30 thg 11, 2021

Bên trong ngôi chùa ngàn tuổi với hơn 100 gian ở Hà Nội


Cách trung tâm Hà Nội khoảng 25km, chùa Trăm Gian là ngôi chùa cổ thuộc địa phận thôn Tiên Lữ, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Sở dĩ gọi là chùa Trăm Gian, vì theo cách tính cứ 4 góc cột là một "gian", chùa có tất cả 104 gian.

Kết nối du lịch Long An

Là tỉnh thành duy nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giáp với Tp. Hồ Chí Minh, là cửa ngõ nối liền các tỉnh phía Đông và phía Tây Nam bộ, cùng với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, Long An được xem là thị trường có tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều loại hình du lịch đặc trưng.

Long An mang đầy đủ các đặc trưng của một tỉnh miền Tây với nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng như: du lịch gắn với sông nước miệt vườn, du lịch khám phá, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch ẩm thực… được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hiện nay, Long An đang tận dụng khai thác tối đa các tour du lịch ngắn ngày có điểm khởi hành từ Tp. Hồ Chí Minh.

Thương mùa điên điển vàng đồng!

Mùa lũ năm nay, con nước về chậm, con cá còn chưa kịp lớn đã vội ra sông lớn nhưng bông điên điển vẫn lấm tấm vàng trên những tán lá non. Mặc cho dịch COVID-19 đã làm cuộc sống thay đổi ít nhiều, nhưng điên điển vẫn hiện hữu ở những góc quê mùa lũ và giữ nguyên vẻ đẹp chân chất, bình dị mà quá đỗi thân thương.

Mùa điên điển buồn

Chẳng biết tạo hóa có cho điên điển thứ giác quan đặc biệt nào không, nhưng mấy nụ “mai vàng mùa lũ” ấy dường như cũng đi theo con nước. Nước chưa ngập đồng, điên điển cũng chẳng có bông. Nước lé đé bờ kênh, mới thấy chút sắc vàng hé lên trong cái màu non tươi của lá. Với dân quê, điên điển là chút gì đó của mùa lũ xưa còn sót lại, là ký ức và cũng là nỗi nhớ tuổi thơ.

Phố Cáo Hà Giang

Hầu như chưa bị thương mại hóa, Phố Cáo vẫn mang một nét đẹp nguyên sơ, chỉ ghé thăm một lần sẽ khắc ghi mãi mãi vào tâm trí...

Phố Cáo là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đây là một địa danh mà du khách không thể bỏ qua trên hành trình khám phá cao nguyên đá Đồng Văn.

Ghé thăm thung lũng Sủng Là - Hà Giang

Không chỉ lôi cuốn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, thung lũng Sủng Là còn níu chân du khách bằng những sắc màu văn hóa đặc sắc...

Nằm ở cao nguyên đá Đồng Văn, trên đường đến thị trấn Đồng Văn của Hà Giang, thung lũng Sủng Là được cộng đồng du lịch biết đến như một trong những thung lũng đẹp nhất vùng Tây Bắc.

Nhìn từ xa, Sủng Là hiện ra như một bức tranh nên thơ với những nếp nhà đơn sơ của đồng bào dân tộc thấp thoáng giữa màu xanh của ruộng nương và những dãy núi hùng vĩ

Sự khắc nghiệt của địa hình và thời tiết ở Sủng Là không ngăn nổi các loài cây đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, tạo nên một “thung lũng nơi đá nở hoa” vô cùng tươi đẹp.

Các loài hoa ở Sủng Là khoe sắc theo những thời điểm nhất định trong năm. Đó là sắc hồng tím của tam giác mạnh vào tháng 10-11, sắc vàng của hoa cải tháng 11-12, sắc hồng tươi và trắng tinh khôi của đào, mận tháng 1-2..

Nằm ở vùng lõi của cao nguyên đá Đông Văn, khu vực xung quanh thung lũng Sũng Là cũng là nơi lý tưởng để khám phá các di sản địa chất đặc sắc, được biết đến qua những tên gọi hấp dẫn như nương đá, địa hình đơn nghiêng, sự kiện hủy diệt sinh giới... 

Không chỉ lôi cuốn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên, Sủng Là còn níu chân du khách bằng những sắc màu văn hóa đặc sắc. Điều này được kết tinh ở làng văn hóa Lũng Cẩm, nơi sinh sống của 60 hộ dân thuộc các dân tộc khác nhau như Mông, Hoa, Lô Lô...

Hình ảnh đặc trưng của làng Lũng Cẩm là những ngôi nhà trình tường được xây bằng đất, bùn, không dùng đến những vật liệu hiện đại như xi măng, vôi vữa.

Mỗi ngôi nhà lại được bao quanh bởi một bức tường đá vững chãi, gồm những viên đá đủ hình dạng được xếp chồng lên nhau một cách ngẫu nhiên, mộc mạc và phóng khoáng như tính cách con người nơi đây

Đến với nơi địa đầu đất nước này, bất kỳ du khách phương xa nào cũng có thể cảm nhận được sự ấm áp đến từ những người đồng bào thân thiện và hiếu khách.

