30 thg 12, 2017

Miếu Nổi - địa chỉ tạ lễ, cầu duyên cuối năm của người Sài Gòn

Nằm giữa sông nên nếu muốn lễ, bạn phải đi đò mới lên được miếu.

Nằm trên sông Vàm Thuật, thuộc địa phận quận Gò Vấp, TP HCM, Phù Châu Miếu (hay còn gọi là Miếu Nổi do vị trí và cách xây dựng độc đáo) là địa chỉ linh thiêng nổi tiếng ở Sài Gòn - Ảnh: Son Nguyenminh 

Mê mẩn với đặc sản “cá sát thủ” của đảo Nam Du

Một trong những “món ngon của lạ” mà ngư dân ở đảo Nam Du (Kiên Giang) hết sức tự hào là cá xương xanh. Loài cá này có thịt ngọt, dai nhưng lại sở hữu chiếc mỏ dài, nhọn hoắt tựa như lưỡi kiếm, có thể vô tình làm con người bị thương nặng hoặc mất mạng.

Từ vùng biển Thanh Hóa chạy dài đến Kiên Giang, nơi nào cũng có họ hàng cá xương xanh sinh sống. Nhưng cá tập trung nhiều nhất là ở quần đảo Nam Du (huyện Kiên Hải, Kiên Giang). Cá xương xanh có quanh năm, mùa sinh đẻ chính của chúng là từ tháng 2 đến tháng 5. 

Cá “sát thủ” là tên gọi ngư dân dùng để chỉ cá xương xanh. (Ảnh: danviet) 

29 thg 12, 2017

Hà Giang mùa tam giác mạch trên cao nguyên đá

Du khách đổ về Hà Giang mùa này để tham quan, chụp hình tại những vườn hoa tam giác mạch nở rộ. Đồng thời còn mua bánh đặc sản về làm quà. 

Tam giác mạch chủ yếu được trồng tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc

Tam giác mạch được biết đến như một "đặc sản" của vùng cao nguyên đá Hà Giang. Những ngày này, trên các triền núi, các khu ruộng bậc thang, người dân tất bật thu hoạch tam giác mạch chín.

Tam giác mạch được trồng từ tháng 9 và thu hoạch vào tháng 12 hàng năm, được trồng chủ yếu tại các huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

Độc đáo phong tục dựng nhà sàn của người Tày Tây Bắc

Đến các bản Tày ở vùng Tây Bắc, quan sát những căn nhà sàn cổ hiện nay còn lại đều ghi dấu những tập quán theo quan niệm của đồng bào nơi đây.

Trước khi dựng nhà, người Tày Tây Bắc thường chọn đất và chọn hướng nhà. Đây là việc làm rất quan trọng được đồng bào làm rất chu đáo và cẩn thận. Để công việc này được tốt, người Tày thường mời các thầy địa lý giỏi xem hướng nhà trong vùng về cắm đất và cắm hướng.

Khi được mời về, thầy địa lý đi vòng quanh quả đồi hay trái núi nơi chủ nhà định dựng nhà sàn rồi sau đó mới cắm mốc.


Những ngôi nhà sàn cổ vùng Tây Bắc quần tụ dưới chân núi. 

Vẻ đẹp của nhà thờ kiến trúc Pháp lớn nhất ở Đà Lạt

Hơn 70 năm tồn tại, nhà thờ Con Gà là công trình kiến trúc Pháp thu hút đông đảo khách du lịch ghé thăm khi đến thành phố ngàn hoa. 

Nhà thờ Con Gà khởi công xây dựng từ năm 1931 và được hoàn thành vào năm 1942. Với lối kiến trúc theo trường phái Roman, nơi đây là một trong số kiến trúc Pháp lâu đời nhất còn sót lại tại Đà Lạt. 
Nhà thờ được xây theo hình chữ thập, dài 65 mét, cao 47 mét. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được xây đối xứng. Với độ cao này, từ tháp chuông của nhà thờ, người ta có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. 

“Khóc thét” với món đặc sản nổi tiếng của Đồng Nai

Theo kinh nghiệm của người miền Tây, dơi càng hôi thì thịt càng ngọt và thơm. Thực khách sẽ tha hồ ngây ngất trong hương vị đậm đà của món dơi xào lăn hay bị kích thích vị giác với món cháo nóng hổi, thơm nồng và bổ dưỡng.

Tỉnh Đồng Nai từ lâu đã nổi tiếng là vựa trái cây của các tỉnh miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Chính vì quanh năm có nhiều hoa thơm quả ngọt nên mảnh đất này cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài dơi: dơi quạ, dơi sen, dơi chó, dơi hương… Tuy vậy, với người miền Tây, chỉ có dơi sen (màu lông chuột) và dơi quạ (dơi đen, to con hơn dơi sen) là có thể chế biến thành đặc sản.

Trong các loại dơi miệt vườn Nam Bộ, dơi quạ là to nhất, thịt nhiều nhưng khó bắt vì chúng bay rất cao. Dơi quạ thường xuất hiện vào những đêm trăng sáng, vào thời điểm cành gòn trổ bông để hút nhụy hoa. Để bắt được loại, này người ta phải dùng thun để bắn.

Các món ăn từ thịt dơi rất nổi tiếng ở Đồng Nai. 

Rùng mình đặc sản Tây Bắc được làm từ… phân non của động vật

Món ăn nổi tiếng của vùng cao Tây Bắc từng được bình chọn là món ăn kinh dị bậc nhất thế giới, tuy nhiên nếu được một lần nếm thử nậm pịa bạn sẽ không thể quên hương vị đặc trưng và nổi bật, khó lẫn với bất cứ một món ăn nào khác.

Vùng cao Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đẹp như tranh vẽ mà ẩm thực ở đây cũng rất phong phú và đa dạng. Trong đó, ngoài những món ăn quen thuộc, được nhiều người biết đến như: thịt trâu gác bếp, lạp xưởng, thắng cố… thì không thể không nhắc đến món nậm pịa nổi tiếng của người Thái ở Sơn La.

Món ăn nghe có vẻ lạ thế nhưng lại có hương vị độc đáo và tượng trưng cho ẩm thực đặc sắc vùng cao Tây Bắc. Trong gia đình người Thái, món ăn này khá phổ biến và được dùng trong các dịp lễ tết hoặc thiết đãi bạn bè. Cái tên nậm pịa cũng bắt nguồn từ chính ngôn ngữ của người dân tộc nơi đây, trong đó “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là phần dịch (phân non) nằm giữa đoạn dạ dày và ruột già. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng để làm được món ăn này đòi hỏi người đầu bếp phải cực kỳ khéo léo và chuẩn bị rất nhiều các loại gia vị. 

