25 thg 9, 2020

Đình Tứ Mỹ - tỏa sáng giá trị truyền thống cách mạng

Đình làng Tứ Mỹ thuộc thôn Tứ Mỹ, tổng Đậu Xá (nay là xã Sơn Châu, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là nơi diễn ra nhiều cuộc tập hợp đấu tranh của quần chúng Nhân dân trong phong trào đấu tranh 1930 - 1931.

Tứ Mỹ nói riêng và tổng Đậu Xá nói chung là nơi gieo hạt nảy mầm của cách mạng Hương Sơn. Tháng 6/1930, Chi bộ Tứ Mỹ được thành lập do đồng chí Trần Bình làm Bí thư. Các tổ chức Nông hội đỏ, Cứu tế đỏ, Tự vệ đỏ… nhanh chóng được thành lập. Những tin tức về phong trào đấu tranh của Nhân dân toàn tỉnh đã lan nhanh đến Tứ Mỹ, kích thích và cổ vũ phong trào cách mạng nơi đây phát triển. Tháng 4/1930, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của huyện Hương Sơn được thành lập tại đình Tứ Mỹ với 17 đảng viên. Nơi đây đã trở thành điểm liên lạc, hội họp của Đảng bộ huyện Hương Sơn.

24 thg 9, 2020

Dray Nur, Dray Sap – Bản hùng ca Tây Nguyên

Sự kiến tạo của địa chất qua hàng triệu năm cùng với thiên tình sử mang tính sử thi của người Ê Đê đã ban tặng cho vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hai ngọn thác hoang sơ, kì vĩ và lãng mạn nhất vùng đất đỏ Tây Nguyên huyền thoại. Đó là thác Đray Nur (thác Vợ) và thác Đray Sap (thác Chồng). 

Thác Dray Nur nằm ở địa phận buôn Kuốp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cách đó một quãng không xa, du khách đi bộ qua cây cầu dây văng bằng thép sơn đỏ điệu đà và xuyên thêm đoạn đường rừng ngắn nữa là đến thác Dray Sap thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắk Nông.

Dray Nur và Dray Sap là hai ngọn thác đẹp nhất nằm trên dòng sông Serepok của Tây Nguyên hùng vĩ. Truyền thuyết của người Ê Đê ở Tây Nguyên kể rằng, xa xưa dòng sông Serepok chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn. Thuở ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một cô gái người ở buôn bên kia sông, nhưng do hai gia tộc có mối hiềm khích nên hai người không đến được với nhau. Buồn tình đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống sông Serepok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước sự ích kỉ của dân làng, Giàng (ông Trời) đã nổi giông gió chia tách sông Serepok thành hai dòng, cắt đường qua lại giữa hai buôn. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (còn gọi là sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn gọi là thác Vợ), và sông Krông Knô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn gọi là thác Chồng). Từ bấy đến nay, thác Vợ - thác Chồng luôn nằm gần nhau, quấn quýt chung dòng nước chẳng bao giờ rời.

Những khối đá nham thạch hàng triệu năm ở thác Dray Nur có hình lăng trụ khá giống với đá ở danh thắng gành Đá Đĩa nổi tiếng của Phú Yên. Ảnh: Thanh Hòa

Đề xuất điều chỉnh 38 tên đường không chính xác ở TP.HCM

Sở Văn hóa - thể thao TP.HCM vừa có văn bản đề xuất UBND TP xem xét điều chỉnh 38 tên đường đặt không chính xác trên địa bàn. 

Đường Kha Vạn Cân ở Q.Thủ Đức được đề xuất đổi thành Kha Vạng Cân. 
Ảnh: Nguyên Vũ. Báo Thanh niên

Sở Văn hóa - thể thao TP cho biết đề xuất này dựa trên kết quả nghiên cứu của Đề án công tác đặt, đổi tên đường, công trình công cộng tại TP.HCM - Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020 vừa được báo cáo UBND TP.

Cụ thể, 38 tên đường không chính xác được chia làm 3 nhóm: 

Nhóm thứ nhất (gồm 5 đường) là nhân vật trên bảng tên đường bị sai so với quyết định của UBND TP.HCM, như đường Bùi Hữu Diên (tên trong quyết định) - Bùi Hữu Diện (tên ghi trên bảng tên đường); đường Đỗ Cơ Quang - Đỗ Quang Cơ; đường Nguyện Trọng Trì - Nguyễn Trọng Trí; đường Đoàn Triết Minh - Đoàn Minh Triết...

Ngôi chùa 50 năm tuổi trong chung cư

Khi xây chung cư, chủ đầu tư dành hẳn một dãy tầng trên cùng để dựng chùa Từ Đức, quận 5 cho bà con trong vùng có nơi lễ Phật.

Chùa Từ Đức (phần sơn màu vàng) nằm hoàn toàn trong tầng 4 của chung cư Hùng Vương, quận 5. Ngôi chùa được xây dựng năm 1970, cùng khoảng thời gian khi chung cư này được hình thành.

23 thg 9, 2020

Truyền thuyết về Dinh Thầy Thím - huyền thoại và sự thật

 Truyền thuyết

Truyền thuyết kể rằng: 

Ngày xưa, vào những năm đầu thời Gia Long, ở Quảng Nam có một vị đạo sĩ võ thuật và phép thuật cao cường lại giàu lòng nhân ái. Ông được dân làng quý mến vì giúp đỡ người dân rất nhiều. Dân trong làng ao ước có ngôi đình làng để thờ phượng tiền nhân. Thế rồi sau một đêm mưa to gió lớn, sáng hôm sau có một ngôi đình to lớn hiện ra giữa làng. Dân làng chưa trọn niềm vui thì vài hôm sau dân làng bên tố cáo ông dùng tà thuật đánh cắp đình, âm mưu gây loạn. Vua xử ông tam ban triều điển (chọn một trong 3 cách chết: xử trảm, uống thuốc độc hoặc thắt cổ). Ông chọn cách thứ 3. Khi tấm lụa đào đến tay ông bỗng biến thành rồng nâng vợ chồng ông bay bổng lên không trung, bay về phương Nam.

Hoạt cảnh Thầy Thím lãnh án Tam ban triều điển

Đến "Nhà của mây” trên núi Cấm

Là điểm check-in mới trên núi Cấm (An Giang), “Nhà của mây” khá thích hợp để các bạn trẻ và những người yêu thích thiên nhiên trải nghiệm cảm giác yên bình, se lạnh của núi Cấm về đêm. Bên cạnh đó, bạn có thể tận hưởng không khí trong lành của những buổi sáng đầy mây trên đỉnh núi cao nhất miền Tây. 

Men theo những con đường bê-tông bò ngoằn ngoèo dưới tán lá rừng, tôi và người bạn tìm đến điểm check-in mới trên núi Cấm được nhiều người yêu thích: “Nhà của mây”. Thực tế, “Nhà của mây” là mô hình du lịch homestay với việc gia chủ cung cấp cho du khách những trải nghiệm gần gũi, chân thực và sinh động về một núi Cấm hiền hòa, trong lành và tĩnh lặng.

Là người mạnh dạn thực hiện ý tưởng hình thành điểm check-in "Nhà của mây", chị Dương Thị Cẩm Vân chia sẻ: “Tôi lớn lên trên núi Cấm nên hiểu rất rõ những đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây. Tôi nghĩ, nếu chỉ để du khách lên núi viếng chùa, ăn bánh xèo rồi trở xuống thì rất tiếc. Do đó, tôi quyết định phát triển mô hình homestay để du khách có thể trải nghiệm cảm giác nghỉ trên núi Cấm về đêm và sống chan hòa cùng thiên nhiên. Lúc đầu, tôi chỉ định xây dựng căn chòi để làm nơi nghỉ ngơi cho mình. Sau khi đưa hình ảnh lên mạng xã hội, nhiều người đã liên hệ để được check-in Nhà của mây”. 

