30 thg 10, 2020

Xím Vàng mùa táo mèo chín rộ

Cũng giống như chè shan tuyết ở xã Tà Xùa, nổi tiếng bởi hương vị đậm đà và hương thơm đặc trưng nơi non cao, khí hậu lạnh, quả Sơn Tra ở Xím Vàng cũng được coi là nông sản ngon nhất ở huyện Bắc Yên (Sơn La). Ai lên Xím Vàng mùa quả chín đều không quên mua một vài cân táo mèo làm nguyên liệu, tự tay ngâm cho mình bình rượu táo, thức uống thơm dịu, càng uống càng ngọt càng say. 

Chỉ cách trung tâm huyện 32km, Xím Vàng là xã vùng cao của huyện Bắc Yên, nơi có địa hình đồi núi chia cắt phức tạp với 100% bà con dân tộc Mông sinh sống. Xím Vàng cũng như các xã vùng cao khác ở huyện Bắc Yên, quanh năm có sương mù bao phủ, thời tiết khắc nghiệt nên cây táo mèo được coi là cây ăn quả chủ lực, xóa nghèo bền vững cho đồng bào. Đó là lý do mà cây táo mèo dường như là một phần của vùng đất này khi rất nhiều gia đình trồng táo ở ngay trong vườn, trước cửa nhà... Đây cũng là nơi được coi là một trong những xã có diện tích trồng táo mèo lớn nhất huyện Bắc Yên.

Vẻ đẹp uy nghi của chùa Hang

Đến với chùa Hang (Bình Thuận) du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp uy nghi của kiến trúc mà còn được thả mình trong không khí thanh tịnh chốn cửa Phật, với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ. 

Mang đậm giá trị lịch sử 

Chùa Cổ Thạch còn gọi là chùa Hang hay chùa Đá Cổ nằm trong khu du lịch Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 100 km về phía Bắc, cách thị trấn Liên Hương 8 km về phía Đông, là một quần thể kiến trúc Phật giáo được xây dựng dựa vào núi, nằm san sát các hang đá trong khu vực hơn 2.000
 m2, phía Đông Nam liền kề với biển Đông, ba mặt còn lại thì giáp rừng núi và những dải đá nguyên sinh tuyệt đẹp. 

Tại cổng tam quan, lối dẫn vào chính điện là tượng hai linh vật voi và hổ hộ pháp phía trước. 

Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do nhà sư Bửu Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế ở năm Minh Mạng thứ 16 (1835) lập nên để sống cuộc đời tu hành, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong thời loạn lạc. Và sau hơn 100 năm tuổi thọ, qua nhiều lần trùng tu, sửa sang lại, ngôi chùa không chỉ rộng lớn, khang trang hơn mà còn được công nhận là di tích, thắng cảnh quốc gia vào năm 1996 cũng như thu hút rất nhiều người từ khắp nơi về hành hương và tham quan mỗi năm. 

Cồn Hô – Điểm du lịch sinh thái mới hấp dẫn ở Trà Vinh

Cồn Hô thuộc xã Mỹ Đức, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh là một Cồn nhỏ nằm giữa lòng sông Cổ Chiên. Với diện tích 25 ha, được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế, giúp cho Cồn Hô trở thành “viên ngọc thô” để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm khám phá. 

Cồn Hô xanh mát 

Cách cầu Cổ Chiên gần 15km đường bộ (quốc lộ 60 đoạn đường từ Tp. Bến Tre đi Trà Vinh) và cách xã Đức Mỹ hơn 1km đường thủy, từ bến đò xã Mỹ Đức, sau khoảng 5 phút di chuyển, Cồn Hô dần hiện ra với những hàng dừa xanh mát. 

Vẻ đẹp của Làng Hoa Kiểng Cái Mơn – Chợ Lách – Bến Tre

Làng hoa kiểng Cái Mơn không chỉ là địa điểm du lịch Bến Tre lý tưởng cho khách tham quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của muôn hoa khoe sắc cứ mỗi độ xuân về, mà còn tìm hiểu được thêm kỹ thuật chăm bón hoa của người dân địa phương. Họ là những nông dân, nghệ nhân với bàn tay khéo léo, cần mẫn đã làm ra những sản phẩm hoa kiểng độc đáo để làm đẹp cho mùa xuân, làm đẹp cho đời. 

Những người nông dân tất bật thu hoạch hoa 

Huyện Chợ Lách là vùng đất mang nặng phù sa, thời tiết mát mẻ, sông nước êm đềm, rất thích hợp với mô hình trồng hoa kiểng. Trong đó, Làng hoa Cái Mơn là tên gọi chung cho các xã tập trung trồng nhiều hoa như: Vĩnh Thành, Long Thới, Phú Sơn…Đây là một trong hai vựa hoa lớn nhất cùng với làng hoa Sa Đéc – tỉnh Đồng Tháp chuyên cung cấp hoa tết trong vùng và các tỉnh lân cận. 

28 thg 10, 2020

Hai ngôi chùa lập kỷ lục ở Bình Dương

Chùa Hội Khánh có bức tượng Phật nằm lập kỷ lục châu Á, còn chùa Tây Tạng sở hữu pho tượng làm bằng tóc lớn nhất Việt Nam.


Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.

Công trình này nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".

Di tích Bến Vàm Lũng – Điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển

Di tích lịch sử Bến Vàm Lũng cách TP. Cà Mau gần 100 km theo hướng Quốc lộ 1 về phía Nam, thuộc khóm 8, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển. Đây là nơi ghi nhận những chiến công thầm lặng của các chiến sĩ trên “Đoàn tàu không số” đã vượt hàng ngàn kilomet đường biển, chuyên chở vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lập nên kỳ tích đường Hồ Chí Minh trên biển. 

Tượng đài Bến Vàm Lũng – Đường Hồ Chí Minh trên biển. 

