Hiển thị các bài đăng có nhãn người Dao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Dao. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 8, 2024

Độc đáo Ngày hội Kiêng gió của người Dao Thanh Phán

Từ ngày 20 - 22/5, tại xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) diễn ra Ngày hội Kiêng gió của người Dao Thanh Phán. Ngày hội đã thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng.

Ngày hội Kiêng gió thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia hưởng ứng

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, như: Các trò chơi dân gian và các môn thể thao dân tộc (bóng đá nữ, đẩy gậy, kéo co, bắt vịt...); thi ẩm thực; thi thêu dệt trang phục truyền thống; trải nghiệm chợ phiên ngày Kiêng gió tại chợ Đồng Văn...

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hằng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.

Sống ở vùng núi cao, người phụ nữ Dao Thanh Phán chọn cho mình màu sắc chủ đạo là màu đỏ. Bởi họ có niềm tin là khi mặc trên mình bộ quần áo sặc sỡ khiến cho các con thú dữ nhìn thấy sẽ tránh đi, không làm hại đến mình. Ảnh: Trần Minh

20 thg 7, 2024

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.

Người Dao lù gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi Mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao lù gang thường được diễn ra vào ban đêm

6 thg 4, 2024

Vẻ đẹp mộc mạc, bình yên của bản Dao giữa núi đá trập trùng nơi biên giới

Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Cả bản có 34 hộ đều là đồng bào dân tộc Dao sinh sống. Người dân ở đây xây dựng nhà bằng gỗ theo kiểu nhà sàn truyền thống sát nhau từ chân núi đến lưng chừng đồi. Bên cạnh những ngôi nhà là những vườn hoa cải vàng óng ả tạo nên một bức tranh nên thơ giữa núi đồi hùng vĩ.

Bản Cà Lò là bản biên giới của xã Khánh Xuân có điều kiện tự nhiên toàn núi đá, nên đời sống kinh tế của bà con nơi đây còn nhiều khó khăn, vất vả.

Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là Đồn Biên phòng Xuân Trường theo Đề án 681 của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ đội Biên phòng, về việc phân công đảng viên công tác tại các Đồn biên phòng phụ trách, giúp đỡ hộ gia đình ở khu vực biên giới, cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng khởi sắc, ấm no.

Một số hình ảnh ghi nhận tại bản Cà Lò:

Bản Cà Lò được bao quanh bởi những dãy núi đá trùng điệp

2 thg 1, 2024

Lễ nhảy lửa của người Dao đầu bằng


Cộng đồng người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu (Tam Đường - Lai Châu) không chỉ có ý thức gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo trong sinh hoạt đời thường mà còn bảo tồn được những lễ hội truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Trong đó, Lễ nhảy lửa và Lễ Tủ Cải (cấp sắc) là hai lễ hội nổi tiếng nhất của người Dao đầu bằng.

Trước kia, Lễ nhảy lửa của người Dao ở Hồ Thầu được tổ chức vào ngày 1 hoặc 15 tháng Giêng âm lịch. Đến nay, hoạt động này còn được tổ chức vào ngày cuối dịp lễ hội truyền thống và đã trở thành biểu tượng không thể tách rời của cộng đồng người Dao đầu bằng nơi đây.

22 thg 12, 2023

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng


Lễ Tủ Cải (cấp sắc) của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu, Tam Đường, Lai Châu thường được tổ chức vào những tháng cuối năm. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng trong cuộc đời mỗi người đàn ông Dao bởi người ta quan niệm chỉ khi được cấp sắc, người con trai mới được coi là trưởng thành, có thể tham gia gánh vác công việc gia đình, cộng đồng, khi chết mới được đoàn tụ với tổ tiên.

Trước đây, lễ Tủ Cải được diễn ra trong nhiều ngày tùy vào các thày cúng nhưng đến nay lễ thường kéo dài trong khoảng 3 ngày. Trong suốt thời gian diễn ra nghi lễ, người được cấp sắc sẽ phải học và vượt qua nhiều các hoạt động sinh hoạt tâm linh do các thày cúng nhiều kinh nghiệm thực hiện hoặc hướng dẫn người được cấp sắc cùng làm. Thông qua các hoạt động này, các thày cúng sẽ dạy các học trò học, thực hành các nghi thức cúng lễ, học cách nhảy múa, học sử dụng các loại nhạc cụ… Đặc biệt, các học trò sẽ được nghe truyền dạy giáo lý về trách nhiệm và cung cách ứng xử trong gia đình và cộng đồng.

21 thg 10, 2023

Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái

Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.

Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.

Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

5 thg 4, 2023

Lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao Lù Gang ở Lạng Sơn

Đối với những người đàn ông dân tộc Dao Lù Gang, tỉnh Lạng Sơn nếu chưa trải qua Lễ cấp sắc thì dù có trưởng thành về mặt sinh học, lấy vợ, sinh con, già và chết đi thì người đàn ông Dao vẫn chưa được coi là người trưởng thành và sẽ không được tham dự vào các công việc hệ trọng của cộng đồng. Chính vì vậy, Lễ cấp sắc là một nghi lễ quan trọng và được lưu truyền qua các đời của đồng bào dân tộc Dao nói chung và cộng đồng dân tộc Dao Lù Gang ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng.

Hàng năm, Lễ cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng theo lịch âm. Người Dao Lù Gang có thể cấp sắc theo một đợt tối đa 13 người, nếu ít hơn thì phải theo số lẻ (3,5,7…). Theo hướng dẫn của cán bộ văn hoá xã, chúng tôi có mặt ở Thôn An Bình, xã Tân Thành, Huyện Bắc Sơn, Tỉnh Lạng Sơn để tận mắt chiêm ngưỡng các công đoạn của Lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao Lù Gang.

Công tác chuẩn bị các tài liệu, lễ vật và trang phục chuẩn bị cho các nghi lễ.

31 thg 1, 2023

Nghi lễ treo tranh thờ của người Dao vùng cao Tây Bắc

Tranh thờ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao vùng cao Tây Bắc. Tranh thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ, mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, thần linh.

Vượt qua con dốc cheo leo dựng đứng, PV đã có mặt tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình - một bản làng với hơn 70 hộ dân tộc Dao đang cùng chung sống. Đồng thời, tìm đến nhà nghệ nhân Lý Văn Hềnh - một trong những người đang nắm giữ những phong tục, tập quán xã hội đặc sắc của dân tộc Dao vùng cao Hoà Bình.

Lật giở từng tập tài liệu nói về tranh thờ bằng chữ Nôm Dao, ông Hềnh chia sẻ: “Người Dao quan niệm trong những ngày lễ quan trọng như Cấp sắc, Tết nhảy, lễ tang hay đám chay đều không thể thiếu được tranh thờ. Tranh thờ thì không được treo hằng ngày trong nhà, mà chỉ khi tiến hành nghi lễ mới treo lên, sau đó lại cuộn tranh cất đi”.

Tranh thờ được sử dụng trong các nghi lễ của người Dao.

8 thg 1, 2023

Độc đáo lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao Đỏ, phải trải qua mới trưởng thành

Trong cộng đồng người Dao Đỏ (một nhánh của dân tộc Dao) ở miền núi phía bắc bao đời nay vẫn gìn giữ một nghi thức độc đáo: lễ cấp sắc. Đây là nghi lễ quan trọng bậc nhất mà bất cứ người đàn ông Dao Đỏ nào cũng phải làm một lần trong đời trải qua để được công nhận đã trưởng thành.

Trong cấp sắc thì lễ cấp sắc 12 đèn là bậc cao nhất với các màn trình diễn nghi thức văn hóa cầu kỳ được diễn ra trong 2 - 3 ngày liên tục. Lễ cấp sắc 12 đèn chỉ diễn ra một lần duy nhất trong năm, nên thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân địa phương và du khách gần xa.

Mới đây, chúng tôi đã chứng kiến tận mắt và cảm nhận về lễ cấp sắc 12 đèn tập thể, diễn ra vào dịp cuối năm 2022 âm lịch, ở xã Nậm Mười, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

12 ngọn nến (đèn) trong nghi thức dâng đèn

11 thg 8, 2022

Lên Hoài Khao ngắm hoa văn, sáp ong mê hoặc


Có những câu chuyện ở Hoài Khao mà du khách sẽ muốn nghe mãi, muốn lao vào tìm hiểu mãi… trong những ngày trải nghiệm homestay đích thực ở nơi đây.

Mới đây, Phạm Quang Vinh - một phượt thủ khá nổi tiếng - cảm thán về tình trạng homestay "fake". Anh viết về những khu homestay do nhiều người có tiền đầu tư, thuê người bản địa quản lý, phục vụ nhưng thiếu đi cái hồn sâu đậm nhất của homestay, khiến khách du lịch tới mà thất vọng.

16 thg 7, 2022

Tết nhảy của người Dao Tiền

Tết cầu mùa (Tết nhảy) của người Dao tiền ở Mộc Châu, Sơn La được tổ chức vào dịp Tết Nguyên Đán và thường kéo dài từ 2-3 ngày. Người Dao tiền làm Tết nhảy để tạ ơn thần linh và cầu phúc, cầu lộc.

Người Dao tiền treo tranh cúng trước cây mùa màng.

Tết nhảy tuy chỉ được tổ chức trong phạm vi dòng họ nhưng lại có ý nghĩa chung cho cả cộng đồng người sinh sống ở cùng một khu vực. Thông thường các dòng họ người Dao tiền hàng năm sẽ thay nhau tổ chức lễ cầu mùa. Thông thường các nghi lễ thường diễn ra từ 30 Tết. Vào ngày này, cả gia đình trong dòng họ sẽ mang phần đóng góp lễ vật (gạo, rượu, gà...) đến nhà trưởng họ. Tại đây, cùng với bà con hàng xóm họ sẽ tập cùng nhau chuẩn bị đồ lễ và đặc biệt là chung tay làm “cây mùa màng”. Cây mùa màng là cây tre hoặc cây sấu được lựa chọn cẩn thận sao cho thật xanh tốt, sum suê. Người ta sẽ nặn bánh giầy thành những viên nhỏ rồi treo trên cây để tượng trưng cho mùa màng bội thu rồi dựng cây trước bàn thờ dòng họ.

27 thg 5, 2022

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt

Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.

Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.

7 thg 2, 2022

Du xuân trên bản người Dao tại Cao Bằng

Đến với bản làng người Dao tại Cao Bằng dịp đầu xuân, du khách có dịp tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo, hoặc lắng nghe câu hát páo dung của những người dân hiền hậu nơi đây để chúc nhau may mắn, tốt lành.

Xuân mới về trên các bản làng vùng cao với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa mận… Đặc biệt, tại các bản làng của dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng, bà con nô nức chuẩn bị đón năm mới với những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Cứ đến dịp năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, người Dao đỏ tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị cả vật chất, tinh thần đón Tết.

Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu Tết… Mỗi nhà sẽ chọn xem ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng tới làm lễ cúng bái và thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong năm cũ và tiếp tục phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, học hành tiến tới, con cháu ngày một đông vui, hòa thuận.

Dân tộc Dao đỏ tin rằng màu đỏ sẽ mang lại những điều may mắn trong năm mới (Ảnh: Hoàng Điệp)

17 thg 1, 2022

Đám cưới người Dao đỏ ở Tả Phìn

Đám cưới chú rể Lý Láo Tả và cô dâu Phàn Lở Mẩy ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai còn giữ nguyên được các nghi lễ truyền thống của người Dao đỏ, thể hiện sự nhân văn, tinh thần đoàn kết cộng đồng được trao truyền nghìn đời nay.

Theo tục lệ từ xa xưa của người Dao đỏ ở Tả Phìn, được sự đồng ý của hai bên gia đình, lễ hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới một năm. Trong thời gian này, cô dâu chú rể không được đi chơi hay nói chuyện với nhau. Đám cưới cổ truyền của người Dao đỏ trải qua các nghi lễ: dạm hỏi, cưới và lại mặt.

Khoảng tháng 2 âm lịch, nhà trai của chú rể Lý Láo Tả chọn ngày lành sang nhà cô gái Phàn Lở Mẩy để cùng ấn định lễ vật dẫn cưới và ngày giờ tổ chức rồi ghi vào hai bản giấy đỏ gọi là “lộc mệnh”, mỗi bên giữ một bản để làm tin. Lễ dạm hỏi thành công, nhà trai trao cho nhà gái đôi vòng tay bạc đính ước để cha mẹ cô gái đeo cho con. Với đôi vòng bạc trên tay, cô gái đã là người “có nơi có chốn”.

9 thg 1, 2022

Người Dao Thanh Phán ở Bình Liêu

Người Dao Thanh Phán tin rằng sống ở vùng núi cao và mặc trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu sẽ khiến thú dữ tránh đi.


Huyện miền núi Bình Liêu với đồi núi nhấp nhô, cách trung tâm TP Hạ Long, Quảng Ninh hơn 100 km. Đây là nơi thử thách du khách chinh phục các cung đường núi non, "sống lưng khủng long" và các cột mốc biên giới.

Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Vẻ đẹp truyền thống của người Dao Thanh Phán” được nhiếp ảnh gia Lê Cao Hải (còn gọi Hai Le Cao), 37 tuổi, thực hiện trong chuyến khám phá Bình Liêu tháng 11/2021. Anh Hải cho biết để thuận tiện cung đường di chuyển, du khách có thể tham quan vịnh Hạ Long, đảo Quan Lạn hay Cô Tô, sau đó đến Bình Liêu.

30 thg 9, 2021

Lễ cúng Bàn Vương của người Dao ở Hoàng Su Phì

Lễ cúng là dịp người Dao ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) tỏ lòng biết ơn Sư tổ Bàn Vương, người sinh ra 12 tộc họ, đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa.

Truyền truyết người Dao kể rẳng, Bàn Vương vốn là Long Khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lao to lớn giết được Cao Vương (xâm lược nước Bình Vương) nên được vua Bình Vương trọng thưởng và gả công chúa cho. Bàn Vương và công chúa sinh được 6 trai 6 gái, Bình vương ban cho mỗi người một họ, trở thành 12 họ sớm nhất của người Dao. Khi Bình Vương chết, Bàn Vương lên làm vua của người Dao.

Trong những bản làng người Dao ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) còn lưu truyền câu chuyện về cái chết của Bàn Vương như sau: Tuy đã lên làm vua nhưng Bàn Vương vẫn giữ nếp sống giản dị, hay truyền dạy người Dao cách trồng cấy, dệt vải, săn bắn. Một lần vào tháng 2 âm lịch, Bàn Vương lên núi săn bắn, đuổi theo một con sơn dương, chẳng may bị sơn dương húc, ngã vào cây gù hương và mất. Từ đó người Dao làm lễ cúng giỗ Bàn Vương vào tháng hai âm lịch.

Người Dao ở Hoàng Su Phì nổi kèn trống thông báo buổi lề cúng Bàn Vương bắt đầu. Ảnh: Việt Cường/VNP

23 thg 7, 2021

Xóm cổ Hoài Khao ở Cao Bằng

Khung cảnh, nếp sống yên bình của xóm của người Dao Tiền tại thung lũng ruộng bậc thang Hoài Khao, huyện Nguyên Bình như níu chân du khách.


Toàn cảnh thung lũng Hoài Khao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mực nước biển thuộc xã Quang Thành, cách trị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình khoảng 20 km và cách TP Cao Bằng khoảng 60 km.

Bộ ảnh "Bình yên xóm cổ Hoài Khao" dưới đây do hai nhiếp ảnh gia Hà Kim Cương và Nguyễn Sơn Tùng, sống tại Cao Bằng thực hiện vào đầu tháng 7/2021. Hai tác giả cùng có niềm đam mê nhiếp ảnh, quay phim ghi lại cảnh vật và nhịp sống con người vùng cao, giới thiệu du khách những điểm đến hoang sơ, yên bình trên mảnh đất Cao Bằng. Trong đó xóm cổ Hoài Khao, nơi sinh sống của 34 hộ, tất cả là người Dao Tiền mới được hai người khám phá.

14 thg 5, 2021

Món đặc sản từ củ tao của người Dao đỏ Yên Bái

Cây tao, theo cách gọi của đồng bào Dao đỏ Yên Bái là một loại cây mọc tự nhiên ở đồi rừng. Từ nhiều đời nay, củ tao không chỉ được bà con dùng để chưng cất rượu truyền thống mà còn được chế biến thành nhiều món ngon dân dã, độc đáo

Tao chính là cây đao, một loại cây mọc tự nhiên trong rừng có thân giống thân cọ, to bằng cả người ôm. Lá tao giống lá dừa, quả ra từng chùm như cau, phần củ trắng như gạo rất ngọt và mềm. Khi tao khoảng 5 - 7 năm tuổi, thân tao có độ cao từ 2 đến 2,5m mới cho củ to và ngon.

Khi thu hái tao, bà con bóc lấy củ và thường chặt phần gốc sát mặt đất. Và chặt tao cũng phải biết cách chặt sao cho dễ bóc, bởi với thân cây tao xù xì, bẹ cứng nên để chặt lấy được củ tao cũng phải mất thời gian nửa ngày. Khi chặt phải chặt từng bẹ lá từ phía ngoài vào trong cùng để lấy được phần củ tao rất non và mềm.

3 thg 3, 2021

Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La

Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được chuẩn bị từ sớm. Bà con cho rằng thiếu món ăn này là thiếu hương vị Tết.

Từ xa xưa người Dao Tiền đã làm món thịt chua để ăn Tết, nếu ngày Tết thiếu món thịt lợn muối chua thì không có hương vị của năm mới.

Chia sẻ về món thịt lợn muối chua của đồng bào Dao Tiền, bà Bàn Thị Vinh (bản Suối Lìn, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) cho biết, bà được ông bà, bố mẹ truyền lại nên năm nào gia đình cũng chuẩn bị món thịt lợn muối chua từ rất sớm. Tuy là món ăn khá đơn giản được chế biến từ thịt lợn, muối tinh và cơm tẻ nhưng bà con người Dao ở đây đều quan niệm rằng: Trong mâm cơm tiếp khách đến chơi nhà, món thịt chua không chỉ là một ẩm thực độc đáo của người Dao, mà còn tỏ lòng hiếu khách của gia chủ.

Thịt chua sau khi ướp, bảo quản trong chum 6 tháng.