Nậm pịa được xem là món ăn nổi tiếng của người Thái ở vùng cao Tây Bắc. 

Về Đồng Nai nhớ ghé thăm Đảo Ó

Nếu một lần quay lại Đảo Ó (Vĩnh Cửu, Đồng Nai), du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với sự đổi thay của một ốc đảo nằm giữa lòng hồ Trị An.

Đường đi không khó, cách TPHCM khoảng 80km, du khách đi từ đây mất khoảng 3 giờ đến Đảo Ó.

Nếu khởi hành từ chợ Bến Thành, có thể đón xe buýt số 12 ( tuyến Bến Thành – Giang Điền) đến ngã 3 Trị An. Du khách tiếp tục bắt xe buýt tuyến số 19 về thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu.

Tới đây đi bộ thêm khoảng 800m là tới bến đò Đồng Trường. Bến đò xuồng máy xưa giờ là một bến tàu khang trang, hiện đại được tăng cường thêm đội tàu cao tốc vỏ composite.

Lên Đảo Ó, du khách có thể hòa mình vào thiên nhiên, tạo dáng bên vườn lan, đạp xe qua cây cầu phao nối liền hai ốc đảo và chụp ảnh, ngắm nhìn những chú chim công đi lại trên cỏ kiếm ăn… 


Giờ qua Đảo Ó- Đồng Trường đã tiện lợi hơn rất nhiều 

Về vùng cam để thấy Tết đến thật gần

Cam trĩu cây ở Lục Ngạn, Bắc Giang. Ảnh: Ngọc Hằng 

Những vườn cam, bưởi óng vàng không chỉ mang lại giá trị kinh tế vật chất mà còn là điểm du lịch thú vị, hấp dẫn của Lục Ngạn, Bắc Giang. 

Những ngày này, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang vào mùa thu hoạch cam và bưởi để phục vụ Tết nguyên đán sắp tới. Vườn trên thì thu hái tấp nập, vườn dưới hàng chục xe tải, container đến chở cam và bưởi đi khắp mọi vùng miền trong cả nước.

28 thg 12, 2017

Thư giãn ở Cù Lao Câu xanh thắm

Đi du lịch Phan Thiết, rất ít người biết tới Cù Lao Câu – một hòn đảo nhỏ rất xinh đẹp của tỉnh Bình Thuận. 

Cù Lao Câu nằm cách Phan Thiết 110km về hướng Đông Bắc thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách đất liền 7 hải lý.

Cù Lao Câu khá nhỏ, đảo chỉ dài khoảng 1,5km, đi bộ quanh đảo chừng hai tiếng vì thế Cù Lao Câu còn rất hoang sơ, gần như tách biệt với thế giới ồn ào, sôi động.

Cù Lao Câu còn là một trong những nơi hiếm hoi còn lại mà rùa biển đẻ trứng. Buổi tối ở đây không có điện, chỉ dùng năng lượng mặt trời.

Những ngôi nhà ở làng Hòa An với cụ Nguyễn Sinh Sắc

Cách đây 100 năm, tại làng Hòa An, nhất là dọc theo con rạch Cái Tôm có rất nhiều ngôi nhà gắn với quãng đời hoạt động của cụ Nguyễn Sinh Sắc.

Nhà của ông Lê Quang Hiển

Năm 1917, ông Lê Quang Hiển - cha vợ của ông Diệp Văn Kỳ, một điền chủ ở Cao Lãnh - mời cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc về nhà của ông chơi. Cụ Sắc ở tại nhà ông Hiển vài ngày rồi đến rạch Cái Tôm, làng Hòa An sống, hoạt động. Mặc dù chỉ ở một thời gian ngắn ngủi, nhưng có thể nói, ngôi nhà của ông Lê Quang Hiển là địa điểm đầu tiên lưu dấu chân cụ Sắc khi đến với vùng đất Cao Lãnh.

Thăm vườn táo 40 năm tuổi

Vườn táo ở thôn Đông Thành, xã Bình Minh (Kiến Xương) được các cụ cao tuổi trồng mùa xuân năm 1979 từ phong trào hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân thực hiện Tết trồng cây của Bác Hồ và kỷ niệm 10 năm Người đi xa. 

Vào khoảng tháng 10 đến tháng 3 âm lịch hàng năm, những cây táo sai trĩu quả và thơm mát cả vườn.

Vườn táo với những thân cây cổ thụ hình dáng đẹp, những trái táo căng tròn chín mọng và không khí trong lành, tĩnh lặng làm mê hoặc lòng người đã thu hút hàng trăm lượt du khách đến thăm quan, trải nghiệm và thưởng thức mỗi ngày.

Cánh đồng cỏ lau bạt ngàn ở Thái Đô - Điểm đến mới của giới trẻ

Những năm gần đây, cánh đồng hoa cải vàng rực ở Hồng Lý (Vũ Thư) được nhiều bạn trẻ và khách phương xa tìm đến chiêm ngưỡng, chụp cho mình cùng bạn bè, người thân những bộ ảnh lưu giữ làm kỷ niệm. Năm nay, giới trẻ bất ngờ khám phá và rỉ tai nhau về một địa chỉ trong hành trình "phượt" của mình: cánh đồng lau bạt ngàn tại xã Thái Đô (huyện Thái Thụy). 

Cánh đồng lau ngút ngàn tại xã Thái Đô thu hút sự quan tâm của giới trẻ đến hòa mình cùng thiên nhiên và chụp cho nhau những bộ ảnh mới lạ.

Trải nghiệm Mũi Cà Mau

Mũi Cà Mau luôn là điểm đến hấp dẫn du khách. Đến Đất Mũi bạn sẽ được trải nghiệm khi ngồi trên chiếc vỏ máy chạy xuyên qua những tán rừng, không khỏi ngỡ ngàng khi phát hiện những chiếc bè uốn lượn nổi phồng trên mặt nước mà người dân địa phương dùng để nuôi hàu, đặc sản ngon mê ly.

Trải nghiệm bắt ba khía cùng người dân Đất Mũi. 

Trải nghiệm với vùng đất ngập nước

Ấp Tân Hải thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân, là nơi tiếp giáp với biển, nhiều hộ dân nơi đây sinh sống bằng nghề nuôi ba khía và ốc len...

Chúng tôi đến đây vào lúc triều cường nên việc đi lại tham quan mô hình nuôi ốc len của ông Hai Sơn phải bằng phương tiện thuỷ... 

Vỏ lãi - phương tiện đi lại chủ yếu ở vùng đất ngập nước. 

