31 thg 7, 2015

Có rất nhiều lông...

Hồi đó, có một người bạn đố tui: Đố biết bà nào có nhiều lông nhứt?

Má ơi! Câu đố hóc búa kiểu này thì biết đường đâu mà trả lời? Anh bạn tui cười khà khà rồi giải đáp:
  • Đó là Bà Rịa, Bà Rịa có Long Đất, Long Điền, Long Hải...
Hừ, đúng là chơi ăn gian kiểu Nam bộ, long mà nói thành lông!

Dinh Cô Long Hải

Khám phá hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà

Nếu có dịp ghé thăm Thái Nguyên, vùng đất gang thép giàu truyền thống lịch sử và nhiều danh thắng đẹp, bạn đừng bỏ qua hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, điểm đến thú vị trong cuộc hành trình. 

Trong lòng hang Phượng Hoàng - Ảnh: Hoàng Hân 

Đi dọc theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn), cách thành phố Thái Nguyên 45km, bạn sẽ đến với huyện Võ Nhai nơi có hang Phượng Hoàng - suối Mỏ Gà, một trong những danh thắng đẹp nổi tiếng nơi này.

Để leo lên được tới cửa hang Phượng Hoàng, phải trải qua một chặng đường rải đầy đá mèo với độ cao khoảng 500m, nhưng khi đến cửa hang bạn sẽ quên ngay chặng đường khó khăn đã vượt qua bởi khung cảnh hùng vĩ, trữ tình hiện ra trước mắt.

Sò huyết đầm Ô Loan, Phú Yên

Về miền đất Phú Yên có hai món du khách nhất định không thể bỏ qua là mắt cá ngừ đại dương và sò huyết đầm Ô Loan. Trong đó, món sò huyết ở đây hiếm chỗ nào có thể sánh bằng. 

Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Vùng đất này có nguồn lợi thủy hải sản đa dạng, phong phú như tôm, cua, cá, ghẹ, sứa, hàu... nhưng điều làm nên thương hiệu ở đây chính là sò huyết. Sò huyết đầm Ô Loan có thịt dày, ngon ngọt và đậm đà. Danh tiếng của món này không chỉ gói gọn riêng đất Phú Yên, mà nhiều du khách từ tỉnh khác hay nước ngoài khi ghé đến cũng đều tìm sò huyết để thử qua.

Sò huyết đầm Ô Loan to hơn nhiều so với nơi khác, xuất hiện thường xuyên trong năm và dễ dàng đánh bắt. Người dân khi bắt được sò thường đem về chế biến thành nhiều món như nướng mỡ hành, nướng mọi hay đem xào, rang muối ớt, sốt me với rau răm và cháo... 

Sò huyết có thể được chế biến thành nhiều món như mỡ hành, rang muối ớt hay nấu cháo... 

Chả dông - hương vị nắng gió Phú Yên

Một đĩa chả dông ngon đi kèm với bát nước chấm thơm lừng là lựa chọn thú vị cho hành trình khám phá ẩm thực Phú Yên.

Ẩm thực Phú Yên có sự giao thoa giữa các vùng khác nhau, hòa quyện với hương vị địa phương tạo nên những món ăn khó quên trong lòng du khách. Nhắc đến ẩm thực Phú Yên, chả dông dường như đã thành “thương hiệu” của mảnh đất này.

Nhìn từ bên ngoài, món ăn này cũng giống như các loại chả khác với màu vàng ươm đặc trưng. Điều đặc biệt là thay vì nhân thịt lợn hay thịt bò, người dân địa phương ở đây lấy thịt từ con dông, trông tựa như rắn mối hay kỳ nhông, làm nguyên liệu chính. 


Thực khách có thể ăn chả Dông kèm với ớt xanh, tỏi và các loại rau sống. Ảnh: Minh Đức. 

Cơm ghế mít mùa giáp hạt xứ Quảng

Những múi mít được phơi khô vàng ươm, nấu cùng với cơm gạo quê thơm nức, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, bùi khác lạ.

Về xứ Quảng, khắp các ngõ quê, bạn đều bắt gặp những cây mít tỏa bóng che mát. Mùa mít chín, nơi đâu cũng rực một mùi thơm. Dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, mít có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, không giống với bất cứ nơi nào, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng.

Để làm mít khô, người chế biến lựa chọn những trái già, lấy một đoạn tre vót nhọn đầu đóng vào gần cuống để mấy ngày sau cho chín. Sau khi làm sạch nhựa, tách múi khỏi hạt, họ đem mít phơi dưới nắng 3 ngày cho khô lại. 

Cơm ghế mít ăn cùng với mắm cá cơm, thêm chút ớt cay cay mới đúng điệu. Ảnh: Baoquangngai 

29 thg 7, 2015

Cần Thơ là Venice của Việt Nam

Cái này không phải do tui nói, mà là do trang web Thế giới bí ẩn của Mỹ nói (http://themysteriousworld.com/). Trang này vừa liệt kê 10 thành phố có những con kênh đào đẹp nhất thế giới. Theo đó thì Cần Thơ được xếp thứ 10, đầu bảng chính là thành phố Venice nổi tiếng của Ý.

Cụ thể, họ mô tả thành phố sông nước Cần Thơ đẹp như thế này:

Cháo tống nổi danh ở vùng đất Mũi

Vị ngọt của cá lóc vừa tới chín, vị đậm đà của nước mắm ngon, hương thơm của gạo lẫn trong vị đắng của rau khiến món cháo tống trở thành đặc sản hấp dẫn du khách khi đến Cà Mau.

Ghé thăm vùng đất tận cùng của Tổ quốc, nhiều du khách tìm ăn món cháo tống không chỉ bởi cái tên nghe lạ tai mà còn vì là đặc sản nổi tiếng.

Đây là món ăn mang đậm chất vùng miền được chế biến từ gạo, cá lóc và rau đắng đất - thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân Nam Bộ như lẩu cá, lẩu mắm.

Khi ăn cháo rau đắng sẽ thấy vị đắng ở đầu lưỡi, nhưng khi nuốt qua cổ họng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đọng lại. Thường vào mùa khô, rau đắng mới sẵn có và được coi là tinh hoa của đất, mọc lên từ những gốc rạ, thân mảnh mai, màu trắng muốt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. 

