Hiển thị các bài đăng có nhãn Yên Bái. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Yên Bái. Hiển thị tất cả bài đăng

19 thg 7, 2024

Mùa hoa trẩu

Giá như có chuyến tàu về tuổi thơ, thì chắc chắn tôi sẽ mua bằng được một tấm vé. Chỉ tiếc rằng, thời gian không phải là chuyến tàu khứ hồi, tàu chỉ đi mà không bao giờ quay trở lại… Và tôi, giữa mùa hoa trẩu này, lại nhớ da diết thời thơ ấu của mình.

Hoa trẩu

Sau một chặng đường đời nhiều vấp váp, tôi quyết định trở về Lao Chải - một vùng quê trong trẻo để tìm sự bình yên và thanh thản cho tâm hồn. Trên chuyến xe về quê, tôi miên man nhìn ra ngoài cửa kính. Trong tôi là hỗn độn những nghĩ suy về công việc, về tương lai và hạnh phúc… Có quá nhiều việc cần phải làm, nhưng có lẽ tôi cần có thời gian, tôi cần phải sắp xếp lại.

18 thg 4, 2024

Bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải lọt top trải nghiệm ấn tượng

Cảm giác lơ lửng giữa đại ngàn hùng vĩ, ngắm những nương lúa như sóng cuộn phía dưới là trải nghiệm tuyệt vời đối với du khách bay dù lượn ở Mù Cang Chải.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa công bố kết quả top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng năm 2023 gồm: Xem nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn (Tuyên Quang), bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải từ trên cao (Yên Bái), thả rùa con về biển ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), cắm trại trên thảo nguyên Bùi Hui (Quảng Ngãi), săn mây từ đỉnh Pa Phách (Sơn La), chèo thuyền kayak qua hẻm Tu Sản (Hà Giang) và khám phá chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, đây là động lực giúp địa phương vùng cao này phấn đấu thu hút trên 350.000 lượt khách du lịch trong năm 2024, doanh thu từ du lịch đạt trên 350 tỉ đồng.

20 thg 3, 2024

Vào thủ phủ hoa sơn tra Mù Cang Chải

Tháng 3, bản Lùng Cúng, thủ phủ cây sơn tra của huyện Mù Cang Chải, vào mùa nở rộ, nhuộm trắng cả một vùng núi đồi.


Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây sơn tra" của huyện Mù Cang Chải. Lùng Cúng tập trung nhiều gốc cây lâu năm trong số hơn 6.000 cây được trồng ở Mù Cang Chải và cho quả thơm ngon có tiếng.


Biết đến mùa hoa sơn tra ở bản Lùng Cúng qua lời kể của porter bản địa, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, hiện làm du lịch đã đến đây vào ngày 9/3.

Anh Cung di chuyển bằng xe máy hơn 2 giờ qua quãng đường khoảng 30 km, từ xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn. Đường khá khó đi, nhiều chỗ xóc, du khách có thể đi xe máy một mình nếu tay lái vững hoặc thuê xe ôm bản địa chở vào.


Thời điểm anh Cung đến bản, những cây hoa sơn tra cổ thụ trồng rải rác trong bản, trên các sườn đồi đã bước vào độ đẹp nhất.

Ngoài trồng lấy quả, cây sơn tra còn được xác định là cây rừng phòng hộ đa mục đích ở vùng cao Mù Cang Chải, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.


Hoa sơn tra ở Lùng Cúng khi bung nở sẽ nhìn thấy rõ 5 cánh tròn màu trắng ngà, đầu nhụy hoa từ màu vàng ngả dần sang màu nâu đất đến khi tàn. Mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 20 - 30 ngày. Năm nay mùa hoa ở Lùng Cúng kéo dài đến gần cuối tháng 3.


Anh Cung ấn tượng với Lùng Cúng bởi cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ và yên bình.


Nằm dưới đỉnh Lùng Cúng nổi tiếng nhưng bản Lùng Cúng chưa có homestay và dịch vụ du lịch, chưa có công ty lữ hành đưa khách đến bản. Nhờ vậy, anh Cung có thể ghi lại những khung cảnh hoang sơ, bình yên trong mùa hoa sơn tra.


Nếu muốn ngắm hoa sơn tra ở đây, anh Cung khuyên du khách nên tranh thủ thời gian đến bản vào cuối tuần này, vì hoa đang chuẩn bị tàn. Sau mùa hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào, "hoa sơn tra trắng như lời chào cuối cùng của mùa xuân Mù Cang Chải trước khi chuyển mùa", anh Cung nói.

Quỳnh Mai - Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

15 thg 3, 2024

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò


Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa, qua đó mong cầu những điều may mắn, tốt lành đến với bản làng, quê hương.

15 thg 1, 2024

Những di sản văn hóa độc đáo trên rẻo cao Mù Căng Chải


Tháng 12-2019, ruộng bậc thang Mù Cang Chải được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Năm 2021, Lễ mừng cơm mới của người Mông ở đây tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể.

Sau hai năm (ngày 23-12-2023), nghệ thuật khèn Mông và nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông huyện Mù Cang Chải tiếp tục được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vậy là những người Mông chịu thương, chịu khó xứ Mù đã góp cho đời ba di sản văn hóa quý giá.

10 thg 1, 2024

Đến thung lũng Lâm Thượng để sống trong tình yêu thương

Lâm Thượng là một xã của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội tầm 250 km. Đây là vùng đất chưa nổi tiếng về du lịch nhưng kể từ ngày đầu tiên đặt chân đến đây, tôi đã ngả vào lòng Lâm Thượng và yêu nơi này nhiều lắm.

Tôi chọn Lâm Thượng là địa điểm thư giãn sau khi nghỉ việc một cách rất tình cờ, vậy mà khung cảnh thiên nhiên vừa bình dị vừa hùng vĩ cùng với tình yêu thương của người dân nơi này đã cho tôi 40 ngày nghỉ ngơi thật ấm áp.

Leo núi hòa mình cùng thiên nhiên. NÂU

31 thg 12, 2023

Mùa hoa tớ dày đẹp như mơ ở bản người Mông Mù Cang Chải

Cuối tháng 12 hoa tớ dày (đào rừng) đã nhuộm sắc hồng rực rỡ các ngả đường của những xã bản người Mông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Tớ dày (đào rừng) là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải như La Pán Tẩn, Lao Chải, Dế Xu Phình, Nậm Khắt, Púng Luông, Mồ Dề. Hoa còn có tên khác là pằng tớ dày hay đơn giản là đào rừng. Ảnh: Hảng Tống

23 thg 10, 2023

Vượt mưa ngược núi ngắm đại dương mây trên đỉnh Tà Chì Nhù

Đường leo Tà Chì Nhù - nóc nhà Yên Bái, không dễ dàng dưới mưa, nhưng đổi lại là khoảnh khắc đón bình minh trên đỉnh núi bồng bềnh sương mây.

Mây tràn qua núi, bồng bềnh dưới ánh nắng đầu ngày. Ảnh: Hoàng Thông.

21 thg 10, 2023

Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái

Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.

Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.

Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

Thác nước 'cổ tích' trên đường chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng

Nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, đỉnh núi Lùng Cúng được mệnh danh là nóc nhà của Mù Cang Chải, đang trở thành điểm chinh phục mới của giới trẻ thời gian gần đây.

Những thác nước hùng vĩ cùng vạt rừng nguyên sinh là "đặc sản" khi chinh phục Lùng Cúng - Ảnh: HỒNG QUANG

Giữa tháng 10, trời cuối thu mát mẻ, chúng tôi quyết định chinh phục đỉnh núi Lùng Cúng - nóc nhà của Mù Cang Chải (Yên Bái) - với độ cao 2.913m, để được thỏa sức ngắm bức tranh miền Tây Bắc xanh tươi trước khi bước vào những tháng mùa đông khô cằn, giá lạnh.

2 thg 10, 2023

Độc đáo hội chọi dê ở Mù Cang Chải

Ngày 9/9, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức hội thi chọi dê năm 2023. Đây là 1 trong những hoạt động trong chuỗi các hoạt động Vui hội mùa vàng năm nay.

Hội thi năm nay có 50 "đấu sĩ" dê là những chú dê đực có tuổi đời từ 2 năm trở lên, to khỏe, dũng mãnh.

Hội thi chọi dê năm 2023 có sự tham gia của 50 “đấu sĩ” dê được lựa chọn từ khắp các bản, làng ở các xã trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Không chỉ mang đến cho khán giả những điều thú vị, Hội thi chọi dê còn là dịp để huyện Mù Cang Chải quảng bá những nét đẹp trong phong tục tập quán và truyền thống sản xuất, chăn nuôi của người vùng cao, khuyến khích nhân dân khai thác tiềm năng tự nhiên trong phát triển đàn gia súc, nâng cao thu nhập.

20 thg 7, 2023

Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông


Nghệ thuật vẽ sáp ong trên vải là một kỹ thuật phổ biến và độc đáo của dân tộc Mông (H'Mông) ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Bằng bàn tay khéo léo cộng với trí tưởng tượng phong phú, những người phụ nữ bản địa đã sử dụng sáp ong để tạo ra những hình ảnh hoa văn độc đáo nhằm tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các sản phẩm truyền thống như túi xách, ví, khăn, trang phục quần áo...

Xã Chế Cu Nha, huyện Mù Căng Chải, Yên Bái là nơi có nghề truyền thống thêu dệt thổ cẩm. Hầu hết người dân nơi đây mặc trang phục truyền thống được thêu bằng vải lanh với những hoa văn trang trí bằng phương pháp vẽ sáp ong, nhuộm chàm kết hợp với thêu và ghép vải. Trong tất cả các công đoạn đó thì phương pháp vẽ sáp ong luôn tạo nên sự độc đáo vì nó là đặc trưng riêng chỉ được truyền qua các thế hệ trong gia đình người Mông. Người Mông sử dụng sáp ong nóng chảy vẽ trên mặt vải nhằm che phủ những vị trí mong muốn của vải. Sau khi vẽ tấm vải sẽ được đem đi nhuộm và được luộc trong nước sôi. Trong quá trình luộc, sáp ong sẽ tan chảy trong nước sôi và để lộ ra những phần hoa văn. Vải có hình hoa văn được thêu thủ công thành nhiều sản phẩm khác nhau bán trên thị trường.

7 thg 6, 2023

Độc đáo nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái

Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.

Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ghi danh các di sản, trong đó có nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông. Nhạc cụ này luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông, trong các dịp lễ hội, hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành, là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương…

31 thg 1, 2023

Lên Tây Bắc đầu năm ngắm hoa tớ dày

Cuối tháng 1, hoa tớ dày (đào rừng) nhuộm hồng sườn núi Yên Bái, hoa cải nở vàng chân đồi Sơn La.

Tớ dày là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải, Yên Bái như La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Lao Chải, Púng Luông. Đây là hoa rừng, thuộc họ hoa đào, mọc và nở ở độ cao trên 1.000 m. Người H'Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là "pằng tớ dày" (hoa đào rừng), là một trong những loài hoa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, theo Tổng cục Du lịch.

Đào rừng thường nở tháng 12 nhưng năm nay muộn nên hiện mới bắt đầu rực rỡ. "Hoa không rộ, ồ ạt như mọi năm mà chỗ nhiều chỗ ít. Hiện tại, La Pán Tẩn (Yên Bái) là một trong những nơi hoa tớ dày nở đẹp nhất", A Làng, hướng dẫn viên bản địa sống tại La Pán Tẩn, cho hay.

Hoa tớ dày ở La Pán Tẩn.

8 thg 1, 2023

Độc đáo lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ, phải trải qua mới trưởng thành

Trong cộng đồng người Dao Đỏ (một nhánh của dân tộc Dao) ở miền núi phía bắc bao đời nay vẫn gìn giữ một nghi thức độc đáo: lễ cấp sắc. Đây là nghi lễ quan trọng bậc nhất mà bất cứ người đàn ông Dao Đỏ nào cũng phải làm một lần trong đời trải qua để được công nhận đã trưởng thành.

Trong cấp sắc thì lễ cấp sắc 12 đèn là bậc cao nhất với các màn trình diễn nghi thức văn hóa cầu kỳ được diễn ra trong 2 - 3 ngày liên tục. Lễ cấp sắc 12 đèn chỉ diễn ra một lần duy nhất trong năm, nên thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân địa phương và du khách gần xa.

Mới đây, chúng tôi đã chứng kiến tận mắt và cảm nhận về lễ cấp sắc 12 đèn tập thể, diễn ra vào dịp cuối năm 2022 âm lịch, ở xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

12 ngọn nến (đèn) trong nghi thức dâng đèn

7 thg 1, 2023

Khám phá Lùng Cúng - thiên đường ngắm mây, đón hoàng hôn đẹp nhất Việt Nam

Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, là đỉnh núi cao thứ 11 trong danh sách 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam.

Ba năm trở lại đây, Lùng Cúng thu hút một lượng lớn lượng khách leo núi do địa hình rừng núi đẹp, cung đường leo ngắn với độ khó vừa phải và đây cũng là thiên đường của mây.

Hoàng hôn trên đỉnh Lùng Cúng (Ảnh: Mạnh Chiến).

16 thg 12, 2022

Hai ngày chinh phục Lùng Cúng - đỉnh núi của gió và mây

Lùng Cúng là cung leo núi được nhiều người yêu thích do cảnh đẹp, leo ngắn, độ khó vừa phải và dễ săn mây.

Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Căng Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, Vài năm trở lại đây, Lùng Cúng hút một lượng lớn những người yêu thích leo núi, trekking (trekkers) do địa hình rừng núi đẹp, cung đường leo ngắn với độ khó vừa phải. Đây cũng là nơi lý tưởng để săn mây, và đặc biệt có thể ngắm cả hoàng hôn và bình minh giữa biển mây do có tầm nhìn 360 độ không bị che chắn.

Hoàng hôn trên đỉnh Lùng Cúng. Ảnh: Lại Hồng Thái

23 thg 11, 2022

Trải nghiệm chợ phiên mùa Thu Tây Bắc

Những ngày Thu, tiết trời se lạnh, nắng hanh hao trải vàng khắp không gian. Giá như không có dịch Covid-19, sẽ thú vị biết mấy khi gác lại mọi công việc để làm một chuyến ngược đường Tây Bắc, hòa mình vào những phiên chợ vùng cao để cảm nhận được vẻ đẹp chợ phiên vào mùa Thu.

Sản vật vùng cao được bày bán tại chợ phiên

Tây Bắc mùa nào cũng đẹp nhưng có lẽ, đẹp nhất và thi vị hơn cả là tiết trời mùa Thu. Mùa này, thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh, cái se se lạnh khiến cho ai ai cũng cảm thấy khoan khoái, dễ chịu khi thong dong trên những cung đường Tây Bắc. Mùa này, sắc màu của Thu lan tỏa khắp không gian. Và chợ phiên chính là nơi hội tụ sắc đẹp của mùa Thu nơi sơn thẳm.

30 thg 9, 2022

Đồi Mâm Xôi 'đẹp không cưỡng nổi' ở Mù Cang Chải, không phải ai cũng biết

Hình ảnh đồi Mâm Xôi bé tại Mù Cang Chải vàng ruộm màu lúa chín khiến cho bất kỳ tín đồ du lịch khó tính nào cũng phải "xiêu lòng'.

"Ngoài đồi Mâm Xôi lớn ra thì ở Mù Cang Chải vẫn còn đồi Mâm Xôi bé, rất đẹp và hùng vỹ mà không phải ai cũng biết" - anh Bùi Ngọc Công mở đầu trải nghiệm của mình về lần thứ hai trong năm quay trở lại Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái).

Theo anh Công, hiện tại lúa đã ngả vàng và dự kiến mùa vàng sẽ kéo dài đến đầu tháng 10. Đây là thời điểm đẹp nhất ở Mù Cang Chải. Đồi Mâm Xôi bé chưa được nhiều du khách biết tới. Bạn có thể hỏi các chú xe ôm ở đây để được đưa đến đúng địa chỉ. Trên đường lên đồi Mâm Xôi bé sẽ đi ngang qua đồi Mâm Xôi lớn nên có thể kết hợp tham quan cả hai điểm.

Điểm ngắm tại đồi Mâm Xôi bé cũng bao quát toàn bộ khung cảnh ruộng bậc thang của Mù Cang Chải, không thua kém gì đồi Mâm Xôi lớn - điểm đến nổi tiếng ở nơi đây. Ảnh: BÙI NGỌC CÔNG

21 thg 9, 2022

Lên 'nóc nhà Yên Bái' ngắm hoa chi pâu

Hoa chi pâu năm nay nở sớm nên giữa tháng 9, anh Anh Chiêm đưa vợ lên đỉnh Tà Chì Nhù ngắm hoa.

Vợ chồng anh Nguyễn Anh Chiêm, 41 tuổi và chị Đỗ Thị Quỳnh, 38 tuổi, Hà Nội, có chung sở thích du lịch khám phá và chụp ảnh. Họ vừa có chuyến đi ba ngày hai đêm, từ 14 đến 16/9, lên đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979 m, nơi được mệnh danh là "nóc nhà Yên Bái" để ngắm hoa chi pâu. Hai người đã lên kế hoạch từ năm 2021 nhưng vì dịch bệnh nên đành hoãn lại.

Chị Quỳnh tạo dáng để anh Chiêm chụp ảnh. Bộ ảnh với hoa chi pâu là món quà tinh thần anh tặng sinh nhật vợ.