30 thg 6, 2022

Ngon ngọt chẹ giâm của người Giẻ Triêng

Chẹ giâm, hay canh bột, là một trong những món ăn truyền thống của người Giẻ Triêng. Dân dã, mộc mạc cùng hương vị thơm ngon khó cưỡng, chính là nét đặc trưng mà người Giẻ Triêng luôn tự hào khi nói về món ăn này. Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại nguyên liệu của chẹ giâm đã để lại trong tôi ấn tượng khó quên ngay từ lần đầu nếm thử.

Ở thôn Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi), từ 3 giờ sáng đã có những ngôi nhà sáng đèn. Mọi người dậy sớm lụi hụi chuẩn bị việc bếp núc, ăn uống để ra ruộng rẫy. Cũng như mọi người, già làng Brôl Vẻ hối hả, tất bật chuẩn bị “chiêu đãi” tôi món chẹ giâm khi tôi đến với làng.

Đi trên con đường nội thôn hướng về phía chợ, già Brôl Vẻ bật mí: Mình đi sớm mới kiếm được nguyên liệu tốt, như thế lúc nấu mới cho ra món ăn thật ngon. Một trong những nguyên liệu chính làm nên món chẹ giâm, chính là xương, có thể là xương bò, xương trâu, xương heo… Tuy nhiên, để món ăn ngon và không bị pha tạp vị, người nấu chỉ nên dùng xương của một loại động vật để chế biến. Thông thường người ta sẽ chọn phần xương đùi và sườn.

Lễ Kỳ yên đình Bà và tế điện dinh Ông

Không rõ là quyền lực của Lệnh ông Chúa Tàu và Thất vị nương nương, hay lòng tín ngưỡng thuần hậu của người dân An Thạnh mà những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ấy vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn đến ngày nay. Và chắc chắn sẽ còn mãi mãi cho các thế hệ mai sau của làng quê An Thạnh.

Bàu nước trước dinh Ông.

Rằm tháng hai (âm lịch) An Thạnh có lễ Kỳ yên ở đình Bà, một tháng sau là tế điện dinh Ông. Hai lễ hội này có quan hệ mật thiết, bởi hai ngôi thờ tự nhưng chỉ có chung 1 ban cúng tế, gọi là Ban cúng tế dinh Ông đình Bà xã An Thạnh.

29 thg 6, 2022

Cận cảnh những báu vật vô giá từ xác tàu cổ ở Việt Nam

Trong những thập niên qua, nhiều xác tàu cổ có niên đại hàng thế kỷ chứa lượng cổ vật khổng lồ đã được phát hiện tại các vùng biển khác nhau của Việt Nam...

Kendy (một loại ấm) vẽ cá hoá rồng làm bằng gốm nhiều màu, thời Lê sơ, thế kỷ 15, khai quật từ tàu cổ Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Hiện vật được trưng bày tại một triển lãm chuyên đề ở Hà Nội.

Cận cảnh thạp gốm “hổ gặm đuôi ngựa” cực độc thời Trần

Có một chi tiết đáng chú ý là trên lưng ngựa có cắm một lá cờ hiệu. Phía sau chi tiết này có thể là một nội dung sâu xa mà chiếc thạp gốm muốn truyền tải.

Tại trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự hiện diện của một cổ vật rất độc đáo. Đó là chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.

28 thg 6, 2022

Tây Ninh: “Thủ phủ” của ẩm thực chay

Từ những món chay dân dã, người dân Tây Ninh đã nâng tầm món chay thành những đặc sản tinh tế, phục vụ nhu cầu thưởng thức ẩm thực của du khách trong các nhà hàng chuyên biệt, cao cấp.

Bà Điệp chế biến món ăn.

Tây Ninh là vùng đất thánh của đạo Cao Đài; cũng có nhiều người theo đạo Phật, ước lượng có hơn 50% người dân địa phương ăn chay kỳ hay chay trường. Đó là chưa nói đến hàng triệu khách hành hương hằng năm đến du lãm, chiêm bái ở vùng đất này và thưởng thức ẩm thực chay. Những ngày lễ hội của đạo Cao Đài như lễ Vía Đức Chí Tôn hay Hội yến Diêu Trì cung là những ngày lễ hội ăn chay hoành tráng với hàng ngàn, hàng vạn du khách thưởng thức những bữa ăn chay ở Toà thánh Tây Ninh.

Khung cảnh tuyệt đẹp lúc chiều tà trên đầm Chuồn, hồ Truồi xứ Huế

Bên cạnh lăng tẩm, cung điện cổ kính mà lộng lẫy, xứ Huế mộng mơ còn hiện lên với khung cảnh sông nước đầy lãng mạn của đầm Chuồn, hồ Truồi... Đây cũng là điểm đến yêu thích được nhiều du khách lựa chọn khi khám phá Huế. 

Đạp xe trên phố cổ Bao Vinh nhuốm màu hoài niệm

Nằm ngay cạnh dòng sông Hương thơ mộng, phố cổ Bao Vinh có kiến trúc nhà cổ độc đáo, thu hút đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. 

