Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Duyên hải Nam Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 7, 2024

Trekking xuyên rừng tới thảo nguyên Tà Giang kỳ vĩ ở Khánh Hòa

Khánh Hòa - Tà Giang là cung đường trekking lý tưởng cho trẻ em hoặc những người mới bắt đầu bộ môn leo núi.

Tà Giang là một thôn nhỏ ở xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Không nổi tiếng bởi độ khó hay hiểm trở như những cung đường trekking Bạch Mộc Lương Tử, Tà Chì Nhù… Tà Giang là lựa chọn lý tưởng cho những người mới tập leo núi hoặc muốn hòa mình vào thiên nhiên, xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Ảnh: NVCC

22 thg 7, 2024

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.

Nguyên liệu làm gùi

Nguyên liệu chính để làm gùi là cây lồ ô, cây tre và dây mây. Nguồn nguyên liệu này, được khai thác tại chỗ trong khu rừng Tánh Linh. Lựa chọn những cây lồ ô thẳng, không quá già hoặc quá non chặt mang về nhà để làm nguyên liệu đan gùi. Cây lồ ô được xử lý bằng cách ngâm dưới nước suối để không bị mối, mọt gây hại. Cây tre chặt ra thành từng đoạn, chẻ ra và vót mỏng tách lớp vỏ để làm nguyên liệu đan.

21 thg 7, 2024

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.

Vương miện Vua và búi tóc Hoàng hậu bằng vàng, thế kỷ XVII

20 thg 7, 2024

Ngất ngây với rừng hoa bằng lăng tự nhiên 'nhuộm tím' khu rừng ven biển

Đi trên đường ven biển ĐT 701 (đường Cà Ná - Mũi Dinh) đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), du khách trầm trồ bởi rừng hoa bằng lăng tự nhiên "nhuộm tím" sườn núi.

Hai bên đường ven biển ĐT 701 đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được "nhuộm tím" bởi sắc hoa bằng lăng - Ảnh: DUY NGỌC

18 thg 7, 2024

Ngọt thơm mít ngào

Món mít ngào bây giờ khá xa lạ với nhiều người. Nhưng với người Quảng Ngãi trước đây, mít ngào là món ăn rất đỗi thân quen mỗi khi mùa hè về.

Trong truyền thống ẩm thực Quảng Ngãi, trái mít rất quen thuộc, có thể làm thành nhiều món ăn. Mít non chấm muối ớt là món ăn dân dã khó phai trong ký ức của nhiều người, gắn với tuổi thơ nơi làng quê. Ngoài ra, mít non có thể luộc chấm mắm nêm, kho cá chuồn, nấu canh lá lốt, chiên giòn hay làm gỏi đậu phụng. Mít vừa chín tới có thể hấp cơm hoặc xắt phơi khô để dành đến mùa mưa ghế với cơm, xôi nếp. Hột mít thì luộc, lùi tro bếp hay rang lên ăn rất thơm, bùi. Khi trong nhà không còn đồ ăn, bóc múi mít ráo chấm với nước mắm hoặc xì dầu cũng qua bữa. Mít ướt làm bánh tráng ăn ngon lạ lùng... Tất cả đều là những món ăn ngon, để lại những dư vị ngọt ngào trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Món mít ngào.

Rau giá đậu phụng

Tháng Năm về, mùa nhổ đậu phụng đã xong, cũng là lúc những cơn mưa dông đầu mùa đến. Niềm vui của trẻ con ở Quảng Ngãi một thuở là những tối đi soi ếch, bắt cá lên đồng hay những chiều đi tìm rau giá đậu phụng.

Đậu phụng khi nhổ lên thỉnh thoảng sẽ bị sót lại vài trái. Những trái đậu bị sứt này nằm lại dưới đất, đợi mưa dông đến sẽ đội đất nứt lên thành giá, thành cây.

Món giá đậu phụng xào.

17 thg 7, 2024

Ngọt thơm cá bống biển nướng

Không phải là sơn hào hải vị quá xa xỉ, thậm chí còn được xem là món ăn bình dân nhất so với những loại cá, tôm, song, bất kỳ ai, khi thưởng thức món cá đục (cá bống biển) vừa được nướng chín còn bốc hơi nóng hổi đều cảm nhận được sự quyến luyến không rời.

Cá bống biển hay còn gọi là cá đục có thân to hơn ngón tay cái, dài khoảng 10 - 20 cm, trông giống cá bống nước ngọt. Cá bống biển sống tập trung nhiều ở vùng bãi ngang biển miền Trung.