Vãn cảnh Chùa Nổi – Cổ Sơn Tự – Long An

Chùa Cổ Sơn người dân thập phương quen gọi là Chùa Nổi, tọa lạc tại ấp Cả Bản xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Chùa Nổi không lớn, kiến trúc đơn giản nhưng luôn đông khách thập phương vì nơi đây được xem là chốn thuần khiết cho đời sống tín ngưỡng, tâm linh và mang đậm nét văn hóa cổ xưa. 

Chùa Nổi trầm mặc soi mình bên dòng Vàm Cỏ Tây 

25 thg 10, 2020

Nhà thờ hơn 100 tuổi nằm trên mỏm núi hình con rùa

Nhà thờ cổ ở thôn Đồng Chiêm (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Ngay trước cửa nhà thờ có đôi nghê đá quay mặt ra ngoài. 

Nhà thờ Đồng Chiêm (An Phú, Mỹ Đức, Hà Nội) được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Anh Lượng - Bí thư chi bộ thôn Đồng Chiêm cho hay, xưa kia khu đất xây dựng nhà thờ vốn là ngọn núi đá. Người xây dựng nhà thờ này là người Pháp. Ông sang Việt Nam truyền giáo. 

Về Vĩnh Long thăm ngôi nhà dừa độc đáo

Nằm giữa cù lao sông nước, căn nhà toàn bằng dừa của của vợ chồng ông Dương Văn Thưởng và bà Nguyễn Ngọc Giác ngụ tại ấp Hòa Quý, xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã gây không ít ngỡ ngàng khi du khách đến đây tham quan. 

Toàn cảnh ngôi nhà 

Vốn sinh ra ở miền Tây sông nước, từ nhỏ ông Thưởng đã gắn bó với những hàng dừa thân thuộc của quê hương. Cũng từ đó, gia đình ông Thưởng ấp ủ ý tưởng xây dựng một ngôi nhà theo kiểu Nam Bộ truyền thống bằng chất liệu quen thuộc của làng quê mình, đó chính là gỗ dừa. 

Đình Thần Thường Thạnh (Đình Nước Vận) ở Cái Răng – Cần Thơ

Đình thần Thường Thạnh được xây dựng vào năm 1823, tọa lạc bên rạch Cái Răng thuộc phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ. Đình thần Thường Thạnh có kiến trúc độc đáo vừa theo kiểu phương Đông truyền thống, vừa chịu ảnh hưởng của kiến trúc phương Tây. Sự kết hợp hài hòa đó đã tạo cho công trình một dáng vẻ riêng vững vàng, cân đối, gần gũi với thiên nhiên và tâm hồn người Việt trở thành địa điểm du lịch Cần Thơ hấp dẫn. 

Đình thần Thường Thạnh 

Nét truyền thống đặc sắc trong sinh hoạt gia đình người Thái ở Nghệ An

“Mẹ ngồi đầu sàn kéo sợi, xe tơ/Bố ngồi bên cửa sổ, đan chài”- đó là hình ảnh đặc trưng về sinh hoạt trong gia đình người Thái, đã được nhắc đến nhiều trong văn học dân gian. Chả thế mà một trong những câu hát đầu tiên các cô gái khi hát đối giao duyên với các chàng trai, thường là: “Khi anh dậy anh đi, mẹ ta có ngồi đầu sàn kéo sợi?/ Bố ta có ngồi bên cửa sổ đan chài?”. 

Phụ nữ Thái nổi tiếng với công việc dệt thổ cẩm, thêu thùa. Ảnh: Đình Tuân 

24 thg 10, 2020

Kinh tế và văn hóa xứ Nghệ thời Hậu Lê

Xứ Nghệ thời Hậu Lê gắn liền với 400 năm lịch sử phức tạp và khắc nghiệt của đất nước. Khó khăn nhiều hơn thuận lợi, nhưng hình như đây là thời kỳ các thế hệ người Nghệ đã định hình phẩm chất của cộng đồng, tích cực tự hoàn thiện mình để trưởng thành, và có nhiều đóng góp quan trọng vào tiến trình lịch sử, văn hóa của dân tộc. 

Nhiều phen binh lửa

Hậu Lê kéo dài từ đầu thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, xen giữa là mấy chục năm của nhà Mạc. Thời kỳ này, xứ Nghệ tiếp tục quá trình tụ cư, không chỉ của người Việt/Kinh từ vùng Bắc Bộ, Thanh Hóa vào mà còn là các tộc người Thái, Mông… từ phương Bắc xuống; là quá trình hình thành tộc người Thổ. Đồng thời là quá trình tiếp tục thiên di vào phương Nam cùng với việc mở mang bờ cõi, nhất thời chúa Nguyễn. 

Thăm Phước Đức Cổ Miếu (Chùa Bang) ở Bạc Liêu

Ngoài điệu Dạ cổ Hoài Lang nức tiếng xa gần và giai thoại về vị Hắc công tử đốt tiền nấu trứng, Bạc Liêu còn thu hút nhiều khách thập phương bởi vẻ đẹp cổ kính của nhiều chùa chiền, miếu trăm tuổi, trong đó không thể không nhắc đến Phước Đức cổ miếu. 

Phước Đức Cổ Miếu – Chùa Bang 

Phước Đức Cổ Miếu hay còn gọi là chùa Bang tọa lạc tại số 74 đường Điện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu. Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa sống ở Bạc Liêu. Du lịch Bạc Liêu, đến thăm Phước Đức Cổ Miếu bạn sẽ tận mắt thấy được kiến trúc đặc biệt của người Hoa cổ. 

Vãn cảnh Chùa Giác Hoa (Chùa cô Hai Ngó) – Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa hay còn gọi là chùa cô Hai Ngó tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi. Có dịp du lịch Bạc Liêu, đến vãnh cảnh chùa, thoạt đầu nhìn vào ai cũng ngỡ là ngôi nhà cổ hoặc một công thự thời thuộc địa ở Nam Kỳ. Chính điều này đã tạo nên sự mới lạ, đặc sắc trong kiến trúc của ngôi chùa. 

Cổng chùa 

Chùa được xây dựng từ năm 1919 do bà Huỳnh Thị Ngó, sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có tiếng ở Bạc Liêu vào cuối thế kỷ XIX hiến tiền, đất để dựng nên dân gian thường gọi là Chùa Cô Hai Ngó.

