31 thg 8, 2024

Làng cổ Long Tuyền

Việt Nam có nhiều làng cổ, trong đó có 4 ngôi làng cổ được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia, đó là: Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Làng cổ Phước Tích (Huế), Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam)  Làng cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang).

Trong 4 ngôi làng này có một ngôi làng ở miền Tây Nam bộ, thuộc tỉnh Tiền Giang, láng giềng của Cần Thơ, đó là Đông Hòa Hiệp. Trong khi đó Cần Thơ có một ngôi làng cổ rất đặc sắc nhưng ít được nhắc tới, đó là Làng cổ Long Tuyền.

Nhà cổ Bình Thủy ở làng cổ Long Tuyền. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Vườn sung Mỹ 2 ha hút khách tham quan ở TP HCM

1.000 cây sung Mỹ ở khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức đang vào vụ thu hoạch, thu hút khách tham quan và trải nghiệm hái trái.


Mỗi ngày từ sáng sớm, nhân viên trong khu du lịch Suối Tiên, TP Thủ Đức thu hoạch trái sung Mỹ, đóng gói để bán cho du khách tham quan. Vườn trồng hai năm trước với gần 1.000 gốc được nhập từ Mỹ.

Cây sung Mỹ vốn được gọi là sung đường, sung ngọt, có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm. Cây này được trồng nhiều ở vùng Địa Trung Hải, nhiều nhất là Thổ Nhĩ Kỳ. Tại Việt Nam, loài cây này được trồng khoảng 5 năm nay, ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Nghệ An. Tại TP HCM, sung Mỹ được một số gia đình trồng làm cây kiểng vì trái sum xuê, màu rực rỡ.

Hồng Ngài - Vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Tây Bắc

Hồng Ngài là một bản nhỏ hoang sơ thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Mông với hơn 70 mái nhà trình tường độc đáo vẫn còn nguyên bản. Cùng với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Với cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu đa dạng, mùa nào cũng đẹp, Hồng Ngài đã thực sự trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách

Đặc sắc nghi lễ Trỉa lúa của đồng bào Bru - Vân Kiều

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động văn hóa của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” năm 2024, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Bru – Vân Kiều đến từ tỉnh Quảng Bình đã tái hiện lễ Trỉa lúa đặc sắc của dân tộc mình.

Lễ hội Trỉa lúa được xem là sự kiện quan trọng nhất trong đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của đồng bào Bru – Vân Kiều. Người dân cầu mong các vị thần giữ gìn, bảo hộ cho sự sinh sôi nảy nở của hạt giống để có vụ mùa chắc hạt nặng bông.

Lễ Trỉa lúa với các lễ vật hiến sinh là nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều. Ảnh: Hoàng Tâm

30 thg 8, 2024

'Núi đá đĩa' phát lộ khi làm đường ở Quảng Nam

"Núi đá đĩa" nằm bên dòng sông với nhiều trụ đá hình tròn, lục giác, tứ giác sắp thành từng cột, lộ thiên khi mở đường thi công thủy điện Nước Chè, Quảng Nam.


Núi đá nằm gần turbin thủy điện Nước Chè, xã Phước Năng, huyện Phước Sơn, cách đường Hồ Chí Minh khoảng 2 km. Theo người dân, trước đây đá ẩn trong đất, chỉ lộ một ít nhưng bị cây cối che khuất. Năm 2018, công ty thủy điện Nước Chè mở đường từ tubin đến kênh dẫn nước xã Phước Mỹ làm phát lộ vách núi với nhiều trụ đá.

Ngôi làng tỷ phú ở Vĩnh Phúc

Tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc có một ngôi làng nhỏ nhưng biệt thự mọc lên như nấm. Người dân quanh đây gọi nơi này là làng tỷ phú.

Mật độ dân số ở Vĩnh Tường lên đến gần 1.500 người/km², trong khi mức bình quân của tỉnh Vĩnh Phúc chỉ là hơn 900 người/km
². Huyện được nhiều người biết đến nhờ những làng nghề như xã An Tường (nghề gỗ), xã Lý Nhân (rèn dao, kim khí...), xã Vân Xuân (buôn bán phụ kiện điện thoại)...

Đặc biệt, thôn Bắc Trại của xã Vân Xuân còn nổi tiếng với những tòa lâu đài tọa lạc giữa xóm làng đông đúc.

Toà lâu đài nằm ở thôn Bắc Trại, xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường. Ảnh: Nhị Tiến

Điệu múa cà đáo của người Cor

Trong các lễ hội của đồng bào dân tộc Cor ở huyện Trà Bồng hầu như không bao giờ thiếu điệu múa cà đáo. Người Cor gìn giữ điệu múa đặc sắc này qua nhiều thế hệ, là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tinh thần của dân tộc Cor.

Phụ nữ người Cor không tham gia đánh chiêng, nhưng múa cà đáo lại đi liền với chiêng trống. Điệu múa này thường sử dụng trong các lễ hội. Ngay từ khi còn nhỏ, con gái người Cor đã được bà, mẹ truyền dạy cho điệu múa cà đáo. Điệu cà đáo nhịp nhàng, quyến rũ của người Cor thường có mặt trong các ngày lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn mừng nhà mới, Tết mùa, lễ cưới...

