31 thg 3, 2021

Nghề cào don trên sông Trà Khúc

Sông Trà Khúc với những vệt bùn cát trải dài trong quá tình cào don như một bức tranh nghệ thuật khi được nhìn từ trên cao.


Sáng sớm, có hơn 10 ghe tập trung để cào don tại đoạn cuối sông Trà Khúc. Người dân làng Cổ Lũy - Vĩnh Thọ Bắc, xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa đã coi đây là nghề truyền thống để mưu sinh từ bao đời nay.

Bộ ảnh "Nghề cào don" được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Nguyễn Tấn Tuấn, là người Quảng Ngãi hiện sống tại TP HCM. Chia sẻ về quê hương mình, anh cho biết ngoài núi Thiên Ấn, không thể không nhắc đến sông Trà Khúc, dài khoảng 140 km. Con sông mang đến cho người dân nhiều sản vật ngon như don, cá bống, cá thài bai...

Bánh cốm Nguyên Ninh

Nhắc đến những đặc sản nổi tiếng của Hà Nội chắc chắn sẽ không thể bỏ qua món bánh cốm, có rất nhiều nơi bánh cốm nổi tiếng như phố Hàng Than, làng Vòng, tuy nhiên, nếu như không biết bánh cốm Hà Nội ở đâu ngon, đúng chuẩn vị truyền thống thì hãy tới bánh cốm Nguyên Ninh ở phố Hàng Than.

Cũng là cốm, là đậu xanh, cũng là cách chế biến công phu, cầu kỳ. Nhưng hương vị bánh cốm Nguyên Ninh khác hẳn so với các hàng bánh cốm khác. Để có được món bánh cốm chất lượng, gia đình đã sử dụng các nguyên liệu cốm từ làng Vòng, làng Lũ Thái Bình. Nhân bánh là đậu xanh được lấy từ Sơn La, Hà Bắc, Bánh không hề chứa chất phụ gia, chất bảo quản nên chỉ để được trong 4 ngày mà thôi.

Hiện nay, trên phố Hàng Than có hàng chục cửa hàng bánh cốm. Để tạo ra những sản phẩm cốm dẻo thơm, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tâm huyết của người thợ làm bánh. Từng hạt cốm sau khi qua bàn tay của người thợ sẽ được làm dẹt bằng kỹ thuật truyền thống, tạo nên phần vỏ bánh mịn, dẻo dai và kết dính. Bên cạnh đó, nhân bánh từ đậu xanh được tuyển chọn kỹ lưỡng, kết hợp cùng dừa tươi thật hoàn hảo. Vỏ bánh mềm dẻo với mùi thơm đặc trưng của lá dứa và cốt dừa,… Nhân bánh được làm từ đậu xanh thơm mềm, có độ ngọt vừa phải. Chúng sẽ mang đến cảm giác tan ngay trong miệng khi thưởng thức.

Bánh cốm được đóng gói để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

29 thg 3, 2021

Đăk Nông – bản trường ca của Đá và Nước

Trải qua hàng triệu năm, những đợt phun trào dữ dội của núi lửa cùng với sự kiến tạo đặc biệt của vỏ trái đất đã tạo nên một Công viên Địa chất toàn cầu Đăk Nông có hệ thống hang động, những cánh đồng dung nham, thác nước hoang sơ, kì vĩ… với vẻ đẹp nguyên sơ, huyền hoặc như những cảnh quay ấn tượng trong phim “Công viên kỉ Jura” của đạo diễn Steven Spielberg.

Krông Nô – “vương quốc” hang động núi lửa

Krông Nô là huyện nằm ở phía Đông Bắc, cách thành phố Gia Nghĩa, thủ phủ tỉnh Đăk Nông khoảng 100km. Đây được xem là vùng lõi của Công viên Địa chất toàn cầu Đăk Nông, là “vương quốc” núi lửa và khoảng 50 hang động núi lửa có một không hai trên thế giới.

Lịch sử phát triển địa chất của Đắk Nông có từ kỉ Jura cách đây khoảng 200 triệu năm về trước và vùng đất này vốn từng là một phần của đáy đại dương mênh mông. Mãi đến kỉ Paleogene (cách đây khoảng 60 triệu năm), nước biển rút đi, mặt đất nâng cao và bắt đầu xuất hiện các ngọn núi lửa để rồi từ đó nhiều đợt phun trào bazan kéo dài cho đến cách nay khoảng 10.000 năm thì mới kết thúc.

Hương vị lồng mức núi Dài

Trên núi Dài thuộc địa phận xã Lê Trì (Tri Tôn, An Giang) có một vườn lồng mức đã bén rễ và phát triển ở vùng đất này trên 20 năm. Đó là vườn lồng mức của anh Đỗ Quốc Việt rộng trên 1,5ha, canh tác theo kiểu vườn đồi.

Ở xã Lê Trì cũng có một hộ trồng cây lồng mức, tuy nhiên số lượng không nhiều, chỉ có vườn lồng mức của gia đình anh Việt là lớn và rộng nhất, với trên 200 gốc. Trong đó có trên 100 gốc lồng mức đã 20 năm tuổi. Đối với lồng mức, cây có tuổi càng lớn thì tán càng rộng, trái từ đó cũng nhiều, năng suất cao. Theo anh Việt, vườn lồng mức này được trồng từ nhiều năm trước, ngoài ra còn có vườn xoài cát Hòa Lộc, thanh ca, bưởi Năm Roi…

Trong những loại cây ăn trái đó, lồng mức là loại chịu hạn tốt nhất. Khi trồng lồng mức trên đất núi, vừa có tác dụng giữ đất, chống xói mòn, chịu được khô hạn, vừa cho năng suất ổn định. Từ lúc trồng đến khoảng 5 năm sau thì cây lồng mức sẽ cho trái và cây càng lớn, năng suất càng tăng.

Dấu ấn trăm năm đình Mỹ Đức

Nằm cặp tuyến Quốc lộ 91, đình Mỹ Đức (xã Mý Đức, Châu Phú, An Giang) đã có hơn 200 năm lịch sử thăng trầm cùng thế sự. Đây là di tích lịch sử cách mạng tiêu biểu của địa phương, được người dân thường xuyên tới lui chiêm bái.

Dọc theo tuyến Quốc lộ 91 đoạn qua xã Mỹ Đức không khó để bắt gặp hình ảnh đình Mỹ Đức với dáng vẻ cổ kính đặc trưng, nằm lẩn khuất dưới những tán cây cổ thụ. Tính từ thời điểm xây dựng đầu tiên bằng tre nứa vào năm 1819 đến nay, đình Mỹ Đức có hơn 200 năm tuổi. Do đó, đình trở thành công trình kiến trúc thuần Việt đặc trưng của địa phương, là nơi ẩn chứa niềm tin tưởng to lớn của người dân từ thuở dựng làng lập ấp đến ngày nay.

Theo Ban Quý tế đình thần Mỹ Đức, ngôi đình hiện tại có hình chữ tam, với diện tích xây dựng hơn 897 m2, gồm các hạng mục: võ ca, thông hành, võ quy, chánh tẩm, nhà hội, nhà trù… Về ngoại thất, đình có mái tam cấp, nóc cổ lầu, mỗi tầng ngói có trang trí họa tiết hình lưỡng long tranh châu, cá hóa long, kỳ lân… tạo nên sự hài hòa chặt chẽ với kiến trúc chung của đình. Ngay cổng tam quan có đôi liễn đối với nội dung: “Mỹ địa khai cơ an xã tắc/Đức trạch hưng công hưởng thái bình” với ý nghĩa Thành Hoàng sẽ phù hộ cho đất và người Mỹ Đức đời đời ấm no, sung túc.

Đình Mỹ Đức là di tích lịch sử văn hóa tồn tại hơn 200 năm

Cồn Mỹ Phước – Điểm du lịch xanh hấp dẫn ở Sóc Trăng

Cồn Mỹ Phước với khí hậu trong lành, mát mẻ cây cối xanh tươi, sum suê trĩu quả bốn mùa, phong cảnh nên thơ hữu tình, người dân chất phát, hiền hòa, mến khách… đã trở thành điểm du lịch Sóc Trăng xanh hấp dẫn thu hút đông đảo khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm và thư giãn.

Ví trị Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước còn được gọi là cồn Công Điền hay cồn Bùn nằm gần cuối hạ lưu, xuôi theo dòng sông Hậu, theo hướng Tây – Bắc, Đông – Nam, ở giữa đôi bờ của 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Đầu cồn hướng về phía Hậu Giang, Cần Thơ, đuôi cồn hướng ra biển Đông, tiếp giáp với huyện Cù Lao Dung, cách đầu cù lao khoảng 1km, cách bờ biển Đông khoảng 40km, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 25km.