Cháo tống miền Tây với vị ngọt tới chín của cá, vị đắng của rau hòa quyện, tạo nên món ăn hấp dẫn, quyến luyến thực khách. Ảnh: dacsanthonque 

Bò tái kiến đốt - món ăn lạ ở Tam Đảo

Miếng thịt còn nóng hổi được treo gần tổ kiến rừng rồi dụ chúng ra đốt giúp tạo nên hương vị khác biệt cho món ăn. 

Bò tái kiến đốt là món ăn có tên gọi lạ tai và chế biến kỳ công. Những con bò mới mổ, thịt còn nóng, người ta cắt từng tảng đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Sau đó chọc cho lũ kiến trong tổ bung ra, bâu kín miếng thịt. Miếng thịt càng nóng, thơm càng kích thích lũ kiến.

Người chế biến chỉ "dụ" những tổ kiến ở trên cây để đảm bảo vệ sinh và loại kiến nào hung dữ càng đốt nhiều càng tốt. 

Thịt được nướng trên bếp than hồng, chấm cùng nước tương làm từ ngô, ăn rất hấp dẫn. Ảnh: loca 

Kỳ lạ dân lập miếu thờ bà 'mụ vườn'

Ở Bến Gỗ (xã An Hòa, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai​) có một ngôi miếu nhỏ mang tên miếu Bà Mụ. Thật kỳ lạ, ngôi miếu cổ này được dân làng Bến Gỗ xưa xây dựng để thờ một người phụ nữ làm nghề "mụ vườn" (đỡ đẻ), quanh năm khói hương nghi ngút.

Ngôi miếu bà Mụ Trời gần 200 tuổi do dân làng Bến Gỗ xưa lập để vọng thờ người phụ nữ có tấm lòng đức độ làm nghề “mụ vườn” (đỡ đẻ)

Lạ kỳ ngôi miếu dân lập thờ 'bà bóng' cô Hiên

Trên tỉnh lộ 768, đoạn đi qua ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) có một ngôi miếu cổ tên “miếu bà Cô” nằm hướng mặt ra bờ sông Đồng Nai. Theo lệ hàng năm vào ngày 10, 11, 12 tháng 2 (âm lịch) có tổ chức cúng giỗ “bà” thật linh đình với các nghi thức cúng tế đậm chất Nam bộ xưa.

Miếu bà Cô (tỉnh lộ 768, thuộc ấp 6-7, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, Đồng Nai), nằm lẻ loi, hiu quạnh suốt hàng trăm năm ven sông Đồng Nai.

Thật kỳ lạ, nhân vật được nhân dân suy tôn “nữ thần” rồi xây mộ, lập miếu thờ trang trọng suốt hàng trăm năm chỉ là một người phụ nữ làm nghề lên đồng, coi bói.

Huyền ảo Hang Heo

Cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 16km về phía Bắc, thuộc thôn Lương Sơn, xã Vĩnh Lương, Hang Heo thật ra chỉ là một bãi đá tự nhiên có màu sậm, gai góc, xù xì. So với Hòn Chồng Nha Trang đá bằng phẳng, tròn trịa, dễ đi thì Hang Heo trông kỳ vĩ, huyền ảo và bí ẩn hơn.
 
So với Hòn Chồng đá bằng phẳng, dễ đi thì Hang Heo trông kỳ vĩ, bí ẩn hơn 

Theo đường Phạm Văn Đồng, vừa xuống hết dốc cuối cùng, chưa tới cảng cá Vĩnh Lương thấy một quán nước mía bên đường là đến. Đi bộ vào bên trong khoảng 200m sẽ gặp một bãi đá rất đẹp cong vòng theo bờ biển, dài khoảng gần cây số. Bên tay trái là bãi tắm Lương Sơn, bên tay phải có những khối đá nhọn to sừng sững, kì ảo, mê hoặc; vào bên trong những “bức tường thành” đá này là Hang Heo. 

Một vòng Nha Trang ngắm cảng cá

Dạo cảng cá là một trong những nét thú vị mà nhiều du khách lựa chọn khi đến Nha Trang, không chỉ để ngắm cảnh nhộn nhịp của tàu thuyền về bến mà còn mua hải sản ngon rẻ.

Từ trên cầu Trần Phú nhìn ra cửa biển 

Thế mạnh của Nha Trang là biển nên trong thành phố có khá nhiều bến/cảng cá. Có những cảng cá lớn như Vĩnh Lương, Hòn Rớ, Vĩnh Trường… và cũng có những bến cá nhỏ, tư nhân như bến cá Song Thủy (chùa Hang). Ngoài ra còn có những nơi mua bán cá nhỏ, ở các bờ kè ven biển, tự phát theo nhu cầu của ngư dân và người mua bán. 

28 thg 7, 2015

Mặn mòi gỏi cá ướt Đà Nẵng

Bên cạnh món gỏi cá khô danh bất hư truyền của Nam Ô, người dân Đà Nẵng còn rất thích thú với món gỏi cá ướt. 

Hấp dẫn món gỏi cá mặn mòi - Ảnh: H.L.Đ.Hợp 

Cũng giống gỏi cá khô, gỏi cá ướt thường được làm từ những loại cá nhỏ như cá ve, cá cơm, cá mòi... nhưng ngon nhất phải là cá trích. Phải chọn những con cá nhiều thịt, còn tươi sống mới cho thịt béo ngọt khi ăn.

Khám phá đảo Cồn Cỏ

Đảo Cồn Cỏ cách bờ biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị khoảng 30km. Đảo Cồn Cỏ đã hai lần vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân... 

 Âu cảng nơi tàu đánh cá và tàu khách ra đảo neo đậu 

Với diện tích chỉ vào khoảng 4km2 nhưng có đến ¾ diện tích là rừng nguyên sinh, Cồn Cỏ là một điểm đến thích hợp cho những phượt thủ đam mê khám phá. Có thể coi Cồn Cỏ là hòn đảo đẹp một cách hiếm có của miền Trung. Địa chất trên đảo khá đặc biệt. Theo các tài liệu khoa học, đảo Cồn Cỏ hình thành từ quá trình vận động phun trào núi lửa. Đảo có cấu tạo địa chất đa dạng khi vừa có đá bazan, vừa có đá san hô và cát. Khách du lịch đến đây có thể tận hưởng cảm giác “lên rừng xuống biển” khi mà vừa bước ra khỏi khu rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú đã là một bờ biển xanh ngắt đầy gió ở ngay trước mắt. 