Ở vùng bãi ngang Mộ Đức quê tôi, ngư dân đánh bắt cá bống biển quanh năm, nhưng nhiều nhất là trong những tháng hè. Quãng thời gian này biển êm nên việc đánh bắt của ngư dân khá thuận lợi. Ngư dân chỉ cần dong thuyền ra vùng biển cách bờ vài hải lý buông lưới là có thể đánh bắt được cá bống biển.

Vùng làm muối cổ xưa

Các nghiên cứu khảo cổ, dân tộc học đã chứng minh người cổ đại tạo ra muối thông qua sự bốc hơi nước nhờ mặt trời hoặc đun sôi nước muối. Và trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt là ở thời tiền sử ở Châu Âu và Châu Á, nước muối được lấy từ nước muối nội địa suối và hồ có độ mặn cao. Ở Việt Nam, cư dân Văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, nên đương nhiên họ biết đến nghề muối từ rất sớm.

Theo dòng sử liệu...

Muối có hai dạng cơ bản: Muối mỏ và muối phơi nước từ biển. Trong đó, muối mỏ chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động khai thác và sử dụng của con người, muối sản xuất thủ công phơi nước chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Trên thế giới, việc sản xuất muối diễn ra rất sớm ở vùng văn hóa Lưỡng Hà với sự phát triển của văn minh đô thị ở Syro-Mesopotamia trong thiên niên kỷ thứ tư B.C, người ta phát hiện Qraya nằm bên sông Euphrates là nơi sản xuất muối để cung cấp cho thành phố Syro-Mesopotamia.

Trảng Muối là nơi làm muối của cư dân cổ xưa đến hiện nay. Ảnh: NGỌC KHÔI

Vạn bè thuở trước

Ngày xưa, trên sông Kinh (nay thuộc xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) có một xóm bè rớ, với nhiều người dân sinh sống nên gọi là Vạn Bè. Mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra trên sông.

Vạn Bè trên sông Kinh thời Pháp thuộc có từ 30 - 40 bè rớ. Mỗi gia đình sống trên một chiếc bè rớ. Trưởng xóm bè là một “ông trùm” được người dân bầu lên. Khởi thủy chừng 400 năm trước có ông họ Phạm từ tỉnh Nam Định vào đây sinh sống, đem theo nghề bè rớ. Có thể đây là nguồn gốc của Vạn Bè trên sông Kinh.

Bè rớ được phục dựng năm 2023 để phục vụ du lịch cộng đồng trên sông Kinh, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi).

9 thg 7, 2024

Vào rừng thiêng thăm 'vương quốc pơ mu'

Huyện vùng cao Tây Giang (Quảng Nam) sở hữu những quần thể rừng ngàn năm tuổi vô cùng quý giá, có một không hai tại Việt Nam như pơ mu, lim, đỗ quyên. Đời sống đồng bào Cơ Tu trở nên sung túc nhờ vào các tour du lịch khám phá, trải nghiệm từ các rừng cây di sản này.

Già Alăng Pố ở xã Lăng (H.Tây Giang) nói: "Rừng mang lại cho người dân môi trường sống trong lành, nguồn mạch nước ngọt trong vắt để dân làng uống, động thực vật phong phú để con người sinh tồn và phát triển. Người Cơ Tu có một tình yêu rất đặc biệt với rừng. Chính tình yêu này đã hóa thành dòng chảy sức mạnh, mỗi người dân là một cánh tay cùng chung sức bảo vệ rừng".

Lễ hội tạ ơn rừng trong vùng lõi rừng pơ mu, thu hút đông đảo du khách đến trải nghiệm. MẠNH CƯỜNG

7 thg 7, 2024

Lòng cá cờ xào chua ngọt

Các món ăn về lòng cá chắc hẳn không xa lạ với nhiều người, nhất là với người dân ở các làng chài ven biển Quảng Ngãi. Song, có một loại cá mà bộ lòng của nó được chế biến thành nhiều món ăn ngon, trong đó có món xào chua ngọt mà không phải ai cũng có cơ hội được thưởng thức, đó là lòng cá cờ.

Món lòng cá cờ xào chua ngọt.

6 thg 7, 2024

Giòn rụm tóp mỡ mắm ớt

Tóp mỡ từng là một món ăn gắn liền với tuổi thơ của các thế hệ 8X, 9X. Tóp mỡ kết hợp với các nguyên liệu khác tạo ra nhiều món ăn lạ miệng, thơm ngon.