23 thg 10, 2020

Thạch Động – Nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh

Thành phố Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách bởi vẻ đẹp nên thơ, hữu tình. Vùng đất biên thùy nơi cực Nam Tổ quốc này hội tụ nhiều danh thắng nổi bật ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thạch Động là một trong “Hà Tiên thập cảnh” chứa đựng những câu chuyện huyền bí, kỳ lạ luôn khêu gợi trí tò mò của du khách gần xa. Năm 1989, thắng cảnh này đã được xếp hạng di tích cấp Quốc gia.

Cổng chào 

Thạch Động là một khối đá vôi cao khoảng 50m thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4km. Do nằm bên quốc lộ 80 và cách biên giới nước bạn Campuchia chỉ khoảng 3km nên nơi đây rất thuận tiện đến trải nghiệm dụ lịch, khám phá kết hợp. 

Chinh phục núi Tà Chì Nhù vào mùa hoa tím

Tháng 10, Tà Chì Nhù không chỉ là điểm săn mây hấp dẫn mà còn thu hút dân leo núi vì loài hoa tím trải khắp các sườn núi.


Một ngày khám phá Cồn Chim

Cồn Chim là điểm du lịch cộng đồng mới phát triển dựa trên cuộc sống thường nhật của người dân theo nguyên lý “thuận thiên”.

Cồn Chim nằm giữa dòng sông Cổ Chiên. Để tới đây, du khách phải đến bến đò Bà Trầm hay còn gọi phà Phước Vinh - Long Hưng; gửi xe tại nhà dân rồi lên đò nhỏ thẳng qua cồn Chim. Hoặc nếu chạy xe máy qua cồn, khách phải lụy phà hai chuyến sang sông.

22 thg 10, 2020

Cháo buffet bình dân ở miền Tây

Thực khách có thể tự chọn nhiều món mặn ăn kèm cháo trắng, cháo dứa hoặc cháo đậu... giá từ 10.000 đồng.

Hơn 23h, chợ đêm Long Xuyên (An Giang) vẫn sáng trưng những xe hàng. Tại đây, phần nhiều là các xe ghi chữ "cháo dứa" như muốn quảng bá vị cháo bán chạy nhất. Không chỉ riêng An Giang, các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu cũng phổ biến món ăn dân dã này.

Nghề nuôi mực lá mùa rong biển

Bộ ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" ở vùng biển Nhơn Hải của Trần Bảo Hòa vừa đạt giải Ảnh Nghệ thuật Việt Nam 2020.


Bộ ảnh “Nghề nuôi mực lá mùa rong biển” do nhiếp ảnh gia người Bình Định, Trần Bảo Hòa thực hiện, ghi lại quá trình thả lưới lấy mực giống từ tự nhiên, bắt cá sống về làm thức ăn cho mực, nuôi mực tại lồng bè và mực trưởng thành được xuất đi.

Trên hình là cảnh thả lưới bắt mực giống tại khu vực tập trung nhiều rong biển ở xã Nhơn Hải, cách trung tâm phố biển Quy Nhơn, Bình Định khoảng 30 km.

Khách sạn 'nhà kính' ở Đà Lạt

Công trình mang phong cách nhà kính cách trung tâm Đà Lạt 4 km, cung cấp dịch vụ lưu trú và quán cà phê cho mọi du khách.

Tổ hợp khách sạn và quán cà phê The LOOP tọa lạc ở đường An Sơn, phường 4, TP. Đà Lạt. Công trình có khuôn viên hình tròn, bao quanh bởi những tấm che trong suốt, mang màu trắng chủ đạo, tựa những nhà vườn trồng cây ở địa phương.

18 thg 10, 2020

Khu di tích Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung – Đồng Tháp

Khu Di tích Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung tọa lạc xã An Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Đây là điểm du lịch Đồng Tháp về nguồn ý nghĩa, khách có thể tham quan phòng trưng bày các tư liệu, hiện vật lịch sử; tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của Tiểu đoàn 502 anh hùng, những trận đánh của quân và dân Đồng Tháp trên đồng nước nổi năm xưa. 

Tượng đài chiến thắng 

Hoàng đế Quang Trung với vùng đất xứ Nghệ

Với vị thế trọng yếu trên bản đồ địa chính trị quân sự Đại Việt hồi thế kỷ XVIII, xứ Nghệ trở thành địa bàn quan trọng trong công cuộc xóa bỏ tình trạng chia cắt, tiến tới thống nhất đất nước của Hoàng đế Quang Trung và nhà Tây Sơn. 

Khởi nghĩa Tây Sơn

Khi các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài tạm thời lắng xuống thì phong trào đấu tranh bạo động chống lại Chúa Nguyễn ở Đàng Trong bùng lên, mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. 

Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, theo Chúa Nguyễn vào Nam khi vượt Lũy Thầy đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (1655) từ đời ông cố là Hồ Phi Long. Ông nội của anh em Nguyễn Nhạc là Hồ Phi Tiễn. Từ đời cha đổi sang họ Nguyễn theo họ của mẹ là Nguyễn Phi Phúc. Cũng có ý kiến cải sang họ Nguyễn là theo họ Chúa. 

Năm Tân Mão (1771), Nguyễn Nhạc lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn (Bình Định). Được sự hưởng ứng của nhân dân quanh vùng nên cuộc khởi nghĩa ngày càng mạnh, trưởng thành nhanh chóng. 

Chùa Ông – Phước Minh Cung ở Trà Vinh

Phước Minh Cung tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ, Phường 2, thành phố Trà Vinh, được xem là một công trình kiến trúc độc đáo tiêu biểu và là một “ bảo tàng mỹ thuật truyền thống” của cộng đồng người Hoa trên địa bàn Trà Vinh. Phước Minh Cung đã được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia vào năm 2005. 

