Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cảm nhận. Hiển thị tất cả bài đăng

10 thg 9, 2023

Thơm rơm mùi khói đốt đồng

Mới nhắc tên thôi trong tôi đã dậy lên cái mùi “quê mùa” và cảnh đồng ruộng. Mùi của rơm rạ chỉ xuất hiện trong vụ mùa thu hoạch, gắn với niềm vui trúng mùa, hay nỗi buồn khi thất vụ…

Bình minh ở chợ nổi Long Xuyên

Bình minh mang đến cảm xúc tươi mới, bắt đầu một ngày. Chợ nổi Long Xuyên nằm ở cửa ngõ sông Hậu, bắt đầu địa phận tỉnh An Giang. Hai điều “bắt đầu” ấy gặp nhau, tạo thành trải nghiệm thi vị.


Muốn đón bình minh ở chợ nổi, du khách nên thức sớm, có mặt tại bến phà Ô Môi (phường Mỹ Long, TP. Long Xuyên) khi trời còn mờ mờ tối. Hàng chục chiếc đò lớn nhỏ chờ dưới bến. Gần 6 giờ, đò xuất phát, đi khoảng 15 phút sẽ vào “trung tâm chợ nổi”.

8 thg 9, 2023

Nhịp sống bình yên trên cung đường đẹp nhất Tri Tôn

Đoạn đường bê- tông dài hơn 10km, uốn lượn cắt ngang cánh đồng Tà Pạ và cánh đồng trâm ở xã Núi Tô (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) một cách mượt mà. Cảnh đẹp mộc mạc sẵn có từ ruộng, rẫy liên vụ, nông dân sớm chiều lặng lẽ với việc đồng áng… đã thu hút nhiều người khi tìm về Bảy Núi phải ghé qua nơi đây một lần.

Trở lại bến phà xưa

Năm 2017, khi ngày hợp long, thông xe cầu Vàm Cống cận kề, tôi thực hiện bài viết “Chưa xa đã nhớ…”, gom góp niềm bịn rịn về những chuyến phà trăm năm sắp hoàn thành sứ mệnh lịch sử. Không ngờ, 6 năm sau, tôi lại có dịp trở lại bến phà ngày cũ, nhưng để viết về niềm vui mới!


Theo nhiều người, bến phà Vàm Cống có từ thời Pháp thuộc. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (năm 1975), được địa phương tiếp nhận, quản lý. Nơi đây trở thành địa điểm nổi tiếng, đánh dấu hành trình bước vào hoặc ra khỏi địa phận TP. Long Xuyên - cửa ngõ của An Giang. Bờ bên kia là huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp). Bến phà hồi trước vang danh khắp miền Tây, bình quân hơn 40.000 lượt phương tiện các loại, hành khách qua lại mỗi ngày. Cao điểm lễ, Tết, cuối tuần, số lượng tăng lên gấp đôi.

28 thg 8, 2023

Cồn Sơn mùa trái ngọt

"Muốn ăn ổi, nhãn, chôm chôm/Cồn Sơn vẫy gọi, thảo thơm tình người…”. Trong đầu tôi nảy ra câu thơ khi tôi đang ngồi trên chiếc đò từ bến Cô Bắc xé sóng tiến về vùng đất nổi giữa dòng sông Hậu huyền thoại. Miền Tây đang vào mùa trái ngọt…

Ao cá ba sa trên Cồn Sơn

Thật ra thì mùa trái chín đã bắt đầu từ cuối tháng Ba, đầu tháng Tư, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống mảnh đất dọc hai bên dòng sông Hậu, sông Tiền, nhưng khoảng tháng Sáu, tháng Bảy mới là lúc trái chín rộ. Mùa trái cây miền Tây được đánh dấu bằng những trái sầu riêng gai góc đủ loại, thơm nức mũi, chất chồng lên nhau trên chiếc bao tải xếp bên lề đường, trong tiếng rao mời xởi lởi của người bán hàng. Rồi đến dâu Hạ Châu miệt Phong Điền, Cái Răng sắc ngọt; măng cụt tím thẫm trong cần xé (giỏ đựng trái cây); chôm chôm, nhãn tiêu, nhãn da bò… sai trái tiếp nối mùa màng. Tất cả đã làm nên bức tranh miền Tây lung linh màu sắc.