Góc nhìn từ “Nhà của mây” trong những ngày nắng đẹp 

Dấu ấn cây da trăm tuổi

Hơn mấy trăm năm trơ gan với mưa nắng thời gian, cây da Long Bình đã trở thành nhân chứng cho quá trình đổi thay của vùng đất đầu nguồn biên giới. Đến thăm cây đại thụ này, bạn sẽ không khỏi choáng ngợp với kích thước to lớn cũng như lắng nghe những câu chuyện thú vị liên quan đến nó. 

Theo hướng dẫn của người dân thị trấn Long Bình (An Phú), tôi quẹo từ Quốc lộ 91C vào một con đường nhỏ. Người dân địa phương gọi đây là “giồng Cây Da” với ngụ ý nơi đây xưa kia là giồng đất cao có một cây da to lớn. Tên gọi dân gian đó đã nói lên quá trình gắn bó giữa cây với đất, giữa đất với người hàng mấy trăm năm.

Sau vài trăm mét dò đường, tôi đã gặp được cây da Long Bình mà từ trước tới nay chỉ nghe qua lời kể. Quả thật, khi đứng trước cây đại thụ này, bất cứ ai cũng sẽ thấy mình nhỏ bé! Những nhánh cây già cỗi vươn mình vững chãi dưới cái nắng trưa biên giới. Tiếng lá lao xao tạo ra thứ âm thanh trong trẻo của thiên nhiên. Bóng mát của cây có thể che lấp một sân bóng chuyền bên dưới và còn cả khoảng sân rộng để đám nhóc thơ ngây chơi “năm - mười”.

Bà Nguyễn Thị Lệ (người dân định cư gần cây da) cho biết: “Cây da này theo tên gọi dân gian là sung reo. Bởi, trái của cây gần giống như trái sung và có thể ăn được. Do kích thước lá lớn nên mỗi khi có gió thổi sẽ tạo ra âm thanh rất lớn, tựa như tiếng reo. Cây da có từ hồi nào tôi không biết, nhưng bà nội tôi kể rằng hồi bà mới về đất này làm dâu thì cây đã to lớn lắm rồi. Bà nội có hỏi ông cố tui, thì ông cũng chỉ biết cây da có từ trước khi lớp người đầu tiên đến đây “cắm dùi” khai hoang, mở đất. Như vậy, cây da đã có trước khi gánh họ Nguyễn của tui đến ở cái đất này, mà tới tui đã hơn 5 đời rồi!”. 

Tháng tám, về thăm Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng

Ngày 20-8-2020 đánh dấu kỷ niệm 132 năm ngày sinh Bác Tôn – cách người dân An Giang thương mến gọi Chủ tịch Tôn Đức Thắng (1888-1980). Dù Người đã xa khuất, nhưng ở vùng quê Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, An Giang), từng kỷ vật, từng dấu ấn của Người vẫn còn đang được lưu giữ cẩn thận. Tháng tám, quê Bác đẹp và bình yên vô cùng! 


Chủ tịch Tôn Đức Thắng là Chủ tịch nước thứ hai và cuối cùng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Chủ tịch nước đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ca ngợi Bác Tôn là “tấm gương mẫu đạo đức cách mạng, suốt đời cần kiệm liêm chính, suốt đời hết lòng, hết sức phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân”. Bác Tôn là biểu tượng cho hình ảnh đồng bào miền Nam trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bác cũng là người đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Sao Vàng vào năm 1958. Hình ảnh của Bác được đặt trang trọng trong khu lưu niệm. 

Về An Giang đi chợ nổi

Chợ nổi là nét văn hóa lâu đời của miền Tây sông nước. Chợ nổi mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của con người Nam Bộ. Về An Giang, bạn có thể đi tham quan chợ nổi để cảm nhận và trải nghiệm một phần nét đẹp của vùng đất đầu nguồn châu thổ. 

An Giang là vùng đất của sông núi hữu tình và trong bức tranh tổng thể đó, chợ nổi tồn tại như lẽ đương nhiên. Dù không tấp nập như chợ nổi Cái Răng (TP. Cần Thơ), nhưng chợ nổi Long Xuyên và chợ nổi Châu Đốc vẫn có sức hút riêng, với vẻ đẹp hiền hòa, bình dị và pha chút hữu tình.

Chẳng ai biết chính xác chợ nổi Long Xuyên ra đời khi nào nhưng hình ảnh những chiếc ghe từ “miệt trên”, “miệt dưới” tề tựu về khúc sông thoáng đãng cạnh thành phố trẻ để mua bán đã trở nên quen thuộc với người dân vùng đất này. Có một thời, chợ nổi không thể thiếu trong cuộc sống người dân khi đường bộ còn bất tiện. Ngày nay, chợ nổi vẫn tồn tại bên cạnh sự ồn ào, náo nhiệt của một Long Xuyên đang vươn mình phát triển. 

“Bẹo hàng” là văn hóa đặc trưng của chợ nổi 

22 thg 9, 2020

Ði "săn" cá đồng

Khi nước lũ từ thượng nguồn đổ về nhuộm đỏ những dòng sông, dòng kênh cũng là lúc các loài cá đồng bước vào thời điểm sinh sôi nhiều nhất trong năm. Lúc đó, nhiều người bắt đầu vào mùa “săn” cá đồng để thưởng thức hoặc đem ra bán chợ. 

Kênh Vĩnh Tế những ngày cuối tháng 7 (âm lịch), màu nước nhuộm phù sa, thấp thoáng mấy đám lục bình trôi bồng bềnh về nơi vô định. Tôi tìm đến nhà Lê Trường Anh (xã An Nông, Tịnh Biên, An Giang) để làm một chuyến săn cá đồng miền biên giới cho thỏa thú tiêu dao. Đón tiếp tôi bên ngôi nhà nhỏ, Lê Trường Anh với nụ cười thân thiện, gương mặt đen sạm vì nắng gió đã sẵn sàng cho một chuyến đi kiếm cá đồng nơi biên giới An Nông.

Với Lê Trường Anh, công việc hàng ngày là thả lưới kiếm mớ cá mang bán chợ để mưu sinh. Đã hơn 20 năm, anh gắn bó với tay lưới, tay chèo trên dòng kênh huyền sử Vĩnh Tế này như một cái nghiệp. Anh chia sẻ, bản thân chưa bao giờ nghĩ đến việc bắt cá bằng xung điện, bởi việc đó là tuyệt diệt thủy sản và cũng dần hạn chế nguồn mưu sinh của mình. Bởi thế, anh chỉ bủa lưới để bắt cá. Trong đó, cá quen thuộc nhất là mè vinh, loại “cá trắng” có thịt rất ngon, rất béo của xứ đồng quê. 


Lên núi “săn cua”!

Khi nghe đến việc lên núi “săn cua”, nhiều người sẽ không thể tin rằng ở chốn rừng cao dốc đá lại tồn tại loài thủy sản này. Tuy nhiên, bạn có thể trải nghiệm hoạt động này nếu đến núi Cấm (An Giang) vào mùa mưa, khi những dòng nước trời mang theo mùa cua núi về với “nóc nhà miền Tây”. 

“Hò ơi, gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng, về sông ăn cá, về đồng ăn cua”. Bất cứ ai lớn lên trên mảnh đất quê nghèo đều nằm lòng câu hát ru từ thuở nằm nôi. Và khi đi vào bài hát “hình bóng quê nhà”, câu hát ấy cứ như đóng đinh vào nỗi nhớ của mỗi người về tình yêu sâu nặng với xứ rẫy, xứ đồng qua hình ảnh con cá, con cua. Nhưng ở đây, tôi đang làm ngược lại khi quyết định làm một chuyến lên núi săn cua!