Toàn cảnh Phước Minh Cung 

Vẻ đẹp cổ kính của Chùa Tôn Thạnh ở Long An

Chùa Tôn Thạnh tọa lạc tại ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An. Ngôi chùa có lịch sử hơn 200 năm tuổi, là nơi Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một chí sĩ yêu nước của dân tộc Việt Nam từ năm 1859 – 1861 đã sống và sáng tác bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nổi tiếng. 

Cổng tam quan 

Những món ăn ngon đặc sản Trà Vinh nhất định phải thử

Trà Vinh là vùng đất sinh sống của 3 dân tộc Khmer, Kinh, Hoa nên ẩm thực nơi đây rất phong phú đặc sắc không thể tìm kiếm ở nơi khác. Du lịch Trà Vinh bạn không chỉ được thưởng thức món bún nước lèo, bún suông ngon nức tiếng, những trái dừa sáp dẻo quạnh béo béo mà bạn còn dễ dàng tìm được vô số món ăn dân dã nhưng vô cùng hấp dẫn. Cùng khám phá những món ăn ngon đặc sản Trà Vinh nhất định phải thử khi ghé thăm vùng đất này. 

Bún nước lèo 

Bún nước lèo – tinh hoa của đồng bào dân tộc Khmer, hội tụ những điều độc đáo nhất của một nền ẩm thực Trà Vinh. Món ăn này có sự kết hợp giữa các nguyên liệu như mắm bò hóc, thịt heo quay và các loại rau sống. Nước dùng của bún nước lèo có vị ngọt tự nhiên từ tôm cá đã làm loãng đi độ đậm đặc của mắm bò hóc khiến cho ngay cả người kén ăn, không quen mùi mắm cũng có thể thưởng thức trọn vẹn. 

Bún nước lèo 

17 thg 10, 2020

Khám phá “Thung lũng vàng” Bắc Sơn - điểm đến du lịch cộng đồng xứ Lạng

Nếu như Lào Cai hay Hà Giang nổi tiếng với những bậc thang vàng rực mùa lúa chín thì huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn lại là những cánh đồng lúa bằng phẳng, trải dài ngút tầm mắt. 

Đến với thung lũng Bắc Sơn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng “bức bích họa” về cảnh sắc thiên nhiên mà còn được hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa, ẩm thực độc đáo của cư dân bản địa nơi đây... Bắc Sơn đã trở thành điểm đến du lịch cộng đồng được du khách yêu thích. 

Khung cảnh ngoạn mục của thung lũng Bắc Sơn nhìn từ trên cao.

Những cổ vật Chămpa ở Sài Gòn

Hàng trăm cổ vật của người Chăm, trong đó có ba bảo vật quốc gia được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử TP HCM.

Trong Bảo tàng lịch sử TP HCM dành hẳn một phòng trưng bày hơn 100 cổ vật Chămpa niên đại từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 17. Chămpa là quốc gia cổ của người Chăm, tồn tại ở miền Trung Việt Nam, hưng thịnh nhất vào khoảng thế kỷ 9, 10 rồi suy yếu dần. Quốc gia này chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Ấn Độ giáo; với nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc; nổi bật là các tháp Chăm vẫn tồn tại đến ngày nay.

Bên trong địa đạo được đề nghị là Di sản Thế giới

Địa đạo Củ Chi với hệ thống hầm chằng chịt, dài hơn 200 km sẽ được đệ trình lên UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.


Cách trung tâm TP HCM khoảng 70 km về hướng Tây Bắc, địa đạo Củ Chi (huyện Củ Chi) với hệ thống đường hầm dài hơn 200 km, là cứ địa vững chắc của Khu ủy Quân khu, Bộ tư lệnh Sài Gòn - Gia Định, góp phần không nhỏ vào công cuộc thống nhất đất nước.

Vừa qua, UBND thành phố đã có văn bản ý kiến Bộ Quốc Phòng về chủ trương lập hồ sơ di tích địa đạo Củ Chi trình UNESCO ghi vào Danh mục Di sản Thế giới.

Theo UBND thành phố, địa đạo Củ Chi đáp ứng một số tiêu chí có giá trị nổi bật toàn cầu, tính toàn vẹn và tính xác thực theo hướng dẫn thực hiện Công ước Di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).

Ngày nay di tích địa đạo được bảo tồn ở hai khu vực Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng) và Bến Đình (xã Nhuận Đức), thu hút du khách khi đến TP HCM. Một số đường hầm được cải tạo, mở nắp rộng hơn cho du khách tham quan.

Về miền Tây tự tay làm chocolate

Du khách được tận mắt quan sát quy trình và tự tay làm một thanh chocolate tại miệt vườn Chợ Gạo trong ngày, với chi phí khoảng 300.000 đồng. 


Chị Nguyễn Ngọc Điệp, người sáng lập thương hiệu chocolate Alluvia, mỗi cuối tuần lại hào hứng dẫn từng đoàn khách đi tham quan vườn cacao ở ấp Hòa Mỹ, xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). "Khi nói đến đặc sản tỉnh này, cacao Chợ Gạo nay là một sản phẩm bản địa mới lạ, so với các món trứ danh lâu đời như hủ tiếu Mỹ Tho, bánh giá chợ Giồng, mắm tôm Gò Công...", chị Ngọc Điệp nói. 


Cách TP HCM hơn 90km, vườn cacao này do ông Xuân Ron, cha của chị Ngọc Điệp, gây trồng từ đầu những năm 2000. Cây cacao được trồng xen canh dưới bóng cây dừa và cây chuối, cũng là hai loại trái được sử dụng trong quá trình chế biến thành phẩm chocolate và phục vụ món ăn tại đây.

Cacao trồng trên thổ nhưỡng miền Tây cho ra chocolate có vị khác lạ so với những cây ở vùng khác trên thế giới, và hạt cacao Việt Nam thường được xuất khẩu cho những thương hiệu chocolate nổi tiếng thế giới. Nhận thấy tiềm năng, chị Ngọc Điệp cùng chồng đã bỏ phố về quê, tiếp quản vườn của cha và thành lập xưởng sản xuất chocolate tại chỗ. 


