Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sức khỏe Đời sống. Hiển thị tất cả bài đăng

20 thg 4, 2022

Bảo vật quốc gia bằng vàng ròng, nặng hơn 100 lượng: Bí mật trong 13 trang sách

Quyển sách này là một bảo vật vô giá của Việt Nam, được đánh giá là có một không hai.

Kim sách Đế hệ thi là một cuốn sách vô cùng độc đáo, có một không hai của Việt Nam. Với khối lượng “khủng” lên tới hơn 4kg vàng ròng, cuốn kim sách này đã trở thành tâm điểm khiến nhiều người muốn chiêm ngưỡng và tìm hiểu về nguồn gốc của nó.

Kim sách Đế hệ thi đã được công nhận là bảo vật quốc gia Việt Nam.

Cuốn sách độc nhất vô nhị

Dưới thời Minh Mạng, có một quyển sách mang nội dung đặc biệt. Đó là dịp nhà vua làm bài thơ "Đế hệ thi" và 10 bài "Phiên hệ thi" theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt để đặt chữ lót sẵn cho 20 thế hệ con cháu thuộc dòng chính của mình và thuộc 10 dòng phụ (phiên hệ) của 10 anh em trai của nhà vua.

Kim sách Đế hệ thi dài 23,2cm, rộng 13,7cm, dày 1,6cm và nặng 4,2 kg làm bằng vàng ròng (khối lượng tương đương với hơn 100 lượng vàng hiện nay); gáy đóng 4 khuyên tròn. Kim sách được làm theo khổ chữ nhật đứng, gồm có 13 tờ; bìa trước và sau chạm hình rồng 5 móng, vân mây tượng trưng cho vương quyền, 11 tờ ruột khắc sách văn.

Kim sách Đế hệ thi. (Nguồn: baotanglichsu.vn)

10 thg 5, 2020

Người Anh hùng đất Mũi

Nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.

Đất mũi Cà Mau luôn luôn xanh tươi với thời gian. Diện tích mỗi ngày một mở rộng. Rừng đước, rừng tràm mỗi ngày một ngát hương. Con sông Cửa Lớn ôm chặt lấy miền đất trẻ cuộn sóng ngày đêm chảy ra biển Đông. Và nơi đây một con người ghi dấu ấn trong lịch sử về bài ca giữ đất, bảo vệ non sông Tổ quốc, mãi mãi bất tử. Đó là liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển.
Âm vang chiến công Hòn Khoai
Cụm đảo Hòn Khoai cách đất liền chừng 14,50km, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Đó là một dấu mốc tiền tiêu cho mảnh đất non trẻ được hình thành theo thời gian. Hoang vu, mang nét đẹp thần tiên ẩn giấu với bãi cát vàng trải dài kỳ thú. Cùng với đó là những bãi đá trứng tròn sắp đặt tự nhiên yên hòa dưới làn nước xanh trong bất tận. Sóng vỗ hiền hòa. Ngọn núi điệp trùng rậm rạp và cô đơn giữa biển khơi. Hòn Khoai chỉ cao hơn 300m, với cây đèn biển cục mịch, cần mẫn ngày đêm chiếu sáng về phía chân trời. Ngày ấy còn u tịch hoang vu lắm. Khi thầy giáo Phan Ngọc Hiển ra mở trường dạy học, đảo chỉ có độ mươi người, chủ yếu là những nhân viên trông coi đèn biển trên đỉnh núi, dưới sự chỉ huy của tên sĩ quan Pháp, tên là Oliver. Đó là câu chuyện cách đây 77 năm...

Bia tưởng niệm nơi liệt sĩ Anh hùng Phan Ngọc Hiển bị xử bắn cùng đồng đội.

17 thg 8, 2016

Chợ chiếu “âm phủ” (Chợ chiếu Định Yên)

Trong số các chợ ở vùng đất phương Nam, duy chỉ có khu chợ độc đáo đã tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ nay - đó là chợ chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp! Nét độc đáo của chợ chiếu Định Yên là được nhóm họp vào lúc nửa khuya cho đến 2 - 3 giờ sáng là tan tầm cho nên người ta đặt tên cho chợ chiếu này là “chợ ma”, “chợ âm phủ”...

Độc đáo hơn nữa là: chợ không có quầy - sạp kinh doanh cố định, nhưng người mua - kẻ bán rất nhộn nhịp. Người mua chiếu thường tìm một nơi cố định ngồi chờ; còn người bán thì vác những sản phẩm chiếu trên vai đi tới - lui rao hàng, nói giá... Sau khi chọn được hàng - ngã giá xong, người mua thanh toán tiền, người bán giao hàng... Sau hơn 2 giờ diễn ra cảnh mua bán tất bật, các thương lái mua đủ số chiếu đưa xuống ghe - tàu chở đi tiêu thụ khắp nơi; còn người bán được hàng nhận tiền trở về nhà ngồi bên khung dệt tiếp tục công việc để đến đêm khuya hôm sau lại đem chiếu ra chợ chào hàng, rao bán. Tại làng chiếu Định Yên, dân gian còn truyền tụng câu ca dao: “Định Yên có vựa chiếu to/ Lấy chồng xứ Định khỏi lo chiếu nằm”. Theo những cụ cao niên ở đây kể: ... Sở dĩ hồi trước, chợ chiếu nhóm họp nửa đêm cốt là để trốn nộp thuế cho chủ chợ.

24 thg 11, 2015

Nơi ngã ba biên giới

Trên đất nước ta chỉ có hai tỉnh nằm ở điểm giáp ranh 3 biên giới là Ðiện Biên và Kon Tum. Ở Ðiện Biên là bản A Pa Chải của bà con dân tộc Hà Nhì, thuộc xã Xín Mần huyện Mường Nhé (giáp Lào và Trung Quốc). Ở Kon Tum là buôn I ệc của đồng bào dân tộc Ka Dong, thuộc xã Bờ Y huyện Ngọc Hồi (giáp Lào và Campuchia).

Tại đây có ngã ba Đông Dương (cũng gọi là ngã ba Tam biên) nổi tiếng. Đường 40 trên đất Việt Nam đến đây chia về hai hướng, sang tỉnh Atôpơ - Lào và tỉnh Ratanakiri - Campuchia. Nơi đây còn được biết đến như là cái “túi bom” của toàn vùng Đông Dương dưới sức mạnh của “uy lực không lực Hoa Kỳ” trong thời kháng chiến chống Mỹ.

Cột mốc ngã ba biên giới.