31 thg 5, 2017

Làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê

Nếu nói về những sản phẩm vàng bạc tinh xảo, không ai là không nhớ tới làng nghề chế tác vàng bạc Châu Khê (xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), nơi khởi nguồn của những sản phẩm vàng bạc làm say lòng người. 

Các cụ cao niên trong làng cho biết, thôn Châu Khê có hơn 271 hộ dân thì đã có tới hơn 200 người theo học và làm nghề kim hoàn. Khoảng 50% số thợ trong làng được cấp chứng chỉ của Trung ương hội nghề Mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam, với tay nghề bậc 4/5. Nghề làm vàng bạc Châu Khê giờ rất phát triển, con cháu làng nghề Châu Khê đã mở rộng hoạt động sản xuất khắp đất nước, nhằm quảng bá về nghề truyền thống của quê hương mình. Một số hộ gia đình đã mở rộng quy mô, tích cực giới thiệu sản phẩm của làng nghề ra các vùng miền khác, góp phần gìn giữ vốn quý nghề cổ của làng. 

Xuyên kim để làm sạch sản phẩm nhẫn bạc. Ảnh: Trịnh Văn Bộ 

Làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa – Bình Minh

Trở về Vĩnh Long, ven dòng song Hậu có một làng nghề nổi tiếng với nghề làm tàu hũ ky đó là làng nghề Mỹ Hòa - Bình Minh. Đây là một nghề nổi tiếng lâu đời, tập trung đông ở những gia đình người Hoa.

Khi nhắc đến tàu hũ ky nhiều người mặc định đó là đồ chay, nhưng bây giờ thì nó không còn là nguyên liệu độc quyền dành riêng cho những người ăn chay nữa. Vì không chỉ là một món ăn giàu dinh dưỡng, tàu hũ ky còn đa dạng trong chế biến. Nào là tàu hũ miếng lớn, tàu hũ ky cọng khô, cọng non, tàu hũ ky ướp muối…

Làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa là dải đất nằm kẹp giữa sông Hậu và nhánh Cái Vồn, nay gần chân cầu Cần Thơ. Làng nghề Mỹ Hòa được hình thành từ thời anh em nhà Châu Phạch và Châu Sầm đến vùng đất này khởi nghiệp, bà con trong vùng thấy hay đến xin truyền nghề, dần dà số người làm tàu hũ ky đông lên thành hẳn một làng nghề. Tính đến nay, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hoà đã tồn tại trên 100 năm.

Làng nghề Miến dong Côn Minh – Hương rừng Bắc Kạn

Miến dong Nà Rì có hương vị đặc biệt là nhờ sử dụng nguyên liệu sạch, thuần khiết và được chế biến theo quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để làm ra loại miến thơm ngon này, người thợ phải chọn những củ dong riềng to, đều và ngon. 

Dong riềng – nông sản sạch Côn Minh 

Cây dong riềng có lịch sử phát triển khá lâu tại Côn Minh. Cách đây hơn 50 năm, người dân các thôn Lủng Vạng, Bản Lài đã trồng dong riềng để lấy củ ăn. Đến những năm 1985, một số hộ dân từ miền xuôi lên khai hoang đã trồng dong để nghiền lấy tinh bột, vận chuyển về xuôi bán. Trong xã, hộ này phổ biến cho hộ kia cách làm, ban đầu chỉ để ăn vào dịp Tết, sau có khách qua đường mua miến về xuôi làm quà. Nghề làm miến dong tại mảnh đất này bắt đầu hình thành từ đó.

Trước đây chỉ sản xuất nhỏ lẻ để phục vụ trong phạm vi gia đình. Ngày nay, quy trình sản xuất ngày càng chuyên nghiệp hóa với đủ loại máy móc hỗ trợ nên nghề làm miến dong đã trở thành một nghề giúp nhiều hộ xóa đói, giảm nghèo và làm giàu hiệu quả. Hiện xã Côn Minh có 12 cơ sở chuyên sản xuất miến, 20 xưởng vừa sản xuất tinh bột vừa làm miến, cho nên diện tích dong riềng hiện có tại xã trồng đều được tận dụng, thu mua tối đa. 

Dong riềng Côn Minh - nông sản sạch. 

Thăng trầm nghề làm ngói Quỳnh Sơn

Nằm ở phía Đông Bắc của huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn), xã Quỳnh Sơn từ lâu không chỉ nổi tiếng với những điểm di tích lịch sử, những ngôi nhà sàn đượm màu thời gian, mà còn nổi tiếng với nghề làm mái ngói âm dương (hay còn gọi là ngói máng), vật liệu không thể thiếu trong những ngôi nhà truyền thống của đồng bào Tày, Nùng nơi đây.

Niềm tự hào của quê hương

Từ rất lâu rồi, người dân Quỳnh Sơn luôn tự hào với nghề làm mái ngói âm dương của quê hương. Thứ ngói lợp làm cho ngôi nhà mát mẻ trong mùa hè, ấm áp trong mùa đông ấy đã được làm ở đây cũng hơn trăm năm. Người Quỳnh Sơn tạo nên ngói, nhưng cũng chính những viên ngói thô sơ mộc mạc kia đã tạo ra nghề truyền thống cho bà con, nên thương hiệu mái ngói Quỳnh Sơn nổi tiếng trong vùng.

Lò nung ngói âm dương. 

Làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm

Xã Vạn Điểm có khoảng 75% số hộ tham gia sản xuất nghề mộc. Doanh thu từ sản xuất kinh doanh nghề mộc hàng năm chiếm phân nửa tỷ trọng tổng doanh thu của xã. Nghề mộc ở Vạn Điểm đang lớn mạnh từng ngày.

Thương hiệu đã được khẳng định


Vạn Điểm thuộc huyện Thường Tín, nằm ở phía Nam Hà Nội, cách chừng 30 km. Đến Vạn Điểm, du khách sẽ được chứng kiến không khí sôi động, tấp nập của một làng nghề đang phát triển. Sản phẩm của người dân Vạn Điểm làm ra ngày càng đa dạng, từ sập gụ, tủ chè, bàn, ghế, giường, tủ, tranh gỗ, khay trà, gạt tàn thuốc lá, lục bình, tượng, tráp, bệ để ngà voi, chậu cảnh trang trí, vỏ đồng hồ… Mỗi sản phẩm đều mang nét riêng của hàng mộc Vạn Điểm, tạo nên một thương hiệu khó nhầm lẫn, thể hiện ở nét hình thưa thoáng, vẻ đẹp trang nhã, họa tiết, hoa văn cổ kính nhưng duyên dáng, ưa nhìn. Đặc biệt, sản phẩm được sản xuất nhiều nhất có lẽ là bàn ghế cao cấp, từ đầu làng đến cuối xã, từ trong xưởng đến ngoài sân chỗ nào cũng thấy bàn ghế cao cấp.

Đồ gỗ mỹ nghệ Vạn Điểm không chỉ tiêu thụ trong cả nước, mà còn đưa sang nhiều nước trên thế giới. 

Về Bến Tre làm kẹo dừa

Ai đã từng rong ruổi qua những kênh rạch, những thôn ấp bưng biền ở Đồng bằng sông Cửu Long đều không lạ gì những rặng dừa xanh chạy xa tít tắp. Điều đặc biệt, dừa hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày nhưng chỉ ở Bến Tre, dừa mới được chế biến thành kẹo và trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng. 

Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo 


Tương truyền, kẹo dừa Bến Tre ra đời từ khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, được làm bởi những người phụ nữ khéo tay đất Mỏ Cày. Điều này đã được dân gian lưu truyền qua câu ca: “Bến Tre dừa ngọt sông dài/ nơi chợ Mỏ Cày có kẹo nổi danh/ Kẹo Mỏ Cày vừa thơm vừa béo/ gái Mỏ Cày vừa khéo vừa ngoan”.

Nguyên liệu làm kẹo dừa đều là nguồn nguyên liệu sẵn có ở địa phương, trong đó không thể thiếu nước cốt dừa, mạch nha, đường. Mạch nha được làm từ thóc nếp loại ngon, hạtto, nở đều, đã có mầm hoặc mộng già. Mạch nha sau khi nấu lên màu vàng sậm, vị ngọt thanh, thơm ngon mùi nếp. nếm thử có vị ngọt thanh, đó là của gạo và mộng lúa chứ không ngọt đậm của đường. 

30 thg 5, 2017

Tết Đoan Ngọ và quan niệm tắm xả xui của dân Bình Định

Đến hẹn lại lên, cứ đến ngày mùng 5.5 âm lịch, người dân phố biển Quy Nhơn và các vùng biển khác của Bình Định lại ùn ùn kéo nhau ra biển.

Người già, người trẻ và cả những em bé nhỏ mới mấy tháng tuổi cũng được cha mẹ ẵm bồng ra biển với ước mong con mình được khoẻ mạnh và gặp nhiều may mắn.

Trưa 30.5, đúng giờ Ngọ (12 giờ trưa), hàng nghìn người dân địa phương lại đổ xô ra biển để... tắm. Theo quan niệm truyền thống của người dân nơi đây, tắm biển lúc giữa trưa ngày tết Đoan Ngọ sẽ rửa xả được hết mọi bệnh tật, xui xẻo trong một năm qua để lấy lại sức lực, may mắn cho một năm tới.

Hua Tát - cung đèo của gió

Đường vào Mộc Châu dốc núi liên tục khiến ta có cảm giác đâu đâu cũng là đèo, nhưng khi đến Hua Tát, đoạn rẽ ngã ba đường mới thấy thế nào là đèo núi thực sự. 


Quốc lộ 6 dẫn lối đến Sơn La, những con đường uốn lượn dưới ánh mặt trời dát vàng. Qua đèo Thung Khe, khung cảnh mỗi lúc một hùng vĩ. Đường đẹp nên xe chạy bon bon. Một chốc đến Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, rồi một chốc đến Mộc Châu.

Kỳ thú Núi Cấm: Lên đỉnh mây mù ngắm... cua

Trên đỉnh Núi Cấm (Tịnh Biên - An Giang) có loài cua rất đặc biệt. Đây là tài nguyên du lịch đặc sắc của ngọn núi được mệnh danh là "Nóc nhà xanh" vùng ĐBSCL. 

Với độ cao trên 700m so với mặt nước biển, Núi Cấm (Tịnh Biên – An Giang) được biết đến như địa điểm “không thể bỏ qua” của khách du lịch. Bởi nơi đây không chỉ có nhiều công trình văn hóa mang dậm dấu ấn tâm linh của thời cha ông mở đất, mà còn được thiên nhiên hào phóng ban tặng nhiều tài nguyên cho nền du lịch sinh thái.

Đó không chỉ là những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn tiếng lá non gọi gió, những hang động và nhất là hệ thống suối.

Suối ở Núi Cấm rất đa dạng, có khi chảy ngầm dưới các hốc đá, có khi nhẹ nhàng lan tỏa qua những tảng đá bên dưới hang động, có khi róc rách dưới cội rừng già... nhưng cũng có khi ầm ào thành suối.

Ngoài tên gọi đặc biệt như suối Thanh Long, suối Động Thủy Liêm..., suối ở Núi Cấm còn có nhiều đặc biệt khác, trong đó có điều đặc biệt hiếm nơi đâu có được: Là thủ phủ của loài cua.

Lên Cao Bằng ăn bánh cuốn canh

Cao Bằng có nhiều món ăn hấp dẫn người từ vùng khác đến. Đó là phở chua, phở vịt, phở thịt quay, bánh gai, kẹo lạc và phổ biến nhất, mà ai lên Cao Bằng cũng nhận được lời dặn: “Nhớ thử bánh cuốn Cao Bằng nhé”. 

Bánh cuốn canh theo kiểu trứng chần để trong bát nước dùng. Ảnh: P.V 

Tùy khẩu vị mỗi người. Nhưng thử để biết. Biết rồi sẽ nhớ.

Tu viện bỏ hoang đẹp như ở châu Âu giữa lòng Đà Lạt

Nhà nguyện dòng Franciscaines trên đường Hùng Vương đã bị bỏ hoang vài thập kỷ. Lớp bụi thời gian bao phủ trên những ô cửa kính vỡ vụn, hành lang u tối đầy cỏ dại. 

Không phải những con đường quanh co bên những rừng thông cao vút, không phải sắc màu rực rỡ của hàng nghìn loại hoa..., Đà Lạt quyến rũ tôi bởi lối kiến trúc tuyệt đẹp với những biệt thự, nhà thờ cổ kính. 

Nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam tại Đà Lạt

Ẩn mình giữa núi rừng xanh mướt, nhà máy thủy điện Ankroet hiện lên như một tòa lâu đài cổ kính thôi thúc bước chân khám phá của du khách. 

Theo cuốn Địa chí Đà Lạt, nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam được khởi công vào tháng 10/1942 và khánh thành vào năm 1945, chính thức phát điện năm 1946. 

Độc đáo nhà thờ họ Đỗ hơn 300 năm tuổi

Nhà thờ họ Đỗ là ngôi nhà thờ họ hiếm hoi được phép xây dựng theo kiến trúc như một đình làng. Trải qua thời gian, dòng họ Đỗ vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn kiến trúc cùng tất cả các hoành phi, câu đối, các hương án, ban thờ, bộ kiệu, vật dụng tế lễ từ xưa. 

Đình thứ 2 của làng
Theo ông Đỗ Quốc Hiến hậu duệ thứ 15 của họ Đỗ, người trông nom nhà thờ cho biết: “Nhà thờ họ Đỗ được xây dựng để thờ cụ tổ dòng họ là Đỗ Thế Giai, làm quan thời Lê - Trịnh. Cụ là 1 trong số rất ít người được phong Vương khi sống, khi mất được phong Thần. Khi còn sống, cụ đã được triều đình phong Vương, gọi là Đỗ Đại Vương, đến khi qua đời được tôn làm Thần, gọi là Thượng đẳng phúc thần”. 

Cổng vào nhà thờ họ Đỗ với mái lợp ngói cổ và lối đi lát gạch cổ kính 

Độc đáo lễ Bốc Mó của người Thổ

Lễ Bốc Mó hàng năm là lễ tục đặc biệt quan trọng của người Thổ, cầu cho mưa thuận, gió hòa, nguồn nước Mó tuôn chảy không ngừng, để phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt và cho việc tưới tiêu của nông dân.

Theo thầy mo Trương Thanh Hải, xóm Phượng, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, từ buổi khai sơn lập làng lập bản, trong tâm thức và tín ngưỡng của người Thổ, lễ Bốc Mó là lễ cúng đền khai thông mó nước. Để tổ chức lễ Bốc Mó, nhân dân chuẩn bị lễ vật chu đáo bao gồm: 1 cỗ xôi gà, bánh đầu chó, sừng trâu, bánh trôi, rượu cần…, đưa đến mó nước của làng (nhiều làng đồng bào thổ đã xây dựng Đền cúng Mó trang trọng linh thiêng), cắt cử người trông coi và thầy mo làm lễ cúng tế. 