Trái cacao khi chín ngả sang nâu vàng, sẽ được thu hoạch và xử lý để cho ra thỏi chocolate, chị Ngọc Điệp giới thiệu. Du khách được tận mắt quan sát cây, hoa và trái cacao có tuổi đời 5 - 15 năm tại vườn với độ chín khác nhau. 


Khách được nếm trái cacao hái trực tiếp từ cây. Hầu hết du khách đều bất ngờ khi ăn thấy hạt cacao có vị chua và mùi thơm nhẹ, và bắt đầu tò mò quy trình để làm ra thỏi chocolate sẫm màu từ những hạt tươi màu trắng này. 


Theo lời chị Điệp, quy trình "hạt đến thỏi" cần trải qua 7 công đoạn sau khi thu hoạch trái gồm ủ hạt, phơi khô, rang hạt, nghiền mịn và cuối cùng là hóa lỏng để rót khuôn và gói thành phẩm. Trước khi tham quan, du khách đã được giới thiệu về quy trình sản xuất chocolate khép kín ở xưởng. Tuy nhiên phải tận mắt mắt nhìn từng công đoạn mới có thể hình dung ra, một vị khách cho biết. 


Anh Kelvin (Pháp, sống ở TP HCM 4 năm) cho biết các thành viên trong gia đình đều "nghiện" chocolate. Biết ở Tiền Giang có xưởng sản xuất chocolate, anh đưa vợ con đến vườn cacao Alluvia để tìm hiểu về món ưa thích. "Điệp trực tiếp nếm hạt trước khi đưa cho chúng tôi thử, vì thế tôi tin sản phẩm nơi đây sạch sẽ, an toàn", Kelvin cho biết. 


Sau khi tham quan, các nghệ nhân của xưởng sẽ hướng dẫn cho từng khách tự tay rót khuôn, đóng gói một thanh chocolate và mang về miễn phí. Đây là trải nghiệm đặc biệt thu hút các bạn nhỏ, nhân viên hướng dẫn cho biết. 


Tại khu trưng bày sản phẩm, du khách được mời nếm thử nhiều vị chocolate dạng rắn và lỏng. Alluvia kết hợp "cây nhà lá vườn" với cacao, tạo ra chocolate các vị độc đáo với dừa, ớt, tiêu, gừng, quế, cam... 


Bên cạnh tham quan vườn cacao, du khách còn có thể tham gia các trò chơi dân gian như câu bắt cá đồng, kéo co, hái trái cây, ăn bánh xèo... giữa không gian miệt vườn. 

Tâm Linh
Từ TP HCM, du khách có thể đến vườn cacao Alluvia bằng xe máy, ô tô, hoặc xe khách (85.000 đồng một lượt, gồm xe trung chuyển đưa hoặc đón tận vườn).

Vườn thường hoạt động vào thứ 7, chủ nhật, từ 7h đến 17h. Nhóm khách trên 20 người được chọn ngày tùy ý khi liên hệ trước với chủ vườn.

Phí tham quan và trải nghiệm gồm các mức 200.000 đồng một khách lẻ; 250.000 đồng/khách cho nhóm trên 5 người với phần ăn nhẹ; 350.000 đồng/khách cho đoàn từ 20 người với phần ăn nhẹ và xe đưa đón từ TP HCM.

12 thg 10, 2020

Nơi an nghỉ của anh hùng Lý Tự Trọng

Mộ phần của anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng được xây năm 2011, đặt trong khu tưởng niệm ở xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà.

Anh hùng liệt sỹ Lý Tự Trọng tên thật là Lê Hữu Trọng, sinh năm 1914 tại Thái Lan, nguyên quán ở xã Việt Xuyên, nay là xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà. Trên ảnh là tượng thờ bán thân của ông làm bằng đồng nguyên khối, đặt tại nhà tưởng niệm của khu di tích. 

Năm 1926, tại Thái Lan, chàng trai trẻ là 1 trong 8 người được Hồ Tùng Mậu thay mặt Hội Việt Nam cách mạng thanh niên lựa chọn đưa sang Quảng Châu (Trung Quốc) đào tạo để xây dựng tổ chức cộng sản tại Việt Nam về sau. 

Cuối năm 1926, tại Trung Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã đổi tên Lê Hữu Trọng thành Lý Tự Trọng, đưa vào nhóm "Thiếu niên tiền phong Việt Nam". Ông sau đó được cử đi học, làm liên lạc cho Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu. 

Giữa năm 1929, Lý Tự Trọng được cử về Việt Nam, nhận nhiệm vụ liên lạc, vận động thanh niên để thành lập Đoàn thanh niên cộng sản tại Sài Gòn - Chợ Lớn. Tháng 2/1931, tại cuộc mít tinh kỷ niệm một năm Khởi nghĩa Yên Bái, khi thực dân Pháp ập tới, Lý Tự Trọng rút súng bắn chết mật thám Le Grand để bảo vệ diễn giả Phan Bôi đang diễn thuyết tại quảng trường Laren. Ông lập tức bị địch bắt, giam cầm và tra tấn. Không khai thác được thông tin bí mật, thực dân Pháp mở phiên tòa, kết án tử hình Lý Tự Trọng lúc mới 17 tuổi.

Rực rỡ ánh chiều tà buông trên miền sơn cước

Khoảnh khắc hoàng hôn luôn đẹp lộng lẫy, gợi nhiều cảm xúc và tâm trạng. Trên những miền sơn cước xa vắng, núi rừng trùng điệp, ánh chiều tà buông tạo nên những khung cảnh mỹ lệ, vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. 

Bộ ảnh này là những buổi chiều buông trên những chặng đường miền sơn cước để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc. Mỗi khoảnh khắc hoàng hôn trên núi ở một địa điểm là một sắc thái riêng. Dấu ấn không chỉ là hình ảnh được lưu lại mà cả những trải nghiệm, ký ức để thêm hiểu, cảm, trân trọng vẻ đẹp mà thiên nhiên, cuộc sống ban tặng. 