Con đường hàng cau ven ao cá dẫn đến nhà vườn Tín Hoà

Trở lại với chuyện đi đò qua Cồn Sơn, thực ra đây chỉ là chuyến đi ngẫu hứng của tôi. Đã lâu rồi tôi không qua Cồn Sơn, dù từ chỗ tôi qua bên ấy chỉ cách một lần đò, kéo dài khoảng mười phút là đến. Sau đại dịch COVID-19, Cồn Sơn mở cửa phục hồi du lịch sinh thái cộng đồng, được sự quan tâm ủng hộ của du khách gần xa, trong nước lẫn quốc tế. Khoảnh khắc ngồi đò qua sông Hậu, tôi cảm nhận được sự mát lành của ngọn gió thổi vào khoang đò mang theo mùi sông nước Cửu Long thơm nồng, mùi phù sa quyện trong từng lớp sóng trùng trùng điệp điệp.

Thưởng thức nhãn Cồn Sơn

Buổi trưa tháng Bảy, phương Nam vẫn đang trong đợt nóng hầm hập nhất năm. Lang thang trên con đường nhỏ uốn lượn của mảnh đất Cồn Sơn, dưới màu xanh của tre trúc và những vườn tược xum xuê, mới thấy hết được sự trong lành, bình yên, thư thái. Cồn Sơn thuộc địa phận quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, cũng là nơi địa thế hiểm trở nhất của quận, bởi Cồn Sơn nổi lên giữa sông Hậu - một trong hai nhánh chính của sông mẹ Mekong khi chảy vào Tây Nam Bộ, Việt Nam. Nhưng đổi lại, Cồn Sơn được sông Hậu ưu ái ban tặng cho một lượng phù sa đáng kể, đất đai màu mỡ, vì thế mà những vườn trái cây quanh năm xanh tốt, đến mùa trái sai trĩu quả.

Men theo con đường đất đi về hướng tay trái, tôi rẽ vào một nhà vườn trồng nhiều nhãn, chôm chôm, mít. Băng qua vuông sân của căn nhà được cất theo dạng nhà Nam Bộ truyền thống, tôi được cô chủ vườn giới thiệu sơ lược và chỉ cho lối đi. Cúi rạp người đi dưới những tán nhãn đang độ chín ngọt, hái ngẫu nhiên một quả, nhãn ở đây vỏ mỏng, cơm dày, hạt nhỏ, vị ngọt thanh tao. Cạnh vườn nhãn là chôm chôm cũng đương độ đỏ vỏ.

Trái ngọt Cồn Sơn

Tôi đã được dịp thưởng thức trái cây của nhiều vùng miền trên đất nước ta, nhưng trái cây miền Tây không lẫn vào đâu được, từ lâu tiếng tăm đã lan xa. Các nhà vườn ở đây thường thu vé vào vườn, tính trên đầu người, cũng không đắt lắm. Du khách thoải mái hái trái ăn, mua về thì tính tiền theo giá ấn định. Có lẽ vì tính cách của người miền Tây rất phóng khoáng, nồng hậu nên luôn tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cho khách đến trải nghiệm sinh thái vùng đồng bằng sông nước.

Ngoài chôm chôm, nhãn thì bưởi da xanh, ổi nữ hoàng, mận hay mít nghệ, mít tố nữ… cũng là đặc sản của Cồn Sơn. Từ bến đò đi về phía về tay phải là con đường uốn lượn bên bờ những ao đầm không ngớt tiếng cá quẫy nước, là những vườn ổi, vườn mận.

"Cá lóc bay” Tín Hòa - “xiếc cá” độc đáo ở Cồn Sơn

Mấy lần trước, tôi dẫn vài người bạn từ xa đến thăm nhà vườn Tín Hòa, nơi có biểu diễn “cá lóc bay” rất thú vị. Cách gọi có vẻ như hoang đường, thần thánh ấy thực chất bắt nguồn từ tập tính ăn uống theo giờ giấc rõ ràng của bầy cá lóc do chủ vườn huấn luyện từ nhỏ. Khi chủ vườn phát ra tín hiệu âm thanh và vãi thức ăn, đàn cá phóng lên khỏi mặt nước đớp mồi, khiến mặt nước xao động. Trên bờ vang lên tiếng vỗ tay tán thưởng của khách du lịch. Nhà vườn này còn khéo léo tạo ra những tiểu cảnh như chòi lá, cầu khỉ, cầu tre… phục dựng lại cảnh sắc của miền Tây xa xưa.