Cua Cà Mau, món ngon nức tiếng

Nói đến món ngon, đặc sản Cà Mau thì phải nói đến con cua. Cua biển Cà Mau nói chung, cua biển Năm Căn nói riêng ngon, ngọt, chắc nịch thành từng thớ, gạch béo ngậy, ngây ngất đầu lưỡi. Bởi vậy không quá khi nói rằng, du lịch Cà Mau mà chưa ăn cua thì coi như chưa trọn vẹn một chuyến đi.

Cua Cà Mau đặc sản nổi tiếng

Cua Cà Mau được đánh giá là loại cua ngon nhất cả nước, có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao do chúng được nuôi hầu hết ở môi trường sinh thái tự nhiên trong các vuông tôm kết hợp trồng rừng và vùng bãi bồi ven biển. Đặc biệt, huyện Năm Căn là vùng ven biển có độ mặn cao quanh năm, hệ sinh thái đa dạng nên đất và nước màu mỡ, giàu khoáng chất, sinh vật biển tạo nguồn thức ăn dồi dào cho cua nên thịt cua ngon hơn các vùng khác.

24 thg 3, 2021

Đá Mài một thuở...

Gần nửa thế kỷ trước, ngọn núi mang tên Đá Mài tọa lạc ở phía tây xã Bình Long (Bình Sơn) từng nhộn nhịp người đào, đục đá đêm ngày. Qua đôi bàn tay khéo léo “cắt, gọt” của người thợ đá, những viên đá mài từ ngọn núi này đã theo các thương nhân đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ấy vậy mà dần dà về sau, khi những dụng cụ mài dao, rựa... hiện đại xuất hiện ngày càng nhiều, cũng là lúc những viên đá mài và núi Đá Mài dần rơi vào lãng quên.

Một thời rộn rã

Lục lại ký ức trở về những năm 80 của thế kỷ trước, cụ ông Đặng Sơn Cổ, ở thôn Long Bình, xã Bình Long (Bình Sơn) bồi hồi kể: “Núi Đá Mài ngày xưa là nơi “kiếm cơm” cho mấy trăm gia đình ở đất Bình Long này. Ngày ấy, chưa có tuyến đường nhựa Bình Long - Trà Bồng, cũng chưa có đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đi ngang qua núi Đá Mài; chúng tôi lên núi bằng cách đi men theo đường ruộng và đường mòn. Người thì đào hầm đục đá, người thì mang quang gánh để gánh đá từ núi xuống và bán cho các thương lái chờ sẵn bên dưới. Nhộn nhịp và rộn ràng lắm”.

Núi Đá Mài giờ có đường giao thông xẻ qua, lộ ra những phiến đá mài phơi sắc tím ở khắp nơi. Ảnh: Ý THU

Tứ giang xứ Quảng

Nhắc đến Quảng Ngãi, nhiều người vẫn hay nhớ về miền Ấn - Trà, với ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc, cùng với các dòng sông Trà Bồng, sông Vệ, sông Trà Câu, là bốn dòng sông lớn ở xứ Quảng.

Những dòng sông bắt đầu từ đâu?

Có rất nhiều câu chuyện về các dòng sông, mà chỉ riêng thượng nguồn của dòng sông đã là câu chuyện dài, thú vị. Những con sông được hợp thành từ nhiều nguồn nước, nên khó xác định nguồn gốc chính xác bắt đầu từ đâu, mà chủ yếu tìm hiểu về những hợp nguồn chính tạo nên. Theo Địa chí Quảng Ngãi, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh. Ở thượng nguồn sông, có ba nguồn nước chính hợp thành gồm sông Re, sông Rin, sông Xà Lò. Sông Trà giống như một cái cây có nhiều nhánh tẻ ở đầu nguồn. Công trình thủy lợi Thạch Nham bắc ngang dòng sông, đã mang nước tưới cho nhiều cánh đồng trong tỉnh, góp phần mang đến những vụ mùa bội thu.

Núi Ấn - sông Trà. ẢNH: LÊ VĂN THUẬN

Món bánh bèo bì hơn 100 năm tuổi ở Bình Dương

Quán bánh bèo gần chợ Búng từng là nơi lui tới của nhiều nghệ sĩ cải lương tài danh hay các đại gia từ Chợ Lớn (TP HCM).

Nếu có dịp về Lái Thiêu (Bình Dương) chơi, du khách thường nghe nói đến một món ăn đã có hơn 100 năm ở vùng đất mà người Sài Gòn hay đi đổi gió, đó là bánh bèo bì Mỹ Liên.

Từng miếng bánh nhỏ xinh, trắng muốt được phết đậu xanh trên đĩa, phủ lên một lớp bì trộn với thịt nạc thái sợi nhỏ xíu, thêm màu xanh của rau sống và dưa leo xắt sợi. Trước khi ăn, bạn sẽ rưới lên nước chấm chua ngọt, có lẫn sợi củ cải và cà rốt bào nhuyễn, thêm muỗng ớt bằm cay xè, nhìn đã hấp dẫn.

Mỗi suất có giá từ 30.000 đồng trở lên.

23 thg 3, 2021

Món cà đắng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, món cà đắng giã cùng cá hấp tuy dân dã nhưng vô cùng độc đáo. Đây là một trong những món ăn truyền thống trong bữa cơm hằng ngày của người Ê đê. Món ăn chế biến khá đơn giản nhưng đã trở thành đặc sản gây “thương nhớ”, đặc biệt là những người con Ê đê xa quê hương…

Nguyên liệu chế biến món ăn này khá quen thuộc trong đời sống người Ê đê, gồm có cà đắng, cá hấp, sả, ngò gai, ớt, củ nén ngắn, người Ê đê đã có món cà đắng giã cá hấp dân dã.

Các nguyên liệu chế biến món ăn gần gũi với đời sống thường ngày của người Ê đê

Nơi con sông chảy về với biển

Ở nơi con sông chảy về với biển, qua bao đời vẫn thế, mênh mông bát ngát mà rất đỗi hiền hòa, ôm ấp, chở che như lòng mẹ. Nơi đây con nước mặn - ngọt dung hòa, cởi mở như lòng người hướng ra biển lớn. Không chỉ ôm vào lòng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng, nơi con sông chảy về với biển còn chứa đựng lịch sử lưu dấu qua nghìn năm.

Quảng Ngãi có 6 cửa biển: Sa Cần, Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở, cửa Mỹ Á và cửa biển Sa Huỳnh. Mỗi cửa biển có một lịch sử và một vẻ đẹp riêng.

Một thuở bến Tam Thương

Bến Tam Thương gắn với vùng đất Ấn - Trà một thuở xa xưa tấp nập trên bến dưới thuyền. Chỉ nghe tên gọi “Tam Thương” đã thấy dạt dào thương nhớ...

Ngày nay, bến Tam Thương nằm trên trục đường chính nối dài với cầu Trà Khúc 2 (TP.Quảng Ngãi). Dù không sầm uất như những bến đò khác, nhưng nơi đây đã in đậm dấu ấn văn hoá, lịch sử một thời.

Lần tìm… “Tam Thương”

Ngày xưa, khi huyết mạch giao thông nối các miền quê là những dòng sông, thì các bến chợ là nơi ghi dấu bao câu chuyện đầu bờ cuối bãi. Tuổi thơ của bà Vương Thị Kim Loan (85 tuổi) ở tổ 3, phường Lê Hồng Phong (TP.Quảng Ngãi) đã gắn với bến Tam Thương, khi nơi đây được coi là chợ nổi.

21 thg 3, 2021

Khu chợ có cái tên "độc, lạ" bán đủ loại "thượng vàng, hạ cám" ở Hà Nội

Chợ Trời (hay chợ Giời) là một khu chợ ở giữa trung tâm thủ đô Hà Nội với cái tên nghe vừa dân dã, vừa có tí chút "giang hồ".

"Hàng gì có ở trên đời, cứ đến chợ Giời là có" là câu cửa miệng của con buôn khi nhắc tới sự phong phú của hàng hóa tại khu chợ tồn tại đã lâu trên địa bàn hai phường giáp ranh Đồng Nhân và Phố Huế (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Đây là nơi buôn bán đủ loại hàng, từ cái đinh, con ốc vít, cục pin đồng hồ đến cả hàng điện tử, điện lạnh... trong đó có không ít là linh kiện "độc" đã không còn sản xuất. Nhưng muốn mua được hàng xịn, bền với giá rẻ tại khu chợ này thì không dễ. Đó là lí do, sau nửa thế kỉ tồn tại, chợ Trời ( hay chợ Giời ) vẫn được gắn kèm cái mác "bán đồ rởm, lấy tiền thật".