Chuẩn bị lễ vật cho lễ cúng. 

28 thg 5, 2017

Tuồng cổ làng Thổ Hà

Không chỉ nổi tiếng bởi lối hát quan họ độc đáo, làng Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) là một trong số ít nơi còn giữ được nghệ thuật tuồng. Vào dịp hội làng (từ 20-22 tháng Giêng), các nhân vật tuồng còn là “điểm nhấn” trong nghi lễ rước với hơn hai mươi vai đóng thế được trang điểm khá cầu kỳ như: Tổng Cờ, Tổng Kiếm, Tam Đa, Tiên đồng, Ngọc nữ…

Không hề được đào tạo qua trường lớp, nhiều thế hệ người làng Thổ Hà cứ thế truyền nhau cách hóa trang, làn điệu, lối hát, diễn xuất để sân khấu tuồng dựng ở góc sân đình lại sáng đèn. Hàng loạt các vở diễn như "Triệu Đình Long cứu chúa"; "Đào Tam Xuân"; "Ngự đệ Kim Hùng", "Bá đao Diệm Thiên Hùng"… được diễn bởi những người yêu tuồng Thổ Hà để cả làng say sưa thưởng thức đến tận khuya.

Diễn tuồng đã khó, hóa trang nhân vật tuồng trong các tích cổ còn khó hơn. Diễn viên tuồng làng Thổ Hà ngoài khả năng ca xướng, vũ đạo, diễn xuất, còn phải biết vẽ mặt mình, khi thủ bất cứ vai nào. Nhờ những gương mặt được hoá trang, khán giả biết ngay tâm lý, tính cách, giai cấp xã hội của nhân vật khi vừa thấy diễn viên bước ra sân khấu. Diễn viên tuồng làng Thổ Hà thường hoá trang theo một số mẫu chung, vai “trung” mặt đỏ, râu dài; vai nịnh mặt rằn, râu ngắn; mặt trắng là người có diện mạo đẹp, tính cách trầm tĩnh; mặt đỏ là người trí dũng, chững chạc; mặt tròng xéo đen là tướng phản; hai bên thái dương có vết đỏ là người nóng nảy; mặt lưỡi cày là người đoản hậu, nhát gan...

27 thg 5, 2017

Độc đáo tập quán dựng nhà của người Chơ Ro

Bằng những nguyên liệu của thiên nhiên mà núi rừng ban tặng,với đôi bàn tay khéo léo, người Chơ Ro đã cất lên được những ngôi nhà sàn độc đáo mang bản sắc riêng. Việc dựng một ngôi nhà sàn đòi hỏi không ít thời gian và nhân công, đặc biệt là khâu chuẩn bị nguyên vật liệu. 

Tập quán dựng nhà của người Chơ Ro


Các loại gỗ rừng, để nguyên cây dùng làm cột nhà; các loại tre, nứa, lồ ô,..dùng đan vách và sàn nhà; Lá trung quân,cỏ tranh dùng để lợp mái,dây mây để buộc. Đặc biệt, về nguyên liệu gỗ làm cột nhà phải thẳng, không có các dây leo bám tren thân cây.

Theo quan niệm của người Chơ Ro, nếu chọn cây có dây leo bám xung quanh để làm cột nhà thì cuộc sống gia đình sẽ không thoải mái hay bị ràng buộc. Việc quan trọng trong tập quán dựng nhà của người Chơ Ro chính là phải chọn đất để xem hướng nhà. Đất được chọn thường là nơi gần suối, tiện cho việc sinh hoạt thường ngày của gia đình sau này. 

Săn chắc đậm đà cá bống An Khê

Thịt cá bống săn chắc, đậm đà hương vị, quyện với cơm gạo lúa mới dẻo thơm, ngon khó diễn tả thành lời. Khi thưởng thức, có người chợt hỏi: Chẳng biết hàng nghìn năm trước, các bậc tiền nhân đã ăn món cá bống kho tiêu chưa nhỉ? 

Cá bống vừa được đánh bắt 

An Khê là đầm nước nằm giữa xã Phổ Thạnh và Phổ Khánh (Đức Phổ, Quảng Ngãi), khá hoang sơ và thơ mộng.

Nguồn thủy sản trong đầm khá phong phú, cung cấp thực phẩm cho cư dân Sa Huỳnh cổ và giờ là nguồn dinh dưỡng quan trọng đối với người dân sinh sống ven bờ.

Cả làng không ai được gọi bố bao giờ

Dù là bố nuôi hay bố đẻ thì không một người con nào được phép gọi là bố, mà phải gọi chệch đi là cha hoặc ba. Chuyện lạ này không ở đâu xa mà ở ngay một ngôi làng nhỏ thuộc Hà Nội.

Một góc làng Triều Khúc 

Ấy là làng Triều Khúc, xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) gắn với một câu chuyện từ xa xưa đầy huyền thoại. Ngôi làng cổ ấy, vốn là nơi phát xuất điệu múa “con đĩ đánh Bồng” đầy cợt nhả nhưng cũng lại vô cùng nghiêm trang trong lời ăn tiếng nói.

26 thg 5, 2017

Sắc màu chợ phiên San Thàng

Là chợ phiên lớn nhất của tỉnh Lai Châu, chợ San Thàng là nơi mua bán, trao đổi sản vật của bà con các dân tộc Dao, Mông, Thái, Giáy, Lự... trong vùng. Không chỉ là nơi gặp gỡ, giao thương, phiên chợ San Thàng còn là địa điểm để bà con các dân tộc trong vùng gặp gỡ, giao lưu và trao gửi tâm tình.

Họp trên một khoảng đất khá rộng ngay bên suối San Thàng (xã San Thàng, Tp. Lai Châu), chợ phiên San Thàng họp vào ngày thứ Năm và chủ Nhật hằng tuần. Từ sáng sớm bà con các dân tộc Lự, Giáy, Mông, Giao, Thái... trong vùng tụ về chợ để mua bán, trao đổi hàng nông sản, các vật dụng sinh hoạt truyền thống đến tận giữa trưa.

Do ở xa, nhiều người phụ nữ dân tộc Mông ở các xã Tả Lèng, Hồ Thầu, Sin Suối Hồ phải đi từ sáng sớm vượt qua một quãng đường dài để mang nông sản xuống chợ trao đổi, mua bán. Ảnh: Việt Cường

Làng chài Cái Bèo

Ở quần đảo Cát Bà đã tồn tại một làng chài nhỏ, có di chỉ niên đại cách đây hàng nghìn năm, nay trở thành địa chỉ du lịch khá nổi tiếng, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Đó là làng chài Cái Bèo...

Làng chài Cái Bèo là nơi sinh sống của 300 hộ dân, hơn 600 nhân khẩu. Nhìn từ xa, vịnh Cái Bèo hiện ra thật đẹp với làn nước màu xanh lục, núi đá nhấp nhô hòa lẫn với màu trời trong xanh. Vẻ thơ mộng của thiên nhiên và cuộc sống nhộn nhịp của làng chài tạo nên một vẻ đẹp hiếm thấy. Trên mặt nước bồng bềnh, làng chài gồm nhiều nhà thuyền kết liền với nhau thành nhóm. Không chỉ có những con thuyền, trên vịnh Cái Bèo còn có những ngôi nhà nổi, kết lại san sát với nhau bằng những lồng bè nuôi cá. Từ nhà này có thể dễ dàng bước sang nhà kia trên một chiếc cầu nhỏ bắc ngang hay trên những thanh lồng.