Danh thắng kỳ diệu trên cao nguyên Tủa Chùa

Nằm ở độ cao trên 1.000m so với mực nước biển, hang động Pê Răng Ky có vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí mê hoặc lòng người. Cũng như những hang động khác ở huyện Tủa Chùa, hang động Pê Răng Ky như món quà thiên nhiên ban tặng với nhiều nhũ đá đa dạng các hình thù còn nguyên vẹn, chưa bị tác động của con người.

Ðể gìn giữ và phát huy các giá trị của di tích, danh lam thắng cảnh phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của các nhà khoa học, tham quan, khám phá của du khách trong và ngoài nước, sau khi xem xét thủ tục về việc lập hồ sơ xếp hạng một số di tích trên địa bàn tỉnh năm 2017, UBND tỉnh đã đồng ý chủ trương để Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch lập hồ sơ xếp hạng 3 di tích, trong đó Di tích danh lam thắng cảnh Hang động Pê Răng Ky (thuộc thôn Pê Răng Ky, xã Huổi Só) được lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia. 

Vẻ đẹp bên trong hang động Pê Răng Ky. 

27 thg 12, 2017

Rừng phong Chí Linh mùa thay lá

Rừng phong quanh di tích chùa Thanh Mai (Chí Linh) mùa thay lá đã tạo cho nơi đây cảnh sắc hiếm có... 

Lá phong khi bắt đầu chuyển sang màu vàng 

Lâu nay, du khách thường bỏ tiền sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc hay các nước châu Âu xa xôi để ngắm những rừng lá phong đỏ rực. Nhưng mấy năm nay, qua giới thiệu của các trang mạng, rất nhiều du khách tìm đến chùa Thanh Mai ở xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh), một trong những điểm ngắm lá phong độc đáo, hấp dẫn.

Ba vị thành hoàng đặc biệt ở một ngôi đình

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) khá đặc biệt khi cùng thờ 5 vị thành hoàng, trong đó có 3 vị là thành viên trong một gia đình. 

Đình Chúc Thôn ở khu dân cư Trúc Thôn, phường Cộng Hòa (Chí Linh) 

Danh thắng thác Nà Khoang

Thác Nà Khoang nằm dưới chân núi “Già Cáy” thuộc bản Nà Khoang, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn. Đây là một trong những di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh cũng là địa điểm khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh.

Vẻ đẹp của thác Nà Khoang 

Nằm cách thành phố Bắc Kạn khoảng 45km về phía Bắc, du khách có thể đến thác Nà Khoang bằng các phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp…Thác Nà Khoang có độ dốc tương đối lớn nên tạo thành nhiều thác nước to, nhỏ khác nhau theo kiểu bậc thang tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình và đặc sắc, nằm ngay cạnh đường quốc lộ 3 nên rất thuận tiện cho du khách đến tham quan.

Hoa cải ven Sông Năng

Nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập và quảng bá du lịch Hồ Ba Bể, Hội Làm vườn huyện Ba Bể đã thực hiện mô hình vườn hoa cải kết hợp du lịch sinh thái tại thôn Dài Khao, xã Cao Trĩ, thu hút nhiều lượng khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm. 

Vườn hoa cải thu hút nhiều bạn trẻ đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm 

Nắng vàng như rót mật, khung cảnh càng rực rỡ hơn bởi những vườn cải đang độ hoa nở rộ, vàng tươi nổi bật như tấm thảm vàng bên dòng sông Năng. Ông Lôi Huy Thổ, trưởng nhóm thực hiện mô hình trồng cải cho biết: Mô hình vườn hoa cải kết hợp du lịch sinh thái được thực hiện trên diện tích 4.200 
m2 với 7 hộ trực tiếp tham gia. Các hộ dân tham gia mô hình được hỗ trợ tiền thuê đất, công lao động, giống và hoạt động theo quy chế. Là cây trồng truyền thống quen thuộc nên việc chăm sóc cây cải không quá khó, mật độ khi gieo dày nhưng cây cao khoảng 15-20cm thì tỉa đi bán chỉ để khoảng cách hơn 10cm một cây, như vậy cây cải phát triển tốt, đẻ nhiều nhánh. 

Ghi từ đám cưới người Dao đỏ ở Khuổi Đăm

Mỗi một dân tộc đều có phong tục tập quán khác nhau và nghi lễ cưới hỏi cũng vậy. Trong một dịp được tham dự đám cưới của người Dao đỏ ở thôn Khuổi Đăm (xã Quảng Bạch - huyện Chợ Đồn) đã cho chúng tôi những ấn tượng sâu sắc về những phong tục đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa.

Theo lời đã hẹn trước với chủ nhà, chúng tôi đến từ sáng sớm. Từ xa đã thấy rạp cưới được đăng phông xanh đỏ rực rỡ, tiếng nhạc vang khắp một vùng, người giúp việc là anh em, hàng xóm tấp nập ra vào. Cũng như bao làng quê khác, ở đây nhà nào có việc là cả xóm cùng nhau hộ từ việc dọn dẹp, bếp núc cho đến công đoạn tiếp khách, đón dâu, tính ra từ khâu chuẩn bị đến sau khi xong xuôi mọi việc đám cưới có khi kéo dài đến 3 ngày. Đây cũng là dịp để tăng thêm tình làng nghĩa xóm nên tất cả đều nhiệt tình như chính công việc của nhà mình vậy.


Cô dâu được đón vào nhà trai 

Di tích lịch sử Cốc Lùng

Di tích Cốc Lùng, xã Bành Trạch (Ba Bể) là một trong số 13 di tích lịch sử ghi dấu ấn về Bác Hồ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong chuyến hành trình lịch sử từ Pác Bó (Cao Bằng) về Tân Trào (Tuyên Quang). 

Di tích lịch sử Cốc Lùng tại xã Bành Trạch, huyện Ba Bể đã được UBND tỉnh Bắc Kạn công nhận và đang được tiến hành khảo sát để đầu tư tôn tạo. 

Đầu năm 1945, cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, Phát xít Đức đã thất bại thảm hại trên mọi mặt trận. Lúc này tình hình diễn biến trong và ngoài nước ngày càng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Bác Hồ và Trung ương Đảng đã quyết định tận dụng cơ hội “ngàn năm có một” để phát động một phong trào quần chúng rộng rãi trên cả nước, đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân. Để thực hiện quyết định đó: Bác đã cho di chuyển trung tâm lãnh đạo cách mạng từ Pác Bó (Cao Bằng) đến Tân Trào (Tuyên Quang).

26 thg 12, 2017

Tục thờ cúng thần linh biển

Thị xã La Gi có bờ biển dài chưa đến 28 km nhưng đã có 3 ngôi dinh vạn Phước Lộc, Tân Long, Tân Phú thờ cúng Ông Nam Hải trở thành tập quán lâu đời. Với ngư dân tước hiệu “Nam Hải cự tộc Ngọc lân tôn thần” được các sắc thần triều Nguyễn phong là thần linh biển, là ứng nhiệm cứu nạn khi đối mặt với hiểm nguy trên biển cả. 


Trong đó có 2 dinh vạn Phước Lộc và Tân Phú được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia và cấp tỉnh cho thấy mối quan hệ về quá trình hình thành cư dân có trên trăm năm ở La Gi. Các dinh vạn đều nằm bên cửa biển của các con sông, như vạn Tân Phú thuộc xã Tân Tiến ngày nay ở vị trí cửa sông MaLy sau đổi tên sông Phan, bên cạnh dịch trạm Thuận Trình từ khoảng cuối thế kỷ 19. Vạn Phước Lộc, vạn Tân Long cũng đồng thời có từ buổi khai khẩn đất hoang đã gần 150 năm, nằm bên hai bờ cửa sông Dinh và cạnh dịch trạm Thuận Phước… Ngày xưa, dưới Triều Nguyễn các dịch trạm đặt theo các chặng của con đường cái quan từ bắc vào nam, đoạn đi ngang La Gi là tiểu lộ ven biển đến trạm Thuận Biên (Xuyên Mộc) mới ngược lên Châu Thới - Biên Hòa, đây chính là những nơi cư dân tụ hội buổi ban đầu ở vùng đất La Gi.

Độc đáo đám cưới nhỏ, đám cưới lớn của người Thái Nghệ An

Người Thái khăng ở Nghệ An không chỉ được biết đến là cộng đồng còn lưu giữ được nghề dệt thổ cẩm độc đáo mà trong phong tục cưới hỏi cũng có nhiều nét kỳ lạ.

Một ngày đầu đông, men theo quốc lộ 16 từ thị trấn Mường Xén (Kỳ Sơn) chúng tôi vào bản Kèo Lực 1 (xã Phà Đánh). Đây là nơi cư trú của 40 hộ người Thái khăng và cũng là nơi còn giữ được nghề truyền thống nuôi tằm dệt thổ cẩm nổi tiếng của huyện vùng biên Kỳ Sơn.

Vào nhà ông Vi Văn Bân khi ông đang tất bật chuẩn bị ủ mấy vò rượu cần thơm nức. Tưởng ông chuẩn bị rượu cần cho cái Tết nhưng ông cho hay, gia đình sắp có đám cưới cho con gái. Nhìn quanh chẳng thấy cô dâu đâu, chúng tôi ngạc nhiên hỏi thì ông chỉ cô gái đứng bên đang ẵm đứa trẻ chừng 1 tuổi bảo: “Nó đang ẵm con đấy. Năm ngoái cưới nhỏ rồi bây giờ mới cưới lớn”.


Ông Vi Văn Bân chuẩn bị ủ rượu cần làm đám cưới cho con gái. Ảnh: Đào Thọ 

Phan Bội Châu - bậc anh hùng, vị thiên sứ của dân tộc

Những năm cuối thế kỷ XIX, ngọn cờ Cần Vương bị giặc Pháp đàn áp và đi đến thất bại hoàn toàn. Lịch sử đặt ra một yêu cầu mới hết sức bức thiết cho những nhà yêu nước lúc bấy giờ là phải tìm ra một con đường cứu nước mới, phù hợp để tiếp tục hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Phan Bội Châu xuất hiện trong thời khắc đó. Hình ảnh ông chói sáng như vì sao tinh tú nhất và được triệu triệu người Việt Nam gửi gắm niềm tin.

Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, sinh năm 1867, ở thôn Sào Nam, làng Đan Nhiệm - nay là xã Xuân Hoà, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Lớn lên trên một vùng quê giàu truyền thống hiếu học và yêu nước, chỉ 3 ngày cậu bé San đã đọc thuộc cuốn "Tam Tự Kinh" dày hàng trăm trang. Say mê học và thông minh kỳ lạ, 16 tuổi Phan đã 3 lần đỗ đầu xứ; 17 tuổi, chong đèn viết hịch “Bình Tây thu Bắc”.

Nhà yêu nước Phan Bội Châu. 

Hoang sơ Ao Giời suối Tiên trên núi Nả

Trong hành trình du lịch theo cung đường Tây Bắc, Ao Giời suối Tiên là địa danh du lịch sinh thái hoang sơ mà hữu tình ở xã Quân Khê, Hạ Hòa, Phú Thọ.

Ao Giời suối Tiên nằm ở vị trí khá đặc biệt. Đó là một dòng suối chảy dài từ trên đỉnh ngọn núi Nả, dài tới 10 km. Dòng suối trong mát chảy xuyên qua rừng nứa xanh tươi

Nàng dâu Việt đầu tiên của nước Nhật

Công nữ Ngọc Hoa được xem là người Việt đầu tiên lấy chồng người Nhật, thậm chí người Nhật còn khẳng định bà là người nước ngoài đầu tiên kết hôn với người Nhật và đến nước Nhật. 

Năm 2014, Hội An chính thức đặt tên công nữ Ngọc Hoa cho con đường ngắn đi từ quảng trường sông Hoài, dọc theo bờ sông phía Bắc tới chùa Cầu. Dù là con đường nhỏ nhưng tên của một vị công nữ rất lạ như vậy khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên, tự hỏi Ngọc Hoa là ai mà lại được đặt tên đường.

Đồng Nai, nơi nổi danh kèn đồng

Nếu bây giờ cần một dàn nhạc kèn có quy mô hơn 1.500 nhạc công để biểu diễn thì ở Việt Nam, trừ quân đội với những dàn quân nhạc chuyên nghiệp, chỉ có Đồng Nai là địa phương duy nhất có thể huy động được. 

Trong khi nhạc công của các đoàn quân nhạc đều do Nhà nước, quân đội đào tạo chính quy và ăn lương như những chiến sĩ thì nhạc công kèn ở Đồng Nai chủ yếu là nông dân. Từ niềm say mê âm nhạc, họ tự trang bị nhạc cụ và chấp nhận gian khổ học kèn.

