Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trà. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 6, 2022

Ngỡ ngàng ngôi nhà xây tường bằng 2 tấn trà shan tuyết cổ thụ Hà Giang

Bước vào trong ngôi nhà có tường làm từ 2 tấn trà shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi được hái từ đỉnh Tây Côn Lĩnh ở Hà Giang, mùi trà thơm dễ chịu trong không gian ấm cúng khiến du khách ngỡ ngàng.

Trà shan tuyết Hà Giang từ lâu đã nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước vì là loại cây thân gỗ cổ thụ, lá chè mọc từng chùm trên cành. Đặc biệt hơn, trà shan tuyết cổ thụ ở Hà Giang có những cây vài trăm năm tuổi, không có bàn tay con người chăm sóc.

Được trồng ở vùng núi cao Tây Côn Lĩnh, sương mù gần như bao phủ quanh năm nên những lá chè được phủ một lớp lông mịn màng, trắng như tuyết. Theo người dân địa phương, shan tuyết nghĩa là tuyết trên núi, bắt nguồn từ sắc trắng tinh khôi như tuyết của lớp lông mao dày trên búp non này. Tại Hà Giang, trà shan tuyết được trồng và thu hái nhiều ở: Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Hoàng Su Phì, Xín Mần.

26 thg 5, 2022

Trà ướp hương xứ B’lao


Cây trà là một trong những loại cây công nghiệp quan trọng phát triển mạnh nhất vùng đất Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Cây trà không những đã giúp cho người dân có cuộc sống ổn định hơn mà còn tạo ra một nét văn hóa riêng cho vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió.

Nếu như ở phía Bắc cây trà được trồng nhiều ở các tỉnh Thái Nguyên, Hà Giang, Phú Thọ thì ở phương Nam vùng đất Lâm Đồng lại được mệnh danh là xứ sở của cây trà, với tên gọi trà B’lao. B’lao là tên gọi cũ của vùng đất Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Cây trà đầu tiên xuất hiện ở Cầu Đất, Lâm Đồng vào năm 1927. Người Pháp thấy vùng đất này thích hợp với cây trà nên đã đem giống trà Bạch Mao trồng ở đây. Sau đó theo quá trình phát triển, cây trà có mặt ở Di Linh và Bảo Lộc vào những năm 1930. Cây trà làm quen với đất B’lao từ những đồn điền của người Pháp rồi sau đó là sự ra đời của các trang trại, rẫy trà của các hộ gia đình.

1 thg 3, 2020

"San tuyết" Trà Nham

Không biết bằng cách nào, từ thời cổ đại, chè trở thành thức uống phổ biến bậc nhất địa cầu và lưu truyền cho tới bây giờ. Tôi có cái thú đi miền núi, hỏi những điều tưởng như đơn giản, nhưng lại không dễ gì những bộ óc uyên thâm có thể ngồi trong phòng sang trọng mà nghĩ ra nổi.

Xã Trà Nham (Tây Trà) có các thôn Trà Cương, Trà Huynh, Trà Long, Trà Vân, là nơi đồng bào Cor sinh sống. Nói xã Trà Nham xa cũng không đúng, mà nói gần cũng có thể là sai. Từ phía hữu ngạn sông Trà Bồng đi ngược về phía tây, qua huyện Trà Bồng, lên đến đỉnh dốc Eo Chim lộng gió mây trời, nếu đi tiếp nữa thì sẽ lên các xã Trà Lãnh, Trà Phong (Tây Trà). Còn muốn đi xã Trà Nham thì phải rẽ trái, đi về hướng đông nam, quanh co năm, sáu cây số nữa, nơi thấp thoáng núi Cà Đam hùng vĩ trước mặt. 