Làng chài trên vịnh Cái Bèo đẹp như một bức tranh thủy mặc.

Ngược Tây Bắc ăn cá hấp lá vả

Người vùng cao Tây Bắc có cách chế biến cá khá độc đáo và đậm đà hương vị. Từ những cây lá trên rừng, trong vườn nhà, họ đã chế biến món cá hấp tuyệt ngon. Đặc biệt là món cá hấp lá vả. 

Cá ướp với các loại lá thơm và gia vị trước khi hấp - Ảnh: N.T.Lượng 

Bí quyết để người Tày vùng Tây Bắc chế biến món cá hấp chính là ở lá vả. Theo đó, họ dùng lá vả để gói cá rồi hấp cách thủy giúp món cá hấp vốn quen thuộc trở nên lạ miệng nhờ dư vị riêng có.

Bí ẩn Di sản Thành đá nhà Hồ

Với tuổi thơ tôi, ngôi cổ thành nằm giữa trập trùng đá núi huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) đã kỳ bí từ trong chuyện kể của bà để lại. Cho đến bây giờ, khi ngôi thành đá đồ sộ này được UNESCO công nhận là Di sản thế giới và được CNN đánh giá là "một trong 21 di sản nổi bật và vĩ đại nhất thế giới" vẫn ẩn chứa nhiều sự bí ẩn đối với các nhà khoa học.

Quê bà nội ở làng Tây Giai, thuộc xã Vĩnh Tiến nằm ngay sát Thành nhà Hồ nên mỗi khi theo bà về quê, tôi lại được lũ trẻ làng này rủ chơi đánh trận giả trên những hào thành. Thời đó, lũ trẻ chúng tôi chia làm hai phe, lấy trâu làm ngựa, lấy lau làm cờ, lấy cổng thành phía Tây làm gianh giới chiến trận. Phe ở ngoài công thành bằng dây thừng, phe trong thành bảo vệ bằng cách ném bùn, dội nước. 

Chùa Sư Muôn – di tích không thể bỏ qua ở Phú Quốc

Lưng tựa núi, mặt hướng ra biển, nương mình dưới tán cây bốn mùa lao xao tiếng lá non gọi gió, vì thế dù chưa đến trăm năm tuổi và tuy không có được nét cổ kính, khang trang như nhiều cổ tự ở đất liền, nhưng chùa Sư Muôn (Dương Tơ - Phú Quốc - Kiên Giang) luôn là điểm không thể bỏ qua với du khách đến Đảo Ngọc.

Cổng tam quan nằm ven tuyến lộ Dương Đông - Hàm Ninh

Tọa lạc trên triền núi Điện Tiên (ấp Suối Đá), còn giữ được cảnh quan rừng nguyên sinh, vì vậy tuy chỉ cách trung tâm thị trấn Dương Đông - thủ phủ của huyện Phú Quốc khoảng 5km, nhưng đến với chùa Sư Muôn, du khách dễ dàng có cảm giác như đến với thế giới khác lạ.

25 thg 5, 2017

Hội đua voi hồ Lắk

Hội đua voi được tổ chức tại hồ Lắk thuộc buôn Jun, thị trấn Liên Sơn (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

Tham dự Hội đua năm nay có 13 con voi và 26 nài voi ở các buôn trong huyện Lắk tham gia tranh tài ở hai nội dung chạy tốc độ 100m trên cạn và trên sông.

Sau những vòng đua gay cấn, quyết liệt, voi Kham Sen số 11 do nài voi Y Winh Êung điều khiển đoạt giải Nhất ở nội dung đua trên cạn. Ở nội dung đua voi dưới nước, voi số 13, do nài voi Kăm Făn và H’Dje điều khiển đã giành giải Nhất.

Hội đua voi ở huyện Lắk là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời ở Tây Nguyên, được tổ chức hai năm một lần vào dịp tháng Ba, nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Hiện nay toàn tỉnh Đắk Lắk có 32 cá thể voi, trong đó huyện Lắk có 16 con nên Hội đua được tổ chức nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển đàn voi ở Tây Nguyên.

Anh Đàng Năng Long (bên trái) dân tộc Ê Đê người hiện đang sở hữu 10 trong tổng số 24 cá thể voi nhà ở huyện Lắk cùng các thầy cúng làm Lễ cúng sức khoẻ cho voi trước ngày đua.

Chiều vàng trên mùa nước đổ Mang Mủ

Nằm trên một ngọn núi cao, Mang Mủ được coi là nơi đắc địa nhất có thể nhìn ngắm toàn cảnh Mù Cang Chải, Yên Bái bên dưới, đặc biệt mỗi khi hoàng hôn trải vàng xuống thị trấn mỗi khi mùa lúa chín hay mùa đổ nước.


Mang Mủ là địa danh bao gồm hai thôn Mang Mủ A và Mang Mủ B, thuộc xã Mồ Dề, trực thuộc huyện Mù Căng Chải, và cách trung tâm thị trấn chừng 7 km, theo hướng về đèo Khau Phạ. 

'Săn ảnh' bánh đa, thưởng thức đặc sản Thổ Hà

Nằm ven sông Cầu, làng Thổ Hà xưa nổi tiếng với nghề làm gốm giờ lại nổi danh khắp gần xa và khách lãng du với nghề làm bánh đa, đặc biệt bánh đa dừa đặc sản thơm lừng.

Bánh đa phơi tràn sân, che kín các mái nhà - Ảnh: Đ.Anh 

Chúng tôi gửi xe ở một ngôi nhà ven đường chính rồi đi bộ xuống bến phà. Gọi là bến phà nhưng thực chất hai bên bờ sông chỉ cách nhau vài mươi mét. Đứng bên này bờ đã thấy lòng rộn lên khi nhìn thấy hình ảnh cây đa bến nước quen thuộc đầu làng.

Lên chùa học chữ Khmer

Không chỉ là nơi tôn nghiêm thờ cúng đức Phật, những ngôi chùa Khmer Nam Bộ còn được ví như một trường học với những lớp dạy chữ Khmer. Đặc biệt 136 chùa Khmer ở tỉnh Trà Vinh vào dịp hè lại rộn ràng các lớp dạy chữ Khmer cho học sinh. 

Theo Đại đức Thạch Nhứt, Trụ trì chùa Xoài Xiêm mới (huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) thì truyền thống dạy chữ trong chùa Khmer có từ xưa. Hầu hết các chùa ở tỉnh Trà Vinh đều mở lớp dạy học. Người dân trong vùng đều có thể đến chùa học, không phân biệt tuổi tác, dân tộc và thường đông nhất là trẻ em tuổi từ 6 đến 7 tuổi.

Tham gia giảng dạy tại các chùa ở Trà Vinh chủ yếu là các nhà sư. Ngoài ra, nhiều Phật tử cũng tình nguyện tham gia việc dạy chữ ở chùa. “Tôi đã có hơn 30 năm dạy chữ Khmer cho con em các phum, sóc gần chùa. Ở chùa này chỉ có mở tới hết cấp 2, nên các em học sinh muốn học lên cao nữa thì sẽ đi qua học ở các chùa khác”, ông Thạch Ni, một tình nguyên viên đang dạy học ở chùa Mich (còn gọi chùa Tà Niếp, huyện Trà Cú) chia sẻ.

Việc dạy học ở chùa còn được xem là một việc làm phúc cho bản thân và gia đình nên dù không hề nhận bất kỳ một khoản thu nhập nào từ học trò hay nhà chùa, ông Thạch Ni vẫn cần mẫn đứng lớp suốt những năm qua. Chính thời gian học chữ trong chùa đã giúp các tăng sinh, học sinh viết và phát âm chuẩn tiếng Khmer của dân tộc mình. Ngoài ra, họ còn được học về Phật pháp, góp phần gìn giữ và phát triển chữ viết, tiếng nói, gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Những ngôi chùa của đồng bào Khmer được ví như một trường học nhằm giữ gìn ngôn ngữ, chữ viết và văn hóa trong cộng đồng dân tộc Khmer.

Vị ngọt từ những vụ chanh tứ quý

Với ưu điểm ít sâu bệnh, mọng nước và độ chua thanh, giống chanh tứ quý có năng suất cao, được nhiều hộ nông dân ở huyện Khoái Châu (Hưng Yên) lựa chọn trồng theo quy trình VietGap đang tạo ta những "vụ mùa ngọt", giúp phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương. 

Là một trong những người khởi đầu phong trào trồng chanh tứ quý từ năm 2012, anh Nguyễn Hữu Hà ở xã Tân Dân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cho biết, thông qua một vài người bạn, anh nhập giống chanh có nguồn gốc từ Úc và Mỹ về và thử nghiệm ghép thử trên cây bưởi. Với lượng ghép 175 cây, số tiền đầu tư ban đầu chỉ có 15 triệu vào năm 2012, chỉ đến đầu năm 2013 anh thu hoạch được 1,8 tấn quả và đạt doanh thu 30 triệu.

Khác với giống chanh thường từ lúc trồng đến lúc thu hoạch phải mất 15 tháng và chỉ thu được từ 10-20kg/đợt/cây vào tháng 7 và tháng 8 thì giống chanh tứ quý chỉ mất 3-5 tháng là có thể thu hoạch quả liên tục từ tháng 2 đến tháng 6. Với đặc điểm mọng nước và độ chua thanh, chanh tứ quý không chỉ được dùng làm chanh gia vị trong những bữa ăn mà còn được dùng làm nước sốt, nước ép, rượu chanh…

Khi cây trồng ra vườn lớn được 25-30 ngày, người nông dân sẽ rắc vào mỗi gốc cây 1 lạng bột đỗ tương, có tác dụng thay thế một số phân bón hóa học, giúp tăng sức đề kháng sâu bệnh cho cây..

Ẩm thực trên núi Tây Thiên

Thật thú vị biết mấy khi leo bộ theo con đường mòn lên đỉnh núi Tây Thiên, Vĩnh Phúc để vãn cảnh và dừng lại đâu đó dọc đường thưởng thức những món ăn đậm đà dư vị của núi rừng. 

Khám phá Tây Thiên, bạn sẽ cảm nhận được bao điều thú vị, từ phong cảnh hoang sơ, trong lành và thoáng mát đến những ngôi đền cổ thấp thoáng trong rừng xanh. Trong hành trình ấy, bạn có thể dừng chân ở một quán nhỏ, thưởng thức những món ăn dân dã được chế biến từ những sản vật của người dân địa phương. 

Gà nướng than hồng làm nức lòng du khách mọi miền khi đến Tây Thiên. 

Làng nghề bún “tiến Vua” Mạch Tràng

Làng bún Mạch Tràng (xã Cổ Loa, huyện Ðông Anh, Hà Nội) có lịch sử hơn hai nghìn năm, gắn với câu chuyện về lễ sêu (lễ dạm hỏi) công chúa Mỵ Châu. "Bún tiến vua" là tên gọi người dân nơi đây dành cho món ăn bình dị này.

Nét riêng của làng nghề

Ở làng Mạch Tràng có những gia đình mấy đời sống bằng nghề làm bún. Bí quyết của nghề cũng theo đó mà sống mãi với thời gian.

Bún Mạch Tràng không trắng ngần, sáng bóng như bún Phú Ðô, không có màu sắc bắt mắt như bún Song Thần mà có mầu trắng ngà, nhưng nếu ai đã có dịp thưởng thức thì khó có thể quên mùi vị của những sợi bún quê, cũng như cảm nhận về độ “dai” của sợi bún Mạch Tràng.

Sở dĩ bún Mạch Tràng giữ được cho mình bản sắc riêng ấy là bởi xuất phát từ công nghệ, từ sự đúc rút kinh nghiệm, từ “tinh hoa” của làng nghề. Theo các nghệ nhân của làng bún, mầu trắng ngà của bún Mạch Tràng được hình thành trong quá trình ngâm, ủ, lên men của bột. Phải qua nhiều lần ngâm bột, chắt được nước...đến khi thấy bột trắng mới thôi.

Bún Mạch Tràng - đặc sản tiến Vua.

Phan Kế Bính với sự nghiệp báo chí

Phan Kế Bính là một trong số nhà nho ở giai đoạn này có những công trình biên khảo vững vàng, dày dặn hơn cả; nhưng về sáng tác, ngòi bút của ông cho thấy sở đoản và những giới hạn không thế vượt qua của cả thế hệ.

Trong mọi lĩnh vực ông tham gia: biên kháo, sáng tác, ngòi bút Phan Kế Bính đều mang lại những đóng góp lớn cho sự phát triển quốc văn, từ phương diện xây dựng lối diễn đạt, đến việc cung cấp những chất liệu cụ thế cho việc xây dựng một tinh thần riêng cho văn hóa, văn học Việt Nam khi ở vào thế đối diện với sức mạnh của văn hóa phương Tây (Pháp) thống trị.

Xóm Ải - Nơi lưu giữ ký ức bản Mường

Xóm Ải (xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) có trên 80 nóc nhà sàn nằm ven các sườn đồi trong thung lũng Mường Bi rộng lớn. Người dân xóm Ải nồng hậu, mến khách luôn chờ đón những du khách đến thăm quê hương mình để giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh đẹp đất Mường cổ này.

Đất Mường cổ


Đi qua cây cầu nhỏ bắc ngang dòng suối Ải là tới xóm Ải. Bao quanh là những đồi bát úp, phía trước là những thửa ruộng bậc thang trồng lúa nước, phía sau là các triền đồi thấp, những ngôi nhà sàn truyền thống của người Mường thấp thoáng sau những rặng tre, tán cây ăn quả. Khi nói về quê hương bản quán của mình, ông Bùi Văn Dựng, trưởng xóm Ải không giấu nổi niềm tự hào. Ông bảo, trong bốn vùng Mường rộng lớn xưa: Bi, Vang, Thàng, Động thì Mường Bi là vùng đứng đầu tiên, được coi là quê hương của nhiều ngành Mường ở Việt Nam, thậm chí coi như đất tổ, lấy văn hóa Mường Bi như là chuẩn mực để so sánh và làm theo.

Giới thiệu món ăn đặc trưng tới du khách.

21 thg 5, 2017

Vườn dâu sai trái trĩu cành ở Đồng Nai

Những vườn dâu với trái chi chít bao bọc khắp thân và cành cây của vùng miệt vườn Đồng Nai khiến người nhìn phải ồ lên trầm trồ thích thú. 

Đã mắt với vẻ đẹp trĩu cành của vườn dâu ở vùng miệt vườn Đồng Nai

Những ngày này, các nhà vườn ở xã Tam An, Lộc An, An Phước (H.Long Thành), Long Tân, Phú Hội (H.Nhơn Trạch) của tỉnh Đồng Nai, đang bước vào mùa thu hoạch trái dâu. Trước đây, các hộ dân chỉ trồng một vài cây để lấy bóng mát và trái để ăn chơi. 

Những năm gần đây, dâu bán được giá nên nhiều hộ đã trồng với diện tích lớn để kinh doanh. Những vườn dâu với trái dày đặc bao bọc từ gốc lên cành tạo thành từng chùm dài buông xoã xuống như bức rèm khiến người nhìn phải trầm trồ thích thú.

18 thg 5, 2017

Lập lòe đom đóm bay đêm

1.
Nếu thuở nhỏ bạn đã từng sống ở thôn quê thì ắt hẳn là bạn đã từng có những đêm ngồi ngắm từng đàn đom đóm lập lòe bay, mơ những giấc mơ đom đóm. Chắc là bạn cũng từng bắt đom đóm bỏ vô chai để nhìn nó nhấp nháy, nhớ đến câu chuyện kể ngày xưa: học trò nghèo nhà không có tiền mua dầu thắp đèn, nên bắt đom đóm bỏ vô chai để lấy ánh sáng học suốt đêm khuya.



Vùng cao Phước Bình, nơi dừng chân cho người thích khám phá

Vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận từ lâu là điểm dừng chân lý tưởng của những kẻ lữ hành thích khám phá, trải nghiệm những vùng đất còn hoang sơ, tự nhiên.

Vườn Quốc gia Phước Bình thuộc địa phân xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận, nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng chừng 70 km theo hướng tây bắc. Để đến được đây, du khách di chuyển theo hướng quốc lộ 27 đi Ninh Sơn khoảng 36 km, rẽ phải sang quốc lộ 27B khoảng 1 km, sau đó rẽ trái sang đường DT656 rồi đi thẳng theo biển hướng dẫn.

Trên đường đi, du khách sẽ được "thiết đãi" vô vàn cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp: núi rừng hùng vĩ, trùng điệp chạy dài bất tận, những làng mạc của người dân tộc, những nương rẫy xanh trong...

Khung cảnh thư giãn lý tưởng cho du khách. 

Đến Huế, ăn cơm hến đúng điệu ở cồn Hến

Cơm hến chỉ là cơm ăn với hến, nghe qua thì đơn giản nhưng món ăn đó phải được đào luyện qua một quá trình chuẩn bị, chế biến rất cầu kỳ, tỉ mẩn. 

Đến Huế mà không ăn cơm hến thì là một cái hỏng. Ăn cơm hến ở Huế mà không ăn ở cồn Hến thì lại là một cái hỏng nữa. Cho dù có ăn hàng chục món khác, kể cả mang danh cung đình, mà không có cơm hến thì chuyến đi Huế đó cũng coi là hỏng bét.


Về làng Sen thăm mái nhà tranh quê Bác

Ngôi làng mang tên Làng Sen vì luôn ngát hương sen, là quê hương của Bác Hồ kính yêu, người con ưu tú của dân tộc.

Quang cảnh quần thể khu di tích Kim Liên ở Làng Sen.

Trong xanh bãi Sao Phú Quốc

Nằm ở phía Nam đảo ngọc Phú Quốc (Kiên Giang), bãi Sao được biết đến là một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam bởi luôn lặng sóng và nước biển trong xanh quanh năm.

Cái tên Bãi Sao do người dân sinh sống trên đảo đặt cho vì trước kia, mỗi khi ánh hoàng hôn buông xuống thì có hàng ngàn con sao biển xuất hiện. Trong không khí sáng sớm trong lành, mát dịu, dạo bước trên cát trắng, ngắm tia nắng sớm rọi xuống biển trong, lắng nghe âm thanh lao xao sóng vỗ, hít hà hương vị biển mặn mòi, một cảm giác bình yên đến lạ kỳ mà du khách có thể cảm nhận được.

Bãi Sao hội tụ trọn vẹn những tiêu chí về một bãi tắm đẹp, làn nước xanh mát, trong vắt, bãi tắm dài miên man, thoải đều và độ dốc vừa phải, bãi cát trắng xốp, mịn màng hiếm thấy. Sáng sớm, khi thủy triều xuống, mặt nước êm đềm phẳng lặng, bãi biển lộ ra những roi cát to dài trắng mượt như bơ, cũng là lúc mà mọi hoạt động trên biển trở nên nhộn nhịp nhất.

Dịch vụ thể thao trên nước ở đây khá phong phú, môtô nước tự lái, chèo thuyền kayak, thuyền chuối, ván lướt theo thuyền là những thứ du khách có thể dễ dàng tìm thấy. Dưới hàng dừa xanh in mình trên cát, du khách có thể chọn cho mình những món hải hản tươi ngon ưa thích, hay nhâm nhi ly nước mát cùng nắng vàng và gió biển.

Bãi Sao có những rặng dừa nghiêng mình ra biển tạo nên một không gian nguyên sơ. Ảnh: Bá Ngọc

Trong thế giới nham thạch ngủ vùi ở Hang Câu - Lý Sơn

Hang Câu là một điểm du lịch độc đáo cho những ai đến Lý Sơn (Quảng Ngãi). Bao quanh Hang Câu là cảnh thiên nhiên hùng vĩ giữa một bên là biển, một bên là núi. 

Ánh sáng sấp ngửa trên triền đá - Ảnh: Trần Mai 

Trải qua hàng triệu năm thay đổi của nền địa chất và rất nhiều đợt phun trào của núi lửa để tạo nên một cảnh sắc mê hồn mà ngày nay chúng ta chiêm ngưỡng.

Sự bào mòn của sóng biển qua nhiều năm, ăn sâu vào lòng núi tạo thành một tác phẩm nham thạch tuyệt vời với nhiều rãnh đá như con mương giữa lòng núi.

Ngày xưa Con kênh xanh xanh

“Xe chạy lướt qua những bụi chuối mọc sát ven kênh, đủ để ký ức xa mờ quay về trong câu hát đã ghi dấu ấn sâu đậm của một thời: “Thuyền ai lướt qua hàng chuối với bờ kênh/ Thuyền ai lướt qua bông lúa thướt tha”...

Vương Minh Thu - Tác giả bài viết

Trong một ghi chép viết cách đây không lâu, mình có nhắc đến cảm xúc âm nhạc khi nghe các bản ghi âm trước 75 được trình bày bởi các danh ca và với cách hòa âm phối khí khác biệt rõ rệt với giai đoạn sau này. Đó là giọng ca trong vút của Hà Thanh không phai mờ với bản “Chiều mưa biên giới”, hay “tiếng hát nồng nàn tình ái của Khánh Ly” trong tuyệt phẩm Sơn Ca 7 đi vào và ở lại trong tim những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn.

Cảm xúc âm nhạc thường gắn liền với kỷ niệm. Những “lũ kỷ niệm trước sau” ấy có thể riêng tư và khác nhau ở từng người, nhưng cũng gắn kết một thế hệ bởi hoài niệm chung về một không gian và thời gian đã sống qua… Và điều tạo ra cảm xúc âm nhạc phải chăng là thanh âm? Bởi khi nói đến ghi âm và hòa âm là nói đến khoa học. Cùng với thời gian, công nghệ ghi âm - hòa âm có những bước tiến vượt bậc không ngừng. Chỉ có thanh âm mới lưu dấu cái không khí và văn hóa vào thời điểm thu âm, khi người ca sĩ ngân nga những nốt nhạc như một biểu đạt sự cảm thụ cá nhân về cái hồn của bài hát.

Người thủ lĩnh Bình Xuyên đi theo cách mạng

Bình Xuyên là một tổ chức quy tụ những tay giang hồ hảo hớn ở đất Sài Gòn, có trang bị vũ khí. Người khai sinh ra tổ chức Bình Xuyên là Dương Văn Dương (thường gọi Ba Dương), quê ở Bến Tre.

Ông từng một thời gian dài là tay giang hồ lừng danh nhất đất Sài Gòn, tất cả các băng đảng khác phải nể phục. Nếu không có Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2.9.1945 khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, có lẽ cuộc đời Ba Dương và tổ chức Bình Xuyên cũng chỉ dừng lại ở “giang hồ nghĩa hiệp”. Cách mạng đã chắp cho Ba Dương và Bình Xuyên đôi cánh, giúp họ biết chiến đấu và hy sinh cho độc lập, tự do của đất nước, dân tộc.

Giang hồ hảo hớn đất Sài Gòn

Dương Văn Dương sinh năm 1900, trong một gia đình nghèo ở tỉnh Bến Tre. Mồ côi cha từ nhỏ, Ba Dương theo mẹ bỏ xứ đi kiếm sống khắp nơi, cuối cùng trụ lại ở khu vực cầu Rạch Đỉa, làng Tân Quy, huyện Nhà Bè (nay là quận 7, TPHCM). Nhà nghèo, Ba Dương học hết tiểu học thì nghỉ, làm đủ thứ nghề để mưu sinh. Ông đã từng lăn lộn khắp nơi, từ Nhà Bè qua Cần Giuộc, đến Cần Đước, xuống tận Gò Công, qua Chợ Gạo, Bến Tre... chăn vịt chạy đồng mướn.

Di ảnh Dương Văn Dương

Lai Xá - làng chụp ảnh đầu tiên ở Việt Nam mở bảo tàng

Lần đầu tiên ở Việt Nam, người dân một thôn làng tự nguyện quyên góp tiền để xây dựng bảo tàng nhiếp ảnh.


Để lưu giữ những nét truyền thống của nghề nhiếp ảnh từ hàng trăm năm nay, người dân làng Lai Xá (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã cùng nhau góp tiền xây dựng Bảo tàng Nhiếp ảnh Lai Xá.

Bảo tàng sẽ được khánh thành ngày 15-5 (tức 20-4 âm lịch, ngày giỗ cụ Khánh Ký - người được dân làng tôn là cụ tổ của nghề nhiếp ảnh làng Lai Xá).

15 thg 5, 2017

Bửu Lâm cổ tự ở Tiền Giang

Khách du lịch đến Mỹ Tho thường được tham quan chùa Vĩnh Tràng, với lời giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang. Thật vậy, Vĩnh Tràng là ngôi chùa xây đã lâu năm và có kiến trúc độc đáo, khung cảnh xung quanh đẹp, rất đáng để tham quan. Nhưng nếu gọi là ngôi chùa cổ nhất thì không phải.

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng năm 1849, kiến trúc như hiện tại được thực hiện xong năm 1911. Trong khi đó ngôi chùa Bửu Lâm được xây dựng và kiến trúc cơ bản như hiện nay có từ năm 1803. Bửu Lâm cổ tự được xem là ngôi chùa cổ nhất Tiền Giang.

Cổng chùa

Lên Điện Biên xem người Mông bắc thang hái chè cổ thụ

Chè Shan tuyết cổ thụ còn được mệnh danh là cây “bất tử” của đồng bào Mông huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa được xem là quê hương của chè Shan tuyết cổ thụ. Hiện toàn xã có hơn 2.000 cây, được bà con trồng và bảo vệ quanh nhà.

Về làng "cách biển nửa ngày sông"

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông”. Đó là xã cù lao Bình Dương (Bình Sơn), mảnh đất rất đỗi yên bình, đến giờ vẫn giữ được cho riêng mình nét thuần phát, mộc mạc... khiến du khách có cảm giác như đang “sống chậm lại” khi dừng chân chốn này.

Cuộc sống ở Bình Dương không ồn ào, huyên náo, con người Bình Dương sống bình dị và thảnh thơi. Bởi vậy, khi vừa đặt chân đến mảnh đất rộng chỉ 9 km2 nằm sát sông Trà Bồng này, du khách sẽ được tận hưởng một không khí khác hẳn với sự ầm uất, ồn ã của thị trấn Châu Ổ, dù mảnh đất cù lao này chỉ cách thị trấn chưa đầy 5km.

Vùng đất "cách biển nửa ngày sông" vẫn giữ nguyên nét mộc mạc, thanh bình trước những thăng trầm của thời gian. 

Ghé thăm tượng Phật ngồi ấn tượng nhất Bạc Liêu

Chùa SereyVongsa nằm sát bên dòng kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau gây ấn tượng khách thập phương với bức tượng Phật ngồi đẹp mắt.

Chùa SereyVongsa (còn gọi là chùa Hòa Bình mới) là một ngôi chùa Khmer tọa lạc cạnh quốc lộ 1A (mặt tiền) và kênh xáng Bạc Liêu – Cà Mau (mặt hậu) thuộc thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Chùa được xây dựng khoảng năm 1950, có những nét kiến trúc độc đáo với cột bảo tháp cao, chánh điện trang trí những họa tiết, hình ảnh đặc trưng tín ngưỡng của dân tộc, văn hóa Khmer. 

Cổng chính vào chùa SereyVongsa nhìn từ quốc lộ 1A. 

Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi!

Thành nhà Mạc (Tuyên Quang) đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế song vẫn xứng đáng là một pho sử kỳ vĩ, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”.

Đổi hơn 400 năm cổ lấy cái “lò gạch”
Gạch rêu ố, chỗ đỏ au, tường thành nứt toác, cây dại phong kín, những chùm thân rễ si cổ thụ uốn lượn như mãng xà. Người Tuyên Quang có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó. Nay, bỗng dưng, hai cái cổng cũ của thành Tuyên Quang bị “gọt bỏ rêu phong”, đắp điếm gạch mới và bêtông sắt thép vào, đỏ son, mới tinh. Nhiều người yêu lịch sử, văn hoá, kiến trúc bày tỏ quan điểm rõ ràng: Việc “khoác tấm áo mới” cho cổ thành hôm nay đã khiến toà thành từng là “pháo đài thép” bên bờ sông Lô kia đã... “thất thủ” vĩnh viễn. Nó thất thủ sau ngót nửa thiên niên kỷ trụ vững trước bao nhiêu là binh lửa, giặc giã, mưa dập gió vùi.

Thành nhà Mạc trước khi trùng tu

14 thg 5, 2017

Độc đáo nghề chăn ong "du mục" vùng núi cao

Chăn ong “du mục” đang trở thành một nghề độc đáo, lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào vùng cao. Nhiều thợ nuôi ong chuyên nghiệp đã biết tận dụng nguồn mật tự nhiên để chăn ong.

Việc chăn ong “du mục” cũng đòi hỏi người nuôi ong phải có tay nghề và lòng kiên nhẫn, bởi thành quả nhận lại chính là sản phẩm thu được từ mật và phấn hoa.

Hiện nay, trên khắp các triền đồi của tỉnh Cao Bằng đâu đâu cũng có hoa rừng, các thùng ong của các thợ chăn ong lại được xếp theo từng hàng, rất thuận tiện cho đàn ong bay ra bay vào.

Khám phá nghề chăn ong "du mục"

Cứ vào mùa này, trên khắp các triền núi của tỉnh Cao Bằng, đâu đâu cũng có hoa rừng, báo hiệu cho một mùa mật ong lại về. Và đây cũng chính là thời điểm đàn ong phát triển nhất, chúng đua nhau bay đi tìm mật, tha phấn hoa về tổ.

Ở vùng cao, chăn ong “du mục” mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Độc đáo tục làm nhà cho người chết

Trong quan niệm của người Thái (huyện Mai Châu, Hòa Bình) thì người chết chỉ là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia.

Vậy nên, người chết cũng phải được chia của cải, tiền bạc và dựng nhà để tiếp tục “sống”. Bao đời nay, nét văn hóa đặc biệt ấy của người Thái được duy trì như một thứ tài sản vô giá.

Cả làng ủng hộ vật chất và tinh thần cho gia đình người quá cố

Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một quan niệm, nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Đối với đồng bào dân tộc Thái, khi người ta chết đi tức là sẽ tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia.

Khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, việc quan trọng bậc nhất phải làm nhà mồ giống hệt như nhà khi còn sống. Với họ, dù chết đi thì vẫn phải được đối xử công bằng. Có làm như vậy mới thể hiện sự thành kính, người sống sẽ được phù hộ, gia đình làm ăn phát đạt.

Bí ẩn hàng trăm ngôi mộ cổ ở núi A Mang

Hàng trăm ngôi mộ cổ nằm lẩn khuất trong những lùm cây dại ở phía Nam triền núi A Mang thuộc địa phận thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Ngoại trừ một vài lần lãnh đạo Bảo tàng Phú Yên cử chuyên viên tiếp cận thực địa cách đây hơn chục năm, cho đến nay chưa có một cuộc khảo sát quy mô để kiểm đếm, thống kê chi tiết và đưa ra những luận cứ khoa học lịch sử minh chứng nguồn gốc, nên nhiều bí ẩn về những ngôi mộ cổ đó cần được các nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hóa - lịch sử giải mã.

1. Sau nửa giờ thưởng thức vị đắng cà phê trong quán bình dân ở góc phố thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An giữa buổi sáng tháng 5-2017, ông chủ quán đã chỉ dẫn tôi rời quốc lộ 1A đi về hướng Đông, non cây số là đến cầu Lò Gốm bắc qua cửa sông Hà Yến nối liền hữu ngạn hạ lưu sông Cái.

Phóng viên Chuyên đề CSTC dò tìm mộ cổ lẩn khuất bên trong những bụi cây dại trên triền núi A Mang.

Bí ẩn làng nghề "rèn dao bằng mắt" nơi miền sơn cước

Những ngôi nhà nằm sát dưới chân núi của xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đều là các lò rèn. Hàng trăm năm nay, các ngôi nhà này đang giữ một bí kíp độc đáo về nghề rèn, hiếm nơi nào có được. Bởi các nghệ nhân phải luyện đôi mắt đến độ tinh thông mới cho ra được những sản phẩm bền, đẹp. Để khám phá kỹ thuật rèn dao, búa… của đồng bào dân tộc nơi đây, chúng tôi đã tìm gặp các cụ cao niên ở trong làng. 

Khám phá làng rèn Phúc Sen

Trong chuyến đi công tác về các huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, chúng tôi tình cờ được người dân giới thiệu về kỹ thuật rèn dao, búa… gia truyền của đồng bào dân tộc Nùng An.

Vượt chặng đường chừng 30km, theo quốc lộ 3 hướng đi cửa khẩu Tà Lùng, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến các làng rèn của xã Phúc Sen. Khi đến nơi, điều ngạc nhiên chính là những âm thanh dồn dập được phát ra từ các lò rèn. Để thỏa chí tò mò, chúng tôi đã tạt vào một lò rèn nằm ở ven đường tìm hiểu.

Khi hỏi chuyện chúng tôi mới biết lò rèn này là của gia đình ông Lương Văn Pờ (56 tuổi), vợ là bà Lương Thị Thìn (53 tuổi), đều là người Nùng An. Theo ông Pờ, làng Tình Đông có 21 hộ dân, chỉ có một hộ là không làm nghề rèn. Do người dân không có ruộng nên bà con chỉ dựa vào nghề rèn để mưu sinh.

Ông Lương Văn Pờ kể chuyện rèn dao, búa bằng mắt cùng phóng viên.

13 thg 5, 2017

Vượt nắng gió chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi

Chúng tôi đến với Hà Giang vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Xách ba lô lên và đi, 2 người chúng tôi đã có được những trải nghiệm lần đầu đầy mới mẻ khi chinh phục đỉnh "9 tầng thang". 

Từ xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, bạn hãy hỏi đường để đến với huyện Hoàng Su Phì (cách Tân Quang 66 km). Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402 m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh, là ngọn núi cao thứ hai của Hà Giang. 

Khách hái đào chín, dâu tây đỏ tại vườn ở Sa Pa

Sa Pa đang vào mùa đào và dâu tây chín mọng nên du khách có nhu cầu trải nghiệm tự hái tại vườn có thể xin phép người dân.

Mỗi dịp tháng 5, Sa Pa lại bước vào mùa thu hoạch đào. Dù loại quả này được bán khá phổ biến ở nhiều ngả đường dẫn vào trung tâm thị trấn, nhưng được tận tay hái trái tại vườn đem lại trải nghiệm thú vị hơn. 

Sức sống trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Là huyện miền núi xa xôi, còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, song nơi đây lại toát lên vẻ đẹp hút hồn, thể hiện được sức sống mãnh liệt.

Tùa Chùa cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 150km về phía Đông Bắc và nằm ở độ cao đến hơn 1.400 mét so với mực nước biển. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là đá vôi.

Cồng chiêng - thanh âm của đại ngàn

Sống giữa đại ngàn Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ba Na, Ê Ðê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai, Mạ... xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói, là tâm tư, là tình cảm của mình, và cồng chiêng cũng là vật thiêng giúp con người giao tiếp với thần linh. Sau 12 năm được công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng thể hiện được giá trị của mình, trở thành “sứ giả” văn hóa kết nối du khách năm châu với vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió của đại ngàn Tây Nguyên huyền thoại. 

Theo tiếng gọi của đại ngàn


Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật và cũng là mùa lễ hội của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Theo tiếng gọi của núi rừng, chúng tôi trở lại Tây Nguyên, trở lại thành phố Buôn Ma Thuột, đúng vào dịp nơi đây đang diễn ra Lễ hội cà phê và Liên hoan văn hoá cồng chiêng năm 2017.

Trong một bầu không khí lễ hội đậm đặc chất Tây Nguyên, những câu chuyện về chủ đề cà phê và cồng chiêng bỗng trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi hơn cả.

Di tích khảo cổ chứa đựng bảo vật quốc gia

Là 1 trong 2 bảo vật quốc gia của Long An trong 79 bảo vật quốc gia trong cả nước cho đến thời điểm hiện nay, ít người biết rằng Bộ sưu tập hiện vật vàng thuộc nền văn hóa Óc Eo được khai quật tại một di tích khảo cổ nổi tiếng trên vùng đất Đức Hòa.

Đó là Khu di tích khảo cổ Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), thuộc văn hóa Óc Eo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5-9-1989.

Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, do nhà khảo cổ học người Pháp - Henry Parmentier phát hiện vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía Tây Nam cụm di tích này là Gò Tháp Lấp. Năm 1987-1988, Sở Văn hóa-Thông tin Long An (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp Viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM khai quật 3 di tích trong khu vực này là Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước.

Khung cửa đá-Di tích Gò Xoài