Chùa Cầu trong ký ức người Hội An

Đến nay, Chùa Cầu vẫn là một hấp lực đối với các nhà nghiên cứu. Nhiều công trình trong nước, quốc tế về di tích này đã được thực hiện, công bố. Bên cạnh đó, trong ký ức người Hội An, những câu chuyện, kỷ niệm về Chùa Cầu là mạch nguồn tự nhiên, sâu thẳm vô cùng quý giá.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi ghi lại ký ức đời thường, mang đậm dấu ấn cá nhân của những người được sinh ra trong thập niên 30, 40, 50 của thế kỷ XX từng gắn với Chùa Cầu. Họ là những người Hội An đã qua tuổi “xưa nay hiếm”, có người vẫn gắn bó với Chùa Cầu từ lúc được sinh ra cho đến tận bây giờ; có người, nay đã chuyển ra sinh sống ở ngoài khu phố cổ Hội An, thậm chí có người đang sống nơi xa xôi như Mỹ, Úc nhưng trong trí nhớ của họ, kỷ niệm về Chùa Cầu vẫn tươi nguyên.

Chuyện ít người biết về dinh Độc Lập

“Dinh Độc Lập” là cái tên duy nhất được gọi cho cả hai dinh thự lớn lần lượt tồn tại ở Sài Gòn, cùng nằm trên một miếng đất lớn ở trung tâm thành phố. Như vậy, dinh Độc Lập do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây xong năm 1966 được thừa hưởng cái tên do Tổng thống Ngô Đình Diệm của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đặt cho dinh Norodom vào năm 1955 (xây từ năm 1868 đến 1871).

Theo tác giả D.K.L trong bài viết Dinh Độc Lập được 89 tuổi! Mời quý bạn tìm hiểu tiểu sử dinh Độc Lập đăng trên báo Dân Tộc - xuân Đinh Dậu 1957, khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam, dinh Toàn quyền đầu tiên là một nhà tranh vách gỗ.

Cho đến năm 1865, người Pháp mua ở Singapore một sườn nhà bằng gỗ có tháp bù-lon đem về cất dinh Toàn quyền tại phía gần trường Taberd ngày nay.

Tranh vẽ dinh Toàn quyền tạm bằng gỗ, ngôi nhà này sẽ được thay thế bởi dinh Norodom một vài năm sau đó. Tác giả: Henri Amirault (1834 - 1914) là thiếu úy, sĩ quan tùy viên của Tham mưu trưởng cho Thống đốc Nam Kỳ Pierre-Paul de La Grandière, vẽ bằng mực tàu và màu nước (20x37cm) khoảng năm 1865. Nguồn: lưu trữ gia đình của Pierre-Paul de La Grandière (1807-1876), Thống đốc Nam Kỳ 1863 - 1868.

Bốn suối thác hoang sơ gần Hà Nội

Ẩn mình trong rừng núi ở Thái Nguyên, Hòa Bình, Phú Thọ... những dòng suối mát lạnh là điểm tránh nóng lý tưởng cho du khách hè này.

Các điểm đến này đều cách Hà Nội chỉ khoảng 100 km, đi lại thuận tiện trong ngày hoặc hai ngày một đêm. Nếu không thể nghỉ ngơi ở những vùng biển xa, thì các điểm đến này thích hợp cho gia đình bạn hè này.

Chợ phiên - điểm chơi đêm mới ở Mộc Châu

Khi mặt trời lặn, du khách nghe bà con dân tộc biểu diễn văn nghệ, thưởng thức đồ nướng ngay tại chỗ, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao...

Nhắc tới du lịch Mộc Châu, du khách sẽ nghĩ tới những thung lũng mận trải dài ngút tầm mắt, những đồi chè xanh hay trang trại bò sữa, vườn dâu. Tuy nhiên, các điểm này chỉ có thể tham quan buổi sáng. Khi mặt trời bắt đầu lặn, Mộc Châu có ít trải nghiệm. Chợ phiên đêm Chiềng Đi tại Bản Art_Stay ở bản Chiềng Đi 1, xã Vân Hồ, cách trung tâm thị trấn khoảng 8 km là một gợi ý cho du khách đến Mộc Châu mùa này.

Du khách đến chợ phiên từ khi mặt trời bắt đầu lặn, chụp ảnh cùng trẻ em vùng cao.

26 thg 6, 2022

Đặc sản "giải ngán" từ măng cụt xanh chua chát, giá đắt đỏ ở Bình Dương

Nếu măng cụt chín là loại trái cây mùa hè được yêu thích thì măng cụt xanh lại trở thành nguyên liệu lạ miệng làm nên món gỏi đặc sản thơm ngon ở Bình Dương, lúc cao điểm có giá tới 500.000 đồng/kg.

Măng cụt là loại trái cây mùa hè nổi tiếng của vùng Đông Nam Bộ, ngon nhất là ở Lái Thiêu (tỉnh Bình Dương). Mùa măng cụt kéo dài từ tháng 4 đến cuối tháng 6. Thời điểm này, nhiều tiểu thương, lái buôn từ khắp nơi đổ về các nhà vườn ở đây để thu hoạch măng cụt chín. Trên thị trường, loại quả này được bán với giá khoảng 45.000-70.000 đồng/kg.

Không chỉ đắt khách lúc chín, măng cụt ở Bình Dương còn được lùng mua khi vẫn xanh. Bởi đây là nguyên liệu chế biến nên món gỏi thơm ngon nức tiếng mà không phải mùa nào cũng có.

Thậm chí, giá của măng cụt xanh còn cao gấp nhiều lần loại quả này khi chín, khoảng 350.000 - 400.000 đồng/kg. Lúc cao điểm, lượng măng cụt xanh không có nhiều, giá mỗi cân lên tới cả nửa triệu đồng.

Măng cụt xanh là nguyên liệu chế biến món gỏi gà măng cụt nổi tiếng ở Bình Dương (Ảnh: Trúc Green).