Bè nuôi cá trên Sông Hậu

Ngày nay, trước thực trạng đô thị hóa, tự nhiên ít nhiều bị tác động bởi con người, việc ứng dụng và phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được đặt lên hàng đầu. Người Cồn Sơn - với tình yêu thiên nhiên, yêu vườn tược, cây cối, yêu những thứ dân dã bình dị, yêu miền Tây trong dáng dấp truyền thống đã làm rất tốt hoạt động du lịch sinh thái, cộng đồng. Để từ đó, du khách có những trải nghiệm chân thật nhất về cuộc sống ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, được tự tay hái trái cây trên cành, hái rau, câu cá, làm món bánh dân gian và thưởng thức. Miền Tây vì thế dễ dàng đi vào lòng người hơn. Cồn Sơn trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với Cần Thơ - đô thị miền sông nước.

Hoàng Khánh Duy

27 thg 8, 2023

Vương vấn Krông Pa

Không hiểu sao tôi lại thấy lòng mình vấn vương Krông Pa, tỉnh Gia Lai với cái nắng nóng như lửa đổ. Tôi yêu những con đường uốn lượn quanh chân đồi, dốc lên dốc xuống, như tấm lụa vắt ngang qua buôn làng. Trước những ngôi nhà của đồng bào với màu gỗ nâu trầm lúc nào cũng tấp nập bước chân trên sàn và râm ran tiếng nói cười, mặc dù đây là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi đặt chân đến miền đất ấy.

Cầu Ia Rmok bắc qua sông Ba nối liền 4 xã đặc biệt khó khăn phía Nam của huyện Krông Pa (Gia Lai)

11 thg 8, 2023

Bình minh trên biển Kỳ Xuân

Không tấp nập như bãi biển khác ở Hà Tĩnh, biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) hiện lên dịu dàng, bình yên khi rạng đông...

Nhìn về hướng Đông, những tia nắng đầu tiên hắt lên nền trời tạo ra khung cảnh ấn tượng trên bãi biển Kỳ Xuân.

Về Thạch Hải tắm biển, đón bình minh

Hòa mình vào dòng nước mát khi vừa hừng đông trên biển Thạch Hải (Thạch Hà) đã trở thành thói quen của nhiều người dân Hà Tĩnh để khởi đầu một ngày mới đầy năng lượng.

Ngay từ 4h30 sáng, vừa hừng đông, cũng là lúc dòng người đổ về với biển Thạch Hải (huyện Thạch Hà).

10 thg 8, 2023

Rực rỡ sắc màu si rô mùa hạ

Ở khóm Tây Khánh 6, phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) có một vườn cây si rô sai trái. Những trái si rô mọc thành chùm màu sắc bắt mắt phủ kín khu vườn...

Nồng nàn mùa thị chín

Không phải là loại trái cây hảo hạng, nhưng trái thị có sức cuốn hút riêng biệt, bởi mùi hương. Ăn cũng được, để trưng thơm cũng được. Mọi người nâng niu loại trái gắn liền tuổi thơ, với câu chuyện cổ tích quen thuộc và nhớ hoài câu: "Thị ơi, thị rơi bị bà, để bà ngửi chứ bà không ăn"...

26 thg 7, 2023

Mùa 'hoa' san hô Hòn Yến

Quần thể Hòn Yến là danh thắng có giá trị tự nhiên từ địa chất đến hệ động thực vật, đa dạng sinh học. Danh lam thắng cảnh kỳ vĩ và nguyên sơ bên bờ biển xã An Hòa Hải (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được tạo thành bởi: Hòn Yến, Hòn Đụn (Hòn Sắt), Bàn Than, Gành Yến, Hòn Choi, Vũng Choi. Trong đó, Hòn Yến là điểm nhấn nổi bật của quần thể thắng cảnh này, đặc biệt là những rạn san hô độc đáo.

Mời bạn đọc cùng Đà Nẵng cuối tuần ngắm nhìn những bông hoa của biển đầy độc đáo qua góc máy của tác giả Mộc Nhiên (Đà Nẵng).

Hình thành trên trầm tích của núi lửa, san hô ở Hòn Yến mang vẻ đẹp khác biệt so với một số loại san hô phân bố ở các vùng biển nước sâu thuộc các địa phương khác.

25 thg 7, 2023

Dấu vàng son một vùng ghềnh thác

Cảm thức về thiên nhiên hùng vĩ vốn đậm đặc trong cổ thi hay tranh thủy mặc Á Đông. Một điều đáng kể là vào giai đoạn tiếp biến văn hóa phương Tây trong thời Pháp thuộc, các sản phẩm và thực hành văn hóa vẫn kế thừa cảm thức này. Núi rừng, sơn cước hay sông suối ghềnh thác chiếm một vị trí nổi bật trong các tác phẩm văn học, mỹ thuật, đặc biệt trong tranh của các họa sĩ Trường Mỹ thuật Đông Dương. Chợ Bờ, thác Bờ, Đà giang… là một khu vực như vậy.

