lai thuộc địa phận các xã Mỹ Hòa, Tân Mỹ và Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, có diện tích trên 67ha. Từ trung tâm tỉnh Bến Tre có nhiều con đường dẫn đến Khu du lịch sinh thái Sân chim Vàm Hồ đậm dấu ấn rừng ngập mặn. Trong đó tuyến đường thuận tiện nhất: qua Giồng Trôm đến Tân Xuân, huyện Ba Tri, lộ trình khoảng 30 cây số.

Thời điểm mà khách du lịch Bến Tre ghé đến tham quan đông nhất là vào khoảng tháng 10 đến tháng 4, chim bắt đầu tụ tập về đây sinh sản, có thể thấy rõ trên các ngọn đước, bần, mắm nặng trĩu những tổ chim. Đến tháng 8 chúng lại bay đi nơi khác. Tập quán này được giữ nguyên hàng chục năm qua.

19 thg 7, 2020

Sân chim Vàm Hồ

Tui biết đến sân chim Vàm Hồ từ lâu lắm, hồi thiên niên kỷ trước lận á. Ấy là qua cuốn Non nước Việt Nam của Tổng cục Du lịch. Đó là một sân chim lớn ở miền Nam, cách thành phố Bến Tre khoảng 50 km, là nơi trú ngụ của hàng trăm ngàn con cò, con vạc cùng các loài chim khác như cồng cộc, le le. Diện tích Vàm Hồ khoảng 40 ha, trong đó có 15 ha rừng chà là nguyên sinh. Thấy thích quá!

Thuở đó tui chưa có dịp đi nhiều, chưa biết tới cái sân chim nào. Nghĩ thầm sân chim Bạc Liêu vốn nổi tiếng thì xa quá, sân chim Vàm Hồ ở Bến Tre gần hơn, chắc có dịp phải tới cho biết.

7 thg 7, 2020

Khu du lịch Lan Vương – Bến Tre

Khu du lịch Lan Vương là một địa điểm tham quan và vui chơi giải trí vô cùng thú vị tại Bến Tre. Khu du lịch Lan Vương nằm tại tỉnh lộ 887, thuộc địa phận ấp 2, xã Phú Nhuận, cách thành phố Bến Tre khoảng 5 km.


Từ những mảnh ruộng hoang sơ đã được thiết kế tạo thành Khu Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch sông nước miệt vườn thu hút đông đảo du khách gần xa. Du lịch Bến Tre, đến với Lan Vương bạn không chỉ được thưởng thức những đặc sản của Bến Tre mà còn được tận hưởng không khí trong lành không ồn áo khói bụi, hòa mình vào thiên nhiên xanh mát với vườn cây, trái ngọt, hoa kiểng, xuồng chèo rất quyến rũ, nên thơ.

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định – Giồng Trôm – Bến Tre

Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định tọa lạc tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre quê hương của Nữ tướng cách trung tâm thành phố Bến Tre khoảng 9 km. Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định là một trong những đia điểm du lịch Bến Tre rất ý nghĩa, đặc biệt với những ai yêu mến cô Ba và quan tâm đến lịch sử, con người Bến Tre.

Khu Lưu Niệm Nguyễn Thị Định

Nơi “Đất thép thành đồng” sinh ra và gắn liền tên tuổi vị nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Người dân Bến Tre luôn kính trọng và trìu mến gọi vị Nữ tướng Nguyễn Thị Định với tên gọi thân thuộc “Cô Ba”.

26 thg 6, 2020

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

Xã Định Thủy thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được xem là cái “nôi” của phong trào Đồng Khởi lịch sử. Tại đây, vào ngày 17-1-1960, dưới sự chỉ huy, lãnh đạo trực tiếp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, quân và dân xã Định Thủy đã nổi dậy, nổ phát súng đầu tiên, mở màn cho phong trào Đồng Khởi khắp miền Nam.

Từ thành phố Bến Tre theo quốc lộ 60 qua cầu Hàm Luông sang cù lao Minh về Mỏ Cày Nam; rồi từ thị trấn Mỏ Cày Nam đi khoảng 3 km trên con đường nhựa, uốn lượn, ngoằn ngoèo, xuyên qua những vườn dừa xanh um, mát rượi du khách sẽ đến trung tâm xã Định Thủy. Trước mặt UBND xã ngày nay là Khu di tích cấp quốc gia “Đồng Khởi 1960”.


Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và là niềm tự hào của người dân Bến Tre với nhà thơ yêu nước, người thầy giáo mẫu mực, đức độ, người thầy thuốc có tâm, có tài.
Đây là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.Công trình bao gồm: cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

Cổng tam quan khu lăng mộ mang phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt Nam với hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ với nét dựng chân phương. Cột trụ tam quan to, vững chãi, sơn màu đỏ son.

Cổng tam quan

17 thg 5, 2020

Một ngày ở chợ dừa Bến Tre

Từ lâu, hai bên bờ sông Thom (thuộc huyện Mỏ Cày Nam và huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) được coi là chợ dừa lớn nhất miền Tây và của cả nước. Nơi đây lúc nào cũng nườm nượp ghe thuyền, có cả ghe các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng… cũng mang dừa về đây.

Ngoài việc mua bán, chợ còn tạo thêm việc làm cho dân lao động địa phương - Ảnh: Hữu Khoa