Chiều buông trên cao nguyên Mộc Châu 

Mộc mạc làng nghề dệt choàng giữa đất sen hồng

Từ bao đời nay, hình ảnh những cô bác nông dân mặc áo bà ba, đầu đội khăn rằn trở nên quen thuộc trên những cánh đồng mênh mông thẳng cánh của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đó cũng là sản phẩm làng nghề truyền thống của chính quê hương Đồng Tháp Mười - làng nghề dệt choàng Long Khánh, xã Long Khánh A, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 

Trăm năm nghề dệt choàng 

Mảnh đất trù phú Đồng Tháp cũng được xếp vào vùng đất trăm nghề của Nam Bộ, nơi có nhiều làng nghề nổi tiếng với tuổi đời cả trăm năm như làng nghề dệt chiếu Định Yên, làng nghề đóng xuồng, ghe Bà Đài, nghề làm bột, trồng hoa kiểng Sa Đéc, làm nem Lai Vung hay nghề dệt choàng Long Khánh... Các nghệ nhân dệt choàng Long Khánh tự hào vì quê hương mình là một trong những làng nghề tiểu thủ công nghiệp tiêu biểu của tỉnh, với những chiếc khăn rằn giản dị đã gắn bó với cuộc sống của những người nông dân thôn quê bao đời. 

11 thg 10, 2020

Lễ rước và thay y trang cho thần vua trong lễ hội Ka Tê

Vào dịp năm mới người Chăm tổ chức lễ hội lớn gọi là lễ hội Ka Tê để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, ông bà tổ tiên và cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Các nghi lễ thiêng liêng thường được diễn ra tại khu đền tháp thờ thần vua. Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ hội này là Lễ rước và thay y trang cho thần vua. Lễ hội được diễn ra trong 3 ngày đầu tháng 7 (theo lịch Chăm), khoảng cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 Dương lịch. 

Nét đời sống tâm linh 

Đối với người Chăm, dù là vua hay là người bình thường, khi chết và trở thành thần linh ít nhất phải có ba bộ trang phục để dùng, (đồng bào gọi là: klau kaya anguei). Trang phục của vua gồm có: mão, áo, váy, dây lưng và giày. Trang phục của nữ thần hay hoàng hậu, công chúa gồm có mão, vòng tay, hoa tai, áo và khăn đội đầu. Ngày xưa, người Chăm sắm đầy đủ trang phục các vua chúa để dâng cúng trong lễ hội Ka Tê. Với lòng thành kính của mình người Chăm không chỉ sắm có 3 bộ trang phục cho vua mà còn có thể nhiều bộ, càng nhiều càng tốt, tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi năm. Trước đây, bộ trang phục của nữ thần hay vua chúa do người dân ở các làng Chăm tiến cúng mỗi dịp tổ chức lễ Ka Tê. Đó là những thứ vải vóc, lụa, hàng thổ cẩm hảo hạng, có hoa văn, màu sắc đẹp. Tuy nhiên, do thời gian, việc bảo quản không tốt, nhiều loại vải, y phục của thần vua đã bị hư hỏng hoặc mấc mác. Y phục xưa cũ của thần vua không còn nữa nên nó được đồng bào thay thế bằng nhiều loại vải vóc mới mua từ các làng dệt thổ cẩm Chăm hiện nay. 

Đoàn rước y trang lên tháp Po Klaong Girai trong hội Ka Tê. 

Nhà sàn Bác Hồ

Nhà sàn trong Khu di tích Phủ Chủ tịch là điểm tham quan không thể bỏ qua đối với người dân và du khách quốc tế mỗi dịp lễ Tết.


Nhà sàn Bác Hồ là kiến trúc bằng gỗ hai tầng, mái ngói, được xây dựng năm 1958. Ngôi nhà có kiến trúc của nhà sàn dân tộc Tày – Thái ở Việt Bắc. Công trình có chiều dài 10.5 m, rộng 6.2 m, cao hai tầng.

Trước khi thiết kế, Bác Hồ trao đổi với kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh rất kỹ về nguyện vọng của mình đối với ngôi nhà. Bác muốn làm ngôi nhà sàn giống như đã ở Việt Bắc; tầng 1 thoáng rộng, tầng 2 có hai phòng, giữa hai phòng có vách ngăn tận dụng làm giá sách, xung quanh có hành lang.

Nhà sàn là nơi ở lâu nhất và cũng là những năm tháng cuối đời của Bác, gắn với nhiều sự kiện quan trọng của đất nước. Đây vừa là di sản kiến trúc, vừa là di sản văn hóa, chứa đựng giá trị tinh thần lớn lao.

Quê hương anh hùng Núp

Làng kháng chiến Stơr ở xã Tơ Tung, huyện K'bang, cách TP Pleiku 70 km về phía Đông, là nơi sinh ra và lớn lên của anh hùng Đinh Núp.

Anh hùng Đinh Núp, sinh năm 1914 ở làng Stơr, đã chỉ huy đội tự vệ đầu tiên của làng với trên 40 người, rồi phát động và lãnh đạo dân làng chống Pháp từ trước cách mạng tháng 8/1945.

Độc đáo nhà sàn Ba Na

Người Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời, có dân số đông thứ hai trong số các dân tộc thiểu số tại chỗ (sau người Xê Đăng) ở tỉnh, địa bàn cư trú tập trung ở quanh thành phố Kon Tum và một phần ở các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy... Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na ở Kon Tum có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc, trong đó nhà sàn là một di sản văn hóa độc đáo. 

Thoạt nhìn bề ngoài, nhà sàn của người Ba Na cũng giống như nhà sàn của những DTTS tại chỗ khác, nhưng tìm hiểu kỹ thì mới biết nhà sàn của người Ba Na lại có những nét độc đáo riêng. 

Để tìm hiểu kỹ hơn về nhà sàn của người Ba Na, chúng tôi tìm gặp anh A Nhưk - một thợ chuyên làm nhà sàn ở làng Kon Xăm Lũ (xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy). 

Nhà sàn truyền thống ở làng Kleng

Trải qua bao thăng trầm của cuộc sống cùng sự phát triển của xã hội, nhiều hộ dân người Gia Rai ở làng Kleng (thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy) vẫn gìn giữ được bản sắc riêng, sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình. Xen kẽ với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố bằng gạch và xi măng là những ngôi nhà sàn được làm bằng gỗ theo lối kiến trúc truyền thống của người Gia Rai góp phần tô đẹp thêm cho ngôi làng. 

Ngồi bên bếp lửa ở góc nhà sàn, bà Y Chép (56 tuổi) vừa địu đứa cháu ngoại đang ngủ trên lưng vừa chuẩn bị bữa cơm chiều cho gia đình. Bà cặm cụi lấy tay vun củi cho ngọn lửa cháy đều. Bên hơi ấm từ bếp lửa, đứa cháu ngoại của bà cũng ngủ ngoan hơn. 

Ngôi nhà sàn này đã gắn bó với bà Y Chép cùng các thành viên trong gia đình hơn 26 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa khu vườn rộng với nhiều cây xanh xung quanh, được thiết kế theo kiểu nhà sàn truyền thống của người Gia Rai gồm 3 phần: nhà chồ (phần hiên phía trước) dài 4m, rộng 3m; nhà ngang (7 gian) dài 14m, rộng hơn 4m và nhà nhỏ phía sau dài 4m, rộng 4m. 

Ngôi nhà có phần sàn cao hơn mặt đất khoảng 1,5m. Phần khung chính của ngôi nhà được làm từ gỗ cà chít; phần khung cửa được làm bằng gỗ bò ma và những tấm ván sàn được làm từ gỗ pờ lũ. Đây đều là những loại gỗ quý, có ưu điểm nhẹ và chống mối mọt rất tốt, thường được người Gia Rai sử dụng để dựng nhà ở, làm kho lúa và nhà rông cho làng. 

Gỏi đọt bí thịt gà của người Ê đê

Gỏi đọt bí thịt gà là một trong những món ăn lâu đời của người Ê đê trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Là món gỏi nhưng không chỉ việc trộn các nguyên liệu, nêm nếm gia vị vào món ăn mà cách chế biến của gỏi đọt bí thịt gà có phần đặc biệt, mang đậm màu sắc văn hóa ẩm thực riêng biệt của đồng bào Ê đê. 

Dây bí đỏ được bà con trồng trong vườn. Quả và đọt bí đều có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã hấp dẫn. Đọt bí là phần ngọn của dây bí đỏ. Từ lâu, loại rau này được đồng bào các dân tộc chế biến thành nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon như đọt bí luộc, đọt bí xào, đọt bí nấu canh thụt,… 

Món gỏi đọt bí thịt gà 

Chiếc khiên của người M'nông

Từ xa xưa, đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M'nông nói riêng đã biết chế tạo nhiều công cụ, vật dụng để săn bắt thú rừng và chống kẻ thù như nỏ, xà gạc, cung tên, khiên… Trong đó, chiếc khiên vừa là dụng cụ che chắn cho người sử dụng vừa là binh khí quan trọng khi chiến đấu. 

Khiên của người M’nông có hình dáng chiếc nón, màu nâu đen, có đường kính chừng 70 cm và được chia thành hai phần: thân khiên, tay cầm và hoa văn trang trí. Thân khiên có hình chóp nón, được người thợ đục đẽo từ một cây gỗ nguyên thân có độ đày trung bình 2 cm. Tay cầm có hình dấu ngoặc kép được gắn vào chính giữa lòng chiếc khiên có tác dụng giúp cho người cầm khi chiến đấu hoặc sử dụng. 

Chiếc khiên của người M'nông 

Hấp dẫn canh chua lá R’jă của người M’nông

Người M’nông trên địa bàn Đắk Nông có món canh chua lá R’jă vô cùng độc đáo. Nếu thưởng thức bát canh chua lá R’jă nóng hổi, cay dịu cùng cơm nóng, chúng ta như được hít hà trọn vẹn hương vị của núi rừng Tây Nguyên. 

Cây R’jă mọc tự nhiên trong rừng, thuộc loại thân gỗ, cao đến trên 10m. Cây nhiều tuổi mới ra hoa, cho quả. Lá có phiến mỏng, hình trái xoan ngọn giáo, đầu nhọn sắc, tựa như lá trà, mặt trên có màu sáng hơn, dài 3,5 - 10 cm, rộng 2 - 5 cm. 

Món canh chua lá R’jă nấu cá suối của người M'nông 

Vườn cao su 112 năm tuổi của người Pháp còn sót lại ở Việt Nam

Vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng thử nghiệm ở Việt Nam đã bước sang tuổi 112 và đang được giữ gìn, bảo tồn. Nhiều "cụ" cây có đường kính 1-3 mét, cao hàng chục mét.

Vườn cao su bảo tồn có diện tích 8 ha nằm ở xã Bàu Hàm 2 (huyện Thống Nhất, Đồng Nai). Đây là vườn cao su đầu tiên do người Pháp trồng, còn sót lại ở Việt Nam cho đến ngày nay. Vườn đang được Nông trường cao su Dầu Giây trực tiếp quản lý, bảo tồn. 

9 thg 10, 2020

Món cà đắng giã ớt rừng

Cà đắng giã là món ăn tươi trộn gia vị của đồng bào dân tộc thiểu số Mạ, Ê đê, M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Đây là một món ăn quen thuộc, dễ làm trong đời sống hằng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Tuy giản dị nhưng món ăn đặc trưng, rất ngon và lạ miệng. 

Nguyên liệu và cách chế biến món cà đắng giã của người Mạ, Ê đê, M’nông tương đối giống nhau. Thành phần chính gồm cà đắng, ớt rừng (ớt hiểm), chanh, rau thơm và gia vị. Cà đắng của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh rất đa dạng. Nhiều loại cà đắng mọc tự nhiên trên triền đồi, núi được đồng bào đem về trồng trong vườn nhà. 