Hai bức tranh sơn mài nổi tiếng của Nguyễn Văn Tỵ và Phạm Hậu gần đây được đấu giá rất cao tại một số sàn quốc tế có chung một đề tài về phong cảnh thác Bờ.

Trước khi thủy điện Hòa Bình hoàn thành, tạo ra vùng hồ sông Đà ngập toàn bộ vùng ghềnh thác Bờ, khu vực này đã nổi tiếng hiểm trở với các luồng nước xoáy giữa các ghềnh đá lởm chởm. Trong tín ngưỡng dân gian, nơi đây đã đi vào hệ thống đạo Mẫu với đền thờ bà Chúa thác Bờ cùng bài hát văn trong giá hầu đồng Chầu đệ Tam. Bỏ qua yếu tố nghi lễ, lời văn tô đậm vẻ khác thường của cảnh thác Bờ:

Lô xô đá mọc đầu nguồn
Thiên nhiên khéo tạc trên luồng chơi vơi
Cảnh thác Bờ là nơi thắng tích
Lập ngôi đền thờ thanh lịch biết bao
Sông Đà nước chảy rì rào
Sau đền đá mọc thấp cao mấy tầng
(hát văn bà Chúa thác Bờ)

24 thg 7, 2023

“Cổng trời” ở Châu Lăng

Đó là cách ví von của giới trẻ, khi đứng trước những chiếc cổng chùa Khmer Nam Bộ in hằn dấu tích thời gian. Ở An Giang, nơi nào đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sinh sống, nơi đó sẽ xuất hiện những chiếc “cổng trời” lớn nhỏ. Riêng tại xã Châu Lăng (huyện Tri Tôn), nhiều “cổng trời” nổi tiếng vì độ hòa hợp với đất trời Bảy Núi.

Cổng chùa Koh Kas là địa điểm “check-in”được yêu thích nhất, là nơi đầu tiên được gắn với tên “cổng trời”. Thông thường, cổng sẽ cách chùa một quãng, đủ dài để khám phá khuôn viên quanh chùa, nhưng cũng đủ ngắn để bước chân chưa kịp mỏi. Đằng này, từ cổng, phải chạy xe hơn nửa cây số, men theo con đường dân sinh quanh co xuyên qua ruộng lúa xanh ngắt mới đến chùa.

22 thg 7, 2023

“Săn” mây trên lòng hồ Hàm Thuận

Mây vờn trên đỉnh núi, mây vờn giữa đường đi… Nhưng thú vị nhất là mây cùng hơi nước và sương mai quyện vào nhau giữa lòng hồ Hàm Thuận vào sáng sớm để du khách có thể chạm tay vào. Cảm giác được “săn” mây giữa vùng trời Bình Thuận thật khó tả…

Thiên nhiên vốn ưu đãi cho mỗi vùng đất có đặc trưng riêng để đôi khi nét đặc trưng ấy trở thành lợi thế. Ví như trên vùng đất Bình Thuận, ở huyện Tuy Phong nắng và gió nhất tỉnh, thì cái nắng ấy giúp người dân trồng được cây nho có thương hiệu. Còn với gió thì các dự án phong điện. Ở Bắc Bình, giữa “sa mạc” cát thì có hồ Bàu Trắng trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn. Với Tánh Linh giữa rừng núi bao la lại có Thác Bà thơ mộng… Riêng Hàm Thuận Bắc, vùng đất từ Đông Giang, La Dạ đến Đa Mi thì khí hậu lại ôn hòa ảnh hưởng thời tiết từ cao nguyên Di Linh nên nơi đây thường có mưa nhiều hơn những nơi khác. Nhất là khu vực xã Đa Mi, nhiệt độ luôn thấp hơn vùng kế cận 4 độ C nên tạo ra những điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho khách du lịch, đặc biệt là khách ở đô thị sau những ngày ở chốn đông người không khí ngột ngạt muốn tìm nơi yên tĩnh, không khí trong lành với núi rừng, biển hồ mênh mông sông nước thì Đa Mi là điểm đến lý tưởng…

17 thg 7, 2023

Huế - những gam màu mùa Hạ

Lâu nay người ta vẫn thường nghĩ về Cố đô Huế với vẻ đẹp của một thành phố buồn cổ kính, rêu phong và trầm mặc, một thành phố của những buổi chiều lãng đãng mưa giăng đã đi vào thi ca và nhạc họa. Nhưng mấy ai biết xứ Huế mộng mơ còn có những ngày hè tỏa nắng, những con đường ngút ngát bóng cây xanh, những khung trời đỏ rực màu hoa nghiêng che bên các tòa thành quách cổ và cả những bến sông Hương rộn rã cảnh đùa vui khi chiều về. Hãy cùng khám phá một xứ Huế lung linh, trẻ trung và tươi mới trong những gam màu mùa Hạ.

