31 thg 1, 2023

Tưng bừng lễ Hội đua ngựa gò Thì Thùng, Phú Yên

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

Sáng nay (30/1), tức mùng 9 tháng Giêng, hàng ngàn người dân và du khách đổ về gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên xem hội đua ngựa gò Thì Thùng.

32 kỵ sỹ cùng 32 ngựa đua tham gia Hội đua ngựa Gò Thì Thùng tranh cúp PTP Xuân Quý Mão 2023. Các kỵ sỹ lần lượt tranh tài ở vòng loại, mỗi vòng 4 ngựa đua, sau đó chọn ra 8 ngựa đua về nhất bước vào thi bán kết với 2 vòng đua, mỗi vòng 4 ngựa đua. 4 ngựa đua ở vị trí nhất và nhì của 2 vòng bán kết sẽ bước vào tranh tài ở trận chung kết để tìm ra kỵ mã ở vị trí nhất, nhì và đồng giải ba.

Người dân xem đua ngựa.

Lên Tây Bắc đầu năm ngắm hoa tớ dày

Cuối tháng 1, hoa tớ dày (đào rừng) nhuộm hồng sườn núi Yên Bái, hoa cải nở vàng chân đồi Sơn La.

Tớ dày là loại cây thân gỗ, mọc nhiều ở một số xã thuộc huyện Mù Cang Chải, Yên Bái như La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Lao Chải, Púng Luông. Đây là hoa rừng, thuộc họ hoa đào, mọc và nở ở độ cao trên 1.000 m. Người H'Mông ở Mù Cang Chải thường gọi là "pằng tớ dày" (hoa đào rừng), là một trong những loài hoa đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, theo Tổng cục Du lịch.

Đào rừng thường nở tháng 12 nhưng năm nay muộn nên hiện mới bắt đầu rực rỡ. "Hoa không rộ, ồ ạt như mọi năm mà chỗ nhiều chỗ ít. Hiện tại, La Pán Tẩn (Yên Bái) là một trong những nơi hoa tớ dày nở đẹp nhất", A Làng, hướng dẫn viên bản địa sống tại La Pán Tẩn, cho hay.

Hoa tớ dày ở La Pán Tẩn.

Sủng Cỏ - bãi biển hoang sơ dưới chân đèo Hải Vân

Sủng Cỏ, nơi phượt thủ gặp nạn hôm mùng 2 Tết, là bãi biển vẫn còn hoang sơ, đường bộ di chuyển không thuận tiện.

Thuộc địa phận thành phố du lịch nổi tiếng Đà Nẵng, nhưng bãi biển Sủng Cỏ (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) chưa được nhiều du khách biết tới.

Theo cổng thông tin du lịch bán đảo Sơn Trà, Sủng Cỏ nằm biệt lập ở hướng bắc của mũi Hải Vân hướng ra biển, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Bãi biển có chiều dài khoảng 300 m, được bao bọc bởi một bên là núi rừng đèo Hải Vân, một bên là vịnh Đà Nẵng. Cũng bởi vì sự biệt lập mà bãi biển này chưa được khai thác du lịch nhiều.

Từ Sủng Cỏ nhìn về Đà Nẵng rất đẹp, đặc biệt vào ban đêm. Những năm 2015-2019, các tour khám phá biển đảo đưa khách ra thường xuyên vào mùa hè. Ngành du lịch Đà Nẵng cũng đã có dự định khai thác tuyến này.

Vẻ hoang sơ của bãi biển.

Xuân về vang tiếng cồng, chiêng ở các bản Mường tại Ninh Bình

Khi những bông đào phai đang đua nhau khoe sắc, cũng là lúc đồng bào dân tộc Mường ở miền núi (huyện Nho Quan, Ninh Bình) tạm gác lại những khó khăn để tận hưởng không khí mùa Xuân. Lúc này, những tiếng cồng, chiêng quen thuộc lại vang lên khắp các bản Mường.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, những tiếng cồng, chiêng kèm theo những làn điệu riêng của đồng bào dân tộc Mường lại vang lên khắp các bản làng ở miền núi huyện Nho Quan (Ninh Bình). Ảnh: Diệu Anh

Đi săn mây ở Ba Khan

Ở Ba Khan, việc săn mây dường như đơn giản và “chắc ăn” hơn rất nhiều so với săn mây trên các đỉnh núi cao. Thậm chí, có lúc chỉ cần mở cửa phòng cũng thấy mây ở rất gần.

Mây bay vờn quanh núi ở Ba Khan. Ảnh: Linh Nguyên

Ba Khan là một xã thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, cách Hà Nội trên dưới 130 km. Ở đây còn khá nguyên sơ để khám phá.

Nghi lễ treo tranh thờ của người Dao vùng cao Tây Bắc

Tranh thờ chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Dao vùng cao Tây Bắc. Tranh thể hiện quan niệm của con người thuở sơ khai về vũ trụ, mối quan hệ giữa con người với vũ trụ, thần linh.

Vượt qua con dốc cheo leo dựng đứng, PV đã có mặt tại xóm Sưng, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình - một bản làng với hơn 70 hộ dân tộc Dao đang cùng chung sống. Đồng thời, tìm đến nhà nghệ nhân Lý Văn Hềnh - một trong những người đang nắm giữ những phong tục, tập quán xã hội đặc sắc của dân tộc Dao vùng cao Hoà Bình.

Lật giở từng tập tài liệu nói về tranh thờ bằng chữ Nôm Dao, ông Hềnh chia sẻ: “Người Dao quan niệm trong những ngày lễ quan trọng như Cấp sắc, Tết nhảy, lễ tang hay đám chay đều không thể thiếu được tranh thờ. Tranh thờ thì không được treo hằng ngày trong nhà, mà chỉ khi tiến hành nghi lễ mới treo lên, sau đó lại cuộn tranh cất đi”.

Tranh thờ được sử dụng trong các nghi lễ của người Dao.

29 thg 1, 2023

Độc đáo làng nói trạng Vĩnh Hoàng, Quảng Trị

Tết Nguyên đán, xã Vĩnh Tú lại tổ chức ngày hội kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng. Với các câu chuyện được phóng tác dí dỏm, hài hước đã mang lại tiếng cười khoái chí cho người nghe.