Cây chè đã bén duyên với đất Trà Nham (Tây Trà) từ thuở xa xưa. Ảnh: THIÊN HẬU 

24 thg 11, 2019

Về Hà Tĩnh, “say” trong bát nước chè xanh nghĩa tình

Chẳng biết tự bao giờ, tập tục cả xóm quây quần uống nước chè xanh vào mỗi sớm mai, vào những buổi trưa hè hay đêm đông lạnh giá được hình thành đi vào trong nếp nghĩ, nếp sống của người dân Hà Tĩnh.

Đậm đà bát nước chè xanh. Ảnh internet

Khi chú gà trống đậu trên cành, phô cái mào đỏ kiêu hãnh ngẩng cao cất tiếng gáy, cũng là lúc người phụ nữ trong gia đình nhanh chân đi om ấm nước chè xanh. Ấm chè xanh giản đơn nhưng là tâm huyết, tấm lòng hiếu khách của chủ. Công đoạn nấu nước chè được chuẩn bị rất cẩn thận, kỹ càng. Chè phải tươi, cành nhỏ, lá dày.

23 thg 3, 2019

Nước chè xanh xứ Nghệ


Bây giờ, nước chè xanh đã khá phổ biến ở nhiều nơi. Đang ở xa lắm, nhưng hễ hớp chút nước chè xanh hãm đúng cách Nghệ thì lòng lại bâng khuâng bao ký ức. Có lẽ nước chè xanh xuất xứ từ xứ Nghệ, và cũng có thể ở đây nó đậm đà nhất, đáng nhớ nhất. Nhà thơ Huy Cận có câu thơ rất thấm đẫm, rưng rưng:

2 thg 3, 2019

Trà hoa mai

Ngoài các loại trà làm bằng lá trà chính gốc, Việt Nam còn có nhiều loại trà thảo mộc khác, mà theo đông y đều là những vị thuốc. 


Có thể kể như trà hoa sim, trà hoa cúc, trà hoa lài, trà tim sen... Có một loại trà của một loài hoa mà chỉ dịp Tết Kỷ Hợi vừa qua lần đầu tôi được thưởng thức khi đến thăm thầy giáo cũ: trà hoa mai. Nước trà hoa mai vàng nhạt, mùi thơm thảo mộc nhẹ nhàng lâng lâng, vị hơi đắng một chút nơi đầu lưỡi nhưng ngọt lâu sau khi chiêu một ngụm dài.

17 thg 8, 2017

Hấp dẫn vùng trà Chế Là

Những đồi trà xanh bạt ngàn 

Hỏi ở đâu trà ngon nhất huyện, bà Vũ Thị Hòa, Phó chủ tịch UBND huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang chỉ chúng tôi lên Chế Là.

Từ thị trấn Cốc Pài, chúng tôi ngược 20km đường núi quanh co đến với xã Chế Là khi những tia nắng hè chói chang đang cố gắng xuyên thủng lớp mây dày đặc che vùng đất cao gần 1.000 mét này. Ấy vậy mà cũng non trưa, mặt đất Chế Là mới được rải một lớp nắng vàng nhạt. Điểm trên đó là các thảm màu xanh có lớp lang của những đồi trà…

24 thg 6, 2017

Trà đình Vũ Di

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 7 cây số về phía Tây có một quán trà mới nghe tên đã thấy lạ, ấy là quán “Trà đình Vũ Di”. Và cứ theo như nghĩa Hán Việt mà luận một cách nôm na thì cái tên ấy có nghĩa là “quán trà trong mưa bay”.

Nói như sự trải lòng của bà chủ quán đa cảm khi luận về cái tên ngôi quán của mình, ấy là ở Huế về mùa đông trời mưa phùn gió bấc, từng đám mưa bụi bay nhè nhẹ trong gió đông lạnh giá, nên để sưởi ấm lòng người còn có gì quý hơn một ấm trà ngon nóng hổi với làn khói mỏng nhè nhẹ tỏa hương thơm như sương khói.

Cổng vào Trà đình Vũ Di được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Huế.