Cà đắng tròn được dùng phổ biến trong chế biến món ăn của Mạ, Ê đê, M’nông 

Cà đắng có loại to hơn ngón chân cái của người lớn, hình tròn sọc xanh dọc theo quả; lại có loại cà đắng hình dạng thuôn dài, sọc xanh trắng xen lẫn. Người M’nông có cây cà đắng cho quả to bằng viên bi, không sọc. Người Ê đê có loại cà đắng da trơn, nhẵn, khi già màu vàng ươm. Các loại cà này đều có thể dùng chế biến món cà đắng giã ớt hiểm. 

Món cá xào hoa djam tang của người Ê đê

Sau những cơn mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về, các bụi djam tang (theo tiếng gọi của người Ê đê) mọc trên các dòng sông được phù sa lấp đầy các gốc. Đọt non và hoa bắt đầu vươn mình. 

Từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, cây djam tang kết hoa, đồng bào Ê đê trên địa bàn tỉnh theo các ghềnh đá trên dòng sông Sêrêpốk thu hái hoa djam tang chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vào mùa hoa djam tang, người Ê đê trên địa bàn huyện Cư Jút và Krông Nô tranh thủ chế biến nhiều món ăn đặc sản độc đáo từ hoa djam tang như djam tang xào tỏi, canh chua djam tang, gỏi hoa djam tang, canh cá lăng hoa djam tang,… Cá xào hoa djam tang cũng là một trong những món ăn truyền thống của người Ê đê nơi đây. 

Thơm ngon món cá nướng xào hoa djam tang 

Món canh thụt nấm mối của người M’nông

Nhắc đến canh thụt của người M’nông, nhiều du khách mới chỉ biết tới các nguyên liệu lá bép, đọt mây, cà đắng. Tuy nhiên, người M’nông còn có nhiều nguyên liệu bản địa phối hợp với nhau để nấu món canh thụt vô cùng đặc sắc. Một trong số đó là canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê. 

Canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê là món ăn quen thuộc trong đời sống ẩm thực người M’nông. Các nguyên liệu này cũng bắt nguồn từ tập quán tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên dùng nấu ăn trên nương rẫy của người M’nông. 

Nấm mối, cà đắng, cá trê nướng là nguyên liệu để nấu canh thụt 

Ngày xưa khi đi làm rẫy, người M’nông thường mang theo các dụng cụ bắt cá, bẫy lươn đặt dưới ao, sông, suối. Vào bữa cơm trưa, họ lấy cá, tôm tép hay lươn bắt được để nấu ăn. Nếu có cá trê hoặc lươn, người M’nông hái thêm nấm mối và cà đắng trên đồi nấu món canh thụt độc đáo. 

Hoan Châu - Tiền đồn của Đại Việt

Dưới thời Lý - Trần, Hoan Châu/Nghệ An, từ một miền biên viễn xa xôi, đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc bảo vệ và mở mang bờ cõi đất nước. Giai đoạn này (khoảng 400 năm) cũng đánh dấu những phát triển hưng thịnh về kinh tế, văn hóa của Nghệ An lúc bấy giờ. 

ĐỊA DANH VÀ ĐỊA GIỚI

Thời Lý (1009- 1225), Lý Thái Tổ chia nước thành 24 lộ, phủ, huyện và cuối cùng là hương, giáp. Nghệ An, Thanh Hóa gọi là Trại. Năm Canh Tuất 1010, Hoan Châu và Diễn Châu được xưng là lộ. Năm 1025, Lý Thái Tổ lập trại Đinh Phiên gồm đất từ Nam giới đến Hoành Sơn. Theo một số tư liệu, năm Canh Ngọ (1030), Lý Thái Tổ đổi Hoan Châu thành châu Nghệ An. Năm Tân Tỵ (1101), Lý Nhân Tông lại nâng châu Nghệ An thành phủ Nghệ An. Lúc này Diễn Châu vẫn là một đơn vị hành chính độc lập với Nghệ An. 

Xứ Nghệ với các cuộc kháng chiến chống giặc Minh

Xứ Nghệ vinh dự đã là “kinh đô kháng chiến” của nhà Hậu Trần, là “đất đứng chân” của nghĩa quân Lam Sơn và đóng góp rất nhiều cho các cuộc kháng chiến, cho chiến thắng của dân tộc trước âm mưu xóa tên Đại Việt của giặc nhà Minh (Trung Quốc). 

Năm Canh Thìn (1400), Hồ Quý Ly truất Vua Trần, tự xưng hoàng đế, lập ra nhà Hồ. Mặc dù có nhiều cải cách về chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng nhưng vì huy động quá nhiều tiền của, công sức của dân chúng và ngân khố quốc gia cho việc xây dựng quân đội, thành lũy nên trăm họ oán thán, không phục, không theo. 

Thành Nhà Hồ được xây dựng vào năm 1397. Ảnh tư liệu 

8 thg 10, 2020

Hái trăng trên đồi cát

Những cô gái Chăm bước đi dập dìu "hái trăng" trên đồi cát Nam Cương tạo nên cảm hứng cho những bức ảnh nghệ thuật độc đáo.


Bộ ảnh “Hái trăng trên đồi cát” do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) thực hiện trong một chuyến tác nghiệp gần đây tại Ninh Thuận.

Rạng đông là thời điểm tuyệt vời để chiêm ngưỡng vẻ đẹp đồi cát với những mảng màu cam, đỏ, vàng trên bầu trời tương phản với sắc tối của các sóng cát nhấp nhô.

Vẻ đẹp độc, lạ của ngôi đền cổ hàng trăm năm tuổi ở Nghệ An

Không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng, đền Cả ở xã Hoa Thành (Yên Thành) còn là một công trình kiến trúc cổ độc đáo trên quê lúa. 

Tương truyền, đền Cả được khởi dựng từ đời Lý, trùng tu, mở rộng vào thời hậu Lê để thờ Uy minh vương Lý Nhật Quang và các vị phúc thần, danh tướng, những người có công “bảo quốc hộ dân”. Đền Cả có nhiều hạng mục như tam quan, nghi môn, tả vu, hữu vu, bái đường, thượng điện. Trong đó nghi môn là công trình độc đáo nhất. Ảnh: Huy Thư