Ông Trần Hữu Chư vẽ chuyện trạng Vĩnh Hoàng ở tường nhà. Ảnh: CTV.

Làng Vĩnh Hoàng được lập từ khoảng thế kỷ 17-18, nay là thôn Huỳnh Công Tây thuộc xã Vĩnh Tú, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Ông Võ Văn Nồng (trú tại xã Vĩnh Tú) - một nghệ nhân kể chuyện trạng Vĩnh Hoàng cho biết, xưa kia không có máy móc hỗ trợ, người dân ở làng làm nông rất vất vả. Đến giờ giải lao, mọi người nói trạng để tạo niềm vui, vơi bớt mệt nhọc. Dần dần, những câu chuyện trạng trở thành nét đặc sắc, được lưu truyền và phát triển thêm nhiều câu chuyện mới, hợp với thời sự hơn.

Những món ăn Hoa đặc sắc ở Chợ Lớn, TPHCM

Ẩm thực Hoa là thế giới đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc từng dân tộc trong cộng đồng người Hoa sống tại Việt Nam. Đã vậy, qua hàng trăm năm sống ở đây, các món ăn cũng đã có điều chỉnh, gia giảm trong cách chế biến để thích nghi với nguồn nguyên liệu nhiệt đới có sẵn, chiều chuộng khẩu vị của khách khi mở nhà hàng…

Người không phải gốc Hoa nếu không chú ý sẽ không dễ phân biệt món nào của người Quảng, món nào của người Tiều hay của người Hải Nam…

Quảng và Tiều khác nhau trong món giò heo và lạp vịt

Chị Minh Cúc, một người Triều Châu ở quận 11 đang bán món ăn Hoa chế biến sẵn trên mạng và có viết một cuốn sách về ẩm thực cho biết, có những món ăn Hoa na ná giống nhau nhưng cách chế biến và công dụng trong bữa ăn khác hẳn nhau.

Món bánh lọc Mỹ Chánh lên máy bay đi khắp cả nước

Ít ai ngờ rằng, một ngày món bánh lọc làm bằng bột sắn ở Mỹ Chánh lại nổi tiếng, giải quyết việc làm cho nhiều người và lên máy bay đi khắp đó đây.

Thôn Mỹ Chánh ở xã Hải Chánh (huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) được xem là cái nôi của món bánh lọc. Từ lâu, người dân ở đây đã làm bánh, rồi đem ra Quốc lộ 1 bán cho các xe khách Bắc – Nam và người dân địa phương.

Bánh lọc Mỹ Chánh ngon, tiếng lành đồn xa nên người mua nhiều, người bán vì vậy cũng chú tâm vào làm, và lấy đây làm một nghề có thu nhập khi nông nhàn.

Trong trí nhớ của anh Hồ Minh Thạnh (37 tuổi, trú tại thôn Mỹ Chánh), thì từ nhỏ bánh lọc đã quen thuộc. Bánh lọc xuất hiện trong những mâm cỗ ngày rằm, lễ, Tết và là kế sinh nhai nuôi sống cả gia đình anh.

Bánh lọc được làm từ bột sắn, nhân là thịt và tôm. Ảnh: Hưng Thơ.

Những món ăn đậm vị Tết ở huyện miền núi Tiên Yên, Quảng Ninh

Nằm ở cửa ngõ miền Đông của tỉnh Quảng Ninh, Tiên Yên là nơi hội tụ những dòng sông, cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng. Đặc biệt, nơi đây lưu giữ nét văn hóa riêng có của các dân tộc thiểu số, được lưu giữ qua nhiều đời. Trong đó ẩm thực ngày Tết ở Tiên Yên cũng vô cùng đa dạng và độc đáo.

Gà Tiên Yên

Theo công bố của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam, gà Tiên Yên là 1 trong 50 món ăn đặc sản nổi tiếng nhất Việt Nam. Ảnh: Đoàn Hưng

28 thg 1, 2023

Làng nghề khô mè Đà Nẵng - đặc sản bánh quà nổi tiếng Việt Nam

Bên cạnh đòn bánh tét, chiếc bánh chưng xanh, thì trên bàn thờ tổ tiên hay trong món quà Tết, nhiều người dân Đà Nẵng sẽ tìm mua bằng được chiếc bánh khô mè, bánh in, bánh thuẫn…

Bánh khô mè đặc sản Đà Nẵng. Ảnh: Hoàng Vinh

Những thức quà mà nhìn thấy bánh như thấy hương vị Tết. Chẳng những vậy, với người Đà Nẵng, tự hào hơn cả là chiếc bánh khô mè giờ đây không chỉ là món truyền thống của địa phương mà đã là đặc sản bánh quà tặng có tiếng của Việt Nam.

7 đặc sản Phú Yên hấp dẫn, làm say đắm vị giác thực khách

Phong cảnh hữu tình kết hợp sự đa dạng các món ăn đặc sắc của xứ sở “hoa vàng, cỏ xanh” Phú Yên khiến du khách say đắm “quên cả lối về”.

Mắt cá ngừ đại dương

Món mắt cá ngừ đại dương vô cùng nổi tiếng tại Phú Yên, là một trong những món ăn nhất định phải thử nếu bạn có dịp ghé đến vùng đất xinh đẹp này. Món ăn có cách làm vô cùng đơn giản nhưng cho cảm nhận hương vị nồng đượm, thơm ngon, lại rất giàu dưỡng chất nên được nhiều người ưa chuộng.

Mắt cá ngừ sau khi sơ chế được lấy phần cầu mắt bỏ vào một hũ đất nung, nêm nếm thêm vài loại rau củ, gia vị như ớt, táo tàu, kỷ tử… và đun chín. Du khách có thể dễ dàng tìm thấy món ăn từ các nhà hàng cao cấp đến quán ăn bình dân tại Phú Yên. 