Bỏ trăm triệu sắm kèn 


Hiện nay, một nhạc cụ trong dàn nhạc kèn thường có giá dao động từ 3 triệu đến 70 triệu đồng tùy loại. Nhưng trong từng loại nhạc cụ, giá cũng dao động tùy hãng/nước sản xuất, tùy “đời”, như saxophone chẳng hạn, có chiếc 10 triệu đồng nhưng cũng có cái đến 50 triệu đồng. Loại kèn rẻ nhất trong một dàn nhạc, kèn đã qua sử dụng nhiều năm, nếu mua lại cũng có giá không dưới 5 triệu đồng. Cả tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 50 đội nhạc kèn từ các xứ đạo Thiên Chúa tập trung ở các khu vực Kiệm Tân (huyện Thống Nhất), Hố Nai, Tân Mai, Tam Hiệp (TP Biên Hòa), mỗi đội kèn có số lượng, quy mô nhạc công khác nhau. Đội ít nhất khoảng 20 người. Những đội nhạc kèn lớn ở các giáo xứ như Dốc Mơ, Đức Long, Tân Mai, Ngọc Đồng… có trên 70 nhạc công. Nếu lấy bình quân mỗi đội có 30 nhạc công và mỗi cây kèn trị giá 5 triệu đồng thì tổng tài sản nhạc cụ kèn ở Đồng Nai đã là 7,5 tỉ đồng!

Ngỡ ngàng Vĩnh Hy

Toàn cảnh vịnh Vĩnh Hy nhìn từ đường ven biển DT702 mới đưa vào khai thác. Ảnh: Trường Sơn

Nằm cách thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thuộc tỉnh Ninh Thuận chừng 30km theo hướng Đông – Bắc, vịnh Vĩnh Hy được biết đến như một nơi có phong cảnh hữu tình, hòa quyện giữa núi, rừng và biển cả. Kể từ khi có con đường chạy dọc biển, nơi đây được biết đến nhiều hơn và dần trở thành một điểm du lịch thu hút khách thập phương bởi vẻ đẹp ngỡ ngàng của địa danh này.

Vốn là một làng chài với lịch sử hàng trăm năm, Vĩnh Hy với vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng, con người hiền hòa. Để đến Vĩnh Hy, nếu từ TP Phan Rang-Tháp Chàm, bạn có thể chạy xe máy men theo con đường ven biển mới được hoàn thành cách đây chưa lâu có tên là đường DT702 dài hơn 100km nối Ninh Thuận với tỉnh Khánh Hòa. Trên đường đi, bạn có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của biển trời trong xanh được điểm tô bởi những điểm du lịch đặc sắc như biển Ninh Chữ, Hang Rái, vườn Quốc gia Núi Chúa, làng nho Thái An...

25 thg 12, 2017

Thưởng thức đặc sản “rồng đất” ở Hải Dương

Có nhà văn đã từng viết: “Ở Bắc Việt, ăn rươi là một thông lệ, đến mùa mà không được ăn thì như một người đàn bà đẹp đã để phí mất tuổi hoa”. Quả đúng là như vậy. Bất cứ ai đã từng thưởng thức các món ăn từ rươi cũng sẽ bị làm cho mê hoặc, cảm thấy nhớ nhung và quyến luyến mãi không nguôi.

Ở Hải Dương, con rươi xuất hiện rất nhiều ở các huyện Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà… Nhưng những thực khách sành ăn thì cho rằng, chỉ có rươi Tứ Kỳ là thơm ngon số 1 và xứng đáng được gọi là món lộc “trời cho”. Mùa rươi khá ngắn nên nếu bỏ lỡ, thực khách chỉ có thể thưởng thức mùa rươi chiêm hoặc đợi đến năm sau mới có cơ hội. 

Rươi có vẻ ngoài khiến nhiều người e dè. 

Cua đá – đặc sản khó cưỡng của đảo Cù Lao

Cù Lao Chàm luôn chào đón du khách bằng tiếng sóng rì rào, bãi cát dài trắng mịn và nước biển trong vắt. Thêm vào đó, chuyến đi hẳn sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn được thưởng thức các món ăn từ cua đá rất đỗi dân dã, thân thương với người Quảng Nam nhưng lại hiếm thấy ở những nơi khác.

Khi đi dạo trên bến cầu cảng của Bãi Làng Cù Lao Chàm, du khách có thể dễ dàng bắt gặp người dân đang bày bán những con cua có màu sắc kỳ lạ. Mai và các chi của chúng màu nâu tím, phần bụng dưới lại ngả vàng ươm. Đây là cua đá – đặc sản riêng có của Quảng Nam. 

Cua đá là món ngon dân dã của xứ đảo Cù Lao. 

Khám phá 4 đặc sản Việt khiến thực khách phải “đỏ mặt”

Mặc dù đều là những món ăn nổi tiếng vì sở hữu hương vị thơm ngon, nhưng ốc vú nàng, cá cu, sá sùng, tu hài,... hẳn sẽ khiến thực khách có chút bối rối khi nghe đến tên hoặc tận mắt nhìn thấy chúng.

Tu hài

Tuy không phổ biến và quen thuộc như tôm, mực, sò,… nhưng nếu đã từng một lần thưởng thức tu hài, chắc chắn du khách sẽ khó lòng quên được hương vị đặc trưng của loại hải sản này.

Môi trường sống của tu hài là vùng biển ấm, có cát trắng và những rạn san hô. Chúng ăn tảo và sinh vật phù du trong nước biển. Tu hài phát triển quanh năm, đặc biệt lớn nhanh vào mùa hè và mùa thu. 

Tu hài còn có tên gọi khác là ốc vòi voi hay con thụt thò. 

“Cơm âm phủ”, món ăn kỳ lạ nhưng “hút hồn” du khách ở Huế

Dù có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn với hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.

Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế. Trước đây, món ăn này vẫn được lưu truyền với câu: “Muốn ăn cơm dĩa trữ tình/ Có quán Âm phủ ma rình phía sau”. Tuy có tên gọi kỳ bí nhưng món ăn này có hương vị thơm ngon vừa giản dị lại phảng phất phong cách cung đình khiến nhiều thực khách mê mẩn.

Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh.

Những món ngon “sang chảnh” ở Khánh Hòa

Ngoài cảnh đẹp yên bình, thơ mộng, vùng đất Khánh Hòa còn khiến nhiều người thương nhớ bởi những món đặc sản độc đáo chẳng lẫn với bất cứ nơi nào. Không phải ai cũng có điều kiện để thưởng thức yến sào, sò huyết, cháo nhum… hay mua ít thịt nai khô về làm quà.

Yến sào Hòn Nội 


Yến sào (tổ yến) là thứ được kể đến đầu tiên trong bát trân (8 loại thức ăn quý của người Việt). Ngày xưa, yến sào là loại thức ăn chỉ có bậc đế vương mới được thưởng thức.

Ở Khánh Hòa, yến sống tự nhiên trên hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ, nổi tiếng nhất là yến sào Hòn Nội, sau đó đến Hòn Ngoại, Hòn Sam.... Yến thường làm tổ trên vách núi cheo leo, hiểm trở nên người ta phải dựng những giàn giáo bằng tre theo các vách đá. 

Yến sào Khánh Hòa thơm ngon đặc biệt và giá cả luôn ở mức cao nhất thế giới. 

Vườn tam giác mạch ở Ninh Bình

Không cần phải lên miền núi cao, du khách đến Ninh Bình mùa đông năm nay tha hồ thỏa sức ngắm, chụp ảnh với hoa tam giác mạch. Vườn hoa “có 1 không 2” này đang hút hồn du khách khi đến với cố đô Hoa Lư.

Mùa đông năm nay, du khách về Ninh Bình không chỉ được chiêm ngắm những kiến tạo của thiên nhiên, vẻ đẹp sơn thủy hữu tình hay những di tích đền đài miếu mạo nghìn năm lịch sử như: cố đô Hoa Lư xưa, danh thắng Tràng An, chùa Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, Đầm ngập nước Vân Long hay vườn chim Thung Nham.

Một điểm du lịch mới hút nhiều du khách ở Ninh Bình thời gian gần đây chính là vườn hoa tam giác mạch tại Thung Nham (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư). Vườn tam giác mạch này nằm ngay giữa núi rừng Thung Nham, nổi tiếng với thung chim – nơi trú ngụ của hàng chục loài chim, với nhiều loài chim quý hiếm ghi trong sách đỏ. 

Vườn hoa tam giác mạch đang nở rộ tuyệt đẹp ở Thung Nham (Ninh Bình) trong mùa đông năm nay. 

Những món ăn độc đáo Tây Bắc

Ở vùng cao Tây Bắc có rất nhiều món đặc sản nổi tiếng được du khách tìm thưởng thức. Tuy nhiên, có những đặc sản Lào Cai tuy ít đâu có được nhưng lại khiến thực khách lần đầu nhìn thấy phải phát khiếp. Đó là món con tằm gai ăn lá sắn rang khô với lá chanh, món măng đắng chấm mẻ chua, món trứng kiến đen đồ xôi nếp...

Món tằm gai rang giòn 

Từ khá lâu rồi, vùng Lào Cai – Cam Đường đã xuất hiện món rang mặn cả con tằm ăn lá sắn, thay cho việc chờ giống tằm này biến thành nhộng như tằm ăn lá dâu mới chế biến thành món ăn ngon.

Tằm này là giống của Ấn Độ và du nhập vào vùng trung du miền núi phía Bắc nước ta từ những năm 70 của thế kỷ trước. Do dễ nuôi và năng suất cao nên thời đó, ở vùng thấp tỉnh Lào Cai phát triển mạnh phong trào nuôi tằm ăn lá sắn để cải thiện bữa ăn cho các gia đình. 

Tằm ăn lá sắn. 

Ngây ngất với đặc sản Hà Giang mùa tam giác mạch

Lên Hà Giang mùa này, đừng chỉ mê mải với vẻ đẹp của hoa tam giác mạch mà bỏ quên những món đặc sản độc đáo và thơm ngon. Bánh tam giác mạch bùi bùi, cháo ấu tẩu ngọt thơm và món thắng cố đậm đà… chắc chắn sẽ làm chuyến đi của du khách thêm phần thú vị.

Bánh tam giác mạch 

Từ khoảng giữa tháng 10, trên cao nguyên đá Hà Giang đã tràn ngập sắc tím hồng của những bông tam giác mạch. Hàng nghìn du khách từ khắp nơi đổ về, ai cũng muốn chiêm ngưỡng và lưu lại trọn vẹn những khoảnh khắc tuyệt diệu chỉ xuất hiện một lần trong năm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, hạt tam giác mạch cũng được người dân bản địa tận dụng để chế biến nên món bánh đặc trưng. 

Bạn có thể thưởng thức bánh tại các phiên chợ hay mua về làm quà. 

Mới, lạ đặc sản ốc núi ở Ninh Bình

Không phải cao lương mỹ vị, thực khách cũng chẳng cần bỏ ra quá nhiều tiền để thưởng thức, nhưng đặc sản ốc núi dân dã lại được xếp vào danh sách những món ăn không thể bỏ lỡ khi tới Ninh Bình. Chính cái vị ngọt thanh quyện cùng chút hương lá rừng đã khiến người ta quyến luyến mãi không thôi.

Những năm gần đây, du khách đến Ninh Bình không chỉ được thỏa sức thưởng thức các món ăn nổi tiếng như thịt dê, cơm cháy, nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn… mà còn bị hấp dẫn bởi đặc sản ốc núi mới lạ.

Đây là loài ốc cực hiếm vì chúng chỉ sinh sống trong các hang đá, hốc đá, rất khó phát hiện. Ở Ninh Bình, ốc núi xuất hiện nhiều nhất ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. 

Ốc núi sinh sống trong các hang, hốc đá. 

Tò mò với đặc sản “thủy quái” biển Đông ở Quảng Bình

Cá nghéo có họ hàng với cá mập và là một trong những loài có kích thước khổng lồ khi trưởng thành. Bởi hiếm khi đánh bắt được loài cá này nên ngư dân chỉ đem ra thết đãi khách quý và coi đó như một đặc sản riêng có của đất Quảng Bình.

Cá nghéo là một loại cá rất hiếm gặp trên thị trường và cũng không được nhiều người biết đến. Trong ngôn ngữ của ngư dân ở một số vùng biển miền Trung, cá nghéo dùng để chỉ loài cá nhám voi, thịt nạc mà rất ít mỡ.

Thực chất, cá nghéo là một loại cá xương sụn, da nhám, có họ hàng với cá mập. Chúng không đẻ trứng như các loài cá khác mà đẻ con. Trên thế giới hiện nay, cá nghéo là một trong những loài có kích thước khổng lồ khi trưởng thành, nhưng chúng hoàn toàn không gây nguy hiểm cho con người vì chỉ ăn sinh vật phù du, cá, mực, tảo biển. 

Cá nghéo là đặc sản đặc trưng của tỉnh Quảng Bình. (Ảnh: Internet) 

24 thg 12, 2017

Tò mò nếm thử… ong vò vẽ cực “độc” ở miền Tây

Nhắc đến ong vò vẽ, ngay lập tức người ta sẽ liên tưởng đến một loài côn trùng hung dữ, mang trong mình nọc độc nguy hiểm có thể gây chết người. Thế nhưng ít ai biết rằng, ở vùng sông nước Cửu Long, ong vò vẽ lại được ưa chuộng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo, bổ dưỡng.

Ong vò vẽ còn được biết đến với nhiều cái tên khác như ong bắp cày, ong vàng, ong nghệ,… Chúng có vẻ ngoài khá đáng sợ, thân dài đen bóng xen lẫn màu vàng, ngực màu nâu nhạt và kích thước to hơn ong mật. Mùa sinh sản của loài này là từ khoảng tháng 4 đến tháng 8 âm lịch.

Chúng có thể sống được ở nhiều môi trường, làm tổ ở dưới đất hoặc trên lùm cây, mái nhà, cột điện,… Kích thước của tổ ong vò vẽ tùy thuộc vào thời gian ong làm tổ. Những tổ lớn có thể bằng cái thúng hoặc cái nia, được xây đến 12 tầng và chứa rất nhiều nhộng. 

Ong vò vẽ có vẻ ngoài khá đáng sợ. 

Cá trèo đồi: Đặc sản tiến vua quý hiếm đất Ninh Bình

Chính bởi khả năng trườn trên đá để trèo lên những điểm cao hơn mà người ta còn gọi cá tràu bằng cái tên cá trèo đồi. Loài cá này xưa kia từng là món “lộc trời” quý hiếm, chỉ dành riêng cho bậc vua, chúa thưởng thức.

Nhắc đến cá trèo đồi, cá tràu hay cá cửng, phần đông thực khách sẽ cảm thấy rất xa lạ. Nhưng thực chất, chúng đều dùng để chỉ một loại cá quý hiếm của vùng đất Ninh Bình, xưa kia được dành riêng để dâng lên bậc vua chúa. 

Cá tràu có thân tròn và sinh sống trong hang đá. 

Rực vàng sắc Dã quỳ trên núi lửa Chư Đăng Ya

Ngọn núi lửa Chư Đăng Ya (Chư Păh) đã ngưng hoạt động hàng triệu năm nay. Trên lòng chảo ngọn núi lửa này, từ lâu đã được bà con bản địa trồng các loạt hoa màu như khoai lang, dong riềng,…Ngoài ra, đây cũng là thiên đường của dã quỳ - loài hoa được định danh cho sự mãnh liệt, chung thủy trong tình yêu.

Núi lửa Chư Đăng Ya cách thành phố Pleiku (Gia Lai) chừng 30km về hướng bắc, thuộc làng Plơi Iagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh. Nhìn từ xa, từng ruộng khoai xanh rì được phân thành luống khiến nhiều du khách lầm tưởng là đồi chè. Nham thạch của vùng đất này đã tạo nên những lớp đất bazan phì nhiêu màu mỡ, mang lại cho Chư Đăng Ya nhiều sản vật khác nhau tùy mùa. Đây cũng là mùa hút khách thập phương, dân phượt, những cặp đôi muốn lưu giữ khoảnh khắc đẹp nhất của đời mình.

Tiết canh rừng – đặc sản có “một không hai” ở Điện Biên

Mặc dù không quá phong phú, nhưng ẩm thực ở Điện Biên lại ghi điểm bởi sự độc đáo, đặc biệt là các món đặc sản từ rau rừng. Đến với mảnh đất hào hùng này, từ tiết canh rừng, nộm hoa ban cho đến món nhót xanh cuốn bắp cải,… chắc chắn cũng sẽ khiến du khách phải hài lòng.

Tiết canh rừng

Tiết canh rừng là món đặc sản riêng có ở bản Mường Luân, Điện Biên. Chỉ với nguyên liệu là lá cây bơ mó cùng một số loại gia vị, người dân tộc Lào đã khéo léo làm nên món ăn gây tò mò, kích thích vị giác của du khách.

Cây bơ mó là một loại cây rừng khá dễ kiếm, thường mọc vào mùa nóng. Cây có thân dây leo, lá màu xanh nhạt, phát triển rộ từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Sau khi hái lá bơ mó đem về, người ta thường mang đi rửa sạch, giã nhuyễn, pha với nước và vắt bỏ bã để có một hỗn hợp đặc, sền sệt màu xanh. 

Tiết canh rừng gây tò mò cho nhiều người. 

Những món bánh có cái tên kỳ lạ, ít người biết ở Việt Nam

Nghe đến những món đặc sản như bánh uôi, bánh tai hay bánh 7 lửa,… chắc hẳn có không ít du khách ngạc nhiên và thích thú. Những món bánh này hấp dẫn từ màu sắc, hình dáng và quyến luyến thực khách ngay từ lần thưởng thức đầu tiên.

Bánh uôi 


Bánh uôi là đặc sản và là niềm tự hào của người Mường ở Hòa Bình. Bánh có rất nhiều tên gọi khá hay, ý nghĩa khác như bánh tình yêu, bánh cặp, bánh vợ chồng hay bánh đoàn kết.... 

Bánh uôi là một nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực của miền sơn cước. 

Những hang đá 'chuyển động' ở Biên Hòa

Đức Mẹ thêu áo, thánh Giuse bào gỗ, ông già Noel đi phát quà bằng trực thăng, đàn tuần lộc bay trên trời… là những hình ảnh sống động tại một giáo xứ ở Biên Hòa.

Những ngày cận kề Giáng sinh, cả giáo xứ Tân Mai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) tấp nập người dân từ các nơi khác đổ về chiêm ngưỡng những hang đá sống động do giáo xứ và giáo dân dựng nên.

Hang đá lớn nhất nằm ngay khuôn viên phía trước nhà thờ. Phía bên trái là hang đá chính, phía xa là đoàn 3 vua đi bằng lạc đà đến cung tiến Chúa Giêsu, rồi gần hang đá là người chăn chiên đang lùa những con chiên. 


Không khí Giáng sinh nhộn nhịp tại nhà xứ giáo xứ Tân Mai, Biên Hòa - Ảnh: GIA TIẾN

Người dân Sài Gòn đổ xô về xóm đạo Quận 8 đón Noel sớm

Tuy còn khoảng ba ngày nữa mới đến lễ Giáng sinh, nhưng người dân Sài Gòn đã đổ xô về xóm đạo Quận 8 để tham quan và chụp hình hang đá.

Con đường Phạm Thế Hiển (Quận 8), thuộc xóm đạo Bình An, là nơi tập trung của người dân Sài Gòn mỗi khi đến dịp Giáng sinh. Tại đây, từ giữa tháng 12, các nhà thờ cũng như các giáo dân đã bắt đầu trang trí cây thông và làm hang đá giả để chào đón mọi người đến tham quan và chụp ảnh.


Các em bé được bố mẹ đưa đến xóm đạo để tham quan hang đá và ngắm ông già Noel

Đại Lải - Thiên đường xanh ngay gần Hà Nội

Cách trung tâm Hà Nội 45 km, Đại Lải từ lâu được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai tìm chốn nghỉ dưỡng không quá xa thủ đô. 