Lên Mộc Châu tự tay hái bơ

Hè đến, lên Mộc Châu (Sơn La), bạn có thể vào thăm các trang trại bơ lớn của Công ty Cổ phần Hoa cảnh Cao nguyên hay Hợp tác xã dược liệu Mộc Châu Xanh hoặc bất cứ vườn bơ nào bạn thấy hứng thú. Xin phép gia chủ, ra vườn với vài món dụng cụ trong tay là bạn có thể trở về với thiên nhiên, với tuổi thơ để leo trèo, thu hái quả thoải mái. 

Hoa bơ Mộc Châu nở từ tháng 12 năm trước cho đến tận tháng 7 năm sau quả mới chín 

Nhẩn nha với bánh canh chả cá Quy Nhơn

Xế chiều cũng là khi các hàng quán ăn vặt ở thành phố Quy Nhơn mở hàng và hoạt động nhộn nhịp. Thời điểm này, bụng cũng đã “lưng lưng” sau bữa ăn trưa, dạo một vòng và nhẩn nha thưởng thức tô bánh canh nóng hổi ở phố biển thì không còn gì thú vị bằng!

Bánh canh là một trong những món ăn nhẹ mà dễ ăn nhất. Mỗi nơi lại có một kiểu nấu bánh canh khác nhau. Ở Quy Nhơn, món bánh canh thường gắn liền với chả cá, tôm tươi nên nước lèo rất thơm ngọt vị biển. 

Theo đánh giá của nhiều thực khách gần xa, tô bánh canh Bà O có giá 20.000 đồng/tô nhưng chất lượng thì vượt hẳn giá tiền 

Nhớ món bánh chuối miền Nam

Từ đầu các tỉnh miền Đông cho đến tận cuối các tỉnh miền Tây, những ai có ký ức tuổi thơ gắn liền với bụi chuối sau hè thì hẳn sẽ không bao giờ nguôi thèm nhớ các món bánh chuối. 

Chuối nướng nếp là món tinh hoa của các loại bánh chuối. Người quê tôi ngày trước ai khéo tay bếp, muốn khoe tay nghề mới làm món này để được khen nức nở - Ảnh: Giang Vũ 

Nói về cây chuối ở miền Nam, người ta có thể nêu ra nhiều giống, nào là chuối già, chuối cau, chuối sáp, chuối chà bột, chuối hột... Nhưng nếu kể về các loại bánh làm từ trái chuối thì chỉ duy nhất một giống chuối sứ, còn được gọi là chuối xiêm làm nên hương vị độc đáo của các loại bánh chuối miền Nam. 

Cù Lao Chàm - đảo xanh thân thiện

Cách cảng Cửa Đại (Hội An) chỉ khoảng 20 phút đi cano, Cù Lao Chàm là hòn đảo nhỏ mang vẻ đẹp hoang sơ, thu hút du khách bởi sự phát triển du lịch xanh và cuộc sống bình dị của những người dân chài.

Bước chân lên đảo, bạn sẽ cảm nhận cuộc sống ngư dân bình dị bởi hình ảnh nghề chài lưới ở khắp nơi. 

25 thg 7, 2015

Tháp Po Klong Garai đậm nét Chăm ở Ninh Thuận

Cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng 7 km về phía tây, tháp Po Klong Garai là một cụm tháp nổi tiếng trong các điểm đến trên bản đồ du lịch Ninh Thuận.

Tháp Po Klong Garai nằm trên ngọn đồi Trầu, phường Đô Vinh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Là một quần thể gồm tháp Chính, tháp Lửa và tháp Cổng, nơi đây được xem là cụm tháp hùng vĩ và đẹp nhất trong những đền tháp của người Chăm còn tồn tại ở Việt Nam hiện nay. 

Kỷ niệm khó quên ở cù lao Dài

Cảm giác thư thái, thanh bình, mộc mạc, thân quen… là những điều người lớn có được khi đến cù lao Dài (Vĩnh Long). Còn với trẻ con, những trải nghiệm như trèo cây hái trái, nướng ốc, làm bánh… sẽ là kỷ niệm khó quên cho một kỳ nghỉ hè.

Cù lao Dài là một dải đất phù sa nổi lên giữa hạ lưu sông Tiền 

Sở dĩ có cái tên cù lao Dài là vì khi nhìn từ trên cao xuống, cái cù lao nằm giữa bốn bề sông nước này có hình dáng giống như một chiếc giày. Do người miền Tây đọc trại từ nên "giày" biến thành "dài". 

Ngọt thơm bánh lá dừa Bến Tre

Độ dẻo của nếp, vị bùi của đậu, ngọt thơm của chuối, dịu nhẹ của lá dừa quyện vào vị béo nước cốt dừa đã tạo nên hương vị đặc trưng của bánh lá dừa, đặc sản quê hương Bến Tre, ai đã một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi. 

Không chỉ người dân xứ dừa mới gói được bánh ngon, ai cũng có thể làm được chỉ cần đủ khéo tay. Nguyên liệu chính để làm bánh lá dừa không quá cầu kỳ, chỉ cần nếp, cơm dừa, đậu đen, đậu xanh, chuối và lá dừa để gói bánh. Phải chọn được nếp ngon, đều hạt, căng bóng, không bị vỡ, không có nhiều hạt màu vàng để bánh trắng và thơm. 

Với cách gói dân dã, hình dáng nhỏ xinh, nếp dẻo nhân thơm, thoang thoảng mùi lá dừa tươi, tất cả hòa quyện tinh tế trong từng chiếc bánh như gói cả ân tình người phương Nam... - Ảnh: Phan Phương 

Vì sao bánh canh Bến Có ngon nức tiếng?

Có lẽ ai đến Trà Vinh mà chưa từng thưởng thức qua món bánh canh Bến Có thì coi như chưa biết đến đặc sản của vùng đất này. 

Tô bánh canh Bến Có với nguyên liệu tươi ngon cùng nước lèo thơm ngọt tự nhiên 

Chính vì vậy, trong kế hoạch lần đầu tiên đến với Trà Vinh vừa rồi, tôi nhất định phải ăn để kiểm nghiệm lời khen của khách thập phương, cũng như tìm hiểu tại sao món bánh canh này ngon nức tiếng đến vậy.

Quả thật, tô bánh canh Bến Có của quán Bánh Canh Bến Có nằm ở ấp Bến Có, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành (tỉnh Trà Vinh) ngon hết ý, nước lèo thơm ngọt tự nhiên đến không thể tả. Bánh canh để nấu vừa thơm vừa dẻo dai. Đặc biệt, trong tô bánh canh không chỉ có thịt nạc hay xương cùng với vài cục huyết heo như ở Sài Gòn mà còn có lưỡi, tim, gan, phèo, bao tử... thơm ngon vô cùng.

