Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Ảnh VN. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 3, 2024

Độc đáo Lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Nằm tại phía Bắc Việt Nam, Cao Bằng tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong số đó, Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Lễ hội diễn ra nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong cầu cho mùa màng bội thu.

Theo tín ngưỡng dân gian của người Tày trên cung trăng có Mẹ Trăng và các nàng tiên. Mẹ Trăng cùng các nàng tiên hàng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng. Lễ hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng cho hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian và giúp dân làng tong công việc làm ăn sinh sống, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh sôi nảy nở. Trên quan niệm đó, cứ nhằm vào ngày 22/3 âm lịch các năm chẵn, người dân nơi đây lại tổ chức Lễ hội Nàng Hai.

22 thg 3, 2024

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Nếu có dịp đến bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), bạn sẽ khá ngạc nhiên khi đi từ đầu bản đến cuối bản đều bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ và trẻ con rực rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Điều mà ta rất hiếm gặp khi đến các bản của người dân tộc khác. Có lẽ truyền thống mặc quần áo trang phục dân tộc là một trong những truyền thống đẹp mà người Mảng đã và luôn cố gắng lưu giữ hàng ngày và hàng giờ.

Những phụ nữ dân tộc Mảng ở bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) xúng xính trong trang phục truyền thống.

Trang phục của phụ nữ Mảng là áo xẻ nách, cổ tròn, cài khuy trước ngực, váy dài đến mắt cá chân, khăn đầu màu trắng. Ngoài ra còn có “Tà xịa”, là mảnh vải dài, màu trắng, khoác chéo qua vai và nách với thắt lưng màu đen hoặc nâu.

Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường (Hòa Bình)

Lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình năm nay được tổ chức tại Mường Vang ( huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) hay còn gọi là Lễ Khai Hạ hay Lễ Khuống Mùa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mường, được tổ chức vào đầu xuân năm mới, thường là vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là dịp để người Mường cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã khai khẩn đất hoang, dạy dân cấy lúa.

Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... Sau khi cúng tế, các vị chức sắc trong làng sẽ thực hiện nghi thức "kéo mo" để cầu mong cho mùa màng bội thu. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí như hát giao duyên, múa , thi đánh cồng chiêng, tung còn, ném pao... Đây là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ xuống đồng của người Mường là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Mường mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

19 thg 3, 2024

Những “báu vật” ở Cánh cung Bắc Sơn


Giá trị đặc sắc về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, địa mạo - địa chất ở Cánh cung Bắc Sơn không chỉ được giới khoa học ví “báu vật” mà còn là “chìa khóa” để tỉnh Lạng Sơn phát triển du lịch xung quanh công viên địa chất toàn cầu trong tương lai.

17 thg 3, 2024

Hạt dẻ Trùng Khánh


Hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng với kích thước to, vỏ dày, hạt vàng, bùi, thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao.

Hạt dẻ Trùng Khánh là một loại hạt dẻ đặc sản của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Hạt dẻ Trùng Khánh nổi tiếng với kích thước to, vỏ dày, hạt vàng, bùi, thơm ngon và hàm lượng dinh dưỡng cao.

15 thg 3, 2024

Vườn quốc gia Cát Bà - "lá phổi xanh" giữa biển


Vườn quốc gia Cát Bà là một trong những khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam và thế giới. Nơi đây, chứa đựng những giá trị vô cùng độc đáo với đủ cả hệ sinh thái rừng và biển. Đến với Vườn quốc gia Cát Bà du khách sẽ có những trải nghiệm, khám phá hệ sinh thái động, thực vật đa dạng, đi dưới tán rừng xanh bạt ngàn và tham gia các hoạt động ngoài trời thú vị.

Vườn quốc gia Cát Bà được thành lập vào năm 1986 với diện tích 15.200 ha thuộc đường xuyên đảo Cát Bà. Đây là nơi đang bảo tồn rất nhiều hệ sinh thái biển, rừng trên cạn, rừng ngập mặt, các loài động thực vật quý hiếm và cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật hoang dã đa dạng, bao gồm voọc Cát Bà, chồn bay, khỉ mặt đỏ và rắn hổ chúa. Vườn quốc gia cũng là nơi có nhiều hang động, trong đó có hang Quân Y và động Trung Trang, là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam.

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò


Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa, qua đó mong cầu những điều may mắn, tốt lành đến với bản làng, quê hương.