Cuộc sống đời thường ở Sủng Là hòa quyện với thiên nhiên, đất trời, đem lại cảm giác vô cùng thanh thản, như một thế giới trái ngược với cuộc sống ồn ào, nhiều lo toan nơi phố thị

Với vẻ đẹp hồn hậu của mình, Sủng Là đã được chọn làm bối cảnh cho bộ phim điện ảnh nổi tiếng “chuyện của Pao” của đạo diễn Ngô Quang Hải, do Đài truyền hình Việt Nam sản xuất vào năm 2005. Kể từ đó, thung lũng bình yên này ngày càng được nhiều người biết đến...

'Tàng kinh các' lưu giữ cả ngàn tấm mộc bản thời Lý - Trần


Chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một di tích quốc gia đặc biệt, mang đậm dấu ấn văn hoá và lưu giữ những "báu vật" thời Lý - Trần.

29 thg 11, 2021

Top 10 Bảo vật quốc gia bằng đồng của Việt Nam

Đồng là một vật liệu đặc biệt, đã đồng hành cùng đời sống người Việt từ thuở hồng hoang cho đến thời hiện đại. Cùng điểm qua những Bảo vật quốc gia bằng đồng tiêu biểu thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

1. Tượng động vật Dốc Chùa (BT Tỉnh Bình Dương) có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977. Thuộc văn hóa Đồng Nai, bức tượng bằng đồng này là một trong những Bảo vật quốc gia có tuổi đời cao nhất Việt Nam.

10 lăng mộ đặc sắc nhưng ít người biết ở Cố đô Huế

Bên cạnh loạt lăng mộ nổi tiếng thế giới của các hoàng đế như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định..., Cố đô Huế còn nhiều lăng mộ hoàng tộc có kiến trúc ấn tượng nhưng không được nhiều người biết đến.

1. Trong khuôn viên lăng vua Tự Đức còn có một số lăng mộ của các thành viên hoàng tộc Nguyễn. Nổi bật trong số đó Bồi Lăng, nơi an nghỉ của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), vị vua yểu mệnh nhất triều Nguyễn. Đây là một lăng mộ bề thế và còn khá nguyên vẹn so nhiều lăng mộ hoàng thân khác ở Huế

Chùa Dâu – Ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam

Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo những sử liệu, chùa được xây dựng từ năm 187 và hoàn thành vào năm 226. Đây được coi là ngôi chùa cổ xưa nhất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

Chùa Dâu còn có tên gọi khác là Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Định tự, chùa Bà Dâu, thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Chỉ (sau đổi thành Giao Châu). Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.

Linh thiêng đền thờ Bà Triệu


Đền thờ Bà Triệu nằm trong quần thể di tích Bà Triệu nằm trên địa bàn của làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Về Long Châu thăm Chùa Mục Đồng

Đối với người dân Tây Ninh, nói đến Chùa Mục Đồng có lẽ ít ai biết chùa này ở đâu, thậm chí có người không tin rằng xứ ta có kiểng chùa này. Sách Tây Ninh Đất và Người mới xuất bản gần đây có hẳn một danh mục về các ngôi chùa ở đất Tây Ninh, nhưng cũng không nhắc tới tên Chùa Mục Đồng. Vậy ngôi chùa này hiện tọa lạc tại nơi đâu trong tỉnh?


Thực ra đến với Chùa Mục Đồng cũng không khó lắm. Từ thành phố Tây Ninh ra ngã tư Quốc tế thẳng theo đường 786 qua khỏi cầu Gò Chai chừng 2km, gặp ngã tư Long Vĩnh rẽ phải theo đường 796 tới ấp Long Châu rẽ trái chạy thêm chừng 1,5km nữa là tới nơi. Chùa Mục Đồng hiện nay được xây dựng trên một gò đất giữa một cụm rừng nhỏ. Khu vực này xưa gọi là Bưng Doi Da, gần rạch Bàu Quan chảy ra sông Vàm Cỏ Đông, trước kia từng thuộc Ninh Điền, nay thuộc về ấp Long Châu của xã Long Vĩnh.

28 thg 11, 2021

Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

 Chùa thường ở trên núi. Chùa là chốn linh thiêng. Chắc vì vậy nên nhiều ngôi chùa có tên là Linh Sơn. Tui tò mò tìm hiểu xem ở Việt Nam có những ngôi chùa Linh Sơn nào. Tất nhiên là tui chỉ có thể kể ra những ngôi chùa nổi tiếng hoặc gần gũi với mình thôi, chớ làm sao mà biết hết được.

1. Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt

Đây không phải ngôi chùa Linh Sơn nổi tiếng nhứt, nhưng kể ra trước tiên vì chính nó gợi ta nhớ tới tên Linh Sơn qua câu hát trong bài Thương về miền đất lạnh của nhạc sĩ Minh Kỳ: Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

Chùa Linh Sơn ở đường Nguyễn văn Trỗi, TP Đà Lạt, được xây dựng năm 1938, hoàn thành năm 1940. Chùa không phải nằm trên núi mà nằm trên một ngọn đồi, phong cảnh hữu tình, xinh đẹp.

Chùa Linh Sơn Đà Lạt. Ảnh: VnTrip

Ngôi đình 300 năm tuổi kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc Ninh

Đình làng Đình Bảng thuộc thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) là một trong những ngôi đình cổ nhất xứ Kinh Bắc với kiểu kiến trúc nhà sàn độc đáo.

Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng dựng đình là một vị quan người Đình Bảng. Sau đó, người dân trong vùng đã góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

Chùa Côn Sơn: Kiến trúc tâm linh độc đáo

Chùa Côn Sơn, hay còn gọi là chùa Hun, nằm dưới chân núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa có tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.

Chùa Côn Sơn có kiến trúc cung đình, phía trước chùa là hồ bán nguyệt và cổng tam quan. Tam quan của chùa có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu.

Cánh đồng Tà Pạ mùa lúa chín

Qua ống kính của 9x Huỳnh Văn Thái, mùa lúa chín Tà Pạ, huyện Tri Tôn hiện lên là một bức tranh thanh bình.


Những ngày cuối tháng 11, Huỳnh Văn Thái có chuyến đi săn ảnh cánh đồng Tà Pạ vào mùa gặt. Thái sống tại TP Long Xuyên, làm nhiếp ảnh tự do, thường xuyên có các chuyến đi khám phá và chụp phong cảnh quê hương An Giang. Hiện Thái là quản trị của nhóm “Lang thang An Giang” có hơn 312.000 thành viên chia sẻ các điểm check-in và đăng ảnh đẹp quảng bá du lịch An Giang.

27 thg 11, 2021

Ngôi chùa có chánh điện cao vời vợi

Tui không thích kiểu nói "Ngôi chùa lập kỷ lục xyz", vì tui nghĩ đã là chùa thì không có tham sân si, không quan tâm hơn người, đạt kỷ lục này nọ. Rào trước đón sau như vậy để nói rằng khi đến viếng chùa Vạn Đức (Thủ Đức) tui không quan tâm đến chuyện nó xác lập kỷ lục gì mà chỉ nói đến những ấn tượng ngôi chùa tạo ra thôi.

Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận chùa Vạn Đức là ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam, với chiều cao là 43,5 met. Đây là chiều cao được xác định từ nóc chánh điện xuống. Xuống đâu thì tài liệu không nói rõ, nhưng theo tui - sau khi đã tới viếng chùa - thì là xuống tới nền tầng trệt. Thôi, giờ lướt qua những thông tin mào đầu đó, hãy cùng tui đi thăm chùa nhé.

Chùa Vạn Đức tọa lạc tại số 502 đường Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức, nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa cao nổi bật.

Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa làm bằng gỗ lim ở Hà Tĩnh

Ngôi chùa Trúc Lâm Thanh Lương được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim với lối kiến trúc 'nội công ngoại quốc'.

Chùa Trúc Lâm Thanh Lương (thuộc xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà) trước đây hay gọi là Thanh Quang Tự. Chùa được xây dựng từ thời hậu Lê.

Rộn ràng mùa gặt ở Bình Liêu

Cứ mỗi độ thu về, những mảnh ruộng bậc thang của người Sán Chỉ ở Bình Liêu (Quảng Ninh) lại vàng rực như tấm lụa óng ánh vắt ngang qua những triền đồi.

Bình Liêu mùa gặt. Một màu vàng óng trải dài từ đỉnh đồi tới sát khe suối.

Về làng cổ Thổ Hà xem người dân sản xuất bánh đa nem nổi tiếng

Hơn 40 năm qua, làng cổ Thổ Hà huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với món bánh đa nem truyền thống. Dân làng nói vui, người Thổ Hà chả mấy khi đi đâu xa, chỉ có bánh đa nem của họ là đi khắp mọi nơi trên toàn đất nước.

Cách Hà Nội khoảng hơn 40km, làng cổ Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) từ lâu đã nổi tiếng là nơi sản xuất bánh đa nem truyền thống.

Những điều thú vị về tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á trên đỉnh núi Bà Đen

Không chỉ là tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn sừng sững trên 'nóc nhà Nam Bộ' còn chất chứa trong mình rất nhiều 'mật mã văn hóa, kiến trúc' mà ít người biết được.

Với tổng chiều cao 72m, được đúc bởi hơn 170 tấn đồng đỏ theo kỹ thuật công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của châu Âu, tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn tại Tây Ninh đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á tọa lạc trên đỉnh núi" và "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi".

Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất châu Á trên đỉnh núi tại Núi Bà Đen

24 thg 11, 2021

Chùa Vạn Đức với chùa Vạn Linh

Khi đã nói đến chùa Vạn Linh ắt phải nhắc tới chùa Vạn Đức. Hai ngôi chùa này - một ở trên núi Cấm thuộc huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang, một ở quận Thủ Đức thuộc TP. Hồ Chí Minh - có mối liên quan mật thiết với nhau. Có thể nói, nếu không có chùa Vạn Linh thì sẽ không có chùa Vạn Đức, và ngược lại, nếu không có chùa Vạn Đức sẽ không có chùa Vạn Linh như ngày hôm nay.

Chùa Vạn Đức 2018. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Độc đáo ngôi đình bao quanh bằng ruối cổ, thờ nữ tình báo đầu tiên của chính sử Việt Nam

Đình Kiến Quốc (người dân thường gọi là Đình Ruối) ở thôn Ngọc Chuế, xã Yên Nghĩa (Ý Yên, Nam Định) thờ vợ chồng Kiến quốc Trinh liệt phu nhân Lương Thị Minh Nguyệt, người đã có công giúp nghĩa quân Lam Sơn hạ thành Cổ Lộng, góp phần đánh đuổi giặc Minh.

Nét độc đáo của Đình Ruối nhìn từ bên ngoài

Chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của lăng vua Khải Định

Lăng vua Khải Định (Thừa Thiên - Huế) là công trình kiến trúc mang vẻ đẹp độc đáo bởi sự kết hợp tinh tế của kiến trúc Đông - Tây dưới thời nhà Nguyễn.

Lăng Khải Định (hay Ứng Lăng) nằm ở xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lăng tọa lạc trên núi Châu Chữ (hay Châu Ê).

Chuyện thú vị về sông Cà Ty nổi tiếng của Phan Thiết

Dòng sông vốn có tên là Mường Mán, về sau mới được gọi là sông Cà Ty. Cho đến nay, không ai biết được chính xác cái tên này bắt nguồn từ đâu.

Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy ra biển Đông qua cửa biển Cồn Chà, sông Cà Ty là dòng sông gắn liền với lịch sử của thành phố Phan Thiết và tỉnh Bình Thuận.

20 thg 11, 2021

Thăm làng gốm cổ Vĩnh Hồng

Làng gốm Vĩnh Hồng (nay thuộc phường Vĩnh Hồng, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) là làng gốm cổ duy nhất ở vùng “đất mỏ”. Nơi đây không chỉ làm ra các sản phẩm gốm độc đáo mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng trăm hộ dân tại địa phương.

Làng gốm Vĩnh Hồng ngày cuối thu, đường vào làng ngai ngái mùi đất nung từ những lò gốm đang đỏ lửa. Những đống đất sét, cao lanh được phủ bạt đầy bên đường. Trong sân nhà dân, những sản phẩm gốm, sứ, bát đĩa, chum sành, vại sành bày la liệt.

Tháp ốc Bảo Tích

Đến chùa Từ Vân (đường 3/4, phường Cam Linh, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) nghe tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa được khếch âm vọng từ hàng triệu con ốc biển trang trí quanh tháp Bảo Tích mang lại cho du khách một cảm giác khoan thai, an nhiên đến kỳ lạ.

Chùa Từ Vân hay còn được gọi với tên khác như Chùa Ốc hay Chùa San hô là những cái tên thân thương, bình dị được người dân nơi đây đặt cho ngôi chùa này.Chùa được hai vị sư thầy Thích Đức Minh và Thích Hạnh Minh xây dựng từ năm 1968. Để tạo nên kiệt tác độc nhất vô nhị là tháp ốc Bảo Tích, các nhà sư đã phải mất 5 năm thực hiện, từ năm 1995 đến năm 2000 mới hoàn thành. Trải qua thời gian và mưa nắng, những vỏ ốc và san hô ở đây đã nhuốm màu thời gian, tạo cho không gian ngôi chùa một dáng vẻ xù xì nhưng cổ kính.

Mây luồn trên đèo Khau Phạ

Địa danh đèo Khau Phạ (huyện Mù Căng Chải – Yên Bái) không chỉ hút hồn du khách vào mùa nước đổ hoặc lúa chín mà còn đẹp đến độ diễm lệ khi mây đến vờn bay trên núi rừng, ruộng bâc thang và bản làng của người Mông, người Thái.

Theo các chỉ dẫn du lịch của dân phượt, các hãng du lịch lữ hành thì mùa mây Tây bắc chỉ giới thiệu ở các vùng nổi tiếng như Tà Xùa, Mộc Châu (Sơn La), Hoàng Liên Sơn, Y Tý (Lào Cai) nhưng ít nhắc đến vẻ đẹp của mùa mây ở đèo Khau Phạ. Chúng tôi đã có gần 10 năm, mỗi năm 2 lần lên nơi này nhưng để gặp cảnh mây tràn vào bản làng, vào ruộng bậc thang chỉ có một lần duy nhất.
Mùa mây ở đèo Khau Phạ thường xuất hiện từ tháng 10 năm nay đến tháng 3 năm sau.