Đền Tống Thượng - nơi lưu giữ lịch sử văn hóa địa phương

Đền Tống Thượng cổ kính, trầm mặc là nơi thờ thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân và con trai Tống Phả Công - những người có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Đền Tống Thượng nằm trên một khu đất cao, đẹp ngay giữa trung tâm của làng

5 điều nên làm ở Vịnh Kỳ Diệu - The Amazing Bay dịp hè

Tham gia nhiều trò chơi thử thách, thưởng thức các món ăn đặc trưng trên thế giới... là những trải nghiệm thú vị tại Vịnh Kỳ Diệu - The Amazing Bay.

Nhiều du khách chia sẻ mùa hè là thời điểm thích hợp các gia đình tạo nên những kỷ niệm đẹp cho tuổi thơ của con trẻ. Đây cũng là dịp phụ huynh được tận hưởng kỳ nghỉ ngắn hạn để thư giãn tâm hồn sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng.

Điểm đến hứa hẹn giúp bạn thư giãn tâm hồn sau chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Ảnh: Vịnh Kỳ Diệu - The Amazing Bay

Ngắm bình minh và hoàng hôn tại Mũi Lay

Mũi Lay là địa điểm hoang sơ và yên bình, phù hợp để ngắm cả hai khoảnh khắc mặt trời đẹp nhất trong ngày.

Mũi Lay là một mũi đá lấn ra biển khoảng 500 m thuộc thôn Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Ở đây có bờ biển yên bình, là địa điểm có thể cắm trại, ngắm được cả bình minh và hoàng hôn. Nhiều dân địa phương thường đến đây, nhưng nơi này lại chưa phổ biến với khách du lịch ngoại tỉnh.

Toàn cảnh Mũi Lay từ trên cao. Ảnh: Trần Minh Hiếu

Ba đặc sản của xứ dừa Bình Định

Bánh tráng, bánh hồng, bánh trụng... của người dân Hoài Nhơn đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa.

Từ sân nhà ra đến ven đê, những trảng dừa mướt mắt tạo thành tấm lá chắn tự nhiên cho đất Tam Quan (thị xã Hoài Nhơn) khỏi nắng gió, bão bùng... Dừa trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người Tam Quan, có lẽ vì thế người dân nơi này lưu giữ hương dừa trong mọi món ăn. Từ bánh tráng dừa, bánh hồng, bánh ít đến bánh trụng..., ít nhiều đều có nguyên liệu là nước cốt dừa, hoặc cơm dừa, để bánh luôn thoảng vị quê hương.

Những rặng dừa bao quanh đầm sen ở Hoài Nhơn. Ảnh: Quin Quin

Hà Nam không chỉ có chùa Tam Chúc

Đến Hà Nam du khách có thể thăm thành phố Phủ Lý, vương cung thánh đường Sở Kiện hay làng nghề kho cá Vũ Đại.


Nguyễn Gia Bảo, sinh năm 1999, yêu thích nhiếp ảnh phong cảnh. Hiện tại Bảo đang học tập ở Hà Nội và mỗi lần về quê Hà Nam, anh lại tranh thủ chụp khung cảnh, nhịp sống quê hương. “Chụp cảnh ở quê mang lại cho tôi nhiều cảm xúc khác lạ”, Gia Bảo nói.

24 thg 6, 2022

Độc đáo quả chuông thời Tây Sơn ở chùa Quang Phúc

Chùa Quang Phúc xưa thuộc thôn Cam Đông, xã Cam Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Cam Đông, xã Tuấn Việt (Kim Thành).

Chuông Quang Phúc tự chung đúc năm 1795

Mùa sen về trên đất Tây Đô

Đầu tháng 6, khắp khu vực hồ nằm trong nội thành khu di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ hoa sen bung nở, tỏa hương thơm ngát cả một vùng. Sen làm đẹp cho đất trời Tây Đô, vẽ nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp...

Những ngày này, sen trong các hồ ở khu vực Thành Nhà Hồ bắt đầu khoe sắc, ngát hương.

Kỳ bí đá Ông đá Mụ trên sông Lam

Đá Ông đá Mụ ở xã Đồng Văn (Thanh Chương) không chỉ là vị trí hiểm yếu trên sông Lam mà còn là địa danh đặc biệt, độc đáo, gắn với nhiều giai thoại kỳ bí.

Từ xưa, đá Ông đá Mụ và núi Quánh đã tạo nên một vị trí hiểm yếu cho người, thuyền bè xuôi ngược trên sông Lam khi đi qua nơi đây. Ảnh: Huy Thư

Những hé lộ bất ngờ về đàn tế trời đất của nhà Nguyễn

Tương truyền, vua Gia Long đã lệnh cho các tỉnh trong cả nước gửi đất về để đắp đàn Nam Giao, nhằm biểu trưng cho sự thống nhất giang sơn từ Nam đến Bắc.

Nằm ở phường Trường An, thành phố Huế, đàn Nam Giao là công trình tâm linh có vị trí đặc biệt của triều Nguyễn. Đàn tế này được xây dựng từ năm 1806 - 1807, là một tổ hợp kiến trúc nằm trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích đến 10 ha.

23 thg 6, 2022

Du Già yên bình trên cao nguyên đá

Du Già hiện lên như một bức tranh với bốn bề núi, những nương ngô trải dài và dòng suối quanh co.