Như đã hẹn, tôi đến núi Cấm vào một ngày giữa mùa mưa để trải nghiệm hoạt động săn cua trên núi. Anh Lê Gia Giang (người dân sinh sống trên núi Cấm) tình nguyện làm “hướng dẫn viên” giúp tôi có chuyến đi đặc biệt này. Gọi là “săn cua” cho oai, chứ người dân trên núi chỉ nói đơn giản là “câu cua”. Thoáng nghe, tôi có chút nghi ngờ. Bởi, miệt đồng bằng thường nói là “câu cá” và “bắt cua”, chứ “câu cua” thì chưa nghe thấy bao giờ. Nhưng anh Giang và những người bạn trên núi Cấm đi câu cua thật! 

Câu cua trong hốc đá 

Miền núi Quảng Trị trong sương sớm

Mùa này, tiết trời ở huyện vùng cao Hướng Hóa thường se lạnh và sương mù vào sáng sớm, khiến khung cảnh mờ ảo.


Anh Nguyễn Bôn, sinh ra và lớn lên ở Hướng Hóa, một huyện miền núi, biên giới nằm phía tây tỉnh Quảng Trị. 

Với tình yêu thiên nhiên, con người nơi đây, tay máy 27 tuổi đã ghi lại những khoảnh khắc yên bình của quê hương mình. Bộ ảnh được anh chụp từ năm 2019 - 2020.

Huyện có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đ­ường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, Myanmar. 

Lò gạch cũ thành điểm check-in hút khách

Cách Hội An 8 km, quán cà phê Lò Gạch Cũ hướng ra đồng lúa mênh mông ngày càng hấp dẫn giới trẻ.

Từ hai năm nay, hình ảnh về một lò gạch cũ nằm giữa đồng lúa mênh mông xuất hiện trên mạng xã hội thu hút nhiều bạn trẻ tìm kiếm và check-in. Đó là một lò gạch bỏ hoang gần 20 năm ở thôn Vĩnh Nam, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách Hội An 7 km. Sau khoảng nửa năm tu sửa, nơi này được biến thành điểm đến, chụp hình tham quan kết hợp du lịch nông trại. Ảnh: Bùi Ngọc Công

Béo ngậy cua lông Đá Trắng

Thời gian gần đây, cua lông được coi là món ăn thượng hạng của giới thượng lưu Trung Quốc đang được rất nhiều tín đồ sành ăn “săn lùng”. Nhưng ít ai biết rằng, từ lâu cứ vào dịp cuối năm dọc dòng sông Đá Trắng chảy qua xã Thống Nhất (TP Hạ Long) người dân ở đây vẫn đánh bắt được loại cua tương tự như loài cua đặc sản này 

Cua lông Đá Trắng bắt đầu to, béo vào dịp trung tuần tháng 9 tới cuối năm 

21 thg 9, 2020

Mùa thu hoạch bòn bon 'ăn hoài mệt nghỉ' ở xứ Quảng

Mỗi năm, bòn bon ra trái từ tháng 4 âm lịch. Đến tháng 8 âm lịch thì trái chín, bà con Cơ Tu bắt đầu thu hoạch trước khi mùa mưa đến. Cây bòn bon khó trồng, chịu mát nên chỉ nằm gần các khe suối và năng suất phụ thuộc nhiều vào thời tiết. 

Người dân Cơ Tu leo lên cây để hái bòn bon

Mùa thu tháng 9 ở huyện Đông Giang (một huyện miền núi tỉnh Quảng Nam) thấp thoáng những chiếc gùi đi khắp các cánh rừng già trên rẻo cao. Đó là mùa thu hoạch bòn bon của người Cơ Tu ở đây.

Đến Bãi Sau Vũng Tàu thử một lần ghé cảng xem mùa cá de tấp nập

Đến mùa cá de, các ghe đánh bắt gần bờ ra khu vực Bãi Sau, TP.Vũng Tàu thả lưới. Sau gần 2 giờ, các ngư dân thu lưới về cùng với chiến lợi phẩm là hàng trăm ký cá. 

Các ngư dân gỡ lưới cá de. Ảnh: Nguyễn Long 

Vào những ngày này, khi mặt trời vừa ló dạng, đến Bãi Sau (TP.Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu) bất cứ ai cũng thấy có nhiều ghe nhỏ đang nối đuôi nhau tấp vào bãi biển. Đó là những ghe đánh lưới cá de gần bờ.

Ông Tân (ngụ P.2, TP.Vũng Tàu) có hơn 30 năm kinh nghiệm đánh bắt cá de cho hay chỉ có khu vực Bãi Sau loại cá này mới nhiều. 

Bến Nôm mùa tảo xanh những hòn 'đảo chìm' lộ diện ảo diệu

Bến Nôm là một lựa chọn lý tưởng cho ngày nghỉ lễ 2.9 bởi không xa TP.HCM. Và bởi sức hút của hình ảnh những "hòn đảo chìm" lộ diện ảo diệu trên một màu nước xanh ngắt nhờ... tảo. 


Bến Nôm (xã Phú Cường, H.Định Quán, tỉnh Đồng Nai), nằm trên QL 20, cách ngã tư Dầu Giây khoảng 20km về hướng đi Đà Lạt. Bến Nôm thuộc 1 nhánh của hồ thủy điện Trị An. Vào mùa nước cạn, nơi đây lộ ra những gò đất như những "đảo chìm" đã... nổi. 

Mùa hè cũng là mùa tảo xanh phát triển mạnh, vào thời điểm nước cạn một màu xanh mơn mởn trải dài khắp cả khu vực, tạo nên một bức tranh đẹp ngỡ ngàng. Và trên nền xanh đặc biệt ấy nổi bật hình ảnh những chiếc ghe đánh cá của ngư dân vốn cũng... đặc biệt. Bởi dải lưới được thiết kế nằm ở mũi ghe, từ trên cao nhìn xuống trông như một chiếc đuôi cá long lanh.

Đến Bến Nôm lúc bình minh, nhiều người ngất ngây khi bắt được những khoảnh khắc tuyệt đẹp với màn sương sớm lung linh còn đọng trên những dải cỏ xanh mướt mới nhú lên khi nước cạn. Màu xanh của tảo còn thay đổi tùy theo ánh sáng mặt trời đổ xuống mặt nước. 

Về miền Tây chèo bè trong rừng ngập mặn, hát ca bềnh bồng

Bỏ học đại học giữa chừng, chàng trai Bùi Quốc Dương (sinh năm 1991, quê Kiên Giang) chọn một cánh rừng ngập mặn heo hút ở miền Tây nơi Bạc Liêu để bắt đầu hành trình khởi nghiệp làm du lịch sinh thái được cho là không giống ai. 

Du khách hào hứng trải nghiệm tự chèo bè trong rừng ngập mặn. Ảnh: Bùi Quốc Dương 

Khai thác tiềm năng 'rừng vàng biển bạc'

Từ vùng miệt thứ ở U Minh Thượng xa xôi, anh Quốc Dương lặn lội lên Cần Thơ để tìm con chữ. Nhưng khi sắp hoàn thành khóa học, anh đã nghỉ ngang và chọn về quê làm nông trại cùng gia đình.

20 thg 9, 2020

Từ Hoạt động dinh điền tới Khoai lang Lệ Cần

Từ Chương trình Dinh điền tại Cao nguyên Trung phần (1957 - 1961)

Hồi nhỏ, tui sưu tầm tem. Bởi vậy tui có được bộ tem Hoạt động dinh điền, phát hành năm 1961 và biết sơ sơ rằng đó là một chương trình cải cách ruộng đất do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động. Biết sơ sơ vậy thôi, vì khi tui chơi tem (khoảng 1969) thì tổng thống Diệm bị lật đổ đã lâu, hoạt động dinh điền không còn nữa và tui cũng... không có Google để search coi hoạt động dinh điền là gì.