Ngày trước, khi dầu ăn chưa được phổ biến như bây giờ, chẳng gia đình nào lạ với những hũ mỡ trắng dùng để chiên, xào thức ăn. Hôm nào nhà chiên mỡ, mấy chị em tôi sẽ quanh quẩn mãi dưới bếp, trông ngóng được thưởng thức những miếng tóp mỡ béo ngậy, giòn tan.

Tóp mỡ mắm ớt.

3 thg 7, 2024

Ngắm hoàng hôn mộng mơ bên hồ Trà Lý

Trời chiều dần đổ về hoàng hôn, những tia ngày hè buông ánh vàng trên mặt hồ Trà Lý (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên). Thời khắc ngắn ngủi cuối ngày làm xao xuyến những tâm hồn vốn đam khung cảnh thơ mộng, trữ tình của thiên nhiên.

Hồ Trà Lý (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên) một chiều hạ. Ảnh: THÚY HIỀN

2 thg 7, 2024

Háo hức cháo chờ Nam Ô

Người ta nói đây là món ăn gây nhiều ngạc nhiên nhất ở làng chài cổ Nam Ô (Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).

Cháo chờ - bánh canh Nam Ô. Ảnh: N.H

Thú vị ẩm thực truyền thống núi rừng Nam Giang

Hội thi Ẩm thực truyền thống các Dân tộc huyện Nam Giang là một phần trong không gian Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI, chào mừng kỷ niệm 75 năm thành lập Đảng bộ huyện Nam Giang (28/6/1949 - 28/6/2024).

Đây là dịp để cộng đồng các dân tộc Cơ Tu, Ve, Tà Riềng sinh sống trên địa bàn huyện giới thiệu những món ăn truyền thống của dân tộc mình đến du khách đến tham dự ngày hội; bằng các nguyên liệu sẵn có của địa phương, cùng cách chế biến truyền thống được lưu truyền từ nhiều đời đã để lại trong lòng du khách gần xa ấn tượng về hương vị lạ lẫm, độc đáo của ẩm thực truyền thống vùng núi rừng Nam Giang…

Báo Quảng Nam giới thiệu một số món ăn truyền thống của cộng đồng các dân tộc huyện Nam Giang mang đến Liên hoan “Âm vang cồng chiêng” lần thứ VI.

Món cơm lam được mang đến từ xã Chà Vàl

Rực vàng sắc hoa sưa xứ Tiên

Tháng 3 mùa hoa sưa bung nở. Khắp các nẻo đường quê Tiên Phước, sắc hoa sưa vàng rực một màu. Dưới ánh nắng dịu nhẹ, góc trời xứ Tiên lấp lánh những sắc vàng.

Sắc sưa lung linh trong nắng sớm. Ảnh: D.L

Đã bao mùa hoa sưa đi qua, nhưng mỗi mùa sưa đến lại làm nao lòng bao người lướt qua dưới bóng sưa già. Sắc vàng hoa sưa làm sáng cả một góc trời quê. Tháng 3 về, nếu ai có dịp ghé xứ Tiên một lần, hẳn không thể nào quên được nét đẹp sưa vàng mùa nở rộ.

Khám phá vực Phun ở Phú Yên

Vực Phun nằm lọt trong dãy núi Đá Đen, giữa rừng cây và đồi núi trập trùng, nước trong xanh, hút nhiều khách du lịch mạo hiểm đến chèo SUP.


Cách thành phố Tuy Hoà hơn 20 km về phía tây nam, vực Phun thuộc xã Hòa Mỹ Tây, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, được tạo thành từ những dòng suối của đèo Cả ở thượng nguồn sông Bánh Lái. Cổng thông tin điện tử Phú Yên giới thiệu nơi này mây nước trong xanh, kỳ vĩ, có những vách đá thẳng đứng xếp chồng lên nhau, gần đây là điểm đến yêu thích của khách du lịch mạo hiểm.

30 thg 6, 2024

Mỹ Sơn - điểm đến du lịch ấn tượng

Với những "con số biết nói" cho thấy du lịch Mỹ Sơn (Quảng Nam) đang phục hồi một cách ngoạn mục sau đại dịch Covid-19, trở thành điểm đến hấp dẫn.