Đặc sản Phú Yên được chế biến công phu và đẹp mắt. Ảnh: Palm Beach Hotel

7 món ăn đặc sản Bình Thuận hấp dẫn khó lòng bỏ qua

Du lịch Bình Thuận, du khách không chỉ được hòa mình vào biển xanh, cát trắng, nắng vàng, mà còn được “mê đắm” trong hương vị của nhiều đặc sản ngon nức tiếng nơi đây.

Bánh rế Phan Thiết

Đặc sản bánh rế Phan Thiết được làm từ khoai lang và khoai mì, có mùi thơm đặc trưng, ăn giòn tan trong miệng, cho cảm nhận vị thơm ngon của mỡ hòa quyện cùng sự ngọt béo của bánh, rất được du khách yêu thích.

Để làm ra chiếc bánh rế ngon, đòi hỏi người thợ phải khéo léo, chọn những củ khoai mì hay khoai lang thật tươi, không non cũng không quá già, qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau. 

Bánh rế ở Bình Thuận thường được bán theo bịch, xếp chồng lên nhau. Ảnh: Bình Thuận 86

Ngôi chùa độc đáo có liên quan đến gia tộc Công tử Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa được bà Huỳnh Thị Ngó (còn gọi cô Hai Ngó) hiến tiền, đất xây dựng vào năm 1919, tức cách đây hơn 100 năm. Có thể nói ngôi chùa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ.

Chùa Giác Hoa, mà người dân Bạc Liêu gọi là chùa Cô Hai Ngó, có kiến trúc độc đáo. Ảnh: Nhật Hồ

Chùa Giác Hoa có tuổi đời hơn 100 năm. Khuôn viên chùa được xây dựng nhiều tiểu cảnh rực rỡ sắc màu, đẹp như "chốn thần tiên", gây ấn tượng với khách thập phương.

Làng nguyên thủy của người Mông giữa núi rừng Tây Bắc, Mộc Châu

Ở huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La vẫn còn tồn tại một bản làng nguyên thủy của người Mông với nét đặc trưng không điện, không sóng điện thoại, không cả đường giao thông...

Đường vào làng nguyên thủy Hang Táu thuộc bản Tà Số, xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu đến nay vẫn chỉ là đường đất và đá tổ ong. Để vào tới bản, khách du lịch phải đi bộ hoặc di chuyển bằng xe máy với quãng đường 7km. Ảnh: Trần Trọng.

27 thg 1, 2023

Bánh Tổ nhắc nhớ cội nguồn

Cộng đồng cư dân Hội An nói riêng, cư dân Quảng Nam nói chung từ xưa đến nay có tục lệ dùng bánh Tổ làm lễ vật để thắp hương ông bà tổ tiên trong dịp Tết cổ truyền. Nhiều người vẫn thường nói, đó là thứ bánh để nhắc nhở nhau nhớ về nguồn cội như câu “Chim có tổ, người có tông”.

Chiếc bánh Tổ với cái tên đặc biệt của Hội An. Ảnh: Hoàng Vinh

Tên gọi của bánh Tổ có thể hiểu theo hai nghĩa khi đây là loại bánh được làm giống như một cái tổ/ổ và bánh này dùng để dâng cúng ông bà, tổ tiên trong những ngày trọng đại (Tết Nguyên đán, cúng Ông Táo...).

Bánh ngọt người Chăm An Giang – “độc” từ hương vị đến tên gọi

Người Chăm ở An Giang có nhiều loại bánh ngọt độc đáo từ hương vị cho đến tên gọi.

Đệ nhất độc - lạ

Do những quy định của giáo luật nên người Chăm ở An Giang đã xây dựng cho mình văn hoá ẩm thực rất độc đáo. Nhất là với món bánh ngọt. Bánh ngọt không chỉ là món ăn thường ngày, mà còn như “lễ vật” bắt buộc trong các lễ quan trọng như: cưới, hỏi và những đêm họp mặt gia đình trong tháng “nhịn chay”- Ramadan…

Thánh đường của người Chăm ở huyện An Phú (An Giang). Ảnh: Lục Tùng

Bánh chưng đen – Đặc sản ngày Tết truyền thống ở Hà Giang

Bánh chưng đen là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người Tày ở vùng cao biên giới Hà Giang.

Lên xã Ngọc Đường, Hà Giang những ngày Tết sẽ thấy trên bàn thờ gia tiên của những gia đình người Tày ở đây luôn có loại bánh chưng với lớp gạo nếp màu đen bóng, khi ăn vào miệng cảm nhận hương vị thơm ngon rất đặc trưng. Bánh có màu đen nhánh, hạt nếp dền, tỏa hương thơm phức, không bị nhớt, không bị chảy nước. 

Gạo nếp gói bánh chưng đen Hà Giang có màu đen nhánh, thơm mùi hấp dẫn. Ảnh: Đặc sản Hà Giang

Bảo tàng gốm cổ sông Hương: Không cấm mà khuyến khích chạm vào hiện vật

Điều lạ, là trong khi các bảo tàng khác đều “cấm sờ vào hiện vật” thì ở Bảo tàng Gốm cổ sông Hương, GS Thái Kim Lan lại luôn khuyến khích du khách “hãy chạm vào hiện vật”.

Gần 5.000 hiện vật gốm độc đáo

Có thể nói, Bảo tàng Gốm cổ sông Hương với diện tích 700 m², là nơi duy nhất trên cả nước trưng bày gốm được tìm thấy từ các dòng sông trong không gian địa lý hẹp (tỉnh Thừa Thiên Huế).

Một góc triển lãm “Áo dài xưa triều Nguyễn” tại Lan Viên cố tích. Ảnh: Tường Minh

Trở lại thị trấn Tĩnh Túc hoàng kim thời bao cấp ở Cao Bằng

Thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng từng là nơi có hàng nghìn công nhân làm việc, cuộc sống phồn thịnh, nhộn nhịp nhất ở miền Bắc thời bao cấp.

Dãy nhà được xây dựng từ năm 1976.

Bánh tét mặt trăng Đại An Khê

Từ giữa tháng 11 âm lịch, nhiều hộ dân làm bánh tét mặt trăng Đại An Khê đã ngừng nhận đơn đặt hàng đối với khách sĩ vì làm không kịp để bán.

Nếp thơm đã ngâm với nước lá cho ra màu xanh. Ảnh: Hưng Thơ.

