Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kiến trúc. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 4, 2024

Độc đáo kiến trúc nhà cộng đồng lấy cảm hứng từ chiếc khăn Piêu

Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có 5 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông. Xã được bao quanh bởi một khu rừng già, nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Nhà cộng đồng Chiềng Yên là công trình độc đáo, nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong khu vực.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên mang hình thức đặc trưng của một ngôi nhà truyền thống, đồng thời hài hòa với cảnh quan núi non và thác nước đẹp như tranh vẽ

18 thg 8, 2023

Khách sạn thiết kế uốn lượn như sóng biển độc nhất ở Đà Nẵng

Nổi bật trên phố sầm uất đường Trần Đình Đàn, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng, là một khách sạn gây ấn tượng mạnh mẽ với thiết kế đậm bản sắc thiên nhiên.

Đà Nẵng là địa điểm du lịch không còn xa lạ với khách du lịch thập phương. Mùa hè đến, du khách lại nườm nượp đổ về một trong những thành phố đáng sống nhất Việt Nam để tận hưởng bầu không khí tuyệt vời.

Đà Nẵng có vô vàn khách sạn và khu nghỉ dưỡng để du khách lựa chọn. Tuy nhiên một điểm dừng chân mang nhiều dấu ấn độc lạ của thành phố biển sẽ thu hút sự chú ý hơn cả. Nằm trên bờ biển đầy nắng, khách sạn Le Bouton ở Đà Nẵng rất đáng để ghé thăm trong chuyến du lịch sắp tới của bạn.

Khách sạn nằm trên đường Trần Đình Đàn ở Đà Nẵng với hướng đứng được tính toán tỉ mì để tận dụng nguồn gió biển dồi dào.

13 thg 3, 2019

Kiến trúc Pháp hơn 100 năm trong Đại Nội Huế

Phủ Nội Vụ gắn với nhiều giai đoạn lịch sử của triều Nguyễn và những bí ẩn về hầm vàng của vua Minh Mạng. 

Quần thể kiến trúc Phủ Nội Vụ được xây dựng từ năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng, là nơi quản lý, chế tác và lưu giữ các loại vàng bạc, châu báu phục vụ cho triều đình nhà Nguyễn. Đến năm 1906, công trình được xây dựng lại theo kiến trúc Pháp, ngày nay chỉ còn lại tòa nhà chính hai tầng sót lại sau chiến tranh, vị trí gần cửa Hiển Nhơn thuộc khuôn viên Tử Cấm Thành. 

25 thg 1, 2019

Chiêm ngưỡng nhà làm bằng tre nhận giải thưởng kiến trúc của Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình làm bằng tre, lợp lá cọ đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt năm 2016. Công trình này hiện nằm tại TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. 

19 thg 11, 2018

Gió đưa bụi chuối sau hè...

Ầu ơ,
Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé, bỏ bè con thơ...

Mấy câu trên là ca dao, và cũng là lời ru của má, tui nghe từ hồi... ừ, chắc là hồi mới được sanh ra, chưa biết gì luôn. Chắc là nhiều bạn cũng đã từng được nghe giống như tui vậy. Hồi nhỏ chưa biết gì nhưng lời ru buồn bã, xa vắng dễ dàng đưa đứa bé vào giấc ngủ. Lớn lên một chút, hiểu ý nghĩa lời ru, càng thấm thía nỗi cô đơn, chịu đựng của người phụ nữ bị chồng bỏ rơi, ru con giữa tiếng xào xạc của bụi chuối sau hè...


12 thg 9, 2018

Những công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố 27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu của địa phương để có hướng bảo tồn. 


27 công trình kiến trúc Pháp tiêu biểu ở Huế bao gồm 11 công trình cơ quan nhà nước quản lý như Đại học Huế, Bia Quốc học, trường Quốc học, trường THPT Hai Bà Trưng, trụ sở Bảo tàng Văn hóa Huế, nhà trưng bày Điềm Phùng Thị, dãy lớp học Trường Tiểu học Lê Lợi, dãy lớp học A&B Đại học Khoa học Huế, trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, trung tâm Festival, sân vận động Tự Do.

25 thg 12, 2016

Nhà lợp lá cọ ở Hòa Bình nhận hai giải kiến trúc tại Mỹ

Sau khi đoạt giải thưởng vì cộng đồng của Hiệp hội tre của Mỹ tổ chức, một công trình ở Hòa Bình còn đoạt thêm giải bạc hạng mục Kiến trúc văn hóa công trình Bamboo tại Mỹ. 

Chủ nhân của công trình này là kiến trúc sư Hoàng Minh. Anh và công sự đã giành giải bạc tại hạng mục Kiến trúc văn hóa cho công trình Bamboo - Light of Empty Heart, do Hiệp hội Kiến trúc Mỹ tổ chức tại bảo tàng thiết kế Cooper Hewitt (New York, Mỹ, ngày 25/10). 

15 thg 12, 2013

Đà Lạt có ngôi nhà kỳ dị

“Crazy House” là một trong những quần thể kiến trúc đặc biệt ở Đà Lạt gây tò mò cho du khách và được nhiều báo nước ngoài ca ngợi.

Ở thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng, có một ngôi nhà rất nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo và kỳ dị. Ban đầu ngôi nhà được đặt tên là “biệt thự Hằng Nga” nhưng sau này đổi tên thành “Crazy House” (Ngôi nhà điên). Chủ nhân của nó là nữ kiến trúc sư Đặng Việt Nga.

Lấy cảm hứng từ sự thơ mộng và môi trường tự nhiên quanh TP Đà Lạt cũng như từ các tác phẩm của Gaudi, kiến trúc sư Đặng Việt Nga đã thiết kế nên "Ngôi nhà điên" tọa lạc ở số 3 đường Huỳnh Thúc Kháng. Ngay từ khi bước vào khuôn viên của ngôi nhà, người ta có cảm tưởng đang vào một khu rừng như trong chuyện cổ tích: những cây leo chằng chịt, xanh rì quanh những cây cổ thụ xù xì 2 người ôm không xuể. Xung quanh nhà là muông thú, những cây nấm khổng lồ - tất cả được đúc bằng bê tông. Ngoài trời, những mảng mạng nhện được kết từ dây thép chăng nhằng nhịt từ trên cao thả xuống trông như thật. Ngôi nhà có các mảng kiến trúc gồ ghề, lồi lõm với các mảng bê tông đen, vàng, nâu với những hình thù kỳ quái tạo nên một cảm giác kì bí. 


4 thg 9, 2013

Biệt thự Cầu Đá – Những bông hoa bên vịnh Nha Trang

Biệt thự Cầu Đá là tên gọi của quần thể công trình gồm 5 ngôi biệt thự trên ngọn núi Cảnh Long sát biển, phía nam thành phố Nha Trang.

5 ngôi biệt thự - 5 kiến trúc xinh xắn mang tên 5 loài cây – hoa, hoà vào cảnh quan thiên nhiên là những bông hoa tuyệt đẹp bên vịnh Nha Trang.

“Biệt thự Cầu Đá” (cùng một số công trình phụ trợ) được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng năm 1923, nhằm mục đích thiết lập một cơ sở hạ tầng - kiến trúc cho chiến lược nghiên cứu Biển Đông và khu vực Đông Nam Á.

Biệt thự Cầu Đá được xây dựng để làm nơi ăn ở, làm việc cho các nhà nghiên cứu khoa học, các nhà hải dương học đến từ phương Tây; là tiền đề cho việc thành lập Hải học viện Đông Dương (sau này là Viện Hải dương học Nha Trang, thuộc tỉnh Khánh Hòa). Biệt thự Cầu Đá toạ lạc trên ngọn núi Cảnh Long (còn gọi là núi Chụt) nằm sát bờ biển, gần cảng Cầu Đá, hiện thuộc địa phận phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

13 thg 2, 2013

Khám phá “Phủ đầu rồng”

Ngay giữa trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có một công trình kiến trúc rất đặc biệt, đó chính là Hội trường Thống Nhất, hay còn gọi là Dinh Độc Lập. Đây chính là nơi chứng kiến sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, giải phóng hoàn toàn miền Nam vào ngày 30/4/1975. 