Phong bì Ngày đầu tiên tem thư Hoạt động dinh điền 3/6/1961

Ngôi nhà cổ vật gốm sứ

Hơn 20 năm nay ông nông dân Nguyễn Văn Trường (58 tuổi, ở làng Sơn Kiệu, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) đi dọc sông Hồng sưu tầm đồ xưa. Đồ ngày càng nhiều nhưng vì nhà chật không có chỗ nên ông đã gắn hơn 10.000 chén, đĩa cổ, tiền cổ… lên tường nhà, cổng và hòn non bộ, biến ngôi nhà thành tuyệt tác có một không hai.

Con đường dẫn vào nhà ông Trường là một ngõ nhỏ lát bê tông, hai bên nhà cửa san sát. Ngôi nhà nhìn từ xa thoáng một nét kiến trúc như cung đình xưa. Trên tường rào có vô vàn bát đĩa cũ, những mảnh gốm vỡ. Vài chục chiếc cối đá xếp thành hàng. Cánh cổng mái vòm gắn những chiếc bình, chiếc đĩa đủ loại hoa văn từ hoa điểu (chim và hoa), thạch trúc (tre trúc và đá), tuế hàn tam hữu (tùng, trúc, mai), tùng hạc (chim hạc và cây tùng), lý ngư (cá chép), phượng vũ (chim phượng), phúc lộc thọ…

Bước qua cổng, bên phải là hòn non bộ lớn đắp hàng nghìn mảnh gốm cổ. Cây si ẩn hiện phía sau, cây trúc la đà trước mặt. Bên trái là ngôi nhà cấp bốn không trát vôi vữa như lệ thường, thay vào đó trên tường gắn những chiếc đĩa thành từng hàng ngay ngắn. Ba cây cột trước nhà gắn chi chít những đồng tiền xu, đồng xèng, khuy áo cũ …

Ba gian nhà chính được gắn kín bằng đĩa cổ.

Chè truyền thống của người Hà Nội

Ở Hà Nội, từ lâu chè vốn là món ăn vặt quen thuộc của người dân. Trước kia, Hà Nội chỉ có những món chè đơn giản chỉ là chè sen, chè đỗ đen, đỗ xanh. Trải qua hàng chục năm, món ăn này đã đa dạng hơn với nhiều loại chè khác nhau nhưng những quán chè hàng chục năm tuổi mang đậm hương vị chè Hà Nội xưa vẫn được rất nhiều người quan tâm.

Một trong những quán chè truyền thống ở Hà Nội không thể không nhắc đến là quán chè Mười Sáu ở phố Ngô Thì Nhậm.

Theo ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu cho biết, từ những năm 60 của thế kỷ trước (khoảng năm 1960) ở Hà Nội đã có những gánh chè rong ở trên đường phố hay trong những khu chợ. Khi đó, mẹ của ông cũng phải làm kinh tế cho cuộc sống gia đình từ gánh chè này. Khi đó, thực đơn chè bà nấu chỉ đơn giản có những món chè dân dã truyền thống quen thuộc như: chè đỗ đen, đỗ xanh, sen... Mãi đến những năm 80 của thế kỷ trước thì mở bán tại nhà với cái tên Mười Sáu được lấy bởi số nhà và thường thì khi đó khách ăn chè chủ yếu là những người tuổi 16. Cho đến bây giờ, quán đã đông người đến ăn với nhiều lứa tuổi khác nhau hơn.

Ông Phạm Xuân Thanh - chủ quán chè Mười Sáu là một trong những quán chè truyền thống lâu đời có tiếng tại Hà Nội nằm trên ngã tư phố Lê Văn Hưu và Ngô Thì Nhậm.

Cây lim xanh nghìn năm tuổi- báu vật rừng Yên Thế

Cây lim xanh đại cổ thụ, ngự trên đồi Lim, thôn Xuân Lung, xã Xuân Lương (Yên Thế-Bắc Giang) có chiều cao gần 50m, gốc cây khoảng 6 đến 7 người ôm, được nhiều người cao tuổi ở địa phương cũng như các nhà nghiên cứu khoa học cho rằng đã có nghìn năm tuổi.

Theo các cụ cao niên nơi đây, từ khi sinh ra đã thấy cây lim xanh sừng sững uy nghi to lớn như hiện nay. Cùng với nhóm di tích đình, chùa và giếng cổ Xuân Lung, cây lim xanh được ví như tấm bình phong che chở cho người dân làng xã. Theo phong thủy, khu đất đình là đất rồng, 2 giếng là 2 mắt rồng còn cây lim xanh là mũi của rồng; bởi vậy, cây lim xanh là một biểu tượng linh thiêng trong đời sống tâm linh của người dân địa phương.

Cây lim xanh cổ thụ ở thôn Xuân Lung.

Bắc Giang: Cổ kính lăng Sợi Chỉ

Tại xóm Cầu Lâu, làng Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) còn lưu giữ một công trình kiến trúc lăng đá cổ kính. Đó là lăng Sợi Chỉ, nơi thờ phụng ông Nguyễn Hữu Liêu, một vị quan từng giữ nhiều chức vụ quan trọng dưới triều vua Lê, chúa Trịnh.

Theo tư liệu ghi chép của dòng họ Nguyễn ở làng Vân Cẩm và nội dung bia đá niên hiệu Bảo Thái nguyên niên (1720) dựng ở lăng Sợi Chỉ cho biết: Nguyễn Hữu Liêu người làng Vân Cẩm, xã Vân Cẩm, tổng Đông Lỗ (Hiệp Hòa). Ông sinh vào khoảng cuối thế kỷ XVII, vợ cả là Nguyễn Thị Năm. Sinh ra ở vùng quê có truyền thống hiếu học khoa bảng, Nguyễn Hữu Liêu sớm theo nghiệp đèn sách. Được ăn học thành tài, ông bước vào chốn quan trường, đem tài trí của mình giúp sức cho vương triều Lê - Trịnh (khoảng giai đoạn 1700 đến 1720). Khi ông mất được mai táng tại lăng Sợi Chỉ.

Cặp ngựa đá trong lăng được tạo dáng rất đẹp theo phong cách tả thực của đời Lê Dụ Tông thứ nhất- 1720.

Khánh đá chùa Thiên Đài

Chùa Thiên Đài thuộc xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) không chỉ là danh lam cổ tích mà còn lưu giữ được nhiều di sản văn hoá vật thể quý giá. Tiêu biểu là chiếc khánh đá lớn có niên đại thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVIII). Khánh đá tại đây là một trong các món pháp khí độc đáo làm tăng thêm giá trị lịch sử văn hoá Phật giáo của chốn danh lam cổ tích này.

Sách “Đồ thờ trong di tích của người Việt” (Giáo sư Trần Lâm Biền), do Nhà xuất bản Văn hóa thông tin ghi: “... Khánh là một trong các món pháp khí của Phật giáo, dùng vào cả ngày lẫn đêm ở các tùng lâm, tu viện, Phật học viện... cả xưa lẫn nay chúng còn thường được dùng làm hiệu lệnh báo tin giờ tu học, tụng kinh, thọ trai, chấp tác... cho chúng tăng”. 

Chùa Thiên Đài.

Ngôi đình cổ thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông

Bắc Giang là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Nơi đây có nhiều di tích, địa danh gắn với tục thờ Phật hoàng Trần Nhân Tông. Ngoài khu di tích Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm còn có nhiều cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng thờ Phật hoàng như chùa Bảo An, xã Cương Sơn (Lục Nam), đình Đông Loan, xã Lãng Sơn (Yên Dũng)... và bên sườn Tây Yên Tử có ngôi đình cổ Mai Sưu thuộc xã Trường Sơn, huyện Lục Nam cũng thờ Phật hoàng.

Thần tích, Thần sắc làng Mai Sưu lưu trữ tại Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam cho biết, đình Mai Sưu thờ 3 vị Thành hoàng: Nhân vương Thái Sư đại vương, Thập vương Thái Lang đại vương và Cao Sơn đại vương. 