4 thg 5, 2016

Về nơi có Nước mạch Bà, trà Phú Hội

Thấy tôi đăng ảnh kèm câu phương ngôn: “Nước giếng Nghè, chè đồi Ninh” (ở thôn Ninh Sơn, thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) lên facebook, một người bạn để lại lời nhắn: “Ở xã Phú Hội, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cũng có câu “Nước mạch Bà, trà Phú Hội” đấy”. Thế là tôi gói ghém trà cụ, tức tốc lên đường.

Rỉ rả luồn lách khắp vùng

Đến Phú Hội, nghe người dân kể rằng có một mạch nước ngọt rất lớn mà từ mạch ấy sinh ra không biết bao nhiêu mạch con, cháu nên mạch nước ấy gọi là mạch Bà. Mạch nước lộ thiên hoặc chạy ngầm nhằng nhịt, rả rích khắp vùng, góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái (sầu riêng, măng cụt, bòn bon, mít…) và trà. Anh Lê Hà Sơn, chủ một nhà vườn, tổng kết: “Mạch chạy qua vườn nhà nào thì chỉ cần đào xuống đất nửa thước là nước cứ tuôn trào một dòng trong vắt, mát lạnh, rất thơm và ngọt”.

Nước Mạch Bà, trà Phú Hội

Với giọng khẽ khàng, bà Nguyễn Thị Tơn - cán bộ phụ nữ xã Phú Hội (huyện Nhơn Trạch) cho biết: "Trước Tết, nhiều người ở tỉnh về tìm mua trà Phú Hội dữ lắm. Giá 1 kg trà lên đến 60.000 đồng mà kiếm cũng không ra!".

Trà Phú Hội chính gốc khi pha ra có nước màu đỏ bầm rất đẹp và có hương vị thơm ngon riêng không lẫn với các trà khác được. Có lẽ suy diễn từ câu ca dao phổ biến lâu năm ở Đồng Nai: "Nước Mạch Bà, trà Phú Hội" nhiều người cho rằng trà Phú Hội phải được pha bằng nước Mạch Bà mới ngon. Thực ra Mạch Bà là một hệ thống mạch nước ngầm chảy qua địa bàn xã Phú Hội đã góp phần hình thành xã miệt vườn nổi tiếng về các loại cây ăn trái, cây trà. Suối Mạch Bà chảy qua Phú Hội còn có những đoạn lộ thiên được dùng làm nơi tắm rửa, sinh hoạt cho người dân miệt vườn. Nhiều nhà còn đóng giếng khai thác nguồn nước tự phun chảy này làm nước uống, tưới cây. Nước Mạch Bà trong mát và sạch sẽ, nấu sôi pha trà Phú Hội uống rất ngon miệng. Nhưng cùng giống trà ở Phú Hội mà đem trồng ở các vùng đất bị nhiễm phèn thì trà này pha chế ra dù có lấy nước ở Mạch Bà vẫn cho ra màu đen, uống rất dở. Vì vậy, chính vùng đất trồng trà có mạch nước ngầm bên dưới này mới thực sự tạo ra hương vị thơm ngon của trà Phú Hội.

25 thg 7, 2015

Đặc sản chè đâm xứ Nghệ

Đến Quỳ Hợp bất kỳ thời gian nào trong ngày, bạn đều có thể ghé vào quán ven đường để thưởng thức chén nước chè đâm giản dị, thanh mát.

Từ thành phố Vinh, đi ngược theo đường 48 sẽ đưa bạn đến với huyện miền núi Quỳ Hợp, nơi địa đầu phía tây bắc xứ Nghệ. Theo người dân nơi đây, chè đâm có nguồn gốc từ dân tộc Thái bản địa, là thứ đồ uống quen thuộc và không thể thiếu trong đời sống hàng ngày.

Ngày nay, chè đâm được nhiều người biết đến, trở thành món đồ uống phổ biến không chỉ ở Quỳ Hợp, mà còn xuất hiện trong nhiều quán ăn, nhà hàng ở thành phố Vinh. Đây cũng là đồ uống đặc sản dùng để đãi khách.

Để có được bát nước chè đâm phải mất nhiều thời gian và công đoạn hơn so với pha chè xanh bình thường. Chè xanh chọn lá bánh tẻ, hái về đem rửa sạch, cho vào cối ống tre già giã nhuyễn. Nếu chọn lá già quá, nước chè sẽ bầm đen trông không ngon. Hoặc chè non quá, nước sẽ đắng chát.

4 thg 3, 2015

Chìm nổi vận trà Mạn Hảo

Loại danh trà đã thất truyền khiến hậu thế ngẩn ngơ nhất phải kể đến trà Mạn Hảo. 

Thu hoạch trà shan tuyết cổ thụ 

Nó từng được điểm danh là một trong ba thú vui của đấng nam nhi Việt một thời (vào thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) và phổ biến đi vào ca dao cửa miệng của người đời: Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều.

Cần biết rằng: Mạn Hảo là một địa danh Việt vốn thuộc châu Mạn Hảo của Đại Việt. Chỉ từ sau hiệp ước Pháp - Thanh ký năm 1885 (thời Tự Đức), vùng này mới chuyển sang thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Đi tìm gốc tích của danh trà Mạn Hảo là một nỗi niềm đau đáu trong tim kẻ si trà như tôi.

1 thg 3, 2015

Lên Bảo Lộc, ngửi mùi "trinh nguyên"

Giấc mơ ngửi mùi "trinh nguyên” của tôi bắt đầu từ một lần đi Đà Lạt ngang qua TP Bảo Lộc, nghe mùi trà nồng nàng lan tỏa tôi bỗng muốn có một dịp nào đó được đến đây thưởng thức cái mùi trà trinh nguyên chứ không phải là mùi đã tẩm ướp đến sực nức kia.

Đi để biết rằng có ai khác ngoài tôi bị cái mùi trà kia quyến luyến đến mơ về nó và thẳm sâu đằng sau những hương vị kia có điều gì bí ẩn về hồn trà ở xứ B’lao này.

Nghe người bạn rỉ tai: “Nếu không liên hệ được chỗ homestay nhà anh H. thì đến chùa.... Chùa nằm trong đồi trà...” đã thấy sướng râm ran trong người.

Sáng hôm sau, khi chưa ra khỏi giường, mắt vẫn con nhắm con mở tôi đã nghe tiếng đàn guitar dịu dặt cất lên, lúc êm ái khi như sóng cuộn từ tay chơi là con của anh chủ nhà. Một cảm giác ngất ngây tuyệt vời! Chưa hết, người cha đãi khách phương xa bằng bữa “điểm tâm” trà cùng với đĩa nhạc hòa tấu và nhạc Trịnh.

Tôi lãng đãng, run rẩy không phải vì cái lạnh 18 độ C mà là vì những cảm xúc bừng dậy, với những bản nhạc này, với những người đang thuộc về miền nhớ nhưng lại có ở nơi trầm lặng, thanh tao này.

Thác Damri ngăn bước chân du khách với giá vé sang "chảnh": 150.000 đồng/người. Ảnh: Thu Hương

30 thg 3, 2014

"Trái tim" của trà Thái Nguyên là đây?

Đất chè Thái Nguyên có một loại được gọi là "vô danh trà", âm thầm góp vị xứ trà thêm nổi tiếng. 

"Mật danh" Khe Cốc

Đã từ lâu, giới sành trà nước ta nhắc đến một loại chè không hề nổi tiếng, thậm chí không có tên tuổi trên thị trường và cũng chẳng mấy người biết tới. Đó là loại chè có "mật danh" Khe Cốc. Trên thực tế, đó là chè do người làng Khe Cốc, xã Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên làm ra. 