Bánh tét mặt trăng ở làng Đại An Khê (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) từ lâu đã nổi tiếng về độ ngon. Điểm đặc biệt, khi hoàn thành bánh có màu xanh với hình dạng như mặt trăng bị khuyết.

Thành cổ Diên Khánh, Khánh Hòa đã được xây dựng như thế nào?

Trải qua bao biến thiên của lịch sử nhưng dấu ấn kiến trúc Thành cổ Diên Khánh thuộc huyện Diên Khánh còn được lưu giữ hầu như nguyên vẹn. Công trình này do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793).

Thành Diên Khánh do Nguyễn Phúc Ánh xây đắp năm Quý Sửu (1793). Từ thời Gia Long đến cuối thời Pháp thuộc, thành Diên Khánh là nơi đóng cơ quan đầu não của địa phương và nhà Nguyễn.

Thành được đắp đất, chu vi 336 trượng 4 thước, cao 8 thước 5 tấc. Trổ 6 cửa ra vào, xây gạch kiên cố, trên có vọng lâu tứ diện thông phong. Đặc biệt, ngoài thành có hào sâu luôn luôn nước đầy do sông Cái tháo vào.

Ngày xưa, để ra vào trước các cửa thành đều có xây cầu vồng bằng gạch. Chung quanh hào lại có lũy bao bọc và có trại canh gác. Cho nên, thành tuy bằng đất nhưng rất kiên cố, địch muốn công phá không phải dễ dàng.

Thành Diên Khánh ngày nay. Ảnh: Thu Cúc

26 thg 1, 2023

Dấu ấn dòng họ Dương trên đất cù lao

Là gia tộc đến định cư sớm nhất trên vùng đất Bình Thủy (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), dòng họ Dương có những đóng góp không nhỏ cho quá trình hình thành, phát triển của xứ cù lao. Trải qua mấy trăm năm, các thế hệ con cháu họ Dương vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình kiến thiết quê hương.

Dấu ấn tiền nhân

Ông Dương Hồng Hưng (Trưởng tộc họ Dương xã Bình Thủy) kể lại: “Vào cuối thập niên 50 thế kỷ XVIII, từ miền Trung xa xôi, thủy tổ tộc họ Dương xã Bình Thủy là cụ Dương Văn Hóa, đã cùng gia đình dùng thuyền bầu vượt biển vào Nam lánh nạn, tìm cuộc sống mới và đến định cư trên cù lao Năng Gù năm 1763.

Xuất thân là quan viên tri thức, cụ đã lãnh đạo lưu dân khai mở cù lao Năng Gù ngày càng trù phú, ổn định. Ngày 22 tháng Giêng năm 1783, chính quyền phong kiến phê đơn chấp thuận cho cụ Dương Văn Hóa lập Bình Lâm thôn và giữ chức Trùm Tri Thâu trông coi việc thu thuế trên vùng đất mới”.

Với uy tín của mình, cụ Dương Văn Hóa vận động người dân tiến hành xây dựng ngôi đình gần vàm Rạch Chanh để thờ thần Thành Hoàng Bổn Cảnh và lập thiết chế hành chính để quản lý thôn, từ Cái Dầu đến giáp ranh Chắc Cà Đao (nay là thị trấn An Châu, huyện Châu Thành). Cụ mất ngày 22 tháng Giêng năm 1818 (thọ 95 tuổi).

Lễ hội Pôồn Pôông và chuyện tình đẫm nước mắt của đôi trai gái

Sự tích lễ hội Pôồn Pôông

Đến xã Cao Ngọc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) hỏi nghệ nhân Phạm Thị Tắng (SN 1948) ai cũng đều ngỡ ngàng. Cụm từ “nghệ nhân” dường như còn xa lạ với người Mường nơi đây. Mãi đến khi hỏi về lễ hội Pôồn Pôông, họ mới tặc lưỡi rằng, nghệ nhân mà chúng tôi hỏi, người dân gọi là “Máy Tắng”.

Ngồi trong ngôi nhà sàn, nhâm nhi chén nước nấu từ lá cây rừng, bà Tắng bảo, cái tên “Máy Tắng” xuất phát từ lễ hội Pôồn Pôông.

Lễ hội này có từ bao giờ bản thân bà Tắng cũng không biết. Từ khi bà lớn lên đã thấy có nó. Lễ hội được tổ chức hàng năm vào các ngày Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Ba và Rằm tháng Bảy.

Lễ hội Pôồn Pôông được công nhận là văn hóa phi vật thể quốc gia. (Ảnh tư liệu)

25 thg 1, 2023

Những ngọn núi nổi tiếng dãy Thất Sơn

An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam ĐBSCL, giáp với Vương quốc Campuchia, có dãy Thất Sơn hùng vĩ. Không chỉ thế, từng ngọn núi trong dãy Thất Sơn mang những vẻ đẹp huyền ảo và nét đặc trưng riêng, làm khách phương xa lưu luyến mong ngày trở lại.

Toàn cảnh ngọn Thủy Đài Sơn

Là ngọn núi cao nhất trong dãy Thất Sơn (hơn 714m), dài khoảng 7.500m, nằm trên địa bàn xã An Hảo (huyện Tịnh Biên), núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) được xem là “nóc nhà của ĐBSCL”. Tương truyền, do thất trận, bị quân Tây Sơn truy đuổi nên vua Gia Long lên nơi này ẩn náu. Để tránh bị lộ, các quan địa phương ra lệnh cấm người dân địa phương lên núi, từ đó tên núi Cấm được lưu truyền đến hôm nay.

Thơm ngon vị bánh quê

Hằng ngày, chị em bà Nguyễn Thị Binh, ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) tỉ mỉ làm các loại bánh truyền thống để bán cho khách, như bánh dày nếp, bánh xoài, bánh rán... Hương vị bánh dân dã mà thơm ngon.

Bà Nguyễn Thị Binh cho biết, từ khi chị em tôi sinh ra đã thấy mẹ làm các loại bánh quê như bánh dày nếp, bánh xoài, bánh rán để bán ở các chợ. Mẹ tôi là người khéo tay, tỉ mỉ nên các loại bánh bà làm được nhiều người ưa chuộng. Bánh của mẹ tôi làm ra bao nhiêu thường bán hết bấy nhiêu, bởi vậy từ lúc nhỏ chị em chúng tôi đã được mẹ dạy cách làm bánh để phụ giúp bà. Nhờ nghề làm bánh mẹ đã nuôi chị em tôi khôn lớn.

Đều đặn mỗi sáng, bà Nguyễn Thị Binh, ở thôn Cổ Lũy, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) đều mang bánh dày nếp ra chợ bán.

Cuối dòng Vệ Giang

Hôm bữa bạn nhắn, ra Tết về mình chơi, uống ly rượu nhìn sông Vệ xanh như thuở tóc tơ khởi phát từ nguồn Ba Tơ. Ừ, sẽ về để nhìn hoa cúc, ngồng cải vàng óng trong nắng xuân. Một thảm xanh chen vàng dệt trong màu nước hiền lành như nụ cười con gái...

Bữa đó lụt lớn ở Huế, mấy anh em ngồi ngó mưa, đói quá bèn nghĩ cách kể chuyện ăn uống ở làng. Hoàng là người lạc quan, bình thường vẫn là trung tâm của những bay bổng khoáng đạt, nhưng hôm nay bỗng văng ra một câu: “Kiểu này thì giờ nhà anh chắc nước ngập lút hết rồi, không biết ba má ra sao...”. Không khí như trầm lại, mọi thứ trôi dạt như mưa ngoài kia đang gào thét và dòng nước đục bắt đầu bò dần lên...

Quê anh Hoàng ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). Ra trường anh neo đời ở Huế chứ không về Quảng Ngãi. Ngày tôi về thăm quê anh, con nước Vệ Giang mùa thu xanh lá mạ. Sông thản nhiên nhưng lòng người thì u ám. Tôi vào chợ Long Phụng tìm mẹ anh để hỏi nhà. “Ừ, bác đang bán, con về trước...”. Lòng như lá héo, bởi lần này về là để thắp cho anh nén nhang. Hoàng nổi danh là cây tùy bút ở Huế. Anh ra đi trong một đêm gió trở mình.

Một khúc sông Vệ. Ảnh: HỒ NGHĨA PHƯƠNG

24 thg 1, 2023

Tiếng Nghệ với người Nghệ xa quê

Trong lòng mỗi người Nghệ xa quê dường như đều đau đáu một nỗi niềm quê hương xứ sở với bao chuyện xưa. Và khi một người Nghệ xa xứ gặp được đồng hương, họ liền đổi giọng kiểu “Anh người mô đó?” thì mọi khoảng cách lễ nghi được rút ngắn nhanh một cách kỳ diệu.

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh chụp tại Cầu Cấm). Ảnh tư liệu

Tôi nhớ mãi câu chuyện sau: Vào một sẩm tối mùa Đông năm 1981, tôi đang đi bộ ra đến gần đường Đại Cồ Việt trên con đường nay gọi là phố Tạ Quang Bửu, thì nghe một nhóm sinh viên Bách Khoa đi trước đang nói chuyện với nhau về các bạn Nghệ Tĩnh. Nội dung tôi nghe được là: “Công nhận bọn Nghệ Tĩnh chơi với nhau gắn bó thật. Mà buồn cười lắm nha, cái bọn này, cứ đang nói tiếng Bắc với bọn mình bình thường như thế, nhưng bên cạnh xuất hiện một người nói giọng Nghệ là ngay lập tức đổi giọng, nghe không thể tin được í. Cứ như tiếng nước ngoài”. Câu chuyện tôi nghe được trên đường cách nay hơn 40 năm đó cứ ở mãi trong ký ức của tôi, như phần nào làm cho tôi thêm tự hào về sự gắn bó của người Nghệ mình khi xa quê, của tiếng Nghệ khi người miền khác mới nghe, cứ như là ngoại ngữ vậy.

Những món ăn độc đáo từ cá của người Thái ở Nghệ An

Những ngày Tết Nguyên đán, người Thái ở miền Tây xứ Nghệ lại quây quần để chuẩn bị nhiều món ăn hấp dẫn cúng tổ tiên và thết đãi khách, họ hàng, con cháu. Trong đó, phải kể đến là những món ăn từ cá rất bổ dưỡng và cũng rất dân dã.

Người Thái thường chọn nơi gần sông, suối làm nơi cư trú, nên nguồn thức ăn từ thủy sinh đã trở thành thường nhật của người Thái. Nhiều món ăn từ cá được bà con chế biến theo cách riêng, trở thành đặc sản và không thể thiếu được trong những ngày lễ, Tết. Trong đó, phải kể đến là món cá nướng, gỏi cá và mọc cá. Ảnh: Đình Tuân

Nhộn nhịp phiên chợ đặc biệt nơi biên giới Việt - Lào ngày cuối năm

Chợ Nậm Cắn, còn được gọi là chợ Đoàn Kết, nằm gần Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Trước đây, chợ chỉ họp một tháng 2 lần vào các ngày 15 và 30 dương lịch hàng tháng. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam là Nghệ An và Xiêng Khoảng (Lào) đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào các Chủ nhật hàng tuần.

Chợ biên giới Việt - Lào nhộn nhịp những ngày cuối năm Âm lịch.

Chuyện 4 không, 2 có trên "mắt thần" của biển Đà Nẵng

Ngọn hải đăng Tiên Sa (Đà Nẵng) được đặt tên là nơi "4 không, 2 có". Nơi đây không điện, không nước, không sóng điện thoại và không có phụ nữ; chỉ có tình yêu nghề và ngọn đèn biển sáng tỏ từng đêm.


Đà Nẵng những ngày cận Tết, chúng tôi vượt đường núi khúc khuỷu, ngoằn ngòeo quanh bán đảo Sơn Trà để lên thăm những người công nhân bảo vệ ngọn hải đăng Tiên Sa.

Nơi đây có 5 thành viên đang ngày đêm thay phiên nhau trực trạm giữ "mắt biển" luôn sáng, dù là ngày thường hay Tết đến, Xuân về.

Vào Bidoup - Núi Bà tìm thông nghìn năm

Thông trăm tuổi đã khó kiếm nhưng tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có cả thông 1.200 tuổi. Không dễ để chạm được vào cây thông nghìn năm quý giá ấy.

Cây thông 1.200 tuổi ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà - Ảnh: M.V.

Ngày Tết khi đến Đà Lạt, nếu phố xá đông đúc quá, du khách hãy vào Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà để đi tìm những cây thông nghìn năm. Cổng vườn cách trung tâm Đà Lạt khoảng 30km.

Để tìm đến được cây thông ấy phải đến được nơi rất cao gọi là Cổng trời. Nơi đây có hàng trăm loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt có một cây thông hai lá cổ thụ khoảng 1.200 năm tuổi. Theo nhiều nghiên cứu, thông hai lá cổ thụ ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là một trong những loài có bộ gene không biến đổi nhiều so với chính nó từ thời khủng long.

Tháp Nhạn nghìn tuổi ẩn chứa nhiều điều bí ẩn ở Phú Yên

Tháp Nhạn được xây dựng trên sườn phía đông của núi Nhạn ngay trung tâm TP Tuy Hòa (Phú Yên). Đây là di tích kiến trúc đền tháp Champa cổ, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI.

Công trình này được xây dựng ở độ cao 64m so với mặt nước biển. Tháp có hình vuông, mỗi cạnh khoảng 10m, chiều cao 23,5m, tỉ lệ cân đối với 3 phần đế, thân và mái.

Rừng cao su miền Đông mùa thay lá

Đầu năm, rừng cao su thuộc các tỉnh miền Đông Nam bộ vào mùa thay lá, tạo nên những cánh rừng sắc màu, là điểm đến của giới săn ảnh và khách du lịch.


Những ngày này, khắp các vùng đất đỏ miền Đông là những rừng cao su đang vào mùa thay lá. Hình ảnh trên được chụp tại thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Theo người dân, mỗi năm cao su thay lá một lần từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau.

Vị Tết miền Bắc trong món thịt đông

Thịt đông luôn được nhắc nhớ mỗi độ Tết đến bên cạnh những món ăn đã trở thành truyền thống như bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành.

Nhắc về thịt đông, người ta nhớ ngay đến món ăn đặc trưng của mùa đông miền Bắc. Đây là món nguội, gồm chủ yếu thịt chân giò, bì lợn xào cùng mộc nhĩ, nấm hương và tiêu. Nhờ phần collagen ở bì lợn tiết ra mà khi để một thời gian, phần thịt xào đóng lại như rau câu (sương đông), ăn thơm ngon và mát.

Chỉ có cái lạnh của mùa đông đất Bắc mới có thể phù hợp với món ăn này theo cách tự nhiên nhất. Nhiều người cho rằng nguồn gốc thịt đông chính là từ món chân giò hầm vô tình bị đông lại trong cái lạnh của gió bấc cuối đông đầu xuân. Từ đó, nó trở thành một món ngon lạ miệng được truyền từ đời này qua đời khác.

Món thịt đông được trang trí với hoa cà rốt, ăn với tiêu, cơm trắng... Ảnh: Khánh Ly

Tết về bông tràm vàng rực cung đường ven biển

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, cây tràm nở bông vàng bung rực hai bên cung đường ven biển ở tỉnh Bình Thuận khiến ai nấy qua đây không khỏi mê mẩn.

Cây tràm vàng nở bông vàng rực trên cung đường ven biển Hòa Thắng - Hòa Phú, tỉnh Bình Thuận - Ảnh: ĐỨC TRONG

Xuôi theo các cung đường ven biển như Võ Nguyên Giáp ở TP Phan Thiết đến cung Hòa Thắng - Hòa Phú ở huyện Bắc Bình nối Tuy Phong của tỉnh Bình Thuận những ngày này, du khách sẽ bắt gặp màu vàng rực của bông cây tràm đặc hữu nơi đây.

Bí mật 400 năm trong tráp gỗ lim

Suốt 400 năm bảo quản tráp gỗ lim, con cháu dòng họ Nguyễn Văn không biết bên trong đựng vật gì, cho đến ngày đền thờ tổ tiên nhận bằng di tích quốc gia.

Chiều cuối năm, ông Nguyễn Văn Tân, 69 tuổi, người quản lý đền thờ dòng họ Nguyễn Văn Giai ở thôn Ích Mỹ, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà, bưng chiếc tráp gỗ lim dài hơn một mét, rộng và cao gần 40 cm, đưa từ bàn thờ xuống đặt giữa thềm nhà, phủi những lớp bụi bám trên bốn mặt gỗ. Hiện ai cũng biết vật quý đựng gì, song hàng trăm năm trước là một bí ẩn, gây tò mò cho nhiều thế hệ con cháu.

Ông Tân là hậu duệ đời thứ 12 của Nguyễn Văn Giai (1555-1628) - tể tướng thời nhà Lê. Là bậc khai quốc công thần, nổi tiếng chính trực, có công bình định nhà Mạc, thời làm quan ông Nguyễn Văn Giai được vua ban cho hàng trăm đạo sắc phong cùng nhiều cổ vật quý để ghi nhận công lao. Trải qua thời gian, các vật quý bị hư hỏng và thất lạc, thứ giá trị nhất sót lại là chiếc tráp gỗ lim khóa chặt.

Ông Tên bên tráp gỗ lim đựng sắc phong quý hiếm. Ảnh: Đức Hùng

20 thg 1, 2023

Về vùng đất khoa bảng Cổ Định xưa

Cổ Định xưa, thị trấn Nưa (Triệu Sơn) ngày nay là vùng đất cổ có cư dân sinh sống từ thời Hùng Vương. Ở nơi này, bất kể đứa trẻ nào sinh ra cũng được nghe tiếng ru: “Ai vô Thanh Hóa tỉnh Thanh. Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”, nhớ lời kêu gọi của Tán tương quân vụ Lê Ngọc Toản trong Hịch Cần Vương: “Sông Lãng, núi Na xung khí uất/ Tĩnh Gia, Nông Cống rược căm thù”. Truyền thống ấy đã nhắc nhở mỗi người dân về tinh thần yêu nước, lòng hiếu học và ý chí vươn lên.