Người Mông ở bản Lìm Mông xã Cao Phạ cho biết, ở dãy núi Khau Phạ này, mù nhiều hơn mây, có nghĩa là, có những tháng, cả con đèo huyền thoại này chìm trong màn mù khổng lồ, người đứng cách người vài mét là không nhìn thấy nhau.

Núi Bà Rá - Cảnh thiêng hữu tình

Núi Bà Rá nằm trên địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước. Giữa một vùng đồi cây cối rậm rạp nhô lên một ngọn núi cao tạo cho Bà Rá một vẻ đẹp hùng vĩ. Với độ cao 723m, núi Bà Rá là một trong 3 ngọn núi cao nhất Nam bộ.

Nhà bia và đền tưởng niệm các chiến sĩ, quân dân đồng bào đã hy sinh trong kháng chiến ở khu vực Bà Rá được xây dựng tại đồi Bằng Lăng

Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, do có địa hình hiểm trở nên núi Bà Rá là căn cứ hoạt động của những chiến sĩ cách mạng và ghi dấu nhiều chiến công anh dũng kiên cường của quân và dân Phước Long xưa.

Thiền viện Giác Tâm, TP. Hạ Long

Đến với tỉnh Quảng Ninh nơi mảnh đất huyền thoại miền Đông Bắc của Tổ quốc, với các điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, Quảng Ninh có nhiều công trình tâm linh nổi tiếng nhưng có thể nói vùng đất thiêng này là nơi cội nguồn của Thiền phái Trúc Lâm Tam tổ.

Quảng Ninh có 2 Thiền viện: Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử nằm trong khu danh thắng quốc gia Yên Tử, và Thiền viện Trúc Lâm Giác Tâm (hay còn gọi là chùa Cái Bầu) được tọa lạc tại xã Hạ Long, huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Đây là một ngôi thiền viện nằm rất xa khu dân cư, địa thế tuyệt đẹp tọa sơn hướng thủy, tựa lưng vào núi, minh đường hướng mặt ra vịnh Bái Tử Long mênh mông sóng nước. Có thể nói, đây là một trong số ít những ngôi chùa có địa thế phong thủy, và kiến trúc tuyệt vời với tất cả sự ưu đãi của tạo hóa và con người.

18 thg 11, 2021

Chùa Vạn Linh núi Cấm - Hơn mười năm trước và bây giờ

Năm 2007, tui có dịp lên núi Cấm. Lúc đó chùa Vạn Linh mới an vị tượng Phật được vài năm (từ 2003). Thiệt tình, lúc đó ngôi chùa không gây ấn tượng gì lắm với tui, ngoài việc nhận định rằng đây là ngôi chùa khá bề thế trên núi. Hình ảnh chùa lúc đó là đây:

Ngôi chánh điện

Nhìn xa, ta thấy tòa tháp Bảo Các Quan Âm (cao 40 met) và các ngôi tháp khác. Điều dễ thấy là xung quanh chùa còn nhiều cây rừng và những bãi đất chưa xây dựng.

Mùa rươi qua phố

Rươi chưa chế biến và rươi trong miếng chả là hai thực thể hoàn toàn khác nhau, một thứ lành lạnh, tanh tanh còn một thứ có hương vị quyến rũ tột cùng.

"Tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng năm" - câu khẩu quyết vốn được dân nghiện ăn rươi thuộc nằm lòng. Đây là câu nói để nhắc về những ngày có rươi, một món ăn rất đặc biệt của vài tỉnh miền Bắc.

Năm nay mùa đông miền Bắc đến sớm. Tháng 10 Âm lịch, hương thơm của rươi đã bay đầy những mảnh vỉa hè khuất nẻo của Hà Nội. Đi chầm chậm trên những con đường, thật may mắn khi "va" phải một quầng hương quyến rũ, đột nhiên hiện ra ngay trước mũi. Mùi hương đó không thể lẫn vào đâu vì hiếm khi xuất hiện: mùi chả rươi.

Rươi sống là thứ mà nhiều người thấy rùng mình.

Mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước

Có lần biết tôi là dân Quảng Nam nên bạn tôi cắc cớ hỏi: Ủa, mì Quảng là đặc sản ở Quảng Nam, phải làm từ bột mì sao làm từ bột gạo? Mì Quảng là món ăn đặc trưng của người Quảng Nam mà sao người dân Quảng Ngãi cũng nấu ngon vậy? Tôi chột dạ, bởi mình dân Quảng Nam chính gốc mà cũng “không rành” mấy chuyện này. Tôi bèn đem những thắc mắc này đến hỏi bà Lư Thị Phu, chủ quán mì Quảng Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài), địa chỉ được cho là bán mì Quảng “ngon nhứt” Bình Phước hiện nay.

“Cái xứ ni bán mì quảng ngon nè”

Bà Lư Thị Phu (SN 1958), quê ở xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Năm 20 tuổi, từ một lần chỉ dạy của người chị “mê ăn mì Quảng”, bà Phu bén duyên với nghề nấu ăn. Lúc bắt đầu “lấy nghề nấu mì Quảng làm nghiệp”, nồi nước lèo của bà chỉ vỏn vẹn vài lát thịt heo, vài con tôm bạc nhưng rất được lòng khách hàng. “Lúc đó chưa có trứng cút, gia vị chưa đủ đầy như bây giờ, hơn nữa giá chỉ 5.000 đồng/tô nên phù hợp túi tiền, khách thích, ăn cảm thấy ngon” - bà Phu kể.

Bà Lư Thị Phu, chủ quán Hương Quê (đường Hùng Vương, TP. Đồng Xoài) phục vụ khách ăn mì Quảng

Linh Sơn cổ tự - ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Vũng Tàu

Một trong những ngôi chùa được nhiều du khách truyền tai nhau “phải ghé thăm” khi đến Vũng Tàu là Linh Sơn cổ tự.

Cổng chùa Linh Sơn cổ tự.

Linh Sơn cổ tự còn có tên gọi khác là chùa Phật Vàng (người Pháp gọi là Golden Buddha Statue) được khởi dựng trên sườn Núi Nhỏ từ những năm đầu của thế kỷ 20. Năm 1919, người Pháp xây dựng các công trình hoa tiêu và hải đăng phục vụ cho công cuộc chinh phục thuộc địa, buộc nhà chùa phải di dời xuống chân Núi Nhỏ.

Quan Âm Các - nơi gác lại muộn phiền

Tọa lạc tại hẻm 542, đường Trần Phú, phường 5, TP.Vũng Tàu, chùa Quan Âm Các ẩn mình giữa rừng cây trên lưng chừng núi. Đây là một trong những địa chỉ hành hương nên đến của phật tử và du khách đến Vũng Tàu.

Lối vào chùa Quan Âm Các.

Chùa có địa thế tuyệt đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng biển về phía cảng Bến Đình. Nơi đây nắng gió chan hòa, cây cối xanh tươi, khung cảnh thanh bình êm ả. Không gian yên ắng tĩnh mịch. Tiếng chim kêu ríu rít hòa trong tiếng mõ tụng kinh ngân nga vang lên giữa núi rừng tĩnh lặng, thật phù hợp cho những người tu thiền.

Theo dấu chân tiên

Suối Đá - Suối Tiên thuộc thôn Chu Hải, xã Tân Hải, TX. Phú Mỹ. Với phong cảnh sơn thủy hữu tình, không khí trong lành, nơi đây trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách.

Vẻ đẹp hoang sơ của thác, hồ Suối Đá - Suối Tiên.

Từ TP.Bà Rịa theo quốc lộ 51 hướng về TP.Hồ Chí Minh khoảng 5 km, đến gần nhà thờ Chu Hải, sẽ có con đường bê tông dẫn vào Suối Đá - Suối Tiên. Dù được gọi bằng 2 cái tên khác nhau: Suối Đá và Suối Tiên nhưng thực chất, đây lại là một dòng suối bắt nguồn từ đỉnh núi Dinh. Dòng nước cao gần 500m đổ từ trên núi Dinh xuống chia thành 2 tầng khác nhau, tầng trên người ta gọi là Suối Tiên, còn tầng dưới được gọi là Suối Đá.

Ngôi chùa phước thiện giữa lòng phố biển

Hưng Thắng Tự (112, Trần Phú, phường 5, TP. Vũng Tàu) không chỉ được biết đến là danh thắng hút hồn du khách mà còn nổi tiếng với vườn thuốc nam và những bài thuốc gia truyền, chữa bệnh miễn phí cho người dân.

Trong khuôn viên chùa có phòng khám Hưng Thắng Tự chuyên bốc thuốc, chữa trị bệnh miễn phí cho người dân. Trong ảnh: Lương y Lê Thanh Tốt (bên phải) giới thiệu về cây thuốc từ bi.

Hưng Thắng Tự có địa thế tuyệt đẹp, lưng tựa núi, mặt hướng biển. Tọa lạc trên khuôn viên 129.800 m2, ngôi chùa hài hòa với thiên nhiên. Với vị trí độc đáo, thơ mộng và yên bình, chùa thu hút nhiều khách tham quan. Đặc biệt hơn, Hưng Thắng Tự còn có vườn thuốc nam và phòng mạch phước thiện khám, chữa bệnh miễn phí cho người dân trong và ngoài tỉnh.

15 thg 11, 2021

Thăng trầm chùa Vạn Linh trên núi Cấm

Khi đi cáp treo lên đến khu hành hương trên núi Cấm, những điểm nhấn mà khách hành hương quan tâm đến là tượng Phật Di Lặc, chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh - bên cạnh đó là hồ Thủy Liêm như là cái nền cho khung cảnh.