Phải lòng ẩm thực sông Trà

Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho sông Trà Khúc những sản vật đồng quê ngon... phải biết. Và nhất là, với sự khéo tay, chăm chút của người dân nơi đây, những con bống, con don, thài bai... đã trở thành món ăn thơm ngon, khiến bao người say đắm. Để rồi những món ăn mang hương vị đậm đà của quê hương đã trở thành một phần ký ức không dễ gì quên được trong tâm thức của người xa xứ.

Về sông ăn cá, ăn don

Người Quảng Ngãi dù đi tận đâu với tháng rộng năm dài thế nào, cũng không dễ gì quên được những món ăn gắn liền với sản vật trên sông Trà Khúc là don, cá bống, cá thài bai kho tiêu.

Quầy bánh đúc ở chợ Gò - một ngôi chợ quê nằm bên bờ bắc sông Trà luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của thực khách. Ảnh: Ý Yên

Dòng sông chở nặng ân tình

Con sông quê hương đã chảy trong suối nguồn tâm tư ta từ thuở nhỏ, những bến sông lịch sử oai hùng, những bến sông bình dị... đều nặng nghĩa, nặng tình khiến ta nhung nhớ khôn nguôi.

Tôi vẫn luôn dành riêng một khoảng trống trong tim mình cho những ký ức ngày cũ neo đậu. Bởi lẽ dẫu có sống giữa phố thị phồn hoa thì tâm hồn tôi vẫn mãi hướng về làng quê yêu dấu. Tôi sinh ra ở miền quê thật yên bình, nơi có dòng sông Trà hiền hòa, chứa đựng biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Quảng Ngãi. Dòng sông tuổi thơ đã cho tôi vẫy vùng trong ánh nắng mùa hạ có phần chói chang với những đêm trăng vàng óng ánh cùng mái chèo sóng vỗ...

Buổi sáng trên sông Kinh. Ảnh: TẤN CƯ

Chảy mãi dòng sông đào

Nói rằng ở Quảng Ngãi có dòng sông đào, nhiều người lấy làm lạ. Nhưng có lẽ do quá quen thuộc, sông đào qua bao đời hiện hữu nên cứ ngỡ là dòng sông thiên nhiên kiến tạo. Dòng sông Bầu Giang uốn lượn, êm ái chảy trên địa phận huyện Tư Nghĩa đích thực là sông đào.

Thưởng ngoạn dọc dòng sông Bầu Giang mới thấy hết sự nên thơ, thú vị của dòng sông, dù đó là con sông đào. Đây là dòng sông mang nguồn nước mát tưới tắm cho những cánh đồng xanh tốt, cho hạt lúa căng tròn để nuôi lớn bao lớp người.

Dòng "huyết mạch"

Thật thú vị khi ngày xuân “mục sở thị” sông đào Bầu Giang. Hướng dẫn viên “bất đắc dĩ” của chúng tôi là Trưởng Chi nhánh Quản lý thủy nông số 3 huyện Tư Nghĩa Phan Sáu. Là dòng “huyết mạch” làm hồi sinh những cánh đồng nứt nẻ vì thiếu nước, giúp đảm bảo lương thực cho các hộ gia đình, con sông đào này minh chứng cho sự tài tình, chịu khó của người xưa.

Nguồn nước dòng sông đào Bầu Giang phục vụ tưới tiêu cho hàng trăm hécta ruộng đồng trên địa bàn huyện Tư Nghĩa. ẢNH: LÝ SƯƠNG

Tung Lò Mò – Đặc sản trứ danh của đồng bào Chăm tỉnh An Giang

Có dịp du lịch An Giang đến thăm các làng Chăm, bạn dễ dàng bắt gặp nhiều cuộn màu đỏ sẫm phơi đầy trên những cây sào hay sạp tre. Đó là tung lò mò (lạp xưởng bò) một đặc sản nổi tiếng của đồng bào Chăm theo đạo Hồi.

Tung lò mò

19 thg 3, 2021

Sáu thập kỷ cơm Bắc Sơn

Tại TP.Quảng Ngãi, hiện có rất nhiều quán ẩm thực, nhưng nhiều người vẫn nhớ mãi quán ăn đi qua gần 6 thập kỷ, đó là quán cơm Bắc Sơn trên đường Hùng Vương.

Có tiếng từ thời kháng chiến chống Mỹ, đến nay quán cơm Bắc Sơn vẫn là quán "ruột" của nhiều người. Quán vẫn giữ món ăn với hương vị gia truyền, đó là món cá bống sông Trà vàng ươm kho tộ hấp dẫn thực khách khắp nơi. Từng thực khách, sau khi thưởng thức món cá bống kho tộ đều không quên mua thêm hộp cá bống để về làm quà biếu người thân. Có thể nói, gần 60 năm qua, quán cơm Bắc Sơn đã làm cầu nối góp phần đưa đặc sản của Quảng Ngãi đến với du khách gần xa.

Quán ăn Bắc Sơn nổi tiếng với các món ăn đặc sản đậm chất xứ Quảng. Ảnh: K.Ngân

Lễ cúng sức khỏe cho voi

Với người Mnông, Ê Đê sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk, voi không chỉ là tài sản quý giá của gia đình mà còn được xem là người bạn, là thành viên trong gia đình. Vì vậy mà hàng năm, những gia đình có voi thường tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Lễ cúng độc đáo này không chỉ mang yếu tố tâm linh mà nhắc nhở nhau phải trân trọng, chăm sóc, bảo vệ voi.

Ông Đàm Năng Long, sinh sống tại huyện Lắk chia sẻ: “Người Mnông quý voi như bạn nên năm nào cũng tổ chức cúng sức khỏe cho voi. Những năm qua, đàn voi nhà ở Tây Nguyên giảm hẳn, việc chăm sóc sức khỏe cho voi càng được chú trọng hơn”. Tùy theo từng dân tộc, điều kiện kinh tế của gia đình chủ voi sẽ có những cách cúng khác nhau, lễ vật khác nhau. Tuy nhiên, tất cả mang ý nghĩa cầu sức khỏe cho voi, để voi đỡ đần, gánh vác những phần việc nặng nhọc cho con người. Đồng thời nhắc nhở con người phải biết trân quý, chăm sóc loài voi.

Lễ cúng sức khỏe cho voi thường có những vật phẩm quen thuộc như: rượu cần, đầu heo, bộ lòng heo, bắp tươi, hoa tươi, chuối, một ít gạo, cá khô và thân cây chuối và mía để tặng thưởng cho voi.

Thầy cúng dẫn đầu đoàn rước tiến hành nghi thức bắt đầu lễ cúng sức khỏe cho voi. Ảnh: Trịnh Bộ

Bánh hỏi Phú Long

Bình Thuận ngoài Hòn Rơm, Mũi Né đẹp nao lòng với những trảng cát, hàng dừa và nguồn hải sản phong phú, còn có một món ăn đặc sản mà nếu chưa thưởng thức thì xem như chưa đến, món ẩm thực bánh hỏi Phú Long.

Không chỉ nổi tiếng về ẩm thực, nghề làm bánh hỏi cũng là một “đặc sản nhiếp ảnh” mà bất cứ người cầm máy nào cũng mơ ước được một lần trải nghiệm và ghi lại những khoảnh khắc vừa chân thật vừa sống động đến như vậy.

Lò bánh hỏi của gia đình ông Lê Văn Chương, khu phố Phú Thịnh, thị trấn Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, mỗi ngày sản xuất trung bình 200kg – 250kg (từ gạo tinh chất và không dùng phụ gia bảo quản), mỗi công đoạn đều rất tỉ mỉ: chọn gạo ngon để ngâm qua đêm, vo sạch rồi xay nhuyễn. Bột được hấp hơi trong một tiếng đồng hồ, lăn thành từng cây hình trụ, sau đó đưa vào máy ép để tạo thành sợi, trải ra những khay tròn bằng tre rồi đem hấp chín trong 20 phút.

Quy trình hấp bánh tại lò bánh của gia đình ông Chương.

Lạp sườn Cao Bằng

Lạp sườn là món ăn truyền thống lâu đời của người Cao Bằng, một món ăn được hòa quyện bởi mùi thơm của nắng vùng cao, mùi thoảng thơm của núi rừng, vị thơm, ngọt của thịt. Tất cả những hương vị ấy được gửi trọn trong món lạp sườn Cao Bằng khiến ai đã một lần thưởng thức đều thật khó quên.

Cái ngon của lạp sườn Cao Bằng là mảnh đất vùng cao, nơi chăn nuôi lợn khá rộng rãi, tự do, thức ăn mang chất đất vùng cao khiến lợn Cao Bằng có điểm riêng biệt khác hẳn nuôi ở vùng đồng bằng. Ngoài ra nguồn nước đặc trưng khiến vật nuôi lấy thịt và rượu có hương vị tuyệt vời cùng với một số gia vị, có thể nói là bí quyết của ẩm thực Cao Bằng.