Trên dòng Hương xanh. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

10 thg 7, 2023

Du lịch biển bãi ngang Kê Gà

Miền biển bãi ngang Kê Gà (xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam) địa danh du lịch có thắng cảnh nổi tiếng là tháp hải đăng Kê Gà hơn trăm năm tuổi. Bờ biển có rặng phi lao cổ thụ nép bóng bên cồn cát duyên hải còn đậm nét hoang sơ, ngọn sóng bạc đầu đùa vui bãi cát và gió đại dương vượt hành trình ngàn dặm là giai điệu hoành tráng, sinh động, rộn ràng hấp dẫn du khách hội tụ về.

Miền biển nơi đó có giai điệu rộn ràng dễ thương quyến rũ lòng tôi không chỉ một lần. Mỗi khi lòng nhớ là tôi lên đường tới bãi ngang Kê Gà để nhìn ngắm, lắng nghe không bao giờ chán. 

Một góc Kê Gà, Hàm Thuận Nam. Ảnh: N.Lân

9 thg 7, 2023

Chợ cá lớn nhất Quảng Nam trước bình minh

Khoảng 4h, ngư dân ở chợ cá Tam Tiến lớn nhất Quảng Nam đã bắt đầu một ngày bận rộn với những mẻ cá mới đánh bắt từ biển về.


Tam Tiến là một xã thuộc huyện Núi Thành (Quảng Nam), cách Thành phố Tam Kỳ 17 km và cách TP Hội An khoảng 45 km.

Khoảng hơn 15 năm trước, Tam Tiến chỉ là nơi neo đậu của tàu, thuyền. Sau khi số lượng tàu đánh cá tăng lên, thương lái cũng tập trung về đây nhiều hơn để mua cá tươi, dần hình thành khu chợ sầm uất như hiện nay, anh Trần Văn Ý, dân bản địa chia sẻ.

5 thg 7, 2023

Rừng cây Chá cổ nên thơ trong mùa rụng lá

Rừng ngập mặn Rú Chá ở xã Hương Phong, TP Huế đang vào mùa đẹp nhất khi hàng nghìn cây Chá cổ thụ rụng lá, chờ ngày trổ bông.

Hàng nghìn cây Chá cổ thụ nằm trong rừng ngập mặn Rú Chá rộng hơn 5 hecta nằm bên phá Tam Giang, đối diện cửa biển Thuận An ở thôn Thuận Hòa, xã Hương Phong đang vào mùa rụng lá, chờ ngày trổ bông. Khu rừng ngập mặn này cách trung tâm TP Huế khoảng 10 km, là địa điểm được nhiều người yêu thích khám phá thiên nhiên tìm đến.

4 thg 7, 2023

Bên gốc trâm già

… Là tâm tình của người sống dựa cả đời vào trâm, là vui buồn từng ngày được họ chia sẻ cùng nhau trong buổi trưa vắng khách. Cũng bên gốc trâm, là những đứa trẻ bắt đầu lớn lên ở vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) lựa trái trâm chín ngọt bỏ vào miệng thay quà vặt phố thị.

9 thg 6, 2023

Ruộng bậc thang Lào Cai mùa nước đổ

Vào mùa nước đổ, ruộng bậc thang ở Lào Cai phản chiếu nhiều mảng màu của tự nhiên như vàng nâu của bùn đất, xanh tím các loài tảo, xanh lá của mạ non, vàng ruộm của ánh mặt trời.


Từ giữa tháng 5, các thửa ruộng bậc thang ở Lào Cai vào mùa nước đổ hay còn gọi là mùa đổ ải. Người dân vùng cao phía bắc chỉ gieo trồng một vụ lúa trong năm, vì thế mùa nước đổ là nét độc đáo của vùng này. Mặt ruộng ngập nước từng lớp trồng lên nhau, phản chiếu những mảng màu của tự nhiên.

Trong ảnh là khung cảnh bình minh thửa ruộng ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai.