Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đông Nam bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

2 thg 10, 2024

Bánh lá liễu độc lạ của người Tiều ở Chợ Lớn

Với màu hồng bắt mắt, bánh lá liễu (hay bánh hồng đào) là món ăn truyền thống của người Triều Châu luôn có trong những dịp lễ, Tết.

Là chủ một sạp hàng nhỏ bán bánh lá liễu ở chợ Xóm Củi (Quận 8, TP HCM), anh Trịnh Triệu Tâm cho biết, gia đình đã theo nghề bánh lá liễu hàng chục năm nay.

“Bánh lá liễu còn có tên gọi khác là hồng đào, do bánh có màu sắc và hình dáng giống với quả đào tiên”, anh Tâm chia sẻ.

Bánh lá liễu có màu hồng rất đẹp mắt. Ảnh: Trịnh Triệu Tâm

Là món ăn truyền thống của người Triều Châu (Quảng Đông), bánh lá liễu rất phổ biến trong cộng đồng người Hoa ở Chợ Lớn. Trong năm, người Tiều có rất nhiều ngày lễ. Dịp nào cũng có bánh lá liễu bởi món ăn này mang ý nghĩa cầu phúc, trường thọ.

Theo như anh Tâm chia sẻ, để ra được mỗi mẻ bánh lá liễu màu hồng đào tươi tắn, óng ánh phải trải qua nhiều công đoạn. Bánh lá liễu gồm hai phần chính là vỏ bánh và nhân. Phần vỏ bánh được làm từ bột nếp, trộn với nước sôi và chút dầu ăn để tạo độ dẻo, dai của bột. Sau khi cho lượng nước sôi vừa đủ, người thợ bắt tay vào công đoạn “nhồi nước” - vừa nhồi bột vừa cho nước. Khi nào bột đạt đến độ dẻo, mịn chuyển qua giai đoạn “nhồi khô” - vừa nhồi vừa cho bột khô.

Anh Tâm cho biết, phần nhân bánh lá liễu cầu kỳ không kém gì phần vỏ bánh, gồm xôi nếp, nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô, đậu phộng, tiêu, ngò rí. Các nguyên liệu như nấm đông cô, thịt ba chỉ, tôm khô sau khi được xào sơ qua sẽ trộn chung với xôi nếp để nguội.

Trong quá trình trộn nhân cho thêm đậu phộng, tiêu và gia vị. “Nhân bánh trộn càng đều, quện sẽ càng ngon”, anh Tâm nói.

Nhân bánh lá liễu được trộn với xôi nếp tạo độ thơm, dẻo. Ảnh: Trịnh Triệu Tâm

Đủ phần vỏ, nhân, người thợ sẽ bắt đầu công đoạn gói, tạo hình cho bánh từ chiếc khuôn chuyên dùng làm bánh lá liễu. Một cục bột nhỏ, thợ bánh dùng tay vừa xoay tròn vừa tán mỏng, bỏ vào lượng nhân vừa đủ để bột bọc kín được phần nhân. Sau đó, bỏ vào khuôn đã áo lớp bột mỏng, ấn chặt để bánh lên hình rõ nét.

Bánh lá liễu hấp khoảng 25 phút là chín, khi đó vỏ bánh có độ trong, lên màu hồng đào rất đẹp. Thưởng thức chiếc bánh lá liễu mới hấp xong, thực khách cảm nhận được độ mềm, dẻo, dai nhẹ của phần vỏ bánh. Phần nhân bánh có nếp rất thơm, đậm đà, dậy mùi tôm khô.

Bánh lá liễu khi ăn có thể chiên với trứng để tăng độ béo. Ảnh: Trịnh Triệu Tâm

Ngoài hấp, bánh lá liễu còn được nhiều người thích ăn kiểu chiên với lớp vỏ giòn giòn, dẻo dẻo. Nếu muốn thưởng thức món bánh lá liễu truyền thống, độc đáo của người Tiều, thực khách có thể ghé đến các hàng bánh lá liễu ở chợ xóm Củi, hay lò bánh Như Phát (Quận 11) có truyền thống làm bánh lá liễu 3 đời.

THẠCH LỰU

30 thg 9, 2024

Cắm trại bên bờ hồ Bà Hào trong rừng Mã Đà, Đồng Nai

Sau một thời gian dài ở nhà tránh dịch Covid-19, gia đình tôi quyết định đi cắm trại bên bờ hồ Bà Hào, Mã Đà, Vĩnh Cửu, Đồng Nai. Buổi sáng ở đây thật sự “đã”, đối với người yêu thiên nhiên và thích sự tĩnh lặng như tôi thì đây đúng là một thiên đường.

Khi tỉnh Đồng Nai bắt đầu nới kiểm soát tại các chốt ra vào tỉnh đối với người đến từ TPHCM, gia đình tôi đã tổ chức một buổi cắm trại để giải tỏa căng thẳng sau 4 tháng ở nhà không đi ra đường vì dịch bệnh Covid-19. Tôi và vợ đều đã chích 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19, cả gia đình tuân thủ quy định 5K trong suốt chuyến đi và cũng chỉ cắm trại cùng nhau khi đến Đồng Nai. 

Không gian tràn ngập tiếng côn trùng, tiếng chim hót và tiếng gà gáy.

29 thg 9, 2024

Lò lu 180 năm tuổi cung cấp vật liệu làm linh vật rồng độc lạ

Lò lu Đại Hưng - một trong những cơ sở sản xuất đồ gốm lâu đời nhất ở tỉnh Bình Dương. Những ngày qua, nhiều người biết đến lò lu Đại Hưng khi cơ sở này cung cấp miễn phí vật liệu để các nghệ nhân và địa phương làm nên cặp linh vật rồng lu độc đáo.


Những ngày qua, hình ảnh linh vật rồng làm bằng lu một cách độc đáo thu hút sự chú ý của người dân không chỉ ở Bình Dương. Những nghệ nhân tại Bình Dương cho biết, vật liệu cung cấp để làm linh vật rồng đặc biệt này do Lò lu Đại Hưng (một trong những lò lu có tuổi đời lâu năm nhất ở Bình Dương) tài trợ.

Chút cũ kỹ thú vị

Chợ Cũ là một cái tên khá nhiều địa phương ở Sài Gòn cũng như miền Tây đều có. Nhưng vùng trung tâm quận 1 thì nhắc đến chợ Cũ chắc chắn sẽ gợi nhớ nhiều ký ức cụ thể, rõ nét về một khu vực buôn bán sầm uất quanh mấy con phố Hàm Nghi, Tôn Thất Đạm, Hồ Tùng Mậu, nơi phổ biến kiểu nhà liền kề có giao thoa phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Pháp thời thuộc địa.

28 thg 9, 2024

Ngôi chùa xưa nhất Sài Gòn và... ngôi chùa xưa nhất TPHCM

1.

Ở miền Bắc, những ngôi chùa có niên đại khai sơn cách nay ngàn năm không hiếm. Chẳng hạn như chùa Dâu ở Bắc Ninh xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, chùa Một Cột ở Hà Nội xây năm 1049,... Điều này cũng dễ hiểu, vì Thăng Long đã trên ngàn năm rồi mà. Trước và sau khi Thăng Long ra đời nhiều ngôi chùa đã được xây dựng nên.

Những ngôi chùa ở miền Trung thì ít lâu đời hơn, những ngôi chùa xưa nhất cách đây khoảng 5, 6 thế kỷ, như chùa Thiên Mụ xây dựng năm 1601. Những ngôi chùa xưa nhất ở đây thường là khi các chúa Nguyễn bắt đầu mở đất ở phương Nam (1558). Những kiến trúc tôn giáo xưa hơn thường là tháp Chàm, không phải chùa.

Chùa Giác Lâm ở quận Tân Bình, TPHCM

Lò lu Đại Hưng

Lò lu Đại Hưng là lò gốm cổ nhất đất Bình Dương, hiện vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công truyền thống, với sản phẩm nghề đặc trưng truyền thống.

Một góc Lò lu Đại Hưng. Đây là cơ sở sản xuất gốm thủ công lớn nhất Bình Dương với diện tích gần 11.000 m².

Lò lu Đại Hưng nằm ở ấp 1, xã Tương Bình Hiệp (thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một khoảng 3 km về phía bắc. Cái tên Lò lu xuất phát từ lò gốm chuyên sản xuất các loại lu, khạp, hũ... dùng cho sản xuất nông ngư nghiệp và đời sống từ xa xưa.

27 thg 9, 2024

Đến Đồng Nai, trải nghiệm cắm trại bên hồ Gia Ui

Nằm tại xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, hồ Gia Ui là điểm cắm trại, ngắm cảnh được nhiều du khách tìm đến trong thời gian gần đây.

Cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 100 km và cách TPHCM khoảng 130 km, hồ Gia Ui là điểm đến khá thuận tiện để du khách đến khám phá. Ảnh: Nguyễn Thanh Tuấn

24 thg 9, 2024

Chợ quê An Nhứt và Chiến lược Đại dương xanh

Xã An Nhứt thuộc huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, diện tích tự nhiên khoảng 594 ha, dân số hơn 4.100 người (1.126 hộ), phần lớn sống bằng nghề trồng lúa. Thu nhập bình quân đầu người ở địa phương hơn 89 triệu đồng/người/năm.

Chợ quê An Nhứt được chính quyền tổ chức vào dịp cận Tết Giáp Thìn 2024 để tạo công ăn việc làm cho những hộ dân bị mất việc, hộ nghèo, hộ khó khăn hay gia đình quân nhân đang nhập ngũ hoặc mới xuất ngũ trên địa bàn xã.

Chợ quê An Nhứt nằm trên con đường nội đồng trải thảm nhựa, giữa cánh đồng lúa xanh mướt.

Chợ quê An Nhứt. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu

22 thg 9, 2024

Tản mạn ở An Nhứt

Từ chỗ là một làng quê hẻo lánh ít người biết tới ở huyện Long Đất (cách nay chưa lâu còn là Long Điền), An Nhứt bỗng nổi lên hót hòn họt trên bản đồ du lịch cả nước với chợ quê An Nhứt, phiên chợ quê nằm giữa cánh đồng xanh mướt. Rồi từ cái tên An Nhứt, một địa điểm ẩm thực vốn từ lâu rất nổi tiếng nơi đây - nằm không xa cánh đồng chợ quê An Nhứt - được nhắc tới đầy thu hút: bánh hỏi An Nhứt.

Khoan nói tới hai điểm đến hấp dẫn, ở đây tui thấy rất khoái với cái tên An Nhứt. Nhứt chớ không phải Nhất, nghe đã làm sao!



Về mặt hành chánh, xã An Nhứt được thành lập từ 23/7/1999 trên cơ sở tách ra từ xã Tam An và thuộc huyện Long Đất.

Ngày 9/12/2003, dưới sự quản lý sáng suốt của Nhà nước, huyện Long Đất được tách ra làm 2 huyện là Long Điền và Đất Đỏ. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Điền.

Tháng 6/2024, HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tán thành chủ trương sáng suốt của nhà nước sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025, theo đó 2 huyện Long Điền và Đất Đỏ nhập lại thành huyện Long Đất. Xã An Nhứt thuộc huyện Long Đất như hồi 1999.

Xã có diện tích 5,25 km², dân số năm 1999 là 3.775 người, mật độ dân số đạt 719 người/km², bao gồm 3 ấp: Đồng Trung, An Hòa và An Lạc.

Quá thích chữ Nhứt trong tên An Nhứt, tui tò mò tìm hiểu coi cả nước còn xã phường nào trong tên có chữ Nhứt nữa không. Chỉ tìm tới tên xã phường thôi cũng đã hơn 10.000 tên rồi, còn tới cấp xóm, ấp thì tui không có dữ liệu.

Kết quả là cả nước chỉ có 3 phường xã trong tên có chữ Nhứt (dễ đoán được 3 địa phương đó đều ở miền Nam). 3 nơi đó là:


Tò mò hơn, tui tìm thử có bao nhiêu 
phường xã trong tên có chữ Nhất. Kết quả như sau:


Tên có chữ Nhất nhiều hơn hẳn chữ Nhứt, trong đó đa số là tên Thống Nhất, chiếm 17/25 tên, và đa số là tên các địa phương ở miền ngoài. Hic, Biên Hòa cũng có phường Thống Nhất, đó là không kể tên huyện, nếu kể thì Đồng Nai còn có huyện Thống Nhất!

Phạm Hoài Nhân

21 thg 9, 2024

Từ sóc Bom Bo nghĩ về Sa Lôn!

Nếu bạn có dịp về với mảnh đất Bình Phước thì hãy một lần đến sóc Bom Bo, để được chiêm ngưỡng nền văn hóa đặc sắc của người S’tiêng qua các hiện vật và hòa mình vào tiếng nhạc cồng chiêng bên đốm lửa hồng. Đặc biệt sẽ nghe giới thiệu về phong trào giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ấn tượng về lịch sử và văn hóa

Dù nghe danh sóc Bom Bo (thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) đã lâu, nhưng mãi đến tháng 8 vừa qua, chúng tôi mới đặt chân đến, khi có dịp về Bình Phước tham gia hội thảo báo Đảng khu vực miền Đông Nam bộ và được các đồng nghiệp Báo Bình Phước đưa đến tham quan Trung tâm bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo. Có lẽ ấn tượng đầu tiên của mỗi du khách khi đặt chân đến nơi đây là được chiêm ngưỡng bộ đàn đá nặng 20 tấn, được nghe nghệ nhân đánh đàn với âm thanh phát ra từ đá hết sức lạ lẫm nhưng thánh thoát, trong trẻo; chiêm ngưỡng bộ cồng chiêng lớn nhất Việt Nam với tổng khối lượng gần 3,5 tấn, cùng với những dụng cụ, nông cụ hết sức độc đáo dùng trong sinh hoạt và lễ hội của người S’tiêng. Ngoài những hiện vật trên, cùng với những giá trị văn hóa, lịch sử khác, sóc Bom Bo trở đã thành điểm du lịch nổi tiếng, với nhiều trải nghiệm thú vị khi không chỉ tham quan hiện vật lịch sử, du khách còn thưởng thức ẩm thực truyền thống của đồng bào S’tiêng; hòa vào tiếng cồng chiêng, điệu múa, lời ca từ các chàng trai, cô gái S’tiêng. Đặc biệt hơn, du khách còn nghe các hướng dẫn viên thuyết minh về truyền thống giã gạo nuôi quân của người S’tiêng… 

Khách tham quan thưởng thức đàn đá từ các nghệ nhân người S’tiêng.

17 thg 9, 2024

Hòn đảo có đường đi lúc ẩn lúc hiện ở Vũng Tàu, khách ghé thăm phải canh ngày

Con đường dài vài trăm mét từ Bãi Sau (TP Vũng Tàu) tới đảo Hòn Bà chỉ xuất hiện vài tiếng đồng hồ vào một số ngày nhất định trong tháng.

Nằm cách mũi Nghinh Phong và chân núi Nhỏ khoảng 200 m, đảo Hòn Bà (thuộc khu vực Bãi Sau, TP Vũng Tàu) là điểm đến hút khách nhờ có vẻ đẹp hoang sơ, mang những giá trị tâm linh và lịch sử.

Trên đảo có một ngôi miếu cùng tên, thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tới dâng hương, hành lễ vào các dịp Rằm tháng Giêng, tháng 4, tháng 7 và tháng 10 âm lịch.

Đảo Hòn Bà rộng hơn 5.000 m², như một ốc đảo nằm giữa biển. Trên đảo không có cư dân sinh sống, chỉ có một ngôi miếu. Ảnh: Thanh Xuan Le Thi

12 thg 9, 2024

Đi xuyên đảo Côn Đảo ngắm rừng già, cây cổ thụ ở Bãi Dài

Côn Đảo không chỉ có biển xanh, cát trắng. Du khách còn có thể ngắm những cánh rừng già, nguyên sinh trên đảo.

Đường Tây Bắc, Côn Đảo cắt ngang mé của khu rừng già ở Bãi Dài, Côn Đảo - Ảnh: VQG

Không khí trong lành, mát mẻ, sạch sẽ ở Côn Đảo một phần là nhờ vào những cánh rừng già, rừng nguyên sinh được bảo tồn, gìn giữ từ lâu. Trong đó có khu rừng ở Bãi Dài nằm ở sườn phía tây của núi Thánh Giá.

Chùa 400 tuổi bên sông Đồng Nai

Chùa Châu Thới 400 năm tuổi nằm trên ngọn núi cao nhất khu đô thị Dĩ An, hướng ra sông Đồng Nai, được nhiều du khách tìm đến tham quan, vãng cảnh.


Chùa Châu Thới nằm trên đỉnh núi cùng tên, được xây dựng năm 1612. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Dương giới thiệu đây là ngôi chùa cổ nhất ở tỉnh này. Năm 1989, chùa được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Bánh hỏi An Nhứt – đặc sản níu chân khách của người dân Long Điền

Long Điền ở Bà Rịa – Vũng Tàu nổi tiếng xưa nay với bãi tắm Long Hải thu hút khách du lịch khắp nơi. Nơi đây cũng có món bánh hỏi An Nhứt, làm say đắm những tín đồ yêu thích ẩm thực vùng miền.


Quán Bánh hỏi An Nhứt nằm trên quốc lộ 55, thuộc xã An Nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trải qua nhiều thế hệ cha truyền con nối, giữ gìn và phát triển, nghề truyền thống bánh hỏi An Nhứt vẫn đứng vững hơn 60 năm và danh tiếng ngày càng được lan tỏa.

7 thg 9, 2024

Những đảo ngọc trên vùng biển phương Nam


Phú Quốc, Nam Du và Côn Đảo là ba quần đảo nổi tiếng trên vùng biển phương Nam của Tổ quốc, luôn được gọi tên trong các cuộc bình chọn về du lịch của khu vực và thế giới trong những năm gần đây. Ba địa danh này được mệnh danh là những “đảo ngọc” bởi có vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kì thú, giàu bản sắc văn hóa biển và có thế mạnh nổi trội về tiềm năng nghề cá nên đang trở thành động lực để Việt Nam đầu tư phát triển kinh tế biển, trong đó du lịch biển được xem là mũi nhọn đột phá.

31 thg 8, 2024

Vườn sung Mỹ 2 ha hút khách tham quan ở TP HCM

1.000 cây sung Mỹ ở khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức đang vào vụ thu hoạch, thu hút khách tham quan và trải nghiệm hái trái.


Mỗi ngày từ sáng sớm, nhân viên trong khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức thu hoạch trái sung Mỹ, đóng gói để bán cho du khách tham quan. Vườn trồng hai năm trước với gần 1.000 gốc được nhập từ Mỹ.

Cây sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm. Cây này được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải, nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Việt Nam, loài cây này được trồng khoảng 5 năm nay, ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Nghệ An. Tại TP HCM, sung Mỹ được một số gia đình trồng làm cây kiểng vì trái sum xuê, màu rực rỡ.

21 thg 8, 2024

Độc đáo xóm nghề trăm tuổi ở TPHCM, nghệ nhân đọc kinh, niệm Phật khi làm

Sản phẩm của xóm nghề có tuổi đời gần 100 năm tại TPHCM đều mang yếu tố tâm linh nên nghệ nhân, người thợ phải tịnh tâm thậm chí đọc kinh, niệm Phật… khi theo nghề.

“Xóm tượng Phật”

Sâu trong con hẻm dưới chân cầu Ông Buông (quận 6, TPHCM) có một xóm nghệ nhân làm nghề truyền thống. Nơi đây được biết đến với tên gọi xóm chùa hay xóm tượng Phật.

Xóm có tên gọi như trên bởi có một số gia đình đã 3 đời làm tượng Phật. Người dân tại đây không biết chính xác làng nghề hình thành từ năm nào. Họ chỉ biết những nghệ nhân có thâm niên nhất hiện giờ đều là con cháu đời thứ 3 của các gia đình làm tượng thờ nổi tiếng.

Hiện nay, xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở giữ nghề truyền thống đặc biệt này.

20 thg 8, 2024

Quán ăn ở TPHCM có tên 'bốc mùi', giá cả 'hết hồn' nhưng khách đông nườm nượp

Bên cạnh "ốc cổ mộ", "xôi nhà xác", "lẩu bò nghĩa địa", "cơm tấm bãi rác" cũng là một quán ăn thu hút sự chú ý của nhiều thực khách tại TPHCM.

"Cơm tấm bãi rác" là một quán ăn nằm ở phường 13, quận 4.

Trước đây, quán nằm ngay cổng chợ Xóm Chiếu, nơi các tiểu thương tập kết rác mỗi chiều để chờ xe tới gom đi. Với "đặc điểm nhận diện" này, chẳng biết từ bao giờ, khách gọi quán là "cơm tấm bãi rác".

Sau này, quán chuyển về đường Lê Văn Linh, cách vị trí cũ khoảng 1km nhưng cái tên độc lạ, "bốc mùi" vẫn gắn bó không rời. Quán mở cửa từ 16h hôm trước đến 2-3h hôm sau, càng về đêm lại càng đông khách.

15 thg 8, 2024

Du lịch miệt vườn ở Long Phước

Thưởng thức sầu riêng ngay tại vườn khi đến một tỉnh có thế mạnh về du lịch biển như Bà Rịa-Vũng Tàu có lẽ là điều ấn tượng nhất khi chúng tôi đặt chân tới mảnh đất này. Ở đây, dù không có đường bờ biển dài và đẹp như thành phố Vũng Tàu nhưng thành phố Bà Rịa gây thương nhớ cho du khách bởi những miệt vườn sầu riêng trĩu quả bên cạnh các địa danh lịch sử như núi Đất, núi Thị Vải, núi Dinh, địa đạo Long Phước...

Lối vào vườn sầu riêng của ông Tư Danh.

14 thg 8, 2024

Giải mã bí ẩn, lạc vào mê cung

Có những bí ẩn càng cố gắng giải mã chúng ta càng bị lạc vào mê cung và càng không thể tìm ra đâu mới là sự thật. Đó chính là băn khoăn tôi đã đúc kết sau chuyến đi thăm ngôi Mộ Cự thạch Hàng Gòn tọa lạc tại xã Hàng Gòn, cách TP Long Khánh (Đồng Nai) 8km về phía Nam, trên trục Quốc lộ 56 hướng đi Bà Rịa -Vũng Tàu.

Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, chúng ta dễ dàng xây dựng công trình kiến trúc đồ sộ. Nhưng bạn hãy thử tưởng tượng xem cách đây hơn 2.000 năm trước Công nguyên mà các vị tiền nhân của chúng ta có thể xây dựng một ngôi mộ hình hộp dài 4,2 m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét được ghép bởi 6 tấm đá hoa cương bào khá nhẵn ở mặt ngoài; bên trong đục đẽo sơ sài. Bốn tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, hai tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp.

Liên kết giữa các tấm đá hoa cương nhờ vào hệ thống rãnh dọc chắc chắn. Xung quanh mộ có nhiều trụ đá hoa cương cao 7,5 mét, tiết diện mặt cắt ngang hình chữ nhật dài 1,10 m x 0,3 m phần lớn các đầu trụ được khoét lõm hình yên ngựa. Điều đó cho thấy sức mạnh phi thường của cổ nhân.

Một số hiện vật được phát hiện trong di tích Mộ Cự thạch Hàng Gòn.