Cách chế biến món lạp sườn Cao Bằng rất công phu, trải qua nhiều công đoạn. Việc đầu tiên tiên là lòng lợn (lòng non) được rửa sạch nhiều lần bằng nước muối loãng, sau đó là rửa bằng rượu, lòng lợn sẽ được phơi khô rồi thổi hơi vào khiến lòng lợn rãn ra thành bong bóng, để làm vỏ bọc bên ngoài lạp sườn.

Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được ví như là “Trường học Cộng sản” - là nơi rèn luyện phẩm chất, ý chí của các chiến sĩ cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, và hôm nay là nơi giáo dục truyền thống đấu tranh anh dũng, lòng yêu nước, tinh thần bất khuất của các bậc tiền bối cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

Ngày 1/2/1862, Thống đốc Bonard ở Nam Kỳ ký quyết định thành lập Nhà tù Côn Đảo. Chính quyền Pháp thuộc lựa chọn Côn Đảo làm nơi xây dựng ngục tù bởi lẽ nơi đây cách xa đất liền, không có phương tiện lưu thông và quan trọng là người tù không thể trốn thoát.


Trong hơn 100 năm, khoảng 20.000 chiến sĩ yêu nước thuộc nhiều thế hệ người Việt Nam bị giam cầm, tra tấn và hi sinh tại “đại ngục trần gian”, nơi cả thế giới bàng hoàng khi sự thật được phơi bày.
Trong lịch sử, chính quyền thực dân Pháp và Việt Nam Cộng hòa đã cho xây dựng 127 phòng giam, 42 xà lim và 504 phòng giam biệt lập (hay còn gọi là chuồng cọp) tại Côn Đảo. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất (1975), chức năng của hệ thống nhà tù ở Côn Đảo bị giải thể. Năm 1979, Khu di tích lịch sử Côn Đảo đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia, với 17 di tích thành phần.

Dàng Then, lễ hội cấp sắc độc đáo của người Tày

Dân tộc Tày là cư dân bản địa cư trú sớm nhất ở vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc tổ quốc. Bà con có bề dày truyền thống văn hóa mà lễ hội Dàng Then là lễ hội rất tiêu biểu trong đời sống tín ngưỡng.

Một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng dân gian

Dàng Then là một chắc sắc mặc định trong đời sống tín ngưỡng dân gian của người Tày cư trú ở một làng, một vùng cụ thể có tài cao hiểu rộng về cúng bái và hát xướng.

Dàng Then đứng ra chủ trì tổ chức lễ hội một khi ước lệ được trời cấp cho tờ sắc để làm Dàng Then hoặc nâng cấp sắc này trở thành ngày hội sôi nổi, háo hức của cả một vùng người Tày rộng lớn với nhiều làng bản tham gia.

Thầy then phát bùa chú và buộc chỉ đỏ mong muốn bình an, tài lộc tới mọi người . Ảnh: Ngọc Thành

Những địa danh kỳ lạ: Vào Cùa ra Cộn

Không chỉ Huế, mà vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị cũng có những địa danh một tiếng - độc âm nghe rất lạ, và đến nay chưa thể hiểu chính xác nghĩa là gì.

Xứ Cùa hôm nay đã thành một vùng quê trù phú của Quảng Trị - Ảnh: X.DŨNG

Cây mai diệu kỳ xứ Cùa

Cùa là một vùng đất thuộc huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Thời nhà Nguyễn là "kinh đô Tân Sở" - nơi vua Hàm Nghi xuất bôn kháng chiến và ban chiếu Cần Vương. Còn nhớ hôm ngồi chơi ở làng Mai Lộc (xã Cam Chính) - xứ Cùa, ông Phan Văn Bảo, chủ nhà, chợt hỏi tôi: "Anh biết vì sao làng này có tên là Mai Lộc không?", tôi lắc đầu.

9 thg 3, 2021

Mùa bắp ven sông vẫy gọi du khách

Một mùa bắp bãi sông nữa lại về. Dọc các bãi bồi ven sông Trà, đâu đâu cũng ngút ngàn một màu xanh mởn của đồng bắp phất cờ đậu trái. Những trái bắp non còn bấm sữa, lá xanh mướt một màu được người dân thu hoạch vội mang về làm quà cho thực khách. Đó là món bắp luộc thơm phức và nóng hổi, thường được thưởng thức trong những ngày tiết trời đầu xuân se lạnh.

Với những đứa con được sinh ra từ làng quả quyết rằng, ở đâu cũng có thể trồng bắp, nhưng bắp trồng ven sông ngọt chắc chắn không nơi đâu sánh bằng. Có lẽ vì vậy, cứ đến mùa bắp ven sông, nhiều người lại tìm đến nơi bán bắp luột quen thuộc nằm trên Tỉnh lộ 23B đoạn qua xã Nghĩa Thắng, Nghĩa Lâm (Tư Nghĩa) để lựa chọn cho mình một trái bắp còn đang nóng hôi hổi, rồi xuýt xoa bóc tách từng lớp lá, vừa thổi vừa thưởng thức những hạt bắp dẻo thơm và được uống bát nước bắp luộc thơm mát.

Những gian hàng bán bắp luộc trên Tỉnh lộ 623B đoạn qua xã Nghĩa Thắng (Tư Nghĩa)

Nam Châm, huyền tích và hiện thực

Núi Nam Châm nay có các bể chứa sản phẩm của Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất vốn xưa đã ghi dấu ấn trong ca dao, lịch sử, với nhiều huyền tích.

Một ngày những năm đầu thập niên chín mươi thế kỷ XX, tôi đến làng Trung An, xã Bình Thạnh (Bình Sơn) ngay bờ tây cửa Sa Cần. Bà cụ vợ ông Lê Văn Ba, cách mạng lão thành huyện Bình Sơn, hát cho tôi nghe nhiều câu ca dao thuở trước, mà bốn câu sau đây mới đầu tiên được nghe và chưa từng được ghi vào bất cứ sách vở nào: "Hòn Ông, hòn Kẽm, hòn Bà/ Hòn Ông ai đắp, Cổ Ngựa mà ai xây/ Ai làm đó hiệp cùng đây/ Núi Nam Châm há dễ một cây nên rừng".

Tất cả các “hòn” đều nằm ở chung quanh cửa Sa Kỳ - vịnh Dung Quất. Người ta mượn hình ảnh các núi ở ven biển để nhắn nhủ nhau, gửi gắm tâm sự cùng sống nương tựa nhau. Như núi sông, như cây rừng.

Ngọt mát bát canh rau dền cơm

Gắp một nhúm rau dền cơm luộc đưa vào miệng, cảm nhận vị mềm, bùi, ngọt của loại rau dân dã thường mọc xen lẫn trong các luống rau khác. Rồi chan bát nước canh ngọt mát giúp “giải nhiệt” bao nhiêu thịt cá trong những ngày đầu năm.

Rau dền là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình, song với rau dền cơm có lẽ khó thấy nhất so với các loại rau dền khác. Bởi đây là loại rau hay “mọc ké” trong các luống rau cải, mồng tơi, xà lách mà chẳng cần gieo trồng. Thông thường, sau khi thu hoạch các loại rau, người nông dân hay để dành lại rau dền để nhà ăn. Chỉ thỉnh thoảng, rau dền cơm mọc nhiều mới nhổ bán. Thế nên, lâu lâu ra chợ mới thấy cô hàng rau có vài bó rau dền cơm mà chỉ thoáng chốc đã bán hết vèo.

Bát canh rau dền cơm nấu cùng tôm có vị ngọt thanh mát, hương vị đậm đà đặc trưng của loại rau dân dã. Ảnh: H.THẢO

Bùi ngùi cơm ghế củ lang khô

Má tôi bảo “ngày xưa nhiều gia đình còn nghèo nên phải ghế củ lang khô với cơm mới đủ no bụng cho cả nhà". Đến bây giờ, mùi vị của nó vẫn theo tôi hoài không thể nào quên được.

Ngày trước, sau mùa mưa kéo dài, đất còn ướt, má tôi tranh thủ lên vài luống rau lang làm thức ăn cho heo, sau đó đào lấy củ xắt phơi khô để ghế cơm. Đến kỳ thu hoạch, những củ khoai lang tím, trắng mập ú được anh em tôi cặm cụi lặt cuống, bỏ vào giỏ, khuân vào nhà cho má. Xong công việc, tối đến mấy anh em ngồi lại, dùng dao gọt hết vỏ ngoài để má rửa sạch rồi xắt thành lát mỏng, chẻ nhỏ thành miếng cho vào những chiếc nong, chiếc nia mang ra phơi. Khi củ lang đã đủ nắng, khô rang, giòn rụm, má cho vào bịch ni lông rồi cột chặt cất vào thùng phuy. Khi nấu cơm, má hốt ra một ít vo cùng với gạo, nhóm bếp, thổi lửa chờ cơm chín.

