Hiển thị các bài đăng có nhãn người Khơ Mú. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Khơ Mú. Hiển thị tất cả bài đăng

7 thg 1, 2024

Về nơi quần cư của người Khơ Mú ở xứ sở 'vàng vui'

Cụm dân cư Huồi Máy thuộc bản Cắm Pọm là nơi quần cư người Khơ Mú duy nhất ở xã Cắm Muộn, huyện Quế Phong. Đây cũng là điểm xa xôi cách trở và khó khăn nhất về mọi mặt của địa bàn được mệnh danh là xứ sở "vàng vui".

Huồi Máy từng là một bản riêng biệt ở xứ "vàng vui" Cắm Muộn, huyện Quế Phong. Từ vài năm nay, cụm dân cư gồm 37 hộ dân, trong đó có 35 hộ người Khơ Mú được sáp nhập với bản Cắm Pọm. Cụm dân cư này cách bản chính và trung tâm xã khoảng 40 km. Ảnh: Đình Tuyên

12 thg 12, 2023

Độc đáo cây sáo 7 khúc của người Khơ Mú

Với 7 ống nứa dài ngắn khác nhau, những nghệ nhân người Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An tạo ra chiếc sáo độc đáo với âm thanh lạ tai, có tên gọi là pí tơm.

Ông Cụt Văn Bường, bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng, huyện Quế Phong được biết đến là người chơi pí tơm hay nhất xã và cũng khá hiếm hoi trong cộng đồng Khơ Mú ở mạn Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Tên gọi của nhạc cụ có nghĩa là cây sáo dùng đệm cho “tơm” - một điệu dân ca của người Khơ Mú. "Tơm" trong tiếng Khơ Mú cũng có nghĩa là "hát". Nhạc cụ này cũng có thể gọi là sáo tơm. 

Năm nay 71 tuổi, ông Cụt Văn Bường, bản Huồi Cam, xã Nậm Nhoóng (Quế Phong - Nghệ An) đã chơi sáo tơm khoảng 30 năm. Ảnh: Hữu Vi

1 thg 10, 2023

Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu

Lễ hội Mừng lúa mới là một nét đặc trưng văn hóa gắn với tín ngưỡng thờ thần trong đời sống tâm linh của dân tộc Khơ Mú ở Lai Châu.

Lễ hội Mừng lúa mới (Mạ Mạ Mê) của người Khơ Mú được tổ chức để tạ ơn ông, bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, mùa màng mới bội thu và cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc.

30 thg 1, 2020

Đồng bào Khơ Mú cầu mùa

Lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần, thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ và được lưu giữ từ đời này qua đời khác.

Nghi lễ mang đậm nét văn hóa truyền thống


Cũng như nhiều dân tộc anh em khác, đồng bào Khơ Mú quan niệm, vạn vật đều có linh hồn và các yếu tố thiên nhiên như: Trời, đất, nương rẫy đều có quan hệ mật thiết với đời sống và sản xuất của con người. Từ niềm tin vào các thế lực siêu nhiên như vậy, đồng bào Khơ Mú từ thuở sơ khai đã có nhiều nghi lễ thờ cúng thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ, như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác. 

Sau phần lễ, mọi người lại cùng nhau vui hội tưng bừng với những điệu múa, câu hát truyền thống. 

29 thg 9, 2019

Chuyện chiếc sừng trâu trong tục uống rượu cần của đồng bào vùng cao Nghệ An

Chiếc sừng trâu là điểm nhấn đặc biệt trong những cuộc rượu cần của người vùng cao. Nó vừa là thứ để đo lượng rượu và cũng để tính thời gian cho những cuộc thi về tửu lượng.
Bắt đầu cuộc vui bằng chiếc sừng trâu

Ở Nghệ An có 2 cộng đồng xem rượu cần là thứ không thể thiếu trong nhà, đó là cộng đồng người Thái và Khơ mú. Mỗi gia đình đều đặt một vài ché rượu trong nhà phòng khi có khách quý đến chơi, hoặc cần cho một số nghi lễ tâm linh.