Nếu cần khoảng thời gian yên bình, xa rời chốn đô thị xô bồ để trút bỏ mỏi mệt cuộc sống; hãy đến với thiên đường xanh nằm trong lòng khu nghỉ dưỡng sang trọng đang được nhiều người săn đón với các hoạt động giải trí thú vị.


Khu nghỉ dưỡng giữa rừng giành nhiều giải thưởng quốc tế. 

Đại Lải thuộc Vĩnh Phúc, đón du khách bằng cái nắng dịu nhẹ của ban ngày và chút se lạnh khi đêm dần buông. Ở đó, khu nghỉ dưỡng Flamingo Đại Lải xanh mướt mắt với không gian nghệ thuật giữa rừng thông kết hợp núi đồi, biển hồ, các loài hoa quý. Nơi đây ghi điểm trong lòng du khách bởi triết lý xanh trong thiết kế - “sống sang trọng giữa thiên nhiên”, nhưng vẫn thân thiện và bảo tồn các giá trị tài nguyên vốn có. Resort được nhiều người ví như lá phổi xanh khổng lồ, là miền đất hứa của những con người yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng.

Lý do du khách nên đến Nam Phú Quốc một lần

Với những hòn đảo đẹp như thiên đường cùng nhiều trải nghiệm tươi mới, Nam Phú Quốc chinh phục nhiều du khách từ giây phút đầu tiên đặt chân đến. 

Một tour quanh các đảo ở Nam Phú Quốc nên bắt đầu từ Hòn Thơm. Đầu năm 2018, khi cáp treo Hòn Thơm nối liền thị trấn An Thới, qua Hòn Rỏi, Hòn Dừa tới Hòn Thơm của Sun Group khai trương, ra đảo và ngắm Nam Phú Quốc từ trên cao sẽ là một trải nghiệm mới cho du khách. 

Quán mì gốc Hoa lâu năm nhất ở Cần Thơ

Du khách ghé Cần Thơ thường tìm đến thưởng thức tô mì chú Lường với nước lèo trong veo, ngọt vị xương hầm mà không nhiều dầu mỡ. 

Chủ đầu tiên của quán mì là chú Lường, người gốc Hoa. Theo lời người nhà, chú mở quán từ hơn 50 năm trước. Tuy đã dời sang địa chỉ mới hơn 10 năm, quán mì vẫn được nhiều khách tìm đến, đặc biệt là người dân Cần Thơ.


Không gian khang trang nằm trên mặt tiền đường Lý Thường Kiệt, phường Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ. Ảnh: Phong Vinh. 

Ngôi chùa hơn trăm năm giữa lòng Cần Thơ

Chùa Ông được người Hoa gốc Quảng Đông xây dựng từ hơn 120 năm trước, nay là điểm đến hút du khách tham quan ở Cần Thơ. 

Ngôi chùa nổi bật trên đường Hai Bà Trưng (quận Ninh Kiều) bởi dáng dấp của kiến trúc và màu sắc sặc sỡ đặc trưng của người Hoa. Chùa Ông được xây dựng từ năm 1894 trên diện tích 532 mét vuông với tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán. 

Ăn khổ qua rừng dồn thịt ếch vừa bổ vừa ngon

Thịt ếch băm nhuyễn dồn vào trái khổ qua. Ảnh: Thiên Lộc

Trong dân gian có câu: 'Khổ qua xanh, khổ qua đắng, khổ qua mắc nắng, khổ qua đèo. Anh thương em chẳng ngại giàu nghèo. Cách mấy sông anh cũng lội, mấy bưng bàu anh cũng qua'.

Khổ qua (mướp đắng) có thể chế biến thành nhiều món ăn truyền thống như khổ qua xào, nấu canh, kho mắm, nổi tiếng nhất là khổ qua dồn thịt hoặc chả cá. Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, khổ qua trái nhỏ, đặc biệt là khổ qua đèo hoặc khổ qua rừng có vị đắng, ăn rất nên thuốc.

Lai rai gỏi cá hố

Nguyên liệu và món gỏi cá hố. Ảnh: Thanh Ly

Ở vùng biển Quảng Nam, thi thoảng ngư dân lại đánh bắt được nhiều luồng cá hố. Sau những ngày lênh đênh trên biển, nơi bến cá lại rộn rã tiếng nói cười, ngư dân vui mừng đưa từng thúng cá hố vào bờ.

Bề ngoài cá hố trông không bắt mắt bằng các loại cá khác, có thân dài, mỏng dẹt một bên, không vảy, mồm nhọn nhô ra phía trước, mắt to, miệng rộng nhiều răng. Ấy vậy mà so với các loại cá khác, giá thành cá hố cao hơn và lại được các bà, các chị nội trợ rất ưa chuộng.

23 thg 12, 2017

Có một Trường Sa trong lòng núi

Bản đồ Trường Sa được ghép bằng hạt cà phê. Ảnh: PV 

Mỗi năm, có hàng ngàn du khách chọn Bảo tàng Viện Hải dương học Nha Trang tham quan trong cuộc hành trình du lịch. Họ đã tìm đến khu vực trưng bày xuyên lòng núi phía sau Viện Hải dương học Nha Trang, nơi vẫn thường được gọi là: Trường Sa trong lòng núi. 

Khu bảo tàng độc đáo ấy tính đến năm 2017 là đã trải qua 6 năm hoạt động, mỗi năm lại bổ sung thêm những tư liệu mới.

Con đường tình nhân

Đường Trần Phú (Nha Trang). Ảnh: H.T 

Nhiều người vẫn rỉ tai nhau về con đường Trần Phú như là con đường của những cặp tình nhân đã trở thành một điểm đến thú vị của du lịch Nha Trang. 

Trong 365 ngày của một năm, có ít nhất hai phần ba thời gian tôi đi trên con đường ấy. Đi như một thói quen sau khi cà phê sáng, sau khi họp hay đôi khi sau buổi chiều đi khắp cùng đâu đó. Tôi quen sự đổi thay của con đường, như thể nó là một phần trong cuộc sống của mình: Đường Trần Phú, Nha Trang.

Hàng rong - bản hòa ca bất tận

Gánh hàng rong Hà Nội. 

Việt Nam có một vẻ đẹp đặc biệt, một vẻ đẹp quá đỗi bình thường nhưng bình dị đến thân thương. Không ai biết hàng rong có từ bao giờ, chỉ biết rằng hàng rong đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội. 

Trong những cơn gió mùa đông bắc lạnh giá, trên đường phố chúng ta luôn nghe thấy giọng rao đều đều của những người bán hàng rong. Thứ âm thanh của đường phố luôn đi theo ta từ thuở ấu thơ đến khi ta trưởng thành.