Du Già là một xã vùng cao thuộc huyện Yên Minh, cách TP Hà Giang khoảng 70 km. Trên bản đồ du lịch Hà Giang, Du Già hiện lên với bức tranh hoang sơ, chưa được nhiều khách Việt biết đến. Khách đến Du Già đa số là người đam mê phượt, thích chinh phục những cung đường đèo mạo hiểm... Trên đường đến Du Già, du khách sẽ đi qua đồi ngắm cảnh thung lũng xã Lũng Hồ, huyện Yên Minh.

Người đặt tên văn hóa Sa Huỳnh

Bà Madeleine Colani, một nhà khoa học nổi tiếng người Pháp đã khai sinh và định danh "Văn hóa Sa Huỳnh", một trong ba nền văn hóa thời tiền sử ở Việt Nam (Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo). Những phát hiện, khám phá ban đầu của M.Colani đã đặt nền móng quan trọng, gợi mở cho các nhà nghiên cứu sau này về nền văn hóa Sa Huỳnh.

Nhà khảo cổ học Madeleine Colani (đứng giữa, hàng đầu) cùng các nhà khoa học Pháp và Việt Nam. Ảnh: TL

Madeleine Colani sinh năm 1866 tại Strasbourg, vùng đông bắc nước Pháp. Năm 1884, M.Colani nhận bằng cao đẳng, một bằng cấp danh giá mà vào thời đó rất ít cô gái trẻ đạt được. Theo lời kêu gọi của Paul Doumer - Toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ, M.Colani đã sang Việt Nam. Năm 1929, Louis Finot - Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) đã quyết định nhận bà là thành viên. Từ đó, M.Colani tiến hành cuộc khảo sát tại Hòa Bình, vịnh Hạ Long, Cánh đồng Chum ở Thượng Lào và đặc biệt các di chỉ văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam.

Dấu xưa ở đình Thanh Khiết

Đình Thanh Khiết, ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi) còn lưu giữ kiến trúc cổ xưa và mang đậm nét văn hóa của làng quê Việt Nam. Đây là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân làng Thanh Khiết.

Chuyện xưa qua tên gọi

Đình Thanh Khiết gợi nhớ nhiều câu chuyện xưa. Đình tọa lạc ở thôn Thanh Khiết, làng quê bên phía hữu ngạn vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Nơi đây chỉ cách biển vài ba cây số, nhưng là vùng thuần nông, người dân không làm nghề biển. Trước đây, làng Thanh Khiết được nhiều người biết đến qua câu ca dao: “Gái Thanh Khiết chuyên nghề cải giá/ Trai Sung Tích chuyên dạ kén dâu”. Cải giá ở đây ý nói rau cải, rau giá, làng này chuyên nghề trồng rau. Về sau, người dân ở làng Thanh Khiết còn trồng nhiều hoa tươi để bán, nên gọi là làng hoa Nghĩa Hà. Còn làng Sung Tích nằm bên kia sông phía đối diện (nay là xã Tịnh Long, TP.Quảng Ngãi), chuyên trồng dâu nuôi tằm, nên mới gọi là kén dâu.

Đình Thanh Khiết ở thôn Thanh Khiết, xã Nghĩa Hà (TP.Quảng Ngãi). Ảnh: CAO CHƯ

Đình làng An Thạnh: Nơi lưu giữ nét văn hóa xưa

Đình làng An Thạnh, ở thôn An Thạnh, xã Bình Tân Phú (Bình Sơn) có từ lâu đời, lưu giữ nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng của người dân địa phương qua nhiều thế hệ.

Theo lời kể của các bậc cao niên, đình làng An Thạnh được người dân địa phương góp tiền, của xây dựng cách đây hơn trăm năm trước, để thờ Thành hoàng, các vị thần cai quản làng và các bậc tiền nhân. Đình làng không chỉ là nơi gặp gỡ, giao lưu của người dân, mà còn ghi dấu nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng từ thời xa xưa được lưu truyền cho đến ngày nay. Hằng năm, vào dịp tiết Thanh minh (tháng Ba âm lịch), người dân dọn vệ sinh, sửa sang lại khu vực đình làng, sắm sửa nhiều lễ vật để tổ chức lễ cúng, thể hiện lòng thành kính tri ân các vị thần và bậc tiền nhân đã có công dựng làng, lập ấp xưa kia.

Phía trước cổng đình làng An Thạnh có cây sộp hàng trăm năm tuổi. Ảnh: An Nhiên

Cá sặc kho nghệ

Món cá sặc kho nghệ hấp dẫn bởi mùi vị đặc trưng. Đây là món ăn quen thuộc của người dân quê. Những ai đi xa luôn nhớ món ăn dân dã này.

Mưa mùa hạ, nhiều người dân ở quê tôi vác nhá đi bắt cá ở những suối khe gom nước vào đầm rộng mênh mông. Vài giờ sau, họ trở về với mớ cá đồng tươi rói. Cá rô, cá diếc, cá sặc... được đổ ra rổ trước ánh mắt thích thú của con trẻ. Cá sặc có hình dáng giống thác lác nhưng thân nhỏ, lớn lắm cũng chỉ nhỉnh hơn hai ngón tay. Tuy không lớn bằng cá sặc rằn nơi sông nước đất phương Nam, nhưng cá sặc ở suối khe hay đầm nước quê tôi rất thơm ngon khi chế biến món ăn.

Món cá sặc kho nghệ thường hiện diện trong bữa cơm người dân quê. Ảnh: T.Thy

Thơm ngon cơm gà

Khi đến Quảng Ngãi, nhiều du khách thường đến các quán cơm gà để thưởng thức món ăn được xem là đặc sản của xứ Quảng. Những hạt cơm vàng ươm, phần thịt gà mềm, dai, cùng những nguyên liệu đi kèm khiến món cơm gà hấp dẫn, ngon miệng. Người Quảng Ngãi cũng thường chế biến món ăn này tại nhà để đãi người thân, bạn bè.

Những dịp nhà có khách hoặc tập trung đông đủ các thành viên trong gia đình, mẹ chồng tôi thường nấu món cơm gà. Để làm món cơm gà, mẹ đặt mua gà nuôi thả vườn của người quen. Sau khi sơ chế gà, mẹ bắc nồi nước lên bếp, cho gà vào nồi ngập nước. Mẹ còn cho thêm một ít muối, củ hành tím đập dập để nước luộc thêm phần thơm ngon. Gà luộc trong khoảng 20 phút, dùng đũa ấn xuyên vào phần thịt gà, kiểm tra thịt gà chín mềm thì vớt gà ra để nguội.

Món cơm gà thơm ngon. Ảnh: Bảo Hòa

Người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Cũng như những đồng tộc láng giềng ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi vốn không có họ. Nhưng giờ đây, người Hrê ở huyện Minh Long, Sơn Hà, người Ca Dong ở huyện Sơn Tây đã mang họ Đinh. Vậy người Hrê, Ca Dong mang họ Đinh từ lúc nào?

Nhiều điều thú vị

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, người Hrê cư trú chính ở các huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà và một số ít ở huyện Trà Bồng, Sơn Tây, Nghĩa Hành, Tư Nghĩa; người Ca Dong cư trú chính ở huyện Sơn Tây và một số ít ở huyện Trà Bồng. Về ngôn ngữ, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, hai tộc người này có nhiều nét tương đồng. Nếu để nói về sự tương đồng ấy, chắc hẳn phải cần đến các công trình nghiên cứu thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau. Ở đây chỉ nói về chuyện họ tên.

Thiếu nữ người Ca Dong ở huyện Sơn Tây. Ảnh: Đăng Vũ

Gỏi da cá lạc

Ở vùng ven biển, cá lạc được ưa chuộng vì bổ dưỡng. Cá lạc được chế biến thành nhiều món ngon như canh chua, um với gừng, nghệ, sả... Đặc biệt, món gỏi da cá lạc luôn hấp dẫn thực khách.

Cá lạc mình dài, da trơn dày, thân to tròn. Cá to bằng cổ chân người lớn, dài cả thước. Cá lạc lạng lấy da phơi vài nắng, rồi đem trộn gỏi thì ngon phải biết!

Món gỏi da cá lạc thơm ngon. Ảnh: Cao Duyên

Nước uống giải nhiệt ngày hè

Thời tiết nắng nóng, tôi thèm được uống thức uống mang đậm hương vị quê nhà mà ngày xưa mẹ thường làm mỗi khi hè đến. Đó là ly nước bắp luộc, hay ly bột sắn dây vừa thu hoạch ngay trong vườn nhà.

Công việc bận rộn khiến tôi không còn thời gian để làm những món ẩm thực từ hạt bắp. Tuy vậy, cứ vào vụ bắp, hằng tuần tôi đều dặn cô bán bắp quen ở chợ đem đến râu bắp và bắp non để nấu nước uống.

Ly nước bắp luộc giải nhiệt ngày hè.

22 thg 6, 2022

Về nơi có gần 50 cọn nước tuyệt đẹp ở miền Tây Nghệ An

Gần đây, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) được biết đến là điểm đến hấp dẫn bởi vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên và nhịp sống đời thường của đồng bào dân tộc Thái. Đặc biệt, với hệ thống gần 50 cọn nước và khu rừng săng lẻ tuyệt đẹp, Yên Hòa thực sự đã chinh phục được nhiều du khách gần, xa.

Xã Yên Hòa, huyện Tương Dương (Nghệ An) nằm trên quốc lộ 48C, cách thành phố Vinh khoảng 200 km. Bản Yên Hòa nằm bên dòng Chà Hạ, có đồng lúa tươi tốt, cung cấp nguồn lương thực cho bà con các bản đồng bào Thái vùng trung tâm xã. Ảnh: Đình Tuyên

Hành trình trekking núi Dinh chinh phục đỉnh La Bàn

Trekking đang là loại hình du lịch mới rất phát triển ở Việt Nam, theo đó nhiều bạn trẻ đam mê nhằm thử thách đôi chân và sức khỏe của mình.

Hiện nay mô hình này thường được các công ty du lịch chọn một số cung đường nổi bật như Tà Năng – Phan Dũng (thuộc địa phận ba tỉnh gồm Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận), Bidoup (Lâm Đồng), Thác K50,… Mỗi cung đường này đòi hỏi du khách tham gia từ 2-3 ngày và có sức khỏe tốt.

Con đường nhựa uốn lượn giành cho du khách đi ô tô hoặc xe máy.

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng


Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.

Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, Puxailaileng là đỉnh núi cao nhất khu vực Bắc miền Trung. Dưới chân Puxailaileng là nơi sinh sống, sản xuất của các cụm dân cư đồng đồng bào Mông thuộc các xã: Tây Sơn, Na Ngoi (Kỳ Sơn). Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.

Săn cua biển trong rừng ngập mặn ở Hà Tĩnh

Khi thủy triều xuống, những người phụ nữ ở xã ven biển Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) tìm đến các cánh rừng ngập mặn để săn cua biển nằm sâu trong gốc cây sú, cây vẹt. Dẫu vất vả nhưng nghề này giúp họ có thêm nguồn thu để trang trải cuộc sống.


Săn cua, gánh cả nhọc nhằn

Giữa trưa hè đầu tháng 6, dưới những tán cây rừng ngập mặn ven biển ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) thấp thoáng bóng hai người phụ nữ len lỏi qua những lớp cây chằng chịt, lặn ngụp trong bùn lầy để săn cua biển.

Hai “thợ săn” ấy là chị Lê Thị Thủy (SN 1973) và người hàng xóm Nguyễn Thị Quyên (SN 1983), cùng trú thôn Tây Sơn, xã Đỉnh Bàn. Ngày nào cũng vậy, tranh thủ khoảng thời gian thủy triều xuống, họ tìm về các khu rừng ngập mặn để săn cua biển và bắt hàu biển, chìa biển nhằm kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.

Bộ sưu tập xương động vật độc nhất vô nhị giữa thủ đô Hà Nội

Những bộ xương được lắp ráp hoàn chỉnh đem lại cho con người một góc nhìn mới mẻ về các loài động vật. Cùng cảm nhận điều này qua mẫu vật của BT Thiên Nhiên.

Xương cá chép là thứ rất quen thuộc với người Việt, khi loài cá này là món ăn quen thuộc trên mâm cơm hàng ngày. Dù vậy, bộ xương cá chép ở dạng hoàn chỉnh vẫn khiến khối người ngạc nhiên khi được chứng kiến.

Xóm Gà Gia Định xưa lừng lẫy chùa chiền và... văn nghệ sĩ

0h sáng 14-2 (29 tết), chúng tôi từ chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM) vô đường Lê Quang Định tới khu Xóm Gà, cách chợ không xa - khu xóm sầm uất lừng lẫy đất Gia Định xưa.

Đường xe điện từ Sài Gòn đi Gò Vấp chạy ngang qua Xóm Gà, với các ga nằm trên đường Lê Quang Định ngày nay, trong đó có một ga tên Xóm Gà - Ảnh: tư liệu

Trước khi đến đây, chúng tôi qua cả một khu chợ Việt hoàn hảo, ngôi chợ trung tâm đất Gia Định xưa giờ vẫn còn sống động, tràn ngập tết hai bên đường với đủ hàng hóa tết: hoa, dưa hấu, rau củ, thịt heo... - như hồi xe điện từ ga Gò Vấp chạy dọc con đường này, bọc hông chợ Bà Chiểu qua Đa Kao tới chợ Bến Thành.

19 thg 6, 2022

Lan man chuyện rùa

Rùa ở chùa Lá Sen

Ở chùa Lá Sen (tức chùa Phước Kiển ở Hòa Tân, Châu Thành, Đồng Tháp) có câu chuyện thú vị về cụ rùa già và hạc. Tại chùa có một cụ rùa đến sống từ năm 1948, người ta kể rằng cụ thường nằm nghe kinh (lời kể vậy thôi, chớ cụ rùa nằm im lìm trong chùa có phải để nghe kinh không thì... có Trời mà biết).

Năm 1999 sư trụ trì có mua một con hạc để phóng sinh, nhưng hạc không chịu bay đi mà ở lại trong chùa. Tại chùa, hạc đứng trên lưng cụ rùa nói trên y như các biểu tượng mà ta thường thấy ở các đình chùa, và người ta ùn ùn kéo tới để chụp hình. Tiếc rằng chỉ một thời gian sau hạc bay đi mất.

Cụ rùa thì vẫn ở lại và mất tại chùa năm 2002, nghĩa là đã "tu" tại đây hơn nửa thế kỷ. Thầy trụ trì tiếc thương nên ướp xác rùa, đeo vào cổ một chuỗi tràng hạt, đặt trong lồng kính thờ trong chùa. Trên mai rùa còn khắc năm vào chùa và ngày mất: 1948 – 29/7/2002.

Những cụ rùa già hiện nay ở chùa. Người ta quấn dây quanh mai rùa để khách thập phương tiện... giắt tiền. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Những hình ảnh quý hiếm về cảng Bến Thủy sầm uất gần một thế kỷ trước

Thập niên 1920 - 1930, Vinh - Bến Thủy nhộn nhip với hàng dài thuyền ra vào trên bến cảng, những nhà máy diêm, nhà máy điện luôn chạy hết công suất.

Bản đồ Vinh - Bến Thủy năm 1925.

Khắc khoải một thương cảng

Trong ký ức của người dân Nghệ An cũng như nhiều thương lái trong nước và nước ngoài, Cảng Bến Thủy được nhắc đến với sự trân trọng về một vùng cảng nhộn nhịp.

Nơi đây từng là thương cảng trung tâm của Nghệ An, là đầu mối giao thương của cả nước và có rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài thông thương hàng hóa qua cảng. Trong giai đoạn mới, Cảng Bến Thủy vẫn hoạt động với những niềm khắc khoải riêng về một vùng thương cảng.

NIỀM TỰ HÀO

Hàng ngày, cảng Bến Thủy vẫn đón nhiều tàu hàng cập bến. Hàng hóa qua cảng hiện nay chủ yếu là than đá. Nếu tính về sự đa dạng về hàng hóa thông qua cảng thì hiện nay không nhiều loại hàng như trước đây, nhưng tính về sản lượng bốc xếp gấp hàng trăm nghìn lần “ngày xưa”.