Đặc sản chè đâm xứ Nghệ

Đến Quỳ Hợp bất kỳ thời gian nào trong ngày, bạn đều có thể ghé vào quán ven đường để thưởng thức chén nước chè đâm giản dị, thanh mát.

Từ thành phố Vinh, đi ngược theo đường 48 sẽ đưa bạn đến với huyện miền núi Quỳ Hợp, nơi địa đầu phía tây bắc xứ Nghệ. Theo người dân nơi đây, chè đâm có nguồn gốc từ dân tộc Thái bản địa, là thứ đồ uống quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Ngày nay, chè đâm được nhiều người biết đến, trở thành món đồ uống phổ biến không chỉ ở Quỳ Hợp, mà còn xuất hiện trong nhiều quán ăn, nhà hàng ở thành phố Vinh. Đây cũng là đồ uống đặc sản dùng để đãi khách.

Để có được bát nước chè đâm phải mất nhiều thời gian và công đoạn hơn so với pha chè xanh bình thường. Chè xanh chọn lá bánh tẻ, hái về đem rửa sạch, cho vào cối ống tre già giã nhuyễn. Nếu chọn lá già quá, nước chè sẽ bầm đen trông không ngon. Hoặc chè non quá, nước sẽ đắng chát.

23 thg 7, 2015

Nhà thờ Suối Tre

Tôi không phải người công giáo nên không biết nhiều nhà thờ, thế nhưng vẫn thấy ngôi nhà thờ Suối Tre có kiến trúc rất đặc biệt, khác hẳn với những ngôi nhà thờ tôi từng thấy trước nay.

Nhà thờ Suối Tre ở ấp Suối Tre, thị xã Long Khánh, Đồng Nai. Nhà thờ không xây bê tông mà chủ yếu là sắt và gỗ, nhìn thanh mảnh nhưng rất chắc chắn. Nét kiến trúc này, cộng với việc vị trí của ngôi nhà thờ ở Suối Tre, nơi thắng cảnh của Long Khánh, khiến ta có cảm giác đây là một ngôi nhà thờ ở miền quê nước Pháp.

Tôi đến đây vào một buổi chiều mưa. Vắng vẻ. Yên ả.



Miệt vườn cây trái Lái Thiêu

Hàng trăm năm qua, địa danh vườn cây Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã nức tiếng khắp Nam Bộ về một vùng miệt vườn ăn trái sum suê bên dòng sông Sài Gòn với thổ nhưỡng và khí hậu ôn hòa. Ngoài việc đem lại thu nhập cho người dân, nơi đây còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ ngơi.

Như nhiều làng quê yên ả ở Nam Bộ, vườn cây trái Lái Thiêu được hình thành từ xa xưa theo bước chân những người đi mở đất. Bên những dòng kênh rạch chằng chịt đất đai màu mỡ, phong cảnh hữu tình, bao nhiêu loại hoa thơm quả ngọt được ươm trồng. Vườn cây Lái Thiêu là một cù lao được tạo nên bởi dòng sông Sài Gòn chảy từ Tp. Hồ Chí Minh về thị xã Thuận An rồi rẽ thành hai nhánh. Chính đôi dòng nhánh sông không bao giờ vơi này đã bồi đắp và tưới mát cho đất đai và cây trái Lái Thiêu quanh năm xanh tốt.

Nhiều vườn cây Lái Thiêu có độ tuổi từ 100 đến 200 năm tuổi.

Ngược Cao Bằng tìm ăn hạt dẻ Trùng Khánh

Nhắc đến xứ núi Cao Bằng, không ai không nhắc đến một đặc sản làm nức danh vùng đất hùng vĩ này. Đó là hạt dẻ Trùng Khánh. Đặc biệt, du khách có thể tự tay mình rang hạt dẻ tại chợ phiên.

Hạt dẻ Trùng Khánh thu hoạch vào dịp cuối thu đầu đông - Ảnh: N.T.Lượng 

Muốn tìm đến vị ngon của hạt dẻ, thực khách phải cất công lặn lội lên tận Trùng Khánh (Cao Bằng), nơi đây được coi là “lãnh địa” của thứ hạt nổi tiếng này. Và tại nơi này du khách mới có cơ hội được ăn loại hạt dẻ do chính bàn tay của cư dân bản địa trồng và hái về. 

Mâm gà nướng lu xôi cháy ở Bình Định

Những miếng gà mềm được ướp vị đậm đà, khi cho vào miệng sẽ cảm nhận được chút mằn mặn xen lẫn ngọt dịu, thường ăn cùng xôi cháy và kim chi.

Cách chế biến của người dân miền Trung lúc nào cũng đậm đà, dễ ăn. Gà nướng lu xôi cháy là món ăn điển hình khi con gà được ướp đều tay, cắn vào sẽ cảm nhận ngay lớp da vừa thơm vừa ngon. 

Mâm gà nướng lu xôi cháy ở Quy Nhơn, Bình Định. Ảnh: Thảo Nghi 

Để chế biến món này, người dân sẽ chọn những con gà ngon, sau đó làm sạch, đem đi ướp gia vị toàn thân và cho vào lu nướng ở nhiệt độ cao trong khoảng một tiếng. Lửa tỏa đều trong lu làm cho gà chín đều, giòn tan và mùi thơm hấp dẫn.

Mắt cá ngừ đại dương - món độc quyền của tỉnh Phú Yên

Số lượng mắt cá ngừ đại dương ở tỉnh Phú Yên hầu như không ra khỏi địa bàn tỉnh vì chỉ đủ cung cấp cho các quán ăn địa phương. Những nơi khác nếu có thì cách chế biến cũng khó lòng so bì được. 

Phú Yên là một vùng đất được biển cả hết mực ưu ái khi vừa có những khung cảnh tuyệt đẹp, lại thêm phần ẩm thực đặc sắc. Bên cạnh những món như cá ngừ đại dương cuốn cải xanh chấm tương mù tạt, lẩu sứa, thì mắt cá ngừ đại dương là món mà chỉ cần nhắc đến thôi thực khách đã nghĩ ngay đến Phú Yên.

Tuy là món đặc trưng nhưng mắt cá ngừ đại dương cũng nhiều lần khiến thực khách e ngại với lý do "nhìn to quá trông sợ sợ". Thế nhưng, một khi đã thử qua món này, bạn chắc chắn sẽ vương vấn hương vị ngay khi rời khỏi Phú Yên.

Cá ngừ đại dương thường nặng từ 40-50 ký, nên cầu mắt cũng khá to. Đầu bếp thường lấy mắt của cá cho vào một hũ đất nung nhỏ, thêm vào rau củ, gia vị và một số loại thuốc bắc như táo tàu, kỷ tử... Sau đó họ sẽ đặt hũ đất này lên bếp lửa nấu chín. Tùy vào mắt cá ngừ to hay nhỏ mà một hũ có thể đựng một hoặc hai mắt cá ngừ để phục vụ thực khách. 

Khi ăn món này, thực khách sẽ gấp rau thơm thái nhỏ cho vào, trộn lên và dùng. Ảnh: Thảo Nghi 

Linh thiêng khu cổ mộ Thượng đẳng thần Trần Thượng Xuyên

Trần Thượng Xuyên (1655–1720), quê quán tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), nguyên là tổng binh nhà Minh. Vì không quy phục triều đình Mãn Thanh nên ông cùng đoàn tùy tùng, tướng tá giông thuyền vượt biển Đông sang Đàng Trong (Việt Nam) xin tị nạn và lập nghiệp. Ông được coi là người có công khai khẩn, mở mang kinh tế, giao thương quy mô lớn tại vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai.

Khu mộ cổ Trần Thượng Xuyên hiện tọa lạc tại làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Ảnh: Lê Quốc

Ông còn là một dũng tướng thao lược, nhiều lần giúp chúa Nguyễn cầm binh đánh dẹp giặc dã, mở rộng biên cương bờ cõi. Công đức to lớn của ông được nhân dân ghi tạc suy tôn thần tướng, kính trọng gọi “Đức Ông”, lập đền thờ tại đình Tân Lân (P. Hòa Bình, TP. Biên Hòa, Đồng Nai). Còn riêng phần mộ ông hiện tọa lạc tại làng Mỹ Lộc, xã Tân Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Bí ẩn Cù lao ‘biến mất’ trên sông Đồng Nai

Ngoài Cù Lao Phố đã rất nổi tiếng, thì trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua Biên Hòa, có một cù lao nhỏ mang tên Cồn Gáo mà nhiều người còn nhớ đến. Trải qua bao cuộc biến thiên dâu bể, Cồn Gáo đã "biến" mất bởi sự tác động của thiên tai và nhân tai.

22 thg 7, 2015

“Nhất Sĩ” trong tứ đại phú

Những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, ở Sài Gòn nổi lên bốn nhà cự phú, giàu có nức tiếng. Họ không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn là giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và cả giàu nhất Đông Dương. Bởi thế mới có câu Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xương, tứ Định (*) truyền tụng cho đến mãi ngày nay. Trước hết, chúng ta hãy "tiếp cận" với nhân vật được xếp hạng "số một": Huyện Sĩ.

Ngày nay, nếu có dịp đi qua góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi (Q.1, TP.HCM), bạn sẽ thấy tọa lạc ở đây là một nhà thờ uy nghiêm, cổ kính. Đó là nhà thờ giáo họ Chợ Đũi, tuy nhiên dân gian vẫn quen gọi là Nhà thờ Huyện Sĩ nhằm tưởng nhớ người đã bỏ 1/7 gia sản của mình ra để xây dựng và cung hiến, dần dần tên gọi "Nhà thờ Huyện Sĩ" trở thành tên gọi chính thức của ngôi thánh đường này.

Tượng Huyện Sĩ. Ảnh:ExryuJapan trên Photobucket

Bác sĩ Nguyễn văn Hoài, Người thầy thuốc hiến trọn đời mình cho một hạng người bạc phước

Tôi đến đó vào một buổi sáng đẹp trời nhằm lúc cuối năm.

Nắng vừa đủ để giữ lại chút lạnh ban mai, còn vương trong bầu không khí bình yên của khu nghĩa địa.

Và dưới tàng cây cổ thụ, phần mộ của người bác sĩ giám đốc Việt đầu tiên của Dưỡng trí viện như tươi cười với lớp sơn tươi, vôi mới. Lòng tôi cũng thấy vui vui khi ngắm ảnh bán thân của người quá cố gắn ở trước mộ phần: nét mặt, đường môi tỏa một niềm thanh thản lâng lâng. Với người an nghỉ nơi đây, quả là sống ở, thác về. Sống, ở với lớp người xấu số để chăm sóc, vỗ về cả một phần tư thế kỉ, thác, về bầu bạn với mãi mãi với những bịnh nhân tứ cố vô thân hoặc quê hương cách xa diệu vợi mà đành gởi thân ở tại chốn này. Lời của bác sĩ giám đốc hiện tại bỗng trở lại trí tôi:

“Quí báo nói đến Dưỡng trí viện mà không nhắc đến bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, là một điều chưa dầy đủ. Nếu ông không cương quyết và kiên nhẫn dùng cả lí và tình để thuyết phục người đại diện của của ủy ban nhân dân tỉnh bộ Biên Hòa thì Dưỡng trí viện này đã chịu chung một số phận với Dưỡng trí viện Vôi ở Bắc: chỉ là những đống gạch ngói ngổn ngang…”

Nhận diện thành Thị Nại qua tư liệu khảo cổ

Theo thư tịch cổ, vùng Vijaya xưa (Bình Định nay) có 5 thành cổ Chămpa. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta chỉ biết có 3 thành là thành Thị Nại (Tuy Phước), thành Cha và thành Đồ Bàn (An Nhơn); 2 thành khác là thành Sức và thành Uất Trì chưa xác định được. Kết quả khai quật khảo cổ tại khu vực tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất hiện còn trong thành Thị Nại, tiến hành vào trung tuần tháng 8 vừa qua, đã cho chúng ta những nhận thức mới về thành cổ này.

Tháp Bình Lâm, kiến trúc duy nhất còn lại trong khu vực thành Thị Nại. Ảnh: N.T.Q

Đợt khai quật do TS. Bùi Chí Hoàng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ thuộc Viện Khoa học Xã hội Nam bộ, chủ trì, tiến hành trên diện tích khai quật khoảng 600 m2 nhằm phục vụ việc lập dự án thiết kế trùng tu tôn tạo tháp cổ.

20 thg 7, 2015

Thèm mê tơi khi xơi cá giỏi Phú Quốc

Miếng phi-lê cá tươi rói, trong veo, lấp lánh ánh bạc, chao qua nước cốt chanh rồi thả hững hờ trong chén mắm ngọt - chua - cay, gói với đọt điều hái sau vườn nhà, những giòn ngon sựt sựt của cá tươi, đến chua - chát - đắng - cay khiến vị giác, khứu giác phải rung rinh, xôn xao.

Cá đóng lưới chi chít, mỏ nhọn hoắt, điểm chấm son đỏ, mình to bằng hai ngón tay, tròn lẳn trông thật đã 

1. "Mai - Ngân - Trích - Giỏi", bốn loài cá được dân nhậu miệt đảo Phú Quốc liệt vào hàng “tứ khoái” bởi lợi thế tươi sống khi đánh bắt ngay sân nhà, nên thứ nào đem mần gỏi ăn cũng phê tê.

Bửu Lâm cổ tự

Theo tua du lịch Tiền Giang, khách thường được đưa đi tham quan chùa Vĩnh Tràng ở xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho và giới thiệu đó là ngôi chùa cổ nhất, nhưng ít ai biết thành phố này còn có một ngôi chùa lâu đời hơn. Đó là Bửu Lâm cổ tự, thường gọi là chùa Bửu Lâm.

Vào những thế kỉ trước dân gian lúc đó có câu: “Về sông Bảo Định bờ đông / Có ngôi Chợ Cũ, có chùa Bửu Lâm” đủ nói lên Bửu Lâm là ngôi chùa lớn và đẹp nhất thời ấy.

Chùa Bửu Lâm xưa. Ảnh: chuabuulam.com

Chùa Bửu Lâm nay tọa lạc tại đường Nguyễn Anh Giác, Phường 3, cách đầu cầu Nguyễn Trãi không hơn 200 mét.

Di tích Chùa Phật Lâm điểm du lịch tâm linh hấp dẫn của Tuyên Quang

Chùa Phật Lâm còn có tên gọi khác là Chùa Núi Man, thuộc thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn được xây dựng và khoảng thế kỷ thứ X- XIV thời nhà Lý - Trần, tồn tại qua các thời Lê, Mạc đến đời Nguyễn thì bị hư hỏng do tác động của thời gian. Năm 2006 và 2007, Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành các đợt thám sát khảo cổ. 

Chùa Phật Lâm thôn Trại Xoan, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn. 

Tại đây đã phát lộ dấu tích ngôi chùa cổ với nhiều hạng mục kiến trúc tiêu biểu. Để bảo tồn một di tích cổ, trong thời gian qua, ngôi chùa này đã được phục dựng trên nền ngôi chùa cũ, từ đó tạo ra một điểm nhấn quan trọng trong việc thu hút khách trong và ngoài nước đến hành hương lễ Phật và thăm quan không gian kiến trúc và giá trị lịch sử tiêu biểu của ngôi chùa cổ này. 

19 thg 7, 2015

Dinh Trấn biên trong lòng đất Phú Yên

1- Vài nét về lịch sử hình thành dinh Trấn biên

Dinh Trấn biên – thủ phủ đầu tiên của Phú Yên, một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Phú Yên thế kỷ 17-18, một thành lũy quân sự bảo vệ an ninh chốn biên thùy trong những ngày đầu mở đất. Thế nhưng hiện nay, khi nói tới dinh Trấn biên nhiều người không biết đó là công trình gì, ở đâu? Thậm chí, một số người còn nhầm lẫn Thành Cũ (dinh Trấn biên) với thành An Thổ (tức Phủ Cũ – xây dựng năm 1829, dưới thời vua Minh Mạng). Điều đó cũng không có gì lạ, bởi hiện nay dinh Trấn biên đã nằm sâu trong lòng sông Cái, còn các bài nghiên cứu về dinh Trấn biên chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Cho đến thời điểm này, ngoài tấm bản đồ của giáo sĩ Đắc Lộ, bài viết của Phạm Đình Khiêm và Nguyễn Đình Tư, chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào khác viết về dinh Trấn biên.

Dinh Trấn biên được xây dựng năm 1629. Đại Nam thực lục tiền biên chép: Năm 1629, “…Văn Phong ở Phú Yên dùng quân Chiêm Thành để làm phản. Phó tướng Nguyễn Phúc Vinh đi đánh dẹp yên và lập dinh Trấn biên (khi mới mở mang, những nơi đầu địa giới đều gọi là trấn biên. Vì có công ấy, đặc biệt cho dùng ấn son…” (4, tr56).

Đại Nam nhất thống chí tỉnh Bình Định cũng ghi: “… Năm Kỷ Tỵ thứ 16 đời Hi Tông (Lê Long Đức thứ 1-1629) Văn Phong cấu kết với Chiêm thành làm phản, sai phó tướng Nguyễn Phúc Vinh dẹp được, lập dinh Trấn biên…” (5,tr7).

Đàng Trong khi ấy dưới quyền chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) chia ra 7 dinh: Chính Dinh (Phú Xuân), Cựu Dinh (Ái Tử – Quảng Trị), Quảng Bình, Vũ Xá, Bố Chính, Quảng Nam và Trấn biên (Phú Yên).

Mối tình son sắt của chàng trai Gò Công và công chúa Nhà Nguyễn

Chàng trai đó là Phạm Đăng Thuật. Ông là con trai của Đức Quốc công Phạm Đăng Hưng và là em của Thái hậu Từ Dụ (vợ của vua Thiệu Trị, mẹ của vua Tự Đức). Ông có tự là Kế Chi, hiệu Tiêu Lâm, người thôn Tân Niên Đông, tổng Hòa Bình, huyện Kiến Hòa, trấn Định Tường (nay thuộc xã Long Hưng, TX. Gò Công, tỉnh Tiền Giang).

Từ đường thờ phò mã Phạm Đăng Thuật và công chúa Quy Đức. Ảnh: Tư liệu

Năm 1850, ông kết hôn với công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh, được phong làm Phò mã Đô úy, sau thăng Lang trung bộ Lễ. Công chúa Nguyễn Phúc Vĩnh Trinh sinh năm 1824, tự Trọng Khanh, hiệu Nguyệt Đình, là con thứ 18 của vua Minh Mạng. Bà có tư chất thông minh, tính tình hiếu đễ, khiêm tốn, không ưa xa xỉ, ham đọc sách, được người anh là Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng đã tận tình chỉ bảo, nên bà thông làu kinh truyện.

Vòng quanh giếng nước Mỹ Tho

Ngôn ngữ Nam bộ có sự phân định khá rạch ròi: Cống là chỉ hệ thống thoát nước trong thành phố, giếng được tạo ra từ việc đào hoặc khoan nhằm mục đích hút nước từ tầng chứa nước dưới đất...và rất nhiều dạng khác như ao, hồ, đìa, mương, độn, trấp, bưng, lung, láng...Song cũng có trường hợp ngoại lệ, như cống Huế là lại con rạch lớn và giếng nước Mỹ Tho là một cái hồ rộng, cho nên nó trở thành địa danh độc nhất vô nhị.


Giếng nước Mỹ Tho nguyên thủy là hào thành Định Tường được đào năm 1826. Đoạn hào thành nầy xưa thuộc làng Bình Tạo, tổng Thuận Trị, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An. Lúc chiếm Định Tường, đề phòng nghĩa quân tấn công, phía tây thành Định Tường, chính quyền thực dân đã cải tạo hào thành nầy thành kinh, đặt tên là kinh Nicolais. Khoảng năm 1883, chính quyền thực dân bắc hai cây cầu sắt kiều Eiffel: Cầu phía trong (nay là đầu giếng nước, trên đường Ấp Bắc) tên là cầu Nicolais bắc qua đường địa hạt số 6/Route local N06 . Cầu thứ hai đoạn giữa không lót ván chỉ dành riêng cho xe lửa, gọi là cầu Hào/cầu Hào thành, nay ở đầu đường Lý Thường Kiệt.

Mưa xuống lại thèm thuồng bánh xèo cù lao Dài…

Không cần phải là con của xứ cù lao Dài (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) thì khi đi xa bạn mới nhớ đến món ăn đặc biệt của người dân nơi đây - bánh xèo hến với măng mạnh tông, mà chỉ cần đến một lần vào mùa hè, cũng là mùa mưa về, thưởng thức một lần cũng đủ để bạn nao lòng mong có dịp được quay lại… 

Bánh xèo hến măng mạnh tông rất ngon 

Với người miền Tây, mưa xuống cũng là mùa thu hoạch của măng mạnh tông (vốn có nhiều ở đây) và cũng là thời điểm xách rổ xúc kéo nhau đi cào hến. 

Độc đáo bánh gai làng Phước Tích

Cũng như các vùng miền khác, người Huế cũng có bánh gai với vị ngon và hương thơm độc đáo mà riêng biệt.

Tuy chỉ là chiếc bánh nhỏ nhắn và dung dị nhưng lại được người Huế chăm chút từng khâu một. Và để chọn được bánh gai ngon thì phải đến những làng nghề gia truyền, bánh gai làng Phước Tích nổi danh là vậy. 

Mệ Đoàn Thị Thủy (75 tuổi), một người làm bánh nổi tiếng ở làng cổ Phước Tích (xã Phong Hòa, H.Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) 

15 thg 7, 2015

Bến phà Đình Khao

Hồi đầu năm nay, tôi có việc phải đi Vĩnh Long. Thay vì chọn lộ trình thuận tiện và nhanh chóng là đi theo quốc lộ 1, qua cầu Mỹ Thuận là tới ngay, vì "ham của lạ" tôi lại chọn một lộ trình lắt léo hơn: vô Mỹ Tho, đi theo quốc lộ 60 qua cầu Rạch Miễu sang Bến Tre, qua cầu Hàm Luông tới Mỏ Cày Nam rồi chuyển sang quốc lộ 57 sang Chợ Lách, tiếp tục qua phà Đình Khao để tới Vĩnh Long. Vì duyên cớ ấy nên lần đầu tiên tôi có dịp qua phà Đình Khao. Đây là chuyến phà qua sông Cổ Chiên, bờ bên này là huyện Chợ Lách của Bến Tre sang bờ bên kia là TP Vĩnh Long.

Vì chưa tìm hiểu nên tôi chẳng biết gì về Đình Khao, chỉ có nhận xét là cái tên Đình Khao nghe ngồ ngộ và sẵn tiện đứng trên phà chụp vài tấm hình làm kỷ niệm.

Từ hướng Chợ Lách (Bến Tre) chụp sang bờ Đình Khao (Vĩnh Long), nổi bật từ xa là ngôi nhà thờ Đình Khao

Cơm hến Huế và một trời vị giác

Cơm hến, bún hến Huế không nổi tiếng bằng bún bò, vì món ăn đặc trưng này chỉ ngon nhất khi ăn ở Huế, không "di cư" được. 


Lần đầu tiên ăn cơm hến Huế, tôi đã bị sốc vì… không thấy ngon. Nếu như bún bò hay các loại bánh Huế như bèo, nậm, lọc… hấp dẫn bạn ngay từ miếng đầu tiên thì dường như món cơm hến lại không có cái duyên ấy. 

Bánh căn nổi tiếng phố biển Nha Trang

Là thức quà làm từ bột gạo, nướng chín trực tiếp trên lò, bánh căn có thể được thưởng thức vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Không chỉ riêng Nha Trang, Khánh Hòa mới có bánh căn, nhưng món này ở đây ngon, hấp dẫn bởi nhân bánh được chế biến từ hải sản.

Nguyên liệu chính là từ gạo ngâm với cơm nguội phơi khô rồi xay thành bột, pha chế cùng nước, thêm chút dầu lạc hoặc mỡ heo cho ngậy. Bánh muốn ngon, phải làm từ loại gạo từ mùa cũ, trộn ít cơm nguội phơi khô để có độ xốp, giòn và dậy mùi thơm.

Để làm bánh căn quan trọng phải có một bộ khuôn nướng bằng đất nung với các lỗ tròn và nắp đậy. Đặt khuôn lên bếp than rực hồng cho đủ nhiệt, xoa chút dầu mỡ cho bánh không dính rồi đổ bột vào. 

Bánh căn thích hợp ăn vào bất cứ lúc nào, nóng hổi, giòn thơm. Ảnh: tourdulich 

Đền Nội Lâm - Ninh Bình

Mỗi cột đá trong ngôi đền Trần ở quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình đều có hoa văn được tạc, đẽo từ đá xanh nguyên khối và ứng với một ước nguyện.

Đền Trần nằm trong vùng lõi của quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình. Đền được xây dựng từ thời nhà Đinh, là một trong “Hoa Lư tứ trấn”, có tên gọi khác là Đền Nội Lâm (trong rừng). Đền thờ Quý Minh Đại Vương là một trong ba anh em, đồng thời là ba vị tướng có công dẹp giặc dưới thời vua Hùng thứ 18, đã được phong thánh gồm Sơn Thánh Tản Vương và Cao Sơn Đại Vương. 

Dạo chơi chốn thần tiên thác Tam Hợp

Thác Tam Hợp nằm phía sau khuôn viên chùa Di Đà, cách trung tâm thành phố Bảo Lộc 35km. Thời điểm đẹp nhất ngắm thác là mùa mưa, khoảng cuối tháng 7.


Đến thác Tam Hợp vào mùa mưa tháng 7 của cao nguyên, có cảm giác như bước vào cõi thiên thai. Giữa không gian bao la, chỉ nghe tiếng thác đổ, tiếng lá cây xào xạc trong gió, màn sương bảng lảng che khuất tầm nhìn. 

Nguyễn Hữu Huân một lòng yêu nước, thương dân

Lịch sử một vùng đất bao giờ cũng gắn liền với bản lĩnh của cộng đồng các dân tộc định cư trên vùng đất đó, mà tiêu biểu là bản lĩnh các vị anh hùng hào kiệt. Nói đến Mỹ Tho, chúng ta không thể không nhắc đến “Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân” - một sĩ phu yêu nước, thương dân và là một lãnh tụ khởi nghĩa chống quân Pháp xâm lược vào nửa cuối thế kỷ XIX.

Tượng đài AHDT Thủ Khoa Huân ở TP. Mỹ Tho. Ảnh: BC

Nguyễn Hữu Huân sinh năm 1830 trong một gia đình trung lưu ở thôn Tịnh Giang, huyện Kiến Hưng, phủ Kiến An, trấn Định Tường (nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh, học giỏi. Khoa thi năm 1852, ông thi Hương, đậu thủ khoa học vị Cử nhân tại trường thi Gia Định. Từ đó, nhân dân và sĩ phu trong vùng gọi ông bằng cái tên thân thiết là Thủ khoa Huân. Ông được bổ làm Giáo thọ, tức Đốc học huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường.

13 thg 7, 2015

Tiểu chủng viện Làng Sông

Tiểu chủng viện Làng Sông không phải là một điểm đến trong các tour du lịch Bình Định, thậm chí khi bạn hỏi người dân Bình Định cái tên này thì đa số đếu... không biết (nếu hỏi Nhà thờ Lòng Sông thì sẽ có nhiều người biết hơn).

Tiểu chủng viện Làng Sông tọa lạc tại thôn Quảng Vân, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Từ trung tâm TP Quy Nhơn đến đây ước chừng 15 km, đi xe hơi được, nhưng có vài km đường đất.


Tiểu chủng viện Làng Sông

Cuối tuần thú vị ở Hải Tiến

Không đông đúc và quá xô bồ như Sầm Sơn, thời gian gần đây Hải Tiến (Thanh Hóa) được nhiều hội, nhóm, công ty, gia đình ở miền Bắc và Bắc Trung bộ lựa chọn cho một kỳ nghỉ cuối tuần thú vị.

Bãi biển Hải Tiến (Thanh Hóa) - Ảnh: Băng Giang 

Từ Hà Nội, Hải Tiến là điểm đến khá mới mẻ cho mùa hè nóng bức, phù hợp với các hội nhóm và gia đình với chi phí hợp lý.

Bình minh đẹp mê hồn trên ruộng ngao Đồng Châu

Bãi biển Đồng Châu thuộc xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, cách thành phố Thái Bình khoảng 30km. Đến Đồng Châu, bạn sẽ thấy lạ mắt với cánh đồng ngao rộng mênh mông và rất nhiều chòi canh. Khung cảnh nơi đây càng đẹp khi bình minh lên.

Nắng sớm 

Giếng Vua 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Giếng Vua hay còn gọi là giếng Ngự Dục, được phát hiện nằm ở góc đông - nam của đàn tế Nam Giao, khu vực Thành nhà Hồ, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Theo TS. Khảo cổ Trần Anh Dũng người trực tiếp tham gia khai quật và tôn tạo giếng cho biết: "Khi xưa giếng được xây để phục vụ cho việc tế gia và trai giới (Trai giới tắm gội sạch sẽ, ăn chay, không uống rượu) trước khi làm lễ tế". 

Đình Khao một thuở

Chùa Bửu Lâm

Phưởng phất xa đưa ngọn khói trầm, 
Đình Khao cảnh cũ rất thương tâm.
Trước kia rộn rịp người lui tới,
Non nước bây giờ khách viếng thăm.
Cám cảnh người xưa đà khuất bóng,
Tưởng công tông tổ mấy trăm năm.
Chắp tay vái lạy trời mây thẳm,
Phù hộ muôn dân buổi cát lầm

Sách “Vĩnh Long xưa”, trang 143)

Chúng tôi tìm đến Đình Khao, một di tích văn hóa dân gian mang đậm huyền thoại qua không ít thăng trầm của đất Vĩnh Long.

12 thg 7, 2015

Từ Bảo Định Giang đến Thành Thị Nại

Bên dòng kinh Bảo Định

Tôi đến thăm nhà lưu niệm nhà văn Sơn Nam ở ấp 4, xã Đạo Thạnh, TP Mỹ Tho, sát bên bờ kinh Bảo Định. Dĩ nhiên đây là một khung cảnh thuần Nam bộ, nơi tưởng niệm một nhà văn mà tên tuổi gắn liền với vùng đất phương Nam. Ngôi nhà này do vợ chồng trưởng nữ của nhà văn xây dựng nên để tưởng nhớ cha mình: chị Đào Thúy Hằng (con gái nhà văn Sơn Nam) và anh Trần Đức Nghị.


Bên cạnh nhà lưu niệm là nhà ở của gia đình anh chị Nghị - Hằng, chính diện tầng trên của ngôi nhà này là một gian thờ tự có biển ghi Nhà thờ Cống quận công Trần Đức HòaCống quận công Trần Đức Hòa là ai? Tôi không hề biết.


Anh Trần Đức Nghị - chủ nhà, và là con rể nhà văn Sơn Nam - tự hào kể:
  • Cống quận công là tổ 13 đời của tôi, là một danh nhân, một tiền hiền của đất Quy Nhơn.
Anh Trần Đức Nghị (trái) đang kể về ông tổ của mình