Kiến trúc độc đảo thời Lê - Nguyễn của Nghè Giáp (thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn).

Hoàng Bật Đạt và khởi nghĩa Ba Đình

“Chí cứu muôn dân nên phục Việt/ Thân thà có chết chẳng hàng Tây”, câu nói ấy đã thể hiện đầy đủ chí khí của thủ lĩnh Hoàng Bật Đạt, người con của làng Bộ Đầu, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc).

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nhà thờ Hoàng Bật Đạt, thôn Bộ Đầu, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc). Ảnh: CHI ANH

Năm Tự Đức thứ 21 (1868), Hoàng Bật Đạt (1827 - 1887) đỗ cử nhân, được bổ nhiệm làm Giáo thụ huyện Phong Doanh (nay là huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định). Sau, ông được cử làm tri huyện Lang Tài (nay là huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh).

Đình Miễu Nhị ở xã Liên Lộc

Nằm cách TP Thanh Hóa gần 30 km, làng Miễu Nhị xưa kia thuộc tổng Liên Cừ, huyện Phong Lộc, phủ Hà Trung (nay thuộc xã Liên Lộc, huyện Hậu Lộc). Là vùng đất cổ nằm giữa những nền văn hóa khảo cổ lớn của thời đại đá mới như di chỉ Gò Trũng, xã Tuy Lộc và nền văn hóa đồng thau - văn hóa Hoa Lộc đặc sắc, Liên Lộc ngày nay vẫn còn giữ được những nét đẹp riêng có.

Nét cổ kính của đình Miễu Nhị, xã Liên Lộc (Hậu Lộc).

Đến miền Tây hòa mình vào những điệu xòe Thái

Đến miền Tây xứ Thanh trong hành trình khám phá vẻ đẹp của những miền đất xa xôi, tại những bản làng người Thái, một trong những trải nghiệm hẳn không thể bỏ qua đó là hòa mình vào những vòng xòe độc đáo, lắng nghe những thanh âm trong trẻo của đất trời và kết nối lòng người trong những cái nắm tay thắm tình đoàn kết.

Hơn 200 người tham gia màn đồng diễn vũ điệu kết đoàn, múa xòe dân tộc Thái tại Ngày hội văn hóa Pù Luông 2022.

Xòe Thái là một loại hình sinh hoạt văn hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái ở khu vực miền núi Thanh Hóa. Từ bao đời nay, xòe Thái gắn bó mật thiết với phong tục, tập quán, nghi lễ, lễ hội cũng như đời sống văn hóa, văn nghệ của người dân. Ngày nay, xòe Thái không chỉ là sợi dây kết nối cộng đồng mà còn là trải nghiệm văn hóa đặc sắc đối với khách du lịch khi về với bản làng vùng cao xứ Thanh.

19 thg 1, 2023

Người nối nghiệp quán phở Bắc nức tiếng ở TP.HCM

Anh Trần Văn Phụng, chủ nhân mới của phở Cao Vân, hy vọng gìn giữ hương vị và danh tiếng món phở mà ba mình xây dựng suốt hơn 70 năm qua.

Quán phở Cao Vân (đường Mạc Đĩnh Chi, quận 1, TP.HCM) được ông Trần Văn Phồn mở từ năm 1947, đến nay có lịch sử hơn 70 năm và được không ít thực khách Sài thành yêu thích. Sau khi ông Phồn qua đời cách đây hơn 2 tháng, việc kinh doanh được con trai út của ông là anh Trần Văn Phụng (39 tuổi) tiếp quản.

Đứng cạnh nồi nước dùng sôi nghi ngút cả ngày, trán lấm tấm mồ hôi nhưng anh vui khi nhìn thấy nét hài lòng trên gương mặt thực khách tới quán.

Con trai út Trần Văn Phụng là người tiếp quản quán phở Cao Vân sau khi ông Trần Văn Phồn qua đời.

Quán phở Bắc gần một thế kỷ đun củi 'lấy công làm lời' ở Sài Gòn

'Trong các món ăn ‘quân tử vị’. Phở là quà đáng quý trên đời. Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi. Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ', thơ cụ Tú Mỡ viết năm 1934. Một cụ ông đã ngoài 90 tuổi, tên Phồn, đã giành hơn nửa thế kỷ chỉ để đun củi nấu phở

Dù xuất phát từ miền Bắc, nhưng phở lại được người Sài Gòn rất ưa chuộng. Quán phở Cao Vân trên đường Mạc Đĩnh Chi (quận 1, TP.HCM) là một trong những địa điểm được thực khách Sài Gòn lựa chọn mỗi khi nói đến “phở Bắc ngon”.

Chủ quán phở là một cụ ông đã ngoài 90 tuổi, tên Phồn, lúc nào cũng ngồi trên một cái bục cao bên góc trái, phía trong cùng của quán, trước mặt ông là một cái hộc gỗ… đựng tiền.

Chúng tôi ghé quán phở vào lúc 7 giờ sáng, còn sớm nhưng thấy đã có gần chục người ngồi ăn phở bên trong. Ngộ cái là người ta ăn trong lặng yên, trật tự một cách “nghệ thuật”, ai cũng nói năng nhỏ nhẹ và thanh nhã, khác hẳn cái không khí náo nhiệt thường thấy ở các quán ăn Sài Gòn.

Những ngày giáp Tết ở “thủ phủ” mật mía Thạch Thành

Những ngày gần Tết Nguyên đán là thời điểm người dân huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) tất bật với nghề truyền thống làm mật mía phục vụ khách hàng dịp năm mới.

Những ngày này, các lò nấu mật mía tại khu phố Lâm Thành, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành đang hoạt động hết công suất để cho ra những mẻ mật đạt chất lượng, phục vụ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Làng nghề bánh đa hơn 100 tuổi vào vụ Tết

Làng nghề làm bánh đa truyền thống Đắc Châu (Tân Châu, Thiệu Hóa) đã có hơn 100 năm. Đến nay, toàn xã có khoảng 200 hộ làm bánh đa, bánh đa nem. Càng gần Tết Nguyên đán, không khí làm bánh đa lại càng nhộn nhịp, hối hả, ai cũng mong chờ vào vụ sản xuất chính của năm này.