Ngoài tượng Phật Di Lặc là công trình quá nổi bật mà mọi người đều quan tâm thì kiến trúc được chú ý đến nhất chính là chùa Vạn Linh - chớ không phải chùa Phật Lớn, dù rằng so với chùa Phật Lớn thì chùa Vạn Linh là... phận đàn em, vì ra đời sau - nhờ ở quy mô của chùa, và nhất là tháp chùa cao nổi bật giữa cảnh sơn thủy hữu tình. Trong hầu hết các ảnh chụp toàn cảnh khu vực này của núi Cấm, chùa Vạn Linh đều nổi bật giữa nền trời nước bao la.

Chùa Vạn Linh (bên trái) và tượng Phật Di Lặc là 2 điểm nhấn nổi bật trên núi Cấm. Ảnh: Báo Nhân dân

Chinh phục 'đỉnh Everest xứ Lạng'

Háo hức, trầm trồ, sợ hãi, chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục đỉnh Phia Pò.

Nhắc đến Lạng Sơn, chắc hẳn ai cũng nhớ đến câu "Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa/ Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh" với những địa danh đều là điểm đến được khách du lịch quan tâm từ lâu. Thời gian gần đây, xứ Lạng còn thu hút du khách ngắm băng tuyết vào mùa đông tại đỉnh Mẫu Sơn. Ẩn chứa nhiều giai thoại, cũng như được biết đến là nơi có khí hậu khắc nghiệt vào mùa đông, đối với nhiều người, Mẫu Sơn là địa điểm chỉ nghe đến cũng đủ thấy "thử thách".

Trong quần thể Mẫu Sơn, Phia Pò, hay còn gọi là đỉnh Núi Cha, cao nhất với 1.541 m. Đây là địa điểm trekking còn mới mẻ với nhiều du khách nên giữ được vẻ đẹp hoang sơ. Độ cao không quá lớn nhưng cung đường hiểm trở, đa dạng địa hình nên Phia Pò được đánh giá là cung trekking tương đối khó. Háo hức, trầm trồ, sợ hãi và chiến thắng bản thân là những cảm xúc khi chinh phục được "đỉnh Everest xứ Lạng".

Cảm xúc dâng trào với cung đường trekking lên "đỉnh Everest" xứ Lạng. Ảnh: Duy Nghĩa

Dốc đá như 'Ai Cập cổ đại' ở Gia Lai

Dốc Vạn Long với những vách đá có hình thù đặc biệt là địa điểm ít du khách biết đến khi tới vùng đất Tây Nguyên.

Lê Thúy Huyền, sinh năm 1999, mẫu ảnh tự do cùng nhiếp ảnh gia Phạm Công Quý khi đi nghiên cứu các điểm chụp hình tại Gia Lai để khai thác, quảng bá du lịch đã thấy một dốc đá với địa hình lạ và độc đáo. Đó là dốc Vạn Long, nằm ở làng Pliết Kte, H' Bông, huyện Chư Sê. Đây là đoạn dốc mà bà con địa phương hay đi qua để lên rẫy hằng ngày.

Dốc đá Vạn Long có hình thù và màu sắc đặc biệt. Ảnh: Phạm Công Quý

Vẻ đẹp rêu phong của Dinh Tỉnh trưởng hơn 100 tuổi ở Đà Lạt

Dinh Tỉnh trưởng là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, lâu đời được Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ XX nằm trên một ngọn đồi cao giữa trung tâm Đà Lạt, được bao quanh bởi một rừng cây cổ thụ.


Khi nhắc đến những công trình kiến trúc cổ, các dinh thự lâu đời ở Đà Lạt, người ta sẽ nhớ đến Dinh Bảo Đại, Lăng Nguyễn Hữu Hào hay biệt điện Trần Lệ Xuân. Nhưng ít ai biết đến sự tồn tại của Dinh Tỉnh trưởng, một công trình kiến trúc có tuổi đời hơn 110 năm, nằm trên một ngọn đồi cao ở trung tâm xứ sở sương mù. 

Bồ Đề - Ngôi chùa gắn với điển tích trong đạo Phật

Tọa lạc ở số 25, Vi Ba, phường 1, TP. Vũng Tàu, chùa Bồ Đề nổi bật giữa núi rừng bao la, hướng ra vùng biển Bãi Trước rộng lớn. Ngôi chùa được đặt theo tên của một loài cây gắn với điển tích quan trọng trong cuộc đời Đức Phật.


Cây bồ đề có tên khoa học là Ficus Religiosa. Theo các điển tích về Phật giáo, cây bồ đề đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật. Đức Phật đã ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề và từng bước giác ngộ được các giáo lý của Phật giáo. Vì vậy, cây bồ đề được trồng khắp nơi trên thế giới và tượng trưng cho may mắn.