Thời Pháp thuộc, sau khi chiếm xong lục tỉnh Nam Kỳ (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), tháng 2/1868, Thống đốc Nam Kỳ Lagrandière đã cho xây dựng Dinh Thống đốc mới tại Sài Gòn thay cho dinh cũ được dựng bằng gỗ vào năm 1863. Công trình này được xây cất trên một diện tích rộng 12ha với một dinh thự lớn có mặt tiền rộng 80m. Đến năm 1873, dinh được hoàn thành và đặt tên là Dinh Norodom, cùng tên với đại lộ trước dinh, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ là Norodom (1834-1904). Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, Dinh Norodom trở thành nơi làm việc của chính quyền Nhật, rồi sau 1945 lại trở thành trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.

Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên Dinh Norodom thành Dinh Độc Lập. Thời đó, giới chức và quân đội Sài Gòn cũng thường hay gọi bằng một cái tên ví von là “Phủ đầu rồng”. 



Năm 1955, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm đổi tên dinh Norodom thành Dinh Độc Lập.

6 thg 2, 2013

100 năm Nhà hát lớn Hà Nội

Năm 2011, Nhà hát lớn Hà Nội tròn 100 năm tuổi. Trải qua một thế kỉ với biết bao thăng trầm của thời cuộc nhưng công trình này vẫn tồn tại vững bền, trở thành một địa chỉ văn hóa lớn và một công trình kiến trúc đẹp của Hà Nội nghìn năm tuổi.

Vào những năm đầu của thế kỉ XX, để phục vụ cho nhu cầu làm việc và giải trí của giới chức cầm quyền người Pháp ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, các kiến trúc sư người Pháp đã cho xây dựng ở Hà Nội nhiều tòa công sở và công trình kiến trúc hoa mĩ, tráng lệ, trong đó có Nhà hát lớn Hà Nội.

Năm 1899, dưới sự chủ tọa của viên công sứ Hà Nội là Richard, Hội đồng thành phố Hà Nội lúc bấy giờ đã đề nghị lên Toàn quyền Fourer cho xây dựng một nhà hát tại Hà Nội. Vị trí được chọn để xây dựng nhà hát thuộc đất của 2 làng Thạch Tần và Tây Luông, thuộc tổng Phúc Lân, huyện Thọ Xương.

Nhà hát lớn Hà Nội lung linh trong đêm.

6 thg 12, 2011

10 kiến trúc ấn tượng Đồng Nai

Nhân dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, cùng với cuộc bình chọn 10 thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Đồng Naiban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai đã phát động cuộc bình chọn 10 kiến trúc ấn tượng nhất Đồng Nai. Kết quả bình chọn công bố ngày 17/12/2008, lễ tôn vinh ngày 20/12/2008.

Kết quả bình chọn có lẽ không thuyết phục được công chúng, nên rơi vào quên lãng ngay sau đó. Tuy nhiên, dù sao cũng đã có một cuộc bình chọn rộng rãi, đã có kết quả công khai, nên xin được kể lại đây để các bạn tham khảo.

Ghi chú: Thuyết minh và hình ảnh kèm theo là thông tin nguyên gốc của ban tổ chức bình chọn. Các công trình kiến trúc được xếp theo thứ tự ABC. Các bạn xem và nhận xét nhé!


1. Chung cư Thanh Bình:

Địa chỉ: phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa.

  • Thời gian khởi công : năm 2003. 
  • Thời gian hoàn thành: năm 2005. 

 

2 thg 12, 2011

Nào, ta làm tổng thống!

Làm tổng thống chỉ tốn có... 15.000 đồng thôi! Đó là tiền mua vé vào cổng Hội trường Thống Nhất, tức là Dinh Độc Lập, nơi ở của tổng thống chính quyền Sài Gòn ngày xưa.


Thế nhưng tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đâu chỉ ở Dinh Độc Lập, mà còn ở một nơi khác nữa kia: Đó là Dinh Gia Long.

Dinh Gia Long hiện nay nằm ở số 65 đường Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM (trước 75, tên đường này là đường Gia Long).