Đến làng Đắc Châu, từ bờ đê sông Chu đến các ngõ ngách, bờ ao... không khó để bắt gặp hình ảnh người dân phơi bánh đa.

Về thăm làng Đắc Châu, xã Tân Châu, huyện Thiệu Hóa những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, đâu đâu cũng thấy không khí hối hả của những người thợ tráng bánh đa kịp bán ra thị trường. Là vụ sản xuất chính trong năm, nên người dân ở làng nghề bánh đa Đắc Châu hoạt động hết công suất, có những hộ dân mỗi ngày tráng hơn 1.000 bánh vẫn không đủ hàng bán.

Làng nghề đúc đồng hàng trăm năm tuổi nhộn nhịp cận Tết

Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết làng đúc đồng Trà Đông lại nhộn nhịp hơn thường ngày. Để cung ứng ra thị trường số lượng lớn đồ lưu niệm, đồ thờ, nhiều cơ sở đức đồng phải thức xuyên đêm đỏ lửa.

Cách trung tâm TP Thanh Hóa khoảng 12km về phía Tây, làng Trà Đông, xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa là một vùng đất giàu truyền thống với nghề đúc đồng nổi tiếng. Vào dịp này, những người thợ tại đây đang làm việc liên tục để hoàn tất đơn hàng cho dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Có một miền hoa lê trên núi xa

Mùa xuân vùng cao đẹp như một thiên đường với những tấm thảm mềm mại của các loài hoa. Nào là sắc hồng đỏ của hoa đào, trắng của hoa mận, vàng óng của hoa cải. Và khi những cơn mưa xuân vừa dứt, nắng ấm dần lên, hoa đào, hoa mận rời cành để lại những chùm quả nhỏ xíu chờ ngày dâng quả chín cho đời, cũng là lúc miền sơn cước hữu tình quyến rũ tuyệt vời bởi màu hoa lê tinh khiết phủ khắp núi rừng. Đó là sự tiếp nối, níu kéo thêm không khí, hương sắc của những ngày đầu xuân.

Lê được người dân vùng cao trồng trên rừng, lưng chừng đồi, ven đường, trước cổng làng hay ngay cạnh nhà dân.

Mường Xia mây trắng

Hôm ấy dân bản nhìn thấy mây trắng vờn mây hồng cuồn cuộn bay lên, hòa quện vào nhau trên đỉnh Pha Dùa cùng lời ca: “Y đu năm ne, nọng ơi! Chài hặc ơi”. Họ nghĩ, đó là lời thì thầm của đôi trai gái yêu nhau, rồi kể mãi cho con cháu đời sau nghe về câu chuyện tình Pha Dùa vấn vương.

Không gian Lễ hội Mường Xia.

Bình Định: Khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng

Trong không khí hân hoan, phấn khởi chào đón xuân Quý Mão 2023, chào mừng Kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/02/1930 - 3/02/2023), sáng 16/1 tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng.

Đền thờ Đại Tư đồ Võ Văn Dũng tại xã Tây Phú, huyện Tây Sơn.

Hà Nam: Khánh thành Lăng Thánh mẫu Đoài Ngọc Phu Nhân Trung Đẳng Thần

Tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt xuất hiện từ lâu, là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của biết bao thế hệ. Tín ngưỡng lấy việc tôn thờ Mẫu (Mẹ) làm thần tượng với các quyền năng sinh sôi, bảo trợ và che chở cho con người. Năm 2016, di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tại 21 tỉnh đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày nay, tín ngưỡng này vẫn được nhân dân các nơi trên cả nước lưu truyền và thờ phụng từ đời này qua đời khác.

Lễ khánh thành Lăng Thánh mẫu.

16 thg 1, 2023

Có một khu rừng nhỏ giữa lòng đô thị Buôn Ma Thuột

Nằm giữa trung tâm TP. Buôn Ma Thuột, đã từ lâu, khuôn viên biệt điện Bảo Đại không chỉ được biết đến là một điểm tham quan không thể thiếu trong hành trình du lịch tại Đắk Lắk, mà còn là một khu rừng thu nhỏ với đa dạng các loại cây, tô điểm thêm sắc xanh và tạo không khí trong lành giữa lòng thành phố cao nguyên đầy nắng, gió…

Di tích lịch sử Biệt Điện Bảo Đại và Bảo tàng Đắk Lắk có diện tích khoảng 7 ha được bao bọc bởi rừng cây xanh.

Thủ phủ hoa cúc miền Trung ngày cận Tết

Những ngày cuối năm, nhiều người đến thủ phủ hoa cúc Nghĩa Hiệp mua hoa, đưa đi khắp nơi bán dịp Tết và tham quan chụp ảnh.


Xã Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa có truyền thống trồng hoa Tết 50 năm, trong đó nổi bật nhất là hoa cúc. Đây chính là vùng trồng hoa cúc lớn nhất miền Trung dựa trên số lượng hộ trồng hoa và sản lượng.

Năm nay, làng có 500 hộ trồng hoa, sản lượng hoa cúc đạt 150.000 đến 300.000 chậu. Những ngày này, hoa cúc đã nở vàng, hầu hết được thương lái đặt mua số lượng lớn để bán trong tỉnh và chở đi các địa phương trong cả nước.

Đền Cửa Tây

Đền Cửa Tây nằm ở phía tây Thành cổ Lạng Sơn, nay là đường Trần Hưng Đạo (quốc lộ 1A cũ Lạng Sơn – Hà Nội), phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.


Đền có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, thờ Trần Hưng Đạo và các vị Thánh Mẫu. Kiến trúc của đền gồm 2 tòa nhà: Tòa thứ nhất là điện thờ Mẫu, toà thứ 2 kiến trúc theo kiểu chữ Đinh thờ Đức Thánh Trần và các gia tướng: Phạm Ngũ Lão, Dã Tượng, Yết Kiêu cùng các Hoàng Tử và Công chúa. Đây là một trong những đền thờ vọng Đức Thánh Trần ở Lạng Sơn.