Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kontum. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 10, 2024

Thác 7 tầng ở Kon Tum 'treo' lưng chừng núi

Treo mình ở lưng chừng núi cao, thác Siu Puông ở Kon Tum mang nét đẹp nguyên sơ, hùng vĩ. Đây cũng là một trong những thác nước cao nhất Việt Nam.

Từ trung tâm xã Đắk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), đi qua những thửa ruộng bậc thang xếp tầng, suối đá uốn lượn, cung đường ngoằn ngoèo giữa rừng thông bạt ngàn và bãi cỏ xanh mơn mởn, du khách sẽ nghe thấy tiếng nước đổ ầm ào.

Đó là tiếng nước đổ từ thác Siu Puông hùng vĩ, nằm giữa hai dãy núi Ngọc Kal và Ngọc Pâng, cách TP Kon Tum khoảng 89 km.

Thác Siu Puông treo mình ở lưng chừng núi cao. Ảnh: Đinh Công Lương

1 thg 10, 2024

Nhà thờ Gỗ - Biểu tượng kiến trúc phố núi Kon Tum

Được coi là nhà thờ đẹp nhất Tây Nguyên và là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, nhà thờ Chính tòa Kon Tum là một công trình kiến trúc độc đáo với hơn 100 năm lịch sử. Nhà thờ Chính tòa Kon Tum – hay vẫn thường được gọi dung dị là Nhà thờ gỗ - được coi là biểu tượng kiến trúc của phố núi Kon Tum.

Nhà thờ gỗ là một sự kết hợp tài tình giữa phong cách Roma cổ điển phương Tây với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Mặt đứng công trình có bố cục đăng đối, theo hình tháp vút cong lên, chia làm 4 tầng với 4 mái tương ứng. Tầng trên cùng là tháp chuông với đỉnh là một cây thánh giá bằng gỗ quý

Chuyện ở làng Kon Hơ Drế

Gặp cơn mưa bất chợt, chúng tôi ghé vào nhà rông làng Kon Hơ Drế (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà). Và tại đây, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu sâu thêm về nhà rông, về vùng đất và dân làng Kon Hơ Drế.

Cao lớn và độc đáo, đó là ấn tượng đầu tiên của tôi khi nhìn thấy nhà rông làng Kon Hơ Drế. Tiến vào mái hiên nhà rông, tôi chợt nhận ra ở đây không chỉ có chúng tôi, mà còn có một người khác. Hỏi chuyện thì biết đó là ông A Tuyền - Bí thư Chi bộ Kon Hơ Drế.

Biết chúng tôi từ nơi khác tới tìm hiểu nhà rông, ông A Tuyền cởi mở quanh chuyện nhà rông cùng đời sống và người dân ở đây. Qua từng câu chuyện, từng lời nói, chúng tôi càng ấn tượng về ngôi nhà rông và những nét đẹp văn hóa của con người và vùng đất nơi đây.

Những “Co mơ ngay” được điêu khắc tại các trụ nhà rông. Ảnh T.T

30 thg 9, 2024

Ngục Kon Tum qua những hình ảnh tư liệu lịch sử

Nhân dịp tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón nhận Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Tập thể chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày tại Ngục Kon Tum, xin giới thiệu cùng bạn đọc những hình ảnh tư liệu lịch sử về Ngục Kon Tum từ những năm 1930.

Nhà Lao Kon Tum năm 1930.

Từ cuối năm 1929, thực dân Pháp bắt đầu đưa tù chính trị từ các tỉnh đồng bằng lên giam giữ tại Ngục Kon Tum; dùng sức lao động của tù nhân để làm đường giao thông phục vụ cho mưu đồ cai trị của chúng; lợi dụng nơi rừng núi xa xôi, dân cư thưa thớt cách xa các trung tâm đô thị và đồng bằng nhằm cách ly tư tưởng Cộng sản.

Độc đáo suối Đăk Lôi

Mặc dù còn hoang sơ, nhưng không kém phần thơ mộng, đến với suối Đăk Lôi, du khách có thể thỏa thích ngắm vẻ đẹp kỳ vĩ, độc đáo mà thiên nhiên ban tặng.