Đình Mai Sưu.

19 thg 9, 2020

Làng trải lừng danh xứ Huế

Nằm biệt lập với thành phố, cách một con sông Phổ Lợi Hà, một bên là vùng thấp trũng Rú Chá tiếp giáp biển Đông, làng cổ Dương Nổ vẫn còn là một ẩn số với nhiều người Huế và du khách. 

Làng lúa làng “trải”

Làng Dương Nổ (thuộc xã Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên-Huế) nằm về hướng Đông, cách trung tâm thành phố 6 km. Dương Nổ là một làng cổ hơn 500 năm tuổi, gốc tích do di dân từ Thanh Hóa vào. Làng gồm có 7 họ: Nguyễn, Trần, Đoàn, Lê, Võ, Huỳnh, Dương; trong đó vị khai canh, khai khẩn là võ tướng Nguyễn Đức Xuyên, được vua Gia Long phong làm Khoái Châu Quận Công, trong vùng thường gọi là Khoái Công; tên ông được đặt cho một con đường lớn ở trung tâm huyện lỵ Phú Vang. 

Đua trải đường trường đòi hỏi các vận động viên phải có sức khỏe dẻo dai . 

Gốm Chu Ðậu - Làng nghề truyền thống Việt

Nét đặc trưng của sản phẩm gốm Chu Ðậu (Trúc Thôn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) thể hiện ở kiểu dáng, màu men và các hoa văn họa tiết tinh xảo mang bản sắc văn hóa dân tộc… 

Gốm Chu Ðậu thuộc dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVII. Nguyên liệu để làm gốm Chu Đậu là đất sét trắng được lấy từ vùng Trúc Thôn (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Đất sét sau khi lấy về sẽ được hòa trong nước, sau đó lọc qua hệ thống máng dẫn và bể ngắn. Quá trình lắng lọc sẽ tạo ra hai hợp chất gồm lỏng và nhuyễn, thêm chất phụ gia rồi phối luyện thành hồ gốm. Gốm được lắng lọc càng lâu thì màu gốm càng bóng, đẹp và trong. Đất sau khi được luyện kỹ, đạt độ dẻo, mịn cần thiết sẽ được người thợ chuốt nặn trên bàn xoay. Sản phẩm gốm Chu Đậu từ xưa đến nay, từ khâu nặn, đúc đến trang trí hoa văn đều được làm thủ công với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân dày dạn kinh nghiệm. Điều này khiến cho gốm Chu Đậu không thể lẫn với các loại gốm khác. 

Hình ảnh cá chép được vẽ trên bình gốm là một chủ đề văn hóa dân gian quen thuộc trên gốm Chu Đậu . Ảnh: Trịnh Bộ 

Cầu ngói Phát Diệm – Nét kiến trúc cổ xưa

Cầu ngói Phát Diệm (Ninh Bình) là công trình kiến trúc độc đáo, giữ gìn tương đối nguyên vẹn hình dáng và kỹ thuật cổ truyền. Các kỹ thuật truyền thống tạo nên một công trình tồn tại bền vững qua hàng trăm năm, trở thành một di sản thắng tích quý giá, đánh dấu một bước phát triển của nền kiến trúc cổ Việt Nam. 

Huyện Kim Sơn – Ninh Bình thuở sơ khai là vùng đất sình lầy ven biển do nhà Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ chiêu dân, lập ấp, quai đê, lấn biển, lập nên từ năm 1829. Công cuộc ấy diễn ra trong thời gian dài, cùng với việc lấn đất bãi bồi ven biển mở làng, Dinh điền sứ đã cho xây dựng hệ thống thủy lợi, sông ngòi, kênh rạch dọc ngang dẫn nước ngọt về thau chua rửa mặn. Trong đó, dòng sông Ân chảy qua thị trấn Phát Diệm là công trình thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm, là dòng sông chính cung cấp nước tưới tiêu ruộng đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống dân sinh. 

Chiều dài của cây cầu này là 36 m, chiều rộng là 3 m. 

Trang phục truyền thống của người phụ nữ Thái huyện Quan Sơn

Ai đã lên miền sơn cước huyện Quan Sơn không khỏi ngẩn ngơ trước những cô gái Thái trong trang phục truyền thống với áo cóm, váy đen và chiếc khăn đội đầu. Là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, đồng bào các dân tộc Thái nơi đây luôn giữ và trao truyền di sản văn hóa truyền thống của dân tộc, trang phục là một trong những nét tiêu biểu của sắc thái độc đáo văn hóa Thái. 

Nét đẹp từ những bộ trang phục truyền thống

Người Thái là một dân tộc rất coi trọng về hình thức trang phục. Điều này không chỉ thể hiện trong các dịp lễ hội mà ngay trong cuộc sống hàng ngày cũng cần mặc đẹp. Mỗi bộ y phục được làm ra chính là tình cảm, là niềm tự hào của dân tộc Thái. Trang phục nữ có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người Thái. Nó vừa giải quyết nhu cầu “mặc” của các thành viên trong gia đình, vừa thể hiện nét văn hóa đặc trưng của dân tộc thông qua các hoa văn trên trang phục. Bộ trang phục của phụ nữ Thái huyện Quan Sơn bao gồm: Váy, áo, thắt lưng, khăn xéo và các loại trang sức đi kèm như hoa tai, vòng cổ, vòng tay bằng bạc… Để có được “eo kíu meng po” (thắt đáy lưng ong) thì ngay từ khi còn nhỏ, các cô gái Thái đã được các bà, các mẹ dạy cách quấn thắt lưng “Xái khát éo ánh lé” (dải thắt lưng màu xanh) - một loại khăn được dệt bằng vải tơ mềm mại và bền chắc. 

Trang phục là một trong những nét đẹp tiêu biểu của đồng bào Thái. 

Tấm bia đá hình chuông độc đáo

Tấm bia văn chỉ tổng Thiết Sơn là bia trụ tròn được tạo dáng y như quả chuông đồng ở các ngôi chùa, một kiểu dáng bia đá hiếm gặp ở các miền quê xứ Bắc. Bia được phát hiện dưới nền cũ của phế tích văn chỉ tổng Thiết Sơn, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc xưa - nay thuộc xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Theo nhân dân địa phương cho biết: Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, giặc câu pháo từ lô cốt Mỏ Thổ phá hoại ngôi văn chỉ và tấm bia bị trúng đạn pháo rồi bị vùi lấp cùng nhiều đồ thờ tự khác. Sau một thời gian, nhân dân đã tìm lại và dựng đặt trên nền đất cũ. 

Bia đá hình chuông trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Ảnh: Nguyễn Hưởng

16 thg 9, 2020

Độc đáo giếng Viết, bia Học

Đến nay, nhiều học sinh, người dân Cẩm Giàng vẫn giữ phong tục trước khi thi đến lấy nước ở giếng Viết về uống, thắp hương trước bia Học để cầu mong đỗ đạt. 

Bia Học ghi sự kiện hai anh em được triều đình truy phong 

Không nổi danh như giếng Thiên Quang, bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) nhưng giếng Viết, bia Học ở thôn Nghĩa Phú, xã Cẩm Vũ (Cẩm Giàng) cũng được nhiều người trong vùng biết tiếng.

Di tích đình Rồng và tấm bia di văn quý giá

Tọa lạc trên khu đất cao ráo, thoáng rộng ngay đầu làng, đình Rồng, xã Quốc Tuấn (Nam Sách) - di tích cấp tỉnh được Nhà nước xếp hạng năm 2013 mang nhiều giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. 

Đình Rồng ngày nay 

Thăm Khu di tích Lung Lá Nhà Thể – Cà Mau

Khu Căn cứ Tỉnh ủy Lung Lá – Nhà Thể là di tích lịch sử cách mạng thuộc ấp Trần Độ, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Địa danh này là niềm tự hào của nhân dân hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu về truyền thống cách mạng của cha ông trong những năm kháng chiến chống Pháp. 

Khu di tích Lung Lá Nhà Thể – Cà Mau 

Cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 15 km, khách du lịch Cà Mau muốn đến thăm di tích có thể đi đường sông theo kinh Rạch Rập rẽ phải vào kinh Lung Lá, hoặc đi đường bộ theo tuyến Quốc lộ 1 đến chợ Nhà Phấn, tại cổng chào rẽ phải đi về hướng tây khoảng 5km nữa là tới. 

15 thg 9, 2020

Di tích Nhà Mồ Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc thuộc thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia vào ngày 10/7/1980. Nơi đây lưu giữ hài cốt của những người dân vô tội bị sát hại và được xem là một bản cáo trạng về tội ác diệt chủng của Pôn Pốt, muôn đời còn ghi nhớ. Đồng thời khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế cao cả của Quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước. 

Di Tích Nhà mồ Ba Chúc – Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên 

Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, thị trấn Ba Chúc, trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam – Campuchia khoảng 7km. Vào đầu năm 1977, dân số của Ba Chúc hơn 16.000 người, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp truyền thống, buôn bán nhỏ. Đây cũng là vùng đất khởi nguồn và trung tâm của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, với nhiều buổi sinh hoạt lễ hội, lễ cúng phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người dân địa phương. 

14 thg 9, 2020

Khám phá hang Chà Lòi

Nhắc tới “vương quốc hang động Quảng Bình”, hầu như ai cũng nghĩ đến hệ thống hang động kỳ vĩ Sơn Đoòng, song, ít ai biết được rằng, dưới chân dãi núi đá vôi phía Tây bắc huyện Lệ Thủy, thuộc xã Ngân Thủy cũng có hệ thống hang động tuyệt đẹp mang tên Chà Lòi, mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ.

Hệ thống hang động Chà Lòi tại Lệ Thủy nằm bên cạnh Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cách trung tâm Đồng Hới tầm 40km theo hướng Tây Nam. Nơi đây đã từng in dấu chân của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Chính vì vậy cho tới tận bây giờ người dân huyện Lệ Thủy nơi có hệ thống hang động này nằm trên địa bàn luôn luôn tự hào khi nhắc đến.

Từ bên ngoài nhìn vào, Chà Lòi vẫn chưa thực sự hấp dẫn bởi cửa hang khá nhỏ, chỉ rộng khoảng 4
m2. Thế nhưng bạn đừng vội thất vọng, vì sâu trong hang mới là một “mê cung thạch nhũ” đang chào đón bạn. Len lỏi qua cửa hang nhỏ hẹp là một thế giới hang động rộng thênh thang, cao lớn và hùng vĩ, như một lời chào đón bạn với vùng đất của vẻ đẹp huyền ảo, diệu kỳ. 

Dưới chân dãi núi đá vôi phía Tây bắc huyện Lệ Thủy, thuộc xã Ngân Thủy có hệ thống hang động tuyệt đẹp mang tên Chà Lòi. Ảnh: Lý Hoàng Long

Suối Tiên – không gian nguyên sơ hấp dẫn du khách

Suối Tiên – một trong những không gian du lịch còn khá hoang sơ nằm sâu trong lòng hồ Thủy Yên thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc không chỉ có cảnh sắc thơ mộng, sự bình yên vốn có của núi rừng thời gian gần đây trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. 

Một bãi tắm nằm trong hệ thống suối Tiên. Dòng nước ở đây xanh mát chảy từ trên cao xuống. Vì mới được khai thác nên suối Tiên trở thành điểm đến của nhiều người thích khám phá 

Từ TP. Huế chạy xe máy theo quốc lộ 1A, mất chừng hơn 1 giờ di chuyển khoảng 50km, theo hướng vào Đà Nẵng. Khi vừa qua khỏi hầm Phước Tượng, rẽ phải băng qua những cánh rừng tràm vi vút, hồ Thủy Yên hiện ra trước mắt.

Độc đáo với team building ở A Nôr

Lúc xe đang vượt đèo A Co (A Lưới), người tổ chức tour giới thiệu, team building (các trò chơi tập thể) lần này sẽ rất khác biệt, không chỉ giúp du khách gắn kết với nhau, mà còn là sự trải nghiệm và khám phá văn hóa độc đáo của A Lưới, hòa mình vào cảnh sắc, thiên nhiên ở làng du lịch cộng đồng A Nôr... 

Hướng dẫn làm bánh A Quát 

Nơi đây chỉ cách trung tâm huyện A Lưới 3km về phía Đông Bắc, có thác A Nôr với diện tích trên 10ha, mây mù bao phủ quanh năm.

Ngắm hoàng hôn từ tháp cao Điều Ngự

Huế có 4 ngôi chùa là quốc tự, 3 ngôi chùa Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng ở kinh thành, riêng Túy Vân mãi tận Tư Hiền. Năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần qua vùng đầm Cầu Hai, thấy phong cảnh hữu tình, bèn cho lập một cái am nhỏ làm nơi cầu phúc. Chúa Nguyễn Phúc Chu sau đó nâng cấp thành chùa. Năm 1825, vua Minh Mạng cho dựng lại chùa và hơn 10 năm sau hoàn chỉnh, gồm một chùa (Thánh Duyên), một gác (Đại Từ) và một tháp (Điều Ngự). 

Vọng cảnh Tư Hiền, Cầu Hai từ tháp Điều Ngự là trải nghiệm không nên bỏ qua khi đến Huế. Ảnh: NGUYỄN PHONG 

Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng

Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”. 

Bánh lọc, nước mắm mặn và ớt cao sản. Ảnh minh họa 

Thịt heo và tôm chua là sự kết hợp “cổ điển” của ẩm thực Huế, nếu là thịt ba chỉ thì lại càng ngon. Mỗi khi nhà tôi được tặng một thẩu tôm chua, mẹ lại cất công ra chợ mua vài lạng thịt heo về chế biến. Món ăn tuy đơn giản nhưng hao cơm vô cùng, dùng thêm với cơm nóng thì cay “tới nóc”. Thịt heo luộc ăn kèm với nước mắm chanh ớt cũng ngon nhưng đi cùng con tôm mặn mà, rực rỡ mới thật sự tôn vinh được cái béo ngọt và quyến rũ của thịt heo.

Chiến thắng Xương Giang qua mộc bản triều Nguyễn

Trong các triều đại phong kiến Việt Nam, triều Nguyễn luôn quan tâm đến việc nghiên cứu, biên soạn, lưu trữ sử liệu các bộ sử chính thống. Một trong các loại hình lưu giữ phổ biến là những văn bản chữ Hán – Nôm được khắc ngược trên gỗ được gọi là mộc bản và là di sản tư liệu vô cùng quý giá còn được lưu giữ đến nay.

Dưới triều Nguyễn, Quốc Sử quán là cơ quan chuyên trách việc nghiên cứu tư liệu lịch sử của triều đình ra đời vào năm 1820 thời vua Minh Mạng. Đây cũng là nơi biên soạn, in ấn lưu giữ hàng vạn tấm mộc bản triều Nguyễn ghi chép lại nhiều sự kiện lịch sử, điều luật, công danh, sự nghiệp của các vua chúa, danh thần, các bộ sách sử, tác phẩm văn chương…

Chính vì yếu tố trên nên Mộc bản triều Nguyễn mang tính chính xác, chân thực có giá trị lịch sử cao được coi là quốc bảo. Hiện nay, kho tàng mộc bản triều Nguyễn có hơn 34 nghìn tấm, phần lớn được khắc hai mặt bằng gỗ thị với nhiều chủ đề về địa lý, lịch sử, quân sự, pháp chế, văn thơ, tôn giáo - tư tưởng- triết học, ngôn ngữ - văn tự, chính trị - xã hội, văn hóa - giáo dục.

Kho tàng mộc bản trên hiện được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV- Đà Lạt. Ngày 30-7-2009, Mộc bản triều Nguyễn là tư liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận Di sản tư liệu thế giới.

Hoạt cảnh tái hiện chiến thắng Xương Giang.

Tài quân sự của Đàm Thận Huy

Ở TP Bắc Giang có tuyến phố mang tên Đàm Thận Huy được đặt từ khi chưa chia tách tỉnh Hà Bắc. Ông là danh nhân lịch sử văn hóa của dân tộc nhưng còn ít người biết đến sự kiện lịch sử ông được vua Lê giao mật chiếu lên vùng Bắc Giang gây dựng căn cứ phòng, chống chống nhà Mạc từ những năm đầu thế kỷ XV.

Đàm Thận Huy người xã Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, xứ/trấn Kinh Bắc xưa, nay là thôn Ông Mạc (tên Nôm là làng Me), xã Hương Mạc, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông sinh năm Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), năm 28 tuổi thi đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21(1490). 

Tam Môn - di tích quốc gia đền thờ Đàm Thận Huy tại Từ Sơn (Bắc Ninh). Ảnh tư liệu.

Bảo tồn ngôi nhà cổ của cụ Nghè Tân

Ngay giữa lòng TP Hải Dương hiện còn ngôi nhà của cụ Nghè Tân. Đây là căn nhà duy nhất của quan lại thời phong kiến còn sót lại và đang được các thế hệ làm bảo tàng Hải Dương gìn giữ. 

Chính diện ngôi nhà cổ của cụ Nghè Tân 

Ngôi nhà độc nhất

Về sự xuất hiện của ngôi nhà này, qua một số khảo cứu và hội thảo, nhiều đánh giá của các nhà sử học đều nghiêng về giả thuyết: do tài đức của mình nên cụ được vua ban tiền làm nhà. Vì chán cảnh quan trường, cụ đã bán nhà cho một viên quan ở huyện Gia Lộc để lấy tiền công đức, phục dựng miếu làng Thượng Cốc, rồi bỏ đi ngao du.

Ngôi nhà 5 gian được làm bằng gỗ đinh, gỗ lim đã được phục dựng và trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng tỉnh gần 30 năm qua thể hiện tâm huyết của các thế hệ cán bộ bảo tàng. Đây là một di sản quý không phải nơi nào cũng gìn giữ được. Đặc biệt hơn đó còn là ngôi nhà của quan lại phong kiến duy nhất còn giữ lại được ở Hải Dương.

Để phát hiện, gìn giữ và mang về phục dựng ngôi nhà ở Bảo tàng tỉnh là một cố gắng rất lớn của những cán bộ bảo tàng. Khi phát hiện ngôi nhà của cụ Nghè Tân, ông Tăng Bá Hoành đang là Giám đốc Bảo tàng tỉnh. Cách đây gần 30 năm, khi có kế hoạch phục dựng các gian nhà của tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu, ông cùng đồng nghiệp đã chắp nối nhiều thông tin và đã phát hiện ra ngôi nhà cổ ở thôn Phúc Mại, xã Gia Tân (Gia Lộc). Qua một số thông tin chắp vá của chủ nhà và các cứ liệu lịch sử, các cán bộ bảo tàng khẳng định ngôi nhà gắn liền với chủ nhân đầu tiên của nó, đó là cụ Nghè Tân. 

10 thg 9, 2020

Núi Châu Thới - Trơ gan cùng tuế nguyệt

 Núi Châu Thới thuộc tỉnh Biên Hòa, nhưng... không thuộc thành phố Biên Hòa mà thuộc Bình Dương. Ấy là ta nói chuyện hồi xưa, dân Biên Hòa ai cũng biết núi Châu Thới thuộc tỉnh mình. Điều này càng hợp lý hơn nữa khi người xưa nói rằng con sông Phước Long (tức sông Đồng Nai) là con rồng mang phước, có cái đầu là núi Bửu Long và cái đuôi là núi Châu Thới. Tất nhiên là đầu và đuôi phải ở cùng nhau chở hổng lẽ đầu thuộc tỉnh này, đuôi thuộc tỉnh khác? Ấy nhưng mà sau 75, người ta đã sắp xếp cho Châu Thới thuộc Bình Dương rồi.


Có nhiều bài viết về núi Châu Thới, nhưng tui thích trích lại đây nguyên văn bài viết của cụ Lương văn Lựu trong Biên Hòa sử lược toàn biênquyển 2, Biên Hùng oai dũngxuất bản năm 1972Trong phần 1 của quyển sách này với tiêu đề Địa khí sơn linh, cụ Lương văn Lựu đã trang trọng đưa Núi Châu Thới lên đầu tiên. Tất nhiên là hồi đó cụ không mảy may nghi ngờ gì là... Châu Thới không phải ở Biên Hòa! (Lời văn trong bài được giữ nguyên xi lời cụ Lương văn Lựu, tất cả hình ảnh là của tui thêm vô cho nó sinh động).


NÚI CHÂU THỚI 
TRƠ GAN CÙNG TUẾ-NGUYỆT 

"Non Châu-Thới tháng ngày cằn cỗi, 
Đứng sững chống trời, trơ gan cùng tuế nguyệt. 
Sông Đồng Nai bao độ vơi đầy, 
uốn mình xoi đất, phơi ruột với thời gian”.

Đường lên núi Châu Thới

Đền Bà Chúa Kho và sự tích công chúa Thanh Bình

Tiên Sơn, huyện Việt Yên (Bắc Giang) là vùng đất cổ nằm bên bờ Bắc Sông Cầu. Vùng đất này còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa dân tộc. Các di tích mộ Hán, đền thờ Thạch Linh Thần Tướng, Ao Miếu, quần thể di tích chùa Bổ Đà, đền Độc Cước… phản ánh rất rõ về lịch sử văn hoá địa phương qua các thời kỳ.

Trong hệ thống di tích tiêu biểu ở Tiên Sơn còn có đền thờ Bà Chúa Kho - nơi thờ công chúa Thanh Bình, tương truyền là con gái vua Hùng có công trông coi kho lương giúp vua cha đánh giặc phương Bắc bảo vệ đất nước.

Sự tích Bà Chúa Kho được lưu truyền ở địa phương: Theo truyền thuyết thời Hùng Vương, giặc phương Bắc sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh lại có tù trưởng Cao Bằng là Lục Đinh làm nội ứng. Nhà vua xuất quân từ núi Nghĩa Lĩnh gần ngã ba sông Việt Trì đem toàn Bản bộ đến trang Tiên Lát, nơi có địa hình thuận lợi cho việc phòng bị đánh giặc. 

Cổng vào đền thờ Bà Chúa Kho.

Non nước Na Hang

Sương mây bảng lảng trên các đảo đá vôi phủ đầy cây xanh ở hồ Na Hang, nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ.

Một sớm yên bình trên hồ Na Hang thuộc hai huyện Lâm Bình và Na Hang, cách trung tâm TP Tuyên Quang khoảng 110 km. Na Hang là nơi hợp lưu giữa hai sông Gâm và Năng, quanh hồ là núi non hùng vĩ với diện tích bề mặt nổi khoảng 8.000 ha. 

Bộ ảnh Na Hang, sơn thủy hữu tình do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tùng Dương, sống và làm việc tại Hà Nội, thực hiện trong một chuyến đi gần đây tới Tuyên Quang. 

Nhà khoa bảng Vũ Khâm Lân không a dua

Tiến sĩ Vũ Khâm Lân có nhiều công lao với nước, với dân, được triều đình phong kiến nhà Lê ban tặng nhiều sắc phong. 

Sắc phong cho Tiến sĩ Vũ Khâm Lâm ngày 6 tháng 10 năm Cảnh Hưng 7 (1746) 

Vũ Khâm Lân hiệu là Di Trai, quê xã Ngọc Lặc, huyện Tứ Kỳ (nay là thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn, TP Hải Dương). Ông sinh năm Quý Mùi (1703), trước có tên là Vũ Khâm Thận, sau đổi là Vũ Khâm Lân. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng từ nhỏ Vũ Khâm Lân sớm có tư chất thông minh hơn người.

Trương Đỗ 3 lần dâng sớ can vua

Một đời làm quan liêm khiết, trung kiên, sau 3 lần dâng sớ can vua không được, Ngự sử đại phu Trương Đỗ đã treo mũ từ quan về quê dạy học. 

Đàn thiện Phù Tải đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2004 

3 lần khuyên vua không thành

Theo những tài liệu lịch sử, Trương Đỗ là người xã Phù Tải, huyện Vĩnh Lại, nay là thôn Phù Tải 2, xã Thanh Giang (Thanh Miện). Không ai rõ năm sinh, năm mất của ông, chỉ biết ông là người văn võ song toàn, thi đỗ tiến sĩ vào thời vua Trần Nghệ Tông (1321-1394). Ông làm quan tới chức Ngự sử đài tư giám đình úy tự khanh trung đô phủ tổng quản, thường gọi là Ngự sử đại phu Trương Đỗ. Suốt đời làm quan, ông luôn sống liêm khiết, giản dị, nghèo túng.

Về Năng Cát xem người Thái siêu rượu men lá dưới chân đỉnh Pù Rinh

Ở miền Tây Thanh Hóa, những người phụ nữ Thái vẫn lưu giữ những bí kíp gia truyền về cách siêu rượu men lá.

15 tuổi, chị Ngân Thị Quyến (bản Năng Cát, xã Trí Nang, huyện Lang Chánh) đã biết cách siêu men lá. Bởi lẽ, theo văn hóa của địa phương, ngoài khua luống, nhảy điệu xòe Thái thì những người con gái vùng cao nơi đây khi lớn lên đều phải biết cách siêu rượu men lá, một thứ đặc sản gắn liền với cuộc sống của người đồng bào dân tộc Thái.

8 thg 9, 2020

Hành trình sáng tạo Quốc huy Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2020), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức Triển lãm "Phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam - Họa sỹ Bùi Trang Chước".

Lần đầu tiên gần 200 tài liệu lưu trữ về sự ra đời của Quốc huy Việt Nam và bản gốc những phác thảo mẫu vẽ Quốc huy của cố họa sĩ Bùi Trang Chước (1915-1992) được giới thiệu tới công chúng. Bằng tài năng và sự lao động nghiêm túc, hoạ sỹ Bùi Trang Chước đã có hành trình sáng tạo mẫu Quốc huy Việt Nam vô cùng ấn tượng với 112 bản vẽ nghiên cứu, phác thảo và bản vẽ chì chi tiết. Trong đó, 15 bản phác thảo mẫu Quốc huy nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của Họa sỹ Bùi Trang Chước được Ban Mỹ thuật - Ngành Văn nghệ Trung ương chọn gửi Bộ Tuyên truyền để trình Thủ tướng Chính phủ tháng 10/1954.

Một mẫu phác thảo mẫu Quốc huy Việt Nam do họa sĩ Bùi Trang Chước vẽ bằng bút chì trưng bày tại triển lãm.

Cơm gà Hội An

Cơm là thực phẩm hàng ngày gắn liền với bữa ăn của người Việt Nam và mỗi vùng miền lại có những cách thức làm ra món cơm mang đặc trưng văn hóa của địa phương mình. Cơm gà Hội An là một đặc sản nổi tiếng của Quảng Nam mà ai đã ăn một lần thì muốn ăn mãi, ăn nhiều.

Cơm gà Hội An là món ăn có từ những năm 50 của thế kỷ trước (khoảng năm 1950) tại Hội An, Quảng Nam. Được biết, vùng đất Tam Kỳ, Quảng Nam vốn nổi tiếng với gà ngon nên món Cơm gà có nguồn gốc từ đây, sau đó người dân Hội An bằng sự sáng tạo của mình đã tận dụng nguồn gà ngon từ Tam Kỳ để chế biến nên món Cơm gà Hội An với đặc trưng của phố Hội An cổ kính. Trước đây cơm gà được gánh rong bán trên khắp các ngõ ngách của Hội An, sau này người dân đã mở nhiều quán ăn Cơm gà Hội An để phục vụ du khách xa gần. Trải qua nhiều năm, đến nay Cơm gà Hội An là món ăn được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý khi đến với du lịch Hội An, Quảng Nam.

Gà được luộc chín vàng cùng các loại rau ăn kèm với cơm.

Bánh chuối chiên gợi nhớ ký ức

Món bánh chuối chiên từ lâu đã trở thành món ăn vặt được yêu thích của các cô, cậu học trò bởi vị thơm giòn, ngọt ngậy đặc trưng không lẫn vào bất cứ một món bánh nào khác.

Không chỉ là món ăn để nhấm nháp những lúc bụng cồn cào, bánh chuối chiên còn được biết tới là “món ăn ký ức” không thể quên của thời học sinh, sinh viên. Quả thật, cắn miếng bánh chiên này đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được độ giòn của bánh, sự ngọt mềm của chuối hoà quyện cùng hương thơm của dừa thật sự rất hấp dẫn.

Món bánh ăn vặt dân dã này đã tồn tại suốt bao nhiêu năm giữa phố thị phồn hoa. Hình ảnh các mẹ, các cô đẩy những chiếc xe bánh mộc mạc đi khắp phố phường dường như dã in đậm vào tâm trí của tất cả những ai dù vô tình trông thấy.

Món bánh chuối chiên. Ảnh: Nguyễn Luân 

Nhớ lại thời còn học tập dưới mái trường, sau mỗi buổi tan học, trước cổng là những chiếc xe bánh chuối thơm toả vị thơm ngọt nóng hổi. Mỗi khi thấy gánh bánh chuối xuất hiện, đám trẻ lại nô nức. Các cô, các chú bán “đắt” hàng cũng vui vẻ lây, rồi tay vừa gắp bánh vàng rụm từ chảo lửa, vừa cười nói và hỏi thăm khách mua dăm ba câu chuyện đời thường. Đó là một hình ảnh đẹp để mỗi khi ta thèm hương vị thơm ngọt ngậy của món bánh chuối chiên, những hoài niệm về một miền ký ức xưa lại chợt ùa về.

Để có những chiếc bánh vàng giòn rụm vừa đủ ngon vừa đẹp mắt, các cô chú bán hàng luôn phải đoán định thời gian vớt chuối khỏi chảo dầu nóng. Theo đó, lửa chiên cũng vừa phải, không quá nhỏ, cũng không được quá lớn. Đồng thời, người chiên bánh còn phải chú ý “căn me” thời gian đảo chuối để tránh tình trạng bánh rỗng ở giữa hoặc chiên quá lửa dẫn đến cháy bề mặt. Nếu muốn bánh giòn có thể nhúng bột thêm một lần nữa và chiên bánh chuối đến khi vàng đều thì gắp thành phẩm ra đĩa.

Bánh chuối chiên là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng mà du khách không nên bỏ lỡ khi có dịp đến Sài Gòn. Giờ đây, với những người thích món bánh chuối chiên thì mỗi tuần chắc chắn sẽ ghé đến các xe bán bánh có mặt ở khắp các phố ẩm thực để mua vài chiếc đem về. Cảm giác ăn món bánh ngon buổi sớm hoặc khi tụ tập cùng lũ bạn để cùng nhau thưởng thức vị giòn tan, vàng rụm của bánh mới “đã” và thích làm sao.

Thực hiện: Nguyễn Luân