Chùa Đức Hạnh, Bình Phước

Thuộc địa bàn thôn Phước Sơn, xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, chùa Đức Hạnh được nhiều du khách thập phương biết đến không chỉ có lối kiến trúc độc đáo từng giữ 2 kỷ lục Việt Nam mà còn bởi những việc làm ý nghĩa, hành động đẹp của trụ trì đại đức Thích Minh Hậu.

Giữ 2 kỷ lục Việt Nam

Đại đức Thích Minh Hậu, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Bù Gia Mập, trụ trì chùa Đức Hạnh cho biết: Chùa thành lập năm 1992 do các phật tử địa phương xây dựng. Lúc đầu, chùa được làm đơn giản, thô sơ, mộc mạc bằng ván, mái lợp tôn và không có người trông coi. Năm 2001, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cử tôi về làm trụ trì. Ngôi chùa đang bị xuống cấp. Chùa đã vận động các phật tử đóng góp tu sửa, nâng cấp. Từ kinh phí đóng góp 6 tỷ đồng, năm 2008, tôi xin phép trùng tu toàn bộ hạng mục công trình, do những nghệ nhân đến từ tỉnh Tây Ninh thực hiện. Nét sáng tạo, độc đáo của ngôi chùa là sử dụng vật liệu tự nhiên, khai thác tại chỗ ở địa phương, trong đó chất liệu chính là đá.

13 thg 11, 2021

Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm

Có lẽ hầu hết người du lịch lên núi Cấm đều có mục đích quan trọng là chiêm ngưỡng tượng Phật Di Lặc khổng lồ tại đây, và tất nhiên là chụp ảnh lưu niệm dưới chân tượng. Bài viết về tượng Di Lặc rất nhiều và cung cấp rất nhiều thông tin nên tui không đăng lại nữa, ở đây chỉ xin đăng một số hình ảnh những lần viếng thăm để ghi lại kỷ niệm, cùng một vài cảm nhận nho nhỏ.

Tượng Phật Di Lặc núi Cấm 2021. Ảnh: PHN

Bí mật lịch sử đầy bi tráng của hải đăng Lý Sơn

Nhiều du khách ghé thăm hải đăng Lý Sơn khi có dịp khám phá hòn đảo du lịch nổi tiếng của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng không phải ai cũng biết về những tháng ngày bi tráng từng diễn ra ở ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam này.

Nằm ở xã Lý Hải, hải đăng Lý Sơn là một công trình gắn với nhiều sự kiện lịch sử của đảo Lý Sơn nói riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung. Theo các tư liệu, hải đăng được người Pháp đưa vào hoạt động năm 1898, nằm dưới sự quản lý của Sở Đèn pha

Chùa Hải Vân - Điểm đến của nhiều du khách

Lưng tựa vào Núi Nhỏ, mặt hướng ra biển Bãi Dứa tạo nên phong cảnh ngoạn mục, chùa Hải Vân (đường Hạ Long, phường 2, TP. Vũng Tàu) là điểm đến quen thuộc của nhiều du khách khi đến thành phố biển.

Cổng chùa Hải Vân hướng nhìn từ đường Hạ Long.

Đầu Xuân, từ Bãi Sau, đi theo đường Hạ Long hướng về Bãi Dứa, chúng tôi lên chùa Hải Vân viếng cảnh. Gió Xuân lồng lộng, hương Xuân còn vương vấn trên cảnh sắc ven đường. Khung cảnh thơ mộng, một bên là biển cả bao la, một bên là vách núi. Chùa Hải Vân nằm trên triền núi, nhưng cổng chùa được xây dựng ngay mặt đường Hạ Long, dưới chân Núi Nhỏ.

Bến Lộc An - Hát mãi bản hùng ca về Đoàn tàu không số

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Bến Lộc An là nơi tập kết vũ khí, đạn dược, góp phần làm nên con đường Hồ Chí Minh huyền thoại trên biển. Ngày nay, nơi đây lại trở thành địa điểm thu hút khách du lịch muốn tìm lại dấu ấn của tinh thần yêu nước, ý chí quật cường, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của những chiến binh Tàu không số.

Bến Lộc An hiện là “địa chỉ đỏ” ghi dấu tích lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Khung cảnh thần tiên ở Lảo Thẩn

Biển mây trắng bồng bềnh giăng kín 4 phương khiến Anh Chiêm ngỡ như đang mơ, về thành phố cả tuần vẫn còn cảm giác lâng lâng.


Ngày 25-26/10, anh Nguyễn Anh Chiêm (Hà Nội) cùng vợ và 4 người bạn có chuyến trekking, săn mây ở núi Lảo Thẩn, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai. Di chuyển bằng xe riêng, cả nhóm xuất phát từ 2h sáng và có mặt ở chân núi Lảo Thẩn lúc 10h. Sau khi nghỉ một tiếng, nhóm bắt đầu leo núi.