Đặc sắc Bình Châu

Xã Bình Châu (Bình Sơn) là địa phương ven biển được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điểm đến mê hoặc lòng người. Trong đó, thắng cảnh Hòn Nhàn, Ba Làng An, bãi biển Châu Tân... đã và đang thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Điểm đến hấp dẫn

Bình Châu sở hữu bờ biển dài khoảng 20km. Nơi đây có nhiều di sản địa chất được hình thành bởi hoạt động của núi lửa cách nay hàng triệu năm. Ngoài những tuyệt tác thiên nhiên như thắng cảnh Ba Làng An, Hòn Nhàn, bãi biển Châu Tân... khu vực vùng biển Vũng Tàu, ở thôn Châu Thuận Biển, còn được mệnh danh là “nghĩa địa tàu đắm”, là bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa biển. Đây là tiềm năng lớn để địa phương xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch phù hợp, qua đó thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành "công nghiệp không khói" của tỉnh.

Thắng cảnh Hòn Nhàn, xã Bình Châu (Bình Sơn) mang vẻ đẹp hoang sơ, thu hút nhiều du khách đến tham quan.

29 thg 8, 2024

Tản mạn sông Trà Khúc

Mùa này, dòng sông Trà Khúc nước trong xanh. Lâu rồi, nhắc đến sông Trà Khúc, người Quảng Ngãi thường nói đến chuyện áo cơm. Bởi, nhờ có dòng sông nên Quảng Ngãi mới xây dựng công trình thủy lợi Thạch Nham để đưa nước sông Trà tưới mát cho khắp các cánh đồng thuộc 7 huyện, thị xã và TP.Quảng Ngãi, đặc biệt là cấp nước sinh hoạt cho TP.Quảng Ngãi. Nước từ sông Trà, qua hệ thống thủy lợi Thạch Nham còn cung cấp cho KKT Dung Quất, KCN Tịnh Phong.

Sông Trà Khúc bồi đắp phù sa cho những cánh đồng ven sông trồng hoa màu tươi tốt; cung cấp nguồn vật liệu cát, sạn phục vụ xây dựng các công trình. Sông còn là nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, âm nhạc. Hình ảnh bờ xe nước “dẫn thủy nhập điền” đã trở thành biểu tượng của quê hương núi Ấn - sông Trà một thời chưa xa.

Khám phá "Đà Lạt thu nhỏ" ở Bắc Giang chỉ cách Hà Nội 100 km

Với cảnh đẹp hoang sơ, không khí dễ chịu, khu vực thảo nguyên với hồ trong rừng ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trở thành điểm đến hấp dẫn du khách tới trekking, săn mây, tận hưởng không gian xanh mát như "Đà Lạt thu nhỏ".

Nằm cách Hà Nội khoảng 100 km, thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn) là điểm đến mới nổi trên bản đồ du lịch tỉnh Bắc Giang thời gian gần đây. Nơi đây có khung cảnh thiên nhiên trong lành, bầu không khí dễ chịu, được ví như “Đà Lạt thu nhỏ”.

Thảo nguyên xanh mát thuộc địa phận thôn Đảng (xã Sa Lý, huyện Lục Ngạn).

Cầu Sông Thương - nơi ghi dấu nhiều chiến công

Để thực hiện khai thác thuộc địa, từ năm 1889, thực dân Pháp tiến hành xây dựng tuyến đường sắt Phủ Lạng Thương tới Lạng Sơn, đến tháng 12/1894 thì hoàn thành. Cầu Phủ Lạng Thương còn gọi là cầu Sông Thương được xây dựng trong khoảng thời gian này và đã trở thành biểu tượng, nhân chứng lịch sử gắn liền với người dân Bắc Giang trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, giai đoạn 1945-1954, Phủ Lạng Thương (nay là TP Bắc Giang) đã thực hiện tốt chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, cùng các địa phương trong cả nước tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện tiến tới thắng lợi. Sau 9 năm kháng chiến, thực dân Pháp để lại hậu quả nặng nề cho đất nước ta.

Cầu Sông Thương. Ảnh tư liệu.

Mê mẩn những cánh đồng lúa chín vàng óng ở Hà Tĩnh

Cuối tháng 8, những cánh đồng lúa rộng lớn vụ hè thu ở Hà Tĩnh phủ một màu vàng óng, đẹp như tranh. Với mức giá cao, hứa hẹn vụ mùa bội thu cho người nông dân.

Những ngày này, khắp các cánh đồng ở Hà Tĩnh nhộn nhịp tiếng máy gặt đập liên hợp đang thu hoạch vụ lúa hè thu.

28 thg 8, 2024

Làng hơn 370 năm giữa đầm Nha Phu

Làng Hà Liên nằm tại thị xã Ninh Hòa được hình thành hơn 370 năm, nhìn từ xa như một ốc đảo nằm tách biệt giữa đầm Nha Phu.


Làng Hà Liên, nay là tổ dân phố Hà Liên, thuộc phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km về hướng Bắc. Làng là nơi duy nhất tại thị xã Ninh Hòa nằm giữa đầm Nha Phu, xung quanh được bao bọc bởi những hồ nuôi thủy sản của người dân địa phương.

Lễ hội Mạ ma của người Xinh Mun

Người Xinh Mun sống tập trung tại vùng núi cao thuộc tỉnh Sơn La. Vào mùa Xuân, đồng bào thường tổ chức Lễ hội Mạ ma thể hiện ước vọng trời yên vật thịnh và tài diễn xướng văn nghệ dân gian của dân tộc mình.

Trung tâm Lễ hội Mạ ma là cây hoa (xặng bok) tượng trưng cho cây đời. Để chuẩn bị cho cây hoa “xặng bok” là cả một quá trình công phu. Người chuẩn bị là thầy mo và những “con nuôi” là người ốm do thầy chữa khỏi cùng với người dân trong bản.

Một cây tre cao khoảng 3 m được chọn làm “thân” cây, cành lá, hoa quả trên cây là những hình chim, chuồn, sóc… Ngoài ra còn có cá, xương cá, con ve… và các vật dụng người Xinh Mun sử dụng như ô dù, chống chỉ, trống gỗ, tàu voi, tàu ngựa, cày bừa… Dưới gốc cây hoa trồng cây chuối lộn ngược, rêu, củ măng, quả bầu nậm… Xung quanh “xặng bok” là những bàn thờ cùng các mâm cúng với nhiều loại thức ăn.

Thiếu nữ Xinh Mun

Độc đáo Lễ cúng hoa Ban của người Xinh Mun

Ở tỉnh Sơn La, đồng bào dân tộc Xinh Mun thường cư trú ở vùng núi, rẻo cao, kinh tế chủ yếu dựa vào việc canh tác nương rẫy, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cũng như nhiều dân tộc khác, đồng bào Xinh Mun quan niệm “vạn vật hữu linh”. Họ tin rằng các cánh rừng, con suối, nương rẫy đều có thần linh cai quản. Do vậy, họ có nhiều nghi lễ nông nghiệp; trong đó, nổi bật là Lễ Sà Típ (Lễ cúng hoa Ban).

Mâm cúng trong Lễ Sà Típ của người Xinh Mun tại Sơn La. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Hồi sinh Lễ cầu mưa của đồng bào Bahnar ở Gia Lai

Trên vùng đất cao nguyên hùng vĩ, nơi còn lưu giữ nhiều nét văn hóa dân gian độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số bản địa, trong chuỗi các nghi lễ dân gian, Lễ cầu mưa là một trong những nghi thức tín ngưỡng lâu đời đặc trưng gắn với lao động sản xuất của đồng bào Bahnar ở Gia Lai. Nghi lễ này thường được tổ chức vào tháng tư, tháng năm hằng năm để cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là nghi lễ độc đáo, góp phần làm giàu bản sắc văn hóa của các dân tộc bản địa ở Gia Lai.

Tái hiện nghi lễ cầu mưa của đồng bào Bahnar ở làng Hnap, xã K'Dang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

27 thg 8, 2024

Độc đáo lễ cúng chiêng mới của đồng bào Jrai

Trong văn hóa người Tây Nguyên, cồng chiêng là món ăn tinh thần không thể thiếu tại các lễ, hội. Hiện tại các buôn làng ở Gia Lai có những bộ cồng chiêng tuổi đời hàng chục thậm chí hàng trăm năm, ghi dấu biết bao thay đổi của đồng bào nơi đây.

Các thành viên của CLB Cồng chiêng buôn Ama Djơng, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa (Gia Lai) làm lễ cúng chiêng mới. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc cũng như gìn giữ âm vang cồng chiêng luôn được đồng bào Tây Nguyên chú trọng, đặc biệt khi có bộ cồng chiêng mới, bà con ăn mừng như được Yang (thần linh) ban thêm của cải, may mắn, sức khỏe.

Uống cà phê, ngắm bình minh ven sông Hàn từ 4h

Hai quán cà phê trên phố đi bộ Bạch Đằng mở cửa từ 4h sáng, thu hút hàng trăm bạn trẻ đến thưởng thức đồ uống, ngắm bình minh.


Từ giữa tháng 8, quán cà phê trên phố đi bộ Bạch Đằng, quận Hải Châu mở cửa từ 4h. Nhiều khách đến đây thưởng thức cà phê, ngắm bình minh từ biển (cách phố đi bộ 2 km) phản chiếu xuống sông Hàn, đã chia sẻ lên mạng xã hội và tạo thành trào lưu cho giới trẻ.

Lăng mộ trăm năm của Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình

Lăng mộ danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh được lập hơn 200 năm trước, bao quanh bởi rừng cây xanh mát nhìn ra sông Kiến Giang ở Quảng Bình.


Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, được bao quanh bởi rừng keo tràm và nhiều nhà dân.

Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 -1700), là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật. Ông làm quan dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, Nguyễn Phúc Trăn, Nguyễn Phúc Chu. Ông mất và an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.

Địa điểm tắm onsen mùa thu ở Quảng Ninh

Khu nghỉ dưỡng Yoko Onsen Quang Hanh với dịch vụ tắm khoáng chuẩn Nhật, là một trong những điểm nghỉ dưỡng phù hợp vào mùa thu.

Khu nghỉ dưỡng khoáng nóng Yoko Onsen Quang Hanh, Cẩm Phả do Sun Group đầu tư hiện là điểm đến nổi bật tại miền Bắc khi tiết trời sang thu, nhờ dịch vụ tắm khoáng nóng chuẩn Nhật Bản và không gian thư giãn, bình yên.

Tắm onsen được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Yoko Onsen Quang Hanh

26 thg 8, 2024

Vẻ đẹp trang phục riêng có của phụ nữ Mường Hòa Bình

Nếu đã từng đến Hòa Bình, ghé thăm bốn vùng Mường nổi danh: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, du khách sẽ không khỏi xao xuyến trước vẻ đẹp của cảnh quan, sự giao thoa đa dạng về văn hóa, sự nồng hậu thân thiện của người dân nơi đây và đặc biệt là vẻ đẹp đằm thắm dịu dàng của những người con gái Mường trong trang phục dân tộc áo Pắn. 