Làng Khe Cốc chông chênh trên những đồi đất gan gà của xã Tức Tranh. Từ lâu, làng đã trở thành "rốn trà" xứ Thái với sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng cho Khe Cốc thổ nhưỡng tuyệt diệu để trồng thứ cây giúp họ đổi đời. Ở Khe Cốc, người ta rất hiếm tìm ra những thuở ruộng trồng lúa hay ngô, khoai, sắn. Tất cả từ đồi cao đến đồi thấp, đồi xa đồi gần đều một màu xanh mướt của chè. 

Đồi chè Khe Cốc. 

6 thg 9, 2013

Trà đặc sản Shan Tuyết trên đỉnh Suối Giàng

Hình ảnh quen thuộc ở Thái Nguyên, Mộc Châu là đồi chè trải rộng một màu xanh biếc, cao lưng chừng bụng. Còn khi lên Suối Giàng, Yên Bái, bạn sẽ bắt gặp hình ảnh rừng chè cổ thụ cao lớn, thân rộng cả vòng tay, phủ lớp địa y trắng mốc.

Suối Giàng là một xã vùng cao thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nằm trên độ cao gần 1.400 m, được ví như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên du khách đến với Suối Giàng không phải để nghỉ dưỡng mà chủ yếu để được thưởng thức thứ trà đặc sản mang tên Shan Tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. 

Suối Giàng nằm trên độ cao gần 1.400 m có khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Ảnh: yenbai.gov.vn 

24 thg 1, 2013

Nhộn nhịp mùa hái chè tuyết

Từ đầu hè tới nay là mùa hái chè tuyết san nhộn nhịp nhất của bà con các dân tộc Thái, Lự, Mông, Dao cư trú ở huyện Tân Uyên (Lai Châu) nằm dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. 



Ảnh: Phạm Ngọc Bằng

Nơi đây có vùng chè đặc sản tuyết san rộng 1.500ha nằm trên độ cao 600m so với mặt nước biển, do các chiến sĩ quân đội về đây lập nông trường trồng chè xuất khẩu sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và mấy chục năm nay do Công ty cổ phần trà Than Uyên quản lý sản xuất, kinh doanh.


20 thg 8, 2012

Biển Hồ trà

Du khách đến thành phố Pleiku thường không quên viếng thăm Biển Hồ, một thắng cảnh được ví như đôi mắt Tây nguyên long lanh trên đỉnh cao. Thế nhưng có một Biển Hồ khác cũng rất thơ mộng lại ít được khách phương xa biết đến. Đó là Biển Hồ trà.

Biển Hồ gồm 2 hồ nước lớn thông nhau, phía Nam là hồ Tơ Nưng còn được dân Pleiku gọi là Biển Hồ nước, phía Bắc là khu vực đồn điền trà và chùa Bửu Minh được gọi là Biển Hồ trà.

Vài dòng lịch sử

Từ năm 1919 - 1920, công ty P.I.T. (Plantation Indóchinoise des Thés) của Pháp đã khai khẩn vùng đất phía bắc Biển Hồ để trồng trà. Đây chính là đồn điền đầu tiên của người Pháp trên cao nguyên Pleiku. Sở Trà (cách gọi của người dân lúc đó) nằm trên bờ bắc Biển Hồ - cách hồ nước gần 2km. Công nhân đồn điền hầu hết là người miền Trung, sống quanh đó và lập thành làng Cỏ May.

Thuở ấy, vùng đất này còn là nơi sương lam chướng khí. Để tạo chốn nương tựa về tâm linh, những người công nhân Việt xin phép được lập chiếc am nhỏ dưới gốc đa cổ thụ ở lô chè số 13 - cách làng Cỏ May khoảng 1 km về phía đông - để cầu cúng. Am này được gọi là Sơn Hải Miếu hay Dinh Bà. Hiện trong am còn bức hoành phi đại tự bằng gỗ với 3 chữ lớn: "Niệm tại tư ", phần niên đại ghi: Long Thụy - Bính tý (tức là năm 1936).