Cảng Bến Thủy. Ảnh: Nguyên Nguyên

Về xứ sở cà phê khám phá mảnh đất Tây Nguyên hoang sơ

Nhắc đến Buôn Ma Thuột, ta nghĩ ngay đến những nếp nhà rông truyền thống, những ánh lửa bập bùng bên điệu múa cồng chiêng hoang dã và vườn cà phê bạt ngàn trên nền đất đỏ bazan màu mỡ.

Với vẻ đẹp gần gũi với thiên nhiên, những năm gần đây Buôn Ma Thuột được giới trẻ yêu du lịch với cái tên "tiểu Bali" của Việt Nam

Buôn Ma Thuột được biết đến với bản sắc văn hóa rất phong phú, là nơi sinh sống của cộng đồng hơn 40 nhóm dân tộc thiểu số.

Nếu bạn yêu thích du lịch khám phá, gần gũi với thiên nhiên, Buôn Ma Thuột sẽ không làm bạn thất vọng. Không nổi tiếng với các dịch vụ du lịch giải trí, mảnh đất này làm say đắm lòng người bởi những khu rừng kỳ bí, những cánh đồng cà phê bạt ngàn, những ngọn thác thơ mộng và những điểm du lịch hoang sơ, bình dị...

Loạt bảo vật bằng đồng cực quý của vương quốc Chăm Pa

Tượng Phật Đồng Dương, tượng nữ thần Tara và tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn là ba cổ vật Chăm Pa bằng đồng cực quý, được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.

1. Được bảo quản và trưng bày ở Bào tàng Lịch sử TP HCM, Bảo vật quốc gia - tượng Phật Đồng Dương được nhà khảo cổ học Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

Cận cảnh “hàng khủng” trong dinh thự công tử Bạc Liêu

Tòa dinh thự Công tử Bạc Liêu còn lưu giữ được nhiều vật quý và đồ nội thất vô cùng sang trọng, có từ khi Công tử Bạc Liêu sinh sống ở nơi đây.

Tọa lạc tại số 13 Điện Biên Phủ, phường 3, TP. Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu là công trình bề thể gắn liền với cuộc đời Trần Trinh Huy (1900-1974), vị thiếu gia ăn chơi khét tiếng Nam Kỳ lục tỉnh xưa.

18 thg 6, 2022

Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách

Người xưa có câu "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", ý nói đến tình nghĩa vợ chồng khắng khít, khi sống thì ngủ cùng giường cùng chiếu, đến lúc chết đi thì chung một cỗ quan tài. Đó là nói quá lên thôi, sống ngủ cùng giường cùng chiếu thì đúng rồi nhưng chết chung một quan tài thì... đâu có được!

Thế nhưng đối với cư dân ở đảo Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) theo đạo Ông Trần thì có hẳn tục lệ "Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách", được thực hiện theo đúng nghĩa đen đàng hoàng, cho đến bây giờ vẫn còn áp dụng. Câu thành ngữ của người xưa ám chỉ đến quan hệ vợ chồng, còn tục lệ của đạo Ông Trần là áp dụng chung cho tất cả cư dân.

Ngỡ ngàng ngôi nhà xây tường bằng 2 tấn trà shan tuyết cổ thụ Hà Giang

Bước vào trong ngôi nhà có tường làm từ 2 tấn trà shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi được hái từ đỉnh Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang, mùi trà thơm dễ chịu trong không gian ấm cúng khiến du khách ngỡ ngàng.

Trà shan tuyết Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước vì là loại cây thân gỗ cổ thụ, lá chè mọc từng chùm trên cành. Đặc biệt hơn, trà shan tuyết cổ thụ ở Hà Giang có những cây vài trăm năm tuổi, không có bàn tay con người chăm sóc.

Được trồng ở vùng núi cao Tây Côn Lĩnh, sương mù gần như bao phủ quanh năm nên những lá chè được phủ một lớp lông mịn màng, trắng như tuyết. Theo người dân địa phương, shan tuyết nghĩa là tuyết trên núi, bắt nguồn từ sắc trắng tinh khôi như tuyết của lớp lông mao dày trên búp non này. Tại Hà Giang, trà shan tuyết được trồng và thu hái nhiều ở: Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần.

Chiêm ngưỡng Ma Hao - thác nước lọt top đẹp ảo diệu nhất Việt Nam

Với vẻ đẹp hoang sơ, dòng nước mát trong, thác Ma Hao ở miền Tây tỉnh Thanh Hóa bất ngờ lọt top 7 thác nước đẹp ảo diệu của Việt Nam.


Mới đây, một đơn vị truyền thông đã công bố những điểm đến đứng đầu trong cuộc bình chọn "Top 7 Ấn tượng Việt Nam". Trong "Top 7 thác nước đẹp ảo diệu" có thác Ma Hao, thuộc bản Năng Cát, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.

Từ làng chài nghèo "say ngủ" đến thiên đường biển đảo

Làng chài Nhơn Lý trước kia ví như vùng đất "khỉ ho gà gáy". Thế nhưng giờ đây, như một giấc mơ có thật, làng chài ở phố biển Quy Nhơn đã "lột xác" trở thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Nhiều ngư dân chuyển nghề làm du lịch

Ít ai nghĩ rằng từ một làng chài nghèo nằm trên bán đảo Phương Mai thuộc phía đông bắc TP Quy Nhơn (Bình Định), xã Nhơn Lý đang cất cánh trở thành "thiên đường biển đảo", thu hút nhiều du khách, đời sống người dân từ đó được nâng cao.