Món cơm ghế củ lang khô. Ảnh: HOÀI BIỆT

Cổ miếu bên đồi ông Diên

Ngôi miếu cổ nằm cạnh chân đồi với khung cảnh thâm nghiêm, bốn mùa khói hương bảng lảng. Mùa nối mùa, nhiều người dân vẫn đến chiêm bái, cầu mong gia đình may mắn, xóm làng yên vui...

Miếu cổ bên làng

Làng Thạnh Đức 1 (giờ là tổ dân phố Thạnh Đức 1, phường Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ) nằm bên biển Sa Huỳnh bốn mùa lộng gió. Đồi ông Diên tựa tường thành che chắn cho làng khỏi họa cuồng phong từ biển cả bao la. Bên chân đồi có ngôi miếu cổ xây dựng hàng trăm năm trước, bốn mùa khói hương bảng lảng. Miếu quay về phía làng với mái ngói lô xô và đầm Nước Mặn, nơi tàu cá chen chúc neo đậu sau chuyến vươn khơi. "Theo lời ông bà kể lại thì miếu thờ bà Cửu Thiên Huyền Nữ, xây dựng từ hàng trăm năm trước, nhưng không có sử liệu ghi chép cụ thể vào năm nào...", Bí thư Chi bộ tổ dân phố Thạnh Đức 1 Võ Đức Thuận cho hay.

Ngôi miếu cổ bên chân đồi ông Diên. ẢNH: TRANG THY

Nhớ củ lang ngào

Ở Quảng Ngãi, cứ sau Tết âm lịch là mùa thu hoạch mía bắt đầu, cũng là mùa củ lang bước vào chính vụ. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này khiến cho những cư dân của xứ sở mía đường có thêm một món đặc sản không dễ nơi nào có được: Củ lang ngào đường.

Một vài clip phổ biến trên mạng bày cách ngào đường từ củ lang hoàn toàn không giống như cái cách mà những ông thợ nấu đường thủ công ở Quảng Ngãi ngào đường từ ba bốn chục năm trước, lúc đường thủ công còn thịnh hành. Nghĩa là, củ lang trong clip được các bà nội trợ chiên trong chảo dầu cho chín giòn trước khi ngào với đường tinh luyện. Củ lang ngào đường mà các thợ nấu đường thủ công làm không quá cầu kỳ, thậm chí rất đơn giản, nhưng lại mang một hương vị khó lẫn.

Củ lang ngào đường. ẢNH: TRẦN ĐĂNG

Những địa danh kỳ lạ: Bí ẩn làng "chị em" ngàn năm không lấy nhau

Chỉ từ một lời thề nguyện mà gần ngàn năm nay, hai ngôi làng đặc biệt ở tỉnh Nam Định trai gái không nhau bao giờ lấy nhau. Giữa thời hiện đại, nhiều người hai làng vẫn giữ nếp cũ khiến bao người lấy làm lạ.

Đền Tức Mặc thờ Vương Thục Côn công chúa uy nghi - Ảnh: TÂM LÊ

Thế hệ sau như tôi và đời con cũng không nghĩ đến việc lấy vợ Tức Mặc, dù có thương quý cô nào cũng nào dám tỏ tình.

Ông Trần Khắc Định (trưởng thôn Thượng Lỗi)

Những địa danh kỳ lạ: Dân tình mang tiếng 'tham chơi'

Kể cả khi xã, huyện thống nhất 'giải oan' cho dân tình khỏi bị mang tiếng 'tham chơi' khi đặt lại địa danh thành Tham Trơi, thì người miệt sông nước này cũng hay bị hỏi: 'Bộ chơi bời dữ thần ông địa hả?'.

Chính quyền đã thống nhất địa danh Tham Trơi, nhưng nhiều người vẫn quen gọi Tham Chơi - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Những địa danh kỳ lạ: Nong lên thì Truồi cũng lên

Xứ Huế kinh đô một thuở với những tên làng, tên đất mỹ miều, lại có những địa danh rất kỳ lạ, chỉ độc một âm, không rõ nghĩa: Nong, Truồi, Sình, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam...

Cầu Truồi bắc qua sông Truồi, nằm cạnh chợ Truồi, ga Truồi - Ảnh: M.TỰ

Không biết đó là từ ngữ của tộc người nào từng sinh sống ở vùng đất này trong suốt mấy ngàn năm qua: Hán, Nôm, Chăm hay Pa Cô, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều, Cơ Tu... Các nhà nghiên cứu đã tốn không ít giấy mực nhưng độc âm bí ẩn đó vẫn chưa thể giải mã.

8 thg 3, 2021

Ngôi đình thờ danh tướng giúp Lý Nam Đế đánh giặc

Đình Hoàng Sơn là một di tích mang nhiều giá trị về lịch sử, được xếp hạng cấp tỉnh vào năm 2010.

Đình Hoàng Sơn ngày nay

Đình Hoàng Sơn còn có tên nôm là đình Hà Chợ thuộc thôn Hoàng Sơn, xã Thái Dương (Bình Giang). Đình tọa lạc nơi trung tâm của làng, còn lưu giữ nhiều di vật, cổ vật có giá trị về lịch sử và nghệ thuật.

Tục thờ tổ nghề rèn sắt ở Hiệp Hoà

Tục thờ tổ nghề là nét đẹp trong văn hóa của người dân làng nghề rèn sắt ở xã Đức Thắng, nay là thị trấn Thắng (Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang. Qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với người có công truyền dạy và mở mang nghề nghiệp đem lại cuộc sống ấm no cho dân làng.

Đình Thắng Núi - nơi thờ Dương Tự Minh.

Ngày nay, nghề rèn sắt ở Đức Thắng tuy không còn nhưng tục thờ tổ nghề vẫn được nhân dân địa phương duy trì trong các dịp sự lệ. Nghề rèn sắt ở Đức Thắng có từ lâu đời. Sách Đại Nam nhất thống chí tập IV, mục Bắc Ninh tỉnh chép: “Xã Vân Thắng, huyện Hiệp Hoà có nghề đúc đồ sắt...”. Sách Phong thổ Hà Bắc đời Lê cũng ghi: “Đức Thắng (Hiệp Hoà) làm ra dao, kéo, búa, rìu và các đồ sắt bán khắp thành thị. Hai thôn giữ nghề rèn sắt từ lâu trong vùng Thắng là Liễu Ngoại và Hoè Thị. Ngày nay đào chỗ nào dưới lòng đất cũng gặp quặng sắt, xỉ sắt, xỉ than của lò rèn sắt xưa để lại”.

Tìm hiểu nghề nấu đường thốt nốt đặc sản nổi tiếng của An Giang

Cây thốt nốt từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của bà con dân tộc Khmer ở vùng Bảy Núi An Giang. Cây dễ trồng, thông thường thốt nốt được người dân trồng cặp các bờ ruộng, vừa giữ đất không bị xối mòn, vừa đem thu nhập cho gia đình. Cây thốt nốt có dáng dấp của cây dừa, cũng mang dáng dấp của cây cọ. Quả thốt nốt gần giống quả dừa và cùi thốt nốt cũng gần giống với cùi dừa non. Mỗi quả thốt nốt thường có ba múi, mỗi múi to gấp hai hay ba lần múi mít, trắng ngần, mềm, ngọt mát và thơm hơn cùi dừa non là món giải khát hấp dẫn níu lòng khách đường xa.

Cây thốt nốt

Đến vùng biên giới của hai huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên của tỉnh An Giang, hình ảnh những hàng cây thốt nốt cao vút, đầy sức sống với những tàu lá màu xanh thẫm, ngả bóng xuống cánh đồng lúa tuyệt đẹp trong nắng vàng. Cạnh những hàng thốt nốt là những quán giải khát thốt nốt ướp lạnh, thoáng đãng, mát rượi dẫu đang trưa hè, quán nào cũng giăng võng để khách có thể nghỉ ngơi thưởng thức nước và cùi thốt nốt ướp lạnh. Du lịch An Giang, bạn hãy ghé vào quán cảm nhận sự thảnh thơi, dễ chịu. Rồi sau đó, thưởng thức một cốc thốt nốt ướp lạnh thì những mệt mỏi, nóng bức sau mỗi chặng đường rong ruổi trưa hè sẽ nhanh chóng tan biến. Nước thốt nốt có vị ngọt, thơm nhưng cơm thốt nốt lại có vị nhạt. Khi dùng chung với nhau, 2 mùi vị hòa quyện sẽ cho vị ngon rất riêng, đậm đà mà không quá gắt. Cái ngòn ngọt, thanh thanh của nước, mềm mềm dai dai của cơm thốt nốt như tan dần trong miệng. Một thứ nước rất ngon mà đa phần du khách trải nghiệm một lần đều khó quên.

Lăng Mộ và Đền Thờ danh tướng Nguyễn Huỳnh Đức – Long An

Di tích lăng mộ và đền thờ Nguyễn Huỳnh Đức tọa lạc tại phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Quần thể di tích gồm đền thờ, lăng mộ và nhà trưng bày tư liệu với diện tích khoảng 1.300 m2.

Nguyễn Huỳnh Đức tên thật là Huỳnh Tường Đức, sinh năm 1748 tại Giồng Cái Én, làng Tường Khánh, tổng Hưng Thượng, huyện Kiến Hưng, trấn Định Tường nay là phường Khánh Hậu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống 3 đời võ nghiệp, nên có cốt cách làm tướng từ nhỏ, sức khỏe, thần thái cũng hơn người. Năm 1780, ông theo phò chúa Nguyễn Ánh lập nhiều công lớn nên được ban họ vua. Nhiều lần Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh thua, ông vẫn chạy theo cứu giá, một lòng trung quân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu vua Gia Long, Nguyễn Huỳnh Đức được phong Quận công, rồi làm Tổng trấn Bắc thành. Sáu năm sau, ông làm Tổng trấn Gia Định cùng cai quản toàn miền Nam. Tương truyền dân gian và sử sách ghi lại, ông là người trung cang, nghĩa khí, võ nghệ cao cường, mọi người đều gọi ông là “Hổ tướng”. Ngày mồng 9 tháng chín năm Kỷ Mão (1819), ông mất và an táng tại quê nhà.

Lăng mộ Tiền quân Nguyễn Huỳnh Đức được xây dựng năm 1817 (trước khi ông mất) và vẫn còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Với chất liệu đá ong và vữa tam hợp, di tích chịu ảnh hưởng bởi phong cách, kiểu dáng kiến trúc thời Nguyễn nhưng vẫn mang bản sắc địa phương và đã trở thành điển hình cho lối kiến trúc lăng mộ của tầng lớp quan lại đầu thế kỷ XIX.

Toàn cảnh khu lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức

Đậm đà món thịt trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Đồng bào Thái Tây Bắc văn hóa ẩm thực phong phú, với nhiều món ăn đậm đà bản sắc dân tộc. Trong đó phải kể đến các món ăn được chế biến từ thịt trâu - ăn một lần là nhớ mãi hương vị thơm ngon đặc trưng, riêng có.

Từ nguyên liệu thịt trâu, đồng bào Thái đã chế biến ra rất nhiều món ăn mang đặc trưng núi rừng Tây Bắc như: Nộm da trâu, lạp trâu, trâu nướng, pịa trâu, hoa ban nấu canh xương trâu, đuôi trâu nấu canh vón vén… Trong đó không thể thiếu món thịt trâu gác bếp. Trâu gác bếp với cách làm không quá cầu kỳ, nhưng lại đòi hỏi người chế biến có đủ nhạy cảm trong việc pha chế gia vị.

Chị Quàng Thị Hiên ở Bản Là, phường Chiềng Cơi, thành phố Sơn La cho biết: “Để miếng thịt trâu gác bếp ngon ta phải thái dọc thớ con trâu rồi đem ướp ớt, gừng, tỏi, muối và đặc biệt không thể thiếu hạt mắc khén. Sau khi miếng thịt ngấm gia vị, thì bắt đầu xâu thịt vào xiên và gác lên bếp lửa hong khô. Món thịt trâu gác bếp rất có ý nghĩa với bản sắc dân tộc Thái Đen. Trong mâm cơm ngày Tết của dân tộc Thái thì không thể thiếu món thịt trâu gác bếp này”.

Các món ăn chế biến từ thịt trâu trong mâm cơm Tết của đồng bào Thái.

Người ăn kín hẻm Sài Gòn, đợi cả tiếng vì tô hủ tiếu Mỹ Tho ‘độc’ nhất

‘Tôi ăn hủ tiếu nhiều nơi ở Sài Gòn rồi, nhưng chưa thấy chỗ nào ngon bằng chỗ này”, một vị khách tâm sự khi lần đầu đến ăn tại quán. Bí quyết nào khiến khách đến ăn hủ tiếu đông nghẹt một con hẻm nhỏ?

Phần hủ tiếu mì khô có thịt xá xíu, là cách làm sáng tạo của dì 9. CAO AN BIÊN

Nép mình trong một con hẻm nhỏ trên đường Đoàn Văn Bơ (Q.4), nhưng quán hủ tiếu Mỹ Tho của bà (còn gọi là Dì 9) lúc nào cũng đông khách. Đường tìm vào quán đã khó, nhưng đợi để thưởng thức tô hủ tiếu mà nhiều người cho là “lạ” nhất Sài Gòn này lại càng khó hơn.

Những địa danh kỳ lạ: Giật mình vào... khu Tên Lửa

Người ta nói có đường Tên Lửa thì phải có đường Máy Bay, rồi đường Xe Tăng, B40, nhưng kỳ thiệt là đến tận giờ tôi vẫn không thấy (hay chưa gặp?) những tên đường có mùi... chiến tranh này.

Ngã tư đường Tên Lửa - Trần Văn Giàu là trung tâm của khu Tên Lửa - Ảnh: QUỐC VIỆT

"Khu Tên Lửa đường nào cũng rợp bóng cây xanh, đặc biệt là có nhiều công viên cho dân chúng dạo chơi, tập thể dục. Các trường học ở đây cũng đều có công viên liền kề thoáng đãng, tốt cho sức khỏe học sinh.

Ông Trần Thái

Những địa danh kỳ lạ: Đất châu thành nam thanh nữ tú

Ở Nam Bộ, hầu như tỉnh nào cũng có địa danh Châu Thành, kiểu đặt địa danh có một không hai làm nhiều người không khỏi tò mò.

Huyện Châu Thành, Long An từ trồng lúa nay thành vùng chuyên canh thanh long lớn nhất miền Tây và là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh - Ảnh: SƠN LÂM

Những địa danh kỳ lạ: Ơi đò Ca Cút, cho tui qua một chút

Ca Cút, tên bến đò xưa bên phá Tam Giang có cả chục cách lý giải khác nhau, nhưng đều đọng lại trong lòng người khi nhắc nhớ một tiếng gọi đò nghe như than van giữa đời.

Ông Nguyễn Cu, người lái đò cuối cùng và con đò từng đưa những chuyến cuối cùng tại bến Ca Cút - Ảnh: THÁI LỘC

4 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Luộc gà đi lễ làng Gà Luộc

Làng Gà Luộc nằm bên bờ sông Lô, cách trận địa pháo ở ngã ba sông Lô với sông Gâm chừng dăm cây số lên phía thượng nguồn.

Địa danh Gà Luộc khiến nhiều người tò mò - Ảnh VŨ TUẤN

"Ở xã này tên thôn có đủ thức ăn, gia vị cúng cụ ngày tết! Có Gà Luộc nhé, có Hòn Muối nhé, lại có cả Ao Dăm, Ao Lươn... tên từ xa xưa các cụ đã gọi thế" - ông Nguyễn Thành Trung, phó chủ tịch UBND xã Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang), cười vang khi tôi hỏi về thôn Gà Luộc.

Những địa danh kỳ lạ: Nhớ nhung qua làng Trinh Tiết

Cái tên làng khiến con trai đi qua bùi ngùi, con gái phải bâng khuâng này đã chạm đến điều mà xã hội xưa đặt nặng lên người phụ nữ, sự trong trắng, trinh tiết. Nhưng câu chuyện ở làng Trinh Tiết lại bắt nguồn từ sự tích mang nghĩa sâu xa hơn.

Cổng làng Trinh Tiết khiến nhiều người qua lại đều phải tò mò - Ảnh: TÂM LÊ

Đó là sự thủy chung son sắt, tình nghĩa vợ chồng.

Sao lại Trinh Tiết?

Khách thập phương đi vãn cảnh chùa Hương, trên đường qua xã Đại Hưng, huyện Mỹ Đức, Hà Nội sẽ bắt gặp cổng làng đề biển Trinh Tiết. Ngôi làng nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa non yên ả, tháng giêng hai nắng vàng như rót mật.

Những người đọc, nghe tên làng đều có một thắc mắc: Sao lại là Trinh Tiết? rồi đặt ra bao mối hoài nghi. Không lẽ ở thời này còn có ngôi làng mang một cái tên nghe vừa lạ kỳ, vừa mang nặng hủ tục xưa cũ. Quan niệm con gái phải giữ gìn trinh tiết cho tới khi xuất giá tòng phu, ai lỡ lầm ăn "trái cấm" thì coi như mất đi cái "ngàn vàng".

Trinh tiết ở đây là cái màng sinh học của người con gái được các cụ ví như ngàn vàng, để mất thì coi như người con gái đó không còn được trân quý nữa. Có những nơi hủ tục nặng nề đến mức người con gái bị hắt hủi, bị cạo đầu bôi vôi, thậm chí thả rọ trôi sông.

Thời nay, quan niệm trinh tiết không còn nặng nề như trước nên ở đâu đó nhắc đến sẽ coi như một điều lạ. Vậy mà cái từ "nhạy cảm" này lại mang đặt tên cho cả một ngôi làng, truyền đời truyền kiếp người dân trong thôn phải ghi nhớ. Phải mang cái tên thôn gây chú ý này trong thẻ căn cước công dân đi khắp mọi nẻo đường của chuyến du hành cuộc đời.

Để giải mối hoài nghi này, chúng tôi đã có mặt ở làng Trinh Tiết với nhiều bất ngờ về quan niệm của người dân nơi đây.

Với giới trẻ, cái nhìn đã thoáng hơn: "Tụi em không quá quan trọng quan niệm ngày xưa của các cụ, nhưng yêu đương phải thành thật, nghiêm túc. Bà và mẹ em cũng dặn con gái thì cẩn thận hơn thôi..." - Bùi Thị Thủy, sinh viên năm thứ 3 Đại học Thương mại, Hà Nội, cười nói.

Ở gần cổng đền Trinh Tiết, hai người phụ nữ ngoài 40 tuổi bán trái cây "của" nhà trồng được thì quả quyết: "Bây giờ đâu còn được như các cụ thời xưa, có người thế này thế khác, có người chửa trước cưới sau, có đôi cưới chưa được mấy bữa thì ly hôn".

Nhưng khi chúng tôi hỏi là vì sao lại đặt tên làng đặc biệt vậy, cả hai bỗng vui vẻ tự hào: "Tên làng là do vua ban, muốn tìm hiểu thì tốt nhất vào gặp cụ từ trong đình ấy".

Đền Trinh Tiết được một đôi vợ chồng già trông giữ, cụ ông Đào Văn Lộc, cụ bà Lưu Thị Thiêm, cả hai đã bát tuần nhưng vẫn khá minh mẫn. Cách ông bà nói chuyện luôn nhẹ nhàng, ánh mắt, nụ cười vẫn dành cả cho nhau dù cả hai đã trải qua hàng chục năm hôn nhân.

Hai cụ vui vẻ kể cho chúng tôi nghe truyền tích về tên làng, hóa ra cái tên có nhiều ý nghĩa thiêng liêng hơn nghĩa đen về Trinh Tiết.

"Tôi cũng chỉ được nghe các cụ kể lại làng ban đầu có tên là Bối Lang, sau được đổi thành làng Sêu. Tên làng Trinh Tiết là do vua ban khi biết người phụ nữ đức hạnh, tức mẹ của quốc công Nguyễn Quốc Bảo mà chúng tôi đang thờ phụng trong đền này.

Bà có nhan sắc tuyệt trần nhưng chẳng may chồng mất sớm, bà ở vậy nuôi con thành vị tướng tài giữ nước, ai có hỏi xin cưới bà cũng một mực từ chối.

Thế kỷ XI, vua Lý Thánh Tông du thuyền trên dòng sông Đáy, nghe được câu chuyện xúc động và cảm mến tấm lòng thủy chung son sắt của người vợ, người mẹ này nên đổi tên làng thành Trinh Tiết" - ông Lộc, hơn 20 năm làm ông từ đình làng, cho biết.

Ngôi đình thờ phụng hai mẹ con quốc công, người con được dân làng phong làm thành hoàng làng. Tháng giêng sẽ khai hội, dân quanh vùng cũng tới dự lễ rất đông vui. Tuy nhiên dịch giã đang bùng phát trở lại, làng thông báo tạm đóng cửa đình, dừng các lễ hội truyền thống sau tết.

Làng Trinh Tiết nằm bên dòng sông Đáy thơ mộng, từ xưa vốn nổi tiếng về trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Con gái của làng vừa siêng năng cần cù, vừa xinh đẹp nết na, lại thủy chung son sắt nên vô cùng đắt giá trong mắt trai làng. "Gái làng Sêu nức tiếng một vùng" - ông Lộc nhìn bà lão bạn đời cười yêu thương.

Con gái trong làng cứ mười bảy, đôi mươi đã dựng vợ gả chồng xong. Mỗi cô gái trước khi về nhà chồng sẽ góp 200 gạch để lát đường làng. Vì thế không chỉ đời sống của người dân đủ đầy mà đường làng, ngõ xóm cũng được mở mang sạch đẹp nhất xã thời bấy giờ.

Cổng làng Trinh Tiết ngày nay có hai câu đối, đã lột tả những điều giá trị ở ngôi làng nhỏ bé này: "Làng Sêu quê cũ, chim đậu đất lành, văn vật ngàn xưa còn lưu mãi - Trinh Tiết đời nay, xuân về vận mới, thanh cao muôn thuở, phải là đây".

Những địa danh kỳ lạ: Nhất Huế, nhì Sịa

Xứ Huế kinh kỳ một thuở vẫn đang mang trong mình những địa danh độc âm kỳ lạ như Nong, Truồi, Sình, Chuồn, Sịa, Nọ, Nịu, Chuồn, Sam... Và ngay cái tên Huế cũng là một bí ẩn thách thức bao người khám phá.

Cửa ngõ dẫn vào thị trấn Sịa - Ảnh: M.TỰ

3 thg 3, 2021

Chùa Phật Lớn trên núi Cấm

Đây là tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm, thuộc xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, An Giang. Tượng có chiều cao 33,6 m (tính từ dưới chân đế đến đỉnh đầu), diện tích bệ tượng 27 x 27 m, tổng trọng lượng cả nền và vỏ tượng gần 1.700 tấn bê tông, cốt thép. Tượng thuộc chùa Phật Lớn, chánh điện nằm cách đó không xa. Ngày 29/5/2013, tượng được công nhận là Tượng Phật Di Lặc lớn nhất trên đỉnh núi ở châu Á.


Bánh khảo hương vị dân dã của Cao Bằng

Bánh khảo là một trong những đặc sản Cao Bằng nổi tiếng được nhiều người ưa chuộng. Đến với Cao Bằng, du khách không chỉ bị cuốn hút bởi non xanh nước biếc, thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi hương vị độc đáo, ngọt ngào của loại bánh dân dã này.

Bánh khảo Cao Bằng.

Không biết có từ bao giờ nhưng tục làm bánh khảo ngày Tết ở Cao Bằng đã ăn sâu vào tiềm thức của con người nơi đây. Cứ vào 20 tháng Chạp, người dân ở Cao Bằng lại rục rịch làm bánh khảo đón Tết Nguyên đán. Với người Tày, Nùng sẽ chẳng còn Tết nếu không có bánh khảo. Họ làm bánh khảo thay kẹo bánh mời khách tới thăm nhà ngày Tết. Bánh khảo còn trở thành món quà độc đáo biếu khách lên thăm Cao Bằng hay gửi cho những người con xa quê. Vợ chồng mới cưới ngày đầu năm về thăm bên ngoại thì bánh khảo là vật phẩm không thể thiếu. Và bánh khảo là món quà mà người dân Cao Bằng dâng lên bàn thờ để cúng gia tiên mỗi dịp Tết đến xuân về.

Gạo nếp tan Mường Và thơm ngon nức tiếng

Mường Và là xã trồng lúa nếp tan lớn nhất huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, với diện tích hơn 200ha. Hạt gạo nếp tan Mường Và to, tròn, trắng, khi xôi lên có độ dẻo thơm rất đặc trưng. Vì thế, giống nếp này đã trở thành giống lúa đặc sản nổi tiếng của huyện Sốp Cộp.

Bà Lò Thị Pâng, người cao tuổi ở bản Mường Và, xã Mường Và cho biết, không biết gạo nếp tan Mường Và có từ bao giờ, từ thời cha ông đã có giống nếp này, rồi cứ vậy, thế hệ này để lại cho thế hệ sau, bà con gọi là khảu tan nhe ( Nếp tan).