Nằm ở địa phận thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo của huyện Đăk Hà, nhưng suối Đăk Lôi chỉ cách thành phố Kon Tum chừng 15km. Với vị trí địa lý khá thuận lợi, nên suối Đăk Lôi dần được nhiều người biết đến, đặc biệt là các “tín đồ” yêu thích loại hình du lịch trải nghiệm. Bằng chứng là từ đầu năm đến nay, suối Đăk Lôi đã đón gần 5.000 lượt khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm. Để tìm hiểu rõ hơn về con suối này, tôi đã quyết định tự mình đến và chứng kiến vẻ đẹp thơ mộng của suối Đăk Lôi.

Xuất phát từ thành phố Kon Tum, sau khoảng 30 phút chạy xe máy, tôi đã có mặt tại thôn Kon Jong để tiến vào suối Đăk Lôi. Đường đi đẹp, nên việc di chuyển vào suối khá thuận tiện. Trên đường đi, tôi gặp được khá nhiều nhóm di chuyển bằng ô tô vào vùng ven suối.

Du khách đến với suối Đăk Lôi. Ảnh: T.T

29 thg 9, 2024

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.

Ngày cuối tuần đẹp trời, chúng tôi hòa vào dòng người khách tham quan ghé thăm làng cổ Kon Kơ Tu. Ngôi làng vẫn giữ được nét yên bình, hoang sơ vốn có cùng nhiều đặc trưng bản sắc của cộng đồng người Ba Na tại đây.

Nhà của bà Y Yin nằm kế bên nhà rông trung tâm làng. Đã từ lâu, hình ảnh bà “bầu bạn” với khung cửi bên hiên nhà đã trở nên quen thuộc với người dân và du khách. Đôi tay bà thoăn thoắt, miệt mài dệt nên nhiều sản phẩm thổ cẩm không chỉ để sử dụng trong đời sống thường ngày, mà còn mang nhiều giá trị độc đáo về văn hóa, du lịch được du khách ưa chuộng.

Bà Y Yin miệt mài bên khung dệt. Ảnh: H.T

11 thg 9, 2024

Di sản nhà sàn của người Ba Na ở làng cổ Kon Jơ Dri


Bên cạnh những nét văn hóa phi vật thể như cồng chiêng, múa xoang, sử thi, lễ hội truyền thống… thì nhà sàn của người Ba Na là nét văn hóa vật thể đáng tự hào cần được quan tâm bảo tồn, gìn giữ, bởi lẽ cùng với nhà rông, nhà sàn đã tạo nên không gian làng đặc biệt của đồng bào Ba Na ở làng cổ Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

1 thg 9, 2024

“Giải mã” những phục sức trong lễ hội của người Gié Triêng

Dân tộc Gié Triêng sinh sống tập trung ở tỉnh Kon Tum và một bộ phận cư trú ở huyện Nam Giang, Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là dân tộc còn bảo tồn nhiều dấu ấn văn hóa cổ xưa, đặc biệt là trong tập quán, lễ hội và phục sức và những trang phục truyền thống để thực hành trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội mang đậm sắc màu hoang sơ và giàu tính nhân văn.

Trong Lễ hội ăn than, những người ăn than đội chiếc mũ làm bằng lá cây vừa gùi than về làng, vừa thổi đinh tút

4 thg 8, 2024

Độc đáo Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) là nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu, một trong những dân tộc thiểu số ít người hiện nay ở Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.

Trước đây, với hình thức canh tác du canh du cư, nên trước mỗi mùa rẫy, người Brâu tiến hành tìm khu rẫy mới. Khi đã chọn được khu đất ưng ý, chủ nhà lấy cây Hla Klro đánh dấu vị trí khu đất của gia đình mình. Theo người Brâu, đất nào có cây Hla Klro thì lúa rẫy mới xanh tốt. Sau khi đánh dấu đất xong sẽ tiến hành phát một khoảng nhỏ để làm phép.

22 thg 7, 2024

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.

Nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái

Theo truyền thống, ngay từ khi mới sinh ra, hầu hết những đứa trẻ sẽ được cha mẹ định ước hôn nhân, 2 gia đình sẽ qua lại với nhau. Lớn lên, sau khi nghe lời khuyên răn và dạy dỗ của cha mẹ, họ hàng, người thân, đôi trai gái thống nhất tiến tới hôn nhân, họ sẽ thông báo cho gia đình của mình biết và cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới.

19 thg 7, 2024

Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Với mục đích lan tỏa và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum đã tổ chức tái hiện phong tục cưới đặc sắc của dân tộc mình.

Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người. Từ xa xưa, phong tục hôn nhân của người Giẻ Triêng đã rất văn minh, chung thủy một vợ, một chồng. 

Nhà trai bàn bạc và chuẩn bị chu đáo mọi việc của lễ cưới . Ảnh: Hoàng Tâm

3 thg 7, 2024

Ấn tượng từ thác Đăk Ka Tiêu

Thác Đăk Ka Tiêu ở gần làng Đăk Y Pai, xã Măng Bút, huyện Kon Plông là một trong những thắng cảnh đẹp, điểm đến cho những ai muốn trở về với thiên nhiên, tận hưởng không khí trong lành, lắng nghe núi rừng tình tự.

Nằm ở vùng Đông Trường Sơn, núi non trùng điệp, xã Măng Bút là nơi có những thắng cảnh thiên nhiên tươi đẹp, còn hoang sơ. Khi nghe chúng tôi tìm hiểu cảnh quan thiên nhiên, A Dân - Phó Chủ tịch UBND xã Măng Bút liền giới thiệu ngay thác nước Đăk Ka Tiêu ở suối Nước Chiêng.

Tranh thủ để sớm được chiêm ngưỡng cảnh quan thiên nhiên, chúng tôi lập tức lên đường đến thác Đăk Ka Tiêu. Theo tuyến đường bê tông từ làng Măng Bút nhằm hướng Ngọc Yêu, xe thẳng tiến. Ra khỏi làng Măng Bút, tuyến đường uốn lượn trên những sườn đồi, dãy đồi lượn sóng.

22 thg 5, 2024

Làng Kon Pring

Chiều muộn, tụi tui rời trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen. Đi về thì hơi sớm nên bạn đề nghị ghé thăm một ngôi làng dân tộc gần đó.


Lối vào làng đây. Chiếc cổng nhỏ mang đậm màu sắc Tây nguyên ghi Làng Văn hóa Du lịch Cộng đồng Kon Pring.

Vì không chuẩn bị trước nên tui và cả nhóm - kể cả anh bạn hướng dẫn vô đây - đều chưa nắm thông tin gì về ngôi làng này cả.

20 thg 5, 2024

Nhà rông Kon Klor theo dòng thời gian

Nhà rông là một thiết chế văn hóa độc đáo của nhiều dân tộc ở Tây nguyên. Mỗi làng dân tộc Tây nguyên có một ngôi nhà rông. Nhiều nơi gọi tên của nhà rông là Nhà văn hóa làng. Thế nhưng nhà rông không chỉ có chức năng là nhà văn hóa, mà còn là không gian sinh hoạt chung của cả cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng. Nhà rông còn là nơi phân xử các vụ kiện, tranh chấp, hòa giải của dân làng, đồng thời cũng là nơi tiếp đón khách quý đến buôn làng thăm chơi. Xét ở góc độ nào đó nhà rông của người dân Tây nguyên tương đương đình làng của người Việt.

Về mặt kiến trúc, nhà rông có hình dáng như một lưỡi rìu vươn thẳng lên trời xanh, tạo dáng khỏe khoắn chinh phục không gian.

Nhà rông Kon Klor năm 2024, tiền cảnh bên trái là cây nêu, phía xa bên trái là cầu treo Kon Klor, bên phải nhà là cây sung cổ thụ. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

14 thg 5, 2024

Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Kon Pring

Ảnh thuộc bản quyền của NSNA Ban Nguyễn

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Kon Pring (xã Đăk Long) là một trong bốn làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Kon Plông. Làng nằm dọc theo Quốc lộ 24, cách trung tâm huyện lỵ 3 km về hướng đông.

Kon Pring làm du lịch homestay 'độc nhất vô nhị'

Kon Pring, xã Đăk Long, H.Kon Plông (Kon Tum) là ngôi làng đẹp, nằm giữa thung lũng bạt ngàn thông reo, được ví là “Đà Lạt thứ 2 ở Tây Nguyên”...

Ngày Tết ở Kon Pring - nơi trở thành làng homestay “có một không hai” này, thực sự được đánh thức bởi ân tình của cô gái với người Mơ Nâm bản địa.