Du khách các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên đổ xô về xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) du lịch dịp hè này.

Chuyện tình đế vương ít người biết ở Bạch Dinh Vũng Tàu

Cựu hoàng Thành Thái sống ở Bạch Dinh Vũng Tàu trong gần 10 năm. Khoảng cuối thời gian đó, ông đã trải qua cuộc tình nồng ấm với một thôn nữ địa phương...

Nằm trên sườn núi Lớn, hướng ra Bãi Trước, Bạch Dinh là một dinh thự cổ nổi tiếng, có lịch sử đặc biệt của thành phố biển Vũng Tàu. Công trình được người Pháp xây từ năm 1898-1902 trên nền pháo đài Phước Thắng cũ. Do màu sơn trắng nên người Việt quen gọi dinh thự là Bạch Dinh.

Từ thành luỹ xưa tới Căn cứ Trà Vong

Vào năm 2019, Bộ VH-TT&DL có quyết định công nhận lễ hội thờ Quan lớn Trà Vong là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.


Ngoài các tín ngưỡng thờ trong đình, miếu dân gian theo truyền thống xa xưa, thì người Tây Ninh ở các huyện, thành phía Bắc tỉnh còn có một loại hình tín ngưỡng riêng, không nơi nào có, đấy là tín ngưỡng thờ “Quan lớn Trà Vong”. Vào năm 2019, Bộ VH-TT&DL có quyết định công nhận lễ hội thờ Quan lớn Trà Vong là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Do vậy mà, kỳ lễ hội vào ngày 15-16 tháng 3 (âm lịch) năm 2020 đã có một lễ hội tưng bừng ở khu lăng mộ và nhà tưởng niệm ngài, tại ấp 3, xã Trà Vong, huyện Tân Biên.

16 thg 6, 2022

Hóc Bà Tó ở đâu?

Hóc Bà Tó ở đâu?

Nhà thông thái sẽ trả lời ngay, không cần suy nghĩ: Hóc Bà Tó ở Hóc Bà Tó chớ ở đâu!

Tất nhiên là câu trả lời này đúng tuyệt đối. Nhưng tui nghĩ là bạn cũng như tui, vốn tính lăng xăng lộn xộn, nên ráng tìm cách trả lời dài hơn một chút cho nó có... hoa lá cành.

Mọi người có biết là tui đang ở cái... hóc bà tó nào hông?

Bản người Vân Kiều ở tây Trường Sơn

Đến với bản Chênh Vênh, du khách được khám phá cuộc sống, văn hóa, ẩm thực và những thắng cảnh của người bản địa.


Thôn Chênh Vênh (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa) có diện tích 1.500 ha, với 130 hộ, 440 khẩu, 100% người Vân Kiều. Thôn nằm sát đường Hồ Chí Minh nhánh tây, được bao bọc bởi núi rừng, sông suối, đồi núi hoang sơ, hùng vĩ. Du khách chụp ảnh trước nhà sàn truyền thống của người Vân Kiều.

Chí chương - gia vị lạ mà quen của Hải Phòng

Nhìn giống tương ớt nhưng chí chương có hương vị rất riêng theo bí quyết của người Hải Phòng.

Du khách lần đầu đến thành phố hoa phượng đỏ sẽ bỡ ngỡ khi người Hải Phòng gọi tương ớt là chí chương. Bản thân nhiều người Hải Phòng cũng thắc mắc, không biết vì sao chí chương lại được phân biệt rạch ròi với tương ớt, dù những năm gần đây hai tên gọi này đang dần được dùng như một. Khi trào lưu food tour Hải Phòng lên ngôi, nhiều người đam mê ẩm thực cũng quan tâm và muốn tìm hiểu hơn về chí chương.

Chí chương giống tương ớt nhưng có một vài điểm khác biệt, màu đỏ tươi bắt mắt. Ành: Ngọc Ánh

Quán bánh bèo rẻ nhất Việt Nam, 15.000 đồng cả nhà ăn không hết

Chỉ là một quán nhỏ nhưng luôn đông khách vì nơi đây được mệnh danh là "rẻ như bèo", chỉ cần 500 đồng trong túi là bạn có thể thưởng thức một chén bánh bèo đầy đủ hương vị.

Khi đến xã Bình Quý, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, hỏi bánh bèo bà Lan thì ai cũng biết vì quán này được mọi người gọi vui với cái tên bánh bèo rẻ nhất Việt Nam.

“Đánh thức” Hồ Ba Bể


Với tuổi đời hơn 200 triệu năm, Hồ Ba Bể trải qua nhiều cuộc kiến tạo vĩ đại của tự nhiên đã đưa một khối nước khổng lồ 5 triệu mét khối lên lưng chừng vùng núi đá vôi, tạo ra hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là 1/100 nước ngọt lớn nhất thế giới, nằm trong Vườn quốc gia Ba Bể (huyện Ba Bể). Tỉnh Bắc Kạn đang hành động đưa đưa “báu vật” này thành cú hích để phát triển du lịch thời kỳ hậu Covid.

Hồ Ba Bể hình thành từ ba nhánh sông Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng cùng tụ lại một điểm thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn tạo nên hồ Slam Pé, có nghĩa là ba hồ. Địa chất và địa mạo của khu vực Hồ hết sức phức tạp dẫn đến sự tạo thành các phong cảnh đẹp ngoạn mục với nhiều hệ sinh thái khác nhau.