Nếp tan Mường Và có loại tan Hin, tan Nhe, tan Đỏ. Đây là những giống lúa địa phương được các thế hệ người Thái, người Lào ở đây gìn giữ, để lại cho con cháu đến bây giờ. Với khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với giống lúa đã tạo nên hạt gạo nếp tan có tiếng thơm ngon, cho năng suất bình quân từ 4,5 - 5 tấn/ha. Với diện tích gieo cấy hơn 200ha, sản lượng thóc nếp của xã đạt trên 900 tấn thóc một năm. Đặc biệt, nếp tan Mường Và có hạt to tròn, mẩy, khi đồ xôi, hoặc nấu cơm nếp rất thơm dẻo để một, hai hôm không cứng.

Lúa nếp tan Mường Và vào vụ chín.

Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La

Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được chuẩn bị từ sớm. Bà con cho rằng thiếu món ăn này là thiếu hương vị Tết.

Từ xa xưa người Dao Tiền đã làm món thịt chua để ăn Tết, nếu ngày Tết thiếu món thịt lợn muối chua thì không có hương vị của năm mới.

Chia sẻ về món thịt lợn muối chua của đồng bào Dao Tiền, bà Bàn Thị Vinh (bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) cho biết, bà được ông bà, bố mẹ truyền lại nên năm nào gia đình cũng chuẩn bị món thịt lợn muối chua từ rất sớm. Tuy là món ăn khá đơn giản được chế biến từ thịt lợn, muối tinh và cơm tẻ nhưng bà con người Dao ở đây đều quan niệm rằng: Trong mâm cơm tiếp khách đến chơi nhà, món thịt chua không chỉ là một ẩm thực độc đáo của người Dao, mà còn tỏ lòng hiếu khách của gia chủ.

Thịt chua sau khi ướp, bảo quản trong chum 6 tháng.

Địa đạo dài 32 km ẩn dưới đình làng

Trong chiến tranh, đình làng Thạch Tân, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ được đào nối với địa đạo dài 32 km trong lòng đất nuôi giấu cán bộ.

Đình làng Thạch Tân được xây dựng hơn 300 năm trước để tưởng nhớ công ơn những người khai sinh vùng đất này. Trải qua nhiều lần trùng tu, đình được giữ nguyên hiện trạng kiến trúc của ngôi nhà rường 3 gian 2 chái, một kiểu nhà 3 gian 4 mái với 2 mái phụ 2 đầu hồi gọi là 2 chái nhà.

Những địa danh kỳ lạ: Chắc gì là Chắc Cà Đao

Trong một chập cải lương nổi tiếng, một danh hài khi được hỏi quê ở đâu, bèn đáp gọn: "Tui ở Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, cùm tay lớn hơn cùm chưn".

Cây cầu mang tên Chắc Cà Đao - Ảnh: TIẾN TRÌNH

Câu khôi hài vậy mà lại khiến nhiều người nhớ. Nó có duyên đến mức nhiều người chưa biết Chắc Cà Đao ở đâu cũng hay đáp "quê tôi ở tận Chắc Cà Đao" để nói rằng nhà ở xa xôi, hẻo lánh lắm.

Những địa danh kỳ lạ: Cự Lại mà hiền khô

Khi dùng đất làng để xây dựng kinh thành Huế, nhà vua thế lại dải đất phía đông và đặt tên Thế Lại. Làng không chịu, vua giao thêm khu đất bờ nam sông Hương cách xa hơn và đặt tên Lại Thế.

Mộ tổ tiền khai canh họ Phan của làng - Ảnh: T.LỘC

"Người làng tui hiền lắm, có bằng khen của tỉnh là làng không tệ nạn xã hội, không gây gổ, không xã hội đen, không ma túy chi hết, êm lắm. Cái tiếng Cự Lại là từ hồi xưa hắn rứa đó.

Cụ Phan Thiệp

Làng cũng cự lại, vua bực, "đẩy" về dải cát ven biển cách xa kinh thành gắn cho cái tên: Cự Lại.

Đó là cách giải thích "tếu táo" về tên gọi làng Cự Lại, thuộc xã Phú Hải, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhưng, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Đại Vinh khẳng định ba làng này không liên quan với nhau, và Cự Lại có nguyên do đặc biệt của nó.

Những địa danh kỳ lạ: Chơi làng Hành Lạc

Đã làng Hành Lạc lại có thôn Trinh Tiết, rồi xóm Gà Luộc, Chắc Cà Đao, khu Tên Lửa, Cự Lại… là những địa danh 'độc' khiến không ít người phải phá lên cười hoặc tò mò. Tại sao lại có những cái tên kỳ lạ này?

Cổng làng Hành Lạc to đẹp và gây… tò mò với khách thập phương - Ảnh: TÂM LÊ

Có người e thẹn nói về tên Hành Lạc vì hiểu theo nghĩa tục. Có người lại tự hào vì cái tên ý nghĩa mà người xưa đã chọn. Hai quan điểm trái ngược đã đem đến nhiều chuyện cười ra nước mắt.

2 thg 3, 2021

Mùa hoa cà phê trong mắt người con Tây Nguyên

Những đồi hoa cà phê trắng muốt nở rộ sau nhà gắn liền trong tâm thức những người con vùng cao nguyên đất đỏ.


Bộ ảnh hoa cà phê bung nở ngày đầu năm do Văn Nguyên, (26 tuổi, sinh sống và làm việc tại TP HCM) thực hiện, trong thời gian trở về nhà đón Tết Nguyên Đán ở Đắk Lắk, Tây Nguyên.

Có niềm đam mê nhiếp ảnh, anh sở hữu fanpage với hơn 160.000 lượt theo dõi. Sau khi đăng tải bộ ảnh, anh nhận được nhiều sự chia sẻ của cộng đồng mạng.

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi)

Khu lưu niệm Nghệ nhân dân gian Nguyễn Long Phi (bác Ba Phi) tọa lạc tại Kênh Ngang, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau là điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn khám phá nét văn hóa đặc trưng của vùng đất cực Nam tổ quốc.

Bác Ba Phi tên thật là Nguyễn Long Phi, sinh năm 1884, tại Rạch Mũi, Cái Rắn, huyện Cái Nước, là con thứ 2 trong một gia đình có 08 anh em. Bác Ba Phi là một lực điền giỏi võ và mê đờn ca tài tử, đặc biệt rất giỏi đờn cò. Sau khi sinh ông, ba mẹ ông do tránh sự truy đuổi bắt lính, phạt vạ và quấy rối của đám quan quân thời chúa Nguyễn đã chạy dạt sang trú ngụ tận Kênh Ngang, thuộc xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời ngày nay.

Tục cúng vía trâu của đồng bào Thái Tây Bắc

Con trâu giữ vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào Thái Tây Bắc, không chỉ giúp bà con sản xuất, mà còn là tài sản lớn của các gia đình. Quý trọng trâu nên từ xa xưa, đồng bào Thái Tây Bắc đã có tục cúng vía trâu để tạ ơn vật nuôi sau khi mùa cày cấy đã xong.

Trong các truyền thuyết của đồng bào Thái, trâu là con vật luôn gắn với con người. Khi Then (trời) cho loài người xuống trần gian sinh sống thì cũng có trâu đi cùng. Trâu cùng người lọt qua cửa "Đán kẹo ưởng" (đá biết nhai) để xuống trần gian. Cho nên, đồng bào coi trâu là thánh vật, vì thế thường dùng làm vật tế lễ, là biểu tượng cho cầu nối giữa người và thần linh để xin thần linh ban phước lành cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, bản mường an bình.

Độc đáo xôi củ đỏ Tân Việt

Chẳng biết tự bao giờ, người dân xã Tân Việt (Thanh Hà) có tục nấu xôi củ đỏ để thờ cúng tổ tiên vào mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Củ đỏ được sơ chế để đồ xôi

Gọi là củ đỏ nhưng lại có màu tím sẫm nên khi trộn với gạo nếp để đồ thành xôi cũng mang màu tím đặc trưng. Củ đỏ là tên gọi dân dã của người dân nơi đây, thực chất là củ khoai mỡ, thuộc dòng dây leo, cùng họ với củ từ. Bề ngoài củ đỏ khá to, giống củ sắn dây, vỏ xù xì, khi thu hoạch thường nặng từ 5-7 kg/củ. Củ đỏ là cây ăn củ, có thể trồng hầu hết trên các loại đất. Ở Tân Việt, củ đỏ được trồng nhiều ở thôn Cam Lộ.

Thịt trâu chợ Vé

Chợ Vé thuộc xã Đồng Tâm (Ninh Giang) là một chợ cổ lâu đời chủ yếu buôn bán nông sản. Khoảng 30 năm trở lại đây, khu chợ này còn được nhiều người biết đến với món đặc sản thịt trâu.

Thịt trâu tươi ngon thường có màu đỏ tươi đặc trưng