Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuổi trẻ. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 11, 2024

Cà Mau rừng ngập mặn và cảnh quan tuyệt đẹp nhìn từ trên cao

Cà Mau là tỉnh cực nam Tổ quốc với địa hình 3 mặt giáp biển. Địa hình đã tạo ra cho vùng đất này lợi thế phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và kinh tế biển.

Cà Mau được mệnh danh là vùng "đất biết nở, biển biết đi và rừng biết sinh sôi", mỗi năm mũi Cà Mau được bồi lấn dần ra biển gần 100 m

Bán đảo Cà Mau có diện tích tự nhiên 5.210 km² với 1,2 triệu dân, bằng 13,1% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Kinh tế thủy sản phát triển ngày càng nhanh và đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Cà Mau.

13 thg 11, 2024

Hơn trăm ngàn người dự lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo

Dù mới lần đầu tiên tổ chức nhưng lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo bất ngờ thu hút hơn trăm ngàn du khách đến dự hội trong 3 ngày qua.

Cả trăm ngàn người dân đã tham dự lễ hội Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo lần đầu tiên tổ chức - Ảnh: A LỘC

Ngày 10-11, hàng chục ngàn người dân Bình Phước và các tỉnh lân cận tiếp tục ùn ùn đổ về khu bảo tồn văn hóa dân tộc S'tiêng sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng) vui chơi, thưởng ngoạn.

12 thg 11, 2024

Dỡ chà bắt cá nâu, cách làm du lịch độc đáo của nông dân Cà Mau

Người dân Cà Mau không mấy xa lạ với việc dỡ chà. Thế nhưng với du khách, được một lần cùng những lão nông đi dỡ chà trong vuông tôm bắt cua, cá sẽ có ấn tượng khó quên với nét văn hóa độc đáo miền sông nước này.

Cá nâu có đặc tính thích sống ở những nơi có chỗ trú ẩn. Các đám chà trong vuông là nơi lý tưởng để bắt cá

Ông Lê Minh Tỵ, chủ nhân của điểm dừng chân Tư Tỵ (thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là người gắn bó với vùng rừng ngập mặn Cà Mau. Tuổi thơ của ông gắn liền với những buổi lội vuông giăng lưới, bắt cá.

11 thg 11, 2024

Đi dọc bờ sông Hàn ngắm cỏ lau trắng muốt ngày đầu đông

Vào đầu đông, những cánh đồng cỏ lau ở Đà Nẵng lại nở bung trắng muốt, phất phơ trong gió, tạo nên không gian yên bình, thu hút người dân và du khách đến thưởng ngoạn.

Những ngày này, nhiều bạn trẻ đến dọc bờ sông Hàn check-in giữa đồng cỏ lau nở rộ - Ảnh: THANH NGUYÊN

10 thg 11, 2024

Làng rau cổ gần 400 năm ở Hội An thành 'làng du lịch tốt nhất thế giới'

Theo thông tin từ tỉnh Quảng Nam, Tổ chức Du lịch thế giới vừa thông báo làng rau Trà Quế ở Hội An là ngôi làng thứ hai tại Việt Nam vào danh sách 'Làng du lịch tốt nhất thế giới'.

Làng rau Trà Quế nhìn từ trên cao - Ảnh: B.D.

Thông tin đã được gửi cho các đơn vị ở tỉnh Quảng Nam. Dự kiến giữa tháng 12, lễ đón nhận danh hiệu này được tổ chức ở TP Hội An.

28 thg 10, 2024

Về An Giang mùa nước nổi, lòng như muốn reo vui

Thật đáng tiếc nếu bạn bỏ lỡ những cung đường đẹp đến nao lòng, cánh đồng với những hàng thốt nốt mạnh mẽ, đẹp một cách sống động.

Hàng cây thốt nốt bên cánh đồng gần homestay tôi ở - Ảnh: NGUYỆT PHẠM

Nhắc tới An Giang, người ta nghĩ ngay tới Châu Đốc nổi danh với du lịch tâm linh, cả nước đều biết đến miếu Bà Chúa Xứ. Nhưng An Giang có nhiều hơn vậy.

Tôi có vài dịp đến An Giang, lần nào cũng cho tôi cảm xúc đẹp và mới lạ. Trở lại lần này vào mùa nước nổi, An Giang trong tôi mang một vẻ đẹp khác.

23 thg 10, 2024

Về Đồng Tháp ra đồng bắt cá, hái rau, ngắm mùa nước nổi

Đến hẹn lại lên, cứ đến mùa nước nổi khách lại tìm về Đồng Tháp bắt cá đồng, rau đồng (rau muống, hái bông súng, bông điên điển, rau dừa...), từ đó chế biến và thưởng thức các món ăn dân dã, giản dị mà đậm vị đồng quê.

Du khách trải nghiệm đi xuồng ngắm đồng nước nổi và xem đổ dớn bắt cả - Ảnh: TỐNG DOANH

22 thg 10, 2024

Thăm thành phố cây xanh Trà Vinh, điểm du lịch 'chữa lành' ở miền Tây

Với mật độ cây xanh che phủ khá dày, TP Trà Vinh (tỉnh Trà Vinh) được mệnh danh là thành phố xanh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây rất thích hợp đẩy mạnh phát triển và trở thành điểm đến du lịch "chữa lành".

Một góc tại TP Trà Vinh phủ đầy mảng xanh, phía dưới mảng xanh này là các tuyến đường với những hàng cây cổ thụ - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

16 thg 10, 2024

Trăm năm làng bột danh tiếng Sa Đéc

Truyền nối hơn trăm năm, nghề làng bột gạo danh tiếng Sa Đéc bên dòng sông Ngã Bát (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) nhận tin vui trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024.

Hủ tiếu bột gạo Sa Đéc nổi tiếng phơi nắng bên dòng sông Ngã Bát

Nghề thủ công từ đời ông cố bà sơ giúp người dân từ chỗ chỉ mong có cái ăn cái mặc, nay đã vươn lên khá giả, nuôi được con cháu ăn học thành tài kỹ sư, bác sĩ...

12 thg 10, 2024

Về Quảng Trị thưởng thức cà phê Khe Sanh bên cánh đồng điện gió

Quảng Trị chính thức đưa 'Khe Sanh coffee tour' vào hoạt động với nhiều trải nghiệm thú vị như tự tay thu hái, chế biến cà phê, săn mây ở cánh đồng điện gió và ngắm ngựa thồ C130 ở di tích sân bay Tà Cơn...

Du khách thưởng thức cà phê đặc sản Khe Sanh - Ảnh: HUY VÕ

12 thg 9, 2024

Đi xuyên đảo Côn Đảo ngắm rừng già, cây cổ thụ ở Bãi Dài

Côn Đảo không chỉ có biển xanh, cát trắng. Du khách còn có thể ngắm những cánh rừng già, nguyên sinh trên đảo.

Đường Tây Bắc, Côn Đảo cắt ngang mé của khu rừng già ở Bãi Dài, Côn Đảo - Ảnh: VQG

Không khí trong lành, mát mẻ, sạch sẽ ở Côn Đảo một phần là nhờ vào những cánh rừng già, rừng nguyên sinh được bảo tồn, gìn giữ từ lâu. Trong đó có khu rừng ở Bãi Dài nằm ở sườn phía tây của núi Thánh Giá.

3 thg 9, 2024

Nơi 'hợp long' tuyến đường sắt xuyên Đông Dương

Nằm khiêm tốn sát đường ray và quốc lộ 1 ở phía bắc đèo Cả (thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) có một tấm bia vừa phục dựng cách đây chưa lâu.

Thầy giáo Nguyễn Bảo Toàn, giáo viên dạy sử, đọc thông tin được khắc trên tấm bia phục dựng - Ảnh: DUY THANH

Bên cạnh đó là những tảng đá di tích, nơi khắc ghi ngày 2-9-1936 diễn ra lễ nối thanh ray cuối cùng của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.

Lịch sử có những sự trùng hợp ngẫu nhiên thật thú vị. Ngày 2-9-1945, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức được khai sinh. Đúng ngày tháng ấy trước đó 9 năm, một sự kiện cũng đi vào lịch sử ngành giao thông khi tuyến đường sắt xuyên Đông Dương (nay là đường sắt Thống Nhất Bắc - Nam) chính thức thông tuyến. Một tháng sau đó, đây cũng là nơi khánh thành tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.

10 thg 8, 2024

Nghề chi mà lạ dữ trời - Kỳ cuối: Võng tiền triệu từ vỏ cây ngô đồng

Ở cái thời mà vài chục ngàn đồng đã có thể sắm được một cái võng cột vắt vẻo hai đầu để nằm lắc lư giữa trưa hè, vẫn có một loại võng giá 5 - 10 triệu đồng được đan bằng sợi vỏ cây.

Thợ lớn tuổi ở Cù Lao Chàm được mời ra phố đi bộ Hội An trình diễn nghề đan võng ngô đồng cho khách du lịch

Đó là võng ngô đồng, được đan bằng sợi vỏ cây- sản phẩm độc đáo không chỉ bởi câu chuyện mà cả mức độ kỳ công của người đan võng.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 7: Leng keng tiếng kem dạo giữa phố phường

Trong khi những người đi xe máy còn phải chạy vội qua đường nắng nóng, ông bán kem dạo vẫn đều đều đạp từng vòng quay bánh xe chậm rãi.

Đồ nghề bán kem dạo giờ vẫn không thiếu được cái chuông leng keng như ngày xưa - Ảnh: MẠNH DŨNG

Trưa hè, TP.HCM nắng như đổ lửa. Người có việc đi lại cũng vội vã để nhanh chóng về nhà hoặc tìm đến chỗ có bóng mát. Ít ai để ý bóng người đi xe đạp với thùng kem lạnh đang lầm lũi trên đường cùng tiếng loa phát rè rè "ai kem đậu xanh, kem dừa, kem sầu riêng không?".

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 6: Cào lá thông khô... kiếm tiền

Dọc con đường từ thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) hướng về TP Nha Trang, du khách nếu để ý sẽ thấy những bóng người tay mang bao tay cào miệt mài gom lá thông khô trên những đồi dốc thoai thoải.

Ông Hoàng Văn Luyến gom lá thông vào bao - Ảnh: YẾN TRINH

Họ gọi đó là lá ngo, dùng để ủ liếp trồng dâu. Một nghề kiếm tiền kỳ lạ, vì có nhiều nhà vườn bỏ tiền mua.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 5: Người sửa đài radio cuối cùng ở đất cảng

Những địa chỉ sửa đài radio lâu năm ở Hà Nội mà chúng tôi tìm lại đã không còn, người sửa loại đồ cổ này ngày càng hiếm. Thế nhưng ở Hải Phòng lại có người thợ già quanh năm không hết việc.

Phòng sửa đài của ông Toàn như ngược dòng thời gian về thập niên 1970 - 1980 - Ảnh: VŨ TUẤN

14 tuổi mới được sờ tận tay vào chiếc bán dẫn, đến giờ gần 77 tuổi đời ông vẫn mày mò với những chiếc đài cũ kỹ.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 4: Vô gas hộp quẹt, sửa dù hỏng bên góc đường xưa, chợ cũ

Thời buổi hiện đại, những cái hột quẹt gas rẻ tiền, những cái dù có giá rẻ bèo và có thể mua mới ở bất kỳ đâu. Ấy vậy mà ở Huế vẫn có những người thợ nép mình bên góc đường xưa, chợ cũ để treo tấm biển sửa ô dù hỏng, vô gas hộp quẹt.

Ông Bậm có tiệm làm nghề vô gas bật lửa, sửa chìa khóa cạnh cầu Trường Tiền, Huế - Ảnh: NHẬT LINH

Họ vẫn lặng lẽ mưa sinh bằng cái nghề tưởng chừng lạ lẫm với người trẻ thời nay, nhưng từng một thời rất thịnh...

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 3: Những người bán trầu bên đường

Giữa thời hiện đại vẫn có những gánh trầu mỗi ngày túa đi khắp nơi với những tiếng rao như ngược dòng thời gian trở lại thời ông bà xa xưa.

Vợ chồng ông Hiếu thu mua gốc trầu tại xã Hòa Tiến - Ảnh: B.D.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 2: Ai tiền rách, tiền cũ đổi hông?

Thi thoảng đi trên đường, bắt gặp cảnh người chạy xe máy kèm tiếng rao "Ai tiền rách, tiền cũ đổi hông?" mà nghe ngồ ngộ. Giữa lòng thành phố tấp nập, họ miệt mài len lỏi giữa các ngõ hẻm với nghề tay trái này.

Anh Trần Lâm gắn bó nghề đổi tiền cũ rách khoảng chục năm nay - Ảnh: T.T.D.

Dù tiền cũ rách có thể đổi tại ngân hàng, một số người vẫn lựa chọn đổi bên ngoài, có lẽ do thuận tiện hơn. Ngoài đổi theo kiểu tình cờ gặp trên đường, người làm nghề này còn đến tận nhà người cần.

Nghề chi mà lạ rứa trời - Kỳ 1: Chuyện đời bên chiếc áo mưa rách

Vá áo mưa rách, hàn đồ nhựa, sửa viết hư, đổi tiền nát... Những nghề tưởng chỉ còn là ký ức khó quên của thời bao cấp nghèo khó nhưng vẫn đang lặng lẽ tồn tại.

Khách đến vá áo mưa chủ yếu là người lớn tuổi, sinh viên - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Nhiều người qua đường như không hề thấy họ, nhưng có người vẫn dừng lại: "Chị ơi, cho tôi vá lỗ rách áo mưa".