Hũ gạo buôn làng Kon Pring không còn… "đói"

Mùa xuân, làng Kon Pring khoác chiếc áo đủ màu sắc, khiến ai cũng ngẩn ngơ trước vẻ đẹp tự nhiên nơi đây. Những ngày xuân, du khách đến đây hòa mình trong tiết trời se lạnh, được tìm hiểu các tập tục của người dân địa phương, được nghỉ lại qua đêm, uống rượu cần, đốt lửa trại, xem đánh cồng chiêng, múa xoang, thưởng thức các món ăn đặc trưng của núi rừng... ngay nơi những nếp nhà yên bình của Kon Pring.

8 thg 5, 2024

Dựng lại nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên

Gần một năm sau khi bị cháy, nhà Rông lớn nhất Tây Nguyên ở Kon Klor, phường Thắng Lợi, TP Kon Tum sẽ được dựng lại. Tiếp xúc với những người thợ, mới vỡ nhẽ rằng làm nhà Rông cần phải có những tay cao thủ của nghệ thuật xây dựng.

Nhà Rông Kon Klor cũ.

7 thg 5, 2024

Không gian nhà rông Kon Klor đã thoáng đẹp

Nhà rông Kon Klor nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng, có cầu treo Kon Klor nối đôi bờ bên này làng Kon Klor, phường Thắng Lợi với bờ bên kia làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa, tạo thành bức tranh phong cảnh nên thơ, hữu tình trong lòng phố thị.

Theo dân làng Kon Klor, nhà rông của làng được dựng từ rất lâu đời, trước năm 1975 bị sập, bỏ hoang; mãi đến năm 1999 dân làng dựng lại, song không may là năm 2010 một số thiếu niên vào chơi, tinh nghịch làm cháy nhà rông. Một năm sau đó, nhà rông được dựng lại với quy mô to hơn, có chiều dài 17,2m, rộng 6,4 m, cao 22m. Nhà rông Kon Klor là niềm kiêu hãnh của người dân Ba Na, là điểm du lịch hấp dẫn du khách khi đến thăm quan thành phố Kon Tum.

6 thg 5, 2024

Kon Plông, sức sống giữa đại ngàn

Huyện Kon Plông nằm ở phía Đông bắc tỉnh Kon Tum, cách thành phố Kon Tum 55 km theo tuyến quốc lộ 24, là một trong các huyện nghèo nhất của cả nước. Tuy nhiên, với lợi thế địa lý và tiềm năng du lịch, được sự quan tâm của Chính phủ và tỉnh Kon Tum, Kon Plông đang có những bước đi vững chắc để xứng đáng trở thành một trong ba vùng kinh tế động lực của tỉnh Kon Tum: Thành phố Kon Tum, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y và khu du lịch sinh thái quốc gia Măng Đen (huyện Kon Plông).

Măng Đen - tiếng gọi nơi đại ngàn

Nằm giữa 2 dãy núi Đông và Tây Trường Sơn, Măng Đen - Kon Plông được so sánh như Đà Lạt thứ 2 với độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, quanh năm không khí mát mẻ (nhiệt độ trung bình hàng năm từ 18-20ºC). Dù nằm ở điểm phân thủy giữa 2 dãy núi nhưng Măng Đen được thiên nhiên ưu đãi với một khu vực rộng lớn, bằng phẳng.

Hồ Toong Đam.

7 thg 4, 2024

Khám phá vẻ đẹp thác Đăk Ruồi

Vẻ đẹp của thác Đăk Ruồi được tạo nên bởi khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ cùng làn nước trong trẻo và không khí dịu mát giúp du khách có cảm giác thư thái, yên bình khi được thả mình vào thiên nhiên nơi đây.

Thác Đăk Ruồi nằm trên suối Đăk Trót, thuộc địa phận thôn Đăk Poi, thị trấn Đăk Glei, cách trung tâm thị trấn khoảng 11 km. Đây là một trong những thác còn giữ được nét hoang sơ với nhiều tầng thác nối tiếp nhau tạo thành một vệt dài trắng xóa như dải lụa mềm mại rủ xuống giữa đại ngàn xanh thẳm.

Trong những năm gần đây, người dân huyện Đăk Glei thường đến thác để vui chơi, thư giãn vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng.

Một trong những hồ nước được hình thành dưới chân thác. Ảnh: NB