Phụ nữ Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng trong lễ hội xuống đồng của dân tộc Mường Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Then Kin Pang, Lễ hội mang đậm bản sắc của dân tộc Thái ở Phong Thổ

Năm nay, đông đảo người dân và du khách có mặt tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trong hai ngày 17 và 18/4 để hòa mình vào Lễ hội Then Kin Pang năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn đặc trưng của đồng bào Thái trắng tại đây.

Thực hành nghi thức cúng Then tại Nhà Then. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Huyện Phong Thổ có 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái có tỷ lệ dân số đứng thứ 3 của huyện với hơn 17%. Người Thái có kho tàng văn hóa, văn nghệ vô cùng phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Lễ hội “Then Kin Pang” là nét văn hóa đặc sắc, hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái khu vực Mường So, Khổng Lào ở huyện Phong Thổ.

Nơi an giấc của ba vua triều Nguyễn sau trùng tu

An Lăng, nơi chôn cất vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân, mở cửa đón khách tham quan từ 1/8, sau 5 năm trùng tu với tổng kinh phí 40 tỷ đồng.


An Lăng, nơi an táng, thờ tự ba vua triều Nguyễn gồm vua Dục Đức, Thành Thái và Duy Tân, nằm trên đường Duy Tân ở phường An Cựu. Lăng rộng gần 6 ha, ngoài lăng vua và hoàng hậu còn có 42 mộ xây của ông hoàng bà chúa cùng 121 mộ đất của con cháu vua Nguyễn.

25 thg 8, 2024

Phục dựng Lễ Khăm bản - Tết té nước truyền thống dân tộc Lào

Trong hai ngày 5 - 6/4, tại bản Pa Xa Lào, UBND xã Pa Thơm (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) tổ chức phục dựng Lễ Khăm bản - Tết té nước truyền thống dân tộc Lào. 

Những điệu múa truyền thống của đồng bào dân tộc Lào. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của dân tộc Lào; là dịp để con cháu, bản làng tỏ lòng thành kính đối với những người lập ra bản mường đầu tiên, với ông, bà, tổ tiên, thần sông, thần suối, thần rừng, thần nương rẫy…; đồng thời, cầu cho một năm mới may mắn, nhiều tài lộc, mùa màng bội thu, trâu, bò đầy sân, lợn, gà đầy chuồng; con người không ai ốm đau, bệnh trọng, mọi người trong bản đều được bình an, cuộc sống ấm no hạnh phúc. 

Chùa An Lạc: Di tích độc đáo ở huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương)


Chùa An Lạc ở cuối làng Đông, xã Bình Lãng (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) vẫn được người dân trong vùng quen gọi là chùa Núi. Tuy nằm ở vùng đồng bằng, nhưng ngôi chùa lại tọa lạc ở một vị trí rất độc đáo khi dựa lưng vào một quả núi đất và hướng ra dòng sông uốn khúc mà dân làng quen gọi là sông Vàng. Đây là ngôi chùa hiếm có khi nằm biệt lập với khu dân cư.

24 thg 8, 2024

Đặc sắc lễ Xên bản của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong các hoạt động tháng 3 với chủ đề “Ngày hội hoa ban”, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La đã tái hiện lại lễ hội Xên bản (Xên mường) vô cùng độc đáo.

Lễ Xên bản (Xên mường) tỉnh Sơn La nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung thường diễn ra vào mùa xuân (cuối tháng giêng, đầu tháng hai âm lịch hàng năm, lúc này hoa ban bắt đầu nở) với ý nghĩa xướng báo các vị thần linh, thần nước, thần núi, thần rừng, thổ địa…về hưởng thụ đồ lễ, thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ đến các vị thần linh đã khai sáng ra bản mường. 

Các lễ vật trong lễ cúng Xên bản. Ảnh: Lệ Giang

Quán lươn 40 năm trong phố cổ Hà Nội

Đông Thịnh 40 năm chỉ bán món lươn như miến, cháo, súp với cách chế biến linh hoạt, tạo hương vị riêng và được Michelin chọn vào danh sách "ngon, giá hợp lý".


Sau khi được Cẩm nang Michelin giới thiệu vào danh sách "Ngon, giá hợp lý" - Bib Gourmand năm 2024, không có thay đổi nào ở quán miến lươn Đông Thịnh, số 87 phố Hàng Điếu, đối diện chợ Hàng Da.

23 thg 8, 2024

Độc đáo nghi thức rước rể của đồng bào Ê Đê

Trong khuôn khổ các hoạt động nhân "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Ê Đê đến từ tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức tái hiện nghi thức rước rể độc đáo của dân tộc mình.

Theo phong tục của người Ê Đê, sau mùa rẫy, ngày rộng tháng dài, lúa gạo đầy kho.... các cô gái Ê Đê có thể đi hỏi chồng. Khi được đôi bên đồng ý, cô gái Ê Đê sẽ về nhà chồng để ở dâu từ 01 đến 03 năm (tùy vào sự thỏa thuận của 2 bên gia đình). Nhà trai được thách cưới và nhà gái sẽ lo mọi chi phí cưới, hỏi mới được làm lễ rước rể về nhà.