21 thg 2, 2024

Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế

Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.

20 thg 2, 2024

Hang Quân y – công trình độc đáo trên đảo Cát Bà

Hang Quân y là một hang động sở hữu vẻ đẹp độc đáo bậc nhất trong khu vực quần đảo Cát Bà (Hải Phòng). Khoảng những năm 1960, nơi đây được thiết kế là một bệnh viện dã chiến để phục vụ kháng chiến chống Mỹ và đến nay đã trở thành niềm tự hào của Quân y Việt Nam.

Cách trung tâm thị trấn Cát Bà (Hải Phòng) khoảng 15 km, hang Quân y được thiết kế trong một hang động thuộc Vườn quốc gia Cát Bà với lối đi thoai thoải, cây cối bao quanh. Hang động này được hình thành với cấu trúc độc đáo là đá vôi và thạch anh. Những khối thạch nhũ lung linh đủ hình thù tự nhiên do trầm tích ven biển tạo thành đã tạo nên không gian huyền ảo, thơ mộng cho hang động này.




Phòng họp chỉ huy tác chiến bên trong hang Quân Y.

Trước đây hang có tên là Hùng Sơn được đặt theo tên một vị tướng nhà Trần đã đánh trận Bạch Đằng lịch sử và là người đã phát hiện ra hang. Trong chiến tranh chống Mỹ, khoảng những năm 1960 hang được thiết kế thành bệnh viện cho thương binh và là nơi trú ẩn tránh bom đạn cho người dân địa phương cũng như người dân đảo Bạch Long Vỹ lân cận với sức chứa khoảng 100 bệnh nhân. Hang Quân y thực sự là một kiệt tác của thời chiến, vì công trình được xây dựng hoàn toàn bên trong núi, một bệnh viện tạm bợ được xây dựng trong hang là nơi lý tưởng để phục hồi chức năng.





Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, những công trình kiến ​​trúc hang động của hang Quân y vẫn còn nguyên vẹn. Công trình được xây dựng khép kín bằng bê tông cốt thép, chiều dài giữa hai động khoảng 200 mét, được thiết kế có cửa trước hướng Tây, cửa sau quay về hướng Đông. Qua ba lớp cửa dày đặc là bệnh viện gồm 3 tầng, trong đó tầng 1 là khu chính với 14 phòng chức năng như phòng mổ, phòng chờ và phòng thuốc, tầng 2 là rạp chiếu phim và phòng tập, kiểm tra thể lực, tầng 3 là sảnh đón tiếp, phòng cho lính canh và sĩ quan. Được xây dựng như một bệnh viện thời chiến, hang Quân y được trang bị hệ thống ra vào, thoát nước, thông gió ... hoàn hảo. Trong hang có dấu vết của những thanh gỗ ốp vào tường làm tủ thuốc, lối thoát hiểm từ tầng 3 xuống tầng 1 dẫn ra cửa sau ẩn hiện sau những măng đá lớn ở lưng núi. Động Quân Y đại diện cho một bệnh viện Quân Y lớn thời chiến với đầy đủ trang thiết bị và khu điều trị cho hàng trăm người.

Ngay ở lối vào hang đầu tiên, du khách sẽ bắt gặp 1 cánh cửa sắt kiên cố. Cửa được thiết kế đường cong để chống đạn, mảnh bom vì khi đạn văng vào đường cong này sẽ khiến đạn, bom bắn sang hai bên thay vì găm thẳng vào gây hư hại cửa. Ngay sau tấm cửa kiên cố với 4 chốt sắt phụ, 1 chốt chính là lối vào bệnh viện dã chiến với quy mô cực kỳ hoành tráng. Cửa vào có thể hơi nhỏ khiến bạn hơi sợ bởi sự lạnh lẽo và thiếu ánh sáng của nó.




Những năm gần đây, hoạt động khám phá hang động ở Cát Bà ngày càng thu hút nhiều du khách, hệ thống hang động với các tour du lịch sinh thái, cộng đồng, đi bộ đường dài ... ở Việt Hải, Trân Châu ... đang đóng góp vào sự phát triển du lịch của Cát Bà. Đặc biệt, với giá trị lịch sử và giá trị kiến trúc được hình thành bởi sự kết hợp giữa bàn tay thiên nhiên và con người, hang Quân y đang trở thành địa điểm hấp dẫn trong hành trình của những trải nghiệm đến với hòn đảo Cát Bà xinh đẹp.

Du khách nước ngoài tham quan hang Quân y trong hành trình khám phá đảo Cát Bà.

Bài: Công Đạt - Ảnh: Thanh Giang

19 thg 2, 2024

Khiêm Lăng - vẻ lãng mạn của lăng mộ hoàng gia xứ Huế

Toàn cảnh lăng vua Tự Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà/Báo ảnh Việt Nam

Lăng vua Tự Đức là tên thường gọi của Khiêm Lăng, là công trình lăng mộ hoàng đế đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong kiến trúc lăng mộ của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam thời kì phong kiến nói chung.

Vua Tự Đức (1829-1883) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn, ở ngôi đến 36 năm (1848-1883). Ông là vị hoàng đế tài hoa, giỏi chữ nghĩa, uyên thâm Nho học. Trong số các di sản mà vua Tự Đức để lại có lẽ Khiêm Lăng là công trình độc đáo và có giá trị nhất.

Độc đáo ấn Rồng làng Bát Tràng

Những ngày này, ông Phạm Việt Khoa cùng những người thợ làm gốm đang tất bật hoàn thiện những sản phẩm có biểu tượng linh vật rồng theo đơn hàng của một cơ sở kinh doanh phục vụ nhu cầu khách tiêu dùng.

Tiếp nối sự thành công của làng Bát Tràng qua nhiều sản phẩm của các nghệ nhân. Các nghệ nhân làng Bát Tràng đã lấy cảm hứng từ chiếc ấn Hoàng đế chi bảo vừa được đưa thành công từ Pháp về Việt Nam để chế tác, tạo nên những chiếc ấn Rồng dát vàng độc đáo phục vụ cho nhu cầu năm Giáp Thìn sắp tới.

18 thg 2, 2024

Bánh tẻ Phú Nhi Lưu: nơi giữ hồn quê xứ Đoài

Trở lại làng nghề bánh tẻ Phú Nhi (phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) vào những ngày cuối năm, du khách có thể cảm nhận từ xa hương thơm của bánh tẻ, lá chuối. Ngôi làng với hơn 30 hộ, bếp luôn “đỏ lửa” hằng ngày để cho ra lò những chiếc bánh thơm lừng.

Dừng chân ghé lại cơ sở sản xuất Lan Tiến, chúng tôi được tận mắt chứng kiến những bàn tay lành nghề đang tạo ra những chiếc bánh tẻ. Vừa nhanh tay gói bánh, bà Đảm - chủ cơ sở, tâm sự: “Hiện nay, trong làng không còn ai nhớ nghề này xuất hiện từ bao giờ mà chỉ biết đã có hàng trăm năm nay. Các thế hệ cha ông đi trước vẫn hằng ngày truyền lại nghề cho thế hệ sau. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, nghề làm bánh tẻ ngày càng phát triển, có sự thay đổi đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng”.

Du xuân Cồn Đen

Trong tâm niệm của mỗi du khách, du lịch khám phá biển thường vào mùa hè nóng bỏng, tuy nhiên Xuân về ngắm biển Vô Cực, khám phá hệ sinh thái biển Cồn Đen là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Cồn Đen là một cồn biển đẹp nhất miền Bắc Việt Nam đã mang lại cho mỗi người một ấn tượng cảm xúc trong những ngày Xuân này.

Nằm cách thị trấn Diêm Điền 10 km, Cồn Đen thuộc xã Thái Đô, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Khu du lịch sinh thái Cồn Đen có diện tích gần 200 ha và hiếm có ở Thái Bình, nơi có Biển Vô Cực, Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn đã được UNESCO công nhận là di sản, những bãi nuôi ngao trải dài vô tận, những rừng thông ngút ngàn trong sự hoang sơ quý hiếm của thiên nhiên. Cồn Đen không chỉ đẹp tựa như viên ngọc ẩn mình dưới lớp cát biển mà còn là minh chứng cho sự kiên trì và bền bỉ của con người gắn với biển và bảo tồn di sản sinh thái biển.

Toàn cảnh quần thể Cồn Đen nhìn từ trên cao xuống. ảnh: Tư liệu KDLST Cồn Đen cung cấp

16 thg 2, 2024

Nộm chít non – món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Cống

Huyện Mường Tè có 14 xã, thị trấn, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, người Cống là 1 trong 5 dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cư trú tập trung ở xã Nậm Khao với 220 hộ, trên 1.000 nhân khẩu. Tuy có số lượng nhân khẩu ít nhưng những giá trị văn hóa, phong tục và đặc biệt là những món ăn truyền thống của người Cống vẫn luôn được giữ gìn.

Nộm chít non là một món ăn dân dã, đặc trưng của người Cống ở Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Món ăn này được chế biến từ những đọt non của cây chít, một loại cây mọc hoang ở vùng núi cao Tây Bắc.

Nguyên liệu chính để chế biến món nộm chít non là búp chít non, quả cóc rừng và rau mùi…

15 thg 2, 2024

Làng cổ Việt Hải

Làng cổ Việt Hải tọa lạc tại Cát Bà và là một điểm du lịch đáng nhớ cho du khách khi đến với Hải Phòng. Từ xa xưa, làng cổ Việt Hải đã được ngư dân vô tình phát hiện ra. Một mảnh đất bốn bề là biển nhưng lại mang trong nó một nguồn tài nguyên nước ngọt đầy ăm ắp nên một số ngư dân đã quyết định định cư, sinh sống tại đây.

Làng cổ Việt Hải tọa lạc tại Cát Bà và là một điểm du lịch đáng nhớ cho du khách khi đến Hải Phòng.

19 thg 1, 2024

Tràng An: Điểm đến của những kỳ quan



Vùng đất Ninh Bình được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp, hùng vĩ như những bức tường thành kiên cố. Hơn 30 ngàn năm trước, Ninh Bình là nơi được người tiền sử chọn làm địa bàn tụ cư, sinh sống. Hoa Lư nằm ở trung tâm của dãy núi đá vôi này, đã từng là kinh đô nước Việt dưới 3 triều đại vua Đinh - Lê - Lý, từ năm 968 đến năm 1010. Các nhà sử học còn gọi Hoa Lư là "Kinh đô đá".

Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê


Vừa qua, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày hơn 200 hiện vật và tài liệu về Giảng Võ trường mang tên “Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Đây là dịp để du khách trong và ngoài nước chiêm ngưỡng trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa với bộ sưu tập bảo vật quốc gia vũ khí thời Lê.

3 thg 1, 2024

Hội An - thành phố sáng tạo của UNESCO

Di sản Văn hóa Thế giới Hội An - thành phố sáng tạo của UNESCO. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ngày 31/10/2023, Ban thư ký Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO đã xác nhận Hội An là đại diện tiếp theo của Việt Nam chính thức là thành viên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo toàn cầu của UNESCO trên lĩnh vực Thủ công và Nghệ thuật dân gian. Đây là một vinh dự lớn và niềm tự hào của người dân Hội An nói riêng và Quảng Nam, Việt Nam nói chung.

Thủ công và Nghệ thuật dân gian là thế mạnh nổi trội và là lĩnh vực được Hội An bảo tồn và phát huy hiệu quả trong thời gian qua. Thành phố hiện có 5 làng nghề truyền thống với gần 50 ngành nghề thủ công đang hoạt động sôi nổi có thể kể đến như: nghề mộc, nghề gốm, nghề làm đèn lồng, nghề làm tre dừa, may mặc, làm đồ da ... Trong đó có 03 làng nghề và 01 nghề truyền thống được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia và 02 làng nghề khác đang làm hồ sơ đề nghị công nhận.

2 thg 1, 2024

Lễ nhảy lửa của người Dao đầu bằng


Cộng đồng người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (Tam Đường - Lai Châu) không chỉ có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo trong sinh hoạt đời thường mà còn bảo tồn được những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, Lễ nhảy lửa và Lễ Tủ Cải (cấp sắc) là hai lễ hội nổi tiếng nhất của người Dao đầu bằng.

Trước kia, Lễ nhảy lửa của người Dao ở Hồ Thầu được tổ chức vào ngày 1 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Đến nay, hoạt động này còn được tổ chức vào ngày cuối dịp lễ hội truyền thống và đã trở thành biểu tượng không thể tách rời của cộng đồng người Dao đầu bằng nơi đây.

29 thg 12, 2023

Chùa Ô Chum vào hội

Chùa Ô Chum Aram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum) tọa lạc ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng có lịch sử hơn 200 năm, là cái nôi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, thể thao của cộng đồng dân cư Khmer với trên 30% dân số của địa phương. Những ngày này, mọi người đang cùng nhau đóng ghe Ngo cũng tập luyện để phục vụ Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống hằng năm.