Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo An Giang. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 2, 2024

Lưu giữ nét xưa nghề vẽ tranh trên kiếng

Nghề vẽ tranh trên kiếng ở cù lao Chợ Mới (tỉnh An Giang) tồn tại và phát triển hơn 100 năm. Trải qua bao thăng trầm với quyết tâm gìn giữ, những người làm nghề vẽ tranh kiếng đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo theo xu thế thời đại, đáp ứng được thị hiếu khách hàng.

Nghề trăm năm

Là truyền nhân thứ hai của làng nghề, nghệ nhân Nguyễn Thanh Hòa (ấp Long Tân, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới) cho biết, trước năm 1975, tranh kiếng bán rất đắt. Bởi nguyên vật liệu khan hiếm, người có tay nghề vẽ tranh kiếng rất ít, hàng làm ra không đủ bán. Thời vàng son, một nghệ nhân làm tranh có thể cả nuôi gia đình. Làng nghề vì thế mở rộng lên hàng trăm hộ. Những năm đầu thập niên 90 thế XX là thời kỳ cực thịnh của làng nghề tranh kiếng.

Ngoài tranh thờ cúng, nghệ nhân ở Chợ Mới còn sáng tạo thêm các dòng tranh đặt trước cửa phòng, được Việt hóa từ những điển tích, truyện dân gian, như: Tấm Cám, Thoại Khanh - Châu Tuấn, Phạm Công - Cúc Hoa, Lưu Bình - Dương Lễ hoặc tuồng cải lương.

19 thg 12, 2023

Từ bông sậy hoang thành sản phẩm làng chổi

Tháng 9 đến tháng 10 âm lịch, bông sậy nở rộ khắp những bãi đất hoang. Ngày xưa, chúng chỉ là đồ chơi của tụi con nít đánh giặc giả, hoặc vài gia đình bó thành chổi quét nhà. Từ loại cỏ dại, bông sậy trở thành “lộc trời” nuôi sống rất nhiều hộ, hình thành làng nghề sung túc bên dòng sông Hậu ở An Giang.

Con cá khô vùng đầu nguồn

Cuối mùa nước nổi, hoạt động đánh bắt cá tôm thưa dần. Trên những nẻo đường quê ở An Giang lại rộn ràng mùa làm khô, làm mắm. Có nhà chỉ vỏn vẹn vài rổ trước sân, còn những hộ chuyên làm để kinh doanh thì đầy ắp đủ loại phơi kín lối trước, ngõ sau… dậy lên cái mùi mặn mòi đặc trưng.

12 thg 12, 2023

Hồn tranh trên lá thốt nốt

Nhiều người biết về cây thốt nốt – biểu tượng đặc trưng cho vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang). Bằng chất liệu từ những chiếc lá non của cây thốt nốt, Nghệ nhân ưu tú Võ Văn Tạng (thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn), nguyên Giám đốc Agribank Thoại Sơn đã “phù phép”, tạo ra dòng tranh lá thốt nốt “có một không hai”…


Hơn 20 năm trước, ông Tạng nảy ra ý tưởng vẽ tranh trên lá thốt nốt trong một lần thẩm định cho vay vốn dự án làm quạt bằng lá thốt nốt của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

8 thg 12, 2023

Bồng bềnh kẹo mây

Hồi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường chạy cơm từng bữa, nên quà vặt là thứ rất xa xỉ, ngoài tầm với. Một lần, tôi được nhỏ bạn cho "ăn ké" một góc nhỏ xíu của cây kẹo bông gòn trắng tinh. Kể từ đó, tôi cứ nhớ mãi vị ngọt ơi là ngọt của đám mây bồng bềnh ấy.


Mấy chục năm trôi qua, kẹo bông gòn vẫn xuất hiện nhiều nơi, chưa bị các loại bánh kẹo thời thượng “đưa vào dĩ vãng”. Có lẽ, sự độc đáo về hình dáng của chúng bắt mắt khách hàng, nhất là trẻ nhỏ.

Đình Thoại Ngọc Hầu: “Top 100” điểm đến ấn tượng Việt Nam

Mái đình cổ kính ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) là một trong những nơi lưu dấu của danh thần Thoại Ngọc Hầu trong quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ.

21 thg 11, 2023

Thăm cây da trăm tuổi xứ đầu nguồn An Phú

Hơn 300 năm song hành cùng mưa nắng, cây da Long Bình (thị trấn Long Bình, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất trời, là nơi lưu giữ niềm tin, tình đất, tình người Long Bình với quê hương, xứ sở...


Tọa lạc tại thị trấn Long Bình, cây da Long Bình gắn chặt với tên gọi “Giồng cây da”. Địa danh dân gian ấy đã chứng minh sự có mặt của “cụ” cây này từ những ngày lớp lưu dân đầu tiên đến “cắm dùi”, lập ấp ở vùng đất đầu nguồn.

6 thg 11, 2023

Khám phá “Ốc đảo” Chắc Ri

Mùa khô, Chắc Ri là con rạch nhỏ, men theo đồng ruộng xanh ngắt, thuộc phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Nhưng khi nước nổi tràn đồng, xóa nhòa ranh giới đường mòn, đường đê, Chắc Ri trở thành “ốc đảo”. Nhịp sống mùa nước cứ thế nhẹ nhàng trôi qua ở địa danh đặc biệt này.

4 thg 11, 2023

Về Bảy Núi nghe suối “hát”

Mùa mưa đến, những con suối ở Bảy Núi (tỉnh An Giang) chuyển mình, có khi rì rào, có khi róc rách, tạo nên khúc nhạc âm vang giữa núi rừng...

19 thg 10, 2023

Đi chợ trong phum, sóc

Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.


Ở một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nét văn hóa còn duy trì cộng đồng còn duy trì rất rõ. Hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư trong các phum, sóc. Mọi sinh hoạt diễn ra bên trong “cộng đồng thu nhỏ” này quanh năm bình lặng.

Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.

Nét đẹp trong trang phục đồng bào Chăm ở An Giang

Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở An Giang được giữ gìn đến ngày nay là một tín hiệu văn hóa mà họ luôn tự hào. Nét đẹp, tính thẩm mỹ sáng tạo trong từng chiếc khăn, cái nón, thước vải thổ cẩm rực rỡ… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hút khách.

Phụ nữ Chăm diện những bộ đồ kín đáo, nhưng rất quyến rũ. Nét đẹp ấy sẽ thêm phần kiêu sa khi họ có dịp đội lên đầu chiếc khăn Mispok vào những dịp trang trọng của cộng đồng. Khác với khăn Mispok sản xuất bằng máy thêu, toàn tỉnh An Giang chỉ còn xóm Chăm Châu Giang giữ nghề thêu khăn Mispok thủ công. Giá 1 chiếc khăn từ 850.000 đến hơn 1 triệu đồng.

Góc “chill” trên cánh đồng lũ Vĩnh Lộc

Những ngày này trên các cánh đồng ở vùng kiểm soát lũ xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú, tỉnh An Giang), vào buổi sớm hay chiều mát hay cuối tuần, nhiều người dân vùng biên đã tìm đến tận hưởng cảm giác thư giãn cảnh sắc yên bình ở vùng quê bình dị...

Khung cảnh ngập nước một ngày giữa tháng 10 ở các cánh đồng thuộc vùng kiểm soát lũ của xã Vĩnh Lộc trở nên rất thân thương, gần gũi…

9 thg 10, 2023

Hương chúc Bảy Núi

Cây chúc là cây trồng thân thuộc của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer, xuất hiện ở hầu hết các phum, sóc. Loại cây trồng đặc hữu ở TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang) ngày càng có giá trị nhờ được tận dụng chế biến món ăn cho đến sản phẩm chiết xuất tinh dầu.

Nhịp sống mùa nước nổi

Mỗi năm đến mùa nước nổi, bao cảm xúc lại dâng trào trong ký ức của người dân miền Tây. Cảnh đẹp dung dị, sản vật tươi ngon và những cảm xúc vui buồn của những người gắn bó bao đời theo mùa nước nổi luôn là chủ đề không có hồi kết.


Con nước mang theo phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, hứa hẹn vụ mùa tiếp theo lúa, rẫy tốt tươi.

27 thg 9, 2023

Nghề làm lò đất ở Long Xuyên

Xã hội ngày càng phát triển, theo thời gian, chiếc lò đất dần bị thay thế bằng lò điện, bếp ga, lò vi sóng…. Tuy nhiên, ở một nơi trong nội ô TP. Long Xuyên vẫn có một gia đình gần cả thế kỷ qua vẫn bám trụ với nghề làm lò đất.


Cơ sở sản xuất lò đất của anh Trương Văn Khiêm (sinh năm 1979, ngụ phường Mỹ Hòa, TP. Long Xuyên) chỉ vỏn vẹn có 3 nhân công, đều là những người hàng xóm của nhau, làm việc từ thời thiếu niên đến nay cho gia đình anh Khiêm, nên rất lành nghề.

26 thg 9, 2023

Những phiến đá kỳ bí ở Bảy Núi

Từ lâu, vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) ẩn chứa nhiều câu chuyện kỳ bí trong dân gian. Từng ngọn núi đều có những huyền tích, với những phiến đá có hình dáng lạ kỳ, khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng…

10 thg 9, 2023

Thơm rơm mùi khói đốt đồng

Mới nhắc tên thôi trong tôi đã dậy lên cái mùi “quê mùa” và cảnh đồng ruộng. Mùi của rơm rạ chỉ xuất hiện trong vụ mùa thu hoạch, gắn với niềm vui trúng mùa, hay nỗi buồn khi thất vụ…

Bình minh ở chợ nổi Long Xuyên

Bình minh mang đến cảm xúc tươi mới, bắt đầu một ngày. Chợ nổi Long Xuyên nằm ở cửa ngõ sông Hậu, bắt đầu địa phận tỉnh An Giang. Hai điều “bắt đầu” ấy gặp nhau, tạo thành trải nghiệm thi vị.


Muốn đón bình minh ở chợ nổi, du khách nên thức sớm, có mặt tại bến phà Ô Môi (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên) khi trời còn mờ mờ tối. Hàng chục chiếc đò lớn nhỏ chờ dưới bến. Gần 6 giờ, đò xuất phát, đi khoảng 15 phút sẽ vào “trung tâm chợ nổi”.

8 thg 9, 2023

Nhịp sống bình yên trên cung đường đẹp nhất Tri Tôn

Đoạn đường bê- tông dài hơn 10km, uốn lượn cắt ngang cánh đồng Tà Pạ và cánh đồng trâm ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) một cách mượt mà. Cảnh đẹp mộc mạc sẵn có từ ruộng, rẫy liên vụ, nông dân sớm chiều lặng lẽ với việc đồng áng… đã thu hút nhiều người khi tìm về Bảy Núi phải ghé qua nơi đây một lần.

Trở lại bến phà xưa

Năm 2017, khi ngày hợp long, thông xe cầu Vàm Cống cận kề, tôi thực hiện bài viết “Chưa xa đã nhớ…”, gom góp niềm bịn rịn về những chuyến phà trăm năm sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Không ngờ, 6 năm sau, tôi lại có dịp trở lại bến phà ngày cũ, nhưng để viết về niềm vui mới!


Theo nhiều người, bến phà Vàm Cống có từ thời Pháp thuộc. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), được địa phương tiếp nhận, quản lý. Nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng, đánh dấu hành trình bước vào hoặc ra khỏi địa phận TP. Long Xuyên - cửa ngõ của An Giang. Bờ bên kia là huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Bến phà hồi trước vang danh khắp miền Tây, bình quân hơn 40.000 lượt phương tiện các loại, hành khách qua lại mỗi ngày. Cao điểm lễ, Tết, cuối tuần, số lượng tăng lên gấp đôi.