Đoàn rước rể từ nhà trai trên đường di chuyển về nhà gái. Ảnh: Phương Nam

Say đắm điệu múa bát của người Tày

Múa bát là điệu múa cổ của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Đây là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong dịp Tết, lễ hội truyền thống hằng năm. Múa bát không chỉ mang tính giải trí mà còn cổ vũ, động viên tinh thần đồng bào hăng say lao động, sản xuất.

Vừa qua, tại “Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024”, điệu múa bát với sự tham gia của 1.000 người đã tạo ấn tượng sâu sắc, đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho đại biểu, người dân và du khách. Ảnh: Vũ Hoàng Giang

Suối tự nhiên ẩn mình giữa Mộc Châu, khách chơi thả ga không tốn tiền

Khu vực suối khá rộng, nước trong và sạch, hai bên bờ có nhiều cây xanh, thích hợp làm điểm đến “chữa lành”, giải nhiệt dịp cuối tuần cho các gia đình, nhóm bạn trẻ tới Mộc Châu dã ngoại.

Suối nước tự nhiên thuộc tiểu khu Bản Mòn, thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La là điểm đến hấp dẫn du khách thời gian gần đây bởi vẻ đẹp xanh mát, hoang sơ.

22 thg 8, 2024

Văn hóa ẩm thực trong lễ hội của người Chăm

Ẩm thực trong lễ hội của người Chăm tỉnh Bình Thuận là một nét văn hóa độc đáo. Nét độc đáo ấy không phải là ở những món ăn cao lương mỹ vị, đắt tiền mà nó mang vẻ bình dị, mộc mạc.

Người Chăm bày biện đồ cúng độc đáo trong lễ tảo mộ. Ảnh: Nguyễn Thành

Thám hiểm lòng hố sụt trong công viên địa chất Non Nước

Hố sụt Canh Cảo, Công viên địa chất toàn cầu Non Nước, là điểm đến mới được dân yêu thích thám hiểm quan tâm gần đây vì "kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp".

Hố sụt Canh Cảo sâu 150 m, được hình thành từ sự sụp đổ trần của một hang động lớn. Hố sụt ẩn mình trong Công viên Địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng - nơi được UNESCO công nhận năm 2018.

Khám phá ngôi chùa nổi tiếng xứ Nghệ nắm giữ nhiều kỷ lục Việt Nam


Chùa Đại Tuệ Nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy núi Đại Huệ với độ cao gần 500 m so với mực nước biển, chùa Đại Tuệ (xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) tọa lạc trong một không gian non nước hữu tình, một thắng cảnh bậc nhất về văn hóa lịch sử của miền đất Bắc Trung bộ.

Giữa cảnh sắc núi non hùng vĩ, chùa Đại Tuệ hiện lên thấp thoáng trong mây ngay trên động Thăng Thiên, làm nao lòng không biết bao du khách mỗi khi có dịp vãn cảnh chùa. Đây được xem là điểm du lịch tâm linh văn hóa xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này còn trở nên nổi tiếng khi đang nắm giữ những kỷ lục Việt Nam.

21 thg 8, 2024

Đặc sắc trang phục và tục nhuộm răng đen của người Lào ở Lai Châu

Người Lào ở Lai Châu có trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen mang nét rất đặc sắc riêng.

Áo và váy của người phụ nữ Lào được thiết kế tỉ mỉ công phu với màu chủ đạo là màu đen nhuộm chàm. Áo xẻ ngực, được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ kết hợp với trang sức bằng bạc, nhôm hoặc đồng. Khăn quấn còn gọi là "phạ phe" giúp tô điểm thêm vẻ đẹp chịu thương chịu khó của người phụ nữ Lào ở Lai Châu. Trang phục nam giới đơn giản hơn với quần và áo nhuộm chàm đen.

Khác với phụ nữ, trang phục của nam giới đơn giản hơn với với quần, áo được nhuộm chàm đen, đầu quấn khăn màu trắng. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam


Chùa Som Rong (phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) không những nổi tiếng vì có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam; nơi đây còn khiến nhiều du khách tò mò khi sở hữu cặp đá nặng 4,2 kg nổi được trên mặt nước.

Độc đáo xóm nghề trăm tuổi ở TPHCM, nghệ nhân đọc kinh, niệm Phật khi làm

Sản phẩm của xóm nghề có tuổi đời gần 100 năm tại TPHCM đều mang yếu tố tâm linh nên nghệ nhân, người thợ phải tịnh tâm thậm chí đọc kinh, niệm Phật… khi theo nghề.

“Xóm tượng Phật”

Sâu trong con hẻm dưới chân cầu Ông Buông (quận 6, TPHCM) có một xóm nghệ nhân làm nghề truyền thống. Nơi đây được biết đến với tên gọi xóm chùa hay xóm tượng Phật.

Xóm có tên gọi như trên bởi có một số gia đình đã 3 đời làm tượng Phật. Người dân tại đây không biết chính xác làng nghề hình thành từ năm nào. Họ chỉ biết những nghệ nhân có thâm niên nhất hiện giờ đều là con cháu đời thứ 3 của các gia đình làm tượng thờ nổi tiếng.

Hiện nay, xóm tượng Phật có khoảng 10 cơ sở giữ nghề truyền thống đặc biệt này.

20 thg 8, 2024

Khung cảnh mây vờn trên đồi cỏ, đẹp như phim ở Cao Bằng 'đốn tim' du khách

Mùa săn mây ở đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý), Cao Bằng đang thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

Những ngày qua, hình ảnh biển mây xuất hiện ở khu đồi cỏ xanh mướt, nhấp nhô uốn lượn, phía xa xa lấp ló ánh bình minh được chia sẻ rộng rãi trên nhiều nhóm du lịch. Cư dân mạng nhanh chóng "săn lùng" tọa độ check-in đẹp như phim này.

Theo tìm hiểu, khung cảnh gây sốt được ghi lại tại đồi cỏ Ba Quáng (hay còn gọi là đồi cỏ Vinh Quý) - nằm giáp ranh giữa xóm Khum Đin và xóm Bắc Vọng, thuộc xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.

Khu vực này nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 70km.

Hai năm trở lại đây, đồi cỏ Ba Quáng thu hút rất đông người dân và du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, độc đáo, mỗi mùa mỗi vẻ.

Thủy cung Lotte World - Đại dương thu nhỏ giữa lòng Hà Nội


Thủy cung Lotte World Hà Nội trở thành điểm đến của du khách bởi không gian mô phỏng thế giới đại dương chân thực và hoạt động bảo tồn sinh vật biển, sau một năm hoạt động.

Anh hùng dân tộc Trương Định: Ngàn năm sử sách rạng danh thơm

Cách đây 160 năm, ngày 20/8/1864, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định đã anh dũng, kiên cường cùng nghĩa binh chiến đấu chống thực dân Pháp xâm lược và tuẫn tiết một cách đầy khí phách. Ông là người con ưu tú của quê hương núi Ấn - sông Trà, là Anh hùng sống mãi cùng dân tộc.

Một lòng yêu nước

Trương Định sinh năm 1820, ở thôn Trường Định, xã Tư Cung, phủ Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi). Ông đã được giáo dục, rèn luyện và hình thành nhân cách tốt đẹp, nghĩa khí đặc trưng của người Quảng Ngãi. Năm 1844, ông theo cha vào Nam, lấy vợ và lập nghiệp ở Gò Công (Tiền Giang). Ông được triều đình nhà Nguyễn phong chức Phó Quản cơ, rồi Quản cơ, tham gia chống giặc ngoại xâm cùng quân triều đình, lập được nhiều chiến công.

Di tích lịch sử quốc gia Đền thờ Trương Định, ở xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi).

Quán ăn ở TPHCM có tên 'bốc mùi', giá cả 'hết hồn' nhưng khách đông nườm nượp

Bên cạnh "ốc cổ mộ", "xôi nhà xác", "lẩu bò nghĩa địa", "cơm tấm bãi rác" cũng là một quán ăn thu hút sự chú ý của nhiều thực khách tại TPHCM.

"Cơm tấm bãi rác" là một quán ăn nằm ở phường 13, quận 4.

Trước đây, quán nằm ngay cổng chợ Xóm Chiếu, nơi các tiểu thương tập kết rác mỗi chiều để chờ xe tới gom đi. Với "đặc điểm nhận diện" này, chẳng biết từ bao giờ, khách gọi quán là "cơm tấm bãi rác".

Sau này, quán chuyển về đường Lê Văn Linh, cách vị trí cũ khoảng 1km nhưng cái tên độc lạ, "bốc mùi" vẫn gắn bó không rời. Quán mở cửa từ 16h hôm trước đến 2-3h hôm sau, càng về đêm lại càng đông khách.

19 thg 8, 2024

Về miền biển ăn cá sạo

Ở vùng biển ven bờ Quảng Ngãi có một loại cá tên nghe lạ, đó là cá sạo. Cá sạo được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, dân dã.

Cá sạo và nguyên liệu để nấu canh chua.

Nhiều ngư dân cao tuổi ở các xã ven biển Nghĩa An, Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) thường hoài niệm kể về cá sạo, một loài cá có thịt trắng phau như thịt gà, bơi thành từng đàn vào vùng nước chè hai nơi cửa Đại.

Nghê chầu trên đất Quảng Ngãi

Có nhiều đình làng, lăng vạn, nghĩa tự ở Quảng Ngãi, dù trải qua bao lần trùng tu, tôn tạo, thậm chí xây mới, tượng nghê vẫn được tạc lại theo nguyên mẫu như một sự khẳng định về giá trị trường tồn của linh vật nghê trong đời sống tinh thần của người dân.

Người dân xã Bình Hải (Bình Sơn) không ai biết chính xác lăng vạn Thanh Thủy, ở thôn Thanh Thủy, được xây dựng từ lúc nào. Mọi người chỉ biết lăng này được xây dựng từ cách đây mấy trăm năm, trong lăng vạn còn lưu giữ 6 bản sắc phong thời Nhà Nguyễn và thờ cúng di cốt của cá Ông lụy vào bờ từ cách đây khoảng 200 năm.

Tượng nghê ở nghĩa tự Tuyết Diêm 1, xã Bình Thuận (Bình Sơn).

Dẻo thơm xôi đậu phụng

Mùa đậu phụng, tôi lại nhớ hương vị của bát xôi má nấu sau vụ mùa - món ăn đơn sơ gói ghém tình thương nuôi lớn chúng tôi.

Dẻo thơm xôi đậu phụng

Đậu phụng được người dân quê tôi trồng từ khoảng đầu tháng Chạp và thu hoạch vào giữa cuối tháng Tư hoặc trong tháng Năm.

Thời tiết nắng nóng rất thích hợp cho việc nhổ, phơi hạt đậu. Thời thơ bé của anh em chúng tôi luôn gắn bó với việc theo chân ba má tỉa đậu ở mấy sào đất ngoài gò trảng, rồi khi đậu phát triển lại thi nhau nhổ cỏ, xới đất đậu. Đến mùa, ba căn dặn tranh thủ ngày cuối tuần đủ mặt mấy đứa con, dắt nhau ra nhổ cây, lặt trái.

Đặc sản ‘ăn tươi nuốt sống' ở Ninh Bình chấm loại nước sốt đọc trẹo miệng

Dù được chế biến từ nguyên liệu tươi sống, không qua công đoạn làm chín nào nhưng đặc sản gỏi nhệch nức tiếng Ninh Bình vẫn hút khách thưởng thức bởi phần thịt dai giòn, vị ngọt dịu, ăn cùng hàng chục loại lá và nước chấm sánh quyện đặc trưng.

Nhắc tới đặc sản Ninh Bình, ngoài những cái tên quen thuộc như thịt dê, cơm cháy… còn có một món ăn không kém phần nổi tiếng, được nhiều thực khách yêu thích. Đó là gỏi cá nhệch.

Đúng như tên gọi, món gỏi này được chế biến từ nguyên liệu chính là cá nhệch. Đây là loài cá da trơn, không chân không vây, khỏe và khá dữ. Thoạt nhìn, chúng khá giống lươn nhưng kích thước lớn hơn, da trơn trượt, lưng và bụng màu nâu nhạt.

Cá nhệch sinh sống cả trong môi trường nước mặn, nước ngọt và nước lợ, đặc biệt xuất hiện nhiều ở các khu vực đầm phá ven biển, cửa sông.

Nhệch là loài cá không chân không vây, vẻ ngoài kém hấp dẫn nhưng chế biến được thành nhiều món ngon… Ảnh: Ninh Anna

Băng giá phủ trắng trên đỉnh Mẫu Sơn

Sáng 23/1, nhiệt độ trên đỉnh Mẫu Sơn giảm sâu, băng giá phủ trắng cảnh vật tạo nên hình ảnh thiên nhiên kỳ thú. Dưới đây là một số hình ảnh băng giá được phóng viên ghi lại trên đỉnh núi Mẫu Sơn.

Sáng 23/1, nhiệt độ trên đỉnh Mẫu Sơn giảm xuống còn -1,8 độ C, gió thổi mạnh, những cơn mưa rơi xuống kết tinh thành băng giá trắng xoá

18 thg 8, 2024

Thơm bùi hạt dẻ Thanh Lòa

Hạt dẻ nổi tiếng vào những năm 60 của thế kỷ trước, ăn ngọt bùi tự nhiên, mùi thơm ngậy, được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhận thấy trên địa bàn xã Thanh Lòa, huyện Cao Lộc có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng và phát triển “sản vật” của quê hương, người dân nơi đây đã đưa cây hạt dẻ về trồng. Đến nay, toàn xã có 25,65 ha hạt dẻ (xã có diện tích trồng nhiều nhất huyện Cao Lộc).

Cây dẻ được người dân xã Thanh Lòa trồng từ năm 2008 với diện tích 4 ha

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Lù Gang ở Công Sơn

Đồng bào người Dao Lù Gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc sinh sống rải rác trên các ngọn núi. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Người Dao Lù Gang nơi đây nổi tiếng với những phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc từ cách ăn, nếp ở, trang phục, tục thờ cúng, lễ hội…. Trong số đó, phong tục cưới hỏi mang nhiều nét độc đáo nhất. Để tìm hiểu cụ thể, chúng tôi đã đến dự và chứng kiến lễ cưới của cô dâu Triệu Linh (sinh năm 2004) và chú rể Dương Hương (sinh năm 1995) tại thôn Ngàn Pặc, xã Công Sơn.

Người Dao Lù Gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao Lù Gang đều được diễn ra vào ban đêm. Ngay từ 3 giờ sáng, khi cả bản làng còn đang chìm trong giấc ngủ, cô dâu đã phải thức dậy chuẩn bị trang phục để tiến hành các nghi lễ trước khi ra cửa

Nét đẹp bình dị trang phục truyền thống người Tày Xứ Lạng

Lạng Sơn là mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc gắn liền với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc với những địa danh lừng lẫy, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là quê hương của nhiều dân tộc ít người vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó điển hình là dân tộc Tày.

Theo số liệu thống kê trong cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày đứng ở vị trí thứ hai (sau người Nùng) với tổng số trên 282.000 người, chiếm 36,1% tổng số dân toàn tỉnh. Dân tộc Tày là dân tộc gốc của Lạng Sơn, cư trú ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Địa bàn có đông người Tày sinh sống nhất hiện nay là huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn… Bên cạnh những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào dân tộc Tày còn có một nét đẹp bản sắc riêng đó chính là trang phục truyền thống. Nếu trang phục người Dao, người Mông… khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của người Tày Lạng Sơn lại có vẻ đẹp từ sự giản đơn, đem đến sự nền nã, duyên dáng. Đó là chiếc áo nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ họa tiết gì. Với nét đẹp bình dị và độc đáo đó, bộ trang phục đã trở thành biểu tượng văn hoá thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của những người con dân tộc Tày trên mảnh đất Xứ Lạng.

Trước đây, người Tày thường tự trồng bông, dệt vải. Sau này do sự phát triển của đời sống, phụ nữ Tày đổi qua mua vải mộc trắng ở chợ về nhuộm chàm, công đoạn nhuộm thông thường là từ tháng 8 (âm lịch) năm trước đến tháng 2 (âm lịch) năm sau.

Kỷ niệm 200 năm thành lập chùa Long Quang

Long Quang là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Cần Thơ, một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo độc đáo đã tồn tại 200 năm. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 12.000 m², bao gồm: cổng tam quan, chính điện, giảng đường, trai đường, thiền đường…

Hòa thượng Đào Như, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ phát biểu tại buổi Lễ.

17 thg 8, 2024

Khám phá tháp cổ nghìn năm ở Bạc Liêu

Di tích tháp cổ Vĩnh Hưng được hoàn thiện vào thế kỷ IX, mang đặc trưng kiến trúc - tôn giáo của văn hóa Óc Eo, hiện đón hàng chục nghìn khách đến thăm mỗi năm.


Di tích tháp Vĩnh Hưng có diện tích 5 ha, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, cách TP Bạc Liêu khoảng 20 km.

Theo Ban quản lý di tích tỉnh Bạc Liêu, tháp có niên đại từ thế kỷ IV, được tôn tạo nhiều lần đến thế kỷ XIII, thuộc nền văn hóa Óc Eo và hậu Óc Eo.

Hát Quan Lang - Nét độc đáo trong đám cưới người tày huyện Bắc Sơn

Bắc Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có gần 50.000 người Tày sinh sống, chiếm 68,62% dân số toàn huyện. Văn hóa truyền thống dân tộc Tày được coi là một trong những nét đặc trưng, đại diện cho bản sắc văn hóa tiêu biểu của Bắc Sơn. Trải qua quá trình hình thành, phát triển, cộng đồng các dân tộc huyện Bắc Sơn nói chung, dân tộc Tày nói riêng đã không ngừng sáng tạo, bồi đắp, hình thành nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú và mang đậm nét đặc trưng riêng. Tiêu biểu trong số đó là hát Quan Lang hay còn gọi là thơ lẩu/thơ đám cưới. Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày huyện Bắc Sơn.

Hát Quan Lang trong đám cưới người Tày ẩn chứa tính nhân văn, lòng nhân ái và là hình thức để giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng. Nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này cần được lưu truyền để các thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và gìn giữ, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng dân ca đám cưới của các dân tộc Việt Nam. 

Hát Quan Lang là một trong những loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của người Tày để nói lên toàn bộ quy trình trong đám cưới với hệ thống các bài thơ, bài hát được chia thành các cung đoạn khác nhau, tương ứng với từng hành động, lễ thức trong đám cưới với những câu hát thay cho những lời chào mời xã giao rất tế nhị, lịch thiệp, thể hiện tình cảm chân tình, tôn trọng lẫn nhau.

Những sản phẩm du lịch độc đáo vùng đồi chè Đình Lập

Với người dân huyện Đình Lập, cây chè là một trong những cây trồng chủ lực giúp bà con nông dân thoát nghèo, góp phần đổi thay bộ mặt vùng quê nơi đây. Đặc biệt, không chỉ là nơi sản xuất ra những sản phẩm chè thơm ngon mà Đình Lập còn sở hữu cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với sông núi hùng vĩ và những đồi chè bát ngát. Nhận thấy những lợi thế trên, từ năm 2022, ngành du lịch Lạng Sơn và cấp ủy, chính quyền huyện Đình Lập đã hỗ trợ người dân khai thác và kết nối phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp đồi.

Huyện Đình Lập hiện có vùng trồng chè nguyên liệu với diện tích hơn 600 ha, tập chung chủ yếu tại thị trấn Nông trường Thái Bình, xã Lâm Ca và xã Thái Bình… Cây chè được trồng tại đây thường là các giống chè như: Ô Long; Bát Tiên; Ngọc Thuý… và được sản xuất theo quy trình VietGAP, có sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình chăm sóc cũng như chất lượng sản phẩm.

Dong xuồng ngắm chim rừng Trà Sư

Đến rừng Trà Sư (An Giang), khách du lịch có thể bắt gặp, chụp ảnh chim trời ở cự ly khá gần, mà chưa cần đến thiết bị chuyên dụng như của các nhiếp ảnh gia chuyên về đời sống hoang dã.

Tour tham quan rừng tràm Trà Sư thường được tổ chức gọn trong ngày, với chuyến xuồng khứ hồi, tận hưởng cảnh quan đẹp, dùng bữa với nhiều món đặc sản sông nước.

Xuồng chở du khách tham quan rừng Trà Sư. TRÍ MINH

16 thg 8, 2024

Chuyện xưa ờ làng cổ Long Tuyền

Làng Long Tuyền cổ (nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) là địa phương đặc biệt ở ĐBSCL bởi nơi đây tập trung đến 7 Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia: Đình Bình Thủy, Chùa Nam Nhã, Chùa Hội Linh, Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, Di tích An Nam Cộng Sản Đảng, Chùa Long Quang, Nhà cổ họ Dương. Miệt vườn trù phú và giàu truyền thống này còn lưu giữ nhiều câu chuyện và dấu tích thời mở đất lập làng.

Làng cổ

Làng cổ Long Tuyền được hình thành từ khá xa xưa, vị trí ở trung lưu, phía Tây, hữu ngạn sông Hậu, cách đầu nguồn sông Hậu chừng 140km đường chim bay. Nơi đây, thuở ấy còn rất hoang dã, rừng rậm, bàu lung, lau sậy ngút ngàn, hoang vắng bóng người.

Lễ rước linh vị Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Ảnh: DUY KHÔI