Năm 2023, tổng lượng khách tham quan Mỹ Sơn (xã Duy Phú, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) đạt 380 nghìn lượt (tăng 344% so với năm 2022); trong đó khách nước ngoài đạt 335 nghìn lượt (tăng 500%). Tổng doanh thu đạt 60,3 tỉ đồng, tăng 360% so với năm 2022. Chỉ riêng quý 1/2024 tổng lượng khách đến tham quan Mỹ Sơn đạt 138.138 lượt khách (tăng 65,7% so với cùng kỳ năm 2023). Tổng doanh thu ước đạt 19,43 tỉ đồng. Đây là những con số vô cùng ấn tượng, phản ánh quá trình phục hồi ngoạn mục của du lịch Mỹ Sơn những năm gần đây.

“Đêm Mỹ Sơn huyền thoại” trở thành điểm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Mạnh Cường

28 thg 6, 2024

Đón khách bằng cái tình làng chài

Di sản của những làng chài ở Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) đang được gìn giữ và phát huy bởi những con người giàu tâm huyết, hứa hẹn sẽ trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, đậm tình làng chài.

1. Những ngày này, ông Huỳnh Văn Mười (57 tuổi, trú 56/15 Võ Nguyên Giáp, P.Mân Thái, Q.Sơn Trà) đang tất bật lo cho chương trình văn nghệ Mân Thái một miền thương (tổ chức ngày 28.6). Đây là hoạt động do chính ông Mười đứng ra xin phép, tổ chức với nguồn huy động từ những nhà hảo tâm.

Nghi thức xuất quân đánh bắt tại lễ cầu ngư Q.Sơn Trà 2024 đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. HOÀNG SƠN

24 thg 6, 2024

Đảo Yến hoang sơ trên vịnh Nha Trang

Dịp hè, nhiều du khách đến hòn Nội, còn gọi là đảo Yến để tận hưởng bãi tắm đẹp, cảnh biển hoang sơ và tìm hiểu về văn hóa lịch sử.


Hòn Nội, còn gọi là đảo Yến, là một trong những hòn đảo đẹp, nổi tiếng ở vịnh Nha Trang với nét hoang sơ, hùng vĩ.

Theo sử sách, năm 1328, đề đốc Thủy quân Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) phát hiện ra các hòn đảo có yến làm tổ ở vùng biển Bình Khang. Sau đó, ông được suy tôn là thủy tổ nghề yến sào Việt Nam.


Để đến đảo, du khách phải đi tàu gỗ, hoặc cano từ cảng cá dân sinh tại Nha Trang, quãng đường 30 km. Giá vé tàu từ 490.000-790.000 đồng mỗi người.


Đoạn đường vào đảo phải đi qua những mỏm đá cheo leo, một bên là biển xanh, gió mát. Một số đoạn đường được đơn vị du lịch bố trí các cầu để du khách dễ dàng di chuyển.


Nhà vọng cảnh trên đảo nằm ở đỉnh Hạ Du, cao 90 m. Tại đây, du khách có thể ngắm toàn cảnh biển đảo.


Tượng Đô đốc Thủy quân Tây Sơn - Lê Thị Huyền Trâm được dựng tại Hòn Nội. Theo tài liệu lịch sử, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tại dinh Bình Khang kiêm Tổng quản quần đảo Hòn Tre và các sở lưới đăng, đảo Yến (hòn Nội). Bà đã tổ chức khai thác, xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu cho nhà Tây Sơn.

Năm 1788, bà được phong chỉ huy liên quân thủy bộ trấn thủ một số vùng biển trọng yếu. Ngày 10/5/1793, trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các đảo yến, Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang đã hy sinh. Người dân suy tôn bà Lê Thị Huyền Trâm là Đảo yến chủ Thánh Mẫu, lập miếu thờ trên các đảo yến.


Ngày 10/5 âm lịch hàng năm, người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh Mẫu và tướng sĩ Tây Sơn hy sinh tại Đền thờ Tổ nghề Yến sào. Du khách khi đến đây có thể tìm hiểu về lịch sử hình thành, phát triển của nghề yến sào.

Trên đảo, một số điểm tập trung những mỏm đá lớn, xung quanh nhiều hải âu bay lượn, thu hút khách chụp ảnh.

Ông Thế Quang, đến từ Hà Nội, biết hòn Nội qua các kênh du lịch nên dành thời gian ra đảo tham quan. Sống ở thành phố lớn, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, ồn ào, nên ra đảo nghỉ dưỡng là "một trải nghiệm thú vị", ông Quang nói.

Một góc bãi biển trong xanh trên đảo. Cách hòn Nội chừng 2 km là hòn Ngoại (góc phải), nhân viên tại đảo cho biết nơi đây từng tập trung nhiều loài chim.

Bùi Toàn