Đi cùng với ché rượu là những ống hút gọi là “búa” hay “xe”, và đặc biệt không thể thiếu một chiếc sừng trâu. Chiếc sừng trâu thon nhỏ, gọn ghẽ luôn được nâng niu bởi một người lĩnh xướng cuộc rượu, thường là một chàng trai trẻ. Người Thái gọi chiếc sừng đựng rượu là “phoong”, còn người Khơ mú gọi là “huôi”. Chiếc sừng thường được đục một lỗ nhỏ ở đầu nhọn làm chỗ thoát nước, hệt như một cái phễu. 


Một cuộc vui quanh chum rượu cần của đồng bào người Thái Nghệ An. Ảnh: Hữu Vi 

19 thg 8, 2019

Người Khơ mú ở Nghệ An cúng hồn vía cầu bình an, may mắn

Cúng vía là sinh hoạt tâm linh lành mạnh với ý nghĩa cầu may mắn, mạnh khỏe. Người Khơ mú tổ chức cúng vía khi một ai đó trong nhà ốm lâu ngày không khỏi; người khỏe lại sau một trận ốm nặng; có người thân qua đời hay ai đó đi xa lâu ngày trở về... 

Một buổi lễ cúng vía của người Khơ mú ở Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ 

2 thg 3, 2019

Độc đáo sáo mũi Khơ Mú

Chị Quàng Thị Dua, (bản Púng Giắt 1, xã Mường Mươn, Mường Chà, Điện Biên) là một trong số ít nghệ nhân diễn tấu và chế tác được sáo mũi của người Khơ Mú. Không chỉ lưu giữ một di sản văn hóa quý báu của người Khơ Mú đang bị thất truyền, chị còn tích cực truyền dạy cho thế hệ trẻ. 

Nắm giữ di sản âm nhạc dân gian quý báu


Người Khơ Mú vốn gắn liền tập quán canh tác nương rẫy và cuộc sống sinh hoạt với thiên nhiên, đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vì thế mang đậm dấu ấn của núi rừng. Nhạc cụ truyền thống của đồng bào hầu hết được làm bằng tre, nứa và đều có nguồn gốc từ những vật dụng quen thuộc để sản xuất, sinh hoạt. Phụ nữ Khơ Mú không những chăm chỉ, tháo vát mà còn có khả năng đặc biệt trong thẩm âm, cảm thụ âm nhạc cũng như khéo léo chế tác và diễn tấu nhạc cụ tre nứa. Hầu hết phụ nữ ở bản Púng Giắt 1 đều biết sử dụng thành thạo các nhạc cụ tre, nứa như đao đao, tăng bu hoặc sáo và gìn giữ được làn điệu Tơm trong sinh hoạt văn hóa. Những di sản văn hóa dân gian đơn sơ, mộc mạc như chính cuộc sống của đồng bào, được đồng bào lưu truyền qua bao thế hệ. 

Chị Quàng Thị Dua diễn tấu sáo mũi . 

13 thg 12, 2018

Say đắm những vũ điệu của người Khơ Mú

Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.

Múa Ong eo (Vũ điệu Tẹ Viêr Guông)


Người Khơ Mú thường múa Ong eo hình trong những dịp lễ hội, lễ mừng cơm mới được tổ chức ngay sau khi vừa kết thúc vụ gặt. Ong eo của đồng bào Khơ Mú là điệu múa lắc hông, uốn lượn eo, được mô phỏng theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của người dân nơi đây như: Gặt lúa, bẻ ngô, hái rau, nhổ cỏ, đơm tép, giặt giũ. Điệu múa biểu tượng cho mối cộng cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, từng nhịp điệu đều liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng về tình yêu đôi lứa.

Khi múa Ong eo, người nam thường đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ, trong khi các cô gái với bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, nụ cười duyên dáng, nhịp gót nhún rộn ràng, uốn lượn lưng eo khiến người xem ngẩn ngơ say đắm.

21 thg 9, 2018

Độc đáo món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú

Măng là một nguyên liệu để chế biến thức ăn rất quen thuộc, tuy nhiên, có một món ăn từ măng khá độc đáo, ít người đã từng được ăn và biết đến là món măng trộn tro bếp của người Khơ Mú ở Kỳ Sơn.

Những ngày này người Khơ Mú ở xã vùng cao Bảo Thắng, Kỳ Sơn rủ nhau vào rừng hái măng luồng để chế biến món măng trộn tro bếp. Ảnh: Lữ Phú

6 thg 9, 2018

Tục cúng rẫy của người Khơ Mú

Cũng như các cộng đồng thiểu số khác ở miền núi Nghệ An, nguồn lương thực của người Khơ Mú chủ yếu là lúa rẫy. 

Cuộc sống ở rẫy của người vùng cao xứ Nghệ. Ảnh: Hữu Vi 

Cộng đồng Khơ Mú cư trú nhiều nhất ở huyện Kỳ Sơn và Tương Dương. Địa bàn cư trú của họ thường cao hơn người Thái và thấp hơn người Mông, vì vậy tập quán canh tác lúa rẫy cũng phụ thuộc vào đặc điểm địa lý.

20 thg 6, 2018

Xem người Khơ mú chế tác pí tơm

Nói đến nhạc cụ của đồng bào dân tộc Khơ mú không thể không nhắc tới pí tơm. Đây là một loại nhạc cụ khá độc đáo, được chế tác từ 1 cây nứa nhỏ. 

Anh Moong Văn Cương (SN 1965), trú tại bản Na Bè, xã Xá Lượng (Tương Dương) cho biết: Để có được một chiếc pí ưng ý thì việc chọn nứa là một trong những yếu tố rất quan trọng. Phải chọn những cây nứa già, có thớ nứa mỏng, nếu chọn nứa non khó làm và không để được lâu, còn thớ nứa dày thì âm thanh phát ra sẽ không hay. Ảnh: Đình Tuân 

12 thg 6, 2018

“Bảo bối” đuổi tà của thầy mo Khơ mú

Mỗi dân tộc ở miền Tây Nghệ An đều có một thầy mo để kết nối giữa thế giới con người và các bậc tổ tiên, thần linh. Để “đuổi tà”, thầy mo Khơ mú phải chuẩn bị cho mình rất nhiều thứ “kỳ lạ”. 

Cũng như các cộng đồng dân tộc khác, ở các bản làng người Khơ mú cũng có những thầy mo chuyên làm nhiệm vụ xua đuổi cái xấu và mang tới điều may mắn cho mọi người. Ảnh: Hồ Phương 

24 thg 5, 2018

Cuộc sống đơn sơ và bình yên ở bản “tột cùng” của người Khơ Mú

Bản Ca Da là nơi định cư của người Khơ Mú, nằm cách trung tâm xã Bảo Thắng (huyện Kỳ Sơn) chừng 7 km. Đây được xem là bản “tận cùng” của huyện biên viễn Kỳ Sơn.

Bản Ca Da (xã Bảo Thắng - Kỳ Sơn) nằm bên dòng khe Com với hơn 100 hộ và 490 nhân khẩu, là nơi định cư lâu đời của cộng đồng dân tộc Khơ Mú. Tuy chỉ cách trung tâm xã 7 km, nhưng phải mất gần 1 giờ đồng hồ mới vào tới bản, bởi con đường dốc và trơn trượt, gập ghềnh. Ảnh: Đào Thọ 

27 thg 1, 2018

Đao đao, nhạc cụ đơn sơ, độc đáo của người Khơ Mú

Ban đầu là một dụng cụ sản xuất, trải qua những biến cố thăng trầm của lịch sử người Khơ Mú đã biến ống nứa nhỏ thành loại nhạc cụ gần gũi, thân thuộc, làm phong phú đời sống tinh thần và làm giàu bản sắc văn hoá, âm nhạc của mình. 

Dấu ấn trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng núi phía Bắc


Đao đao (đao) hay thăm đao đao từ lâu luôn có mặt trong mọi sinh hoạt của người Khơ Mú và người Thái ở vùng núi phía Bắc. Được làm từ một ống nứa, nguyên liệu tự nhiên gần gũi và gắn bó thân thuộc với người Khơ Mú, đao đao vốn là 1 công cụ sản xuất vô cùng sáng tạo của người Khơ Mú.

Chính vì ngôi nhà truyền thống của người Khơ Mú là dạng nhà sàn, mái lợp cỏ gianh - loại thực vật sinh trưởng mạnh mẽ, che phủ tốt khi phơi khô và liên kết với nhau bằng tre, nứa và lạt. Đo gianh, chải gianh là công việc thường xuyên, gắn liền với việc làm nhà, bảo dưỡng mái nhà của đồng bào. Ống nứa nhỏ này được đồng bào sử dụng trong quá trình kết gianh làm mái nhà là một dụng cụ hữu dụng, kết tinh tri thức dân gian qua quá trình lao động lâu dài. 

Phụ nữ Khơ Mú độc tấu đao đao. 

26 thg 8, 2016

Mang thịt chuột đi hỏi vợ

Không chỉ là món khoái khẩu trong bữa cơm gia đình, thịt chuột còn là sính lễ trong khi đi hỏi cưới vợ của cộng đồng người Khơ Mú.

Săn chuột là công việc ưa thích từ thuở thiếu thời của người miền núi. Trong ảnh là một em bé ở xã Bảo Nam – Kỳ Sơn đang khoe “chiến lợi phẩm” 

Chẳng mấy ai ưa loài chuột gặm nhấm, nhất là với người miền núi, thường bị chúng phá lúa rẫy. Thế nhưng đối với người Khơ mú, thịt chuột lại không thể thiếu trong sính lễ cưới của nhà trai đến nhà gái hỏi vợ.

14 thg 8, 2016

Độc đáo món nhoọc ống nứa của người Khơ mú

Từ lâu nậm nhoọc đã trở thành món ăn truyền thống của đồng bào Khơ mú và người Thái ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, việc chế biến món ăn này trong ống nứa tạo nên sự độc đáo của riêng...

Nậm nhoọc là 1 món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Khơ mú. 

8 thg 8, 2016

Tinh xảo chiếc phươn mây của người Thái

Trong gia đình của đồng bào Thái, Khơ Mú ở các huyện miền Tây Nghệ An như Tương Dương, Kỳ Sơn, Quế Phong... không thể thiếu chiếc mâm. Chiếc mâm gọi theo tiếng Thái là 'phươn', nó dùng để ăn cơm là chủ yếu, ngoài ra mâm còn được dùng để bày các đồ vật, thức vật cúng tế tổ tiên.

Bằng đôi tay khéo léo, cùng với việc tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có, từ xa xưa, đồng bào Thái và Khơ Mú đã biết đan lên những chiếc mâm để gia đình sử dụng. 

6 thg 8, 2016

Kỳ lạ 5 bàn thờ và tục cúng tổ tiên lúc nửa đêm của người Khơ Mú

Người dân tộc Khơ Mú ở miền Tây Nghệ An có tới 5 bàn thờ tổ tiên, mỗi gian thờ chỉ là một gian bếp nhỏ, có treo một số dụng cụ sản xuất và nồi ninh xôi hàng ngày. Mỗi bàn thờ mang một ý nghĩa khác nhau.

Đây là gian thờ tổ tiên của đồng bào Khơ Mú vào ngày bình thường. Ngày thường, gian thờ này là gian bếp chỉ làm nhiệm vụ ninh xôi cho cả gia đình, không được nấu canh hay bất cứ thức ăn nào khác. 

6 thg 4, 2013

Ngày vui của người Khơ Mú

Khơ Mú là một trong những tộc người sinh sống lâu đời nhất ở vùng Tây Bắc. Do không có chữ viết nên tất cả những điệu múa, câu hát, những phong tục tập quán của người Khơ Mú truyền lại cho con cháu đều là truyền miệng. Tuy nhiên, người Khơ Mú lại được đánh giá là giữ được trọn vẹn nhất bản sắc dân tộc. 

Chiều ngày công tác thứ tư ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, anh Nguyễn Văn Quý - cán bộ văn phòng huyện nói với chúng tôi: “Sáng mai anh em mình vào bản người Khơ Mú nhé!. Anh để các em đợi vì phải vào đó đúng dịp ngày vui của họ thì mới thấy hết được đời sống tinh thần và văn hóa truyền thống của người Khơ Mú”. Vậy là dọc theo con đường lên Mù Cang Chải, cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ 6km, qua đồi Pú Lo, xã Loong Khoang 1, Loong Khoang 2, chúng tôi tới một quả đồi cao. Lấp ló đằng xa đã thấy những ngôi nhà sàn quây quần dưới thung lũng, được bao bọc bởi một màu xanh của thiên nhiên núi rừng. Đó chính là bản của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn.